Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 3 https://meyeucon.org/7529/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-3/ https://meyeucon.org/7529/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-3/#comments Sat, 13 Sep 2014 01:00:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=7529 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 10

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, hầu hết các cơ quan nội tạng của thai nhi đã hoàn thiện và đang bắt đầu hoạt động phối hợp với nhau. Đặc biệt, ở tuần thứ 10 này não của bé phát triển rất nhanh, với tốc độ khoảng 250.000 tế bào/phút.
Những thay đổi bên trong và bên ngoài phát triển song song nhau. Lúc này, bên trong miệng của bé cũng đang hình thành những mầm răng. Ngoài ra, nếu thai bạn đang mang là con trai thì đây cũng chính là thời điểm tinh hoàn của bé yêu cũng tiến hành công việc sản xuất ra các hormonsinh dục nam.

Trong tuần lễ này, các di tật bẩm sinh vẫn chưa xuất hiện. Đây cũng chính là tuần lễ kết thúc giai đoạn đâu tiên của thời kỳ mang thai.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Đây là mốc quan trọng nhất để chị em thực hiện việc khám thai đinh kỳ đầu tiên của. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một số các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết. Để có kết quả chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con, bác sĩ có thể sẽ khám bên trong âm đạo cũng như thăm khám vú cho chị em. Như đã giới thiệu từ trước trong lần khám thai đầu tiên này bác sĩ sẽ hỏi chị em về một số câu hỏi có liên quan và khi tiến hành siêu âm chị em sẽ nghe được nhịp tim của bé yêu.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em về một số vấn đề như có phải tiêm phòng các loại dịch bệnh(như thủy đậu, bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức (Rubella)) hay không. Bên cạnh đó chị em cũng có thể biết thông tin về nhóm máu hoặc yếu tố Rh. Nếu chị em có yếu tố Rh- nhưng bé yêu lại có Rh+ điều này có nghĩa là các tế bào hồng cầu trong máu của bé yêu sẽ bị phá vỡ. Lúc này, để ngăn chặn bác sĩ sẽ dùng biện pháp cho chị em tiêm chủng ngừa miễn dịch globulin Rh vào tuần lễ thứ 28 và sau khi sinh con chị em sẽ được tiêm mũi nhắc.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 11

Quá trình phát triển của thai nhi:

Bắt đầu tuần thứ 11 đến tuần thứ 21, bé yêu sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh. Ở các tuần lễ tước bé có chiều dài khoảng từ 35-55 milimet và cân nặng khoảng từ 6-7 gram, thì ở tuần thứ 21 bé sẽ có chiều dài lên tới 15 centimet và cân nặng khoảng 290 gram.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Một trong những nguyên nhân chính khiến chị em tăng cân tong tuần này là do các nhu cầu về chất dinh dưỡng của bé yêu, và thường thì tong thai kỳ chị em có thể tăng cân từ 10 đến 14 kg. Trong 3 tháng đầu mang thai chị em thường tăng khoảng 1-2 kg, 3 tháng tiếp theo tăng khoảng 4 kg và 3 tháng cuối tăng khoảng 3 kg. Nếu chị em tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy nếu có trường hợp này xảy ra chị em hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn.

 

Thai nhi 10 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 12

Quá trình phát triển của thai nhi:

Những bộ phân trên khuôn mặt bé đã hoàn chỉnh hơn. Lúc này, não bộ của bé vẫn đang phát triển tiếp, các móng tay và chân cũng đang dần được hình thành.

Trong tuần này, chị em có thể nghe rõ nhịp tim của bé yêu, hơn nữa là ruột của bé có thể đã vừa với ổ bụng và lượng nước tiểu đầu tiên của bé yêu được tạo ra và được thải ra bọc nước ối, bởi vì lúc này thận của bé đã được hình thành và đang bắt đầu đi vào hoạt động.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Khi mang thai những thay đổi về sinh lý sẽ khiến cho làn da của chị em trở nên căng tràn, hồng hào hơn. Nhưng đôi khi đây cũng chính là nguyên nhân khiến làn da của chị em xấu đi, thậm trí là bị mọc mụn nữa. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá bận tâm nhé, quan trọng là mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 13

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở cuối giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, bánh nhau của bé sẽ phát triển và cung cấp đủ lượng oxy, dưỡng chất và giúp đưa chất thải ra ngoài. Để giúp duy trì sự tồn tại hoặc tránh không bị đẩy ra khỏi bụng mẹ quá sớm thì bánh nhau sẽ tiết ra hormon progesterone và estriol.

Bên trong của tử cung, để bảo vệ sự phát triển của mắt bé các mí mắt được khép kín lại. Lúc này, mặc dù phản xạ mút của bé lúc này chưa được hoàn nhưng bé có thể đưa tay vào miệng và mút ngoan.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Sau khi khám thai, để đảm sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em về các loại vitamin và khoáng chất cần bổ sung cho cơ thể như Axit Folic, kẽm, sắt, và can xi… Nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thuốc thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có liều lượng hợp lý nhất nhé.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 14

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần thứ 14 này, tóc và lông mày của bé yêu đã bắt đầu phát triển nhiều hơn. Ngoài ra, những sợi lông nhỏ và mịn phủ khắp cơ thể bé cũng đang được hoàn thiện.
Trong giai đoạn này, các cơ quan sinh sản của bé cũng tiếp tục phát triển. Nếu là con trai thì sẽ thấy tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển. Nếu là con gái thì lúc này buồng trứng cũng bắt đầu phát triển.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần lễ này nguy cơ xẩy thai là rất thấp, chính vì vậy chị em có thể thoải mái hơn một chút. Tuy nhiên, nếu trường hợp chị em mang thai ở độ tuổi ngoài 35 thì sẽ có nhiều rủi ro, lúc này các bác sĩ sẽ bàn bạc với chị em về phương pháp hạn chế rủi ro, phương pháp thường dùng đó là chọc dò ối. Đây cũng chính là một trong những xét nghiệm có thể phát hiện ra những biểu hiện bất thường của thai nhi. Thực hiện phương pháp này sẽ không mang đến rủi ro lớn cho thai nhi nên chị em hãy yên tâm nhé!

]]>
https://meyeucon.org/7529/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-3/feed/ 75
Dưỡng thai tháng thứ 3 https://meyeucon.org/15482/duong-thai-thang-thu-3/ https://meyeucon.org/15482/duong-thai-thang-thu-3/#comments Sun, 09 Jan 2011 15:47:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=15482 Tháng thứ 3 là giai đoạn bạn tiếp tục phải chống lại hiện tượng ốm nghén, điều này có thể khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể, tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì giai đoạn này vitamin và khoáng chất là điều cần thiết hơn. Ở tháng thứ 3, đầu thai nhi dần duỗi thẳng, mặt đã hiện rõ. Đến tuần thứ 14, thai nhi dài khoảng 8,7 cm, nặng khoảng 40-45g, đầu và các lớp mỡ phát triển.

Lúc này, vai và chân của thai đã có thể cử động được, nhưng người mẹ thường chưa cảm nhận được điều này. Tim của thai nhi đập mạnh, da tương đối hồng hào và thai nhi có thể hoạt động trong môi trường nước ối. Giai đoạn này, cảm giác buồn nôn giảm giúp tâm trạng và cơ thể của người thai phụ đã trở nên thoải mái hơn.

Đến tuần thứ 11, tử cung to bằng nắm tay, đè lên bàng quang nên bà bầu thường đi tiểu nhiều và dẫn đến một số hiện tượng như: táo bón, bệnh tả… Ngoài ra, đầu vú có những sắc tố chìm, chất dịch trong âm đạo tăng nhiều… Những phản ứng mang thai ban đầu biểu hiện rõ ràng nhất là vào tuần thứ 8 và thứ 9, đến tuần thứ 10 và 11 sẽ từ từ giảm bớt.

Theo thống kê, khoảng 70 – 80% số vụ sảy thai là phát sinh vào tuần thứ 12, do đó thai phụ phải đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Thời gian này rất dễ bị sảy thai, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày, thai phụ không nên hoạt động và vận động thể thao quá mạnh; tránh mệt mỏi; tránh những động tác như cúi gập lưng, hay đè lên bụng. Phải đặc biệt chú ý khi mang vật nặng, khi lên, xuống cầu thang, ngồi nhặt đồ, đứng lâu, đi giày cao gót khoảng 3cm trở lên, khiêu vũ; tránh làm việc trong môi trường nước; phải luôn giữ ấm phần bụng, đặc biệt là khi ngủ… Mùa đông hạn chế ra ngoài, thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm và tắm xong nên giữ ấm, tránh cảm lạnh.

Chế độ dinh dưỡng

Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa để giảm tác động của ốm nghén. Nếu Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.

Có thể giảm bớt tác động của nghén bằng cách ăn ít một theo kiểu nhấm nháp, nếu uống sữa nên đổ thìa, và sữa để lạnh sẽ ít gây nôn. Do tiết nhiều nước bọt và cảm giác đắng miệng thì nên ăn các loại bánh hút nước như bánh mì, bánh xốp. Các loại thịt cá nên chế biến dạng ruốc xé nhạt (tự làm) 1-2 lạng để ăn vã ít một và liên tục cho đến khi hết, ăn trái cây nhiều hơn.

Trang phục

Thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp. Tuy nhiên, bà bầu cần giữ ấm phần bụng.

Chú ý bảo vệ bầu ngực

Từ tháng này, thai phụ nên dùng nước ấm để rửa bầu vú và bôi kem dưỡng da, tránh đầu vú bị nứt. Ngoài ra, bà bầu cần phải chú ý đến độ dài, ngắn của núm vú.

Vận động

Thai phụ nên vận động nhẹ nhàng như: tập thể dục, đi bộ… để tăng cường thể lực, làm cho quá trình sinh đẻ được thuận lợi. Lưu ý: không nên vận động quá mạnh, lao động quá mệt mỏi, thức quá khuya…, tránh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và vẻ đẹp của thai phụ như xuất hiện nám, tàn nhang trên mặt.

Tư thế nằm

Giai đoạn này, nếu thai phụ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên phải sẽ khiến tử cung đè lên động mạch và tĩnh mạch chủ, làm xoắn dây rốn, dẫn đến lượng máu ở tử cung giảm rõ rệt, gây ảnh hưởng tới sự cung cấp máu cho thai nhi. Do đó, thai phụ nên chọn cách nằm nghiêng sang trái để nghỉ ngơi.

Chú ý kiểm tra trọng lượng cơ thể

Thai phụ cần thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình. Lưu ý, không nên cân vào lúc vừa ăn no, vì như vậy sẽ cho kết quả không chuẩn xác. Nếu thấy trọng lượng tăng quá nhanh hoặc quá chậm thì thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, hoặc đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân.

Đề phòng việc va đập và những chấn động

Do bụng dưới ngày càng lộ rõ, do đó thai phụ phải chú ý tránh những va chạm vào phần bụng hoặc chấn động cơ thể, như ngã và hạn chế đi xa … tránh gây sảy thai.

Kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ

Kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện ra những dị tật của thai nhi và kịp thời có biện pháp chữa trị. Nếu thấy đau bụng, hoặc âm đạo ra máu, thai phụ phải lập tức đến bệnh viện để được trợ giúp.

Cẩn trọng khi dùng thuốc

Nếu dùng thuốc không đúng và tuỳ tiện sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có khả năng gây ra viêm nhiễm, sảy thai, thai chết lưu… Do đó, khi dùng thuốc cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/15482/duong-thai-thang-thu-3/feed/ 9
Dinh dưỡng khi mang thai nên dựa theo sự tăng cân https://meyeucon.org/15438/dinh-duong-khi-mang-thai-nen-dua-theo-su-tang-can/ https://meyeucon.org/15438/dinh-duong-khi-mang-thai-nen-dua-theo-su-tang-can/#comments Sat, 08 Jan 2011 20:50:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=15438 Hỏi: Em đang có thai con đầu lòng được 3 tháng. Đến thời điểm này em không thấy nghén nhiều, chỉ thèm ăn ngọt hơn một chút. Hằng ngày em chú ý ăn thịt bò, cá (chỉ ăn được cá nước ngọt), uống nhiều nước. Bên cạnh đó em còn ăn thêm nhiều bánh mì và mỗi ngày uống 2 ly Similac Mom vì nghe nói là rất tốt cho thai nhi. BS tư vấn giúp em có cần bổ sung thêm chất gì không? Em có được uống nước dừa không? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: Bạn nên dựa vào sự tăng cân của mình để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp như số kg từng thời kỳ mà tôi đã đề cập ở câu trả lời trên. Với chế độ dinh dưỡng như bạn mô tả hiện nay là khá tốt nhưng nên bổ sung thêm rau và trái cây. Bạn cũng có thể uống nước dừa bình thường.

]]>
https://meyeucon.org/15438/dinh-duong-khi-mang-thai-nen-dua-theo-su-tang-can/feed/ 3
Chảy máu đầu thai kỳ, có phải dọa sẩy thai? https://meyeucon.org/14701/chay-mau-dau-thai-ky-co-phai-doa-say-thai/ https://meyeucon.org/14701/chay-mau-dau-thai-ky-co-phai-doa-say-thai/#comments Thu, 16 Dec 2010 11:42:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=14701 Hỏi: Em mới mang bầu được 3 tháng nay, mặc dù em rất giữ gìn nhưng không hiểu tại sao mấy hôm nay tự nhiên em lại bị xuất huyết. Ban đầu thì huyết hòa lẫn với khí hư. Nhưng mấy ngày nay, huyết xuất ra gần như máu ngày đèn đỏ. Em lo quá! Em không biết nguyên nhân tại sao lại thế? Em rất muốn đi khám bác sĩ nhưng do thấy máu lúc xuất huyết ra chút ít, lúc lại không xuất huyết nên em còn lần lữa. Điều này có nguy hiểm cho 2 mẹ con em không? Và em nên làm gì lúc này ạ?

Trả lời: Trong 3 tháng đầu thai kì, hiện tượng chảy máu ở thai phụ rất cần được lưu tâm, bởi hiện tượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Trước hết, hãy điểm ra những nguyên nhân có thể gây chảy máu:

Hiện tượng chảy máu, có thể có nguyên nhân từ bào thai, bong tróc niêm màng, hay thai phụ có bướu thịt ở cổ tử cung, thai bị vỡ do chửa ngoài tử cung, hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Chảy máu trong thai kì, có thể coi là hiện tượng dọa xảy thai. Trên thực tế, chỉ có khoảng 30% thai phụ giữ được thai, nếu bị băng huyết, ra máu nhiều ngày.

Để biết được chính xác nguyên nhân của hiện tượng chảy máu, bạn cần đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Không nên quá hoang mang và lo lắng khi có dấu hiệu sảy thai. Hoặc nếu bạn chẳng may bị sảy thai, cũng không nên quá buồn phiền, hãy giữ sức khỏe, tâm lý ổn định và chuẩn bị thêm kiến thức để chuẩn bị cho lần mang thai sau được an toàn hơn!

]]>
https://meyeucon.org/14701/chay-mau-dau-thai-ky-co-phai-doa-say-thai/feed/ 2
Tháng thứ 3 mang thai https://meyeucon.org/14569/thang-thu-3-mang-thai/ https://meyeucon.org/14569/thang-thu-3-mang-thai/#respond Sun, 12 Dec 2010 09:46:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=14569 Sau thời kỳ buồn nôn và ói mửa, bạn hiện giờ phải đối mặt với những thay đổi đang diễn tiến từng ngày. May mắn thay, những trở ngại nhỏ không mong muốn của ba tháng đầu tiên sẽ dần biến mất.

Ưu tiên số 1: lần siêu âm đầu tiên.

Đây là lúc tiến hành lần siêu âm đầu tiên, vốn thường diễn ra từ tuần thứ 12 của thời kỳ mang thai. Kỹ thuật này giúp bạn xác định ngày đứa bé được thụ thai, bởi lẽ mọi phôi thai đều có cùng kích thước trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc siêu âm còn giúp phát hiện những đặc điểm dị thường của đứa bé nếu có.

Sự phát triển của đứa bé

Trong tháng này, kích thước của bé sẽ tăng lên gấp ba. Tế bào thần kinh phát triển, khung xương tiếp tục hình thành và các khớp cũng bắt đầu có chức năng: các ngón tay có thể cong lại, nhưng chưa một chuyển động nào ở đây được điều khiển bởi não bộ. Con của bạn không còn là phôi thai nữa mà đã trở thành bào thai. Các giác quan phát triển, mắt xuất hiện đúng vị trí và có mí mắt che bên ngoài. Miệng bắt đầu khép lại, môi được định hình và hai cánh mũi cũng xuất hiện. Bé bắt đầu chuyển động nhiều hơn và hệ thống bú cũng phát triển. Đứa bé bây giờ có thể dài tới 10 cm và nặng chừng 40-50 g.

Những bước kiểm tra cần tiến hành

– Suy nghĩ nghiêm túc về địa điểm bạn sẽ hạ sinh (ở bệnh viện, trong một đơn vị sản khoa thuộc bệnh viện hoặc thuộc cộng đồng, trong một trung tâm sinh sản độc lập hoặc sinh tại gia). Sau đó, khẳng định sự lựa chọn của mình với bà đỡ.

Sức khỏe của bạn

– Nếu vẫn còn hút thuốc thì bạn nên dừng ngay lập tức nếu muốn tránh những biến chứng có thể xảy ra cho việc mang thai. Bất kỳ bác sĩ nào cũng nói rằng thuốc lá sẽ gây hại cho bào thai. Việc hút thuốc có thể gây ra hiện tượng sinh non, hạ thấp mức độ phát triển dạ con (chiều dài và trọng lượng), tạo ra những biến dạng như sứt môi hay hở hàm ếch, cũng như hiện tượng đau bụng sau sinh. Dù rất khó để bỏ thuốc thì bạn cũng không thể phó mặc sức khỏe của đứa bé – và sức khỏe của chính bản thân mình. Có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ có thể giúp đỡ bạn.

– Nếu mang thai có bệnh lý thì bạn cần được giám sát chặt chẽ hơn nữa. Bạn sẽ được khuyên không nên gắng sức và phải nằm lỳ trên giường để tránh hiện tượng sẩy thai hay sinh non. Hãy ghi nhớ rằng rất nhiều phụ nữ phải sinh non, một yếu tố có thể dẫn đến những vấn đề sau này, nên phải hết sức thận trọng.

– Để đảm bảo sức khỏe và niềm hưng phấn cho mình lẫn cho người bạn đời thì bạn không nên hạn chế quan hệ tình dục. Xét cho cùng thì đứa bé bạn đang mang trong bụng là minh chứng của tình yêu! Đừng thờ ơ trước những cử chỉ thân mật cho dù bạn đang mang thai. Hãy tiếp tục làm tình với nhau: điều đó rất quan trọng. Niềm khát khao của bạn sẽ gia tăng trong suốt 3 tháng đầu tiên, nhưng cảm giác đó sẽ trở lại bình thường trong tháng thứ tư.

– Nếu bị chảy máu một ít sau khi làm tình thì điều đó hoàn toàn bình thường. Hiện tượng đó gây ra do dương vật tiếp xúc với cổ tử cung vốn đang rất yếu trong thời kỳ mang thai. Bạn cũng có thể bị chứng co thắt bụng sau khi đạt được cực khoái do cơ thể tạo ra oxytocin và tiền liệt tuyến tố vốn cũng hiện diện trong khi sinh nở.

– Cố gắng dành thời gian cho bản thân. Bạn cần phải nghỉ ngơi, bởi lẽ với những thay đổi đang diễn ra thì bạn đang trở nên yếu hơn và nhạy cảm hơn. Bạn đôi lúc sẽ cảm thấy buồn bã, nhưng đừng tự mình đối mặt với hoàn cảnh đó. Hãy yêu cầu người bạn đời ở cạnh mình trong suốt giai đoạn này.

Chế độ ăn uống của bạn

– Có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Buộc bản thân phải ăn ngay cả khi bạn đang cảm thấy buồn nôn. Điều này rất quan trọng để giúp đứa bé không bị suy dinh dưỡng. Đừng quên rằng đứa bé nhận dưỡng chất của nó từ chính bạn!

– Nên ăn ít nhất một loại trái cây và rau trong mỗi bữa ăn, nhưng đảm bảo rằng là bạn đã rửa sạch chúng. Bạn không cần phải ăn thực phẩm bổ sung trừ khi chế độ ăn uống chưa đủ cân đối.

Tận hưởng khoảng thời gian đặc biệt

Hãy vượt qua những căng thẳng và nỗi buồn để đứa bé có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. Hãy luôn sống vui vẻ cùng với gia đình và bạn bè xung quanh. Hãy tận hưởng khoảng thời gian đặc biệt này và tỏ ra hạnh phúc với lần siêu âm đầu tiên. Nửa kia của bạn sẽ quan tâm hơn đến bạn, nhận thức của anh ấy đối với tiến trình mang thai sẽ tăng lên gấp 10 khi lần đầu tiên được nhìn thấy đứa bé trong hình ảnh trắng đen.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Tháng đầu tiên Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Trứng được thụ tinh, phôi thai hình thành nhưng dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng. Thai nhi chỉ dài từ 2-5mm. Phôi thai có sự phát triển về hệ thống thần kinh và các bộ phận trong cơ thể. Dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Cuối giai đoạn này phôi thai dài 2-3cm và nặng 2-3g.

  • Tuần thứ 8: 1,6cm – 1g
  • Tuần thứ 9: 2,3cm – 2g
Tế bào thần kinh và khung xương phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là các giác quan. Phôi thai có sự chuyển hóa thành bào thai và thai nhi có thể nặng tới 40-50g.

  • Tuần thứ 10: 3,1cm – 4g
  • Tuần thứ 11: 4,1cm – 7g
  • Tuần thứ 12: 5,4cm – 14g
  • Tuần thứ 13: 7,4cm – 23g
  • Tuần thứ 14: 8,7cm – 43g
]]>
https://meyeucon.org/14569/thang-thu-3-mang-thai/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 14 https://meyeucon.org/11849/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-14/ https://meyeucon.org/11849/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-14/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:30:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=11849 Sự phát triển của bé

Bé yêu của Bạn sẽ có một bộ tóc dầy tuyệt đẹp hay chỉ là vài sợi lưa thưa trên chiếc đầu nhẵn thít? Vào tuần này, tóc trên đầu của bé, bao gồm cả lông mày, đã bắt đầu phát triển. Lông măng – là những sợi lông nhỏ, mịn phủ đầy thân mình bé để nhằm bảo vệ cho da – cũng phát triển và cứ tiếp tục như thế cho đến ngày sanh nở.

Thai nhi 14 tuần tuổi

Các cơ quan sinh sản cũng phát triển trong giai đoạn này. Ở bé trai, thấy xuất hiện sự phát triển của tuyến tiền liệt. Và ở bé gái, buồng trứng di chuyển từ bụng đến vị trí khung xương chậu. Thêm nữa, thai nhi cũng bắt đầu sản xuất ra các hormon trong tuần lễ này vì tuyến giáp cũng đã trưởng thành. Thai nhi bây giờ đã cân nặng khoảng 43 gam rồi đó.

Sự thay đổi trong cơ thể của Bạn

Bây giờ Bạn đã có thể mừng vì Bạn đã bước qua quý hai của thai kỳ. Bây giờ, khả năng bị sẩy thai là rất ít, vì thế Bạn có thể thở phào một cách nhẹ nhỏm. Nếu Bạn đã quá tuổi 35 và có rủi ro cao trong thai kỳ, các BS sẽ thảo luận với Bạn về phương pháp chọc dò ối. Chọc dò ối là một xét nghiệm để có thể phát hiện ra những bất thường về nhiễm sắc thể trên thai nhi, chẳng hạn như bệnh Down. Vào giữa tuần thứ 14 và tuần thứ 18, Các BS sẽ dùng một cây kim nhỏ và rỗng chọc vào túi ối và rút ra một ít nước ối để đem đi phân tích. Phương pháp chọc dò ối có thể gây sẩy thai với tỷ lệ thấp vào khoảng 0.5 %, vì vậy Bạn hãy cho BS biết những mối quan tâm, lo lắng của Bạn về khả năng xảy ra rủi ro cũng như những lợi ích có được khi áp dụng phương pháp này

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11849/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-14/feed/ 1
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 13 https://meyeucon.org/11848/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-13/ https://meyeucon.org/11848/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-13/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:29:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=11848 Sự phát triển của bé

Vào cuối quý đầu tiên của thai kỳ, bánh nhau phát triển và cung cấp cho thai nhi oxy, dưỡng chất và đưa chất thải của bé ra ngoài. Bánh nhau cũng sản xuất ra hormon progesterone và estriol, để duy trì sự tồn tại của thai nhi không bị tống xuất ra ngoài bụng mẹ quá sớm.

Thai nhi 13 tuần tuổi

Trong tử cung, các mí mắt của bé được đóng kín để bảo vệ cho mắt phát triển. Đừng lo lắng! Sau này khi phải chăm sóc bé mới sinh Bạn lại ước ao bé hãy nhắm mắt ngủ một chút để Bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi ít phút!

Bé lúc này có thể đưa ngón tay cái vào miệng và mút một cách ngon lành, mặc dù phản xạ bú của bé lúc này chưa phát triển hoàn chỉnh, Bạn có thể nhìn thấy một vài cái xương sườn nhỏ của bé cũng như những xương bàn & xương ngón trên màn hình máy siêu âm.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Ngay ở lần khám thai đầu tiên, các BS sẽ kê toa cho Bạn để bổ sung thêm Vitamin. Bạn cần thiết phải bổ sung đầy đủ các vi chất này và đồng thời áp dụng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai, để đảm bảo thai nhi có thể nhận đủ lượng Vitamin và khoáng chất như Axit Folic, kẽm, sắt, và can xi rất cần thiết để bé phát triển tốt và lớn lên. Hãy trao đổi với BS về cách để có thể bổ sung vitamin tốt nhất, các loại thực phẩm và thức uống nào chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà thai phụ nên sử dụng trong suốt thai kỳ. Trong một số trường hợp, nếu sử dụng vitamin không đúng cách có thể làm hạn chế lượng vitamin và khoáng chất được đưa qua bánh nhau đến thai nhi.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11848/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-13/feed/ 1
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 12 https://meyeucon.org/11847/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-12/ https://meyeucon.org/11847/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-12/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:27:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=11847 Sự phát triển của bé

Khuôn mặt bé giờ đây đã rõ nét hơn rất nhiều, hoàn chỉnh với chiếc mũi và cái cằm nhỏ xinh. Não bộ vẫn tiếp tục phát triển, những móng tay và móng chân nhỏ nhắn cũng đã được hình thành.

Thai nhi 12 tuần tuổi

Ruột của bé giờ đây có lẽ đã vừa khít với ổ bụng của bé. Thêm vào đó, do thể tích máu của mẹ gia tăng nên nhịp tim của thai nhi cũng tăng theo.

Bạn chưa từng phải thay một cái tả ướt bao giờ phải không, không bao lâu nữa Bạn sẽ phải thực hiện việc đó thường xuyên lắm đấy! Bây giờ, lượng nước tiểu đầu tiên của bé được tạo ra và được thải ra bọc nước ối. Điều đó có nghĩa là thận của bé đã hình thành & bắt đầu hoạt động tốt.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bạn có bao giờ nghe người khác nói về hiện tượng các thai phụ khi có bầu bỗng dưng trở nên xinh đẹp hơn. Bạn sẽ cảm nhận được điều này vì khi Bạn có thai, có một nguyên nhân sinh lý khiến cho da của Bạn trở nên hồng hào, căng mịn và sáng bóng hơn trong suốt quá trình mang thai. Sự gia tăng thể tích máu, các hormon trong thai kỳ và hormon hCG hoạt động một cách ăn ý với nhau khiến Bạn có những thay đổi như vậy. Thể tích máu tăng sẽ đem lượng máu nhiều hơn đến các mạch máu nhỏ và hCG làm gia tăng tuyến dầu dự trữ dưới da làm cho da Bạn trở nên mượt mà hơn. Nhưng đôi khi lượng dầu gia tăng quá mức là nguyên nhân khiến Bạn bị nổi mụn.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11847/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-12/feed/ 1
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 11 https://meyeucon.org/11846/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-11/ https://meyeucon.org/11846/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-11/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:26:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=11846 Sự phát triển của bé

Từ tuần lễ này cho đến tuần lễ thứ 20, bé của Bạn sẽ lớn lên một cách nhanh chóng. Với kích thước dài 40-50 milimet, cân nặng khoảng 7 gram ở  tuần này, thì ở tuần thứ 20 thai nhi đã dài từ 15 đến 17 centimet và cân nặng khoảng 300 gram. Để tương xứng cho tốc độ phát triển này, các mạch máu trong bánh nhau phải tăng trưởng gấp đôi về kích cỡ cũng như về số lượng để có thể cung cấp cho thai nhi đầy đủ dưỡng chất.

Thai nhi 11 tuần tuổi

Khuôn mặt bé cũng đang dần hoàn thiện, như hai lỗ tai sẽ di chuyển lên phía trước và định vị ở hai bên đầu bé. Nếu có thể nhìn thấy hình dạng của bé bây giờ, Bạn sẽ nghĩ rằng Bạn đang sở hữu cho riêng mình một em bé thiên tài – vì Bạn biết không, đầu của bé bây giờ chiếm một nửa chiều dài thân mình bé, có nghĩa là bây giờ đầu của bé rất to so với cơ thể.

Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng trong tuần lễ này. Lúc đầu, một mẩu nhỏ của cơ hình thành nên cơ quan sinh dục ngoài, cho dù Bạn chưa có thể biết được đó là bé trai hay bé gái. Tiếp theo, các mô sẽ phát triển thành dương vật ở bé trai hoặc âm vật và môi âm hộ ở bé gái. Vào cuối tuần này, đã có thể nhìn thấy được cơ quan sinh dục ngoài của bé.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Những nhu cầu về dưỡng chất của bé là nguyên nhân khiến Bạn tăng cân, và trong hầu hết các trường hợp, thai phụ tăng cân từ 12 đến 15 kg trong suốt thai kỳ. Trọng lượng tăng bao gồm cân nặng của bé, bánh nhau, nước ối và thể tích máu gia tăng, sự gia tăng kích thước của tử cung và của hai vú. Thai phụ thường tăng khoảng 2 kg trong quý đầu của thai kỳ, tăng khoảng 5 kg trong quý thứ hai và khoảng 4 kg trong suốt quý cuối của thai kỳ. Trong trường hợp nếu Bạn tăng cân quá nhiều hay tăng cân quá ít đều không có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé, khi đó BS sẽ chỉ định các phương pháp giúp cho Bạn điều chỉnh cân nặng một cách hợp lý trong suốt quá trình mang thai.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11846/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-11/feed/ 6
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 10 https://meyeucon.org/11845/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-10/ https://meyeucon.org/11845/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-10/#comments Wed, 28 Jul 2010 06:25:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=11845 Sự phát triển của bé

Ở tuần lễ thứ 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh vào tuần lễ này, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút!

Thai nhi 10 tuần tuổi

Khi những thay đổi bên ngoài diễn ra như sự tách biệt rõ ràng của các ngón tay và các ngón chân và đoạn cuối của sống lưng biến mất, thì các thay đổi bên trong cũng đang diễn ra cùng lúc. Các mầm răng bên trong miệng cũng được hình thành, và nếu là một bé trai thì tinh hoàn của bé cũng bắt đầu sản xuất ra các hormonsinh dục nam trong tuần lễ này.

Các dị tật bẩm sinh thường không xảy ra sau tuần lễ thứ 10. Tuần lễ thứ 10 cũng là điểm mốc kết thúc giai đoạn thứ nhất của thai kỳ, bé yêu của Bạn giờ đây đã được xem như là một thai nhi.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Lần khám thai đầu tiên của Bạn, được thực hiện trong khoảng thời gian này, là một điểm mốc quan trọng. Tại phòng mạch hoặc tại bệnh viện, BS sẽ thực hiện hàng loạt các xét nghiệm và kiểm tra, bao gồm cả việc kiểm tra cân nặng và huyết áp của Bạn. Bạn có thể được thăm khám vùng bụng để xác định kích thước cũng như vị trí của bào thai cũng như được thực hiện một số các xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Trong lần khám thai đầu tiên này, BS cũng sẽ khám bên trong âm đạo cũng như thăm khám vú cho Bạn. BS cũng sẽ hỏi Bạn một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình để xác định xem bé của Bạn có gặp những rủi ro nào về các bệnh lý di truyền hay không. Một vấn đề nữa mà các BS sẽ phải tiến hành kiểm tra, đó là nhịp tim của bé! Bằng sự trợ giúp của siêu âm, Bạn có thể nghe thấy được những nhịp đập đầu tiên của tim bé.

Sau lần khám thai đầu tiên, BS sẽ gởi cho Bạn các kết quả xét nghiệm máu, để xác định Bạn có phải chích ngừa miễn dịch các loại bệnh như thủy đậu, bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức (Rubella), đồng thời Bạn có thể biết được nhóm máu và yếu tố Rh. Yếu tố Rh là một chất được tìm thấy trong các tế bào máu của mỗi người. Nếu Bạn có yếu tố Rh- nhưng con Bạn lại có Rh+, thì thể dẫn đến kết quả là các tế bào hồng cầu trong máu của bé sẽ bị phá vỡ (gọi là tán huyết do bất tương đồng nhóm máu hệ Rh- Rhesus). BS sẽ ngăn ngừa tình trạng này bằng cách cho Bạn chủng ngừa miễn dịch globulin Rh vào tuần lễ thứ 28 và chích nhắc lại một lần nữa sau khi sinh.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11845/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-10/feed/ 2