Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Để không rơi vào trạng thái mệt mỏi khi mang bầu https://meyeucon.org/22900/de-khong-roi-vao-trang-thai-met-moi-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/22900/de-khong-roi-vao-trang-thai-met-moi-khi-mang-bau/#respond Sat, 12 May 2012 02:31:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=22900 Ở hầu hết các thai phụ thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ, khi cơ thể sản xuất ra nhiều loại hoormon mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, những sự thay đổi về tâm lý và thể chất trong quá trình thai nghén cũng có thể gây nên tâm trạng căng thẳng về mặt tâm thần và cảm xúc đối với chị em.

Mang thai là khoảng thời gian vui mừng, hạnh phúc và cũng bận rộn nhất để chuẩn bị chào đón thêm thành viên mới trong gia đình. Sau tất cả, cảm giác mệt mỏi khi mang thai lại xuất hiện và trên thực tế triệu chứng này không phải là hiếm gặp. Cùng với ốm nghén, mệt mỏi là những tác dụng phụ đầu tiên trong thời kỳ thai nghén. Bạn sẽ không thể thoát khỏi hẳn chứng bệnh này nhưng có một số cách có thể giúp bạn giảm mệt mỏi sau đây:

Thai phụ nên ăn các loại rau xanh có lá xanh đậm, quả hạch và các loại hạt...

Ngủ đủ và đúng giờ:

Biểu hiện của chứng mệt mỏi thai kỳ là bạn sẽ buồn ngủ hơn bình thường và thông thường các bà bầu sẽ chìm vào giấc ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, nhất là ở giai đoạn mang thai đầu tiên. Do ngủ quá nhiều càng khiến bà bầu mệt mỏi. Cách khắc phục ở đây là bạn đừng nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đừng đi ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy mệt mỏi và muốn nằm xuống. Nên có những giấc ngủ sâu vào ban đêm và ngủ đủ giấc là được.

Ăn uống đủ chất:

Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm nhiều chất sắt và protein sẽ giúp thai phụ giảm tâm trạng mệt mỏi; đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên chất, mì sợi, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt. Nếu không ăn được nhiều, thai phụ có thể chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Hãy thường xuyên uống nước cam quýt khi ăn các loại thực phẩm chứa sắt, nhằm giúp cơ thể hấp thu chất sắt được tốt hơn. Trong trường hợp cần bổ sung thêm vitamin và chất sắt trước khi sinh, thai phụ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Uống đủ nước:

Người mang thai nên uống đủ nước vào các thời điểm sớm trong ngày. Đừng uống thêm bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, nhằm giúp bạn không phải trở dậy để đi tiểu về đêm.

Nếu thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên ăn bữa cuối trong ngày vào khoảng vài ba giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ. Thực hiện thao tác co, duỗi chân nhẹ nhàng trước khi ngủ, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị đau nhức cơ chân – một triệu chứng bình thường đối với hầu hết các thai phụ.
Nên đi khám nếu tâm trạng mệt mỏi kéo dài. Ảnh: Thái Hòa

Tránh những đồ uống chứa chất gây nghiện:

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt tránh các loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, trà, cà phê hoặc những thứ uống có chứa chất gây nghiện khác nếu không muốn mệt mỏi. Cà phê ban đầu có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng nếu uống trong thời gian dài, nó sẽ làm bạn mệt mỏi hơn. Theo các chuyên gia, nếu bạn sử dụng trên 300mg chất cafein mỗi ngày có thể gây hại cho thai nhi.

Luyện tập vừa sức:

Ngoại trừ trường hợp bác sĩ khuyên bạn không nên luyện tập, phụ nữ mang thai cần cố gắng luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngay cả các bài tập có mức độ vừa phải như đi bộ, cũng có thể giúp tạo tinh thần sảng khoái và gia tăng năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp luyện tập thích hợp.

Nhờ sự trợ giúp:

Nếu có thể, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè giúp bạn quán xuyến công việc nhà. Trong trường hợp phụ nữ mang thai cảm thấy quá căng thẳng, hãy trao đổi với bạn bè hoặc người thân, những người có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ về các phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái, như tham gia nhóm các bà bầu hoặc vài cách khác…

Thư giãn và đừng tạo thêm áp lực:

Nên loại bỏ bất cứ áp lực nào từ cuộc sống, công việc vì mệt mỏi trong thai kỳ cũng làm bạn khá stress rồi. Trong thời gian mang thai và đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối không phải thời điểm thích hợp để bạn tham gia những công việc quá sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy dành thời gian để cơ thể được thư giãn tốt nhất. Bạn hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái và kiên nhẫn vượt quagiai đoạn này.

Lưu ý: Hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra trong trường hợp thai phụ cảm thấy có những triệu chứng: Mệt lả bất ngờ, tâm trạng mệt mỏi không hết sau khi đã nghỉ ngơi đầy đủ, mệt mỏi dữ dội kéo dài trong vài tuần, tâm lý phiền muộn hoặc lo lắng thái quá.

]]>
https://meyeucon.org/22900/de-khong-roi-vao-trang-thai-met-moi-khi-mang-bau/feed/ 0
Giảm mệt mỏi khi mang thai https://meyeucon.org/17647/giam-met-moi-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/17647/giam-met-moi-khi-mang-thai/#respond Thu, 23 Jun 2011 23:49:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=17647 Một trong những triệu chứng làm bà bầu khó chịu nhất là mệt mỏi. Vậy làm thế nào để thai phụ khắc phục được tình trạng này?

Mang thai là khoảng thời gian vui mừng, hạnh phúc và cũng bận rộn nhất để chuẩn bị chào đón thêm thành viên mới trong gia đình. Sau tất cả bạn có thể tự hỏi tại sao bạn lại cảm thấy quá mệt mỏi? Trên thực tế, triệu chứng mệt mỏi khi mang thai không phải là hiếm. Cùng với ốm nghén, mệt mỏi là những ‘tác dụng phụ’ đầu tiên của việc bầu bí. Bạn sẽ không thể thoát khỏi hẳn chứng bệnh này nhưng có một số cách có thể giúp bạn giảm mệt mỏi. Mời bạn cùng tham khảo:

Nên thư giãn nhiều hơn khi bạn mang thai

1. Kiểm tra lại sức khỏe

Việc đầu tiên bạn cần làm là đi đến bác sĩ để kiểm tra chính xác xem những triệu chứng mệt mỏi là do mang thai hay do nguyên nhân khác. Đôi khi mệt mỏi trong thai kỳ có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu (mức độ chất sắt trong máu thấp) hoặc các vấn đề về tuyến giáp hoặc tiểu đường thai kỳ. Việc làm này rất quan trọng để giảm tâm lý lo lắng cho thai phụ.

2. Ngủ đúng giờ

Biểu hiện của chứng mệt mỏi thai kỳ là bạn sẽ buồn ngủ hơn bình thường và thông thường các mẹ bầu sẽ chìm vào giấc ngủ li bì cả ngày lẫn đêm nhất là ở giai đoạn mang thai đầu tiên. Do ngủ quá nhiều càng khiến bà bầu mệt mỏi. Cách khắc phục ở đây là bạn đừng nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đừng đi ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy mệt mỏi và muốn nằm xuống. Nên có những giấc ngủ sâu vào ban đêm và ngủ đủ giấc là được.

3. Đừng tạo thêm áp lực

Bạn nên loại bỏ bất cứ áp lực nào từ cuộc sống, công việc vì mệt mỏi trong thai kỳ cũng làm bạn khá stress rồi. Trong thời gian mang thai và đặc biệt là những tháng đầu không phải thời gian để bạn tham gia những dự án mới hoặc phấn đấu nhiều cho sự nghiệp. Hãy dành thời gian để cơ thể được thư giãn tốt nhấ.

4. Ăn uống đầy đủ và thường xuyên

Theo các chuyên gia khoa sản, bà bầu nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và ăn thường xuyên với 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Tận dụng tối đa mỗi bữa ăn để bổ sung đầy đủ chất sắt và các thực phẩm giàu protein khác. Vitamin C có nhiều trong cam, quýt cũng là một lựa chọn phù hợp cho phụ nữ mang thai bị ốm nghén.

5. Tránh những đồ uống chứa chất gây nghiện

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt tránh các loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, trà, cà phê hoặc những thứ uống có chứa chất gây nghiện khác nếu không muốn mệt mỏi. Cà phê ban đầu có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng xét về thời gian dài, nó sẽ làm bạn mệt mỏi hơn. Theo các chuyên gia, nếu bạn sử dụng trên 300 mg chất cafein mỗi ngày có thể gây hại cho thai nhi.

6. Yêu cầu trợ giúp khi cần thiết

Bạn không nên làm mọi thứ một mình đặc biệt là khi mang thai. Hãy chia sẻ những công việc nhà với chồng hoặc thuê người giúp việc giúp đỡ bạn trong giai đoạn mang thai khó nhọc này.

7. Tập luyện thể thao điều độ

Hãy đưa những bài tập thể dục nhẹ nhàng vào thói quen hàng ngày của bạn ngay cả khi mang thai. Cho dù đó chỉ là đi bộ hay yoga mỗi ngày đều có tác dụng tăng cường endorphins – làm tăng năng lượng tổng thể cho bạn.

8. Hãy kiên nhẫn

Bạn hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái và kiên nhẫn vượt qua giai đoạn này. Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều cảm thấy thoải mái và tràn đầy sinh lực hơn ở giai đoạn mang thai thứ 2. Vì vậy, bạn hãy cố gắng vượt qua triệu chứng mệt mỏi giai đoạn đầu mang thai nhé. Nó sẽ không quá khó khăn đâu!

]]>
https://meyeucon.org/17647/giam-met-moi-khi-mang-thai/feed/ 0
Kiểm soát nóng giận khi bầu bí https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/ https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/#respond Wed, 19 Jan 2011 12:01:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=15721 Vô số phụ nữ thấy mình dễ nổi khùng hơn kể từ khi có thai. Câu chuyện về bà bầu dưới đây là một ví dụ…


Sau một ngày làm việc, Ann xông vào nhà và ném chiếc cặp của cô trên sofa phòng khách. “Tôi không thể chịu đựng được nữa” – Ann gầm lên khiến chồng cô, lúc đó đang ngồi cạnh choáng váng. “Chúng ta ly hôn thôi” – Ann lạnh lùng.

Chồng của Ann (một chuyên gia marketing) rất thấu hiểu áp lực công việc của vợ. Nhưng suốt 5 tháng vừa qua, anh luôn phải hứng những cơn nổi cáu vô cớ mỗi lần trở về nhà.

“Tôi là người có cảm xúc mạnh và cực nóng. Tính xấu này thậm chí còn bùng phát ghê gớm hơn khi tôi mang thai” – Ann chia sẻ. May mắn thay, với sự giúp đỡ của người chồng tâm lý, một bữa tối ngon lành đã hoàn tất và Ann có thể bình tĩnh trước giờ đi ngủ.

Tại sao một số phụ nữ trở nên hung dữ khi có thai?

Các chuyên gia cho rằng, bạn không thể đổ mọi tội lỗi cho thay đổi nội tiết tố. “Hormone đóng một vai trò nhưng chưa có thống kê y khoa nào kết luận điều đó” – Lori Alshuler (giám đốc chương trình nghiên cứu rối loạn tâm trạng) cho biết.

Quan trọng hơn, có lẽ là những khó chịu tích lũy trong thai kỳ. “Trong những tháng đầu, một số thai phụ bị buồn nôn, mệt mỏi, ngực mềm và nỗi sợ hãi một chuyện gì đó” – Clark Gillespie (tác giả cuốn sách Từng tháng trong thai kỳ) tiết lộ. Thời gian trôi đi, cùng với mất ngủ, những áp lực của bụng bầu lên ruột và bàng quang cũng gây kích thích.

Ngoài ra, còn có mối liên kết giữa trầm cảm và tức giận. Tất nhiên không phải những phụ nữ hay nổi nóng có xu hướng dễ bị trầm cảm nhưng tâm trạng khó kiểm soát cũng là yếu tố góp thành bệnh.

Nếu bạn thường xuyên giận giữ, hãy thử:

  • Đi bộ bên ngoài: Cuộc tranh luận lúc “lửa giận” ngùn ngụt chỉ làm bạn nhạy cảm thêm. Tốt nhất, hãy cho mình nửa tiếng đi dạo dù là quanh văn phòng hay quanh ngôi nhà.
  • Hoạt động: Bơi lội, đi dạo, làm vườn… nhiều hoạt động có thể giúp bạn đánh bay khó chịu về thể chất.
  • Viết ra: Cảm giác tiêu cực có thể tuôn thành các trang nhật ký, thơ… và giữ bạn thoải mái hơn.
  • Giữ sức khỏe tinh thần: 2 tiếng nghỉ ngơi giúp bạn nuông chiều bản thân, như xem phim, mua giày.
  • Tìm trợ giúp: Nếu bạn không kiểm soát được cơn giận, hãy tìm giúp đỡ từ các chuyên gia.
]]>
https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/feed/ 0
“Nhọc nhằn” khi ở cữ https://meyeucon.org/12943/nhoc-nhan-khi-o-cu/ https://meyeucon.org/12943/nhoc-nhan-khi-o-cu/#respond Fri, 08 Oct 2010 06:32:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=12943 Ngay từ lúc mới mang thai em bé, mẹ chồng Hoà đã giành lấy mọi việc nhà để con dâu “yên tâm” sinh con khoẻ mạnh. Sau sinh, Hoà cũng chỉ việc nằm một chỗ, có cơm bưng, nước rót tận nơi.

“Giống như cấm cung” – chị Minh Hoà (Phương Mai, Hà Nội) vẫn chưa hết cảm giác rùng mình với 30 ngày ở cữ.

Trong 30 ngày đó, đều như vắt chanh, mỗi ngày 4 bữa cháo móng giò, 3 bữa cơm thịt rim, rau ngót, những bữa phụ, đặc biệt không được bước xuống giường và vô số thứ phải kiêng, chị Minh Hoà (Phương Mai, Hà Nội) đến giờ vẫn chưa hết cảm giác rùng mình với 30 ngày ở cữ.

“Nhọc nhằn” chuyện ăn, uống

Ngay từ lúc mới mang thai em bé, mẹ chồng Hoà đã giành lấy mọi việc nhà để con dâu “yên tâm” sinh con khoẻ mạnh. Sau sinh, Hoà cũng chỉ việc nằm một chỗ, có cơm bưng, nước rót tận nơi.

Ngay từ ngày đầu tiên xuất viện, bà mẹ chồng đã đưa cho Hoà danh sách những thức ăn cần phải kiêng, dài dằng dặc, đọc không hết. Lo “mẹ thằng Mít” quên, bà còn cẩn thận dán lên đầu giường.

Mấy ngày đầu, Hoà vui vẻ đánh sạch 4 bát cháo móng giò, đều đặn 3 bữa cơm canh nhạt. Nhưng đến ngày thứ 5 thì Hoà bắt đầu lờm lợm cổ họng. Cô đề nghị giảm xuống 1 bát cháo, nhưng không được. Nghĩ đến con, không dám trái lời mẹ, Hoà đành nhắm mắt như bị tra tấn, vừa ăn mà nước mắt, nước mũi giàn giụa. Thỉnh thoảng, Hoà cũng được mẹ chồng đổi món, thay cháo móng giò lợn bằng móng giò… chó. Cực chẳng đã, Hoà ngấm ngầm gọi điện cho chị gái “cứu viện”.

Khổ nỗi, ai đến thăm đều phải qua “cửa ải” mẹ chồng, món ăn chị gái mang đúng vào món bà cụ kiêng. “Đúng là hạ sách, sau đận đó, bà nội còn tỏ ra trách dỗi!”, chị Hòa kể.

“Chẳng hiểu sao các cụ kiêng nhiều thế!”, Hạnh, nhân viên trực tổng đài điện thoại than vãn. “Tôm, cua, ghẹ, các loại cá tanh vốn là món khoái khẩu của em thì bà cụ cấm tiệt, với lý do sợ cháu bà đau bụng và mẹ bị hậu sản. Em nghĩ đồ ăn của mình còn hấp thụ đủ kiểu rồi mới làm ra sữa, chẳng nhẽ hấp thụ để tái tạo máu thì máu cũng tanh à? Chồng em góp ý chỉ cần kiêng chua, cay còn lại ăn hết, mẹ em lại gạt đi. Thế là trong nhà em loạn lên kiêng hay không kiêng. Mở miệng ra các cụ lại bảo: Rồi sau này mới biết! Thế nên không ai dám chống lệnh. Lỡ sau này có bị làm sao thì lại mang tội “trứng khôn hơn vịt”, Hạnh ấm ức kể.

Oái oăm nhất vẫn là trường hợp của Hà Dương (Phủ Lý- Hà Nam), vì hiếm ai phải nhập viện bất đắc dĩ như chị. Số là nhà chị bắt ăn kiêng nhiều quá, hết thịt lợn nạc, rau ngót luộc rồi đến cá kho mặn chát, đến cả hoa quả cũng kiêng nốt. Cái “lý” của “các cụ” là để chị khát nước mà uống nhiều nước cho… có sữa. Ngày nào cũng như vậy, chị cứ nhìn thấy mâm cơm mẹ bê lên là lại lao vào nhà vệ sinh nôn ọe, dù chưa ăn được miếng nào. Đến lúc chị bị táo bón, mất sữa, em bé bị ốm yếu, phải vào viện, bà nội mới chịu “xuống nước”, để chị được ăn theo thực đơn bác sĩ kê cho.

“Căng thẳng” chuyện ngủ, nghỉ

Không chỉ cơm bưng, nước rót ngay tại giường, mọi sinh hoạt của nhiều “bà đẻ” cùng diễn ra trên “chiến trận” này.

Sinh con vào tháng 8 âm, khi cái nóng của mùa hè còn chưa bớt, mẹ chị Lam Khánh đã chuẩn bị sẵn cho cô một nồi than bồ kết dưới gầm giường. Đêm ngày nồi than đỏ hồng, lại thêm bà trẻ vốn mát tay nuôi con đến thăm góp ý thêm: Nên xông nghệ, ngải cứu nướng trên than hoa cho co khít các lỗ chân lông và… sáng mắt. Phòng ngủ của cô ngày nào cũng hầm hập nóng và nồng. Mẹ con Khánh lúc nào cũng trong tình trạng mồ hôi nhễ nhại trong bộ quần áo kín mít từ đầu đến chân.
Lan là nhân viên văn phòng. Ngày sinh con, mẹ chồng cô tất tả bỏ việc đồng áng từ quê (Kiến Xương – Thái Bình) lên Hà Nội chăm cháu đích tôn. Thương con, thương cháu, bao nhiêu kinh nghiệm “ngàn đời” nuôi con bà truyền hết cho con dâu. Sinh con đầu lòng, nên Lan răm rắp nghe lời mẹ.

Kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn, Lan làm được. Chỉ có điều, bà nội yêu cầu Lan không ra khỏi phòng ít nhất hết tháng đầu tiên. Không làm bất cứ việc gì ngoài cho con bú, kể cả vắt khăn để tay chân đỡ cử động nhiều, hạn chế đứng “để sau này già đỡ đau lưng”. Tuy nhiên, gần hết thời gian ở cữ, Lan bị sốt, mất sữa phải vào viện điều trị kháng sinh liều cao. Bác sĩ cho biết, Lan bị sốt do sản dịch bị ứ, không ra hết do không vận động, cơ thể không phục hồi được.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động – Hà Nội): Không thiếu những trường hợp bà đẻ phải nhập viện trong tình trạng trầm cảm sau sinh do suốt thời gian ở cữ phải nằm trong nhà, luẩn quẩn trên giường, với 4 bức tường và một đứa bé. “Những kiêng kỵ dân gian trong thời gian ở cữ có ý nghĩa nhân văn riêng. Nhưng đây không phải là hệ thống bài bản, không có cơ sở khoa học. Nhiều khi nó trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều sản phụ trẻ nếu được áp dụng thái quá” – BS. Kim Dung cho hay.

Đồng quan điểm này, TS, BS Vũ Thị Bắc Hà – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Huế cho hay: Đúng là sau sinh có một số thực phẩm không nên sử dụng, nhưng cũng không vì thế mà “đoạn tuyệt” với các thực phẩm này, ví dụ thực phẩm lợi tiểu (rau cải, canh chua…).

Sau khi phục hồi sức khoẻ, các bà bầu hoàn toàn có thể ăn các loại thức ăn mình thích. Việc kiêng thái quá có thể gây ra tình trạng dù chất dinh dưỡng trong thức ăn đủ nhưng thiếu nước trầm trọng. Điều này cũng có thể gây mất sữa, táo bón. Để mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con, bạn có thể ăn đa dạng theo nhu cầu, sở thích, chỉ cần đảm bảo thực phẩm tươi, chế biến chín và giàu dưỡng chất.

“Nếu tâm lý khi ăn không thoải mái, việc hấp thu thức ăn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, bà mẹ không nên nhắm mắt nhắm mũi ăn liều thức ăn mà mình không thích” – TS. Bắc Hà bày tỏ quan điểm.

Trên thực tế, nhiều chị em dù rất hiểu biết nhưng vẫn không dám làm trái với kinh nghiệm “các cụ”, sợ bị mất lòng. Theo các bác sĩ, nếu biết điều gì chắc chắn đúng, hãy thuyết phục người thân bằng cơ sở khoa học, đừng để vì “kinh nghiệm gia truyền” mà làm hại đến sức khoẻ bản thân và con bạn. “Điều quan trọng là bạn đừng quá ỷ lại vào sự chăm sóc của người khác để phải nhắm mắt làm theo mọi lời áp đặt”.

BS. Kim Dung

]]>
https://meyeucon.org/12943/nhoc-nhan-khi-o-cu/feed/ 0
Mang thai 3 tháng cuối – các dấu hiệu thường gặp https://meyeucon.org/12565/mang-thai-3-thang-cuoi-cac-dau-hieu-thuong-gap/ https://meyeucon.org/12565/mang-thai-3-thang-cuoi-cac-dau-hieu-thuong-gap/#comments Wed, 22 Sep 2010 11:34:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=12565 Ba tháng cuối thai kỳ là “tổng hòa của những mâu thuẫn”. Bạn tăng tốc cho giai đoạn về đích của thai kỳ nhưng lại quá mệt. Bạn khát nước nhưng lại thường xuyên phải vào nhà vệ sinh. Hãy nuông chiều bản thân – cả tâm trí nữa – theo cách thật nhẹ nhàng. Đây là những thay đổi bạn có thể gặp và cách để chăm sóc cho chính mình trong “tam cá nguyệt” quyết định của thai kỳ.

Mệt mỏi tăng dần

Không chỉ tải trọng cơ thể của bạn tăng từ 10-15kg (có khi còn hơn), mà tử cung đang nở lớn của bạn cũng khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải sắp xếp lại, khiến bạn càng thêm căng thẳng. Bạn có thể sẽ cảm thấy suy kiệt một chút, nhưng bạn cũng muốn giữ được năng lượng của mình, vậy đây là những giải pháp cho bạn:

– Tập các bài tập thể dục nhỏ. Đi bộ quanh nhà là một cách; bơi lội hay yoga cho bà bầu cũng là lựa chọn tốt; nhưng hãy chắc rằng bạn luôn lắng nghe cơ thể mình, nếu bạn thấy nhanh mệt, hãy giảm cường độ xuống. Nếu bạn thấy quá mệt, đơn giản là cứ ngồi yên.

– Nghỉ ngắn trong lúc làm việc. Hãy kê cao chân và nếu có thế, hãy chợp mắt vài phút.

– Ăn ít một, chia làm nhiều bữa và ăn vặt (nhưng đủ chất). Thai phụ đi làm nên dự trữ một ít đồ ăn vặt tại nơi làm việc.

– Nếu bạn cảm thấy mức năng lượng của bạn vẫn quá thấp, hãy đến thăm khám bác sĩ vì bạn có thể bị thiếu máu và cần bổ sung sắt.

Đau lưng

Chiếc bụng lớn có thể phá tướng của bạn, và nội tiết tố relaxin có tác dụng làm lỏng gân khớp để phục vụ cho quá trình sinh nở, cộng hưởng làm tăng căng thẳng cho cơ thể của bạn. Có vài cách giúp bạn đánh lừa trọng lực và làm dịu các cơn đau:

– Bài tập khung chậu: Quỳ gối và chống cả hai tay xuống sàn, đẩy người bạn tới lui trong khi giữ lưng thẳng.

– Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ.

– Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.

– Đề nghị mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng ngại nhận lời nếu ai đó đề nghị giúp bạn mang vác thứ gì đó.

Tiểu tiện thường xuyên

Tử cung của bạn ép lên bàng quang nặng nề nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi thăm nhà vệ sinh nhiều hơn hẳn trước đây. Điều này thực sự phiền toái nhiều hơn bạn nghĩ, tình trạng khó kiểm soát tiểu tiện (gọi nôm na là “són tiểu”) được ghi nhận ở hơn 40% thai phụ mang thai lần đầu. Cố gắng đặt ra ra thói quen đi tiểu theo giờ (mỗi 1-2 giờ), dù có thể lúc đó bạn chưa thực sự cần đi. Sau một tuần hoặc hơn, kéo dài quãng thời gian giữa những lần tiểu tiện lên 3 giờ. Một điều cũng rất quan trọng là bạn cần uống đủ 8 ly nước (khoảng 250ml / ly) mỗi ngày để giữ nước và ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Bạn cũng nên tránh thức uống chứa cafein, tác dụng lợi tiểu của chất này có thể khiến tình trạng “són tiểu” trầm trọng hơn.

Ợ nóng

Gần một nửa số thai phụ có biểu hiện ợ nóng. Do các nội tiết tố lưu chuyển khắp cơ thể bạn trong suốt thai kỳ, cơ phía trên bao tử – có nhiệm vụ ngăn chặn axit tiêu hóa bị đẩy lên thực quản – nới lỏng ra, khiến các chất dịch trào ngược trở lại. Hơn nữa, hiện tử cung của bạn đã chiếm gần hết khoang bụng và đẩy bao tử lên cao hơn về phía cổ, do vậy càng làm tăng thêm chứng ợ hơi. Làm thế nào để ứng phó với điều này? Hãy thử một vài gợi ý sau:

– Xác định rõ loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng của mình, thông thường là các thực phẩm giàu chất béo hoặc axit, sữa và các chế phẩm sữa đôi khi cũng là nguyên nhân làm tăng ợ nóng.

– Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ cho dễ ăn, ngồi thẳng khi ăn và tránh đi nằm ngay sau khi ăn hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ.

– Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhưng thường thì các thuốc kháng axit có ích bạn để ứng phó với chứng ợ nóng khi mang thai.

Sưng phù chân & giãn tĩnh mạch

Phù chân và bàn chân, cùng với chứng giãn tĩnh mạch do chất lỏng tập trung ở nửa dưới cơ thể. Trong giai đoạn mang thai các van mạch máu trở nên mềm hơn, khiến cho máu dồn ứ gây sưng đau, đó là tình trạng giãn tĩnh mạch. Cả khi những vết sưng mất đi, một số tĩnh mạch bị giãn sẽ vẫn còn đó và có thể phải nhờ đến phẫu thuật để loại bỏ. Để làm dịu cả hai tình trạng khó chịu này:

– Thường xuyên đặt cao chân, chuyển tư thế giữa đứng và ngồi, và không bao giờ bắt chéo chân. Tranh thủ nằm nghỉ khi có thế, tốt hơn là nên nằm nghiêng.

– Mang tất (vớ) chuyên biệt để phòng tránh và điều trị giãn tĩnh mạch chân.

– Không nên hạn chế lượng nước uống vào với mong muốn giảm thiểu sưng phù, cơ thể bạn sẽ càng tích nước nhiều hơn.

– Ngâm bồn: một số nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực nước lên bàn chân có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

Co thắt tiền sản (dọa sinh)

Ở tháng thứ tám hoặc chín, bạn có thể cảm thấy các cơn gò Braxton-Hicks, tương tự như sự khởi động chuẩn bị cho quá trình sinh nở thực sự của bạn. Làm thế nào để phân biệt giữa dọa sinh và chuyển dạ? Những cơn co thắt giả có xu hướng bắt đầu từ phần bụng trước, cơn co chuyển dạ bắt đầu từ phía sau và lan vòng lên phía trước, thỉnh thoảng di chuyển từ trên xuống dưới. Cơn cơ chuyển dạ cũng tăng nếu bạn di chuyển vị trí, vì vậy thử di chuyển xung quanh để xác định lúc nào đến vào viện. Nếu bạn vẫn không thể biết có phải là cơn chuyển dạ hay không, tốt nhất là đến bác sĩ.

Những giấc mơ gây xúc động mạnh

Nhiều bà mẹ tương lai cho biết mình trải qua những giấc mơ đêm kỳ lạ về việc sinh nở. Bạn nhớ những giấc mơ nhiều hơn vì trong “tam cá nguyệt” này, bạn thức dậy giữa đêm nhiều hơn (để đi vệ sinh hay do em bé đạp trong bụng). Một số giấc mơ thường gặp ở các thai phụ trong giai đoạn cuối thai kỳ là:

  • Sợ mất con
  • Đau đẻ
  • Trở thành một người mẹ không tốt
  • Mất kiểm soát bản thân

Một vài hình ảnh trong giấc mơ có thể khiến bạn lo lắng, nhưng chúng hoàn toàn bình thường. Giấc mơ là sự tái hiện những gì bạn thấy sợ hãi và lo âu. Đừng căng thẳng vì những cảm xúc kỳ lạ này – hãy nói chuyện với bạn đời hoặc bạn thân để giải tỏa lo lắng. Chúng đơn giản chỉ là một cách thể hiện tâm trí khác với những thay đổi lớn mà bạn sắp đối mặt.

Kết luận

Khi bé yêu sắp ra đời, cơ thể bạn trải qua những thay đổi lớn nhất trong suốt thai kỳ. Đây là giai đoạn đầy xúc cảm, khi bạn chuẩn bị cho một thành viên mới của gia đình mình. Đừng quá gắng sức, hãy tập trung chăm sóc cho bản thân, nghỉ ngơi thật nhiều và chia sẻ âu lo với những người thân thiết, và cả bác sĩ của bạn nữa.

]]>
https://meyeucon.org/12565/mang-thai-3-thang-cuoi-cac-dau-hieu-thuong-gap/feed/ 54
Mang thai 3 tháng đầu – các dấu hiệu thường gặp https://meyeucon.org/12561/mang-thai-3-thang-dau-cac-dau-hieu-thuong-gap/ https://meyeucon.org/12561/mang-thai-3-thang-dau-cac-dau-hieu-thuong-gap/#comments Wed, 22 Sep 2010 11:17:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=12561 Ba tháng đầu thai kỳ đối với những thai phụ sinh con so thật lạ lẫm và đầy lo âu. Nghén, thèm hoặc kén ăn là những trải nghiệm của hầu hết thai phụ nhưng không giống nhau ở mỗi người. Những triệu chứng sau đây là phổ biến nhất trong “tam cá nguyệt” đầu của thai kỳ.

Ốm nghén

Có đến 85% các bà mẹ tương lai trải qua các cơn buồn nôn và nôn mửa. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này không rõ ràng, nhưng hóc-môn thai kỳ chorionic gonadotropin được cho là thủ phạm chính. Khi cơ thể có càng nhiều chất này, cảm giác buồn nôn của bạn sẽ tăng lên. Và đó không hẳn là một dấu hiệu tồi tệ bởi một số chuyện gia cho rằng mẹ càng hay nôn nao thì càng ít nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Những cách sau có thể giúp bạn giảm thiểu ốm nghén cho đến khi chúng biến mất sau 3 tháng đầu:

– Ăn bữa nhỏ trong suốt cả ngày. Ăn thành nhiều bữa nhỏ có thể làm dịu bao tử và giữ cho bụng của bạn luôn đầy (các cơn buồn nôn sẽ tệ hơn khi bụng rỗng). Trong khi bạn có xu hướng chọn những món ăn lành, các chuyên gia lại khuyên bạn nên thoải mái ăn bất kỳ món gì mà bạn thèm, miễn là nó có lợi cho sức khỏe, và cũng không có vấn đề gì nếu bạn chỉ ăn một món khoái khẩu nào đó trong vài ngày.

– Dùng thêm gừng. Gừng có thể làm dịu sự khó chịu của bao tử, vì vậy hãy thêm một chút gừng vào trà hoặc nước ép trái cây của bạn.

– Vitamin B6. Bổ sung vitamin này có thể khiến bạn mau đói hơn. Hãy hỏi bác sỹ về liều lượng sử dụng phù hợp.

Thèm và kén ăn

Sự ham thích với loại thức ăn nào đó hoặc đặc biệt ghét bỏ với những thức ăn khác thường có liên quan đến chứng ốm nghén. Sự thèm và ác cảm này có thể không đoán trước được, nhưng có đến 80% thai phụ gặp triệu chứng thèm ăn và đến 85% thai phụ cho biết họ không thể nuốt nổi một số món nào đó. Liệu có nên nuông chiều sự thèm ăn và kén ăn của mình hay không? Điều đó còn tùy.

Nếu sự thèm ăn của bạn là lành mạnh, không ngấu nghiến hàng túi khoai chiên hoặc cả nửa lít kem một lúc, bạn cứ yên tâm chiều chuộng cơn thèm của mình. Một nguyên tắc tốt: hạn chế mỗi khẩu phần tự đãi bản thân trong khoảng 75-100 ca-lo. Đối với những món không thể nuốt trôi, hãy thử thay thế bằng món khác để bổ sung chất:

– Nếu bạn không thể uống sữa, hãy thay thế bằng phô-mai ít béo hoặc sữa chua và cố trộn lẫn sữa vào nước sốt, súp, bột ngũ cốc hoặc bánh.

– Nếu bạn không thể ăn được rau xanh, hãy nhóp nhép các loại trái cây giàu beta-caroten như xoài, mơ và dưa đỏ.

– Nếu món thịt khước từ bạn, hãy thay bằng đậu, Bạn cũng có thể chế biến thịt bò, gà ẩn trong các món sốt, súp hoặc món hầm.

Quá nhạy cảm với mùi hương

Nhiều phụ nữ khẳng định khứu giác của mình đặc biệt nhạy khi mang thai. Một giả thiết cho rằng điều này giúp bạn tránh xa khỏi các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất độc tự nhiên có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Giác quan quá nhạy cảm này thường dịu đi sau vài tháng.

Mệt mỏi

Luôn cảm thấy mệt mỏi trong cả ngày dài là một trong những tác dụng phụ của thai kỳ. Cơ thể của bạn đang phải vận hành quá tải để thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Tử cung của bạn đang sản xuất progesterone – được cho là có tác dụng an thần, và lưu lượng máu tăng 50% để cung cấp máu cho thai nhi.

Một thủ phạm ẩn mặt cho sự mệt mỏi quá mức là chứng thiếu máu. Bổ sung chất sắt là rất cần thiết để tạo nên các tế bào máu cho bé, và nếu bạn không đủ chất sắt, em bé sẽ lấy những gì bé cần từ cơ thể bạn và làm bạn kiệt sức. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu khi bạn đi khám thai lần đầu để kiểm tra lượng chất sắt; nếu bạn thiếu sắt, bác sĩ sẽ có thể kê toa bổ sung.

Bạn cũng có thể chống chọi với sự mệt mỏi với những cách sau:

– Vận động cả khi bạn chỉ muốn nằm lì trên giường, hãy cố đi lại một chút để giãn gân cốt. Cố gắng thực hiện vài đợt tập luyện khoảng 20 phút mỗi tuần sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn.

– Bồ sung vitamin thai kỳ giúp bạn lấp đầy những thiếu hụt dinh dưỡng nếu chế độ ăn không đáp ứng được và đồng thời cung cấp sắt giúp bạn tránh được thiếu máu do thiếu sắt.

– Tranh thủ ngủ. Hãy đi ngủ sớm hơn, thức dậy muộn hơn và ngủ ngắn khi có thể. Nếu bạn phải làm việc cả ngày, hãy dành 15 phút ngủ ngắn tại bàn làm việc của mình.

Tiểu tiện nhiều

Ngay cả khi bạn chưa thấy bụng, tử cung bạn vẫn đang “bành trướng” và gây chèn ép lên bàng quang vốn không bao giờ rỗng hoàn toàn. Thêm vào đó, thận cũng làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể bạn. Kết quả là: nhu cầu tiểu tiện trở nên thường xuyên hơn, suốt cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên uống ít nước hơn, và cũng không được nhịn tiểu – vì như thế sẽ có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Để hạn chế số lần phải trở dậy tiểu tiện vào ban đêm, đừng uống nước trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, loại trừ thức uống chứa cafein vào buổi tối (do cafein gây kích thích bàng quang) và nhớ đi tiểu trước khi tắt đèn đi ngủ.

Mụn nhọt

Bạn có thể bị nổi mụn do các nội tiết tố hoạt động quá mức, khiến cho da sản sinh nhiều chất dầu hơn. Mụn có thể biến mất sau thời gian mang thai, nhưng ngay từ lúc này bạn cũng có thể kiểm soát chúng theo những cách sau:

– Không sờ mó và cọ xát da. Sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh dưỡng ẩm để tránh làm khô da quá mức.

– Chuyển sang dùng kem dưỡng không chứa dầu. Chẳng có lý do gì để thêm dầu cho làn da đang quá nhờn của bạn cả.

– Xem kỹ nhãn sản phẩm. Axit glycolic được chấp nhận, nhưng những sản phẩm chứa benzoyl peroxide, axit salicylic, retinols, hoặc steroid cần loại bỏ vì những chất này có thể gây nên các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Khó thở

Thai phụ thực sự hít thở sâu hơn, và cũng hấp thụ oxy vào máu tốt hơn. Cả khi bạn lấy vào rất nhiều không khí, cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy khó thở, một phần vì em bé đang trao đổi CO2 trở lại cơ thể bạn.

Đau đầu

Đường huyết thấp (kết quả của sự trao đổi chất), nội tiết tố tăng và lưu lượng máu lên não giảm có thể gây ra những cơn đau đầu tồi tệ cho các bà mẹ tương lai. Nếu bạn bị đau đầu, hãy thử chườm nóng hoặc lạnh, day nhẹ thái dương hoặc hít thở không khi trong lành. Nếu những cách trên không hiệu quả, thuốc acetaminophen được xem là an toàn cho thai phụ. Nếu bạn bị đau nửa đầu, hãy đến gặp bác sĩ.

Khô mắt và thay đổi thị lực

Với sự gia tăng lưu thông máu, cả cơ thể bạn có vẻ như căng phồng lên, và điều này xảy ra với cả mắt của bạn. Giác mạc mắt trở nên dày và cong hơn, khiến khúc xạ hình ảnh thay đổi. Đối với những người sử dụng kính áp tròng, bạn có thể gặp vấn đề do sự tiếp xúc giữa mắt và kính. Và ngay cả với những thai phụ sử dụng kính đeo, thỉnh thoảng thị lực của bạn cũng không tốt lắm. Thậm chí khi thị lực không thay đổi, mắt bạn cũng có xu hướng khô hơn do biến động nội tiết tố. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt để làm trơn mắt, và nếu cần hãy ghé bác sĩ nhãn khoa để điều chỉnh kính cho mình.

Căng tức bầu ngực

Mặc dù em bé của bạn mới chỉ bằng kích cỡ của một dấu phẩy, bầu ngực của bạn đã sẵn sàng để nuôi dưỡng bé. Sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến sữa thường diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nó khiến ngực bạn căng tức và nhạy cảm hơn. Để làm dịu cảm giác đau:

– Mua những chiếc áo ngực rộng hơn với nhiều hàng móc cài sau để điều chỉnh kích cỡ (đừng phí tiền vào những chiếc áo cài trước).

– Chọn áo bằng vải thô mềm như áo ngủ nếu cơn đau làm bạn không thể nghỉ ngơi được – điều này cũng giúp làm dịu cơn đau ngực.

Thay đổi ham muốn tình dục

Sự gia tăng nội tiết tố và lưu lượng máu có thể tác động đến âm đạo và âm vật của bạn, khiến chúng mềm mại và nhạy cảm hơn. Với một số phụ nữ, điều đó đồng nghĩa với ham muốn tình dục ở mức cao trào, với khả năng đạt cực khoái nhiều và mạnh mẽ hơn. Với một số khác, tình dục trở nên quyến rũ một cách lạ kỳ.

Bất kể bạn cảm thấy thế nào, điều đó cũng đều ổn. Tuy nhiên, hãy giúp người bạn đời hiểu và hòa hợp với những thay đổi của bạn để khiến anh ấy không cảm thấy bối rối, lạc lõng và có cảm giác bị khước từ. Luôn nhớ rằng, hai bạn cần tiếp xúc thể xác nhiều hơn là giao hợp; hãy ấp ủ, đụng chạm và cọ xát nhau như là cách để giữ mối liên hệ gần gũi với nhau.

Tâm trạng thất thường

Nội tiết tố, những giấc ngủ không tròn, thực tại của việc mang thai – tất cả những điều này đều góp phần tạo nên sự xáo trộn mãnh liệt của cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy thật yên lặng và muốn thu mình lại, hoặc sốc nổi, lo lắng, giận dữ hoặc muốn khóc, hoặc may mắn hay là hạnh phúc – và tất cả cảm xúc này đều tốt. Tất nhiên, tốt nhất là bạn có thể kiểm soát tâm trạng của mình (người thân của bạn sẽ rất biết ơn bạn đấy). Mọi người có thể giúp gì được cho bạn? Hãy tìm sự chia sẻ và cảm thông từ bạn bè, đặc biệt là những bà mẹ đang mang thai, cả trên mạng hoặc ngoài đời.

Kết luận

“Tam cá nguyệt” đầu tiên của bạn thật thú vị và cả hơi chút sợ hãi. Những thay đổi của cơ thể gây ra những triệu chứng khác nhau của thai kỳ, đồng thời cũng khiến cảm xúc của bạn thăng trầm cùng những chuyển biến đó. Cố gắng đừng lo lắng quá mức, và đừng ngần ngại tham vấn bác sĩ ngay khi bạn có khúc mắc về những gì mình đang trải qua.

]]>
https://meyeucon.org/12561/mang-thai-3-thang-dau-cac-dau-hieu-thuong-gap/feed/ 26
Tại sao mang bầu gây mệt mỏi? https://meyeucon.org/514/tai-sao-mang-bau-gay-met-moi/ https://meyeucon.org/514/tai-sao-mang-bau-gay-met-moi/#comments Tue, 23 Mar 2010 10:16:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=514 Những dấu hiệu mang thai khác nhau ở mỗi phụ nữ nhưng mỗi người đều trải qua những triệu chứng chung. Có thể là ốm nghén, không thấy kinh nguyệt khi đến ngày hành kinh, vú sưng tấy, nhạy cảm, đau đầu… Cũng có những dấu hiệu không bình thường khác mà bạn cần phải làm quen và vượt qua nó.

http://mevabe.net/Images/2008/85/9-2008/thainghen/thodoc.jpg

Bài viết này sẽ giải đáp nguyên nhân tại sao bạn lại bị mệt mỏi trong đầu thai kì – một trong những rắc rối sức khỏe chung của các bà bầu.

Tại sao bạn lại bị mệt?

Trong những ngày đầu tiên mang thai, rất nhiều phụ nữ cảm thấy mệt lả. Trong khi chúng ta thì có thể thoải mái thức dậy vào buổi sáng và vui vẻ tới nơi làm việc thì bà bầu coi buổi sáng thức dậy gần giống như một sự tra tấn vì vào thời gian đầu này, bà bầu thường nôn và buồn nôn. Thậm chí việc nôn mửa này diễn ra hầu như trong cả ngày.

Cảm giác khó chịu trong người này giống như là khi ta uống quá nhiều cà phê và lúc nào cũng cảm thấy người nôn nao khó chịu, không thể nằm, không thể ngồi yên được.
Chính việc ốm nghén hoặc những rắc rối tương tự như vậy khiến cho cơ thể bà bầu mệt mỏi.

Cuối cùng, nó sẽ chấm dứt chứ?

Vào cuối quý I của thai kì, phần lớn bà bầu đã có kinh nghiệm và năng lượng được hội tụ nhiều hơn cho nên ít cảm thấy mệt mỏi hơn giai đoạn đầu rất nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải ngủ nhiều hơn và cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nữa. Mỗi ngày bạn nên có những giấc ngủ ngắn khoảng 5-10 phút, ngủ thật sâu, bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn hơn.

Để giữ cho cơ thể lúc nào cũng có sẵn năng lượng, bạn nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tập thể dục cũng khiến giải tỏa căng thẳng và ngủ tốt hơn vào ban đêm. Cả hai điều này đều giảm mệt mỏi cho cơ thể.

Khi nào thì mệt mỏi là dấu hiệu của điều gì đó nguy hiểm?

Trong nhiều trường hợp, mệt mỏi là hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể nó là dấu hiệu của những rắc rối nghiêm trọng hơn. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn bị mệt mỏi bất thình lình, yếu ớt và không có khả năng hồi phục sau khi nghỉ ngơi đầy đủ. Mệt mỏi nhiều cũng sẽ dẫn tới chứng trầm cảm và điều này thì ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và cả thai nhi nữa cho nên không được thờ ơ với nó.

Mệt mỏi còn liên quan tới chứng thiếu máu đặc biệt nếu nó kèm theo các dấu hiệu như hoa mắt, thở ngắn, ốm yếu, tim đập nhanh, xanh xao.

Theo Eva

]]>
https://meyeucon.org/514/tai-sao-mang-bau-gay-met-moi/feed/ 8