Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2 https://meyeucon.org/7512/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-2/ https://meyeucon.org/7512/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-2/#comments Wed, 10 Sep 2014 01:00:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=7512 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5

Quá trình phát triển của thai nhi:

Sau 4 tuần, hình dạng của thai nhi đã có nhiều thay đổi, các hình dạng khác nhau đang dần dần được hình thành. Ống xương và não bộ của bé yêu sẽ được hình thành từ ống thần kinh, hai bộ phận này chạy dài từ đầu cho đến đuôi của phôi thai, phần não trước của bé sẽ được cấu tạo bởi đoạn đầu của ống thần kinh. Tim của bé chính là phần phồng ra to nhất ở phía trước lồng ngực của phôi.

Nếu chị em thử thai ở thai trong tuần này, thì kết quả sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất chị em nên thực hiện thử thai vào buổi sáng, bởi vì vào buổi sáng lượng nước tiểu sẽ chứa mức hormon hCG nhiều nhất.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở giai đoạn này chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng, bởi vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con, chị em nên tránh ăn một số loại thực phẩm sau đây:

Các loại nước uống chưa được tiệt trùng.

  • Các loại thịt chưa được nấu chín, hoặc thịt tái.
  • Các loại thực phẩm có dùng nguyên liệu từ trứng sống.
  • Các loại hải chưa được nấu chín.
  • Pa tê
  • Các loại mắm như mắm chua, mắm tôm, …
  • Rau sống không có nguồn gốc rõ ràng
  • Ngoài ra, chị em nên hạn chế tiếp xúc với các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo hoặc những công việc lau dọn rác bẩn để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn Toxoplasmosis.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, ống thần kinh sẽ hoàn thiện và đóng. Ngoài ra ở tuần này kích thích của não bộ sẽ phát triển hơn. Các túi mắt đang dần được hình thành, túi này sẽ phát triển thành mắt.

Tuy chị em chưa nghe được tim thai nhưng ở tuần này tim thai bắt đầu đập nhẹ. Tay, chân, bộ máy tiêu hóa và hô hấp của bé cũng đang được hình.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Tuy thai nhi có nhiều thay đổi nhưng ở tuần lễ này mẹ lại gặp rất nhiều rắc rối. Chị em sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi. Ngoài ra, do các triệu chứng của thai nghén chị em có thể sẽ thấy buồn nôn, không thể ăn trong thời gian ngắn, đau ngực…

Hiện tượng ốm nghén có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, thậm chí là xảy ra cả ngày. Vì thế chị em hãy cố gắng nghĩ ngơi để bảo vệ sức khỏe.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần lễ này, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 12 milimet và có cân nặng khoảng gần 0.7 gram và đã có thể thích nghi tốt hơn với cuộc sống ở trong tử cung của mẹ. Lúc này mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và bé có thể thải các chất bẩn ra ngoài túi ối thông qua dây rốn. Bộ máy tiêu hoá và phổi của bé yêu cũng đang được hoàn thiện hơn.

Một số bộ phận như miệng, mũi, chỗ hõm ở vị trí tai, và sự hình thành sắc tố ở tròng đen của mắt cũng đang song song hoàn thiện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Mang thai sẽ gây ra một số thay đổi đáng kể ở cổ tử cung của chị em. Ở tuần 7 này, để bảo vệ thai nhi thì ở của đầu cổ tử cung sẽ xuất hiện một cái nút nhầy và nó sẽ đóng kín tử cung cho đến lúc sinh. Khi chị em chuyển dạ, cái nút này sẽ tự tụi ra, lúc này tử cung sẽ nở ra để chuẩn bị lâm bồn.

Lúc này phôi thai sẽ bám rễ chắc vào thành trong lòng tử cung, điều này sẽ làm cho chị em thấy đau nhói hoặc có thể bị ra một ít máu. Nhiều chị em sẽ cho rằng việc chảy máu này là do hiện tượng kinh nguyệt còn lại của tháng trước.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8

Quá trình phát triển của thai nhi:

Đối với các bậc làm cha mẹ thì việc được ngắm nghía những ngón tay, ngón chân nhỏ xíu của bé là một trong những điều tuyệt vời nhất mà cuộc đời ban tặng họ. Trong tuần 8 này, các ngón tay và ngón chân của bé yêu đang được hình thành, đáng yêu hơn là cánh tay của bé cũng đã cử động được và nhờ sự hình thành của khuỷu tay và cổ tay nên bé có thể linh hoạt gập duỗi. Ngoài ra, một số bộ phận trên khuôn mặt bé cũng đang dần được hình thành. Máu cũng đang bắt đầu được lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Để biết chính xác mình đang mang thai chị em nên thử thai tại nhà hoặc đến bệnh viện kiểm tra lần nữa. Sau đó chị em nên hẹn với bác sĩ để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên của mình. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn là bác sĩ chuyên khoa sản, hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để nhận được lời khuyên chính xác nhất.

Chị em cần biết rằng, việc khám thai định kỳ là một điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé yêu, vì vậy chị em hãy xem các lịch hẹn khám thai với bác sĩ là quan trọng nhất hiện nay nhé.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 9

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần thứ 9 này, ống thần kinh của bé đã hoàn toàn co lại và biến mất hẳn. Đầu của bé yêu sẽ phát triển lớn hơn trước, nó to hơn hẳn so với nhiều bộ phận khác trên cơ thể bé và nó sẽ cúi gập vào ngực của bé. Thời điểm này, chiều dài bé đạt khoảng 23 đến gần 31 milimet, cân nặng khoảng 3-4 gam.

Hệ tiêu hoá của bé vẫn đang hoàn thiện. Tuy nhiên, lúc này hậu môn mới bất đầu hình và ruột của bé đang phát triển dài hơn. Đặc biệt là trong tuần này, những cơ quan sinh sản bên trong như tinh hoàn hoặc buồng trứng cũng dần được hình thành.

Thông qua máy siêu âm chị em sẽ thấy được những cử động nhẹ của bé yêu. Tuy nhiên, trong vài tuần tới chị em vẫn chưa thể tự mình cảm nhận được những cử động này của bé.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho lần khám thai đầu tiên, chị em hãy dành một chút thời gian nghiên cứu và ghi chép lại các bệnh tật tiền sử của gia đình. Hoặc là chị em hãy trả lời một số câu hỏi sau đây:

  • Hiện tại, chị em có mắc bệnh lý mãn tính nào không?
  • Chị em đã mắc các bệnh về dị ứng chưa?
  • Trước khi mang thai chị em đã từng trải cuộc phẫu thuật nào chưa?
  • Chị em có sử dụng một loại thuốc đặc trị nào không?
  • Trong gia đình đã có ai bị một sự đột biến bất thường về gen không?
  • Chu kỳ hành kinh của chị em như thế nào?
  • Đây là lần thứ mấy mang thai, những lần trước có vấn đề gì không?
  • Chị em có thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá không?

Chị em hãy chia sẻ những vấn đề trên với bác sĩ của mình trong buổi khám thai lần đầu tiên để nhận được những tư vấn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của con yêu nhé!

]]>
https://meyeucon.org/7512/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-2/feed/ 124
Tuần thứ tám của thai kỳ https://meyeucon.org/20410/tuan-thu-tam-cua-thai-ky/ https://meyeucon.org/20410/tuan-thu-tam-cua-thai-ky/#comments Fri, 02 Dec 2011 02:04:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=20410 Tính đến thời điểm này, bạn đã chậm tới 2 lần kinh nguyệt nên khả năng chưa có thai được loại trừ. Ngay sau khi phát hiện ra mình có thai (do thử nước tiểu hay thử máu), bạn nên đến bác sĩ để khám thai lần đầu tiên.

Sự phát triển của thai

Tuổi thai nhi của bạn lúc này được tính là tuần thứ 6 và chiều dài từ đầu đến mông của bé vào khoảng từ 1,4cm đến 2cm. Kích thước này của thai nhi gần bằng một hạt đậu nhỏ.

Lúc này, não đã thành hình rõ, tuyến sinh dục đang phát triển để hình thành bộ phận sinh dục nam hoặc nữ.

Ở phần trung tâm, động mạch chủ và cuống phổi đã hình thành, có biểu hiện đặc trưng riêng. Các ống nối từ cổ họng đến phần chức năng của phổi được phân nhánh, giống như cành cây.

Hệ thống tiêu hóa tiếp tục phát triển. Hậu môn được hình thành và ruột ngày càng dài hơn.

Tuần này, bộ xương của bé bắt đầu hình thành. Các khớp khuỷu tay và các rãnh ngón chân đang bắt đầu lộ rõ. Ngón chân, ngón tay đang bắt đầu tạo hình. Cổ tay và khuỷu tay bắt đầu tạo thành chỗ gấp khúc hai cánh tay. Cánh tay kéo dài hơn, chúng chúc xuống phần khuỷu tay và hơi uốn cong xung quanh phần tim.

Khuôn mặt, mũi, môi trên của bé cũng đang được hình thành. Da đã bắt đầu phát triển trên mắt, tạo thành mí mắt. Đặc biệt, máu bắt đầu chảy trong một hệ thống tuần hoàn sơ khai. Lúc này, bé bắt đầu có một số cử động.

Bạn nên đi khám thai trong tuần này

Những thay đổi của bạn

Tử cung của bạn ngày một to lên. Đến tuần thai này, nó đã to bằng quả bưởi. Tử cung to lên có thể khiến bạn có cảm giác bị thiết chặt, hoặc co cơ trong suốt thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn bị co cơ, lại kèm theo xuất huyết thì nên đến bác sĩ để được tư vấn.

Trong tuần thai này, một số phụ nữ lại có những cơn đau nhức, ngắt quãng ở phần hông, phía dưới lưng và bên cạnh đùi khi thai phát triển. Bệnh này được gọi là đau dây thần kinh hông. Dây thần kinh hông chạy dọc phía sau dạ con trong phần khung chậu đến chân. Các bác sĩ cho rằng, cơn đau này là do áp lực của dây thần kinh từ phía tử cung đang lớn dần. Bạn nên có chế độ thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu các cơn đau này. Tốt nhất là nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Khám thai

Tuy chỉ mới tuần thứ 8, nhưng bạn cũng nên bắt đầu chăm sóc cho bản thân và thai nhi. Bạn nên chọn một bác sỹ (hoặc y sỹ nếu ở nông thôn không có điều kiện) để quản lý thai nghén cho mình.

Bạn phải ưu tiên dành thời gian đi khám thai, vì việc theo dõi, quản lý thai nghén rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Lần đầu đi khám thai, bạn nên chuẩn bị một số thông tin để cung cấp cho bác sỹ, ví dụ: tiểu sử bệnh lý của bản thân và gia đình.

Ngoài ra, bạn hãy nghĩ đến các câu hỏi như: Bạn thấy kinh nguyệt lần cuối cùng vào ngày nào? Vòng kinh của bạn có đều không? Bạn có bệnh gì mãn tính không? Bạn có bị dị ứng gì không? Trước đây, bạn đã bị phẫu thuật lần nào chưa? Bạn có đang sử dụng một loại thuốc nào không? Gia đình bạn có bệnh tật di truyền gì đặc biệt không? Trước đây bạn đã từng có thai chưa? Bạn có hút thuốc, uống rượu không? Bạn đang chơi môn thể thao gì?…

Khám thai lần đầu thường gồm:

  • Thử nước tiểu.
  • Cân nặng của bạn.
  • Khám/siêu âm tử cung, thăm khám cổ tử cung.
  • Hỏi lịch sử bệnh lý trong gia đình…
]]>
https://meyeucon.org/20410/tuan-thu-tam-cua-thai-ky/feed/ 4
Dưỡng thai tháng thứ 2 https://meyeucon.org/15484/duong-thai-thang-thu-2/ https://meyeucon.org/15484/duong-thai-thang-thu-2/#comments Sun, 09 Jan 2011 16:23:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=15484 Ở tháng thứ 2, thai nhi bắt đầu đi vào giai đoạn phân hoá nên đầu, lưỡi, chân, tay đều trong giai đoạn bắt đầu hình thành và từ tuần thứ 7 có thể phân biệt được đầu, chân, tay, thậm chí là ngón chân, ngón tay của bé. Ở những ngày cuối tháng thứ 2, não của thai nhi phát triển nhanh chóng; mắt, mũi, miệng đã hình thành và thai nhi bắt đầu có sự khác biệt vì phôi thai đã thành hình người.

Từ tuần thứ 8 trở đi, hệ xương của bé cứng dần, móng tay và móng chân bắt đầu được hình thành; bé bắt đầu có bộ mặt, đầu, mắt, mũi… Ở tuần này, da bé vẫn còn mỏng manh, có thể nhìn thấy được cả những mạch máu và tim qua lớp da. Cơ quan sinh dục của thai nhi đã phát triển, có thể phân biệt được giới tính. Dây rốn dần dần dài và thai nhi vận động tự do trong nước ối. Thai nhi không ngừng tăng trưởng nên tử cung của người mẹ dần dần to lên, nhưng nhìn bên ngoài người ta vẫn chưa nhận ra rõ sự thay đổi này.

Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Lúc này, bạn nên đi siêu âm, khám thai và chuẩn bị tâm lý làm mẹ.

3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian dễ bị sảy thai nhất, vì vậy thời kỳ này thai phụ cần hết sức thận trọng và chú ý đến các vấn đề về dưỡng thai.

Phòng chống sảy thai

Ở giai đoạn này rất dễ bị sảy thai, vì vậy thai phụ cần chú ý tránh:

  • Các hoạt động phải cúi nhiều.
  • Không nên đứng quá lâu khi làm việc.
  • Hạn chế đi xa bằng tàu, xe…
  • Người chồng nên san sẻ bớt công việc để vợ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Kiêng quan hệ tình dục để đề phòng bị sảy thai.

Chú ý phòng chống các bệnh truyền nhiễm

– Những người mắc bệnh cảm cúm có thể dẫn đến việc thai nhi bị dị tật như: sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, trí lực thấp, thiếu mắt bẩm sinh…

– Thai phụ cần phải tránh xa những chất có hại: thiếc, benzen, magie… phòng chống khí độc trong gas để phòng chống thai nhi dị hình và sảy thai, vì thời gian mà thai nhi có nguy cơ dị hình ngũ quan cao nhất là sau khi thụ tinh từ 15 – 27 ngày. Cụ thể: mắt từ 24 – 29 ngày, tim từ 20 – 29 ngày, tứ chi từ 24  – 36 ngày; cơ quan sinh dục từ 28 – 62 ngày. Do vậy, ở đầu thời kỳ mang thai, thai phụ phải tăng cường bảo vệ, đề phòng thai nhi bị dị hình.

Chú ý vấn đề vệ sinh hàng ngày

Thai phụ nên chú ý vệ sinh răng miệng, tránh sâu răng; nên dùng nước ấm để tắm, rửa và mỗi lần tắm không nên quá 15 phút; nếu bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì nên đến bệnh viện để khám và chữa trị; chú ý không nên mặc quần áo lót quá chặt.

Giảm bớt những triệu chứng khó chịu

Thời gian này, thai phụ sẽ thấy xuất hiện buồn nôn, chán ăn. mệt mỏi… Những phản ứng này thường xuất hiện vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 7, kéo dài đến tuần thứ 12 – 15, cá biệt thì có thể kéo dài đến tuần thứ 20. Thai phụ có thể áp dụng các biện pháp sau để làm giảm bớt những khó chịu đó.

– Thả lỏng người, nghỉ ngơi hợp lý: làm ít việc nhà; người nhà nên quan tâm và tạo không khí gia đình vui vẻ, duy trì tâm trạng ổn định, cân bằng. Bạn cũng có thể nói chuyện hoặc gọi điện với bạn bè để chia sẽ cảm giác khó chịu này; sắp xếp các đồ đạc lặt vặt trong nhà; hoặc đi dạo…

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…Lựa chọn thức ăn có dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ.  Nếu thai phụ luôn có cảm giác buồn nôn thì vẫn nên cố gắng ăn, đừng vì sợ nôn mà bỏ ăn, khiến thai nhi sẽ không đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn làm nhiều bữa, ăn nhiều hoa quả, uống ít nước trước khi ăn cơm, có thể uống thêm một lượng lớn nước hoa quả và sữa bột… Có thể tham khảo các phương pháp sau:

– Buổi sáng khi thức dậy, nếu có cảm giác nôn thì nên ăn một chút đồ ăn nhẹ và không nên ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay, nóng.

– Nên ăn làm nhiều bữa và ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ.

– Không nên lạm dụng thuốc dinh dưỡng.

– Không dùng thuốc chống nôn và các thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Mang thai nửa tháng đầu, nếu thai phụ ăn quá nhiều chất chua, dùng thuốc có tính chua đều gây nguy hiểm và có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

– Để khắc phục tình trạng buồn nôn và không muốn ăn…, thai phụ có thể dùng một lượng vitamin B6 thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý: không uống nhiều, hoặc dùng một lượng lớn trong một thời gian dài, tránh gây nhiễm độc, ảnh hưởng đến thai nhi.

Kiên trì tập luyện thể dục

Để giữ gìn sức khoẻ và dưỡng thai thì bà bầu có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, đơn giản làm giảm mệt mỏi các cơ, giảm cảm giác nặng nề ở dưới bụng, thả lỏng cơ vai và cơ ở xương chậu. Lưu ý, trước khi tập thể dục, thai phụ phải đi vệ sinh và nếu có dấu hiệu sảy thai, tuyệt đối không được vận động và đến ngay bệnh viện.

Chống bệnh táo bón

Do thời kỳ mang thai, chất kích tố tăng cao, tử cung to dần và chèn ruột. Do đó dễ sinh ra bệnh táo bón, bệnh trĩ. Vì thế, thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất sơ như: hoa quả, rau, các loại đậu, uống các loại sữa, tiếp đến là vận động thích hợp.

Chú ý giữ gìn sức khoẻ ở chân

Nhiều phụ nữ mang thai tháng thứ 2, chân  bị phù và dần phát triển xuống đùi, bàn chân làm cho việc đi đứng khó khăn, tuần hoàn máu không thông. Khi trọng lượng cơ thể thai phụ ngày càng tăng thì sức nặng của cơ thể dồn lên hai chân, làm chân càng chịu áp lực lớn, dẫn đến đau lưng. Vì vậy, thai phụ nên ăn mặc thoáng, rộng rãi, đi giày vải để giảm bớt phù chân và giảm gánh nặng ở vai.

Dự đoán thời kỳ sinh nở

Dự đoán chính xác được ngày sinh nở, bạn sẽ có sự chuẩn bị sẵn sàng cả về sức khỏe, tinh thần và vật chất để chào đón bé. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện khám thai để các bác sĩ chuyên khoa tính toán và cho bạn biết ngày dự sinh chính xác nhất.

]]>
https://meyeucon.org/15484/duong-thai-thang-thu-2/feed/ 15
Có nên ăn gấp đôi khi mang thai? https://meyeucon.org/15443/co-nen-an-gap-doi-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/15443/co-nen-an-gap-doi-khi-mang-thai/#comments Sat, 08 Jan 2011 21:01:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=15443 Hỏi: Em mang thai lần đầu tiên được 2 tháng. Em đã tăng 4 ký rồi vì mọi người cứ nói phải ăn thật nhiều, ăn gấp đôi để đủ dinh dưỡng nuôi 2 người. Em lại thấy rất lo vì em lên cần nhiều quá, cảm giác nặng nề và mệt mỏi. Bác sĩ tư vấn giúp em với

Ăn đủ chất khi mang thai mới là quan trọng

Trả lời: Khi có thai, dinh dưỡng cho 2 người (mẹ và bé) điều đó không có nghĩa là phải ăn gấp đôi bình thường. Em tăng cân như vậy là khá nhiều, tăng cân nhiều sẽ có một số biến chứng: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì gây đẻ khó… Vì vậy em phải điều chỉnh lại chế độ ăn. Ăn đa dạng thức ăn đủ các thành phần: đạm, đường, béo, vitamin và muối khoáng. Để giảm cân, bạn nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường và chất béo, ăn nhiều hoa quả. Ngoài ra em có thể dùng thêm từ 1 đến 2 ly sữa một ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con sẽ giúp bé phát triển toàn diện và được bảo vệ, hoàn thiện khi còn trong bụng mẹ.

]]>
https://meyeucon.org/15443/co-nen-an-gap-doi-khi-mang-thai/feed/ 2
Tháng thứ 2 mang thai https://meyeucon.org/14568/thang-thu-2-mang-thai/ https://meyeucon.org/14568/thang-thu-2-mang-thai/#comments Sun, 12 Dec 2010 09:42:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=14568 Giờ thì bạn đã biết mình đang mang thai và đã trải qua tất cả những bước kiểm tra cần thiết. Sau đây là những điều bạn phải nghĩ đến trong tháng thứ hai mang thai.

Ưu tiên số 1: hẹn gặp bác sĩ trước tuần thứ 12.

  • Bạn sẽ trải qua bước kiểm tra cơ bản để bác sĩ/bà đỡ cảm nhận dạ dày của bạn, lắng nghe tim thai và cân đo chiều cao lẫn cân nặng của bạn.
  • Bạn sẽ được đo huyết áp, thử máu và lấy mẫu nước tiểu.
  • Bạn có thể được siêu âm lần đầu tiên ở bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa.
  • Bạn sẽ được hỏi thăm về những lần mang thai trước đây, tiền sử sẩy thai hay nạo thai, ngày có kinh cuối cùng, nếp sống và tiền sử bệnh lý của gia đình.

Quá trình phát triển của đứa bé

Hệ thống thần kinh, phổi, gan, bụng và tuyến tụy phát triển rất nhanh. Xương sống và thận bắt đầu hình thành, những cơ bắp đầu tiên, với chức năng giúp bé vận động, cũng đã tạo hình. Các giác quan như thần kinh thị giác, tai, lưỡi và chóp mũi tiếp tục định hình và có thể nhìn thấy thông qua kỹ thuật siêu âm. Nhưng phôi thai vẫn chưa thể nghe hoặc nhìn. Trái tim nhỏ bé của con bạn mới chỉ có 2 ngăn trong giai đoạn này, một ở bên trái và một ở bên phải. Vào cuối tháng thứ hai, phôi thai dài khoảng 3 cm và nặng từ 2 – 3 g.

Những bước kiểm tra cần tiến hành

  • Hẹn gặp bác sĩ để siêu âm lần đầu.
  • Hỏi bác sĩ và bà đỡ những thủ tục cho phép bạn được nhận thuốc và chăm sóc răng miễn phí.

Sức khỏe của bạn

– Nếu ốm nghén thì bạn hãy uống một ly nước khi bụng đang đói và cố gắng ăn sáng nhẹ trong khi đang nằm trên giường. Sau đó, chờ khoảng 15 phút trước khi ngồi dậy. Uống trà gừng hoặc trà cúc La Mã thay cho trà thường hoặc cà phê.

– Nếu mỗi ngày đều gặp phải những triệu chứng như trào huyết, tiểu tiện liên tục, căng ngực, ợ nóng, đau đầu, nóng vội, chảy máu cam, ngứa hay nôn thì những liệu pháp nhẹ nhàng như phép vi lượng đồng cân có thể giúp ích cho bạn mà không gây hại cho đứa bé.

– Đến gặp bác sĩ nếu bạn tiết ra chất có mùi thối hoặc có màu xanh lục.

– Nếu mệt mỏi và có thể ngủ suốt cả ngày thì một giấc ngủ trưa dài 20 phút sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe.

– Hơi thở và nhịp tim của bạn có thể sẽ tăng lên. Nếu hiện tượng này xảy ra thì bạn hãy bình tĩnh, nhưng đừng rơi vào trạng thái thiếu cảnh giác.

– Triệu chứng co thắt vùng bụng là điều bình thường và không nên nhầm lẫn với sự co thắt bàng quang. Hãy nghỉ ngơi và hít thở thật sâu.

– Tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay thậm chí nhẹ nhàng hơn như thể dục nhịp điệu, yoga và khiêu vũ.

– Uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Chế độ ăn uống của bạn

– Ưu tiên thức ăn tươi hơn thức ăn đông lạnh và ăn những loại thực phẩm đa dạng. Ăn nhiều protein, một thành phần thiết yếu cho sự phát triển cơ bắp của đứa bé. Gia tăng lượng hấp thụ calo bằng những thực phẩm giàu tinh bột thay vì thức ăn ngọt mà bạn luôn cảm thấy thèm muốn. Tránh ăn quá nhiều chất béo, đường hay muối.

– Để duy trì thể trạng và sức khỏe tốt, bạn phải chú ý đến vấn đề tăng cân, lý tưởng nhất là từ 10 – 12 kg trong 9 tháng (có thể ít hơn nếu bạn khá mập và nhiều hơn nếu bạn khá gầy).

Làn da của bạn

Chăm sóc cho da để giảm thiểu những vết rạn da, một hiện tượng bình thường nhưng không thể thay đổi. Chọn những loại dầu và kem chống rạn da được chế tạo đặc biệt cho phụ nữ mang thai, tất nhiên là an toàn khi sử dụng, theo đúng định nghĩa.

Những nỗi lo lắng

– Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn thường cảm thấy nghi ngờ, tâm lý dễ biến đổi và có những nỗi thèm khát kỳ lạ. Người bạn đời của bạn cần phải tỏ ra yêu thương, dịu dàng và thông cảm.

– Bạn sẽ sợ hãi trước những thay đổi trong cơ thể của mình, sợ gặp biến chứng hay sợ sinh ra một đứa trẻ bất thường. Những nỗi sợ hãi này đều rất bình thường và các bà mẹ tương lai vẫn hay đối mặt.

– Đừng sợ việc phải kể lại những nỗi lo lắng này với bà đỡ hay ai đó gần gũi với mình: họ có thể giúp gia tăng sự tự tin, củng cố quyết tâm và giúp xoa dịu những nỗi sợ hãi của bạn.

Điều gì sẽ đến trong tháng thứ 3?

Bé yêu của bạn sẽ có sự phát triển vượt bậc từ phôi thai trở thành bào thai, khung xương bắt đầu hình thành và khớp bắt đầu có chức năng… Bạn cũng nên đi khám siêu âm lần đầu và tham gia chương trình sàng lọc trước khi sinh để tầm soát dị tật của thai nhi. Ngoài ra hãy luôn thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt và tiếp tục theo dõi những gì sẽ ến trong tháng thứ 3 –> Tháng thứ 3 mang thai

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Tháng đầu tiên Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Trứng được thụ tinh, phôi thai hình thành nhưng dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng. Thai nhi chỉ dài từ 2-5mm. Phôi thai có sự phát triển về hệ thống thần kinh và các bộ phận trong cơ thể. Dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Cuối giai đoạn này phôi thai dài 2-3cm và nặng 2-3g.

  • Tuần thứ 8: 1,6cm – 1g
  • Tuần thứ 9: 2,3cm – 2g
Tế bào thần kinh và khung xương phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là các giác quan. Phôi thai có sự chuyển hóa thành bào thai và thai nhi có thể nặng tới 40-50g.

  • Tuần thứ 10: 3,1cm – 4g
  • Tuần thứ 11: 4,1cm – 7g
  • Tuần thứ 12: 5,4cm – 14g
  • Tuần thứ 13: 7,4cm – 23g
  • Tuần thứ 14: 8,7cm – 43g
]]>
https://meyeucon.org/14568/thang-thu-2-mang-thai/feed/ 29
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 9 https://meyeucon.org/11844/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-9/ https://meyeucon.org/11844/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-9/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:23:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=11844 Đoạn cuối ở phần đáy của ống thần kinh của bé đã co lại và hầu như biến mất ở tuần lễ này. Ngược lại, đầu của bé ngày càng phát triển to hơn, trông nó lớn hẳn so với các bộ phận khác của cơ thể và nó cúi gập vào ngực bé. Ở tuần lễ này, chiều dài bé đạt khoảng 23 milimet, cân nặng khoảng 2 gam.

Hệ tiêu hoá vẫn tiếp tục phát triển. Hậu môn của thai nhi đã hình thành, ruột của thai nhi phát triển dài hơn. Thêm nữa, các cơ quan sinh sản bên trong, như tinh hoàn hoặc buồng trứng, cũng được hình thành trong tuần lễ này.

Thai nhi 9 tuần tuổi

Thai nhi của Bạn đã có thể có những cử động đầu tiên trong tuần này khi các cơ đã phát triển. Nếu được xem qua máy siêu âm, Bạn có thể nhìn thấy được những cử động của thai nhi. Tuy nhiên Bạn vẫn sẽ không tự cảm nhận được những cử động này trong cả một vài tuần tới nữa. Siêu âm còn là cách để xác định nhịp tim của trẻ.

Sự thay đổi trong cơ thể của Bạn

Để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên, Bạn hãy dành thời gian để ghi nhận lại tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình. Sau đó, ghi chép chúng lại cẩn thận. Bạn có thể trả lời một số các câu hỏi dưới đây:

  • Bạn đang có một bệnh lý mãn tính nào hay không?
  • Bạn có tiền sử hay bị dị ứng không?
  • Bạn đã từng trải qua bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào không?
  • Bạn có thường xuyên uống một loại thuốc trị bệnh nào không ?
  • Có một sự đột biến bất thường về gen nào đó đã xảy ra trong gia đình của Bạn chưa?
  • Chu kỳ kinh nguyệt của Bạn có đều đặn hay không?
  • Bạn đã từng có thai lần nào chưa, những lần mang thai trước đó có những rắc rối gì?
  • Bạn có hay sử dụng thuốc lá hay bia rượu không?
  • Bạn có thói quen tập luyện thể dục thường xuyên hay không ?

Đó là tất cả những vấn đề có liên quan đến sức khỏe mà BS cần phải thảo luận với Bạn trong buổi khám thai đầu tiên. Chính vì vậy, Bạn có thể hợp tác với BS một cách tốt nhất bằng cách Bạn hãy ghi lại chính xác những thông tin trên vào một cuốn sổ ghi nhớ để mang theo khi đi khám thai lần đầu tiên.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11844/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-9/feed/ 4
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 8 https://meyeucon.org/11843/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-8/ https://meyeucon.org/11843/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-8/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:19:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=11843 Được nhìn ngắm những ngón tay và những ngón chân bé xíu xinh xinh của bé là một trong những điều tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của các bậc cha mẹ. Các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành trong tuần lễ này, cánh tay bé đã có thể cử động được và có thể gập duỗi nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay.

Bên cạnh đó, khuôn mặt bé cũng có những thay đổi như việc hình thành chóp mũi và môi trên, thêm nữa là lớp da trên mí mắt cũng được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt. Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, hệ tiêu hoá đang ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là ruột của bé.

Thai nhi 8 tuần tuổi

Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé cũng xuất hiện trong tuần lễ này, mặc dầu chưa rõ ràng để có thể xác định là cơ quan sinh dục nam hay cơ quan sinh dục nữ.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Các dấu hiệu có thai như mất kinh, ói mữa, mệt mỏi, cộng thêm việc quần áo bỗng trở nên chật chội do tử cung ngày càng phát triển lớn làm cho Bạn bỗng nhiên nghĩ đến việc có thai. Bạn nên thử thai tại nhà hoặc tại bệnh viện một lần nữa để xác định một cách chắc chắn về tình trạng thai nghén của mình. Sau đó Bạn nên có một cuộc hẹn với BS để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên. Bạn phải được khám thai một cách cẩn thận bởi các BS chuyên khoa sản, các nữ hộ sinh, các bà mụ đỡ đẻ với bề dày kinh nghiệm hoặc các BS gia đình chuyên về sản khoa. Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro (ví dụ như Bạn đã từng xảy thai nhiều lần, hay Bạn đã ngoài 35 hoặc Bạn thường có những rắc rối trong những lần mang thai trước), khi đó BS có thể sẽ yêu cầu Bạn đi khám thai càng sớm càng tốt và có thể sẽ phải khám thai một cách thường xuyên hơn các thai phụ khác trong suốt quá trình mang thai liên tục cho đến lúc sanh.

Khám thai định kỳ một cách đầy đủ và tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của BS là một điều rất quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe và bảo vệ an toàn cho thai nhi và cho cả Bạn nữa, vì vậy Bạn hãy xem các cuộc hẹn khám thai với BS là ưu tiên hàng đầu

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11843/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-8/feed/ 7
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7 https://meyeucon.org/11842/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-7/ https://meyeucon.org/11842/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-7/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:18:16 +0000 https://meyeucon.org/11842/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-7/ Bây giờ, chiều dài của thai nhi vào khoảng 13 milimet và cân nặng khoảng 0.8 gram, bé của Bạn đã bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung. Dây rốn được hình thành để cung cấp chất dinh dưỡng và thải những chất bẩn của bé ra ngoài túi ối. Thêm vào đó, bộ máy tiêu hoá và phổi của thai nhi tiếp tục được hoàn thiện hơn.

Thai nhi 7 tuần tuổi

Bạn đang rất nóng lòng muốn nhìn thấy khuôn mặt đứa con thân yêu của mình vào ngày bé được sinh ra có phải không? Có lẽ Bạn phải chờ lâu đấy, nhưng trong khi chờ đợi thì khuôn mặt của bé đã đuợc định hình. Từ chiếc miệng xinh sắn cho đến chiếc mũi be bé, chỗ hõm ở vị trí tai, và sự hình thành sắc tố ở tròng đen của mắt cũng đang phát triển song song.

Bạn đang nghĩ về một bé trai hay một bé gái cùng chơi bóng với Bạn sau này có phải không? Lúc này, các chồi tay đã phát triển và chỉ qua tuần vừa rồi thôi chúng đã tách ra làm hai phần là vai và cánh tay, trông như những mái chèo bé tí xinh xinh.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Việc có thai cũng gây ra những thay đổi lớn ở cổ tử cung của Bạn. Tuần này, sẽ xuất hiện một cái nút nhầy ở đầu cổ tử cung và đóng kín tử cung cho đến lúc sanh để bảo vệ bé. Khi chuyển dạ, cái nút này sẽ tụt ra khi cổ tử cung & tử cung sẽ nở ra để chuẩn bị bước vào cuộc sanh nở.

Bạn có thể cảm thấy đau râm rang và có ra một ít máu (thậm chí cả suốt tuần lễ) vì lúc này phôi thai đang bám rễ một cách chắc chắn vào thành trong lòng tử cung. Một số thai phụ hiểu lầm việc chảy máu này là do có kinh trở lại sau khi bị trễ chu kỳ. Trong mọi trường hợp có ra máu khi đang có thai, Bạn phải gọi điện và báo ngay cho BS biết chi tiết về tình trạng hiện tại đồng thời nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trong khi chờ BS đến

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11842/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-7/feed/ 6
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6 https://meyeucon.org/11841/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-6/ https://meyeucon.org/11841/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-6/#respond Wed, 28 Jul 2010 06:16:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=11841 Ở tuần lễ thứ sáu, ống thần kinh chạy dọc theo lưng bé sẽ được đóng kín. Thêm vào đó, sẽ có một sự phát triển đáng kể về kích thước của não bộ. Các túi mắt, sau này sẽ phát triển thành mắt, đã bắt đầu phát triển trên bề mặt của đầu bé ở tuần tuổi thai này, và hình thành một đường nhỏ dẫn đến tai trong của thai nhi.

Thai nhi 6 tuần tuổi

Ngay cả khi chưa có thể nghe được, tim thai nhi đã bắt đầu đập. Phần đầu của bộ máy tiêu hoá và bộ máy hô hấp cũng đã được hình thành. Những chồi nhỏ sau này sẽ phát triển thành tay và chân của bé cũng xuất hiện. Những sự phát triển này diễn ra theo một tỷ lệ cực kỳ nhỏ bởi vì lúc này thai nhi của Bạn dài vỏn vẹn từ 2 đến 4 milimet.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Các rắc rối thông thường nhất khi mang thai mà Bạn thường gặp phải sẽ xuất hiện nhiều nhất trong khoảng thời gian này. Bạn sẽ có thể cảm thấy rất mệt, ngay cả trước khi Bạn biết mình có thai vì khi đó cơ thể Bạn phải điều chỉnh cho phù hợp với tình trang thai nghén. Thêm vào đó, triệu chứng đau vú và buồn nôn hoặc thậm chí nôn ói hoặc bị ốm nghén vào buổi sáng có thể khiến Bạn cảm thấy mệt mỏi hơn là vui thích.

Tình trạng ốm nghén có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thậm chí có thể xảy ra cả ngày. Vì vậy Bạn chớ quá lo lắng về tình trạng ốm nghén mà hãy tranh thủ nghỉ ngơi nhiều nhất nếu có thể được. Lượng hormon hCG tăng cao không chỉ làm cho Bạn cảm thấy buồn nôn mà nó còn khiến cho Bạn đi tiểu nhiều hơn thường lệ

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11841/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-6/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 5 https://meyeucon.org/11839/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-5/ https://meyeucon.org/11839/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-5/#respond Wed, 28 Jul 2010 06:14:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=11839 Cho đến lúc này, phôi thai đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình thành.

Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi) chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống thần kinh này sẽ trải phẳng ra và hình thành nên phần não trước của thai nhi. Chỗ phồng ra lớn nhất ở phía trước lồng ngực của phôi sẽ hình thành nên tim của bé.

Thai nhi 5 tuần tuổi

Các xét nghiệm thử thai tại nhà có thể cho kết quả dương tính ở tuần lễ này. Nếu Bạn sử dụng các dụng cụ thử thai tại nhà, Bạn nên thử vào buổi sáng sớm để có thể có kết quả chính xác nhất – vì lượng nước tiểu đầu tiên trong ngày có chứa mức hormon hCG (một loại hormon có liên quan đến thai kỳ) cao nhất.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Ngay cả khi Bạn không có những triệu chứng nôn ói, khi có thai Bạn cũng sẽ không muốn ăn một số loại thức ăn nào đó. Ngộ độc thực phẩm, như nhiễm khuẩn listeriosis và nhiễm khuẩn toxoplasmosis, có thể đe dọa đến sự an toàn của thai nhi và có thể là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Dưới đây là một số thực phẩm mà Bạn cần tránh khi đang mang thai:

  • Sữa tươi và nước ép trái cây chưa được tiệt trùng.
  • Các loại thịt sống hoặc thịt tái.
  • Trứng ốp la, hoặc các thực phẩm có sử dụng trứng sống như kem tươi.
  • Các loại nghêu, sò, ốc chưa chín.
  • Pa tê
  • Các loại mắm như mắm tôm, mắm nêm, …
  • Các loại rau sống
  • Đu đủ sống như gỏi đu đủ

Vi khuẩn Toxoplasmosis còn có thể bị lây nhiễm từ phân chó, mèo, hoặc các đống rác bẩn ngoài vườn, vì vậy Bạn nên tránh tiếp xúc với chó, mèo hoặc các công việc quét dọn rác bẩn trong vườn

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11839/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-5/feed/ 0