Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nỗi lo đối với thai ngoài tử cung https://meyeucon.org/17245/noi-lo-doi-voi-thai-ngoai-tu-cung/ https://meyeucon.org/17245/noi-lo-doi-voi-thai-ngoai-tu-cung/#respond Fri, 27 May 2011 11:25:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=17245 Hiện tượng thai ngoài tử cung (hay còn gọi là thai lạc vị) xảy ra khi tế bào trứng đã được thụ tinh làm tổ và bám vào một nơi bên ngoài khoang tử cung thay vì phải nằm bên trong để được nuôi dưỡng và phát triển thành một thai nhi bình thường. Hầu hết các phụ nữ gặp phải hiện tượng này đều phải làm phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc tiêu thai.

Quá trình thụ thai diễn ra bình thường cho đến khi phôi thai lớn thêm phình ra và làm vỡ các mô lẫn tổ chức xung quanh, gây đau bụng và ra máu. Tình trạng này thường xảy đến vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Lúc này, vòi trứng không thể phình thêm để chứa phôi thai được nữa buộc hoặc nó tự động đào thải hoặc gây tổn thương cho vòi trứng và tính mạng thai phụ.

Thai ngoài tử cung có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu thai bị vỡ ra gây xuất huyết nội.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tế bào trứng bám vào một trong hai bên buồng trứng, cổ tử cung hay một cơ quan khác bên trong vùng chậu. Thai ngoài tử cung thường không sống được và trong đa số trường hợp, phôi sẽ không phát triển và tự động bị sẩy.

Các biểu hiện và triệu chứng thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là:

  • Trễ kinh (biểu hiện có thai)
  • Chảy máu âm đạo
  • Thử thai dương tính
  • Đau vùng bụng dưới
  • Ngất xỉu, choáng váng

Ban đầu, thai ngoài tử cung phát triển như thai bình thường, cũng xuất hiện những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, đau ngực. Tuy nhiên, một vài phụ nữ không gặp triệu chứng này nên họ không hề biết mình đang mang thai. Xuất huyết âm đạo có thể dao động từ dịch màu nâu nhạt cho đến dạng như kinh nguyệt thông thường.

Hãy lưu ý nếu bạn đang có thai nhưng luôn tồn tại cảm giác đau nhói âm ỉ ở một bên bụng dưới, hoặc nếu bị đau thắt đột ngột thì nên đi khám ngay. Điều này rất quan trọng vì thai ngoài tử cung có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu thai bị vỡ ra gây xuất huyết nội.

Vì sao hiện tượng thai ngoài tử cung lại xảy ra?

Ở những trường hợp mang thai bình thường, trứng sẽ được thụ tinh trong vòi trứng Fallope, sau đó được đưa vào trong tử cung và kết dính ở đó. Đây được gọi là quá trình làm tổ. Sự di chuyển này được thực hiện nhờ các tua nhỏ bên trong vòi Fallope giúp đẩy trứng đã thụ tinh đi. Với trường hợp có thai ngoài tử cung là do thai phụ có những bất thường hoặc sự tổn thương các tua nhỏ bên trong bòi Fallope khiến khi trứng được thụ tinh, không được hỗ trợ tốt nên không đi vào đến tổ của mình chính là tử cung mà “ở lại” vòi trứng.

Nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung, cần tiến hành nội soi để khẳng định chắc chắn

Nguy cơ làm tăng khả năng thai ngoài tử cung

– Đã từng phẫu thuật hay sưng viêm vòi Fallope (bệnh viêm vùng chậu). Do thành vòi Fallope rất mỏng manh nên viêm nhiễm hay tổn thương có thể khiến cho các tua chuyển động bất thường, dẫn đến việc tế bào trứng đã thụ tinh làm tổ ở sai vị trí.

– Đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung trước đây thì khả năng lặp lại hiện tượng này ở cả hai vòi trứng đều tăng lên.

– Có thai khi đang đặt vòng tránh thai hoặc dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestogen.

– Có thai nhờ phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm. Khi sử dụng phương pháp này để trị vô sinh, một hay nhiều trứng được đưa vào trong tử cung. Tuy đã được cấy vào bên trong tử cung, trứng vẫn có thể bám vào sai chỗ ở bên ngoài.

Tuy vậy, rất nhiều phụ nữ không mang các nguy cơ này vẫn có thể bị thai ngoài tử cung.

Chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng cách nào?

– Xét nghiệm có thai bằng cách thử nước tiểu có thể ít nhiều thiếu chính xác. Nếu có nghi ngờ có thể xét nghiệm máu để chẩn đoán, cách này luôn chính xác đối với việc kiểm tra thai ngoài tử cung

– Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, tử cung thường sẽ nhỏ hơn dự kiến so với số tuần của thai kỳ tính từ kỳ kinh cuối của thai phụ, và có thể kiểm tra bằng siêu âm bên trong khung chậu, lúc này bác sĩ có thể cảm thấy một chỗ sưng phù lên, đó chính là dấu hiệu có sự tồn tại của một thai lạc vị.

– Siêu âm sẽ giúp bác sĩ phân biệt giữa các khả năng sẩy thai, thai ngoài tử cung hay thai phát triển bình thường trong tử cung.

– Những xét nghiệm khác tùy thuộc vào triệu chứng của thai phụ, kết quả siêu âm và lượng hormone thai nghén (HCG) trong máu. Thông thường bạn nên đợi sau 48 giờ để đo lại mức HCG nếu chưa thực sự tin vào kết quả ban đầu.

Cách điều trị thai ngoài tử cung

– Nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành nội soi để khẳng định chắc chắn.

– Nội soi được tiến hành thông qua một vết cắt nhỏ trên thành bụng. Thông thường thai ngoài tử cung sẽ được cắt bỏ theo cách này.

– Ống dẫn trứng Fallope xảy ra hiện tượng thai ngoài tử cung thường sẽ bị cắt bỏ luôn vào lúc đó (tuy không phải trong mọi trường hợp). Tuy nhiên, đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật và phôi thai sẽ được loại bỏ thông qua một vết cắt lớn hơn phía trên vùng mu. Người ta thường chọn cách này nếu có trục trặc kỹ thuật xảy ra trong quá trình nội soi, hoặc nếu khó kiểm soát được xuất huyết nội trong khoang bụng.

– Một cách điều trị thay thế phẫu thuật là loại thuốc có tên gọi Methotrexate (Maxtrex), có tác dụng giảm sự phát triển tế bào trong phôi thai ngoài tử cung (công dụng bất hợp pháp). Nhờ vậy, phôi thai sẽ teo lại và cuối cùng biến mất. Mặt tốt khi sử dụng Methotrexate là không cần phẫu thuật, tuy nhiên tỉ lệ thành công kém hơn. Đôi khi cần áp dụng cả 2 cách phẫu thuật và uống thuốc.

– Một giải pháp nữa là phải cắt bỏ vòi trứng để không gây nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Có khá nhiều thai phụ buộc phải cắt bỏ 2 bên vòi trứng, như thế việc thụ thai sẽ không thể diễn ra được nữa. Một số người nếu vòi trứng không quá tổn thương nghiêm trọng sẽ được phẫu thuật nối lại vòi trứng, lúc này cơ hội mang thai sẽ được tăng lên.

Khả năng có thai trong tương lai

Khả năng có thai trong tương lai phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt vào việc vòi trứng Fallope còn lại có bình thường hay không. Nếu cắt 1 vòi thì xác suất thụ thai chỉ còn 50% nhưng còn tùy thuộc vào thể trạng và việc loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn khác nữa.

Thông thường, sau một lần có thai ngoài tử cung, 20% số phụ nữ sẽ lặp lại hiện tượng này, 30% sẽ không có thai lần nữa và 50% sẽ mang thai bình thường bên trong tử cung. Do đó thai phụ sau sự cố thai lạc vị nên nghỉ ngơi khoảng 3-6 tháng để ổn định sức khỏe trước khi sẵn sàng mang thai trở lại.

]]>
https://meyeucon.org/17245/noi-lo-doi-voi-thai-ngoai-tu-cung/feed/ 0
Liệu có mang thai ngoài tử cung do chồng thường xuất tinh nông? https://meyeucon.org/15617/lieu-co-mang-thai-ngoai-tu-cung-do-chong-thuong-xuat-tinh-nong/ https://meyeucon.org/15617/lieu-co-mang-thai-ngoai-tu-cung-do-chong-thuong-xuat-tinh-nong/#respond Thu, 13 Jan 2011 22:16:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=15617 Hỏi: Thân gửi các chị trong ban biên tập. Em mong các chị sẽ tư vấn cho em về chuyện này. Chúng em cũng không vội có em bé nên mỗi lần “giao ban” anh xã nhà em không cố gắng đưa “quân” vào thật sâu bên trong em. Vợ chồng em đã không nén nổi niềm vui khi em trễ kinh 3 tuần và thử que thấy hai vạch. Thế nhưng khi đi siêu âm thì bác sĩ bảo không thấy thai trong tử cung và hẹn 1 tuần sau khám lại. Có khi nào em bị thai ngoài tử cung không ạ? Em không cảm thấy đau nhức hay mệt mỏi gì. Em đang hoang mang quá. Mong các chị tư vấn giúp em và cho em hỏi những dấu hiệu để sớm nhận biết mang thai ngoài tử cung. Em xin cám ơn!

Trả lời: Chửa ngoài tử cung, là hiện tượng thai không làm tổ và phát triển ở tử cung, khi test bằng nước tiểu, dùng que thử thai, vẫn báo có thai.

Vị trí thai làm tổ ngoài tử cung có thể là ở vòi trứng, bám trên buồng trứng, hoặc nằm trong ổ bụng, vị trí thai nằm giữa buồng trứng và tử cung là khó phát hiện nhất.

Thông thường, khi có thai ngoài tử cung, nếu không đi xét nghiệm, siêu âm, sẽ khó biết được, chỉ khi thai to, gây vỡ những mạch máu nơi thai cư trú, làm tổ, sẽ gây xuất huyết, gây đau đớn.

Một số nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung là do người mẹ có một quá trình viêm nhiễm lâu dài, viêm nhiễm “ăn” lên vòi trứng, gây tắc nghẽn vòi trứng, khiến trứng sau khi được thụ tinh, không di chuyển xuống được tử cung, có thể nằm lại ở vòi trứng, hoặc rơi ra ngoài, ở những vị trí ngoài tử cung như đã kể trên.

Chửa ngoài tử cung không phụ thuộc vào việc “thả quân” bên ngoài hay bên trong, bởi nếu tinh trùng bằng cách nào đó gặp được trứng, thụ thai, vẫn phải di chuyển xuống tử cung như lẽ thường, những trường hợp chửa ngoài tử cung được coi là bất thường.

Lời khuyên cho tất cả các thai phụ, khi có dấu hiệu chậm kinh, cần có biện pháp thử, hoặc xét nghiệm nước tiểu, để chắc chắn mình đã có thai. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, cần đi siêu âm mỗi tháng một lần, ghi lại tất cả cách triệu chứng được coi là bất thường, để phối hợp cùng với bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán sự phát triển của thai nhi, cũng như độ an toàn, sức khỏe của cả mẹ và con.

Trường hợp của bạn, có thể nghi là chửa ngoài tử cung, cũng có thể que thử thai báo sai kết quả. Để chắc chắn, bạn cần đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu, cũng như siêu âm theo chỉ định của bác sĩ, để có kết luận chính xác nhất.

]]>
https://meyeucon.org/15617/lieu-co-mang-thai-ngoai-tu-cung-do-chong-thuong-xuat-tinh-nong/feed/ 0
Mang thai ngoài tử cung – dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị https://meyeucon.org/15560/mang-thai-ngoai-tu-cung-dau-hieu-phong-ngua-va-dieu-tri/ https://meyeucon.org/15560/mang-thai-ngoai-tu-cung-dau-hieu-phong-ngua-va-dieu-tri/#comments Wed, 12 Jan 2011 14:44:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=15560 Mang thai ngoài tử cung xuất hiện với tỷ lệ từ 1-2% trong tổng số những trường hợp mang thai. Riêng tại Bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ này hơn 2,5%. Tình trạng mang thai ngoài tử cung ngày càng gia tăng, có lẽ do tình trạng viêm nhiễm sinh dục, nạo phá thai ngày càng nhiều. Thống kê tại Mỹ cho thấy tỷ lệ này ở thập kỷ 80 đã tăng gấp 5 lần so với thập kỷ 70.

Mang thai ngoài tử cung là gì? Tại sao bị mang thai ngoài tử cung?

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai bên, gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với tinh trùng của người nam) sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung (gọi tắt là mang thai ngoài tử cung).

Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.

Một số trường hợp viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra mang thai ngoài tử cung. Viêm nhiễm sinh dục thường dễ xuất hiện và phát triển âm thầm sau nạo phá thai và gây ra biến chứng này. Vòi trứng cũng có thể bị tắc hay hẹp do bẩm sinh, hoặc do một can thiệp trước đó trên vòi trứng. Những lần mổ ở vùng bụng cũng có thể gây viêm dính (bên trong hay bên ngoài vòi trứng) và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng (vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc…).

Diễn tiến của mang thai ngoài tử cung

Khối thai phát triển bên ngoài tử cung sẽ theo nhiều diễn tiến khác nhau. Nếu khối thai nằm bên trong vòi trứng, khi thai phát triển sẽ làm vòi trứng bị giãn to dần và căng phồng (gây đau thường xuyên vùng bụng dưới) và có thể bị rạn nứt (gây chảy máu ít, âm ỉ trong bụng). Khối thai có thể bị vỡ ra khi vượt quá khả năng căng dãn của vòi trứng, khi đó sẽ làm chảy máu nhiều trong ổ bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu để cầm máu. Ở một số trường hợp khác, khối thai sẽ bị tống xuất qua vòi trứng vào trong ổ bụng, tạo nên một khối bên trong ổ bụng gây chảy máu muộn sau đó (gọi là huyết tụ thành nang). Hiếm hơn, khối thai sẽ tự tiêu biến đi sau một thời gian.

Làm cách nào để phát hiện mang thai ngoài tử cung?

Các dấu hiệu thực thể:

Trễ kinh, đau bụng và chảy máu âm đạo là 3 dấu hiệu thường gặp nhất ở người phụ nữ có tình trạng mang thai ngoài tử cung.

– Bệnh nhân có dấu hiệu trễ kinh, thử nước tiểu cho thấy dấu hiệu có thai, thậm chí có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.

– Chảy máu âm đạo xuất hiện muộn hơn, thường là lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì), làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh và đến bệnh viện để điều trị tình trạng rong kinh này.

Đau bụng, thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, đau có thể giảm tạm thời với các thuốc giảm đau nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết thời gian tác dụng. Hiếm hơn, có người có cảm giác đau vùng vai, do có hiện tượng tích tụ dịch hay máu trong ổ bụng, gây phản xạ trên thần kinh vùng bụng và gây ra đau vai.

Chú ý: Khi có tình trạng vỡ vòi trứng, sẽ có cơn đau dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả người hay ngất xỉu. Tình trạng này sẽ càng ngày càng trầm trọng do máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được, có thể dẫn tới tử vong.

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ khám được tình trạng đau vùng bụng dưới, có khi sờ được khối đau hay khắp bụng có phản ứng căng cứng (khi có chảy máu nhiều trong bụng).

Các dấu hiệu trên xét nghiệm:

Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu sẽ cho kết quả là có thai.

Siêu âm vùng bụng sẽ thấy có khối bên cạnh tử cung nhưng không thấy thai trong lòng tử cung dù xét nghiệm máu (hay nước tiểu) cho kết quả có thai. Tuy nhiên, siêu âm có thể thấy tình trạng chảy máu trong ổ bụng.

Có khi bệnh nhân được đề nghị làm thủ thuật chọc dò ổ bụng qua ngã bụng hoặc qua ngã âm đạo để kiểm tra xem có tình trạng chảy máu trong ổ bụng hay không.

Có thể lầm mang thai ngoài tử cung với bệnh lý gì?

Mang thai ngoài tử cung có thể lầm với những trường hợp bệnh lý sau đây:

– Rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt: đây là trường hợp thường gặp nhất

– Có thai giai đoạn sớm: cũng có thể bị ra máu và đau ít hay trằn nặng vùng bụng dưới. Có thai ở giai đoạn quá sớm khi siêu âm cũng sẽ không thấy được túi thai trong lòng tử cung, tương tự như hình ảnh siêu âm của mang thai ngoài tử cung.

– Đe dọa sảy thai: cũng có tình trạng đau bụng và chảy máu âm đạo.

– Thai hư (thai lưu) ở giai đoạn sớm sẽ có tình trạng ra máu dây dưa kéo dài, khi sắp bị sảy tự nhiên cũng có đau bụng.

– Bệnh lý của các cơ quan khác trong ổ bụng (tùy thuộc vị trí mang thai ngoài tử cung bám vào hoặc gây đau).

Hậu quả của mang thai ngoài tử cung đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ

Hậu quả tức thì: khối thai ngoài tử cung khi vỡ, có thể gây chảy máu ồ ạt trong bụng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể bị mất máu nhiều, choáng và tử vong.

Hậu quả về sau:

– Khả năng tiếp tục có thai ngoài tử cung lại ở những lần có thai sau

– Khả năng bị vô sinh hoặc khó có thai (nếu cả hai vòi trứng đã từng bị thai ngoài tử cung bám hoặc đã bị phẫu thuật cắt bỏ)

Nguyên tắc điều trị mang thai ngoài tử cung

Khối thai nằm ngoài tử cung sẽ khó có thể phát triển thành thai bình thường, đủ ngày đủ tháng được vì không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phát triển. Khối thai sẽ vỡ ra và chảy máu, thời điểm sớm hay muộn tùy thuộc vào vị trí của khối thai. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải làm sao lấy đi khối thai, hoặc làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi.

Ngoài ra, còn phải tùy theo tình trạng mất máu của người bệnh để có những xử trí cấp cứu kịp thời và đúng cách (như truyền máu).

Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hay mổ qua nội soi. Phẫu thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này sẽ thực hiện các thao tác để lấy khối thai. Phẫu thuật nội soi cần nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang bị, nhân sự, nhưng có lợi cho bệnh nhân nhiều hơn vì sẽ ít gây dính vùng bụng sau mổ hơn là mổ bụng hở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể tiến hành mổ nội soi được thì buộc phải mổ hở. Điều trị phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc): dùng một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.

Chất hiện đang được dùng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic (là thành phần quan trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào, giúp tế bào sinh sôi và phát triển). Methotrexate cũng là một trong những thuốc được dùng để điều trị ung thư. Tại Mỹ, thuốc đã được dùng từ những năm 1950 trong điều trị ung thư, và từ những năm 1980 trong điều trị thai ngoài tử cung.

Có nhiều cách dùng thuốc: chích thuốc vào bắp cơ một lần duy nhất, hoặc nhiều lần, hoặc chích thẳng vào khối thai. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm da, ảnh hưởng gan, tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thai ngoài tử cung, do liều dùng thấp, nên hầu như các tác dụng này không đáng ngại (thông thường, với một liều chích vào mạch máu, sau 24 giờ, 90% thuốc đã được thải qua đường thận). Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi để đánh giá tình trạng khối thai, thời gian này kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật (từ 3-4 tuần). Cũng có khi khối thai vẫn tiếp tục phát triển sau dùng thuốc, buộc phải chuyển sang phẫu thuật.

Cách điều trị này được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa sản trong vòng 10 năm trở lại đây. Cách sử dụng thuốc phổ biến hiện nay là dùng Methotrexate 1 liều, tiêm bắp, có thể lặp lại tối đa 3 liều. Những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, kích thước dưới 3cm, tim thai chưa có hoạt động, thường được chọn lựa cho điều trị bằng thuốc. Theo dõi sau đó bao gồm theo dõi tình trạng đau trên lâm sàng và trên siêu âm không thấy có tình trạng dịch ổ bụng do khối thai bị rạn nứt hay vỡ, diễn tiến nhỏ dần của khối thai và theo dõi trên xét nghiệm máu, đánh giá sự giảm dần nồng độ Beta HCG, là một chất do nhau thai tiết ra, chứng tỏ nhau thai đã bị thoái hoá dần dần. Bệnh nhân được yêu cầu không có thai ít nhất là 2 tháng sau điều trị nội khoa.

Điều trị bảo tồn hay không bảo tồn: là có giữ lại được vòi trứng hay không. Khi khối thai đã vỡ thì thường phải cắt bỏ vòi trứng. Nếu bệnh nhân chỉ còn lại một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Tuy nhiên, nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì có nhiều khả năng sẽ mất cả vòi trứng còn lại. Do đó, khi khối thai chưa vỡ, người ta thường đặt vấn đề bảo tồn vòi trứng, đặc biệt trên người chưa đủ con. Phẫu thuật lúc này sẽ là mở vòi trứng, lấy khối thai và cầm máu. Cũng có khả năng tái phát thai ngoài tử cung ngay trên chỗ mở vòi trứng, nhưng dù sao, bệnh nhân vẫn giữ được vòi trứng thì khả năng có thai sẽ vẫn tốt hơn là chỉ còn một bên vòi trứng. Có thể thực hiện bảo tồn qua mổ nội soi hay mổ bụng hở. Còn khi điều trị nội khoa thành công thì đương nhiên giữ lại được vòi trứng, hơn nữa, khả năng tái phát trên vòi trứng nếu điều trị nội khoa sẽ thấp hơn khi phẫu thuật.

Điều trị tại chỗ: dùng thuốc hay một số chất đặc biệt tiêm thằng vào khối thai, mục đích làm cho tế bào nhau và thai chết đi, có thể dùng Methotrexate, dung dịch đường ưu trương, Clorua kali … Tuy nhiên, đây là cách điều trị không phổ biến, chỉ sử dụng trong một vài trường hợp hạn hữu.

Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:

– Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ

– Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, khả năng kinh tế, sự thông hiểu của bệnh nhân (nhất là khi điều trị nội khoa: cần sự kiên trì theo dõi, tái khám nhiều lần và chấp nhận có thể thất bại phải chuyển sang phẫu thuật)

– Tình trạng của cơ sở y tế, có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo.

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, khả năng có thai lại như thế nào? Khả năng thai ngoài tử cung tái phát?

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung ổn định, vẫn có thể có thai lại. Thời gian để có thai lại tuỳ thuộc vào tình trạng lần thai ngoài tử cung, tình trạng mất máu gây ảnh hưởng sức khoẻ và phương pháp điều trị đã được sử dụng (điều trị bằng thuốc cần thời gian lâu hơn).

Nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%, tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân, nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này khá cao. Thai ngoài tử cung tái phát có thể lặp lại trên vòi trứng còn lại, trên chỗ mở của vòi trứng lần trước (nếu đã mổ bảo tồn) hay trên mỏm cụt của vòi trứng đã cắt.

Nguy cơ hiếm gặp:

– Tình trạng còn sót lại tế bào nhau thai sau điều trị (có thể gặp dù điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, có bảo tồn hay không bảo tồn). Các tế bào nhau thai vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng, hay trong vòi trứng, chất Beta HCG tiếp tục gia tăng.

– Thai ngoài tử cung vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng: thường là khi thai nằm ở vòi trứng hay buồng trứng rồi tự rơi vào trong ổ bụng, sau đó bám vào một vị trí bất kỳ trong ổ bụng và phát triển tiếp tục hay sẽ tự chết đi và thoái hoá tạo thành khối vật lạ trong ổ bụng, đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật sau một khoảng thời gian muộn hơn. Rất hiếm trường hợp thai có thể phát triển tới lúc thai trưởng thành và có thể sống độc lập khỏi cơ thể mẹ.

Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung như thế nào?

– Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sanh và cho con bú

– Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay

– Hạn chế nạo phá thai

– Nên đi khám thai sớm:

  • Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén)
  • Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì
  • Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó

– Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng có thai lại bình thường.

– Khi có viêm nhiễm sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

– Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên Y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán lầm và dùng thuốc không thích hợp.

]]>
https://meyeucon.org/15560/mang-thai-ngoai-tu-cung-dau-hieu-phong-ngua-va-dieu-tri/feed/ 25
Thai đậu nhầm chỗ, khổ mẹ lẫn con https://meyeucon.org/11317/thai-dau-nham-cho-kho-me-lan-con/ https://meyeucon.org/11317/thai-dau-nham-cho-kho-me-lan-con/#respond Fri, 13 Aug 2010 14:59:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=11317 Thai ngoài tử cung là bệnh lý thường gặp. Tỷ lệ bệnh gặp từ 1 – 2% so với số sinh và ngày càng gia tăng theo đà nạo phá thai và các bệnh lây qua đường tình dục.

Số liệu tại bệnh viện Hùng Vương TP.HCM cho thấy hàng năm có 700 – 800 trường hợp thai ngoài tử cung phải nhập viện điều trị so với số sanh xấp xỉ 30.000 trường hợp.

Vì sao thai đi lạc?

Thai ngoài tử cung là tình trạng có thai, nhưng khối thai lại không phát triển trong lòng tử cung như bình thường. Nguyên nhân có thể do vòi trứng bị tắc nghẽn vì viêm nhiễm hay do rối loạn nội tiết làm trứng di chuyển chậm trễ, dẫn đến sự đình trệ di chuyển của trứng đã thụ tinh từ buồng trứng về lòng tử cung. Nạo phá thai nhiều lần, bệnh lây qua đường tình dục có thể làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm vòi trứng hay trong ổ bụng, làm gia tăng khả năng thai ngoài tử cung.

Các vị trí có thể gặp là vòi trứng, buồng trứng, trong ổ bụng, cổ tử cung, trên vết mổ thành tử cung. Trong đó, vòi trứng là nơi thường gặp nhất. Thai đóng ở chỗ nối của vòi trứng và tử cung, gọi là thai đoạn kẽ (còn có tên thai sừng, thai góc…), rất nguy hiểm vì có thể gây vỡ sớm hơn, chảy máu nhiều và nhanh hơn, khó chẩn đoán và sau khi xử trí, nhiều khả năng không có thai lại được sau này. Thai ở ổ bụng là tình trạng thai đóng hẳn trong ổ bụng, có thể trên màng bụng, trên các màng treo của ruột, trên gan hay ruột; cũng có khi là thai ở vòi trứng rồi tự sảy ra ổ bụng và phát triển tại đây.

Thai trong ổ bụng rất hiếm gặp, có thể phát triển lâu hơn, khó chẩn đoán hơn, tuy nhiên khi có tình trạng vỡ thì trầm trọng hơn nhiều. Y văn thế giới đã ghi nhận có trường hợp hiếm hoi thai trong ổ bụng sống được; tại TP.HCM, cách đây khoảng chục năm, từng có trường hợp thai tám tháng trong ổ bụng, đã mổ và cứu sống được cả mẹ và con.

Tình trạng phụ khoa nguy hiểm

Thai ngoài tử cung, dù ở vị trí nào, cũng không thể lớn cho tới khi đủ tuổi ra đời và sống được. Thai ở vòi trứng thường sẽ vỡ vào khoảng 7 – 8 tuần trở đi, do vòi trứng không chịu nổi kích thước khối thai.

Trước đó, vòi trứng đã bị căng dãn liên tục, gây ra tình trạng đau thường xuyên một bên vùng hố chậu, không giảm với các thuốc giảm đau (hay chỉ giảm tạm thời). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị ra máu âm đạo bất thường, máu ra ít, đen sậm, dây dưa.

Khi có tình trạng vỡ vòi trứng gây chảy máu trong ổ bụng, sẽ có cơn đau dữ dội kèm theo mệt lả người, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ đưa đến choáng do mất máu. Thai ngoài tử cung khi đóng ở các vị trí khác, cũng sẽ đưa đến tình trạng vỡ khối thai vào một thời điểm nhất định.

Thai ngoài tử cung là tình trạng phụ khoa nguy hiểm, đây là cảnh giác thường trực của bác sĩ khi gặp phụ nữ mang thai ba tháng đầu mà kèm đau bụng hay ra máu bất thường.

Điều trị nội khoa thành công trên 80%

Chẩn đoán thai ngoài tử cung khi đã vỡ, đã choáng mất máu không khó, nhưng xử trí sẽ tốn kém và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ cũng như khả năng mang thai.

Chẩn đoán thai ngoài tử cung ở giai đoạn sớm, nhiều khi cũng không dễ, cần thời gian và xét nghiệm nhiều lần, đôi khi làm bệnh nhân bực mình và tốn kém, nhưng lại giúp ích cho việc bảo tồn khả năng mang thai. Ngày nay, siêu âm phát triển đã giúp ích nhiều cho chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung, giúp ích cho việc điều trị hiệu quả và ít ảnh hưởng sức khoẻ phụ nữ hơn.

Với nồng độ nội tiết thai kỳ (beta HCG) trên 1.500 (test nước tiểu cho kết quả dương tính khi beta HCG >25), túi thai trong lòng tử cung đã phải thấy được. Do vậy, khi không thấy túi thai trong lòng tử cung qua siêu âm, kèm theo đau hay ra máu bất thường, bệnh nhân sẽ được đề nghị thử máu để xác định nồng độ beta HCG. Điều trị có nhiều cách, và bác sĩ luôn muốn chọn cách tốt nhất cho bệnh nhân:

Phẫu thuật: với phẫu thuật nội soi hiện nay, sẽ giúp vết thương lành tốt hơn, giảm khả năng dính ruột sau mổ, khả năng hồi phục nhanh hơn, cũng như dễ thực hiện các thao tác bảo tồn vòi trứng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đến quá trễ, khối thai đã vỡ gây chảy máu nhiều trong ổ bụng, dù mổ bụng hở hay nội soi, khó có khả năng giữ lại vòi trứng.

Điều trị nội khoa với Methotrexate: đã được xem là phương pháp điều trị hữu hiệu và áp dụng phổ biến nhất. Sử dụng Methotrexate đồng nghĩa với làm ngăn cản quá trình sửa chữa và tái tạo ADN, nghĩa là sẽ không có sự phát triển và sinh sôi của tế bào. Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Methotrexate gồm ức chế tuỷ xương (làm giảm bạch cầu, tức giảm khả năng chống đỡ bệnh tật), viêm dạ dày (nôn, buồn nôn, đau thượng vị), ảnh hưởng chức năng gan – thận. Do đó, khi bệnh nhân có tình trạng bệnh lý gan, thận hay huyết học thường không sử dụng điều trị nội khoa, mặc dù, liều thấp dùng trong thai ngoài tử cung hầu như không làm xuất hiện tác dụng phụ.

Thành công của điều trị nội khoa có thể đạt trên 80%, tỷ lệ tái phát thai ngoài tử cung trên vòi trứng được giữ lại cũng thấp hơn trong trường hợp mổ bảo tồn vòi trứng. Tuy nhiên, khi điều trị nội khoa, bệnh nhân và gia đình cần hiểu rõ tiến trình lui bệnh, khả năng điều trị thất bại phải chuyển sang phẫu thuật, thậm chí là phẫu thuật cấp cứu, cần có sự kiên nhẫn trong theo dõi và tái khám với các xét nghiệm máu, siêu âm được thực hiện nhiều lần.

Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh

]]>
https://meyeucon.org/11317/thai-dau-nham-cho-kho-me-lan-con/feed/ 0
Thai ngoài tử cung – nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua https://meyeucon.org/8361/thai-ngoai-tu-cung-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua/ https://meyeucon.org/8361/thai-ngoai-tu-cung-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua/#respond Sun, 18 Jul 2010 02:43:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=8361 http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/A9/18/thai11.jpgMấy ngày sau khi quan hệ với bạn trai, Hương (24 tuổi, Hà Nội) thấy chảy máu âm đạo nhưng nghĩ do hành kinh nên không mấy để ý. Chỉ đến khi đi cấp cứu vì chảy máu ồ ạt cô mới biết mình có thai ngoài tử cung, khối thai bị vỡ.

Bị chậm kinh nhưng Hương không hề nghĩ mình có thai vì bạn trai đã dùng bao cao su khi quan hệ. Vì thế đến khi thấy ra máu ở âm đạo cô chỉ nghĩ đơn giản là đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, được mấy ngày cô bắt đầu thấy đau bụng dưới âm ỉ, sau đó quặn thắt, máu chảy nhiều hơn những ngày “có tháng” trước. Thấy cô bị ngất xỉu, chảy máu nhiều không hiểu do đâu bạn trai mới vội vàng đưa cô đến phòng khám.

“Lần đó, mình đã bị cắt đi một bên vòi trứng. Bác sĩ nói là không ảnh hưởng gì đến việc có con sau này nhưng mình vẫn lo. Lỡ sau này lấy chồng mà không thể có con được thì còn khổ hơn nữa”, Hương chia sẻ.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), những trường hợp chửa ngoài tử cung như Hương không phải là hiếm gặp. Trong 1.000 người mang thai thì có đến 17 người bị thai ngoài tử cung. Trong đó, rất nhiều phụ nữ đã bị cắt bỏ một bên hoặc thậm chí cả hai bên vòi trứng.

Chửa ngoài tử cung là một hiện tượng thai nghén bất thường. Trứng đã thụ tinh không làm tổ ở ngoài tử cung mà ở bất kỳ vị trí nào trên đường di chuyển đến tử cung, dẫn đến chửa ngoài tử cung. Khối thai có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như: vòi trứng (phổ biến nhất, chiếm 90%) hoặc trong buồng trứng, cổ tử cung, thậm chí ngay trong ổ bụng.

Thai ngoài tử cung mới đầu không có biểu hiện gì đặc trưng ngoài ra máu ở âm đạo, trễ kinh và đau bụng vùng dưới. Vì thế mà rất nhiều chị em đến viện muộn vì tưởng nhầm ra máu là hiện tượng kinh nguyệt bình thường hoặc nghĩ mình bị rong kinh, đặc biệt ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bác sĩ Dung cho biết.

Theo bác sĩ, phần lớn trường hợp thai ngoài tử cung ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Tuy nhiên, khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm. Cá biệt có người không bị xuất huyết.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng chửa ngoài tử cung là do vòi trứng bị hẹp, thu nhỏ lại, bị biến dạng hoặc tắc (do bị viêm nhiễm). Ngoài ra, một số trường hợp thai còn quá bé, chưa vào được tử cung thì đã tiến hành nạo hút thai, dẫn đến thai nằm ngoài tử cung.

“Điều quan trọng là phát hiện sớm khi khối thai chưa vỡ, khả năng có thai lại bình thường cũng cao hơn. Nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong”, bác sĩ Dung khuyến cáo.

Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%. Nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng tái phát còn cao hơn.

Vì thế, để phòng bệnh, chị em nên hạn chế nạo phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú. Khi có viêm nhiễm bộ phận sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị thích hợp, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt khi có hiện tượng chậm kinh, đau bụng dưới ra máu, chị em cần đi khám ngay.

]]>
https://meyeucon.org/8361/thai-ngoai-tu-cung-nguy-hiem-nhung-de-bi-bo-qua/feed/ 0
Mang thai ngoài tử cung https://meyeucon.org/5986/mang-thai-ngoai-tu-cung/ https://meyeucon.org/5986/mang-thai-ngoai-tu-cung/#comments Wed, 30 Jun 2010 10:14:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=5986 Hỏi: Tôi 33 tuổi, đã từng phẫu thuật do thai ngoài tử cung ở tuần thứ 7. Tôi muốn biết nguyên nhân và làm sao để tránh tình trạng này khi mang thai lại?.

Trả lời: Thai ngoài tử cung thường do hẹp ống dẫn trứng, hậu quả của nhiễm trùng từ chứng Chlamydia. Thai ngoài tử cung nguy hiểm vì gây xuất huyết ồ ạt. Mức độ chảy máu, cơn đau được xác định bởi nơi cấy phôi. Dấu hiệu thai kỳ xuất hiện và duy trì đến tuần thứ 8 (hoặc lâu hơn), trước khi cơn đau làm thai phụ phải đi khám. Nếu vỡ ống dẫn trứng trước khi phẫu thuật, người mẹ có thể bị tử vong do shock và mất máu.

Bạn có nguy cơ nhỏ khi mang thai ngoài tử cung lần nữa nhưng đừng lo lắng. Điều quan trọng là bạn cần giữ sức khỏe tiền sản (trước khi mang thai) thật tốt.

Theo các thống kê về khả năng sinh sản, ngay cả khi bạn chỉ có một ống dẫn trứng và một buồng trứng, bạn vẫn có thể rụng trứng đều hàng tháng. Buồng trứng còn lại sẽ đảm nhận chức năng của buồng trứng kia. Nhưng cũng có khi, phụ nữ chỉ có một buồng trứng thì sự rụng trứng không đều, kỳ kinh nguyệt bị ngắt quãng, cách một tháng một lần.

]]>
https://meyeucon.org/5986/mang-thai-ngoai-tu-cung/feed/ 2