Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8 https://meyeucon.org/7556/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8/ https://meyeucon.org/7556/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8/#comments Tue, 30 Sep 2014 14:30:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=7556 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 34

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần này, mắt bé yêu đã có thể co giãn ra và nhìn thấy các hình ảnh mờ mờ. Lúc này bé dành hết thời gian cho việc ngủ. Khi bé ngủ, đặc biệt là khi bé đang mơ, mắt của bé có thể có các cử động REM.

Hệ hô hấp của bé cũng được phát triển hoàn thiện trong tuần này. Bên cạnh đó, lớp mỡ dưới da cua bé yêu vẫn đang tiếp tục được tích lũy. Trong những tuần tiếp theo bé yêu sẽ gia tăng cân nặng một cách đáng kể.

Lúc này, chị em có thể biết chính xác vị trí ngôi của bé yêu rồi đấy. Trong lần khám thai lần này chị em hãy chú ý nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Còn khoảng 8 tuần nữa là đến ngày chào đón thiên thần bé nhỏ rồi đấy các mẹ ạ. Để thực hiện tốt nhất quá trình lâm bồn thì ngay từ bây giờ chị em nên dành một chút thời gian để tham khảo kinh nghiệm của các mẹ bầu khác, hoặc là tham gia các lớp dạy về khả năng chế ngự các cơn đau, bổ sung khiến thức chăm sóc cho bản thân và bé yêu sau khi sinh. Lúc này chị cũng nên trao đổi với của bác sĩ của mình để lựa chọn phương pháp sinh tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Bạn có thể chọn sinh thường, sinh mổ hoặc lựa chọn phương pháp đẻ không đau. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn nhé!

 

Thai nhi 34 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 35

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong suốt quá tình mang thai, cũng cấp đủ lượng Canxi cần thiết là rất quan trọng cho sự phát triển cua bé yêu. Nếu chị em không cũng cấp đủ canxi cần thiết thì bộ xương của bé yêu sẽ không phát triển tốt được.

Tuần này, lượng sữa mẹ vẫn tiếp tục được tiết ra nhiều hơn. Lớp chất gây bao phủ quanh cơ thể bé được phát triển dày hơn, tuy nhiên lớp lông măng mềm mại lại đang rụng với tốc độ siêu nhanh.

Bộ xương của bé yêu đã được hoàn thiện hơn. Lúc này, bé yêu có cân nặng khoảng 2.100 gam và có chiều dài khoảng 46cm. Nếu vì một lý do nào đó mà chị em phải sinh non, đừng quá lo lắng vì lúc này bé yêu đã có thể thích nghi tốt với cuộc sống mới rồi. Trường hợp bé quá yếu thì bác sĩ sẽ can thiệt bằng y tế nên các chị em yên tâm nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong những tuần lễ cuối cùng này, nhiều chị em cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bị căng thẳng, hoặc lo lắng về quá trình lân bồn sắp tới, đây cũng chính là nguyên nhân khiến chị em kiệt sức, điều này làm ảnh hưởng xấu đến ca mẹ và thai nhi. Để không làm ảnh hưởng đến thai nhi chị em hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giản bằng những bản nhạc nhẹ, tập thể dục, hoặc đi dạo cũng chồng… Ngoài ra chị em cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng các chất kích thích như cà phê hoặc rượu bia…

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 36

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, bé yêu có cân nặng khoảng 2,3kg. Từ giờ đến lúc sinh bé yêu sẽ tăng cân rất nhanh! Do sự gia tăng nhanh chóng về kích thước nên tử cũng của chị em sẽ chật hơn, đồng nghĩa với việc bé yêu sẽ ít cử động hơn trước. Tuy nhiên bé sẽ có những cử đọng mạnh, đôi khi có thể khiến chị em cam thấy rất đau. Những lúc đấy hãy cố gắng xoa bụng để bé yêu cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ, bé sẽ không làm bạn đau nữa.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này chị em sẽ cảm nhận được sự gắn kết tình cảm giữa 2 mẹ con. Nó như là một sợi dây kết nối tình cảm của chị em dành cho con yêu của mình và ngược lại. Chị em có thể hát ru bé, xoa bụng, hoặc là trò chuyện cùng bé mỗi ngày…Đây là cách tốt nhất giúp nuôi dưỡng tình cảm giữa mẹ và bé.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 37

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, khuôn mặt của bé yêu sẽ đầy đặn và rõ nết hơn các tuần trước. Điều này là do các lớp mỡ hai bên gò má đã tích lũy đủ. Bây giờ, bé yêu có cân nặng khoảng 2.500-2.800 gam.

Do được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai, nên hộp sọ của bé yêu đã vững chắc hơn rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn có thể thay đổi hình dạng một chút khi bé yêu đi qua ngã âm đạo của mẹ trong quá trình lâm bồn. Do vậy, chị em cũng đừng quá kinh ngạc nhiên khi thấy bé yêu của mình được sinh ra với cái đầu không được đẹp lắm nhé! Bởi vì, sau vài ngày bé lại trở lại đúng hình dạng của nó thôi mà!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Từ tuần này trở đi, chị em nên đi khám thai thường xuyên để kịp theo dõi những thay đổi bất ngời của thai nhi. Hãy chú ý quan sát và chia sẻ với bác sĩ của mình về những điều bất thường đang xảy ra với mình.

]]>
https://meyeucon.org/7556/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8/feed/ 170
Ngôi thai không thuận có xoay được không? https://meyeucon.org/20007/ngoi-thai-khong-thuan-co-xoay-duoc-khong/ https://meyeucon.org/20007/ngoi-thai-khong-thuan-co-xoay-duoc-khong/#comments Wed, 16 Nov 2011 16:27:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=20007 Hỏi: Chào MYC! Bé nhà em đang ở tuần 36, nặng 2,8kg nhưng vẫn chưa chịu xoay đầu. Trong tờ kết quả siêu âm, bác sĩ nghi “Ngôi thai không thuận, hướng 11h”. Em muốn sinh thường và bé xoay thuận, vậy em hỏi là có cách để cho bé xoay đúng không ạ? Em xin cảm ơn.

Trả lời: Với tuổi thai đã được 36 tuần thì không có cách nào và cũng không nên tác động cho bé xoay thuận. Nếu không có gì cản trở thì bé phải xoay từ tháng thứ 6, sang tháng 7 cũng đã khó rồi, bây giờ tháng thứ 8 thì ngôi thai đã định vị. Bé không chịu xoay phải có “lý do riêng” của bé, các bé của chúng ta rất thông minh, biết chọn cho mình cách nằm phù hợp và dễ chịu.

Nếu bây giờ bạn tìm cách tác động có thể gây nguy hiểm cho bé. Ví dụ trong trường hợp dây rốn quấn cổ 1-2 vòng hoặc dây rốn ngắn nếu tác động bắt bé xoay sẽ làm căng dây rốn và hạn chế nuôi dưỡng, xiết chặt dây rốn quanh cổ cực kỳ nguy hiểm tính mạng. Bé của bạn khá to đấy, trung bình chuẩn 36 tuần chỉ có 2500gr thôi. Trong 4 tuần còn lại ít nhất có thể tăng 700gr nếu dinh dưỡng được duy trì tốt, dự kiến bé nặng 3500gr lúc sinh. Bạn nên chuẩn bị tinh thần để sinh mổ và yên tâm nhé.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông

]]>
https://meyeucon.org/20007/ngoi-thai-khong-thuan-co-xoay-duoc-khong/feed/ 1
Dưỡng thai tháng thứ 8 https://meyeucon.org/15469/duong-thai-thang-thu-8/ https://meyeucon.org/15469/duong-thai-thang-thu-8/#comments Sat, 08 Jan 2011 23:37:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=15469 Trong giai đoạn này, bé đã phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, nội tạng phát triển đầy đủ, phổi, dạ dày đã có khả năng hô hấp và tiêu hoá. Trọng lượng của bé có thể đạt tới 2,9kg vào cuối giai đoạn và chiều dài khoảng 49cm, da của bé sáng và có màu sắc hồng hào hơn, lông trên cơ thể dần rụng hết, móng chân và móng tay đã dài ra.

Hạt tinh hoàn của bé trai đã hạ xuống đến bìu dái; ở bé gái, âm vật cũng như môi âm đạo hiện rõ, hai bên hình thành nếp. Lúc này, thai nhi hoạt động mạnh và nhiều nên tay và chân có thể đạp mạnh vào thành bụng của người mẹ. Nếu sinh non ở giai đoạn này và được chăm sóc tốt thì thai nhi có thể sống và sinh trưởng bình thường.

Đến tháng thứ 8, đáy tử cung của thai phụ cao 28 – 30 cm và to rộng ra, ép cơ tim và dạ dày, dẫn đến tim đập nhanh hơn, hơi thở ngắn hơn, tinh thần thường lo lắng, dạ dày thì trương lên…, thường đi tiểu nhiều lần và sau khi đi vẫn có cảm giác chưa hết nước tiểu. Thời gian này, thai phụ luôn mong đến ngày sinh, nhưng lại rất lo lắng.

Thai phụ cần chú ý những điều gì?

Nghỉ ngơi

Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục. Phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối. Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng. Khi nghỉ ngơi cần lưu ý cho nghiêng bụng để cho thoải mái, nhưng cần chú ý thay đổi tư thế.

Chuẩn bị tốt để sinh con

– Cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trước khi sinh như: áo ngủ, áo ngoài, áo lót, quần lót, khăn vệ sinh, giầy, tất, tất dày, bảo vệ cho ấm, dụng cụ súc miệng, thực phẩm…

– Chuẩn bị các vật dụng cho đứa trẻ mới chào đời như: quần áo (áo thân dài, áo ngủ, áo trong, quần phòng nước, màn, mũ, tất tay và chân…), tã, bỉm, khăn và thảm khăn lông, bồn tắm, dụng cụ tắm cho trẻ, dụng cụ cho trẻ bú sữa, nôi và giường cho trẻ.

– Thai phụ chuẩn bị sinh con thì cần luyện tập quá trình phối hợp với bác sĩ để sinh con như thế nào, tập thở, xoa bóp và các động tác áp chế khi sinh để việc sinh con được diễn ra thuận lợi.

– Sắp xếp và dự phòng khả năng nằm viện, sẽ bàn bạc cùng chồng và người thân trong gia đình. Ngoài ra, sau khi sinh và nằm viện, người mẹ và con trẻ cần phải có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi sinh là hết sức quan trọng để chào đón bé ra đời.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.

Sắp đến lúc sinh cần chú ý những gì?

Khi gần đến ngày sinh, bà bầu cần duy trì việc khám thai theo từng tuần. Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.

Cần chú ý âm đạo bị chảy máu

Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này. Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

Chế độ ăn uống

Mỗi bữa không cần ăn nhiều, nhưng nên ăn nhiều bữa. Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn. Vitamin B các loại, axit folic….

Cách thức luyện tập bổ trợ cho sinh con

Tiếp tục luyện tập về hơi thở cho sinh con: nằm ngửa, hít khí sâu vào miệng, trong miệng nhẩm đếm 1, 2, 3, 4, 5… để có giác về hơi thở trong cơ thể, sau đó chầm chậm thở ra từ mũi hoặc miệng, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hút khí vào. Làm đi làm lại từ 4 – 5 lần để cho hơi thở ngắn và ít hơn một chút, sau đó khôi phục trạng thái thở tự nhiên bình thường.

]]>
https://meyeucon.org/15469/duong-thai-thang-thu-8/feed/ 34
Xử lý chứng ợ nóng, đau họng ở phụ nữ mang thai? https://meyeucon.org/13543/xu-ly-chung-o-nong-dau-hong-o-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/13543/xu-ly-chung-o-nong-dau-hong-o-phu-nu-mang-thai/#respond Wed, 03 Nov 2010 10:06:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=13543 Hỏi: Tôi đang mang thai tháng thứ 8. Một tuần trở lại đây, tôi thấy đau rát, rất nóng vùng họng, thực quản mỗi sáng ngủ dậy. Tôi uống thuốc viêm họng đông y nhưng không đỡ. Xin hỏi có phải tôi bị hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản không? Liệu tôi có phải uống thuốc để xử lý tình trạng này? Nhưng quả thực, tôi không muốn uống thuốc vì đang mang bầu. Xin bác sĩ một lời khuyên?

Trả lời: Như bạn mô tả, khả năng bạn bị trào ngược dạ dày – thực quản là rất lớn. Bình thường, thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng rất nhẹ vì thế không gây hậu quả gì. Còn khi hiện tượng này tăng lên, dịch vị từ dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản nên rất dễ gây viêm họng, viêm thực quản…

Riêng ở các bà bầu, nguy cơ này tăng lên ở những tháng cuối do thai nhi to, chèn ép vào dạ dày, đẩy dạ dày lên cao khiến các dịch vị từ dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản.

Với căn bệnh này (ở cả người bình thường lẫn các bà bầu) thì thuốc chỉ có giá trị điều trị triệu chứng. Vì nếu dùng kháng sinh trong trường hợp này, mới chỉ tạm thời chữa được phần “ngọn” (nhưng sẽ nhanh chóng bị tái lại), còn phần gốc, do trào ngược thực quản là nguyên nhân cơ bản gây tái diễn đau rát họng, nóng vùng thực quản thì chưa được điều trị triệt để. Vì vậy, thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ mới phòng hiệu quả căn bệnh này.

Vì thế, bạn không cần thiết phải uống thuốc viêm họng đông y và tôi cho rằng, tình trạng của bạn cũng có thể khắc phục mà không cần thiết phải uống các loại thuốc khác.

Cơ bản nhất, bạn hãy điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Về chế độ ăn, bạn đang mang bầu cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ bản không kiêng khem thực phẩm nào đặc biệt, trừ các chất kích thích như cay nóng, hạt tiêu, rượu bia. Mỗi bữa ăn, bạn nên ăn ít, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ để tránh sức ép cho dạ dày. Khi ăn xong, không nên nằm ngay mà nên ngồi ghế cao, tựa lưng nghỉ ngơi. Cũng không nên ngồi quá lâu mà cứ 30 phút, hãy đứng dậy, đi lại, thư giãn một chút.

Thứ hai là cần chú ý về tư thế ngủ. Để tránh ợ nóng, đau họng do trào ngược dạ dày – thực quản, thì giường ngủ nên kê cao (có độ dốc) ở phía đầu giường từ 15 – 20cm. Ngủ ở tư thế nằm cao từ phần vai, đầu, nằm nghiêng cũng sẽ giúp dịch vị từ dạ dày không bị trào ngược lên, gây nóng, đau rát vùng họng.

Khi áp dụng những biện pháp này mà tình trạng không đỡ, nặng lên thì bạn có thể đi khám thầy thuốc chuyên khoa để có thể được kê uống một số loại thuốc (có thể cân nhắc sử dụng cho phụ nữ mang thai) giúp ngăn tình trạng trào ngược này.

]]>
https://meyeucon.org/13543/xu-ly-chung-o-nong-dau-hong-o-phu-nu-mang-thai/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 37 https://meyeucon.org/11880/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-37/ https://meyeucon.org/11880/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-37/#comments Wed, 28 Jul 2010 15:06:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=11880 Sự phát triển của bé

Ở tuần lễ này, thai nhi được xem là đủ tháng! Tuy nhiên, bé vẫn không ngừng lớn thêm trong bụng mẹ. Bé vẫn tiếp tục tăng cân với tốc độ khoảng 15 gram mỗi ngày. Khi được sinh ra, thông thường bé trai sẽ nặng cân hơn bé gái.

Thai nhi 37 tuần tuổi

Sự phối hợp vận động của bé dần hoàn thiện hơn nên lúc này bé có thể nắm các ngón tay lại với nhau. Nếu có một luồng sáng nào chiếu vào bụng Bạn, sẽ sẽ quay mặt đi hướng khác.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Sau tuần lễ này, nút nhầy ở cổ tử cung để bít kín cổ tử cung tránh nhiễm trùng và sự xâm nhập của vi khuẩn, có thể bị bong ra. Tuy nhiên, nút nhầy này có thể chỉ bong ra một vài tuần, một vài ngày, thậm chí chỉ một vài giờ trước khi sanh và trông nó sền sệt, có màu hơi vàng và đôi khi có lẫn chút máu. Khi cổ tử cung của Bạn nở rộng ra chuẩn bị cho cuộc sanh nở, nút nhầy này được thải ra ngoài cơ thể Bạn. Tốt hơn hết, trong tường hợp này Bạn nên thông báo cho BS để có những hướng dẫn cụ thể.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11880/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-37/feed/ 23
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 36 https://meyeucon.org/11879/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-36/ https://meyeucon.org/11879/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-36/#comments Wed, 28 Jul 2010 15:04:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=11879 Sự phát triển của bé

Sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt bé giờ đây trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé bây giờ cân nặng xấp xỉ khoảng 2,6 kg.

Thai nhi 36 tuần tuổi

Lượng canxi mà thai phụ bổ sung trong thai kỳ làm cho hộp sọ của bé vững chắc hơn, tuy nhiên hộp sọ bé cũng có thể thay đổi hình dạnh đôi chút trong lúc đi qua ngã âm đạo của mẹ trong khi sanh. Vì vậy bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy bé được sinh ra với cái đầu không được tròn trịa lắm! Đừng quá lo lắng! Một vài giờ hay một vài ngày sau, đầu bé sẽ trở nên tròn trịa ngay thôi mà!

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bắt đầu từ bây giờ trở đi, Bạn phải khám thai hàng tuần theo sự chỉ định của BS. BS có thể sẽ phải thăm khám bên trong âm đạo để kiểm soát tình hình cổ tử cung trở nên mỏng đi và bắt đầu nở ra. Bạn có thể trải qua một cuộc vật lộn khi mà thai nhi đã lọt vào khung xương chậu để chuẩn bị cho các cơn chuyển dạ. Cản giác thèm ăn có thể trở lại với Bạn, vì lúc này thai nhi không còn chèn ép lên dạ dày và ruột của Bạn, các triệu chứng tim đập nhanh mà Bạn từng mắc phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ giảm đi đáng kể.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11879/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-36/feed/ 33
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 35 https://meyeucon.org/11878/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-35/ https://meyeucon.org/11878/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-35/#comments Wed, 28 Jul 2010 13:50:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=11878 Sự phát triển của bé

Thai nhi lúc này cân nặng khoảng 2,2 kg. Đây là giai đoạn tăng cân nhanh nhất của bé – khoảng 250g/tuần! Mỡ dự trữ vẫn được tích lũy trong cơ thể bé, đặc biệt là ở dưới hai vai.

Thai nhi 35 tuần tuổi

Vì bé ngày càng phát triển nên tử cung giờ đây trở nên chật chội và làm hạn chế những cử động của bé, vì vậy bé có thể cử động ít hơn, tuy nhiên với cường độ mạnh và lắm lúc Bạn có thể cảm thấy đau lắm đấy nhé! Bạn hãy vỗ về bé, nhẹ nhàng xoa trên bụng và nói cho bé nghe những cảm nhận của Bạn về bé, rằng bé sắp sửa được ra ngoài chơi với Bạn rồi đấy!

Lúc này, đầu của bé – nếu bé có ngôi đầu, cũng bắt đầu áp vào xương mu của Bạn để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bất chợt một lúc nào đó, Bạn sẽ cảm nhận có một mối liên kết chặt chẽ giữa Bạn và thai nhi đang phát triển trong bụng, nhưng cảm giác này sẽ trở nên mãnh liệt nhất ngay tại thời khắc bé yêu chào đời. Mối liên kết, một cảm giác mạnh mẽ được hình thành giữa mẹ và bé, có thể xuất hiện trong một vài phút hay một vài ngày sau khi bé sinh ra, nhưng đôi khi cảm giác này sẽ vẫn tồn tại lâu hơn nữa. Mối liên kết này sẽ khiến Bạn lúc nào cũng muốn ôm ấp, che chở và bảo vệ cho bé – một sinh linh bé nhỏ giờ đây hoàn toàn lệ thuộc vào Bạn và Bạn phải có trách nhiệm với bé. Hơn nữa, cảm giác này cũng giúp cho bé cảm thấy an toàn hơn khi phải thích nghi với điều kiện sống bên ngoài bụng mẹ sau này.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11878/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-35/feed/ 20
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 34 https://meyeucon.org/11876/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-34/ https://meyeucon.org/11876/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-34/#respond Wed, 28 Jul 2010 12:18:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=11876 Sự phát triển của bé

Lượng Canxi mà thai phụ cần phải bổ sung là hết sức quan trọng trong suốt thai kỳ. Bởi vì trong suốt quá trình mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để hình thành nên xương. Nếu cơ thể mẹ thiếu canxi, răng và xương của thai phụ sẽ yếu đi một cách nghiêm trọng.

Thai nhi 34 tuần tuổi

Trong khi đó, các tuyến thượng thận vẫn đang hoàn thiện và đang sản xuất ra các hormon để kích thích cơ thể mẹ tiết ra sữa. Các chất gây phủ bên ngoài da bé ngày càng phát triển dày thêm, ngược lại các lông măng hầu như đã rụng sạch.

Xương của bé đã phát triển khá tốt, phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Bé lúc này cân nặng khoảng 2,1 kg và dài khoảng 45 centimet. Nếu Bạn chuyển dạ sanh sớm lúc này, bé có thể thích nghi và tồn tại với môi trường bên ngoài tử cung mẹ với sự chăm sóc đặc biệt, bé có thể được nuôi trong lồng kiếng và được thở oxy trong một vài ngày.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Mệt mỏi là những phàn nàn thông thường nhất của thai phụ trong những tuần lễ cuối của thai kỳ. Khó thở, đau đầu, mất ngủ, tăng cân, những lo âu về cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra thế nào, phải chăm sóc bé mới sinh như thế nào, … tất cả những điều đó có thể làm Bạn kiệt sức. Hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn và chợp mắt bất cứ lúc nào có thể, dẹp qua tất cả những lo âu và hãy chỉ nghĩ đến sức khỏe của Bạn và bé cưng. Bạn còn có rất nhiều sự giúp đỡ khác từ phía gia đình và BS của Bạn, Bạn hãy thảo luận các mối quan tâm của mình cho người thân và BS để tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn để Bạn có thể nghỉ ngơi và đầu óc thanh thản chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới được suôn sẽ và tốt đẹp nhất. Bạn cũng lưu ý đừng bao giờ sử dụng chất cafein để cải thiện tình trạng uể oải, lừ dừ bởi vì các chất kích thích này có thể gây ra các tác động xấu cho thai nhi

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11876/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-34/feed/ 0
Thai nhi 37 tuần tuổi https://meyeucon.org/7786/thai-nhi-37-tuan-tuoi/ https://meyeucon.org/7786/thai-nhi-37-tuan-tuoi/#comments Tue, 13 Jul 2010 06:32:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=7786 Xin chúc mừng bạn! Vào cuối tuần này, giai đoạn mang thai của bạn đã hoàn chỉnh, tức là bé có thể chào đời vào bất kỳ lúc nào.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này vẫn lên cân, lên khoảng 28g mỗi ngày. Cân nặng lúc này khoảng 2,6 kilo và dài khoảng 47 cm, tính từ đầu đến chân. Tất cả các bé đều khác nhau về cân nặng nhưng trung bình, cân nặng ở tuần 37 là 2,86kg.

Thai nhi 37 tuần tuổi

Những trẻ sinh trước 37 tuần là sinh non hoặc sinh sớm và những người sinh sau 42 tuần là sinh muộn.

Sự thay đổi của người mẹ

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực ở bụng dưới tăng lên và có cảm giác như bé có thể lọt ra bất kỳ lúc nào. Cảm giác này chính là trạng thái sắp sinh và phổi, dạ dày của thai phụ lúc này đã bớt bị chèn ép nên thở và ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi bộ sẽ làm cho thai phụ cảm thấy không thoải mái. Một số phụ nữ cảm thấy như là bé sắp rơi ra (tuy nhiên, đừng có lo lắng, chuyện đó không thể xảy ra được đâu!), kèm theo đó là cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Những bài tập xương chậu sẽ giúp ích cho bạn lúc này.

Những tin tức tốt vào cuối tuần này là giai đoạn mang thai đã hoàn tất và bạn có thể sinh vào bất kỳ lúc nào. Vào cuối tuần này, BS có thể kiểm tra xem tử cung đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ; kiểm tra tư thế nằm của thai nhi, ước đoán thời điểm bé sẽ lọt vào xương chậu…

Chuẩn bị trước

  • Điều này có thực sự cần thiết? Học cách phân biệt các dấu hiệu chuyển dạ thực sự.
  • Hãy luôn đổ đầy nhiên liệu cho xe sẽ chở bạn tới bệnh viện và nắm rõ tuyến đường sẽ đi, đỗ xe ở đâu. Ai sẽ thay thế người đưa bạn tới bệnh viện trong trường hợp có trục trặc.
  • Bạn nên cắt tóc gọn gàng để chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ bận rộn.

Quan hệ cộng đồng

  • Nếu bạn dự định sinh mổ thì nên hỏi những người mẹ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Những việc cần lưu tâm

  • Ngôi thai của bé có ngược? Có thể xoay ngôi thai? Làm thế nào để bé ở vị trí tốt nhất khi sinh?
  • Xử trí với đau hông như thế nào.

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Tôi muốn sinh thường nhưng ít đau. Tôi có thể chọn phương pháp gây tê nào? Điều này phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn sinh có những loại gây tê nào: gây tê màng cứng, gây tê tủy sống….

Trả lời: Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Nhớ lại những hướng dẫn giảm đau tự nhiên
  • Tự mát xa
  • Thực hiện bài tập thở
  • Áp dụng kỹ thuật thư giãn

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/7786/thai-nhi-37-tuan-tuoi/feed/ 264
Thai nhi 36 tuần tuổi https://meyeucon.org/7783/thai-nhi-36-tuan-tuoi/ https://meyeucon.org/7783/thai-nhi-36-tuan-tuoi/#comments Tue, 13 Jul 2010 06:30:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=7783 Bé đang lớn nhanh và sự chật chội của tử cung khiến bé bớt “hiếu động” hơn.

Sự phát triển của bé

Bé lúc này nặng khoảng 2,4 kilô và “cao” khoảng 46 cm. khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của người mẹ khi bé “vươn vai” hay ngó ngoáy. Lúc này thành tử cung và thành bụng đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn, đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng đã có thể xuyên qua thành bụng chút ít.

Thai nhi 36 tuần tuổi

Thời điểm này bé cũng bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay và thận đã phát triển hoàn thiện. Gan cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng lọc thải.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn cảm thấy cơ thể dường như đã căng hết cỡ, tử cung đã mở rộng gấp 1.000 lần so với lúc ban đầu và chạm tới tận xương sườn.

Sự lên cân của thai phụ lúc này thường đạt 11,5 – 13,5kg và từ giờ, bạn sẽ lên cân rất ít hoặc không lên cân cho tới khi sinh.

Đây là thời điểm bạn nên đến các trung tâm sản khoa để học các luyện thở vào các buổi chiều.

Đây cũng là lúc các ông bố tương lai có thể mát xa bụng vợ để “sợi dây” tình cảm cha con thêm gắn bó.

Một việc khác mà các bà mẹ nên học hỏi lúc này là học cách quấn tã – điều này sẽ giúp các bé mới chào đời cảm thấy an toàn, giống với trạng thái khi bé ở trong bụng mẹ.

Hãy mua một cặp áo ngực cho con bú nếu bạn chưa có.

Những việc cần lưu tâm

  • Đây là tuần cuối cùng mà bạn có thể di chuyển bằng máy bay.
  • Ưu tiên lúc này là mua loại tã dùng 1 lần hay dùng nhiều lần.
  • Bảo vệ nệm bằng 1 miếng nhựa mềm trong trường hợp bạn quấn bé bằng tã vải và 1 miếng vải cũ dùng để thấm nước chảy ra.

Những lo lắng thường gặp

Hỏi: Cả nhà đang mong chờ ngày bé chào đời nhưng tôi không biết sự xuất hiện của bé có làm thay đổi gì các mối quan hệ không?

Trả lời: Sự xuất hiện của bé sẽ tạo ra sự thay đổi trong mối quan hệ. Bạn không chỉ là thành viên mà hơn thế, là một người mẹ. Và đó là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể so sánh. Từ đây, cách ứng xử của 2 bạn không chỉ là quan hệ vợ chồng mà còn là vai trò của bậc làm cha làm mẹ.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/7783/thai-nhi-36-tuan-tuoi/feed/ 212