Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 https://meyeucon.org/7552/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7/ https://meyeucon.org/7552/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7/#comments Tue, 30 Sep 2014 01:00:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=7552 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 29

Quá trình phát triển của thai nhi:

Lúc này, bé yêu của bạn cân nặng khoảng 1.000 gram và có chiều dài khoảng 40 cm. Trong lần đi khám thai ở tuần này, chị em có thể biết ngôi của bé yêu. Ngôi có nghĩa là vị trí của thai nhi trong bụng mẹ. Lúc sắp sinh nếu chị em cảm thấy ở cổ tử cung trì nặng thì có thể bé yêu có ngôi đầu. Để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong quá trình lâm bồn thì việc xác định chính xác ngôi của bé là điều rất quan trọng, bởi vì nếu có điều gì bất thường về ngôi của bé thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lo lắng, bởi vì từ giờ đến lúc sinh bé yêu vẫn còn thời gian 2 tuần nữa để thay đổi từ thế nằm trong bụng mẹ.
Trong tuần này, các bộ phận khác trên cơ thể vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, chị em nên đi khám thai mỗi tuần để có thể theo dõi và phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của thai nhi. Trong tuần này bác sĩ của chị em có thể sẽ cho chị em thực hiện xét nghiệm kiểm tra nhóm máu. Sau khi có kết quả, nếu chị em thuộc nhóm máu “Rh-“ thì bác sĩ sẽ thảo luận và cho chị em tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, và ngay khi bé yêu chào đời chị em sẽ được tiêm nhắc lại mũi thứ hai.

 

Thai nhi tuần thứ 29

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 30

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần lễ này, bé yêu vẫn đang tiếp túc phát triển hoàn thiện một số bộ phận còn lại. Lúc này chị em có thể cam nhận rõ ràng các cú đạp mạnh của bé, nhiều trường hợp cú đạp của bé khiến chị em cảm thấy rất đau và ngạt thở. Tuy nhiên, cảm nhận được thiên thần bé nhỏ của mình đang cử động chị em sẽ vô cùng hạnh phúc, thậm chí còn muốn âu yếm bé yêu nữa.

Bên cạnh niềm hành phúc chị em cũng đừng quên nhiệm vụ rất quan trọng là nếu nhưng cảm thấy bé cử động quá ít, thì phải đếm lại số lần bé cử động trong 1 tiếng. Trong tuần 30 này, mỗi giờ bé phải cử động ít nhất 10 lần/giờ, nếu thấy ít hơn chị em cần đến bệnh viện ngay để được tư vấn nhé. Ngoài ra, tuần này tuyến sữa của chị em bắt đầu phát triển rồi đấy.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Sắt rất quan trong cho sự phát triển toàn diện của bé yêu, chính vì vậy, trong quá tình mang thai chị em cần bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể. Hàng ngày chị em nên bổ sung ít nhất 30 miligam sắt trong suốt giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi vì, hiện nay tình trạng thiếu sắt rất hay xảy ra đối với các thai phụ. Tốt nhất chị em nên bổ sung sắt bằng chế độ dinh dưỡng, tuy nhiên nếu muốn bổ sung sắt bằng thuốc, chị em nên tham khảo ý khiến của bác sĩ nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 31

Quá trình phát triển của thai nhi:

Lúc này, bé yêu có cân nặng khoảng 1.400 gam và có chiều dài khoảng 40 cm, trong các tuần tiếp theo bé sẽ tiếp tục tăng cân. Các lớp mỡ dưới da cũng đang được tích tụ, điều này sẽ giúp  làn da của bé yêu trông mịn màng hơn rất nhiều, đặc biệt là lớp mỡ này sẽ giúp bé yêu không bị mất nhiệt khi chào đời.

Sau khi sinh ra bé phải tự hô hấp, để chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ này, ngay từ tuần này bé yêu sẽ bắt đầu tiến hành diễn tập một số động tác thở bằng cách cử động liên tục các cơ hoành.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai, do sự thay đổi của các hoocmon rất nhiều chị em sẽ gặp phải chứng táo bón. Điều này khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, để khắc phục tình trạng này, chị em có thể ăn nhiều rau, củ, quả, hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 32

Quá trình phát triển của thai nhi:

Bé yêu của bạn đã có thể đi tiểu được rồi đây, mỗi ngày bé sẽ thải nước tiểu ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít. Bé sẽ nuốt lại 1 ít nước ối vào bụng, nếu như sau khi bé đã nuốt rồi mà vẫn còn 1 lượng nước ối ở lại trong bánh nhau thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé có vấn đề. Ngược lại, nếu lượng nước ối không đủ thận của bé cũng gặp trục trặc. Chính vì vậy, khi đi khám thai chị em cần chú ý xem lượng nước ối của mình như thế nào, để có biện pháp cải thiện nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Chị em đã quyết định nên cho bé bú bình hay bú mẹ sau khi sinh chưa? Để tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu chị em nên cho bé bú mẹ, vì sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của bé sau này, tuy nhiên do có nhiều lý do chị em phải cho bé bú bình, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn thêm nhé!

Trong tuần, các tuyến sữa của chị em đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non. Loại sữa này có màu vàng, đây cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất chính cho cho bé yêu trong những ngày đầu sau khi sinh.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 33

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, các bộ phận còn lại của cơ thể bé yêu đã được phát triển hoàn thiện. Thiên thần bé nhỏ của bạn chỉ chờ ngày chào đời thôi, thật là tuyệt vời đúng không các mẹ?

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở thời điểm này, bên cạnh niềm hạnh phúc chị em cũng cần chú ý đến các triệu chứng của những cơn tiền sản giật như tăng cân đột ngột, hoặc không nhìn rõ… Tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nó có thể dẫn đến nhiều cơn co giật liên tiếp, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn tai biến hoặc là hôn mê bất tỉnh, và thậm chí là gây tử vong cho cả 2 mẹ con. Lúc đi khám thai hãy chia sẻ với bác sĩ của mình những hiện tượng bất thường để được tư vấn nhé!

]]>
https://meyeucon.org/7552/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7/feed/ 203
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg? https://meyeucon.org/19844/thai-30-tuan-nang-bao-nhieu-kg/ https://meyeucon.org/19844/thai-30-tuan-nang-bao-nhieu-kg/#comments Sun, 06 Nov 2011 09:51:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=19844 Hỏi: Xin chào Meyeucon.org, mình mang thai được 30 tuần 3 ngày, trọng lượng của bé con nhà mình là 1474g không biết như thế khi sinh ra bé con có nhỏ quá không? Mình chỉ tăng được 5,5kg từ khi mang bầu. Đến khi sinh thì bé con nhà minh được khoảng bao nhiêu kg? Mình phải làm gì để dưỡng thai tốt giai đoạn này. Mong các ban hồi âm sớm. Mình xin cảm ơn.

Bạn cần chuẩn bị cho quá trình sinh thật tốt ở 10 tuần cuối nhé

Trả lời: Bạn đang mang thai tuần thứ 30 tức là vào giai đoạn cuối thai kỳ, vì vậy giai đoạn này dưỡng thai hết sức quan trọng. Hiện tại, thai nhi của bạn có trọng lượng đúng với tuổi thai, nói chung là tốt. Vào 3 tháng cuối bé sẽ tăng trung bình mỗi tháng khoảng 700 gr, nếu đảm bảo dinh dưỡng tôt chắc sẽ đạt được 2700- 2800 gr lúc sinh.

Dưỡng thai giai đoạn này rất cần protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi (khoảng 200mg cho sự phát triển khung xương của thai nhi) vì vậy cần ăn nhiều các thực phẩm giàu các dưỡng chất này. Ngoài ra cảm giác thèm ăn sẽ tăng, do vậy nên cố gắng không ăn nhiều bánh kẹo ngọt, nên ăn tinh chất, uống nhiều sữa để tăng cân tốt hơn, không chỉ cho bạn mà cho cả bé phát triển và dự trữ cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ sau này vả sức đề kháng cho bé thời kỳ trứng nước.

Bạn nên chuẩn bị cho các bài tập thư giãn, đi bộ, làm mềm cơ, hỗ trợ cho quá trình sinh con sau này. Chúc bạn hạnh phúc.

]]>
https://meyeucon.org/19844/thai-30-tuan-nang-bao-nhieu-kg/feed/ 5
Tiền sản giật là gì và nguy hiểm thế nào? https://meyeucon.org/17182/tien-san-giat-la-gi-va-nguy-hiem-the-nao/ https://meyeucon.org/17182/tien-san-giat-la-gi-va-nguy-hiem-the-nao/#comments Tue, 24 May 2011 22:17:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=17182 Hỏi: Em mang thai tháng thứ 7, và cũng sắp đến ngày sinh rồi. Em cũng tìm đọc nhiều tài liệu liên quan đến chuyện sinh đẻ. Em thấy gần đây báo đài có nói nhiều đến nguy cơ bị tiền sản giật sau khi sinh con, rất nguy hiểm cho cả con và mẹ, nên em rất sợ. Bác sĩ có thể tư vấn cho em về trường hợp sản phụ bị tiền sản giật được không? Tiền sản giật là gì? Những nguyên nhân, hậu quả và những ai có nguy cơ bị tiền sản giật? Em xin cảm ơn!

Trả lời: Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén, chiếm tỉ lệ 6-8% số phụ nữ mang thai. Tiền sản giật phần lớn xảy ra trong thời kỳ mang thai đầu tiên, thường xuất hiện ở những thai phụ có bệnh như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường…

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tăng huyết áp, phù mặt, tay và nước tiểu nhiều chất đạm. Dấu hiệu phù mặt, tay của tiền sản giật rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng phù nề do xuống máu. Nếu là phù nề bình thường sẽ được điều trị để tuần hoàn máu tốt hơn nhưng nếu là một biểu hiện của tiền sản giật thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, dấu hiệu này của tiền sản giật thường đi kèm với các biểu hiện khác như tăng huyết áp, nước tiểu nhiều đạm…

Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ); làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

Tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Bị tiền sản giật, người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ). Còn với thai nhi, sẽ làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí thai bị chết lưu trong tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong.

Để phát hiện sớm tiền sản giật, tốt nhất là đi khám thai sớm. Trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt, nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn. Khám thai hai lần một tuần để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

Có thể phát hiện sớm tiền sản giật qua các biểu hiện phù ở tay, chân, tăng cân nhiều, kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau đầu, đau bụng, cao huyết áp, nước tiểu có nhiều chất đạm…

Nếu phát hiện muộn các dấu hiệu của tiền sản giật thì bệnh có thể dẫn đến co giật trong lúc thai nghén gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong mẹ. Nhiều trường hợp tiền sản giật sau khi sinh bị tai biến mạch máu não hoặc làm tổn thương thận nặng gây bệnh thận mãn tính hết sức nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/17182/tien-san-giat-la-gi-va-nguy-hiem-the-nao/feed/ 2
Thận trọng dùng thuốc lúc mang thai https://meyeucon.org/15588/than-trong-dung-thuoc-luc-mang-thai/ https://meyeucon.org/15588/than-trong-dung-thuoc-luc-mang-thai/#comments Wed, 12 Jan 2011 23:35:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=15588 Hỏi: Vợ tôi mang thai được 7 tháng. Cô ấy bị bệnh viêm xoang, hay nhức đầu, sổ mũi. Xin hỏi bác sĩ, khi nào chữa bệnh viêm xoang là hợp lý nhất; và bây giờ vợ tôi phải làm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi?

Trả lời: Viêm xoang là bệnh thường khó điều trị dứt điểm, hay tái diễn. Thuốc kháng sinh điều trị thường phải dùng liều cao mới có thể cho hiệu quả đến các xoang. Triệu chứng thường gặp là nhức đầu, sổ mũi làm cho người bệnh rất mệt mỏi và khó chịu. Do vậy, trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ cần giữ gìn sức khỏe, tránh những tác nhân có thể làm cho bệnh viêm xoang tái phát, bởi việc điều trị kháng sinh trong ba tháng đầu thai kỳ hết sức thận trọng vì một số kháng sinh có khả năng gây dị tật thai nhi. Thai phụ cũng cần lưu ý một số thuốc chống dị ứng (thường dùng trị sổ mũi), không được tự ý dùng vì các thuốc này thường có những chống chỉ định đối với các thai phụ. Tóm lại, trong thời gian mang thai, dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần được người có chuyên môn hướng dẫn, để không gây nguy hiểm.

Bác sĩ Dương Phương Mai

]]>
https://meyeucon.org/15588/than-trong-dung-thuoc-luc-mang-thai/feed/ 3
Dưỡng thai tháng thứ 7 https://meyeucon.org/15473/duong-thai-thang-thu-7/ https://meyeucon.org/15473/duong-thai-thang-thu-7/#comments Sat, 08 Jan 2011 23:53:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=15473 Giai đoạn tháng thứ 7 là bắt đầu của chu kỳ 3 tháng cuối mang thai và cũng là lúc thai nhi bắt đầu phát triển nhanh nhất. Trong tháng thứ 7 này, bé yêu của bạn có thể tăng cân gần bằng với toàn bộ giai đoạn trước đây và lên tới 1,9kg. Da của thai nhi đã hồng hào, lớp mỡ dưới da được tích tụ dày thêm.

Lúc này, lượng nước ối không tăng thêm nữa, thân thể thai nhi dựa hết vào thành tử cung và vị trí của thai nhi bắt đầu cố định. Do đầu thai nhi nặng nên đầu thai nhi thường hướng xuống phía dưới. Các cơ quan sinh trưởng của thai nhi cơ bản đã hoàn tất, các chức năng của dạ dày, ruột, thận, thần kinh thính giác đã hoàn thiện. Phổi và não, hệ thống thần kinh đều phát triển đến trình độ nhất định. Các cơ thịt đã phát triển rất nhanh, hoạt động của thai nhi ngày càng nhiều. Vào tháng này, nếu sinh non và có điều kiện chăm sóc tốt thì vẫn có thể bảo tồn được cuộc sống cho bé.

Ở tháng này, đáy tử cung của thai phụ cao khoảng 28 – 30 cm, hướng sau nên đè, áp vào tim, dạ dày, làm cho tim đập nhanh, khó thở, bức bách dạ dày và ruột.

Thai phụ chú ý bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi

Dự phòng chứng cao huyết áp ở bà bầu

Mang thai bị tổng hợp các loại triệu chứng của bệnh cao huyết áp có thể gây tử vong cho người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi như: chậm phát triển, bị ngạt, chết hoặc bé được sinh ra không hoàn thiện cơ thể …vì vậy, người mắc bệnh huyết áp khi mang thai cần phải chú ý:

– Thai phụ nên định sẵn thời gian khám ngoại trú và khoảng 2 tuần đi khám một lần để sớm chẩn đoán và trị liệu. Nếu bệnh nhẹ thì nên cố gắng chữa triệt để.

– Ăn uống điều độ. Nên ăn nhạt cùng với việc khống chế lượng nước vào cơ thể; nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều hàm lượng chất như lòng trắng trứng, nhưng mỗi lần ăn với số lượng nhỏ và nên ăn làm nhiều lần.

– Giữ sức khỏe, tránh bị  trạng thái mệt mỏi. Cần ngủ đủ, giữ tinh thần thoải mái và không làm việc quá sức.

Tránh sinh non

– Chú ý theo dõi hiện tượng chảy máu. Nếu cảm thấy tử cung co bức, gây đau hoặc phát trướng lên thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi. Nếu thấy ra máu, cần đến bệnh viện để khám và điều trị.

– Không nên tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí. Nếu đi dạo thì nên có người đi cùng.

– Giữ an toàn. Các động tác như: đi bộ; lên, xuống cầu thang, thang máy cần chú ý để chân vững chắc, tránh việc trơn trượt, gây ngã.

– Nghỉ ngơi hợp lý. Phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và giữ tinh thần luôn ổn định.

– Luôn phòng các bệnh truyền nhiễm và bệnh mãn tính như: bệnh tim, gan, thận và bệnh thiếu máu. Đây là những bệnh rất nghiêm trọng, cùng phát các chứng trong quá trình mang thai.

Massage cho thân thể

– Massage nhẹ cho bầu vú khoảng 5 phút vào mỗi tối trước khi đi ngủ, giúp thông các tuyến mạch trong vú. Đây được coi là công tác chuẩn bị núm vú.

– Xoa bóp các bộ phận dưới chân. Trước khi đi ngủ, nên xoa bóp chân cho máu dễ lưu thông và giúp ngủ ngon hơn. Ngoài ra, gác chân lên cao một chút khi ngủ cũng phòng được việc chân bị co rút và thai phụ không nên gối đầu quá cao.

– Thai phụ nên thường xuyên đi bộ để kích thích vào cơ quan liên hệ trong 60 huyệt vị dưới chân, tăng cường sự tuần hoàn mạch máu. Điều này rất tốt đối với thai nhi và người mẹ. Chú ý đội mũ, nón hoặc ô che nắng khi đi ra ngoài, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, đề phòng da mặt bị cháy, gây nổi các nốt đỏ.

Chú ý ăn uống hợp lý

– Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.

– Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.

– Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.

– Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…

Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.

Cách thức luyện tập bổ trợ cho sinh con

Bạn cần nắm vững kỹ thuật hơi thở để cho quá trình sinh con được thuận lợi, cũng như giảm bớt đau trong quá trình sinh con. Quá trình luyện tập nên bắt đầu từ tuần thai thứ 32, nếu quá sớm có trường hợp dẫn đến sinh non. Nắm vững kỹ thuật luyện hơi thở, tránh luyện tập khi mắt mờ và trong người có cảm giác hoang mang, lo lắng.

Luyện tập về hơi thở cho sinh con: nằm ngửa, hít khí sâu vào miệng, trong miệng nhẩm đếm 1, 2, 3, 4, 5… để có giác về hơi thở trong cơ thể, sau đó chầm chậm thở ra từ mũi hoặc miệng, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hút khí vào. Làm đi làm lại từ 4 – 5 lần để cho hơi thở ngắn và ít hơn một chút, sau đó khôi phục trạng thái thở tự nhiên bình thường.

]]>
https://meyeucon.org/15473/duong-thai-thang-thu-7/feed/ 19
Giãn bể thận thai nhi có nguy hiểm không? https://meyeucon.org/15435/gian-be-than-thai-nhi-co-nguy-hiem-khong/ https://meyeucon.org/15435/gian-be-than-thai-nhi-co-nguy-hiem-khong/#respond Sat, 08 Jan 2011 20:44:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=15435 Hỏi: Tôi mang thai tháng thứ 7. Đi siêu âm, bác sĩ nói thai nhi bị giãn bể thận bên phải 26mm,bên trái 20mm. Các bác sĩ nói thai như vậy sẽ có hiện tượng Down. Tôi đã đi xét nghiệm nhiễm sắc thể , kết quả đều bình thường. Vậy cho tôi hỏi bác sĩ với thai nhi như vậy sinh ra có vấn đề gì không, cách điều trị như thế nào. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Chị đã được xét nghiệm nhiễm sắc thể bình thường, như vậy bé không bị hội chứng Down. Hiện tượng giãn bể thận như chị mô tả không có gì đáng lo, bé có thể tự khỏi sau khi sanh. Tuy nhiên cũng nên kiểm tra thận bé sau khi sinh, nếu vẫn còn giãn bể thận thì sẽ được điều trị bởi chuyên gia về thận nhi.

]]>
https://meyeucon.org/15435/gian-be-than-thai-nhi-co-nguy-hiem-khong/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 33 https://meyeucon.org/11874/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-33/ https://meyeucon.org/11874/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-33/#comments Wed, 28 Jul 2010 12:16:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=11874 Sự phát triển của bé

Trong những tuần lễ cuối của thai kỳ, hàng triệu tế bào thần kinh phát triển giúp cho bé có khả năng nhận biết được môi trường sống xung quanh bé trong tử cung, giúp bé có thể nghe được các âm thanh, có cảm giác và thậm chí có thể nhìn thấy đôi chút gì đấy. Đồng tử của mắt bé có thể nhận ra ánh sáng và có thể co lại hoặc giãn ra, cho phép bé có thể nhìn thấy các hình thù lờ mờ. Cũng giống như khi bé mới sinh ra, bé ngủ hầu như suốt ngày. Bé có thể có các cử động REM của mắt (là các cử động liên tục của mắt bé trong khi ngủ), đó là thời điểm giấc mơ đang xảy ra với bé trong giấc ngủ.

Thai nhi 33 tuần tuổi

Phổi của bé lúc này đã phát triển hầu như hoàn tất. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy trong cơ thể bé để bảo vệ và giữ ấm cho thai nhi. Thai nhi trong tử cung gia tăng một cách rõ rệt về cân nặng trong những tuần lễ sau cùng trước khi sanh.

Thai nhi bây giờ đã có thể xác định được ngôi thai một cách chính xác nhất, BS sẽ siêu âm và cho Bạn biết thai nhi của Bạn có ngôi đầu hay ngôi mông.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bây giờ chỉ còn chưa đầy 2 tháng là đã đến ngày Bạn chuyển dạ sanh, Bạn sẽ phải học cách để đối đầu và chế ngự các cơn đau trong quá trình chuyển dạ. Một trong những vấn đề mà Bạn nên tham khảo là những cách thông thường nhất để làm giảm thiểu các cơn đau đẻ. Bao gồm kỹ thuật thở, các thuốc giảm đau có thể được BS chỉ định và kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng- BS sẽ bơm thuốc gây tê qua một ống mêm và nhỏ được định vị ở phần dưới sống lưng của Bạn. Cho dù quyết định sau cùng của Bạn là gì đi chăng nữa, càng hiểu biết nhiều Bạn sẽ càng có những quyết định chính xác hơn. Chính vì thế, cho dù hiện tại Bạn vẫn chưa có quyết định nào cho việc sinh nở, BS vẫn sẽ cung cấp cho Bạn các giải pháp tối ưu nhất để Bạn suy nghĩ và lựa chọn.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11874/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-33/feed/ 52
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 32 https://meyeucon.org/11873/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-32/ https://meyeucon.org/11873/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-32/#comments Wed, 28 Jul 2010 12:12:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=11873 Sự phát triển của bé

Những chi tiết cuối cùng của bé đã được phát triển, giờ đây bé đã thành một cơ thể hoàn chỉnh. Các móng tay và móng chân nhỏ xinh đã được hình thành, lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé cũng đã hình thành rõ rệt. Lông măng bao phủ quanh cơ thể bé hình thành trong quý đầu của thai kỳ đang dần rụng đi, tuy nhiên vẫn còn một ít ở vai và lưng bé cho đến lúc sinh.

Thai nhi 32 tuần tuổi

Bé lúc này cân nặng có thể đặt tới 1.500 gram và dài khoảng 39-42 centimet, bé có khả năng tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể Bạn nếu Bạn chuyển dạ ở sanh ở thời điểm này.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bạn có cảm thấy các dấu hiệu bất thường như tăng cân một cách đột ngột, nhức đầu hoặc nhìn lờ mờ hay không? Các triệu chứng trên có thể là nguyên nhân dẫn Bạn đến các cơn tiền sản giật đấy, đó là một tình trạng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp trong thai kỳ và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong suốt quý hai và quý ba. Tiền sản giật có thể dẫn đến các cơn co giật, là nguyên nhân dẫn đến các cơn tai biến, hôn mê, và thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Vì vậy, trong những lần khám thai, BS sẽ tiến hành đo huyết áp của Bạn, xét nghiệm nước tiểu và tìm kiếm xem có các triệu chứng phù trên cơ thể Bạn hay không. Nếu Bạn thấy có bất kỳ các dấu hiệu nào của chứng tiền sản giật, hãy gọi cho BS của Bạn ngay lập tức nhé.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11873/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-32/feed/ 30
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 31 https://meyeucon.org/11871/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-31/ https://meyeucon.org/11871/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-31/#comments Wed, 28 Jul 2010 12:08:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=11871 Sự phát triển của bé

Bé cưng của Bạn nhận được dưỡng chất đầy đủ thông qua bánh nhau, và sự luân chuyển máu trong bánh nhau giúp bé tạo ra nước tiểu. Bé thải ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít nước tiểu mỗi ngày. Và bé cũng nuốt lại một ít nước ối đó vào trong bụng, lượng nước ối này được thay thế mới hoàn toàn thường xuyên vài lần mỗi ngày.

Thai nhi 31 tuần tuổi

Nếu lượng nước ối dư thừa trong túi ối (còn gọi là đa ối) có nghĩa là bé không thường xuyên nuốt nước ối một cách bình thường hoặc bé có trục trặc ở hệ thống tiêu hoá. Nếu lượng nước ối trong túi ối không đủ (còn gọi là thiểu ối), có nghĩa là bé không bài tiết nước tiểu một cách thường xuyên, và có thể là dấu hiệu cho thấy có những trục trặc xảy ra với thận hoặc hệ tiết niệu của bé. Trong những lúc siêu âm cho thai nhi, BS cũng sẽ đồng thời kiểm tra lượng nước ối và sẽ thông báo cho Bạn biết nếu có những bất thường đó.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bạn đã có quyết định cụ thể về việc sau này sẽ cho bé bú mẹ hay là uống sữa bình hay chưa? Mặc dù các viện nhi khoa tại Mỹ khuyến cáo rằng sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên quyết định về chuyện nuôi dưỡng bé như thế nào lại là một vấn đề tế nhị và riêng tư của Bạn. Bạn hãy thảo luận với BS hoặc các chuyên gia về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định đúng nhất trong tường hợp của Bạn. Nếu không có vấn đề gì lớn, tại sao Bạn không cho trẻ bú mẹ?

Tuyến sữa của Bạn đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non trong thời gian này. Sữa non có màu vàng, đặc và là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho bé trong những ngày đầu sau khi sinh. Sữa non cũng có chứa rất nhiều kháng thể bổ sung cho trẻ khi sống bên ngoài cơ thể mẹ. Do vậy, việc cho bé bú ngay sau sanh là khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia y tế. Nếu Bạn thấy vú tiết ra sữa non nhiều và làm ướt áo, hãy sử dụng miếng lót ngực áo dùng một lần hoặc có thể giặt được để lót vào trong áo ngực.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11871/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-31/feed/ 13
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 30 https://meyeucon.org/11870/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-30/ https://meyeucon.org/11870/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-30/#comments Wed, 28 Jul 2010 12:06:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=11870 Sự phát triển của bé

Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.400 gam và có thể dài khoảng 37-40 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.

Thai nhi 30 tuần tuổi

Để chuẩn bị cho việc hô hấp sau này, bé của Bạn sẽ bắt đầu thực hiện diễn tập các động tác thở bằng cách cử động liên tục các cơ hoành. Các cử động này được thực hiện một cách nhịp nhàng và đôi khi làm cho bé bị nấc cục khi bé vô tình hít phải nước ối.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Chứng táo bón cũng là một trong những rắc rối thường xuyên xảy ra cho thai phụ. Các hormon trong thai kỳ giúp Bạn duy trì sự tồn tại của thai nhi nhưng đồng thời cũng làm chậm lại quá trình tiêu hóa dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên. Vì vậy, tập thể dục đều đặn và ăn uống các thực phẩm nhiều chất xơ là những cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng táo bón

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11870/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-30/feed/ 18