Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 9 https://meyeucon.org/7560/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-9/ https://meyeucon.org/7560/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-9/#comments Wed, 01 Oct 2014 14:00:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=7560 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 38

Quá trình phát triển của thai nhi:

Lúc này bé yêu của bạn đã phát triển hoàn thiện. Bé có thể cử động linh hoạt các ngón tay, và cảm nhận được luồng ánh sáng bên ngoài rồi đấy.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này, nút nhầy ở cổ cử cũng của chị em có thể bị bong ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nút nhầy này chỉ bong ra trước mấy ngày, hoặc mấy giờ khi chị em chuẩn chị chuẩn bị vượt cạn. Tốt nhất là trong thời gian này chị em nên chú ý một chút, nếu có vấn đề gì thì phải thông báo ngay cho bác sĩ của mình nhé!

Thai nhi 39 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 39

Quá trình phát triển của thai nhi:

Với tốc độ gia tăng nhanh chóng về kích thước, lúc này bé yêu có cân nặng khoảng 3.200 gram và có chiều dài khoảng 51 cm. Đến thời điểm này, kích thước vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn các tuần trước.

Ở tuần trước các cơ chức năng ở má của bé yêu đã phát triển hoàn thiện để làm nhiệm vụ giúp bé có thể bú mẹ. Còn trong tuần này các chất thải sẽ được tích lũy trong ruột của bé. Các chất thải này sẽ được bé yêu thải ra sau khi chào đời. Đồng thời lúc này, bộ phận sinh sản của bé yêu cũng đã được phát triển hoàn thiện hơn.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Tuần này, chị em sẽ đi tiểu nhiều hơn, nguyên nhân của tình trạng này là do bé yêu đã tụt hẳn xuống khung xương chậu, nên làm cho bàng quang của chị em bị chèn ép mạnh.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 40

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, bé yêu có cân nặng trên 3kg và với kích thước như thế này, bé yêu đã chiếm hết các khoảng trống trong tử cung của mẹ, đây cũng chính là nguyên nhân khiến dây rốn phải búi lại thành cục hoặc là quấn quanh cơ thể bé.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Từ giờ đến lúc sinh, chị em sẽ phải đối mặt thường xuyên với các cơn chuyển dạ giả, chúng có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và rất đau. Tuy nhiên, các cơn chuyển dạ giả này sẽ mất đi khi chị em hoạt động nhẹ.

Trong tuần này, một số dấu hiệu của việc chị em sắp sinh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu thấy có biểu hiện vỡ ối hoặc các biểu hiện khác thường khác, chị em cần phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa khám.

Thai nhi tuần thứ 41

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 41

Quá trình phát triển của thai nhi:

Đây là thời điểm chị em cảm thấy lo lắng nhất, vì sắp đến ngày bé yêu chào đời rồi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 6% chị em sinh vào đúng ngày dự sinh, và phần đông các phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường phải đếm từng ngày, có khi lố đến 2 tuần lễ sau ngày dự sanh mới chuyển dạ.

Nếu chị em sinh ở tuần này thì bé yêu sẽ có cân nặng khoảng 3,5kg và chiều dài khoang 50cm. Như tuần trước chúng tôi đã giới thiệu, khi mới được sinh ra bé yêu sẽ có cái đầu không được tròn cho lắm, tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, vì sau khoảng một vài ngày nữa đầu của bé sẽ quay lại đúng hiện trạng của nó.

Ngay sau khi chào đời, việc đầu tiên của bé yêu đó là cất tiếng khóc. Lúc này bác sĩ sẽ hút hết chất nhầy trong miệng và mũi của bé yêu, và khi đấy chị em có thể nghe rõ ràng hơn tiếng khóc của con yêu. Sau khi hút hết chất nhầy, bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho bé và thực hiện một số các kiểm tra khác nữa như đo chỉ số Apgar để xác định các phản ứng của bé có bình thường hay không, hoặc dấu hiệu của hệ hô hấp, màu da, cuối cùng là đo cân nặng và chiều cao của bé.

Nếu vì lý do nào đó như tình trạng sức khỏe của chị em quá yếu không thể sinh thường được, các bác sĩ sẽ quyết định cho chị em sinh mổ, tuy nhiên chị em cũng đừng quá lo lắng nhé! Bác sĩ sẽ can thiệp để chị em vượt cạn an toàn nhất, bé yêu sẽ nhanh chóng được đưa vào vòng tay của chị em thôi!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này chị em phải giữ cho tinh thần thật thoải mái để có thể vượt cạn tốt nhất. Trong vòng 1 tuần dự sinh mà chị em vẫn không thấy có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em thực hiện xét nghiệm về tình trạng của tim thai (nonstress test), từ kết quả trên bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nên dùng biện pháp nào cho hợp lý.

Trường hợp chị em gặp rắc rối trong quá trình sinh các bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách tiến hành dục sanh (việc này sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra tốt hơn), hoặc có thể dùng phương pháp chọc ối hoặc tiêm hormon oxytocin (giúp cho tử cung co bóp)…

Hiện nay, rất nhiều gia đình chọn cách sinh mổ để lựa chọn ngày giờ sinh tốt nhất cho tương lai sau này của con. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chị em lại lo lắng gì nếu sinh mổ thì tình cảm của 2 mẹ con sẽ không tốt bằng sinh thường. Điều này không hẳn đúng vì sinh bằng cách nào thì tình cảm giữa mẹ và bé cũng có một sợi dây gắn kết rồi. Nên các chị em đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé! Chúc chị em vượt cạn an toàn!

]]>
https://meyeucon.org/7560/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-9/feed/ 105
Có nên la hét trong khi sinh không? https://meyeucon.org/20470/co-nen-la-het-trong-khi-sinh-khong/ https://meyeucon.org/20470/co-nen-la-het-trong-khi-sinh-khong/#comments Wed, 07 Dec 2011 16:29:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=20470 Hầu hết các chị em phụ nữ đều không thể chịu đựng được cơn đau do quá trình co bóp tử cung khi chuyển dạ nên đã ra sức la hét với hy vọng giảm được cơn đau, thậm chí có người còn từ chối ăn uống, không chịu ngủ. Việc la hét liên tục này sẽ làm cho cơ thể và tinh thần họ ở vào trạng thái căng thẳng cao độ trong thời gian dài, chỉ có hại chứ không có lợi đối với việc sinh đẻ của chính mình.

Tại sao la hét trong khi sinh không tốt

Việc la hét trong lúc sinh chỉ làm sản phụ bị tiêu hao năng lượng và sức lực đồng ảnh hưởng đến việc dùng lực bình thường của sản phụ, kéo dài quá trình sinh con. Khi việc la hét đã làm cho sản phụ bị mệt mỏi, không còn sức để rặn đẻ nữa. Điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm cho em bé.

La hét không thể giúp làm giảm cơn đau chuyển dạ, nó còn gây nhiều trở ngại cho quá trình sinh nở

Khi la hét, sản phụ thường nuốt một lượng khí lớn vào trong, dẫn đến ruột bị đầy hơi. Ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và ruột, đến nỗi không thể ăn uống bình thường, kèm theo nôn mửa, khó tiêu… Điều này ảnh hưởng đến tính nhịp nhàng của quá trình co bóp tử cung.

Khóc lóc liên tục dễ làm cho việc co bóp của tử cung thiếu lực, hay cổ tử cung không thể mở rộng, gây hiện tượng đình trệ trong quá trình sinh sản. Hay làm cho đầu thai không thuận lợi hạ xuống theo chức năng sinh đẻ bình thường được hoặc thai nhi xoay chuyển bên trong dẫn đến khó sinh.

La hét, khóc lóc là thái độ không tốt, để lại ấn tượng xấu đối với người khác đồng thời làm cho người khác căng thẳng, không biết phải xử trí thế nào, khó phối hợp với những điều phục vụ cần thiết mà nhân viên khoa sản đưa ra.

La hét quá độ làm cản trở công việc của nhân viên y tế, ảnh hưởng đến các sản phụ khác đang chờ sinh, làm cho họ căng thẳng tinh thần.

Sản phụ nên làm gì?

Với những yếu tố bất lợi do la hét mang lại, nên khi chuyển dạ, sản phụ trước hết phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng cơn đau do co bóp tử tưng, làm tốt việc tự điều chế tâm lý, tinh thần, thư giãn, không nên sợ đau.

Ngoài ra, cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ phụ sản để điều tiết sự rặn đẻ và tập thở, tập lấy hơi như thế nào để giúp quá trình sinh diễn ra một cách thuận lợi. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc kêu khóc mà quên đi vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình là rặn, thở sẽ ảnh hưởng không tốt không chỉ cho bạn mà còn cho cả thai nhi.

Bạn cũng không nên quá lo lắng rằng mình không biết rặn thở như thế nào là hợp lý. Bác sĩ phụ sản sẽ cho bạn lời khuyên rất bổ ích ngay tại phòng sinh. Nếu bạn muốn chuẩn bị trước cách tập thở và rặn đẻ để quá trình sinh diễn ra thuận lợi, bạn có thể đọc thông tin về lớp học tiền sản. Ở lớp học này, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình sinh nở của bạn cũng như cách giúp bạn không còn lo lắng về những cơn đau trong quá trình sinh con mang lại.

]]>
https://meyeucon.org/20470/co-nen-la-het-trong-khi-sinh-khong/feed/ 2
Thai 37 tuần ngôi ngược https://meyeucon.org/19966/thai-37-tuan-ngoi-nguoc/ https://meyeucon.org/19966/thai-37-tuan-ngoi-nguoc/#respond Thu, 10 Nov 2011 11:30:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=19966 Hỏi: Em chào Mẹ Yêu Con. Em đi siêu âm ở bệnh viện Phụ sản HN bác sĩ nói thai của em tuần thứ 37 được 3.2kg và em bé đang nằm ở tư thế ngôi ngược (ngôi mông). Do siêu ăm ở bệnh viện rất đông nên em cũng không hỏi được nhiều, nhưng khi về nhà nhiều người nói sinh ngôi mông rất khó mà đã 37 tuần rồi vẫn chưa xoay thì khả năng mổ là cao. Em rất lo lẳng. Em mong bác sĩ cho em lời khuyên làm sao cho con em quay đầu được.

Trả lời: Không có phương pháp nào làm bé quay đầu bạn nhé, đừng nghe ai mà nguy hiểm. Nếu bạn có khung chậu rộng và khi chuyển dạ mọi yếu tố cơn co tim thai, nước ối bình thường, đặc biệt gặp được BS và kíp trực có kinh nghiệm chuyên môn cao có tâm huyết và kiên trì, bạn hợp tác tốt thì mới đẻ tự nhiên được. Bây giờ khó hội tụ đủ điều kiện như vậy lắm nên khả năng mổ là 95-99%.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về » Thai ngôi ngược để biết và chuẩn bị tốt hơn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

]]>
https://meyeucon.org/19966/thai-37-tuan-ngoi-nguoc/feed/ 0
Cần đến bệnh viện để chờ sinh trong trường hợp nào? https://meyeucon.org/19856/can-den-benh-vien-de-cho-sinh-trong-truong-hop-nao/ https://meyeucon.org/19856/can-den-benh-vien-de-cho-sinh-trong-truong-hop-nao/#respond Sun, 06 Nov 2011 23:50:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=19856 Việc sinh đẻ liên quan đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi nên rất cần được coi trọng. Những thai phụ sinh lần đầu sẽ có thể phải chờ 2-3 ngày mới hoàn thành được việc này. Sau 37 tuần mang thai, nếu thấy xuất hiện đỏ âm đạo, chảy dịch âm đạo, đau bụng, tốt nhất là nên đến bệnh viện để chờ sinh.

Chờ sinh ở bệnh viện là cách đơn giản để bảo đảm an toàn cho cả hai mẹ con

Các trường hợp sau cần chờ sinh ở bệnh viện:

– Sản phụ có huyết áp tăng cao kèm theo phù chân, đặc biệt là khi thai phụ đột nhiên thấy đau đầu, tức ngực. Để tránh phát sinh co giật, nên đưa thai phụ đến bệnh viện để chờ sinh.

– Trước khi chuyển dạ, thai phụ bị xuất huyết âm đạo với lượng máu khá lớn và đau.

– Trước khi sinh, bà bầu đã đi khám và phát hiện thấy ngôi thai không bình thường như: ngôi ngang, ngôi mông…

– Thai phụ bị các bệnh nội khoa tổng hợp trong thời kì mang thai như: bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận…

– Thai phụ có chiều cao không đến 150cm, hay chẩn đoán trước khi sinh là có xương chậu nhỏ.

– Thai phụ thường có tiền sử mang thai không tốt như sinh non, thai chết, khó sinh hay đẻ mổ.

– Thai phụ trước đây có tiến sử xuất huyết sau sinh.

– Thai phụ có tuổi đời lớn hơn 35 hoặc nhỏ hơn 20.

Công tác chuẩn bị cho em bé trước khi chào đời

Khi chào đón đứa con ra đời, bên cạnh niềm vui và sự mong đợi, các bà mẹ cũng cần chú ý thực hiện một vài công tác chuẩn bị cho em bé sắp ra đời.

Ăn mặc

– Quần áo: Bạn nên chú ý chọn các loại quần áo cho trẻ sơ sinh có chất liệu hút nước mạnh, vải bông xốp, mềm mại là tốt nhất. Nên chuẩn bị 2-3 cái áo để tiện cho việc thay giặt. Yêu cầu áo phải có kích thước rộng, kiểu dáng tốt nhất là buộc dây để dễ mặc, dễ cởi và không làm trầy xước da của trẻ.

– Tã lót nên dùng loại vải bông có tính hút nước mạnh, màu nhạt, mềm mại. Bạn cần chuẩn bị cho bé yêu khoảng 40 miếng tã lót 50cm. Khi dùng tã lót nên xếp thành hình tam giác, tã xếp rộng khoảng 7-8cm, đệm lót dầy 3-5 lớp. Đệm lót xong đặt từ mông đến giữa hai chân. Không nên để quá rộng vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển chân của trẻ.

– Mùa đông nên chuẩn bị chăn bông nhỏ rộng 2-7 thước, dài 3 thước. Mùa hè và mùa thu các mẹ có thể cho bé dùng chăn kép, thảm tơ hay khăn bông nhỏ.

Dụng cụ cho bé bú

– Nồi sữa: Chuẩn bị một cái nồi có quai.

– Bình sữa: Tốt nhất là chai thuỷ tinh thẳng bởi vì chế phẩm từ thuỷ tinh không có mùi lạ, dễ khử trùng, dễ quan sát, dễ cọ rửa và khá dễ làm nóng.

– Núm vú: Chuẩn bị 10 cái núm vú. Bạn có thể dùng dao lam hay kéo cắt một lỗ nhỏ ở mặt bên miệng núm vú. Sau đó đặt bình sữa nghiêng 45 độ, kiểm tra xem độ lớn nhỏ của lỗ có thích hợp không. Nếu chất lỏng trong bình có thể chảy từng giọt liên tiếp, thì cho thấy độ lớn nhỏ cảu lỗ thích hợp. Khi dùng, lỗ của núm vú hướng xuống dưới, lỗ quá lớn sẽ làm cho trẻ bị sặc, quá nhỏ sẽ làm cho trẻ ăn vội, ăn nửa chừng sẽ khiến trẻ mệt, chưa no đã đi ngủ. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này sẽ khiến trẻ tiêu chảy do tiêu hoá không tốt và thiếu chất dinh dưỡng.

– Bàn chải cọ bình sữa: Các mẹ nên chọn cnhững bàn chải có độ đàn hồi tốt, chuyên dùng để cọ bình sữa.

– Ống giữ ấm: Ủ ẩm sữa để dùng vào ban đêm.

– Bình thuỷ tinh lớn có nắp chứa núm vú sau khi khử trùng

– Khay trà: Chứa tất cả các dụng cụ ăn uống, chuẩn bị tấm vải để che đậy.

Dụng cụ tắm rửa chuyên dùng cho trẻ sơ sinh

Một chậu rửa mặt lớn dành riêng cho trẻ sơ sinh, một khăn tắm, khăn lông nhỏ, xà bông tắm cho trẻ…

Cho cồn vào một chai nhỏ, dùng để khử trùng cuống rốn và rốn, chuẩn bị bông khử trùng dùng khi bôi cồn.

Những dụng cụ khác

Bạn nên chuẩn bị các loại vật dụng cần thiết khác như nhiệt kế, túi nước nóng, chậu và bàn chải giặt tã lót…

]]>
https://meyeucon.org/19856/can-den-benh-vien-de-cho-sinh-trong-truong-hop-nao/feed/ 0
Đau đẻ diễn ra như thế nào? https://meyeucon.org/19331/dau-de-dien-ra-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/19331/dau-de-dien-ra-nhu-the-nao/#respond Mon, 03 Oct 2011 14:23:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=19331 Nhiều bà mẹ đang mang thai lần đầu thường mang trong đầu một câu hỏi rằng khi đẻ sẽ đau đến mức nào và đẻ thường có thực sự đáng sợ không?

Quá trình đau đẻ trải qua nhiều giai đoạn

Một số bà mẹ nói rằng đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của họ. Những người khác lại tỏ ra ngại ngùng khi nhắc đến điều đó. Có một điều chắc chắn rằng trong những tuần chuẩn bị sinh đẻ, hầu hết chúng ta đều cảm thấy bồn chồn về điều đang chờ đợi mình. Adele Hamilton, bác sĩ sản khoa với 30 năm kinh nghiệm khuyên: “Bạn cần thực sự tin vào cơ thể mình và có niềm tin vào chính mình”.

Nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý lạc quan có thể dẫn tới kết quả tích cực. Thật khó để lạc quan nếu bạn không có ý nghĩ về điều đang tới. Vì vậy hãy ghi lại những thông tin sau và tin tưởng vào kiến thức về việc chính xác cái gì đang giãn nở, ở đâu.

Đau đẻ sớm

Điều gì đang xảy ra: Adele Hamilton giải thích: “Con của bạn bắt đầu uốn đầu của nó, di chuyển sâu hơn xuống xương chậu, gần với cổ tử cung.” Tại cơn đau đẻ đầu tiên, cổ tử cung bắt đầu cứng lại như mũi của bạn và cuối cùng nó trở nên mềm và co giãn như môi của bạn.

Đáng kinh ngạc là một số phụ nữ không chú ý đến việc dạ con của họ co bóp sớm và có thể co giãn một vài cm trước khi họ nhận ra rằng họ đang đau đẻ. Đối với hầu hết các bà mẹ tương lai có một vài dấu hiệu về việc đau đẻ sớm xuất hiện.

Nước đầu ối: Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm với “nước đầu ối”, việc tiết ra một thứ chất nhầy màu hồng nhạt/đỏ từ âm đạo. Chất nhờn này bảo vệ dạ con khỏi nhiễm trùng trong thời gian mang thai và sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu cho thấy rằng cơn đau đẻ sẽ có thể bắt đầu trong một vài giờ/ngày sắp tới.

Đau lưng dưới: cần phải đi vệ sinh và chứng chuột rút giống như thời kỳ tiền kinh nguyệt là những dấu hiệu của việc đau đẻ sớm.

Nước ối vỡ: Điều này có thể xảy ra với một dòng chảy, phụ thuộc vào lượng chất lưu màng ối của bạn. Chất lưu đó hoàn toàn sạch với màu vàng nhẹ và có thể bị nhuốm máu đầu tiên. Sử dụng băng vệ sinh nếu dung dịch vẫn tiếp tục chảy nhưng nếu có nhiều chất lưu bạn có thể cần đến một băng thấm lớn. Bạn nên liên lạc với bệnh viện trong trường hợp dịch ngừng chảy bởi vì lúc đó có thể bắt đầu bị nhiễm trùng.

Các cơn co bóp bắt đầu: Nó có thể diễn ra trong hàng giờ, thậm chí là hàng ngày đối với các cơn co bóp để tạo nên và gây áp lực cho cổ tử cung mở ra (giãn ra). Thậm chí bạn sẽ phải liều đến bệnh viện và cuối cùng là sinh con thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu ở nhà trừ phi có một lý do y tế nào đó phải đi, đặc biệt là khi cơn đau đẻ kéo có thể kéo dài 12- 16 tiếng.

Cơn đau đẻ giai đoạn đầu

Điều gì đang diễn ra: Cổ tử cung đang giãn ra để em bé chui ra. Ban đầu các cơn co bóp sẽ ngắn và ngắt quãng, và có cảm giác một chút giống như đau khi có kinh nguyệt. Khi cổ tử cung mở to dần thì các cơn co bóp sẽ mạnh hơn và liên tục.

Theo quy luật thông thường, bạn không cần phải đến bệnh viện cho đến khi các cơn co bóp kéo dài 30-45 giây và cách nhau 4 phút. Nói chung lúc này bạn có khoảng 8 – 12 giờ đợi cho đến lúc sinh. Khi bạn đến, bác sĩ sản khoa sẽ hỏi bạn về những dấu hiệu và hỏi xem kiệu nước ối đã vỡ hay chưa, mức độ thường xuyên của các cơn co bóp và liệu bạn có muốn đi đại tiện hay không. Sau đó bạn sẽ thay một bộ đồ rộng hơn mà bạn chuẩn bị khi đau đẻ và sinh đẻ. Bác sĩ sẽ khám bụng của bạn để xác định vị trí của em bé và sẽ lắng nghe nhịp tim của thai, đo huyết áp, mạch và nhiệt độ. Bạn sẽ được được kiểm tra bên trong cơ thể để xem cổ tử cung đã giãn nở đến đâu. Bác sĩ có thể ghi lại tim của thai nhi trên màn hình điện từ tới 30 phút và sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để kiểm tra nồng độ đạm và đường.

Khi cổ tử cung giãn nở từ 3 – 4cm, bạn sẽ đau đẻ một cách chính thức. Tại giai đoạn này, các cơn co bóp sẽ mạnh hơn vì thế bạn có thể cần xem xét đến thuốc giảm đau. Các sự lựa chọn gồm có sử dụng thiết bị TENS (một hình thức giảm đau tự nhiên), hơi nóng và không khí, nhờ chồng bạn massage, các bài tập thở và các phương pháp thư giãn. Nếu những thứ trên không giúp gì được thì bạn có thể chọn thuốc giảm đau tổng hợp hoặc gây tê ngoài màng cứng. Tim của thai nhi sẽ được kiểm tra đều đặn và cứ bốn tiếng, bạn sẽ có những cuộc kiểm tra các cơ quan bên trong nghiêm ngặt để chắc rằng quá trình đó đang diễn ra ổn định.

Đôi khi những người phụ nữ đến giai đoạn đau đẻ lúc mà tỉ lệ mà tại đó cổ tử cung đang giãn nở hoặc là chậm hoặc ngừng lại. Nếu điều đó xảy ra thì điều tốt nhất bạn có thể làm được đó là có thay đổi về phong cảnh và đi dạo xuống hành lang của bệnh viện.

Giai đoạn chuyển tiếp

Điều gì đang diễn ra: Trong quá trình chuyển tiếp, cổ tử cung giãn nở từ 8 – 10 cm (chiều dài của một chiếc điện thoại di động . Thực sự là như vậy).

Tại giai đoạn này, các cơn co bóp dài hơn và mạnh hơn. Bạn có thể có cảm giác bực tức và stress, xúc động, run người hoặc ốm. Nếu bạn đã trải qua những triệu chứng tương tự như thế này rồi thì đây là dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang ở trong tình trạng tốt. Một vài phụ nữ cảm thấy có một sự thúc đẩy mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển tiếp này, nhưng bạn không nên sinh cho đến khi bác sĩ sản khoa khẳng định rằng cổ tử cung của bạn đã giãn nở đủ. Đối với hầu hết phụ nữ, sự kết thúc giai đoạn này được đánh dấu bằng thay đổi dễ nhận thấy trong nhịp thở của họ. Bạn có thể cằn nhằn một cách không chủ ý, dấu hiệu cho thất bạn sớm bắt đầu có cảm giác muốn sinh.

Cơn đau đẻ giai đoạn 2

Điều gì đang diễn ra: Dạ con đang đẩy bào thai xuống ống đẻ và đầu của bào thai sẽ sớm đè lên thành xương chậu.

Thường có một giai đoạn tạm lắng sau giai đoạn chuyển tiếp khi các cơn co bóp dừng lại và bạn và thai nhi có thể nghỉ ngơi. Khi các cơn co bóp lại xuất hiện bạn có thể cảm thấy áp lực của đầu thai nhi giữa 2 chân của bạn.. Ngay khi cổ tử cung giãn nở đến 10cm, bạn có thể bắt đầu rặn đẻ.

Giai đoạn “rặn đẻ” có thể kéo dài đến 90 phút nếu đây là lần con đầu lòng của bạn. Cố gắng xem từng cơn co bóp là một bước gần hơn để gặp con bạn và có niềm tin vào chính bạn và vào cơ thể bạn. Có thể rất đau nhưng kết thúc lại nhẹ nhõm.

Rặn đẻ dễ dàng hơn nếu bạn đứng thẳng, ngồi xổm, ngồi thẳng lưng với sự trợ giúp của tứ chi, hoặc đầu gối tựa vào ghế hoặc chồng của bạn. Với cách này bạn dùng sức ép của trọng lực để giúp bạn. Cơn rặn đẻ sẽ nhẹ nhàng và liên tục. Tất cả các nỗi lực dùng đến cơ không cần thiết nữa và đầu của thai nhi sẽ thực sự làm cho nỗ lực đó xa cổ tử cung và kéo âm đạo mở ra. Khi điều đó xảy ra, bạn có thể có cảm giác nóng, nhức nhối. Bác sĩ sẽ nói với bạn rằng đầu của thai nhi “được trao vương miện”. Khi đầu của thai nhi bắt đầu hiện ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng rặn đẻ. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng em bé được sinh ra một cách nhẹ nhàng và làm giảm nguy cơ xé rách. Ngay khi em bé được sinh ra, cơn đau ngay lập tức chấm dứt, dây rốn sẽ được kẹp lại và cắt đi và em bé được trao cho bạn nếu bạn muốn tiếp xúc trực tiếp.

Cơn đau đẻ giai đoạn 3

Điều gì đang diễn ra: Khi em bé được sinh ra, dạ con được nghỉ ngơi. Sau khoảng 15 phút, nó bắt đầu co lại tương đối không gây đau để cho rau thai ra ngoài.

Khi có yêu cầu, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn chất syntometrine để thúc đẩy việc đến nơi của rau thai. Nếu bạn quyết định chuyển rau thai mà không cần tiêu thuốc thì việc đó mất khoảng 45 phút, nhưng thường thì những người mẹ đã kiệt sức và không thể bị lo lắng. Bác sĩ sẽ sờ bụng để kiểm tra dạ con đang co lại sau khi sinh và quan sát rau thai để chắc rằng nó bình thường và không có vấn đề gì, ví dụ như màng đã được bỏ lại sau. Và lúc này là lúc để chúc mừng trên nhà hộ sinh.

]]>
https://meyeucon.org/19331/dau-de-dien-ra-nhu-the-nao/feed/ 0
Những bất thường có thể phát sinh ở cuối thai kỳ https://meyeucon.org/19168/nhung-bat-thuong-co-the-phat-sinh-o-cuoi-thai-ky/ https://meyeucon.org/19168/nhung-bat-thuong-co-the-phat-sinh-o-cuoi-thai-ky/#respond Fri, 23 Sep 2011 03:58:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=19168 Trong khoảng thời gian cuối thai kỳ, gần đến ngày dự sinh sẽ có thể xuất hiện một số tình huống bất thường. Bạn nên có sự hiểu biết và chuẩn bị  để có thể xử lý kịp thời các tình huống đó.

Trước khi sinh có thể có những bất thường cần được xử lý kịp thời

Ra máu

Chất sản dịch có dính máu cháy ra ngoài âm hộ, gọi là “ra máu”. Biểu hiện này do cổ tử cung có sự thay đổi, nhau thai ở ngay cổ tử cung bong ra khỏi thành tử cung làm cho các mao mạch máu bị vỡ sinh chảy máu, đây là dấu hiệu chuyển dạ. Thông thường thời gian chuyển dạ diễn ra trong khoảng 24 – 48 giờ đối với thai phụ sinh con lần đầu. Thai phụ nên chú ý giữ gìn âm hộ sạch sẽ, nếu thấy ra máu thì nên sớm đến bệnh viện kiểm tra xem có đúng là chuyển dạ hay không.

Cơ co tử cung xuất hiện

Khi thai phụ cảm thấy có các cơn co tử cung theo tính quy luật, khoảng 10 phút / 1 lần, mỗi cơn co kéo dài khoảng 30 giây. Lúc này cho dù phụ nữ mang thai đã đến ngày sinh dự kiến hay chưa cũng đều có thể sinh nở bình thường.

Vỡ ối sớm

Đó là khi một lượng lớn chất thải lỏng bất ngờ chảy ra ngoài âm hộ, chảy liên lục lúc ít lúc nhiều, đây có thể là do màng bào thai vỡ sớm. Sau khi ối vỡ nếu không xử lý kịp thời thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ lúc này nên nằm yên, gọi xe cấp cứu và dùng cáng để kịp thời đưa đến bệnh viện. Khi đến bệnh viện cần được các bác sỹ vệ sinh và khử trùng sạch bộ phận sinh dục để đề phòng nhiễm trùng.

Vị trí bánh nhau bất thường

Dấu hiệu của nó là thai phụ cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, huyết áp đột nhiên tăng cao, âm đạo ra máu nhưng không đau bụng. Nếu những triệu chứng trên mà kèm theo đau bụng thì do bong nhau non. Những dấu hiệu này xuất hiện thì đều cần phải sớm đến bệnh viện kiểm tra.

Tim thai bất thường

Nếu tim thai đạp nhanh quá (trên 160 lần/ phút) hoặc chậm quá (dưới 120 lần / phút) hoặc không theo quy luật, cho thấy thai nhi trong tình trạng nguy cấp, phải lập tức nhập viện.

Cử động thai nhi giảm

Thông thường thai nhi cử động không ít hơn 10 lần/ 12 giờ. Nếu ở cuối thai kỳ mà cử động của thai nhi giảm hoặc trong 12 giờ mà thấy thai ít cử động thì nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra vì có thể thai nhi đang bị thiếu không khí, tim thai yếu.

]]>
https://meyeucon.org/19168/nhung-bat-thuong-co-the-phat-sinh-o-cuoi-thai-ky/feed/ 0
Dưỡng thai tháng thứ 9 https://meyeucon.org/15464/duong-thai-thang-thu-9/ https://meyeucon.org/15464/duong-thai-thang-thu-9/#comments Sat, 08 Jan 2011 23:21:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=15464 Tháng thứ 9 của thai kỳ cũng là lúc gia đình tất bật chuẩn bị cho mẹ sinh bé, lúc này bé đã đạt đủ điều kiện để chào đời. Da ngoài của bé bóng, màu sắc hồng, lớp mỡ dưới da phát triển hơn, vết nhăn dần mất hết. Xương đầu cứng mạnh hơn; móng tay, chân cũng mọc nhọn; tóc mọc dài từ 2 – 3cm.

Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn đã hoàn toàn nằm trong bìu dái và nếu thai nhi mang giới tính nữ thì môi lớn và môi nhỏ của âm đạo đã phát triển. Các cơ quan, tim, gan, phổi, thận của thai nhi đã phát triển hoàn thiện, tạo thành một cơ thể đã có thể độc lập sống được ở trong bên ngoài bụng mẹ.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9, đáy tử cung cao 30 – 35 cm, tử cung tiếp tục hướng về phía trước và lúc này người mẹ cảm thấy hơi thở dễ chịu hơn, ăn uống cũng được nhiều hơn. Nhưng do tử cung gây sức ép đến bàng quang và trực tràng nên khiến thai phụ đi tiểu nhiều lần, âm đạo bài tiết ra nhiều chất nhờn hơn và thường xuyên bị táo bón. Qua 9 tháng mang thai. Khi sắp đến thời khắc sinh con, bà bầu cảm thấy rất vui.

Tuy nhiên, thai phụ cũng cần chú ý bảo vệ sức khoẻ của thai nhi như sau:

Hãy gác bỏ những bất an và lo lắng

Phụ nữ mang thai nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, tích cực bằng cách suy nghĩ về đứa con bé bỏng, đáng yêu sắp chào đời. Cùng chồng đi dạo ở những nơi thoáng mát, có nhiều cây xanh, giúp cho tinh thần thảnh thơi, chút bỏ những lo lắng.

Trước khi sinh, người chồng càng phải là người quan tâm đến vợ nhiều hơn, luôn tạo cho không khí gia đình được vui vẻ, yên bình. Đặc biệt, nên động viên vợ và nói với vợ về sự mong chờ đứa trẻ ra đời để người vợ luôn cảm thấy mình hạnh phúc vì được làm mẹ. Tránh những cãi lộn, căng thẳng không đáng có trong gia đình. Khi thai phụ bị ức chế thần kinh, buồn phiền, mệt mỏi sẽ ảnh hướng rất lớn đến thai nhi và đứa trẻ ra đời rất dễ bị trầm cảm.

Vấn đề an toàn

Thai phụ không nên làm các công việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như: các động tác với tay lên cao, hay các động tác ép vào bụng. Tránh đi đâu xa một mình, nên đi bộ hoặc mua sắm gần nhà. Đặc biệt, thai phụ phải kiêng sinh hoạt tình dục trong thời gian này, vì có thể sẽ dẫn đến áo bọc thai bị phá và dẫn đến sinh sớm.

Vệ sinh cơ thể

Thai phụ nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là chú ý vệ sinh sạch sẽ bên ngoài âm đạo. Đồng thời nên thường xuyên gội đầu.

Phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ để đảm bảo tốt cho việc sinh con.

Chế độ dinh dưỡng

Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…

– Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.

– Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.

– Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.

– Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.

– Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.

Chú ý phòng bị bệnh táo bón và bệnh trĩ

Đặc biệt trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, cửa tử cung xuống thấp, và chèn lên cơ quan hậu môn… dễ gây ra bệnh táo bón. Và do bệnh táo bón mà hay dẫn đến bệnh trĩ. Trong thời gian này, cửa tử cung cũng trực tiếp ép vào trực tràng, cản trở sự lưu thông của tĩnh mạch đến huyết mạch trong trực tràng, khiến cho bệnh trĩ càng tăng. Bị táo bón và trĩ cũng có thể gây ra việc sinh non và sảy thai, thiếu máu. Để phòng trị bệnh táo bón và trĩ, thai phụ cần lưu ý:

  • Uống nước và ăn nhiều hoa quả, chuối. Mỗi buổi sáng khi ngủ dậy, nên uống một cốc nước mát và ăn nhiều rau, củ có hàm lượng xenlulo như: rau cần, rau hẹ…
  • Không nên ăn cay hay ăn các thức ăn có chất kích thích.
  • Nên có chế độ hoạt động phù hợp, tránh nằm quá nhiều trên giường để cho giun trong ruột có điều kiện hoạt động phụ giúp cho quá trình tiêu hoá.
  • Tạo nên thói quen đi đại tiện thích hợp hàng ngày.
  • Không nên đứng hay ngồi một nơi quá lâu.
  • Nên thường xuyên vận động cơ mông và hậu môn bằng cách đi lại nhẹ nhàng.

Chú ý kiểm tra trước khi sinh

Trước khi sinh, bà bầu nên khám thai hàng tuần. Cần kiểm tra huyết áp, thể trọng và nghe tim thai, kiểm tra hoạt động của thai nhi. Thường thì thai hoạt động khoảng 4 – 5 lần trở lên trong một giờ, đến khi gần sinh thì cử động ít hơn. Kiểm tra đo lường đáy tử cung để tiện cho việc phát hiện thai nhi có tiếp tục phát triển hay dừng lại. Mang thai 38 tuần về sau, nên xoa bóp đầu vú hai lần mỗi ngày. Mỗi lần từ 15 – 30 phút. Khi trong giai đoạn dự sinh, nên tăng cường kiểm tra nhiều lần để có sự chuẩn bị thích hợp và kịp thời.

Kiên trì đi bộ

Rất nhiều thai phụ trước khi sinh con không tiếp tục đi bộ, không muốn ra ngoài, nhưng như vậy lại không tốt. Thông qua việc đi bộ, có thể làm cho xương chậu của thai phụ vận động, làm tăng thêm lực cho cơ, cải thiện và xúc tiến các huyết mạch tuần hoàn, an định hệ thống thần kinh, tăng cường công năng, thay đổi khí ở phổi, hít vào khí mới trong lành, giúp cho vấn đề tiêu hoá được tốt hơn và có lợi cho sức khoẻ của người mẹ và thai nhi.

Chú ý dự phòng bị nhiễm bệnh đường tiểu

Đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai nhi, tử cung mở rộng hơn, cuốn khúc đường nước tiểu, nước trong đường tiểu thoát ra nhiều nên dễ phát sinh nhiễm khuẩn. Âm đạo của thai phụ giai đoạn này có chất dịch tiết ra rất nhiều, tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, bộ phận bên ngoài âm đạo không vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu. Chính vì thế, thai phụ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều có lợi cho sức khỏe.

]]>
https://meyeucon.org/15464/duong-thai-thang-thu-9/feed/ 12
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 40 https://meyeucon.org/11883/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-40/ https://meyeucon.org/11883/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-40/#respond Wed, 28 Jul 2010 15:10:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=11883 Sự phát triển của bé

Sau nhiều tuần giữ gìn và chờ đợi, bé yêu đây rồi! Tuy nhiên, chỉ có 5% thai phụ sanh đúng vào ngày dự sanh, và phần đông các phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường phải đếm từng ngày, có khi lố đến 2 tuần lễ sau ngày dự sanh mới chuyển dạ.

Thai nhi 40 tuần tuổi

Một bé sinh ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bình khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet. Đừng quá mong đợi em bé của Bạn trông bụ bẫm như  các em bé trong các mẫu quảng cáo nào đó. Một em bé mới sinh có thể có cái đầu không được tròn trịa cho lắm do phải đi qua ngã âm đạo rất hẹp của mẹ trong lúc sinh, người bé có thể được phủ đầy chất gây trắng và máu nữa chứ. Da bé có thể trông nhăn nheo, bạc thếch, có những mảng da khô và cả những vết bớt trên người bé – tất cả những điều nêu trên hoàn toàn bình thường vì vậy Bạn chớ quá lo lắng nhé!

Bởi vì có sự hiện diện các hormon của Bạn trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu dái nếu là bé trai và môi âm hộ nếu là bé gái) có thể trông lớn hơn một cách khác thường. Và bé của Bạn, không kể là bé trai hay bé gái, có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Hiện tượng này sẽ biến mất trong một vài ngày sau và đó là điều hoàn toàn bình thường.

Ngay sau khi sinh, bé sẽ cất tiếng khóc chào đời. BS sẽ hút hết chất nhầy trong miệng và mũi của bé, và lúc này Bạn có thể nghe được rõ hơn tiếng khóc ấy của đứa con yêu thương mà Bạn mong thấy mặt từng ngày từng giờ trong suốt thời gian mang thai dài đằng đẳng. Bé lúc này có thể được đặt trên bụng mẹ và sẽ được các BS cắt dây rốn. Một chuỗi các thủ thuật kiểm tra nhanh cho bé được thực hiện như chỉ số Apgar để xác định các phản ứng nhanh của bé và các dấu hiệu của sự sông như chức năng hô hấp, nhịp tim, sắc da và các cử động của bé. Bé cũng sẽ được cân và đo chiều dài của cơ thể.

Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro, hoặc nếu Bạn phải sanh mổ, BS nhi khoa sẽ túc trực bên Bạn trong suốt cơn chuyển dạ để có thể can thiệp giúp đỡ bé ngay lập tức nếu cần. BS sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bé nếu cần để bé có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và sau đó thì …. bé sẽ được đặt nằm gọn trong vòng tay ấm áp của Bạn ngay thôi mà!

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Tuần lễ này Bạn sẽ phải trải qua những thời khắc mà Bạn đã tiên lượng trước – gặp gỡ cục cưng của Bạn! Tuy nhiên để có thể trông thấy bé Bạn sẽ phải trải qua một cuộc chuyển dạ sanh nở không kém phần cam go đâu nhé! Bạn có thể học để biết được 3 giai đoạn trong quá trình chuyển dạ ở các lớp học tiền sản. Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ là các cơ của tử cung sẽ co lại để cổ tử cung mở rộng ra để bé có thể chui qua, giai đoạn hai là lúc Bạn rặn để đẩy bé chui qua ngã âm đạo và ra ngoài, giai đoạn ba là giai đoạn bánh nhau bong tróc ra khỏi cơ thể Bạn.

Nếu Bạn không có dấu hiệu chuyển dạ trong vòng một tuần sau ngày dự sanh, BS sẽ yêu cầu Bạn thực hiện xét nghiệm về tim thai (nonstress test), có thể theo dõi được nhịp tim và các cử động của thai nhi để xác định xem bé có nhận đủ lượng oxy cần thiết và hệ thống thần kinh của bé có đáp ứng hay không. Bạn hãy trao đổi với BS để có thể hiểu tường tận hơn về xét nghiệm này.

Nếu quá trình chuyển dạ của Bạn không có gì tiến triển và cộng thêm tình trạng sức khỏe của mẹ và bé không ổn định, các BS sẽ tiến hành dục sanh cho Bạn (giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra), bằng cách chọc ối hoặc tiêm hormon oxytocin (giúp cho tử cung co bóp) hoặc một số loại thuốc khác do BS quyết định. Nếu thai của Bạn có nguy cơ rủi ro cao, hoặc có các rắc rối tiềm ẩn khác, BS sẽ đề nghị mổ bắt con cho Bạn.

Một số thai phụ biết trước rằng mình sẽ sanh mổ nên đã lựa chọn ngày sinh cho bé trước, nếu Bạn cũng đang ở trong trường hợp như vậy, có lẽ Bạn cũng đang nhẩm trong đầu ngày sinh của bé sẽ là ngày nào phải không! Điều đó có thể khiến Bạn cảm thấy đỡ thất vọng hơn khi biết rằng cũng có nhiều bà mẹ khác sanh con không qua ngã âm đạo như bình thường. Trong trường hợp Bạn phải mổ bắt con không chủ động (mổ cấp cứu), Bạn cũng đừng thất vọng và cũng cứ tin rằng giữa Bạn và bé luôn có một mối liên kết đặt biệt và bé rất muốn được chào đời để được ở bên mẹ cho dù bằng bất cứ cách nào! Đó có thể là một cuộc sanh nở không như mong đợi của Bạn, nhưng Bạn có biết không, sự hiện diện của một em bé sơ sinh rất đáng yêu có thể khiến Bạn xua tan đi hết những đau đớn và lo âu Bạn nhé!

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11883/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-40/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 39 https://meyeucon.org/11882/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-39/ https://meyeucon.org/11882/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-39/#comments Wed, 28 Jul 2010 15:09:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=11882 Sự phát triển của bé

Dây rốn của bé, mang dưỡng chất từ bào thai đến thai nhi, giờ đây dài khoảng 50 centimet và có độ dày khoảng 1.3 centimet. Bới vì lúc này bé cân nặng đến hơn 3 ký và chiếm hết các khoảng trống trong tử cung nên thông thường dây rốn sẽ búi lại thành cục hoặc quấn quanh người bé.

Thai nhi 39 tuần tuổi

Hầu hết chất gây bao phủ trên da bé biến mất, cũng như lông măng vậy. Cơ thể Bạn lúc này bắt đầu cung cấp kháng thể cho bé thông qua bánh nhau, giúp cho hệ miễn dịch của bé hoạt động chống lại sự nhiễm trùng trong suốt sáu tháng đầu đời.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Các cơn chuyển dạ giả, có thể đau và có cường độ mạnh như các cơn chuyển dạ thật, bắt đầu xuất hiện trong tuần lễ này. Không như các cơn chuyển dạ thật, các cơn chuyển dạ giả xảy ra không thường xuyên và sẽ mất đi nếu Bạn hoạt động.

Các dấu hiệu của chuyển dạ, như vỡ túi ối, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tuần lễ này. Một số thai phụ thấy một lượng lớn nước ối chảy ra từ âm đạo trong khi một số thai phụ khác chỉ rỉ một ít nước ối khi bị vỡ ối. Nếu Bạn nghĩ Bạn bị vỡ ối hay các cơn co chuyển dạ xảy ra thường xuyên hơn, hãy gọi ngay cho BS để có hướng dẫn cụ thể.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11882/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-39/feed/ 11
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 38 https://meyeucon.org/11881/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-38/ https://meyeucon.org/11881/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-38/#comments Wed, 28 Jul 2010 15:07:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=11881 Sự phát triển của bé

Thai nhi lúc này cân nặng khoảng 3.100 gram và dài khoảng 50 centimet. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy nhưng với tốc độ chậm hơn. Bạn có thể thấy Bạn tăng cân ít đi hoặc đôi khi đôi khi đứng chựng lại không tăng cân nữa.

Thai nhi 38 tuần tuổi

Trong lúc các cơ chức năng ở má của bé được hình thành để bé có thể bú và nuốt, thì các chất thải cũng đồng thời đang tích lũy trong ruột bé. Các tế bào thải ra từ ruột, các tế bào da chết, và ngay cả lông măng rụng đi là các chất thải tạo thành phân của bé, một chất màu xanh đen, còn được gọi là phân su, sẽ được thải ra trong lần đi tiêu phân đầu tiên của bé sau khi chào đời.

Nếu cục cưng của Bạn là bé trai, tinh hoàn sẽ tụt xuống bìu dái, trừ khi bé có dấu hiệu được gọi là chứng tinh hoàn lạc chổ. Nếu Bạn sinh bé gái, môi âm hộ của bé giờ đây đã phát triển hoàn chỉnh.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Vì thai nhi giờ đã tụt xuống khung xương chậu, nên bàng quang của Bạn bị chèn ép rất nhiều, đó là lý do khiến Bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Bạn và ông xã có nghĩ đến chuyện cắt bao quy đầu cho bé hay không? Cắt bao quy đầu là một thủ thuật cắt bỏ đi lớp da thừa phía trên đầu dương vật của bé trai. Có một số bậc cha mẹ tiến hành thủ thuật này cho con vì lý do tôn giáo. Còn đối với các bậc cha mẹ khác, quyết định này thật hết sức khó khăn. Vì vậy, nếu có ý định này, Bạn hãy thảo luận với BS để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, bao gồm cả những biện pháp giảm đau cho bé.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11881/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-38/feed/ 1