Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Lên cân quá nhanh khi bầu bí thì hãm lại bằng cách nào? https://meyeucon.org/23561/len-can-qua-nhanh-khi-bau-bi-thi-ham-lai-bang-cach-nao/ https://meyeucon.org/23561/len-can-qua-nhanh-khi-bau-bi-thi-ham-lai-bang-cach-nao/#respond Fri, 15 Jun 2012 03:09:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=23561 Việc tăng cân quá nhanh và nhiều trong thời gian mang thai mang lại những nguy cơ do cao đối với mẹ và thai nhi, đó là khả năng mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, em bé to quá khổ, khó sinh nở… Làm sao để không “quá” cân khi mang thai cũng là câu hỏi thường trực của nhiều thai phụ? 9 lời khuyên dưới đây là sẽ giúp các bà mẹ hạn chế được việc tăng cân “phi mã” khi bầu bí.

Cắt giảm đồ ăn vặt

Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng của bạn tăng nhanh chóng dù vậy chúng lại không mang lại nhiều calo cho cơ thể.

Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ, đau lưng, khó thở vì vậy chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo. Hãy cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ

Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của bạn trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ trở lên tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cùng ít đi.

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén.

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết.

Thay bánh ngọt bằng các loại hạt sấy khô

Từ tháng thứ 4 thai kỳ, bạn luôn luôn có cảm giác đói trong ngày và muốn có một cái gì đó để nhấm nháp cho đỡ buồn miệng. Bạn nghĩ đến đồ ngọt hoặc bánh quy bơ – Hãy bỏ ngay ý nghĩ đó đi nhé!

Thay vào đó, hãy chuẩn bị một ít trái cây sấy khô hoặc các loại hạt, bánh quy giòn không đường để nhâm nhi trong ngày. Nếu bạn ở nhà, hãy thay những thức ăn đó bằng sữa chua hoặc trứng gà đã luộc chín.

Ăn chậm, nhai kỹ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì thế hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế bạn ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

Ăn bữa sáng đầy đủ

Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến bạn muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả bạn và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm bạn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.

Nên ăn đồ luộc, hấp

Các món ăn chiên, xào với quá nhiều dầu mỡ chỉ làm bạn béo phì thêm thôi chứ không cung cấp chất dinh dưỡng nào cho em bé cả. Vì thế, nhớ thường xuyên ăn các món luộc, hấp… vừa giữ được hương vị của thức ăn vừa khiến bạn đỡ béo hơn.

Đừng quên uống đủ nước

Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nếu bạn đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói và mệt.

Đừng ăn cho hai người

Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, bạn là người biết rõ nhất ăn như thế nào là đủ chất cho cả hai mẹ con. Vì vậy, đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng lên không ngờ đấy.

Tập thể dục đều đặn

Nếu bạn đang mệt mỏi hoặc ốm nghén thì rất khó để có thể ngồi dậy tập thể dục nhưng đây lại là hoạt động có lợi cho bà bầu. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân. Ngoài ra thể dục đều đặn còn giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh.

Theo các nghiên cứu, tập thể dục cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này bạn không nên tập những môn thể thao quá khó mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng những môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.

]]>
https://meyeucon.org/23561/len-can-qua-nhanh-khi-bau-bi-thi-ham-lai-bang-cach-nao/feed/ 0
Mức tăng cân hợp lý theo chỉ số cân nặng cơ thể https://meyeucon.org/21095/muc-tang-can-hop-ly-theo-chi-so-can-nang-co-the/ Wed, 01 Feb 2012 06:04:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=21095 Mức tăng cân phù hợp cho cả thai kỳ nằm trong khoảng từ 10kg đến 15kg. Tuy vậy, mức tăng cân này có hợp lý hay không còn tùy thuộc vào chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) từ trước khi mang bầu.

Tăng cân hợp lý theo BMI

BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²).

– Nhẹ cân: BMI dưới 19,8; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.

– Cân nặng bình thường: BMI từ 19,8 đến 26; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg.

– Thừa cân: BMI từ 26 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg.

– Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg.

Người mẹ mang song thai nên tăng 15-20kg trong suốt thai kỳ.

Ước lượng tăng cân của người mẹ

Cơ thể thai phụ tăng 50% thể tích máu khi mang bầu, tương đương khối lượng máu tăng thêm là 900g. Ngoài ra, cân nặng của thai phụ còn có sự góp mặt của các yếu tố sau:

– Khối lượng thai: khoảng 3kg.

– Nhau thai: khoảng 450g.

– Dạ con: 900g.

– Nước ối: 900g.

– Ngực: 400g.

– Mô mỡ: 2,3kg.

– Khối lượng chất lỏng tăng thêm khác: 2,7kg

Tổng cộng: khoảng 12kg.

]]>
Tăng cân “chuẩn” khi mang thai https://meyeucon.org/16566/tang-can-chuan-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16566/tang-can-chuan-khi-mang-thai/#comments Thu, 07 Apr 2011 17:54:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=16566 Tăng cân đồng nghĩa với việc bé của bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng để phát triển ổn định và khỏe mạnh. Cách tốt nhất để đạt được điều này là bạn cần ăn uống lành mạnh và cân bằng. Không cần phải ăn cho 2 người vì bạn chỉ cần tăng thêm một lượng kalo nhất định so với lúc trước có thai (thêm một lát bánh mỳ, một cốc sữa, nửa cốc nước quả và một quả chuối nhỏ mỗi ngày, chẳng hạn).

Tăng cân đúng chuẩn còn giúp bạn có một thai kỳ thoải mái với ít biến chứng hơn. Thai phụ tăng cân nhiều dễ gặp các vấn đề về đau lưng, táo bón, chuột rút, khó thở, kiệt sức. Thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng như tiểu đường, huyết áp cao và sinh non.

Số cân nên đạt được

Thông thường, một thai phụ tăng khoảng 0,5-2kg trong 3 tháng đầu tiên và xấp xỉ 0,5kg cho từng tuần sau đó, tăng cân nhiều hơn một chút về phía cuối thai kỳ. Lý do của tăng cân nhanh cho 3 tháng đầu chủ yếu là do lượng chất lỏng tăng lên. Nhiều thay đổi quan trọng sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu và điều này là cần thiết để bé của bạn có được đủ chất dinh dưỡng.

Cân nặng khi mang thai còn dựa trên số BMI của bạn lúc trước mang thai. Số BMI được tính toán như sau:

  • Nếu bạn thiếu cân (BMI dưới 18,5), bạn nên tăng 13-18kg trong thai kỳ.
  • Nếu có trọng lượng bình thường (BMI khoảng 18,5-25), bạn nên tăng 11-16kg trong thai kỳ.
  • Nếu thừa cân (BMI khoảng 25-30), nên tăng 7-11kg khi mang thai và béo phì (BMI từ 30 trở lên) thì mục tiêu tăng cân cho thai kỳ là 5-9kg.

Những yếu tố góp phần tăng cân

Không phải tất cả tăng cân khi mang thai đều là chất béo. Các yếu tố góp phần vào tăng cân trong thai kỳ còn bao gồm:

  • Khối lượng máu: 1,4-1,8kg.
  • Ngực: 500-1,4kg.
  • Tử cung: 1kg.
  • Bào thai: 3-3,5kg.
  • Nhau thai: 0,7kg.
  • Nước ối: 1kg.
  • Chất béo: 2,7-3,6kg.
  • Nước được giữ lại: 2kg.

Những con số này dành cho người mang đơn thai, sẽ khác đôi chút nếu mang song thai hay đa thai. Đột ngột tăng hoặc giảm cân quá mức đều là điều không tốt, bạn nên đi khám ngay.

]]>
https://meyeucon.org/16566/tang-can-chuan-khi-mang-thai/feed/ 4
Nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai? https://meyeucon.org/14525/nen-tang-bao-nhieu-can-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/14525/nen-tang-bao-nhieu-can-khi-mang-thai/#comments Thu, 09 Dec 2010 22:36:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=14525 Hỏi: Tôi đang có thai và lên cân so với trước khi mang thai. Nhưng tôi nghe nói có thai tăng cân nhiều không tốt cho thai. Vậy xin hỏi bác sĩ, khi mang thai nên tăng bao nhiêu cân là vừa?

Trả lời: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thai sản Mỹ, phụ nữ có cân nặng vừa phải trước khi mang thai thì nên tăng khoảng 11 – 16kg; người bị thiếu cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 12-18kg; phụ nữ thừa cân trước khi có thai thì nên tăng khoảng 7-11kg; người béo phì thì nên theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng chỉ nên tăng từ 6-9kg; thai sinh đôi thì nên tăng từ 16-20kg.

Trung bình thai phụ cần cung cấp thêm 300 calo mỗi ngày. Các nghiên cứu đã cho thấy: phụ nữ tăng ít cân hơn mức cần thiết sẽ có nguy cơ sinh con thiếu cân. Trẻ sinh ra bị thiếu cân có nguy cơ bị tử vong hay kém phát triển thể chất và trí tuệ. Nếu lên cân quá nhiều thì thai nhi có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay bị bệnh căng giãn tĩnh mạch.

Như vậy khi phụ nữ có thai, lên cân hay xuống cân nhiều quá đều nguy hiểm cho bào thai. Lên cân vừa phải còn giúp thai phụ giảm nguy cơ bệnh trĩ, căng tĩnh mạch, những vết da căng, đau lưng, mệt mỏi, ăn khó tiêu và khó thở. Trong 3 tháng đầu có thai tăng gần 2 – 2,5kg; 6 tháng tiếp cân nặng thường tăng rất nhanh. Thai phụ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng trong một ngày, như sữa chua, pho mát; thịt, cá, trứng, trái cây, rau củ và ngũ cốc.

]]>
https://meyeucon.org/14525/nen-tang-bao-nhieu-can-khi-mang-thai/feed/ 4
Điều chỉnh cân nặng khi bầu bí https://meyeucon.org/13538/dieu-chinh-can-nang-khi-bau-bi/ https://meyeucon.org/13538/dieu-chinh-can-nang-khi-bau-bi/#respond Wed, 03 Nov 2010 09:56:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=13538 Nếu bạn bắt đầu mang thai và lo lắng về cân nặng tăng quá mức của mình thì đã đến lúc bạn cần cân nhắc điều chỉnh cân nặng của mình cho phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và thai nhi.

Có một thực tế là hiện nay, những bà mẹ bị thừa cân trong quá trình mang thai rất đông, do chế độ ăn uống đảm bảo và việc luyện tập ít được duy trì. Bà bầu có thể tính cân nặng của mình theo chỉ số BMI để biết mình có dư cân hay không.

Khi mang thai, bạn nên tăng bao nhiêu cân?

Các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ chỉ nên tăng từ 12 – 15kg trong suốt quá trình mang thai. Nếu bạn tăng quá số cân này, thì trong những tháng cuối nên điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày cho hợp lý để hạn chế cân tăng quá nhiều. Ngoài ra, bà bầu cũng nên để ý đến cân nặng của em bé để xem mức tăng cân của bé có tỉ lệ với mẹ hay không.

Nếu những phụ nữ bình thường được khuyến nghị tăng không quá 15kg thì những phụ nữ béo phì khi mang thai chỉ nên tăng khoảng 10 – 12kg là tối đa.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2010, cho thấy rằng những phụ nữ tăng cân quá mức quy định có nguy cơ nhiễm bệnh tiểu đường cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường. Chính vì vậy, việc quản lý cân nặng của bà bầu trong suốt quá trình mang thai là ưu tiên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Bị giảm cân khi mang thai?

Mang thai không phải là lúc bạn nghĩ đến việc thực hiện chế độ giảm cân, tuy nhiên có nhiều người ăn uống đầy đủ vẫn bị hao hụt cân nặng vì nhiều nguyên nhân. Hầu hết những người mang thai trong ba tháng đầu tăng cân rất ít, thậm chí bị giảm cân do những cơn ốm nghén, cơ thể thay đổi nên khó khăn trong việc ăn uống.

Bà bầu cũng nên để ý, hạn chế ăn các loại thức ăn có thể gây hại cho bạn và sự phát triển của thai nhi nhưng tăng cường bổ sung các thức ăn bổ dưỡng khác như thịt, trứng, sữa…

Trong giai đoạn ba tháng đầu tiên, chứng ốm nghén khiến hầu hết các bà bầu bị giảm cân, các cơn buồn nôn làm giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, bà bầu không cần quá lo lắng bởi ngay cả khi trọng lượng của mẹ bị giảm đi thì bé vẫn có đủ lượng calo cần thiết để phát triển trong giai đoạn đầu.

Những phụ nữ bị thừa cân trước khi mang thai có trữ thêm lượng calo trong chất béo, do đó, khi em bé phát triển, họ sẽ có cảm giác mất một chút trọng lượng. Nhưng mọi việc sẽ không ổn khi bà bầu mất trọng lượng cả trong những tháng sau đó, khi mà em bé cần rất nhiều năng lượng để phát triển trong bụng mẹ.

Làm thế nào để tăng cân hợp lý?

Luyện tập thể dục thường xuyên và ăn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tăng cân hợp lý và thậm chí còn tạo ảnh hưởng tốt lên thai nhi, làm giảm nguy cơ của các vấn đề thường gặp khi mang thai như tiểu đường, tiền sản giật… Ăn uống hợp lý cũng giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn trong suốt quá trình mang thai.

Bạn có thể dành thời gian tìm hiểu về các chế độ ăn hợp lý, lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống tốt trong thai kỳ và làm theo các nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai.

Ghi lại chế độ ăn hàng ngày để bạn biết rõ mình có tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết hay không, uống càng nhiều nước càng tốt. Nhật ký ăn uống cũng giúp bạn theo dõi được tâm trạng thay đổi của mình, mức độ đói trong ngày để bạn có thể đưa ra những thay thế cho phù hợp.

Nếu bạn là người mới tập thể dục, hãy tập với các bài tập nhẹ nhàng cho người mới bắt đầu. Bạn có thể tập bơi lội, đi bộ, các động tác thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng…

]]>
https://meyeucon.org/13538/dieu-chinh-can-nang-khi-bau-bi/feed/ 0
Tăng cân nhiều trong thai kỳ không tốt cho thai nhi https://meyeucon.org/11732/tang-can-nhieu-trong-thai-ky-khong-tot-cho-thai-nhi/ https://meyeucon.org/11732/tang-can-nhieu-trong-thai-ky-khong-tot-cho-thai-nhi/#respond Thu, 26 Aug 2010 11:43:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=11732 Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai của phụ nữ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Các tác giả cho biết, những em bé có trọng lượng nặng hơn khi sinh ra thì càng có khả năng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chứng béo phì khi trưởng thành. TS. David Ludwig và TS. Janet Currie cho biết: “Bởi vì trọng lượng khi sinh cao dự đoán được trọng lượng cơ thể khi trưởng thành của trẻ, những phát hiện này cho thấy tăng cân quá mức trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì ở con cái sau này. Trọng lượng khi sinh quá cao cũng có thể làm tăng nguy cơ các bệnh khác như bệnh suyễn, dị ứng (atopy) và ung thư”.

Vì thế, cần phải có các chiến lược vì sức khỏe của toàn dân để giúp mọi người có một trọng lượng khỏe mạnh và ngăn chặn sự tăng cân quá mức”.

]]>
https://meyeucon.org/11732/tang-can-nhieu-trong-thai-ky-khong-tot-cho-thai-nhi/feed/ 0
Mức tăng cân chuẩn ở phụ nữ có thai https://meyeucon.org/2687/muc-tang-can-chuan-o-phu-nu-co-thai/ https://meyeucon.org/2687/muc-tang-can-chuan-o-phu-nu-co-thai/#comments Thu, 22 Apr 2010 11:19:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=2687 Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Nếu tăng dưới 3 kg trong quý giữa của thai kỳ thì nghĩa là bạn cần bồi dưỡng thêm.

Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…

]]>
https://meyeucon.org/2687/muc-tang-can-chuan-o-phu-nu-co-thai/feed/ 2