Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1 https://meyeucon.org/7505/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-1/ https://meyeucon.org/7505/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-1/#comments Mon, 08 Sep 2014 15:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=7505 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần đầu tiên

Trứng đã được thụ tinh làm tổ

Trong tuần đầu tiên này thai nhi vẫn thuộc chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Ngày dự kiến sinh của chị em sẽ được tính bắt đầu từ ngày thứ nhất của kỳ kinh nguyệt cuối. Mặc dù trong tuần này, thai nhi vẫn chưa được hình thành rõ ràng trong bụng mẹ, tuy nhiên cũng được tính vào thời gian mang thai của chị em (đây còn được gọi là thai kỳ).

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, để thai nhi phát triển toàn diện, chị em hãy dành một chút thời gian lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe và cơ thể thật tốt. Khi chị em có kế hoạch mang thai, chị em nên chú ý một số vấn đề như sau:

Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Bởi vì, đây có thể là những chất gây ảnh hưởng đến thai nhi, như dị tật hoặc thai nhi có nguy cơ mắc phải một số hội chứng bị nghiện rượu, gặp khó khăn về đường hô hấp, trẻ khi sinh ra có thể bị nhẹ cân và gặp rất nhiều rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe khác nữa.

Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi muốn sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào. Bởi vì trong thành phần của nhiều loại thuốc có chứa các chất có hại cho sức khỏe của thai, ví dụ trong thuốc tị mụn có chứa hoạt chất Isotretinoin, đây chất làm cho thai nhi cua bạn không thể phát triển được. Trong thai kỳ chị em cũng không nên dùng một số thuốc như: Aspirin và các loại thuốc giảm đau có hoạt chất Acetaminophen, thuốc chống trầm cảm, các thuốc chống dị ứng…

Bổ sung đầy đủ các Vitamin cần thiết, đặc biệt là Axit folic vào chế độ ăn uống hàng ngày. Mỗi ngày, hãy bổ sung ít nhất từ 0.3 đến 0.8 milligram Axit folic cho cơ thể nếu chị em đang có ý định mang thai. Bời vì, nếu cung cấp đủ Axit Folic thì sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề về hệ thần kinh cho trẻ, chẳng hạn như tránh được các dị tật đốt sống chẻ đôi.

Tinh trùng tìm đến trứng

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 2

Quá trình phát triển của thai nhi:

Chị em biết không, ngay từ lúc được thụ thai, vào cuối tuần đầu tiên giới tính của bé yêu đã được xác định. Có hai nhiễm sắc thể, một nhiễm sắc thể từ trứng, một từ tinh trùng trong 23 cặp nhiễm sắc thể có vai trò quyết định giới tính của trẻ. Một trứng có chứa một nhiễm sắc thể X, tinh trùng có thể chứa một nhiễm sắc thể X hoặc là chứa một nhiễm sắc thể Y. Nếu như trứng được thụ tinh với tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể X thì chị em sẽ sinh con gái, còn nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng chứa nhiễm sắc thể Y thì chị em sẽ sinh con trai.

Trong tuần thứ 2 này, dù vừa được thụ tinh tuy nhiên trứng vẫn hoạt động một cách bình thường. Sau khi được thụ tinh trứng sẽ tiến hành thực hiện quá trình nhân đôi. Hợp tử sẽ được chia làm hai sau 30 giờ sau khi thụ tinh, sau đó sẽ được chia làm 4, tiếp đó là 8 và trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng đến tử cung sẽ tiếp tục quá trình nhân đôi.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Để có thể bảo vệ và nuôi dưỡng tốt cho thai nhi sau này mỗi lần trứng rụng, lòng tử cung của chị em sẽ dầy dần lên. Lúc này cơ thể của chị em sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating – FSH), loại này sẽ có tác dụng kích thích sự trưởng thành của trứng. Vào cuối tuần này trứng sẽ được phóng thích vào ống dẫn trứng.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em dài 28 ngày thì trứng sẽ rụng vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, khả năng có thai là cao nhất khi trứng rụng. Trong khoảng thời gian này nếu bạn không dùng bất cứ một biện pháp tránh thai nào thì bạn có thể sẽ mang thai. Sau khi xuất tinh, sẽ có hàng trăm tinh trùng di chuyển với tốc độ nhanh nhất từ âm đạo và đi đến ống dẫn trứng, ở vị trí đó đã có một trứng đang chờ sẵn. Một tinh trùng chỉ thâm nhập vào một trứng, và quá trình thụ tinh bất đầu xảy ra. Trong suốt quá trình này, gen di truyền của tinh trùng và trứng sẽ kết hợp cùng với nhau.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 3

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trứng thụ tinh vẫn luôn thực hiện quá trình phân bào một cách bình thường cho dù chị em chưa biết mình đã có thai. Sau hai tuần đầu, bây giờ trứng thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào hay còn gọi là phôi thai. Những phôi thai chứa đầy dịch lỏng, có dạng hình ống.

Sau khi thụ tinh, vào khoảng giữa ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7, quá trình làm tổ được tiến hành bằng cách các phôi thai sẽ cắm chặt vào những lớp lót bên trong lòng tử cung của chị em. Quá trình này là một sự kết nối cần thiết, lúc này nội mạc tử cung cua chị em đã dần dầy lên và sẵn sàng cung cấp các dưỡng chất cho bào thai và giúp bào thai đưa các chất thải ra ngoài. Đặc biệt là tại vị trí này các lớp nội mạc tử cung sẽ phát triển thành bánh nhau. Trong suốt thời kỳ mang thai, bánh nhau này sẽ có tác dụng tong việc nuôi dưỡng và bảo vệ cho thai nhi phát triển toàn diện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần thứ 3 này chị em có thể nhận ra là mình đang mang thai. Lý do khiến chị em bị mất kinh là do phôi thai bắt đầu tiết ra một loại hormon, chính hormon này giúp cho lớp nội mạc tử cung không thể bong ra.

Hãy bổ sung đủ Vitamin, đặt biệt là Axit Folic, chất đạm, Can-xi và Sắt cho cơ thể. Chị em nên ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm. Hàng ngày chị em cũng nên cung cấp thêm ít nhất 1.200 mili gam can-xi, rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng cho bé. Danh sách những thực phẩm nhiều Sắt gồm có thịt đỏ, rau quả, trứng…

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 4

Quá trình phát triển của thai nhi:

Sau 4 tuần, trứng được thụ tinh đã trở thành một phôi thai có 3 lớp khác nhau. Lớp trong cùng hay còn gọi là lớp nội bì, lớp này sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của trẻ. Lớp ở giữa hay còn gọi là lớp trung bì, lớp này sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim. Lớp ngoài cùng sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như mắt, da, tóc và hệ thống thần kinh của trẻ.

Bởi vì lúc này phôi thai đã tiết ra hormon hCG (human Chorionic Gonadotropin) là một loại hormon có liên quan đến thai nhi nên chỉ cần xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu là biết chính xác có mang thai hay không. Ở giai đoạn sớm thì xét nghiệm máu chính xác hơn là chị em thử thai tại nhà.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần thứ 4 này, nguyên nhân chính khiến bạn bị ốm nghén là do các hormon từ phôi thai tiết ra. Lúc này chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy, ù tai, đau ngực hoặc là cảm giác buồn nôn… Những biểu hiện này cũng giống như biểu hiện chị em sắp có kinh nguyệt. Phải mất một chút thời gian thì chị em mới biết biểu hiện này là do sự xuất hiện của thai nhi.

]]>
https://meyeucon.org/7505/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-1/feed/ 201
Tuần thứ hai của thai kỳ https://meyeucon.org/20297/tuan-thu-hai-cua-thai-ky/ https://meyeucon.org/20297/tuan-thu-hai-cua-thai-ky/#comments Fri, 25 Nov 2011 22:37:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=20297 Cho dù tuần này được tính là tuần thai thứ 2, nhưng thực ra lúc này quá trình thụ thai chưa thành công ở đầu tuần. Mãi đến khoảng cuối tuần thứ 2 này thì trứng của bạn mới rụng vào vòi Fallop.

Trong tuần thứ 2 này, trứng được thụ tinh và sẽ phân chia từ 1 tế bào thành 2, thành 4… Khi trứng đi đến tử cung thì đã được phân chia thành 32 tế bào, nhóm tế bào này được gọi là phôi dâu. Và thật nhanh, chỉ 1 tuần sau khi thụ tinh, trứng đã phân chia thành 250 tế bào.
Khi trứng phân chia, thành tử cung và cơ thể bạn bắt đầu tiết ra hoóc môn kích thích nang trứng, khiến một trứng chín. Nếu bạn có vòng kinh đều đặn 28 ngày thì lúc này bạn đang ở thời kỳ chính giữa vòng kinh nguyệt. Đây là thời điểm bạn đang rụng trứng và nếu bạn giao hợp vào khoảng thời gian này mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì rất dễ thụ thai.

Quá trình thụ thai

Hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Một enzyme/chất xúc tác sẽ được tiết ra để giúp một “chú” (có thể là hai) tinh trùng xâm nhập được vào trứng, nơi quá trình thụ tinh sẽ diễn ra.

Diễn biến chính của tuần thứ hai của thai kỳ là quá trình thụ thai

Sau khi tinh trùng thâm nhập được vào bên trong trứng, đầu của tinh trùng sẽ gắn chặt vào thành nang. Các lớp màng của trứng và tinh trùng hoà vào làm một, kết hợp thành một lớp màng hay một túi chung. Noãn phản ứng lại sự tiếp xúc này bằng cách thay đổi lớp màng bên ngoài, khiến cho các tinh trùng khác không thể lọt vào bên trong.Một khi tinh trùng đã vào được bên trong, đuôi của tinh trùng biến mất. Đầu của tinh trùng to hơn và được gọi là tiền nhân của giống đực và trứng được gọi là tiền nhân của giống cái.

Trong quá trình thụ tinh, vật chất di truyền trong trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau, quyết định giới tính và các đặc điểm di truyền của con bạn. Bây giờ thì bạn thực sự đã thụ thai, mặc dù cơ thể chưa cho bạn biết ngay điều đó. Tùy thuộc vào tinh trùng của người bố có nhiễm sắc thể là gì, X hay Y, con bạn sẽ là gái hoặc trai tương ứng.

Một số dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai:

  • Tắt kinh.
  • Buồn nôn, có thể kèm theo nôn mửa.
  • Chán ăn hoặc thèm ăn.
  • Mệt mỏi.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Ngực thay đổi, nhũn ra.
  • Có cảm giác khác lạ ở khu vực khung xương chậu.
]]>
https://meyeucon.org/20297/tuan-thu-hai-cua-thai-ky/feed/ 10
Hiện tượng ra máu bào khi mang thai https://meyeucon.org/20125/hien-tuong-ra-mau-bao-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/20125/hien-tuong-ra-mau-bao-khi-mang-thai/#comments Thu, 17 Nov 2011 11:46:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=20125 Hỏi: Xin chào! Mình có câu hỏi thế này: mình mang thai đến nay là được khoảng 5 tuần nhưng mình thường bị ra máu, mỗi ngày ra 1 ít và màu rất đậm. Hiện tượng này xuất hiện vào ngày của chu kỳ kinh tháng trước (vào tuần thứ 2 lúc mình mang thai). Đến nay thì đã hết. Mình không biết là như vậy có ảnh hưởng gì đến em bé của mình không? Giai đoạn này mình nên giữ gìn sức khỏe thế nào? Hãy cho mình câu trả lời nhé. Mình xin cảm ơn.

Hãy luôn giữ gìn sức khỏe và tinh thần thật tốt khi mang thai

Trả lời: Theo như bạn nói thời điểm ra huyết là lúc noãn đang thụ thai, đang bắt đầu “đào bới” niêm mạc tử cung để làm tổ (dân gian gọi đó là ra máu bào). Máu đông lại nên ra ít và sẫm màu. Hiện tượng đó không ảnh hưởng đến em bé, do vậy bạn có thể yên tâm.

Lúc này bạn chỉ cần lưu ý ăn ngủ cho tốt, khi thai trong khoảng 14-22 tuần tuổi bạn nên đến các bệnh viện lớn để siêu âm sàng lọc các bệnh dị tật hình thể hoặc bệnh Down. Chương trình sàng lọc trước sinh mới triển khai hơn 2 năm thôi vì vậy chỉ một số bệnh viện lớn mới có kinh nghiệm. Giai đoạn này bạn cố gắng giữ sức khỏe tốt để thai “làm tổ” an toàn. Không để nhiễm các bệnh hô hấp do vi khuẩn, virus cúm, sốt xuất huyết… Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường (nhớ thay giặt khẩu trang thường xuyên kẻo có lại như không) hoặc hội họp tiếp xúc nơi đông người, bạn nên súc miệng bằng nước sát khuẩn để loại trừ và giảm thiểu các vi khuẩn hít thở để tránh bệnh truyền nhiễm.

Chúc bạn mạnh khỏe

]]>
https://meyeucon.org/20125/hien-tuong-ra-mau-bao-khi-mang-thai/feed/ 4
Ra máu khi mang thai tháng đầu https://meyeucon.org/20119/ra-mau-khi-mang-thai-thang-dau/ https://meyeucon.org/20119/ra-mau-khi-mang-thai-thang-dau/#comments Tue, 15 Nov 2011 21:47:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=20119 Hỏi: Chào Mẹ Yêu Con. Tôi đang mang thai tháng đầu, nhưng hôm vừa rồi tôi thấy ra huyết ít trong khi đi tiểu, và không kéo dài (mới chỉ bị 1 lần). Tôi rất lo lắng không biết là có vấn đề gì không, và tôi có thể quan hệ với chồng được không? Tôi có nên uống thuốc gì để dưỡng thai không? Xin Mẹ Yêu Con chỉ bảo giúp. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Trong giai đoạn tháng đầu tiên của thai kỳ thường có nhiều lưu ý đối với việc dưỡng thai và quan hệ vợ chồng. Bạn có hiện tượng ra huyết động thai, chưa ổn định vì vậy bạn kiểm tra xem nếu hiện tại huyết vẫn ra thì nên đi khám bác sĩ. Bạn không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này, nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai.

Bạn chỉ nên uống thuốc khi có bác sĩ chuyên khoa sản kê đơn và chỉ dẫn. Cũng không nên quá lo lắng vì theo kinh nghiệm dân gian gọi đó là ra máu bào, nghĩa là chỉ 1 vài giọt là hết hẳn. Bạn nằm nghỉ qua hôm nay xem có hết ra huyết không nhé.

Chúc bạn mạnh khỏe

]]>
https://meyeucon.org/20119/ra-mau-khi-mang-thai-thang-dau/feed/ 1
Dưỡng thai tháng thứ 1 https://meyeucon.org/15460/duong-thai-thang-thu-1/ https://meyeucon.org/15460/duong-thai-thang-thu-1/#comments Sun, 09 Jan 2011 16:26:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=15460 Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, việc chăm sóc cho mẹ và bé có vai trò rất quan trọng, đây không chỉ là quá trình khi đã có thai mà cần phải bắt đầu ngay trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Vì vậy, bạn cần kịp thời xác định thời gian mang thai của mình và có chế độ dưỡng thai một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn dưỡng thai trong tháng thứ 1.

Đặc điểm thai nhi ở tháng thứ 1

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, tinh trùng đã phá vỡ vỏ trứng để chui vào kết hợp với trứng, tạo thành một thể mới là trứng đã được thụ tinh. Trong khoảng 30 giờ thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia và đồng thời di chuyển khoảng 4 – 5 ngày, rồi chuẩn bị làm tổ và bắt đầu sinh trưởng, phát triển.

Trong 2 tuần đầu này, cơ thể người mẹ khó nhận thấy sự biến đổi, nhưng người mẹ có thể biết được thời gian mang thai của mình thông qua việc sử dụng que thử thai, thử máu và siêu âm.

Sau 2 tuần thụ thai thì tim thai bắt đầu đập. Sang tuần thứ 3, cột sống và hệ thống xương cốt dần dần được hình thành. Tiếp theo đó là mắt, tai, mũi, miệng và các chi lần lượt xuất hiện; hệ tuần hoàn máu, gan cũng được hình thành.

Bạn nên khám thai theo định kì

Khi biết chính xác là mình đã có thai, bạn cần đến bệnh viện để khám thai và có cách chăm sóc bản thân, thai nhi một cách tốt nhất. Việc khám thai theo định kỳ giúp bạn nắm được tình hình phát triển của thai nhi và những bất thường ở có thể xảy ra.

Nếu bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó trong thai kỳ thì cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt một cách hợp lí

Khi có thai, bà bầu nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Đặc biệt, thai phụ cần đảm bảo ngủ đủ và chú ý đến giấc ngủ trưa; không làm việc nặng, quá sức; tránh tiếp xúc với các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, các chất ô nhiễm…

Chú ý đến dinh dưỡng

Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt.

Bổ sung Vitamin B11, Axit folic…

Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11 và mỗi ngày khoảng 0,4 mg. Vitamin B11 giúp tránh dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch… bẩm sinh cho bé. Tuy nhiên, thai phụ không được uống quá nhiều.

Bổ sung Axit folic: Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với thai phụ, bởinó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnhhưởngkhông tốt đến sức khỏecủa thai phụ và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng Axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ trong 3 tháng đầu tiên của thai kì.

Lưu ý: Không được tự tiện mua thuốc về uống.

Đảm bảo cho tinh thần luôn vui vẻ

Những trạng thái tâm lý tiêu cực như: lo lắng, buồn tủi, đau thương… không những có ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống hô hấp, tuần hoàn máu, tiêu hoá, hít thở… của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm… có thể sẽ sinh ra những đứa trẻ bị tự kỷ, không khoẻ mạnh về mặt tinh thần…

Do những biến đổi về cơ thể nên trong tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ rất dễ thay đổi trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, cáu giận…vì vậy, gia đình, người thân nên hiểu, thông cảm và cố gắng tạo cho không khí gia đình luôn được thoải mái, vui vẻ.

Những điều cần lưu ý

– Thai phụ không nên tắm nước ở có nhiệt độ quá cao, vì trong mấy tuần đầu tiên của thai kỳ, xương, hệ thần kinh của bé đang được hình thành nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi tắm hoặc lau người, thai phụ nên dùng nước ở nhiệt độ từ 35 – 40 là vừa.

– Đề phòng nguy cơ sảy thai: Thời kỳ này, thai nhi mới hình thành, phôi thai vẫn chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những kích thích bên ngoài như: nhiễm virut từ thức ăn thiếu vệ sinh… và có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, thai phụ cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp vệ sinh; nghỉ ngơi hợp lý; tránh lây nhiễm bệnh từ người khác…Nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường như: đau bụng dưới, chảy máu âm đạo… thì bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra.

– Không uống rượu, không sử dụng thuốc bừa bãi và nhất là không được hút thuốc lá. Vì các chất này có thể là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bé có nguy cơ mắc phải hội chứng thai nhi bị nghiện rượu, các vấn đề về hô hấp, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân và rất nhiều các rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe.

]]>
https://meyeucon.org/15460/duong-thai-thang-thu-1/feed/ 20
Tháng đầu tiên mang thai https://meyeucon.org/14456/thang-dau-tien-mang-thai/ https://meyeucon.org/14456/thang-dau-tien-mang-thai/#comments Sat, 11 Dec 2010 22:50:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=14456 Dù sẽ bắt gặp một số dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai nhưng bạn sẽ không vội vàng bộc lộ điều đó. Trong tháng đầu tiên này, rất nhiều thay đổi sẽ diễn ra và bạn cần phải chú ý ở một số điểm.

Ưu tiên số 1: Khẳng định việc mang thai

Phép thử thai bằng dụng cụ mua ở hiệu thuốc cho kết quả chính xác lên đến 99%. Thuận lợi chính của phép thử này là cho bạn biết kết quả tức thì. Hãy tiến hành thử thai sau khoảng 10 ngày tính từ ngày có thể thụ thai hoặc vài ngày sau thời điểm cuối cùng có kinh nguyệt (ít nhất 3 ngày sau đó).

Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ tiến hành thử máu, cách duy nhất để đạt được độ chính xác lên đến 100%. Tuy nhiên, bạn cần phải đợi để lấy kết quả.

Sự phát triển của bé

  • Trứng được cấy trong lớp đệm của tử cung.
  • Vào khoảng 4 tuần, con của bạn đã có tim và bụng: đây là điểm khởi đầu của quá trình khởi tạo cơ quan (sự phát triển của những bộ phận chính).
  • Tay chân vẫn chưa thể nhìn thấy trong thời kỳ này.
  • Các giác quan bắt đầu phát triển và đứa bé được xem là phôi thai, cho dù nó vẫn chưa có mũi hay miệng.
  • Trong giai đoạn này, con của bạn sẽ trôi nổi trong một túi ối, được gắn liền với phần bên ngoài của trứng nhờ vào sự phát triển của dây rốn.
  • Cuối tháng thứ nhất, kích thước của con bạn sẽ vào khoảng 2 đến 5 mm.
  • Có khoảng 20% phụ nữ bị sẩy thai trong tháng thứ nhất. Những dấu hiệu sẩy thai bao gồm sự chấm dứt của những cảm giác tồn tại khi mang thai, sự mất máu liên tục (dù không liên quan gì đến tình trạng chảy máu từng hồi, một hiện tượng vốn dĩ bình thường).
  • Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn bị chảy máu.

Những bước kiểm tra cần tiến hành

Bạn toàn quyền quyết định việc mình sẽ sinh con ở đâu, chính vì thế, hãy bắt đầu suy nghĩ về bệnh viện hay phòng sản khoa yêu thích của bạn ngay từ bây giờ. Một khi đã quyết định xong thì hãy thông báo cho bà đỡ và bà ấy sẽ đăng ký giúp bạn.

Sức khỏe và chế độ ăn uống

  • Bạn nên tránh những môn thể thao quá sức hay thể thao có va chạm để hạn chế nguy cơ sẩy thai (trượt tuyết, võ thuật, cưỡi ngựa, v.v…) Bạn cũng nên tránh những chuyến hành trình dài bằng ô tô.
  • Nếu nghiện thuốc lá và vẫn chưa bỏ thì đây chính là lúc thích hợp để bỏ.
  • Giảm lượng tiêu thụ cà phê và trà.
  • Tránh những thức uống có cồn nặng, cho phép bản thân nhâm nhi một ly rượu vang hay champagne nhỏ.
  • Chế độ ăn uống cân đối và đa dạng sẽ giúp bạn cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của phôi thai và cho chính nhu cầu của bạn.
  • Tránh những loại pho mát chín-xốp, mềm, chẳng hạn như pho mát camembert; pho mát viền xanh, chẳng hạn như pho mát Stilton; và pho mát chưa tiệt trùng nếu KHÔNG phải làm từ sữa bò, mục đích là tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hình que. Những loại pho mát cứng như pho mát Cheddar, pho mát mềm và pho mát đã qua xử lý như pho mát Cottage đều có thể ăn được.
  • Trong ba tháng đầu tiên, bạn cần rất nhiều vitamins và khoáng chất. Hãy hỏi thăm lời khuyên từ bà đỡ của bạn.
  • Bạn sẽ cảm thấy mỏi mệt: hãy dành thời gian để vận động.
  • Nếu bị đau đầu và/hay buồn nôn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc, bởi lẽ có rất nhiều loại thuốc bị cấm hoặc không được khuyến khích sử dụng trong thời gian mang thai.
  • Nếu bị chảy máu nướu răng thì hãy đến gặp nha sĩ.

Những đứa con khác

Nếu có những đứa con khác thì hãy kể với chúng về em bé mà bạn đang mang trong bụng và hãy làm điều này từ sớm! Trẻ con thường rất nhạy cảm và sẽ biết được sự thay đổi lớn sắp sửa diễn ra nhờ bản năng. Hãy giúp chúng đón nhận sự thay đổi này thay vì không bận tâm đến chúng – chúng sẽ không hiểu lý do vì sao mình lại bị gạt bỏ như vậy. Dù muốn chờ đến lần siêu âm đầu tiên để cảm thấy chắc chắn về việc mang thai của mình thì bạn cũng nên kể cho những đứa con khác nghe về tin tức tốt lành này để chúng chuẩn bị.

Điều gì sẽ đến trong tháng thứ 2?

Tháng tiếp theo sẽ là một giai đoạn mới trong sự phát triển của bé và đặc biệt quan trọng bởi hệ thống thần kinh và các bộ phận tối quan trọng của cơ thể bắt đầu hình thành; cùng với đó bạn sẽ phải đối mặt với triệu chứng ốm nghén đấy, hãy có sự chuẩn bị chu đáo và đừng quên tiếp tục theo dõi thông tin nhé –> Tháng thứ 2 mang thai

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Tháng đầu tiên Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Trứng được thụ tinh, phôi thai hình thành nhưng dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng. Thai nhi chỉ dài từ 2-5mm. Phôi thai có sự phát triển về hệ thống thần kinh và các bộ phận trong cơ thể. Dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Cuối giai đoạn này phôi thai dài 2-3cm và nặng 2-3g.

  • Tuần thứ 8: 1,6cm – 1g
  • Tuần thứ 9: 2,3cm – 2g
Tế bào thần kinh và khung xương phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là các giác quan. Phôi thai có sự chuyển hóa thành bào thai và thai nhi có thể nặng tới 40-50g.

  • Tuần thứ 10: 3,1cm – 4g
  • Tuần thứ 11: 4,1cm – 7g
  • Tuần thứ 12: 5,4cm – 14g
  • Tuần thứ 13: 7,4cm – 23g
  • Tuần thứ 14: 8,7cm – 43g
]]>
https://meyeucon.org/14456/thang-dau-tien-mang-thai/feed/ 33
Ảnh hưởng của tuổi tác đến việc mang thai như thế nào? https://meyeucon.org/13840/anh-huong-cua-tuoi-tac-den-viec-mang-thai-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/13840/anh-huong-cua-tuoi-tac-den-viec-mang-thai-nhu-the-nao/#comments Tue, 16 Nov 2010 21:13:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=13840 Hỏi:Tôi năm nay 40 tuổi, đã bị sẩy thai mấy lần trước đó, hiện nay tôi đang mang thai được 1 tháng. Xin hỏi, đối với tuổi của tôi thì mang thai có thể gặp những nguy cơ gì trong quá trình mang thai và sinh nở?


Trả lời: Mang thai và sinh nở là mong muốn của bất kỳ người phụ nữ nào. Ở lứa tuổi của chị khi mang thai cũng có những thuận lợi nhất định, đó là sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn so với thời kỳ trẻ trung vì chị hiểu rõ nhu cầu cơ thể hơn từ đó sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn. Ngoài ra còn có những thuận lợi khác như về tài chính hay có sự chuẩn bị kỹ càng cho quá trình nuôi dạy con cái sau này.

Tuy nhiên, ở lứa tuổi của chị khi mang thai sẽ gặp phải những vấn đề khác cần được theo dõi và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy, những bà mẹ lớn tuổi (trên 35 tuổi) mang thai dễ sinh con dị tật bẩm sinh, có nguy cơ cao gặp phải bất thường gen như hội chứng Down, hội chứng Edward hoặc hội chứng Patau; nguy cơ thai chết lưu, sảy thai hay khó sinh do tầng sinh môn còn chắc, sức rặn yếu hơn các sản phụ trẻ nên cần đến sự can thiệp từ bên ngoài của bác sĩ như: thúc chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, kẹp forceps hay sinh chỉ huy và tỉ lệ sinh mổ cũng tăng cao.

Do vậy, với trường hợp của chị nói riêng và những phụ nữ sinh nở lần đầu khi trên 30 tuổi cần lưu ý đi khám thai định kỳ nhằm phát hiện dị tật và những biến chứng có thể gặp. Đồng thời nên đề phòng một số bệnh hay gặp như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, tiền sản giật hay bệnh dễ gặp ở nhau thai…

]]>
https://meyeucon.org/13840/anh-huong-cua-tuoi-tac-den-viec-mang-thai-nhu-the-nao/feed/ 2
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 4 https://meyeucon.org/11838/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-4/ https://meyeucon.org/11838/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-4/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:12:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=11838 Sự phát triển của bé yêu

Đã 4 tuần lễ trôi qua, trứng thụ tinh giờ đây đã là một phôi thai có 3 lớp khác nhau. Lớp bên trong, được gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của bé. Lớp giữa, được gọi như lớp trung bì, sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim. Cuối cùng, lớp ngoại bì hoặc lớp bên ngoài sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh.

Thai nhi 4 tuần tuổi

Một xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu cho thấy Bạn đã mang thai vì phôi thai đã tiết ra hormon hCG (human Chorionic Gonadotropin), một loại hormon có liên quan đến thai kỳ. Que thử thai tại nhà cũng sẽ cho kết quả dương tính nhưng không chính xác bằng thử máu khi đang ở trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Các hormon do phôi thai tiết ra là nguyên nhân khiến Bạn có thể có các triệu chứng ốm nghén trong tuần lễ này của thai kỳ. Các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác ngứa ngáy, ù tai, đau vú hoặc là rất buồn nôn làm cho Bạn tưởng rằng mình sắp có kinh nguyệt bởi vì các triệu chứng nghén cũng tương tự như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Và có thể một thời gian rất lâu sau đó Bạn mới nhận ra rằng thai nhi chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu trên.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11838/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-4/feed/ 1
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 3 https://meyeucon.org/11836/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-3/ https://meyeucon.org/11836/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-3/#respond Wed, 28 Jul 2010 06:08:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=11836 Sự phát triển của bé yêu

Mặc dù Bạn Vẫn chưa biết rằng mình đã mang thai, nhưng trứng thụ tinh vẫn không ngừng thực hiện quá trình phân bào một cách liên tục. Qua hai tuần lễ đầu, trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành hàng trăm tế bào và chúng đuợc gọi là phôi thai. Phôi thai có dạng hình ống và chứa đầy dịch lỏng – Bây giờ nếu như có thể nhìn thấy bên trong tử cung, phôi thai cũng đủ lớn để Bạn có thể nhìn thấy rõ.

Thai nhi 3 tuần tuổi

Thường là vào khoảng giữa ngày thứ tư cho đến ngày thứ bảy sau khi thụ tinh, quá trình làm tổ diễn ra bằng cách phôi thai sẽ bám rễ và cắm chặt vào lớp lót bên trong lòng tử cung (nội mạc tử cung). Sự bám rễ vào nội mạc tử cung là một sự kết nối thiết yếu – nội mạc tử cung đã dầy lên sẵn sẽ cung cấp các dưỡng chất cho bào thai và giúp đưa các chất thải của bào thai ra ngoài. Và quan trọng hơn hết, lớp nội mạc tử cung tại vị trí này sẽ phát triển thành bánh nhau. Trong suốt quá trình mang thai, bánh nhau sẽ nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bây giờ thời gian đã hơn một tuần kể từ lúc trứng thụ tinh, có thể bây giờ Bạn đã nhận ra mình đang có thai. Phôi thai sẽ bắt đầu tiết ra một loại hormon giúp cho lớp nội mạc tử cung không bị bong ra – đó là lý do tại sao Bạn có thể nhận biết được rằng Bạn đã bị mất kinh.

Cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể, đặt biệt là Axit Folic, chất đạm, Can-xi và Sắt là điều tối cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi của Bạn. Lượng Axit Folic mà Bạn cần bổ sung lý tưởng nhất là vào thời điểm trước khi Bạn có thai – đó là một điều rất quan trọng bởi vì Axit Folic giúp ngăn ngừa những khiếm khuyết của hệ thần kinh (Não, sống lưng và các cấu trúc có liên quan) được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ.

Bạn nên ăn nhiều chất đạm, đó là thành phần tạo ra các mô mới, Bạn nên bổ sung gấp đôi lượng đạm trong suốt quá trình mang thai bằng cách nên ăn ít nhất 60 gram thịt mỗi ngày. Thêm vào đó là Can-xi, ít nhất 1.200 mili gam, rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng cho bé. Vì vậy hãy chắc chắn rằng Bạn đã cung cấp một lượng đầy đủ các chế phẩm từ sữa, rau xanh và các loại củ quả. Chất Sắt rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai để hỗ trợ cho sự gia tăng liên tục khối lượng máu của bé. Những thực phẩm cung cấp chất Sắt gồm có thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, …), rau củ, trứng, và rau xanh. Bạn nên ăn lượng thức ăn có chứa ít nhất 30 miligam Sắt mỗi ngày.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11836/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-3/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 2 https://meyeucon.org/11835/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-2/ https://meyeucon.org/11835/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-2/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:07:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=11835 Sự phát triển của Bé

Bây giờ Bạn đang nghĩ về một màu hồng dễ thương hay một màu xanh mạnh mẽ vậy? Cho dù Bạn đang thật sự rất mong chờ để có thể biết được màu sắc nào để trang trí và sơn phết cho căn phòng bé cưng của Bạn, thì Bạn có biết không giới tính của Bé đã được xác định ngay tại thời điểm thụ thai, vào cuối tuần lễ đầu tiên. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của Bé, có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng – quyết định giới tính của Bé. Mỗi một trứng có chứa một nhiễm sắc thể X, mỗi một tinh trùng có thể chứa một nhiễm sắc thể X hoặc một nhiễm sắc thể Y. Nếu tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng, Bạn sẽ sinh con gái, còn nếu tinh trùng đó chứa nhiễm sắc thể Y, Bạn sẽ có một Bé trai.

Vào tuần lễ thứ hai, mặc dầu vừa mới được thụ tinh nhưng trứng vẫn hoạt động một cách liên tục. Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi. 30 tiếng sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia làm đôi, sau đó là 4, sau nữa là 8 và cứ thế cứ nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Khi đến được tử cung, số tế bào lúc này đã là 32 và được gọi là noãn bào. Một tuần lễ sau khi thụ tinh, số tế bào lúc này sẽ là 256.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Mỗi lúc trứng rụng, lòng tử cung của Bạn sẽ dầy lên để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi sau này. Cơ thể Bạn sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating – FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Vào cuối tuần lễ này, trứng sẽ được phóng thích vào ống dẫn trứng.

Thường thì trứng rụng vào thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt của Bạn (nếu chu kỳ kinh nguyệt của Bạn dài 28 ngày), khi trứng rụng thì khả năng thụ thai là cao nhất. Nếu Bạn gần gũi chồng vào lúc này mà không áp dụng bất kỳ một phương pháp tránh thai nào cả, Bạn có thể có thai. Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển một cách nhanh chóng từ âm đạo đến ống dẫn trứng, ở đó đã có một trứng chờ sẵn. Một trứng phóng thích sẽ cho phép chỉ một tinh trùng thâm nhập vào, và quá trình thụ tinh xảy ra. Trong suốt quá trình thụ tinh, gen di truyền của tinh trùng và trứng kết hợp với nhau. Vậy là giờ đây Bạn đã có thai – mặc dù có thể ngay cả Bạn cũng chưa biết rằng mình đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11835/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-2/feed/ 1