Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hát ru rất tốt cho thai nhi https://meyeucon.org/3991/hat-ru-rat-tot-cho-thai-nhi/ https://meyeucon.org/3991/hat-ru-rat-tot-cho-thai-nhi/#respond Fri, 14 May 2010 08:42:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=3991 Trong suốt buổi nói chuyện về đề tài “Giáo thai và tác dụng của hát ru đối với thai nhi” chiều 12-5 tại tư gia (32 Huỳnh Đình Hai, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), GS Trần Văn Khê đã khẳng định như thế.


Yêu âm nhạc từ trong lòng mẹ

Ông khuyến khích hát ru con bằng những làn điệu dân ca Việt Nam, điều đó sẽ giúp trẻ nhận thức cuộc sống xung quanh thông qua ca từ và âm nhạc dân tộc.

GS Trần Văn Khê chia sẻ từ trong bụng mẹ ông đã được gia đình giáo thai bằng âm nhạc như sáo, đàn tranh, hát ru… nên ông có tình yêu âm nhạc và thành công trong lĩnh vực này.

Ông kể: “Khi má mang thai tôi, cậu Năm là người chú ý đến việc chăm sóc thai nhi khi đề nghị cho má được về nhà ngoại sống vì ở gần nhà ông bà nội tôi có lò mổ heo. Cậu học theo mẹ Mạnh Tử ngày xưa đã giáo dục con bằng cách chuyển nhà đến môi trường tốt cho đứa trẻ hấp thu những điều hay lẽ phải ngay từ trong bụng mẹ, lúc sơ sinh”.

Đặc biệt, GS Khê kể về việc cậu Năm ông dùng tiếng sáo để… nói chuyện với bào thai và ngay sau khi sinh ông cũng đã được cậu Năm thổi sáo cho nghe. Bên cạnh tiếng sáo, ngay từ nhỏ GS Trần Văn Khê cũng được nghe các làn điệu hát ru, những âm thanh êm đềm của tiếng đàn tranh…

Sau này lớn lên, có tình yêu đặc biệt với nhạc dân tộc, ngay cả khi đang học y khoa Hà Nội, làm thầy giáo ở Sài Gòn hay sang Pháp sống, GS Khê luôn giữ tình yêu ấy bằng cách nghiên cứu và đưa nhạc dân tộc Việt Nam đến với bạn bè năm châu.

Lời ru tác động đến nhân cách trẻ

Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính, người đang nghiên cứu về lĩnh vực thai giáo, cho biết: “Gia đình GS Trần Văn Khê chính là hình mẫu của việc giáo dục thai nhi thành công qua âm nhạc. Do đó, tôi nghĩ các bà mẹ nên lưu tâm trong việc thực tập thai giáo để có những đứa con ngoan, thông minh…”.

Chiêm nghiệm từ chính bản thân mình, GS tiếp tục hành trình giáo thai bằng âm nhạc, hát ru cho con trai mình là GS.TS Trần Quang Hải. Tuy nhiên, có điều đáng tiếc là từ trong bào thai và lúc nhỏ GS Hải không được nghe những bản nhạc dân tộc, những điệu lý, câu hò nhiều mà nghe phần lớn là nhạc và đàn của phương Tây như piano, violon… nên trong thời gian ở Việt Nam GS Hải đặc biệt mê nhạc Tây, nhạc Lê Hữu Phước.

Cho đến khi được gặp GS Khê bên Pháp, được ông truyền cho tình yêu âm nhạc dân tộc thì GS Trần Quang Hải mới chuyển hướng. Qua đó, GS Khê khẳng định con ông là GS.TS Trần Quang Hải đã được hình thành tình yêu âm nhạc từ trong bào thai cho đến lúc trưởng thành bằng cách cho bà mẹ mang thai và con sau khi sinh nghe nhạc, hát ru…

Qua tác dụng tích cực của âm nhạc nói chung và hát ru nói riêng qua câu chuyện của chính mình, GS Khê lấy làm tiếc khi hiện có nhiều bà mẹ trẻ không biết hát ru hoặc lười ru con, cho con nghe nhạc ngoại, thậm chí nhạc rock, xem phim kinh dị khi mang thai…

Điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi bởi bào thai và trẻ dù chưa hiểu gì nhưng trong tiềm thức đã có những cảm thụ thế giới xung quanh, não bộ tiếp nhận tất cả thông tin từ cuộc sống. Đấy chính là chất liệu cho việc hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ, năng khiếu của mỗi người sau khi trưởng thành.

]]>
https://meyeucon.org/3991/hat-ru-rat-tot-cho-thai-nhi/feed/ 0
Vui buồn chuyện mẹ trẻ ru con https://meyeucon.org/304/vui-buon-chuyen-me-tre-ru-con/ https://meyeucon.org/304/vui-buon-chuyen-me-tre-ru-con/#respond Sat, 20 Mar 2010 10:43:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=304 Cứ mỗi khi muốn cho con ngủ cho nhanh, muốn cho con nín thì lại: “Một con vịt xòe ra hai cái cánh/Nó kêu rằng cáp cáp cáp cạp cạp cạp” (trời ơi, đấy đâu phải là “nhạc” ru con!).

Nơi tôi ở có rất nhiều các cặp vợ chồng trẻ, dân gốc Sài Gòn cũng có, dân ở nhà thuê mọi miền đổ tới cũng có. Nhiều vợ chồng trẻ thì ắt có nhiều trẻ con ra đời. Nhiều trẻ con mới ra đời thì ắt có nhiều tiếng ru.

Sống trong một xóm có nhiều tiếng ru con, bằng nhiều thứ tiếng địa phương như thế, hẳn ai cũng nghĩ người ở đó nghe sướng tai lắm, dễ ngủ lắm hay ít ra cũng thi vị dặt dìu lắm. Nhưng không, tôi từng phải bàn với chồng chuyện cho thuê nhà mình, bù tiền mướn nơi khác ở chỉ vì… tiếng ru của các bà mẹ trẻ.

Tôi muốn dùng từ “hầu hết” cho nó có vẻ công tâm khách quan, nhưng không được, với xóm tôi thì phải kết luận: 100% bà mẹ trẻ không biết ru con.

Càng ru con càng khóc

Con khóc, có cô suốt 6 tháng trời không hát được gì thêm ngoài hai tiếng “Ầu… ơ…”. Ầu ơ rồi lại ơ ầu. Ơ ầu rồi lại ầu ơ. Đã 6 tháng như thế. Có cô cứ mỗi khi muốn cho con ngủ cho nhanh, muốn cho con nín thì lại: “Một con vịt xòe ra hai cái cánh/Nó kêu rằng cáp cáp cáp cạp cạp cạp” (trời ơi, đấy đâu phải là “nhạc” ru con!).

Có cô đã sinh con thứ hai rồi, mà “gia tài” bài hát ru quanh đi quẩn lại dăm ba bài hát thiếu nhi với nhạc chế. Có ngày, tôi nghe cô hát đến hàng chục lần: “Túng tiền tiêu người yêu anh cũng bán/Bán năm trăm để lấy tiền tiêu/Tiền tiêu xong lại nhớ người yêu/Ở đợ ba năm để chuộc người yêu về…”. Có chị còn ru con bằng nhạc rock (chắc chị này là rock fan). Tiếng khóc đứa trẻ vừa ré lên, thì giọng chị cũng ré lên, át cả tiếng khóc của con: “Không! Không! Tôi không còn tôi không còn yêu anh nữa…! Không!…”. Nếu đứa trẻ chưa hãi quá mà nín, thì chị sẽ xổ tiếp cả “dây” rock rừng của Nguyễn Cường với chất giọng khỏe không kém ca sĩ Siu Black. Có chị thì không biết cả tiếng ầu ơ, cứ con khóc là mở đĩa của bé Xuân Mai nhờ bé này ru con hộ (!). Đấy là nói về nội dung các bản “nhạc ru” của các bà mẹ trẻ. Còn âm thanh và âm lượng hát ru của các chị còn “khủng bố” màng nhĩ hơn.

Về âm lượng, tôi vẫn thắc mắc tại sao những đứa trẻ có thể thiếp ngủ được, có thể nín khóc được trước dòng âm thanh dội vào tai như thế. Các chị hát rất to, nhà ở cuối hẻm có thể nghe tiếng ru đầu hẻm. Đứa trẻ khóc càng to các chị ru (hay la) càng lớn, để át tiếng khóc của con. Về âm thanh thì khó tìm trong đó sự mượt mà, êm ả của giọng hát, chuyên chở cái tình mẹ ngọt ngào trời biển với đứa con. Thay vào đó là giọng hát khá lắm thì ong ỏng vô hồn, còn thì bực bội bẳn gắt, hát vài câu lại kèm theo tiếng hét: “Ngủ đi, ông nội!”, “Câm họng chưa mẹ, tui khản giọng hết hơi rồi nè”.

Quả thật, những ngày nghỉ cuối tuần ở nhà, giữa trưa nắng oi ả mà nghe tiếng con nít tứ bề thi nhau gào khóc đã khổ, mà nghe tiếng mẹ của chúng ru dỗ con, tôi lại còn thấy khổ hơn.

Ru con, ru được cả chồng

Cách đây một tuần, độ 9 giờ tối, tôi giật nảy mình như bị điện giật khi nghe một tiếng ru êm ái, thấm đẫm tình mẫu tử (nghe như tiếng mẹ tôi xưa) cất lên từ sau nhà mình: “À… ơi… Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng/…”. Trời ơi, giữa chốn thế nhân ô trọc này, giữa những bà mẹ trẻ ru con như hét này, ở đâu ra một người đàn bà hát Kiều ru con? Mà giọng ấy trẻ, nhất định mẹ ru con, không phải bà ru cháu.

Từ đó, đêm nào tôi cũng được nghe hát Kiều ru con, mỗi ngày một đoạn, có khi tùy hứng, có khi đoạn này nối tiếp đoạn kia, khoảng mươi, mười lăm phút thì dừng… Đâm ra như nghiện, đêm nào cũng lóng tai chờ nghe tiếng ru. Trưa thứ bảy tuần rồi, tiếng ru êm ái đó lại cất lên. Tôi tò mò hết chịu nổi, lân la tìm đường qua làm quen.

Thì ra căn nhà sau nhà tôi đổi chủ mà tôi không biết. Người mới dọn đến là hai vợ chồng không quá trẻ. Chồng kinh doanh, vợ làm công ty nước ngoài, có chức vụ hẳn hoi. Bất ngờ là hai đứa con mà chị vẫn hát ru chúng ngủ đã lớn ầm, đứa con gái 9 tuổi, đứa con trai 6 tuổi. Chị kể, do con chị được nghe chị hát ru từ thuở mới lọt lòng nên đâm ra nghiện, không nghe giọng mẹ hát không ngủ được. Sau con lớn quá, chị lại biến giờ hát ru thành ra như giờ dạy thơ cho con. Chị chọn những bài thơ có vần có điệu hay, hát đi hát lại cho con nghe nhiều đêm, đến khi con thuộc chị lại chuyển qua bài khác, đoạn khác. Chị cũng chọn thêm những bài thơ mới từ báo, từ sách để hát ru con. Chị bảo với cách hát của mình, chị đã ru con từ Truyện Kiều đến Chinh phụ ngâm, thậm chí cả Đường thi và nhiều tác giả khác. Chị nói ngay cả bản phiên âm thơ chữ Hán, ru con nghe lại càng hay, càng nghiện. Và nhờ chục năm qua nghe mẹ hát ru này mà con chị thuộc rất nhiều thơ, toàn những bài thơ vào hàng tuyệt bút.

Con gái chị còn khoe với tôi: “Ba con cũng thích nghe mẹ con ru lắm. Bữa nào cũng nằm sắp hàng với tụi con nghe mẹ hát ru”. Chị cười xác nhận, nói anh chồng chị đã thành tật, đi đâu, bận mấy trước 9 giờ tối cũng ráng chạy kịp về nhà để nghe vợ… hát ru. Tôi nghĩ bụng đến tôi đây là hàng xóm, nghe mới chưa tròn tháng mà cũng đã nghiện, huống gì…

Lại nghĩ, mấy chị mẹ trẻ xóm tôi, giá mà cũng có được giọng hát ru này, kiểu hát ru này của cô, thì không chỉ ru được con, mà còn ru được cả chồng lẫn bà con hàng xóm!

]]>
https://meyeucon.org/304/vui-buon-chuyen-me-tre-ru-con/feed/ 0