Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4 https://meyeucon.org/7539/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-4/ https://meyeucon.org/7539/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-4/#comments Sun, 14 Sep 2014 14:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=7539 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 16

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần thứ 16 này, làn da của bé yêu sẽ phát triển mềm và rất mỏng. Ngoài ra, một số bộ phận khác như tóc, chân mày, xương và tủy… của bé cũng đang tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn này, các cơ bắp của bé cũng song song phát triển. Đặc biệt là lúc này bé yêu đã thể thật chật bàn tay bé xíu của mình, và đương nhiên là bé yêu cũng có thể co duỗi linh hoạt các khớp ở khuỷu tay và cổ tay nữa.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này, cơ thể của chị em sẽ có nhiều thay đổi nhìn thấy, bụng bầu bắt đầu to dần, chị em sẽ phải đổi sang các loại quần áo rộng hơn để phù hợp với hình dáng mới của cơ thể. Trong suốt thời kỳ mang thai, một số chị em sẽ có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có lúc thì cảm thấy rất hạnh phúc vì nghĩ đến cảm giác sắp được làm mẹ, nhưng cũng có nhiều lúc chị em sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang lo sợ vì không biết mình có làm tốt vai trò mới này. Chị em đừng quá lo lắng nhé, biểu hiện này là do sự thay đổi của các hormon nên đây chỉ là những hoang mang lo lắng mang tính chất tạm thời thôi, sau một thời gian nữa chị em sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, và không còn thấy lo lắng nữa.

Thai nhi 17 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 17

Quá trình phát triển của thai nhi:

Sau 16 tuần, chiều dài của thai nhi lúc là khoảng 110-135 milimet và cân nặng là khoảng 95-130 gam. Ở tuần này, khi siêu âm chị em sẽ quan sát được những phản xạ mang tính chất tự chủ của bé yêu. Bé yêu còn có thể giữ cho cái đầu to đáng yêu của mình không bị nghiêng sang một bên nữa chứ, thật tuyệt vời đúng không các bà mẹ tương lai?

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ cho chị em xét nghiệm máu để đo lường một số chỉ tiêu về sức khỏe cần thiết, một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất đó là nồng độ chất alpha-fetoprotein (AFP). Đây là một loại chất đạm được bào thai trực tiếp sản xuất, tiếp đó là nồng độ hormon thai kỳ hCG. Xét nghiệm này sẽ cho chị em biết liệu bé yêu của mình có bị các dị bẩm sinh liên quan đến thần kinh hay không hoặc là bé yêu có bất thường gì liên quan đến nhiễm sắc thể, để từ đó tìm các biện pháp phòng tránh? Tỷ lệ chị em thực hiện xét nghiệm này có các biểu hiện bất thường là 1/20, tuy nhiên chị em cũng đừng quá lo lắng bởi vì tỷ lệ chị em có thai nhi bị dị tật bẩm sinh là rất nhỏ. Để không phải thấp thỏm lo lắng chị em nên chia sẻ với bác sĩ về những vấn đề mình đang thắc mắc để được tư vấn kịp thời nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 18

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tháng này, thai nhi có chiều dài đạt khoảng 12-14 cm và có nặng khoảng 130-180 gam. Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, lớp mỡ đã được tích lũy từ trước sẽ làm chức năng giữ ấm và quan trọng hơn hết là bảo vệ cho cơ thể non nớt của bé yêu khi sớm sinh ra.
Lúc này, tuy chỉ có độ dày khoảng gần 100milimet, nhưng các nhau thai cũng đang tích cực làm nhiệm vụ trao đổi các dưỡng chất cần thiết và lượng oxy từ cơ thể người mẹ sang cho thai nhi.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Từ lúc chị em bắt đầu có bầu cho đến nay, cơ thể chị em đã có nhiều thay đổi về hình dáng, và đặc biệt lượng máu di chuyển đến 2 vú nhiều hơn trước, chính điều này là nguyên nhân làm cho kích thước của vú gia tăng một cách nhanh chóng, thậm chí chị em còn có thể quan sát thấy các mạch máu dưới da nữa.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 19

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần này, các bộ phận ở tai trong và các đầu của dây thần kinh đã hoàn thiện nên bé yêu của đã có thể nghe được rồi đấy, chính vì thế để kết nối tình cảm giữa 2 mẹ con, chị em có thể cho bé nghe những bài hát nhẹ nhàng, nói chuyện cùng con mỗi ngày, hoặc là hát ru… Tuy nhiên, chị em hãy chú ý đừng cho bé yêu nghe thấy những âm thanh quá lớn, vì như thế có thể làm bé bị ảnh hưởng.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Đây là thời điểm chị em nên bắt đầu việc chuẩn bị đồ dùng cho cả 2 mẹ con sau sinh. Từ quần áo, tả lót, đồ cho bé ăn, đồ chơi… Tuần này, chị em cũng nên lựa chọn cho bé yêu một bác sĩ chuyên khoa.

]]>
https://meyeucon.org/7539/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-4/feed/ 68
Dưỡng thai tháng thứ 4 https://meyeucon.org/15481/duong-thai-thang-thu-4/ https://meyeucon.org/15481/duong-thai-thang-thu-4/#comments Sun, 09 Jan 2011 15:22:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=15481 Tháng thứ 4 là bắt đầu của giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, cũng là thời điểm những biểu hiện ốm nghén đã qua đi, 2 mẹ con cùng “chung sống hòa bình”. Giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn, chiều dài của thai nhi ở cuối giai đoạn khoảng 14 – 16 cm tính từ đầu tới mông và cân nặng khoảng từ 230-250g, trong đó đầu chiếm 1/3, toàn thân mọc lông mao và đã mọc tóc, lông mày, các ngón tay đã hình thành…

Mới đầu, thai nhi có lớp mỡ ở dưới da, sau đó lớp mỡ dày thêm và không còn mỏng manh như trước nữa. Lúc này, thai phụ đã cảm nhận được rõ những cử động của thai nhi và có thể nghe nhịp tim của thai bằng máy nghe. Tử cung thai phụ to ra, lượng nước ối vào khoảng 400ml và bụng dưới có cảm giác chìm xuống.

Giai đoạn này, những triệu chứng thai nghén như nôn đã hết nên thai phụ ăn được nhiều hơn, thể trọng cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên, do tử cung phình to lên, đè lên tĩnh mạch nên có lúc thai phụ còn cảm thấy chướng bụng, khó tiêu hoá. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con, thai phụ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và ăn làm nhiều bữa nhỏ. Các vấn đề sau là điều phải hết sức lưu ý:

Tăng cường chất dinh dưỡng

Do quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi cần rất nhiều protein, nên thai phụ cần ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật: các loại thịt, trứng và sữa, gan…

Thai ở tháng thứ 4, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo. Cuối giai đoạn này hãy lưu ý tới các dưỡng chất sau:

  • Nuôi dưỡng: carbohydrates, Vitamin B1, B2, B3 và B6 giúp cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Hoàn thiện: Acid folic, Vitamin D, đồng, kẽm, Choline, Mangan, I-ốt, sắt, Vitamin B6, B12
  • Bảo vệ: Vitamin C và Vitamin E giúp bảo vệ tế bào não khỏi quá trình oxy hóa

Hoạt động hợp lý

Thai phụ nên vận động phù hợp như: tập thể dục, tập hít thở, đi dạo sẽ có lợi cho sức khoẻ của cả mẹ và con. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thai phụ có chế độ vận động phù hợp thì tỉ lệ sinh con bị mắc bệnh tim giảm hẳn. Ngoài ra, vận động còn có lợi cho sự tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, có lợi cho việc hấp thụ canxi, magiê và được hít thở không khí trong lành… Những điều này vô cùng có lợi cho sức khoẻ của thai.

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, thai phụ có thể đi bơi, nhưng phải có sự cho phép của bác sĩ và đảm nhiệt độ của nước ở hồ bơi đạt khoảng 30 độ C, đảm bảo vệ sinh. Động tác khi bơi không được quá mạnh

Bảo vệ bầu vú

Tốt nhất là thai phụ không đeo nịt ngực. Nếu quá lo lắng vì vú trễ, vú bị nhão thì có thể đeo nịt ngực, nhưng phải đảm bảo rộng rãi, dễ chịu. Ngoài ra, bà bầu cũng cần dùng nước ấm để rửa ngực hàng ngày. Sau khi rửa xong, nên dùng khăn khô để lau sạch núm vú, hoặc bôi thêm một lớp kem dưỡng da để tăng cường sự đàn hồi của da. Nếu đầu vú bị thụt vào trong thì thai phụ phải kéo ra, tránh việc trẻ không bú được. Chú ý, khi kéo đầu vú phải kéo dần dần, giống như một động tác massage để khắc phục đầu vú ngắn. Ngoài ra, thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp, điều quan trọng là bà bầu cần giữ ấm phần bụng.

]]>
https://meyeucon.org/15481/duong-thai-thang-thu-4/feed/ 6
Đau đầu khi mang thai 4 tháng, cháu phải làm thế nào? https://meyeucon.org/11387/dau-dau-khi-mang-thai-4-thang-chau-phai-lam-the-nao/ https://meyeucon.org/11387/dau-dau-khi-mang-thai-4-thang-chau-phai-lam-the-nao/#comments Mon, 16 Aug 2010 06:59:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=11387 Hỏi: Cháu 25 tuổi, mang thai được 4 tháng. Thời điểm này cháu rất hay bị đau đầu. Có hôm cháu bị đau đầu liền 2-3 ngày, cả đêm rất khó ngủ. Cháu không dám dùng thuốc gì, chỉ ăn ngải cứu nấu canh nhưng không đỡ mấy. Trước khi mang thai thi thoảng cháu cũng bị đau đầu 2-3 ngày như thế nhưng cứ phải uống thuốc đau đầu vào mới khỏi. Vậy cháu xin hỏi BS bây giờ cháu có được uống thuốc gì khi cháu bị cơn đau đầu như thế không? Uống thuốc gì để không bị ảnh hưởng đến em bé của cháu ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn BS.

Trả lời: Khi bạn mang thai ở tuổi thai 4 tháng thì thường không nguy cơ gì làm đau đầu hay mắc các bệnh lý khác do thai nghén, vì đây là giai đoạn “hòa bình” nhất trong khi mang thai. Nguyên nhân đau đầu của bạn có thể do bệnh lý khác. Nếu bạn bị đau đầu nhiều phải dùng giảm đau mới khỏi thì nên đi khám thai để loại bỏ các nguyên nhân khác dẫn đến đau đầu. Đừng nên lạm dụng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến bạn và thai nhi sau này.

Chúc bạn mạnh khỏe!

]]>
https://meyeucon.org/11387/dau-dau-khi-mang-thai-4-thang-chau-phai-lam-the-nao/feed/ 11
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 19 https://meyeucon.org/11855/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-19/ https://meyeucon.org/11855/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-19/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:34:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=11855 Sự phát triển của bé

Bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.

Não bộ của bé đang phát triển hàng triệu các tế bào thần kinh vận động, là các tế bào thần kinh kết nối các thông tin vận động lên não. Và như vậy bé có thể thực hiện các động tác cử động có ý thức một cách rõ ràng.

Thai nhi 19 tuần tuổi

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Nỗi lo lắng nhất của Bạn về tình trạng sức khỏe của bé có thể được xóa tan khi Bạn cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé, thường khoảng vào tuần thứ 18 cho đến tuần thứ 20. Những cử động đầu tiên của bé làm Bạn có cảm giác như đang có những con bướm vỗ cánh trong bụng hoặc nghe như tiếng bao tử sôi những khi Bạn đói. Sau này, khi bé lớn lên chút nữa, Bạn sẽ có thể cảm nhận được những cái đạp, những cú thoi của bé và thậm chí là cả tiếng nấc cục nữa kìa. Mỗi một bé sẽ có những cử động khác nhau trong bụng mẹ, tuy nhiên nếu Bạn để ý thấy những chuyển động của bé giảm đi đáng kể trong khoảng thời gian tương đối dài, Bạn nên báo ngay với BS.

Nhiều thai phụ có cùng chung một thắc mắc là liệu vấn đề quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai có làm bé bị đau hay ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Tình dục là vấn đề an toàn ở mọi thời điểm trong thai kỳ, miễn là tình trạng thai của Bạn bình thường. Nhiều thai phụ thấy rằng những ham muốn tình dục của họ thay đổi bất thường tại các thời điểm khác nhau trong suốt thai kỳ, nó phụ thuộc vào nhiều thứ như tình trạng sức khỏe, độ lớn của thai nhi, những lo lắng về vấn đề sinh nở, và hàng loạt những thay đổi khác trong cơ thể của thai phụ. Hãy trao đổi và tâm sự với ông xã để Bạn có thể nhận được sự cảm thông, chia sẻ. Mặc dù Bạn rất quan tâm đến tình trạng của cục cưng trong bụng, nhưng có những khoảnh khắc lãng mạn, riêng tư bên đấng lang quân của mình cũng không kém phần quan trọng đâu Bạn nhé!

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11855/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-19/feed/ 6
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 18 https://meyeucon.org/11854/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-18/ https://meyeucon.org/11854/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-18/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:31:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=11854 Sự phát triển của bé

Bạn có thể hát những bài hát ru êm diệu ngay từ bây giờ, vì Bạn biết không, bé đã có thể nghe được rồi đấy! Xương của tai trong và các đầu mút của các dây thần kinh cũng đã phát triển đủ, chính vì thế bé có thể nghe được các âm thanh như nhịp tim của Bạn và nghe được âm thanh máu chảy trong dây rốn. Bé có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn. Mắt của bé cũng đang phát triển cùng lúc và võng mạc bé có thể nhìn thấy được các tia sáng nếu có ánh sáng chiếu vào tử cung. Bé cũng đã có khả năng nuốt và trong giai đoạn này bé có thể nuốt một ít nước ối vào trong bụng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thai nhi cũng có cảm giác khát nước khi đang ở trong bụng mẹ.

Thai nhi 18 tuần tuổi

Cho đến tuần lễ này, xương của bé đã phát triển đủ, tuy nhiên chúng vẫn còn rất mềm. Ở tuần lễ này, xương trở nên cứng hơn và đã hóa thành xương cứng. Các xương cứng được hình thành đầu tiên là các xương chân và xương tai trong.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bạn đã có thể bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống của mẹ và bé. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ và theo trình tự từ những chiếc tả lót của bé cho đến việc sơn phết căn phòng cho cục cưng sau này. Tuần lễ này cũng nên bắt đầu thực hiện việc tìm kiếm một BS nhi khoa đáng tin cậy cho bé về sau.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11854/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-18/feed/ 8
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 17 https://meyeucon.org/11853/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-17/ https://meyeucon.org/11853/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-17/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:30:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=11853 Sự phát triển của bé

Lúc này bé có cân nặng khoảng 100-140 gam, thai nhi của Bạn lúc này vẫn còn bé tí hon. Nhưng lượng mỡ trong cơ thể bé đang được tích lũy để có thể giữ ấm cho bé sau khi được sinh ra. Trong suốt quý cuối của thai kỳ, một lớp mỡ dự trữ sẽ được hình thành để giữ ấm và bảo vệ cho cơ thể bé.

Thai nhi 17 tuần tuổi

Nhau thai, dùng để nuôi dưỡng bào thai bằng các dưỡng chất và oxy đồng thời loại bỏ các chất thải của bé, cũng đang phát triển để hổ trợ và nuôi dưỡng bé. Với độ dày khoảng 1 cm, nhau thai chứa hàng ngàn mạch máu dùng để trao đổi dưỡng chất và oxy từ cơ thể mẹ đến cơ thể bé.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bạn cũng có thể nhận ra rằng hai vú phát triển một cách đáng kể kể từ khi Bạn bắt đầu mang thai. Máu lưu chuyển đến vú nhiều hơn, làm gia tăng kích cỡ của vú và Bạn có thể nhìn thấy rõ các mạch máu trên vú. Bạn nên thay các loại áo lót với các kích cỡ khác nhau để hỗ trợ sự phát triển của vú trong suốt thai kỳ

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11853/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-17/feed/ 11
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 16 https://meyeucon.org/11852/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-16/ https://meyeucon.org/11852/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-16/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:28:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=11852 Sự phát triển của bé

Thai nhi của Bạn lúc này cân nặng khoảng 70-100 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Những cử động đầu tiên của bé lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên, ngoài ra trong tuần này còn thấy xuất hiện thêm những phạn xạ có tự chủ. Thai nhi có thể giữ cho đầu mình thẳng đứng, và các cơ ở mặt có thể giúp bé biểu lộ các cảm giác khác nhau như nheo mắt hoặc cau mày lại.

Thai nhi 16 tuần tuổi

Phần lớn canxi được cung cấp cho xương của bé trong lúc hệ thống xương vẫn đang tiếp tục phát triển. Nếu là bé gái, hàng triệu tế bào trứng được hình thành ở buồng trứng trong tuần này.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Từ tuần thứ 16 cho đến tuần thứ 18 của thai kỳ, BS có thể cho thai phụ thực hiện xét nghiệm máu để đo lường nồng độ chất alpha-fetoprotein (AFP), một loại chất đạm được sản xuất bởi bào thai, và nồng độ hormon thai kỳ hCG và estriol trong máu của mẹ. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho Bạn biết bé cưng của Bạn có rủi ro nào đó về dị tật ống thần kinh hay không (như dị tật hở đốt sống) hoặc có bất thường nhiễm sắc thể như bệnh Down hay không? Cứ 1.000 thai phụ thực hiện xét nghiệm này thì có 50 thai phụ có kết quả xét nhiệm bất thường, nhưng chỉ có một hoặc hai thai phụ thực sự có thai nhi bị dị tật bất thường về hệ thần kinh. Vì vậy hãy nói với BS của Bạn về bất kỳ sự lo lắng hay thắc mắc nào khi thực hiện xét nghiệm này để Bạn có thể thấy yên tâm hơn

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11852/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-16/feed/ 4
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 15 https://meyeucon.org/11851/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-15/ https://meyeucon.org/11851/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-15/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:16:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=11851 Sự phát triển của bé

Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy da của các bé khi sinh ra rất là mềm mại và mượt mà. Trong suốt tuần lễ này, da của bé phát triển mỏng đến mức gần như trong suốt và Bạn có thể nhìn thấy các mạch máu bên trong. Tóc tiếp tục phát triển và chân mày cũng vậy. Hai tai của bé cũng đã ở đúng vị trí của nó, cho dù chúng bây giờ cũng chỉ là những mẫu nhỏ trên đầu.

Thai nhi 15 tuần tuổi

Bên trong cơ thể, xương và tủy trong hệ thống xương của bé vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ bắp cũng phát triển cùng lúc trong giai đoạn này, và thai nhi lúc này có thể nắm chặt bàn tay nhỏ xíu cũng như có thể co duỗi các khớp khuỷu tay và cổ tay.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Nhiều phụ nữ vẫn chưa thật sự tin rằng mình đang có thai, cho đến khi họ phải thay đổi toàn bộ các trang phục thường ngày của mình bằng các bộ đồ bầu do bụng lúc này đã căng lớn, thì họ mới tin rằng họ đã thật sự mang một sinh linh bé nhỏ trong mình. Một số phụ nữ có cùng một lúc hai cảm giác vừa vui sướng vừa hoang mang, sợ hãi trong quá trình mang thai. Hãy xem điều đó là hết sức bình thường mỗi khi Bạn có cảm giác hồi hộp hay xúc động (đó là do sự thay đổi về lượng của các hormon trong cơ thể). Một cảm giác nữa mà Bạn có thể mắc phải lúc này là cảm thấy bị mất tập trung. Hầu hết các thai phụ đều nói rằng trong thời gian có thai họ thường hay quên, vụng về và lóng ngóng, mất khả năng tập trung khi đang làm một việc gì đấy. Hãy cố gắng cân bằng cuộc sống để giảm tình trạng căng thẳng này bằng mọi cách và luôn giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan và ổn định, vì những triệu chứng này chỉ là nhất thời mà thôi!

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11851/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-15/feed/ 1
Thai nhi 19 tuần tuổi https://meyeucon.org/7712/thai-nhi-19-tuan-tuoi/ https://meyeucon.org/7712/thai-nhi-19-tuan-tuoi/#comments Tue, 13 Jul 2010 04:58:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=7712 Với chiều dài từ đỉnh đầu đến mông là 14,2cm, bé lúc này nặng khoảng 190g từ tuần 18. Ngực bé bắt đầu phập phồng giống như đang thở nhưng không phải là sự lưu thông không khí mà là dịch ối.

Sự phát triển của bé

Tuần này, bạn bắt đầu bước sang tháng mang thai thứ 5. Bé lúc này đã “cao” khoảng 14cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Bé đã có cảm xúc và đặc biệt là có thể nghe rõ nhịp tim cũng như sự chuyển động của hệ tiêu hoá. Và không lâu nữa, bé có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung cũng như nhận ra giọng nói của mẹ.

Thai nhi 19 tuần tuổi

Siêu âm giữa thai kỳ thường diễn ra từ tuần 18 đến 22) để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra nhau thai và cuống rốn cũng như xác định chính xác tuổi thai A. Trong quá trình siêu âm, bạn có thể thấy bé đạp, uốn người, với tay, gập người hay thúc vào bụng mẹ. Hãy rủ ông xã đi cùng để được tận hưởng cảm giác sung sướng khi nhìn thấy đứa con của mình.

Các bộ phận giới tính lúc này đã có thể nhìn thấy rõ và đầy đủ. Nếu bạn mang đa thai thì đây là thời điểm kiểm tra vị trí mà các thai đang nằm trong tử cung.

Sự thay đổi của mẹ

Sự quan tâm săn sóc khi bầu bí luôn mang lại cảm giác thư thái cho người mẹ nhưng cũng đừng quên đi khám đều đặn, đặc biệt nếu bác sĩ có một số lưu ý đặc biệt.

Đừng bao giờ “gặm nhấm” những lo âu một mình. Hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ những điều bạn trăn trở như các biến chứng thai kỳ, quá trình lâm bồn và sinh nở….

Trong vài tuần tới, bạn có thể sẽ thực hiện một siêu âm kiểm tra các cơ quan nội tạng của thai nhi. Đừng quá lo lắng, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ gặp vấn đề nào đó mà thôi. Nếu điều đó xảy ra với bạn, hãy đối diện với sự thật bằng cách hỏi thẳng thắn: “Tôi có nên tiếp tục giữ cái thai này lại”.

Những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái hơn rất cần thiết ở thời điểm này. Hãy sắm một đôi giày với size lớn hơn bởi chân cũng lớn cùng cơ thể và nên chọn đôi đế thấp để tăng độ vững của đôi chân khi phải “gánh” thêm bụng bầu.

Mẹo hay có thể áp dụng

Vào tầm chiều, lúc khoảng 15h, cơ thể bạn lúc này bắt đầu “quá tải” vì công việc, hãy ngừng nghỉ ít phút, ăn chút hoa quả như táo, cam hay lê trong vòng 15 phút. Quãng nghỉ giữa giờ này sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn và có thể tiếp tục làm việc tới hết giờ buổi chiều.

Những điều cần lưu tâm

Canxi! Đây là giai đoạn bạn cần nhiều khoáng chất này hơn cả và vitamin D sẽ giúp răng và hệ xương của thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Tắm nước nóng có an toàn trong giai đoạn mang thai? Thực tế là tắm nước nóng có tác dụng thư giãn cơ bắp rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nhiệt độ nước bồn tắm. Nước quá nóng có thể làm tăng tuần hoàn máu, đẩy huyết áp tăng cao và đó là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác uể oải chứ không phải sảng khoái sau khi tắm nước nóng. Hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng mặt trước của cổ tay. Đây là vùng da nhạy cảm, sẽ cho biết nước bạn tắm là ấm hay nóng.

Kiểm tra protein trong nước tiểu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chức năng thận của bạn hoạt động có tốt không. Lượng protein trong nước tiểu thấp hơn mức trung bình thường không phổ biến lắm, và nó có nghĩa rằng thận đang phải làm việc mệt nhọc hơn thời điểm trước khi mang bầu. Nếu lượng protein tăng cao hơn mức trung bình thì bạn có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật và lúc này sẽ lấy thêm mẫu máu để làm xét nghiệm.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng giúp bác sĩ biết chính xác rằng bạn có đang bị viêm đường tiết niệu không…

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Tôi luôn có cảm giác đói và tôi lo ngại rằng mình có thể ăn bất cứ thứ gì, bất chấp nó có tốt hay không. Tôi phải thay đổi chế độ ăn ra sao để nạp nhiều năng lượng hơn?

Trả lời: Cảm giác luôn đói không có lỗi và luôn luôn ăn một chút gì đó tốt cho cả bạn và thai nhi. Và mặc dù bạn chưa bước sang giai đoạn thai kỳ thứ 3 nhưng cảm giác đói cho thấy bạn và bé đang cần bổ sung thêm protein. Vậy thì hãy tăng cường các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt nạc, thịt gà và cá. Nếu không thích thịt cá, hãy tăng cường ăn các loại hạt họ lạc, các loại hạt bí, đậu đỗ và sữa, các sản phẩm từ sữa.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/7712/thai-nhi-19-tuan-tuoi/feed/ 88
Thai nhi 18 tuần tuổi https://meyeucon.org/7709/thai-nhi-18-tuan-tuoi/ https://meyeucon.org/7709/thai-nhi-18-tuan-tuoi/#comments Tue, 13 Jul 2010 04:52:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=7709 Tất cả mọi bộ phận trên cơ thể thai nhi đang thực sự hoạt động. Tuần này, mắt bé đã có thể nhìn thay vì chỉ nhắm chặt, tai cũng đã hoàn thiện những đường nét cuối cùng và sụn mềm đã bắt đầu hình thành giữa các đầu xương.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này dài 13 cm từ đỉnh đầu tới mông, nặng xấp xỉ 140 g. Hệ xương đã có các mô sụn. Một hợp chất bảo vệ có tên myelin bắt đầu bao bọc quanh dây thần kinh.

Thai nhi 18 tuần tuổi

Với sự giúp đỡ của ống nghe đặc biệt, bạn đã có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Bạn sẽ nhận ngay ra rằng không có gì thú vị và dễ chịu hơn khi được nghe thấy “nhịp đập con tim” của đứa con bé bỏng đang thai nghén. Vậy là qua những ngày lo âu về quá trình thai nghén bởi bạn biết bé đang phát triển và lớn lên khỏe mạnh.

Sự phát triển của thai nhi lúc này đã làm thay đổi trọng lực. Lúc này bạn cần đi giày đế thấp và nằm nghiêng để được ngủ ngon giấc mỗi đêm.

Nếu bạn chưa làm xét nghiệm chọc ối thì đây là thời điểm thích hợp.

Sự thay đổi của người mẹ

Đây là lần đầu tiên các bà mẹ cảm nhận được bé yêu trong bụng đang di chuyển. Nhiều bà bầu cho biết cảm giác đầu tiên này rất rõ ràng, giống như có rất nhiều con bướm đang vờn bay trong dạ dày họ vậy. Nhưng với các ông bố thì hoàn toàn chưa cảm nhận được sự “nghịch ngợm” của đứa trẻ.

Khi cả cơ thể ngày càng “nở nang” cũng là lúc bạn cảm thấy mình càng ít vẻ duyên dáng, quyến rũ hơn. Tuy nhiên, đừng lo, tình mẫu tử sẽ khiến tinh thần của bạn tốt hơn trong những tuần tới.

Giai đoạn 3 tháng giữa cũng là thời điểm “yêu” an toàn. Ham muốn của một số thai phụ tăng lên trong khi một số khác thì lại hoàn toàn “hờ hững”.

Bạn cũng cần lưu ý rằng quầng quanh núm vú đang ngày càng sẫm lại và mở rộng cùng với sự “lớn” lên của vòng ngực. Nó hoàn toàn vô hại và sẽ chỉ biến mất sau 12 tháng sinh bé.

Một số vùng da khác cũng có thể chuyển sẫm như vùng kín, đường kẻ giữa bụng… và tất cả sẽ biến mất sau khi sinh bé.

Những điều cần quan tâm

  • Đây là thời điểm 2 vợ chồng cùng bàn tính về tài chính tương lai chuẩn bị đón đứa con đầu lòng.
  • Luôn quan tâm tới vệ sinh ăn uống như trước đó, bổ sung nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của bé.
  • Tại sao lại cần phải làm xét nghiệm mức đường huyết?
  • Tại sao ngạt mũi lại phổ biến ở các bà bầu và điều trị như thế nào nếu nó phát triển thành viêm xoang.

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Tôi được biết rằng sự giao tiếp giữa 2 mẹ con rất quan trọng và mang lại nhiều ích lợi. Tuy nhiên, nói chuyện với cái bụng của mình thật không dễ, vậy phải làm thế nào?

Trả lời: Bạn có thể bắt đầu quá trình giao tiếp với bé ngay khi bé vẫn còn trong bụng. Những bài hát ru, những bản nhạc nhẹ không lời, cổ điển được xem là rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với cái bụng nhưng cũng đừng vì thế mà lo lắng. Bạn có thể trò chuyện với bé sau sinh mà.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/7709/thai-nhi-18-tuan-tuoi/feed/ 117