Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5 https://meyeucon.org/7543/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-5/ https://meyeucon.org/7543/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-5/#comments Wed, 17 Sep 2014 15:30:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=7543 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 20

Quá trình phát triển của thai nhi:

Hiện tại, thai nhi đang được bảo vệ bằng một một lớp chất nhầy rất dày, lớp nhầy này còn được gọi là chất gây.
Ở tuần thứ 20 này, hàng trăm tế bào thần kinh vận động đang được hoàn thiện. Đây chính là các tế bào thần kinh làm nhiệm vụ kết nối các thông tin hoạt động của cơ thể lên não. Nhờ vào các tế bào này bé yêu của bạn có thể thực hiện hài hòa các hành động của mình.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Như bài trước chúng tôi đã giới thiệu, trong tuần này các mẹ có thể yên tâm hơn về sức khỏe của bé yêu, bởi vì ở tuần này các mẹ có thể cảm nhận được một số cử động đầu tiên của bé. Những cử động đầu tiên này sẽ khiến bạn cảm thấy vui và hạnh phúc, một thiên thần bé nhỏ đang dần lớn lên trong bụng mình và đặc biệt là bạn tự cảm nhận được điều này. Càng phát triển bé yêu sẽ càng có nhiều những hàng động khác nhau, vì vậy để đảm bảo cho bé yêu phát triển tốt, các mẹ hãy chia sẻ với bác sĩ của mình về những khác biệt ấy.

Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ có một thắc mắc là khi vợ mang thai, vấn đề tình dục có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Các bạn hãy yên tâm nhé, nếu vợ chồng bạn có chế độ sinh hoạt hợp lý và có kế hoạch thì không những không có hại cho thai nhi mà ngược lại còn có lợi cho thai nhi nữa. Tuy nhiên, lúc mang thai thì tùy vào sinh lý và sức khỏe của mỗi người mà nhu cầu tình dục sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, vợ chồng bạn hãy thoải mái tâm sự và chia sẻ với nhau, hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ trong vấn đề này nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 21

Quá trình phát triển của thai nhi:

Các mẹ đã đi được hơn một nửa chặng đường rồi đấy. Hiện tại, thai nhi của bạn có cân nặng khoảng 290 – 350 gram và có chiều dài khoảng 25 đến 28 cm. Chính sự lớn lên này của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nữa.

Làn da của bé yêu đang dần phát triển dày hơn bên dưới lớp chấy nhầy bảo vệ. Bên cạnh đó, một số bộ phận như mái tóc và móng tay của bé yêu cũng đang tiếp tục được hoàn thiện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện siêu âm, đây cũng chính là phương pháp giúp các mẹ biết được kích thước và vị trí của thai nhi, nhiều trường hợp còn biết được giới tính của bé yêu nữa. Đây cũng chính là điều bạn đang mong đợi?

Thai nhi 22 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 22

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn rất nhiều, bé đã có thể tự tạo ra 1 phần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lượng đường trong nước ối sẽ được chuyển đến hệ tiêu hóa và được chuyển qua ruột già. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là do bánh nhau cung cấp.
Ngoài ra, lúc này gan và lá lách của bé yêu đã có thể sẵn sàng để sản sinh ra các tế bào máu cho cơ thể.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai, nếu các mẹ thường xuyên tập thể dục thì sẽ rất cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên tập những động tác nhẹ nhành thôi. Bởi vì, lúc mang bầu, các dây chằng sẽ giãn hơn, nên nếu các mẹ tập những động tác mạnh thì sẽ bị đau và anh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tốt nhất là khi lựa chọn bộ môn thể thao nào đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 23

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, một số giác quan của bé yêu cũng bắt đầu phát triển hoàn thiện hơn. Đồng thời, trên bề mặt của lưỡi các gai vị giác cũng được hình thành, lúc này do não bộ đã phát triển nên bé yêu có thể cảm nhận được những va chạm nhẹ khi tiếp xúc với cơ thể mẹ.
Một điều đặc biệt nữa là hệ sinh sản của bé đã phát triển hơn nhiều. Nếu thai nhi là một bé trai thì lúc này tinh hoàn sẽ tụt xuống khỏi bụng. Còn nếu thai nhi là bé gái thì lúc này tử cung và buồng trứng đã được đặt đúng vị trí.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này,các mẹ có thể sẽ cảm nhận được các cơn co thắt ở tư cung, đây chính là sự vận động chuẩn bị cho quá tính sinh nở sắp tới. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì những cơn co này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bé yêu của bạn. Nhưng nếu các mẹ thấy xuất hiện nhiều cơn co tong một giờ hoặc cam thấy đau thì hãy đến bệnh viện ngay vì đây có thể là biểu hiện của việc chuyển dạ sớm.

]]>
https://meyeucon.org/7543/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-5/feed/ 133
Dưỡng thai tháng thứ 5 https://meyeucon.org/15480/duong-thai-thang-thu-5/ https://meyeucon.org/15480/duong-thai-thang-thu-5/#comments Sun, 09 Jan 2011 15:10:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=15480 Khi mang thai được 5 tháng (20 – 23 tuần), chiều dài của thai nhi dài khoảng 29cm, thể trọng ước khoảng 500g. Bạn hãy lưu ý tới chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi lúc này để chuẩn bị cho một quá trình tăng cân nhanh và phát triển hoàn thiện của thai nhi nhé.

Lúc này, mắt, mũi của thai nhi đã hoàn thiện; lớp mỡ dưới da đã bắt đầu dày lên; xương cốt hoàn chỉnh; các cơ quan bài tiết bắt đầu phát triển; thịt trong da phát triển rất nhanh; thể lực tăng cường, thai nhi cử động ngày càng nhiều; đại não phát triển thêm. Vị trí của thai nhi thường không cố định. Lông mi mắt cũng dài ra; mắt bắt đầu mở; mũi cũng cao và mở ra; cổ cao thêm.

Lúc thai nhi ngủ, cánh tay ôm lấy đầu, đầu gối co lên trước bụng. Khi thai nhi được 5 tháng thì tử cung của người mẹ to dần lên, thể trọng cũng tăng, bụng to, hông nở, đặc biệt dưới eo to lên nhanh chóng. Bầu vú to nhanh, các tuyến sữa cũng rộng ra để có thể lưu thông một lượng sữa nhỏ. Đáy tử cung cao lên gần đến rốn, tiếng tim đập và sự cử động của thai nhi đều có cảm giác là thai nhi cử động.

Do vậy, bảo vệ sức khoẻ cho thai nhi cần lưu ý một số vấn đề:

An toàn

Bụng của người mẹ ngày càng to thêm, trọng tâm của thân thể chuyển dần về phía trước nên thai phụ rất dễ bị ngã. Vì thế, khi đi lên, xuống cầu thang máy hoặc thang bộ, trèo lên cao thì thai phụ cần phải đặc biệt chú ý và cẩn thận.

Tốt nhất là nên hạn chế lên cao, xuống thấp bằng cầu thang máy ở các nhà lầu, cũng như chú ý cách thức đi lại lên xuống các bậc cầu thang. Khi cầm đồ vật, cần chú ý các tư thế để tránh ảnh hưởng tới bụng, đặc biệt là không nên cúi nhiều. Tránh tắm nước quá nóng.

Chế độ nghỉ ngơi

Do tử cung to dần ra, khiến thân người phía dưới của thai phụ diễn ra sự lưu thông huyết mạch không thoải mái, cho nên phụ nữ mang thai thường rất dễ mệt mỏi và khó khôi phục sức khoẻ, vì thế nhất định phải chú ý chia mốc thời gian để nghỉ ngơi, tốt nhất là mỗi buổi trưa nên ngủ từ 1 – 2 giờ.

Chế độ ăn uống

Thai phụ cần đề phòng thiếu canxi và sắt. Ở tháng thứ 5, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ.

Phụ nữ mang thai 5 tháng cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết.

Trong các loại rau như: cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt.

Phụ nữ mang thai nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.

Đề phòng bệnh phù chân

Để thích ứng với sự phát triển của thai nhi thì lượng máu trong có thể và tổ chức dịch mạch của người mẹ mang thai tăng thêm, lượng nước lưu thông trong người không ổn định, do đó chân dễ bị phù.

Nếu chân bị phù nhẹ thì nên thường xuyên nghỉ ngơi sẽ đỡ dần dần. Còn nếu bị phù nặng thì cần phải đi giày dép cỡ to (nhưng không nên to quá), đế dép thấp (dưới 3cm). Không được ngồi, đi, đứng quá lâu, khi ngồi hay đi ngủ cần để gối chân cao hay thấp thích hợp để các tĩnh mạch của chân được lưu thông thật tốt. Trước khi đi ngủ nên chú ý dùng nước nóng rửa chân, khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái như thế cũng giảm thiểu bị phù.

Dự phòng việc đau hông eo

Phụ nữ mang thai bị đau hông eo phần nhiều là do các tư thế làm việc không đúng. Ví dụ như bị đau buổi sáng ngủ dậy, phần lớn do buổi tối khi ngủ ở các tư thế không đúng. Vì vậy, khi đi ngủ nên kê một miếng đệm cứng dưới đệm, hay nằm nghiêng bên trái là thích hợp; đau hông eo vào buổi chiều tối là do cả ngày làm việc nhiều hoặc đi lại nhiều gây nên. Do vậy, thai phụ nên làm việc vừa phải, chú ý nghỉ ngơi, hạn chế đứng, ngồi, đi lâu.

Khi đi trên đường toàn thân cần thoải mái, khi đứng thân dưới hướng về trước và vai hơi hướng về sau. Khi ngồi, để hông eo thoải mái dựa vào ghế dựa lưng, đặc biệt không ngồi mà không có dựa lưng trong một thời gian dài. Không đi giày cao gót hay cao cổ. Nếu đau thì dùng tay xoa bóp nhẹ hoặc dùng nước nóng chườm nhẹ cũng khá hiệu quả.

Chuẩn bị các đồ dùng cho trẻ nhỏ

Mặc dù thai đang ở tháng thứ 5, nhưng người mẹ cần phải chuẩn bị quần áo cho trẻ để chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ. Nên chọn loại quần áo không cọ xát vào da của trẻ, sợi mềm, dễ giặt và nhanh khô, không mất màu sắc, mặc áo hay cởi áo ra đều dễ dàng. Kiều quần áo nên rộng rãi; ở dưới nách, sau lưng không cần có khuy áo hay khuy bấm…

Nên chuẩn bị các đồ dùng để cho trẻ đi tiểu cũng như tã lót, khăn tã cần loại có thể thấm được nhiều nước lâu, tã lót phải là loại không dò nước và không dày làm trẻ bị nóng rất khó chịu.

Ngoài ra, thai phụ nên lưu ý

– Khi xem tivi, xem phim ở rạp, ngồi máy vi tính không được quá lâu. Mỗi ngày chỉ nên xem ti vi từ 2 giờ trở xuống và phải ngồi xa màn hình từ 2m trở lên. Trong nhà cần thông thoáng, ngồi với tư thế ngay ngắn. Không nên xem phim bạo lực, khủng bố, kinh dị hay đau buồn trên tivi vì rất có thể nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều cho thai nhi, đặc biệt là vấn đề về tâm lý của trẻ.

– Khi nghe nhạc thì thai phụ nên nghe loại nhạc nhẹ, êm đềm và trữ tình, âm lượng không nên quá to… Hãy chọn cho bạn loại nhạc cho bà bầu đã được nghiên cứu và đánh giá tốt.

– Phòng bệnh trĩ, bà bầu nên ăn nhiều rau và nước hoa quả như: rau cần, cải trắng, chuối… không ăn hồng. Định ước thời gian mà đi đại tiện, sau đó nên dùng nước nóng rửa đáy hậu môn.

– Cần chú ý giữ gìn bảo vệ tóc, thường xuyên gội đầu, gội xong không được dùng gió mạnh sấy khô tóc mà nên để tóc tự khô. Thậm chí cũng không nên dùng lược hay máy sấy tóc.

– Để đề phòng bệnh đái tháo đường thì phải cần biết cách phòng và trị liệu, để giảm thiểu tình trạng thai nhi sinh ra dị hình cũng như là chết non.

– Kiên trì mỗi ngày nên có chế độ hoạt động trong thời gian hợp lý. Uống nhiều nước và không ăn vặt, đề phòng bệnh sỏi thận.

– Chú ý giữ vệ sinh miệng. Không được quên đánh răng, nếu bị bệnh về răng miệng thì giai đoạn này cần thiết trị cho khỏi.

– Căn cứ vào thời gian mang thai là đầu, giai đoạn giữa hay cuối tuần mà nên đi kiểm tra thai nhi để theo dõi sức khoẻ và thai phụ cũng như của thai nhi để xem thai phát triển có bình thường hay bất thường.

]]>
https://meyeucon.org/15480/duong-thai-thang-thu-5/feed/ 5
Nguyên nhân vỡ ối non https://meyeucon.org/15347/nguyen-nhan-vo-oi-non/ https://meyeucon.org/15347/nguyen-nhan-vo-oi-non/#comments Sun, 02 Jan 2011 18:37:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=15347 Hỏi: Đầu năm nay em mang thai được 5 tháng thì bị vỡ ối non, em đã nhập viện và điều trị được 3 tuần nhưng em đành phải sinh non. Em xin hỏi bác sĩ là nguyên nhân bị vỡ ối non là do đâu và làm sao để khắc phục lần sau.

Trả lời: Vỡ ối non có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân viêm nhiễm và hở eo tử cung là thường gặp nhất. Em nên đi khám, siêu âm đo chiều dài cổ tử cung để chẩn đoán có bị hở eo tử cung không. Bên cạnh đó em cũng cần khám phụ khoa để phát hiện tình trạng viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung. Khi biết được nguyên nhân để điều trị thì mới có thể khắc phục vỡ ối non cho lần có thai sau được.

]]>
https://meyeucon.org/15347/nguyen-nhan-vo-oi-non/feed/ 2
Chồng uống Delcogen khi thụ thai, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng? https://meyeucon.org/11510/chong-uong-delcogen-khi-thu-thai-lieu-thai-nhi-co-bi-anh-huong/ https://meyeucon.org/11510/chong-uong-delcogen-khi-thu-thai-lieu-thai-nhi-co-bi-anh-huong/#comments Thu, 19 Aug 2010 08:56:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=11510 Hỏi: Thưa BS hiện nay cháu đang mang thai ở tuần thứ 21. Tháng mà cháu có thai chồng cháu có uống thuốc decolgen cảm cúm 3 trong 1 để chữa viêm mũi dị ứng. Vậy BS cho cháu hỏi liệu có ảnh hưởng gì tới thai nhi không và khi sinh xong cháu phải làm những xét nghiệm gì để biết con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Xin chân thành cảm ơn BS.

Trả lời: Nếu thuốc Decolgen cảm cúm 3 trong 1 có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng thì việc thụ thai của vợ chồng bạn cũng sẽ khó khăn lắm. Hiện nay, bạn đã có thai ở tuần thứ 21 thì việc theo dõi, quản lý thai trước thời điểm này để có thể làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinhđã giúp bạn phát hiện con bạn có thể bị dị tật nào không.

Hiện nay có một số bệnh sàng lọc cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời, việc làm những xét nghiệm sàng lọc này như thế nào thì các bác sỹ sẽ có những chỉ định cụ thể cho bạn. Chúc bạn sinh con khỏe mạnh!

]]>
https://meyeucon.org/11510/chong-uong-delcogen-khi-thu-thai-lieu-thai-nhi-co-bi-anh-huong/feed/ 4
Ăn gì cho bổ lúc mang thai https://meyeucon.org/10943/an-gi-cho-bo-luc-mang-thai/ https://meyeucon.org/10943/an-gi-cho-bo-luc-mang-thai/#respond Fri, 06 Aug 2010 04:13:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=10943 Hỏi: Tôi năm nay 30 tuổi, trước khi có thai tôi nặng 49kg, cao 1,58m. Trong quá trình mang thai tôi thường xuyên lên cân. Hiện tại thai đang ở tuần thứ 20 mà tôi đã nặng hơn 65kg. Tôi có bị béo phì hay không, và trong trường hợp này tôi nên ăn uống như thế nào? Việc sử dụng các loại đường hoặc thực phẩm giảm cân trong thời gian này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Trả lời: Nếu thai chỉ mới 20 tuần tuổi, phát triển bình thường, mà chị đã tăng đến 16kg so với trước khi mang thai thì mức tăng cân này là đáng lưu ý và cần thiết phải điều chỉnh.

Trong khẩu phần, chị nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, canxi, chất khoáng vi lượng như sắt, kẽm, vitamine… Bên cạnh đó, cũng cần cắt giảm các chất sinh năng lượng nhiều như chất béo (da, mỡ, bơ, thức ăn chiên, nước cốt dừa…) và các thức ăn nước uống có nhiều đường (đường mía, mật ong, đường thốt nốt…) như bánh kẹo, nước ngọt, chè, trái cây ngọt…

Nếu thèm ngọt, chị có thể sử dụng các loại đường ăn kiêng có nguồn gốc tự nhiên. Những loại đường này không sản sinh năng lượng do đó không làm tăng cân nhưng vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, chị nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc và được các tổ chức y tế chứng nhận. Bên cạnh đó, cũng nên tập cho khẩu vị của mình giảm bớt độ ngọt dần thông qua việc chế biến các bữa ăn hàng ngày.

Khi mang thai, chị không cần ăn gấp đôi khẩu phần bình thường như quan niệm cũ, cũng không cần phải tẩm bổ với các món ăn cao năng lượng như gà ác tiềm thuốc Bắc, giò heo hầm đỗ hay hạt sen, yến sào chưng đường phèn… mà chỉ cần uống thêm hai ly sữa mỗi ngày, ăn thêm mỗi bữa nửa chén cơm là đủ.

ThS-BS Đào Thị Yến Phi

]]>
https://meyeucon.org/10943/an-gi-cho-bo-luc-mang-thai/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 23 https://meyeucon.org/11859/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-23/ https://meyeucon.org/11859/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-23/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:41:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=11859 Sự phát triển của bé

Sắc tố da của bé đang được định hình trong tuần này. Mặc dù mỡ vẫn đang được tích luỹ trong cơ thể bé nhưng da bé trông vẫn rất nhăn nheo. Sở dĩ có hiện tượng trên là do da được sản sinh nhanh hơn lượng mỡ đang tích lũy bên dưới.

Các công việc thường nhật của bé lúc này bao gồm cử động tay, chân và các ngón một cách thường xuyên. Khi đó Bạn sẽ cảm nhận được những cử động này một cách rõ ràng và Bạn sẽ có cảm giác rất hạnh phúc và sung sướng.

Thai nhi 23 tuần tuổi

Bây giờ, thai nhi có cân nặng khoảng 430-500 gam. Nếu như chuyển dạ sớm và sanh non, một bé có cân nặng ít hơn 450 gam vẫn có thể sống sót dưới sự chăm sóc y tế đặc biệt, nhưng bé sẽ mắc phải một số khiếm khuyết từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Càng ngày lãnh vực chăm sóc thai nhi đã có những tiến bộ đáng kể.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Ngày sanh càng đến gần thì nỗi lo của Bạn càng tăng lên. Hay hồi hộp, đi tiểu liên tục, tim đập nhanh, chân bị chuột rút, vọp bẻ và những nỗi lo chung chung khác có thể khiến cho Bạn khó ngủ hoặc ngủ rất ít vào ban đêm. Bất chấp những nguyên nhân đó, sức khỏe của Bạn và bé phụ thuộc vào sự nghỉ ngơi của Bạn. Bạn hãy thử ngâm mình trong nước ấm để thư giãn, nghe nhạc hoặc những bài hát mà Bạn yêu thích, đọc truyện cười và dùng một tách trà thảo dược để cải thiện tình trạng mất ngủ.

Nhiều BS khuyên các thai phụ khi ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngữa hoặc nằm sấp bụng, vì khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, lượng máu lưu thông đến bánh nhau sẽ không bị hạn chế. Nếu Bạn cảm thấy không thoải mái khi ngủ ở tư thế này, Bạn nên thử kẹp một cái gối giữa hai đầu gối để lảm giảm bớt áp lực bởi trọng lượng cơ thể khi Bạn nằm nghiêng.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11859/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-23/feed/ 27
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 22 https://meyeucon.org/11858/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-22/ https://meyeucon.org/11858/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-22/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:39:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=11858 Sự phát triển của bé

Các giác quan của bé, để nhận biết về thế giới xung quanh, đang phát triển từng ngày. Các gai vị giác đã được hình thành trên bề mặt lưỡi, não và các đầu mút thần kinh cũng đã phát triển đủ để thai nhi có thể cảm nhận được những va chạm tiếp xúc. Vì vậy bé có thể biểu hiện những cảm xúc thông qua nét mặt như cau mày hay nheo mắt hoặc mút ngón tay cái.

Thai nhi 22 tuần tuổi

Hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng và ở bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng đang phát triển.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Trong tuần lễ này, tử cung của Bạn đang tập luyện để chuẩn bị cho cuộc sinh nở, các cơn co thắt giả tạo ở tử cung không gây đau và không thường xuyên được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Bạn có thể cảm thấy các cơn co thắt ở vị trí chóp tử cung. Đừng quá lo lắng! Bởi vì thai nhi cảm nhận các cơn co bóp này như những cái xiết chặt của tử cung mềm mại và không đau. Và các cơn co Braxton Hicks không nguy hiểm và vô hại. Tuy nhiên nếu xuất hiện các cơn co với cường độ mạnh và rất đau hoặc nếu Bạn đếm thấy có hơn 4 cơn co thắt trong một giờ, Bạn hãy liên hệ ngay với BS vì các triệu chứng đau bụng, và có các cơn co xuất hiện liên tục có thể là dấu hiệu của cơn chuyển dạ sớm.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11858/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-22/feed/ 2
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 21 https://meyeucon.org/11857/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-21/ https://meyeucon.org/11857/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-21/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:38:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=11857 Sự phát triển của bé

Lượng nước ối trong tử cung để bảo vệ và che chở bé giờ đây có thêm một nhiệm vụ khác nữa. Ruột của bé đã phát triển đủ để một lượng đường nhỏ, có trong lượng nước ối mà bé nuốt vào, sẽ được chuyển đến hệ thống tiêu hoá và chuyển qua ruột già. Đó là những dưỡng chất dùng để nuôi dưỡng em bé, tuy nhiên bên cạnh đó còn có thêm một nguồn dưỡng chất chính yếu khác được cung cấp từ bánh nhau.

Thai nhi 21 tuần tuổi

Bây giờ, gan và lá lách của thai nhi đã có thể sẵn sàng để sản xuất ra các tế bào máu (gan của thai nhi sản sinh ra các tế bào máu cho đến tận ngày sinh). Tuỷ xương đã phát triển hoàn chỉnh để có thể sản sinh ra các tế bào máu tốt nhất.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Tập thể dục có an toàn trong thai kỳ hay không? Tập thể dục là một cách tốt để giữ vóc dáng trong thời kỳ mang thai và phòng tránh được bệnh tật như chứng giãn tĩnh mạch, sự tăng cân quá mức, giảm tối đa triệu chứng đau lưng. Tuy nhiên, Bạn nên lưu ý là khi có thai không nên tập luyện các môn thể thao mạnh – mà chỉ thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng mà thôi. Bởi vì khi mang thai, các dây chằng của Bạn dãn hơn lúc bình thường, nên Bạn sẽ bị đau nếu như thực hiện các động tác quá mạnh bạo, và tập thể dục quá sức có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy Bạn hãy lựa chọn các động tác nhẹ nhàng và chậm rãi & toàn thân như tập yo ga, bơi lội, và đi bộ là tốt nhất. Tốt nhất Bạn nên tham khảo với BS về những bài thể dục mà Bạn lựa chọn để có được những ý kiến cụ thể.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11857/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-21/feed/ 8
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 20 https://meyeucon.org/11856/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-20/ https://meyeucon.org/11856/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-20/#comments Wed, 28 Jul 2010 07:35:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=11856 Sự phát triển của bé

Bây giờ Bạn đã đi được nửa đoạn đường rồi nhé, đã được 20 tuần lễ mang thai rồi, bé yêu của Bạn đã lớn nhanh một cách đáng kể từ một nhóm các tế bào ban đầu. Thai nhi bây giờ nặng khoảng  300 gram và dài khoảng 20 đến 25 centimet. Sự phát triển của bé sẽ làm cho tử cung ngày càng lớn hơn rất nhiều so với kích thước ban đầu, và tử cung lớn ra gây chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thận của Bạn.

Thai nhi 20 tuần tuổi

Bên dưới lớp gây (để bảo vệ da bé), da của bé ngày càng phát triển dày lên và có nhiều lớp, bao gồm lớp hạ bì, biểu bì và một lớp dưới da. Tóc và móng tay bé cũng tiếp tục phát triển trong tuần lễ này.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Các BS sẽ cho yêu cầu Bạn tiến hành siêu âm thai, một phương pháp chẩn đoán sử dụng sóng âm để tạo nên hình ảnh. Siêu âm thường được thực hiện ở tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, cho phép xác định được kích cỡ và vị trí của bào thai, đôi khi cũng xác định được giới tính của thai nhi. Siêu âm cũng có thể kiểm tra được tình trạng dây rốn, bánh nhau và lượng nước ối. Hãy trao đổi với BS những thắc mắc của Bạn khi thực hiện siêu âm cho thai nhi

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11856/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-20/feed/ 3
Viêm nhiễm có ảnh hưởng đến thai nhi? https://meyeucon.org/8106/viem-nhiem-co-anh-huong-den-thai-nhi/ https://meyeucon.org/8106/viem-nhiem-co-anh-huong-den-thai-nhi/#comments Fri, 16 Jul 2010 06:07:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=8106 Hỏi: Tôi đang có thai tháng thứ năm. Từ khi có thai đến giờ vợ chồng tôi vẫn quan hệ thường xuyên 2 – 3 lần/tuần. Như vậy có nhiều không?

Thai được 10 tuần tôi đi khám ở BV phụ sản TƯ, bác sĩ bảo bị viêm và cho thuốc đặt nhưng chưa được 3 tháng nên tôi không dám dùng thuốc mặc dù đó là thuốc bác sĩ kê dành riêng cho người mang bầu. Từ đó đến nay tôi vẫn quan hệ thường xuyên, như vậy xin hỏi có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Trả lời: Chúng tôi rất lấy làm tiếc việc chị đã đi khám nhưng lại không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm nhiễm khi mang thai làm gia tăng các nguy cơ đối với thai nhi: Nhiễm khuẩn ối, sảy thai, đẻ non… Việc quan hệ tình dục là theo nhu cầu tự nhiên, nhưng anh chị cần chú ý đảm bảo vệ sinh và nhịp độ theo từng thời kỳ. Các chuyên gia đều có lời khuyên cần nhẹ nhàng và hạn chế trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối trước khi sinh.

Anh chị cần chấm dứt ngay việc quan hệ mà không dùng bao cao su vì: Chị đang bị viêm nhiễm, cần xác định nguyên nhân để tránh lây sang chồng cũng như để điều trị được hiệu quả hơn. Xuất tinh trong khiến cổ tử cung co bóp mạnh, ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là ở những tháng cuối có thể gây sinh non.
Chị nên đi khám trong thời gian gần nhất có thể và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị dứt điểm viêm nhiễm tránh ảnh hưởng đến bé.

]]>
https://meyeucon.org/8106/viem-nhiem-co-anh-huong-den-thai-nhi/feed/ 3