Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Có phải vì trường mầm non tư thục ngày càng dễ thành lập nên bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng? https://meyeucon.org/31663/co-phai-vi-truong-mam-non-tu-thuc-ngay-cang-de-thanh-lap-nen-bao-hanh-tre-em-ngay-cang-gia-tang/ https://meyeucon.org/31663/co-phai-vi-truong-mam-non-tu-thuc-ngay-cang-de-thanh-lap-nen-bao-hanh-tre-em-ngay-cang-gia-tang/#respond Thu, 19 Dec 2013 05:00:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=31663 Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đề nghị phải xử lý nghiêm minh những đối tượng ngược đãi, hành hạ, đánh đập trẻ em vừa xảy ra tại cơ sở mầm non tại quận Thủ Đức, TP.HCM.

Để nghe tiếng nói của những người làm công tác bảo vệ trẻ em, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn với bà Ninh Thị Hồng, UVTV Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Sau khi xem hình ảnh về vụ đày đọa trẻ em ở Cơ sơ mầm non Phương Anh (quận Thủ Đức- TpHCM), bà Hồng đã không giấu nổi cảm xúc thương cảm và tỏ thái độ phẫn nộ với những người mang danh bảo mẫu đó.

Hình ảnh bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non tư thục quận Thủ Đức, TP.HCM
Hình ảnh bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non tư thục quận Thủ Đức, TP.HCM

Sự thờ ở của một số cán bộ chính quyền hiện nay, nhiều nơi, xin phép thành lập trường, phong bì phong bao là ký, còn kiểm tra giám sát ra sao thì không chú ý.

Thưa bà, gần đây câu chuyện về nhà giữ trẻ đày đọa, bạo hành trẻ em xuất hiện nhiều trên các phương tiện đại chúng. Là người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em, bà có suy nghĩ gì?

Theo tôi, việc xuất hiện nhiều thông tin về trẻ em bị bạo hành nói chung và trẻ em bị đày đọa ở nhà giữ trẻ, có mấy lý do sau:

Thứ nhất, hiện nay công tác bảo vệ trẻ em được nhiều người quan tâm. Phóng viên đã rất quan tâm. Ngay những người dân cũng quan tâm chú ý đến việc này. Bởi vì, có thể hình ảnh này do người dân ghi và cung cấp cho báo chí nên thông tin này đã đến được với chúng ta nhiều hơn.

Thứ hai, việc quản lý nhà trẻ tư thục của chúng ta đang bất cập và sơ hở. Nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động là lớn nhưng trường công lập thì không đủ để tiếp cận hết các em. Từ đó, nảy sinh ra nhu cầu người gửi nên có những dịch vụ trường mầm non tư thục ra đời. Quan điểm mở rộng giáo dục cho mầm non tư thục thì không có vấn đề nhưng khâu quản lý hiện tại là chưa tốt, dẫn đến điều kiện để mở trường, cơ sở vật chất chỉ là một phần, còn đội ngũ cô nuôi dạy trẻ ở trường mầm non tư thục mới là vấn đề chúng ta làm chưa tốt. Hiện tại, chưa có cuộc khảo sát nào nói lên: Trong những trường mầm non tư thục thì bao nhiêu phần trăm những người đang chăm sóc nuôi dạy trẻ em đã được đào tạo qua những lớp.

Mặt khác, đào tạo giáo viên chỉ là đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ, cách tiếp xúc với trẻ còn việc làm tốt hay không còn phải phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp.Có thể nói, nghề trông trẻ khác với nghề khác chỉ cần thành thục là có thể làm được. Chăm sóc trẻ còn đòi hỏi phải có tình yêu thương, trách nhiệm với con trẻ thì mới làm được. Tôi thấy việc này chúng ta làm chưa tốt. Nếu các nhà báo tìm hiểu sẽ thấy nhiều người trước đây họ làm nghề khác nhưng mà vì thất bại hoặc thu nhập không cao ở những nghề đó nên họ đã kiếm sống bằng nghề giữ trẻ.

Như chúng ta biết, trông giữ trẻ là một nghề rất vất vả. Nếu không có tình yêu thương trẻ thì khó có thể chăm sóc được. Chỉ cần một 2 đứa trẻ khóc đã thấy gay. Nếu một người trông giữ trẻ phải trông giữ 10-15 cháu nếu không yêu trẻ chắc chắn khó đủ kiên nhẫn để chăm sóc trẻ tử tế.

Do đó có thể nói, việc quản lý, đào tạo cô trông giữ trẻ, quản lý đội ngũ cô trông trẻ và các nhà trẻ tư thục chưa tốt. Bởi vậy, có nhiều câu chuyện đau lòng mà chúng ta vừa xem.

Bà Ninh Thị Hồng, UVTV Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam
Bà Ninh Thị Hồng, UVTV Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam

Theo bà, việc đày đọa, ngược đãi trẻ em như vậy sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của trẻ?

Từ kinh nghiệm cuộc sống, là người mẹ, người bà, tôi thấy trẻ em bị đối xử tàn tệ như vậy sẽ vô cùng ảnh hưởng. Việc đầu tiên là ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. Một bữa ăn mà như cực hình, mà đánh đập như thế thì không ăn lại còn tốt hơn. Nếu cháu không ăn cháu chỉ bị suy kiệt về dinh dưỡng nhưng ăn trong tình trạng này thì vô cùng nguy hiểm, có thể bị sặc dẫn đến tình trạng tử vong. Một số trẻ chết trong nhà trẻ, nguyên nhân do sặc cháo vì cháu không nuốt nhưng cứ ép, nhồi thức ăn khiến thức ăn vào phổi.

Thứ 2 là sự khiếp đảm như một cuộc tra tấn. Những hình ảnh như trường mầm non Phương Anh này thì không thể gọi là nạp dinh dưỡng cho trẻ mà là sự tra tấn. Hành động này có thể sẽ dẫn cháu đến khiếp sợ. Tâm lý của cháu sẽ phát triển không bình thường. Trẻ sẽ sợ sệt, tự ti, tổn thương tính cách, hình thành tính hung dữ….

Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đề nghị phải xử lý nghiêm minh những đối tượng ngược đãi, hành hạ, đánh đập trẻ em. Đồng thời, đề nghị ngành giáo dục, đề nghị các ban ngành địa bàn xã phường có nhà giữ trẻ, trường mầm non tư thục phải kiểm tra thường xuyên, quản lý chặt chẽ các điểm trông giữ trẻ, ngăn ngừa phát hiện những tình trạng ngược đãi, hành hạ trẻ em.

Bà Ninh Thị Hồng, UVTV Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam

Giáo dục trẻ chưa đến 3 tuổi phải bằng tình yêu thương. Còn bạo hành như vậy ảnh hưởng rất sâu sắc suốt đời trẻ.

Những hành động bạo hành trẻ em luôn bị xã hội lên án. Vậy theo bà, vì sao chuyện này xuất hiện nhiều thời gian gần đây?

Như tôi đã nói ở trên, có thể do người dân đã có ý thức hơn về việc bảo vệ trẻ em, sẵn sàng lên án, phản ánh những hành động bạo hành trẻ em lên cơ quan thông tin đại chúng.

Một nguyên nhân khác, đó là sự báo động về nạn bạo hành trẻ em. Ngày xưa, cô giáo có thể nghèo, không có cuộc sống như bây giờ nhưng giàu lòng yêu thương trẻ. Ngày xưa, những người trông giữ trẻ có thể là những phụ nữ nông thôn không biết chữ nhưng khi cháu bé khóc luôn sẵn sàng ôm ấp, sẻ chia chăm sóc cháu. Nhưng giờ, đạo đức xuống cấp, những người làm việc này không phải vì tình yêu thương với trẻ mà chỉ nhằm vào trẻ em không biết gì để làm xong nhiệm vụ để được nhiều tiền trên mỗi cháu. Miễn là được nhiều tiền và không cần biết trẻ em sẽ ra sao.

Ngoài ra, công tác tổ chức, quản lý cấp phép trường mầm non tư thục là rất kém. Tôi không biết họ chạy chọt kiểu gì để được cho phép hoạt động. Rồi cấp xong, chắc ai giám sát kiểm tra nên dẫn đến tình trạng này.

Có một nghịch lý đang diễn ra, khi công tác bảo vệ trẻ em đang được các đoàn thể xã hội quan tâm hơn nhưng lại vẫn liên tục xuất hiện câu chuyện đau lòng về trẻ em bị hành hạ đến tử vong, trẻ em bị đày đọa ở nhà giữ trẻ?

Theo cá nhân tôi, công tác chăm sóc trẻ em cũng có nhiều quan tâm, Chính phủ đã có nhiều chương trình hành động quốc gia, chương trình bảo vệ trẻ em. Nhưng mà hiện tượng bạo hành trẻ em vẫn còn. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành là phải ưu tiên trẻ em: Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Nhưng tôi thấy, quan điểm đó chỉ là khẩu hiệu thì chưa đủ. Nó phải tác động đến hành động cụ thể của người dân. Người trông giữ trẻ và người dân phải coi trẻ em giống như con em của họ. Chỉ lên bục nói không thì chưa ăn thua. Nói thì rất hay nhưng làm thì chưa đến nơi. Hay chương trình rất quy mô nhưng trẻ em chẳng được hưởng lợi bao nhiêu. Bệnh thành tích của chúng ta vẫn còn. Công việc bảo vệ trẻ em phải là kiên trì bền bỉ không thể chạy theo phong trào, thành tích được.

Đặc biệt, sự thờ ở của một số cán bộ chính quyền hiện nay, nhiều nơi, xin phép thành lập trường, phong bì phong bao là ký, còn kiểm tra giám sát ra sao thì không chú ý. Nếu việc kiểm tra thường xuyên, đầy đủ thì sẽ phát hiện sớm ngăn chặn những hành vi như thế này.

Mặt khác, cuộc sống mưu sinh của gia đình các em nhỏ khiến họ không thể quan sát để ý đến biểu hiện của con em mình. Họ quên đi trách nhiệm với con mình. Họ cứ gửi con là xong việc. Chính gia đình phải quan sát, chú ý những biểu hiện bất thường của con và phải tìm nguyên nhân. Để xảy ra tình trạng này cũng có phần trách nhiệm của gia đình. Để đến giờ mới phát hiện ra rồi tại sao lại như thế…

Bà có thể chỉ rõ trách nhiệm để xảy ra tình trạng này là của cơ quan, đơn vị nào không?

Rõ ràng trách nhiệm đó là ngành giáo dục và chính quyền sở tại. Ngành giáo dục cho phép các trường mầm non hoạt động, chính quyền sở tại cho phép, quản lý hoạt động của những trường mầm non này. Do thiếu sự quản lý chặt chẽ của những đơn vị này. Không giám sát chặt chẽ giáo viên, bảo mẫu xem có đủ tiêu chuẩn không.

Ở vụ việc cơ sở mầm non Phương Anh thì trách nhiệm trước hết thuộc về Phòng giáo dục và chính quyền sở tại.

Ngoài ra, tôi hoàn toàn đồng tình với việc cơ quan Công an vào cuộc điều tra làm rõ. Tôi cũng đồng tình với Luật sư Trần Văn Hiếu (Đoàn Luật sư Tp HCM) cần phải khởi tố đối tượng này. Hậu quả của hành động bạo hành là rất lớn, sẽ gây tổn thương lâu dài đến trẻ.

Trước tình trạng bạo hành trẻ em trong nhà giữ trẻ, Hội bảo vệ quyền trẻ em sẽ làm gì để tham gia vào việc chấm dứt tình trạng này?

Hội bảo vệ quyền trẻ em có 19.000 hội viên, chúng tôi không ngừng tuyên truyền, tập huấn nhận thức cho hội viên, đồng thời các hội viên cũng là những người tuyên truyền nhận thức về quyền trẻ em ở nơi mình sinh sống, công tác.

Bên cạnh đó, tới đây, Hội sẽ đóng góp ý kiến của mình trong sửa đổi Luật Chăm sóc bảo vệ Trẻ em sẽ trình vào năm 2014 nhằm đề cao hơn nữa vấn đề bảo vệ quyền trẻ em. Chúng tôi cũng mong muốn có nhiều hình thức để người dân phát hiện, phản ánh đến cơ quan chức năng và cơ quan quản lý.

Tuần này, chúng tôi sẽ có văn bản gửi đến Bộ giáo dục và Đào tạo, đề nghị ngành giáo dục cần có văn bản, công điện khẩn hoặc có hình thức nào đó để yêu cầu tất cả các Sở giáo dục đào tạo, các phòng giáo dục đào tạo kiểm tra rà soát, xem xét tất cả các hoạt động của các trường mầm non tư thục. Bởi vì, gần đây có rất nhiều tai tiếng về vi phạm quyền trẻ em trong trường mầm non tư thục, điểm trông giữ trẻ như đánh đập gây ra cái chết cho trẻ và bây giờ là hành hạ, ngược đãi trẻ.

Xin cảm ơn bà!

“Đặc biệt, sự thờ ở của một số cán bộ chính quyền hiện nay, nhiều nơi, xin phép thành lập trường, phong bì phong bao là ký, còn kiểm tra giám sát ra sao thì không chú ý. Nếu việc kiểm tra thường xuyên, đầy đủ thì sẽ phát hiện sớm ngăn chặn những hành vi như thế này.

Mặt khác, cuộc sống mưu sinh của gia đình các em nhỏ khiến họ không thể quan sát để ý đến biểu hiện của con em mình. Họ quên đi trách nhiệm với con mình. Họ cứ gửi con là xong việc. Chính gia đình phải quan sát, chú ý những biểu hiện bất thường của con và phải tìm nguyên nhân. Để xảy ra tình trạng này cũng có phần trách nhiệm của gia đình. Để đến giờ mới phát hiện ra rồi tại sao lại như thế…”

Bà Ninh Thị Hồng, UVTV Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam

]]>
https://meyeucon.org/31663/co-phai-vi-truong-mam-non-tu-thuc-ngay-cang-de-thanh-lap-nen-bao-hanh-tre-em-ngay-cang-gia-tang/feed/ 0
Trẻ bị bạo hành sẽ tổn thương tâm lý, thậm chí ám ảnh cuộc đời https://meyeucon.org/31661/tre-bi-bao-hanh-se-ton-thuong-tam-ly-tham-chi-am-anh-cuoc-doi/ https://meyeucon.org/31661/tre-bi-bao-hanh-se-ton-thuong-tam-ly-tham-chi-am-anh-cuoc-doi/#respond Thu, 19 Dec 2013 04:00:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=31661 Sau khi sự việc hành hạ trẻ em xảy ra tại Trường Mầm non tư thục Phương Anh xảy ra, nhiều ý kiến đã lên tiếng bất bình và phẫn nộ về hành vi vô nhân đạo của các bảo mẫu. Chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Trọng An (Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội) về sự việc này.

Bức xúc và phẫn nộ

Thưa ông, sau khi xem clip bạo hành trẻ em tại Trường Mầm non tư thục Phương Anh (Thủ Đức – TP.HCM), cá nhân ông có suy nghĩ như thế nào?

Tôi rất bức xúc và phẫn nộ tại sao các cô nuôi dạy trẻ lại có thể hành hạ các cháu như vậy. Tôi cho rằng không ai đối xử với súc vật như vậy chứ đừng nói đến những bảo mẫu đang chăm sóc trẻ.

Về phía Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã có những biện pháp gì để xử lý ngay khi có thông tin về sự việc?

Ngay từ khi có thông tin về vụ việc, thậm chí khi chưa xem video clip Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em đã giao cho các phòng ban của Cục, sử dụng điện thoai, làm công văn gửi cho Sở Lao động –Thương binh và Xã hội TP.HCM xác minh sự việc. Sau khi có video clip, chúng tôi khẳng định Sở Lao động – Thương binh và xã hội TP.HCM phải vào cuộc cùng với cơ quan công an giám sát và đưa sự việc ra công luận, xử lý và báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Song song với đó, các Sở, hội cũng có lên tiếng đề nghị có thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đề mọi người biết và lên án hành động này.

Ông Nguyễn Trọng An cho rằng: "Những ảnh hưởng về tâm lý về sau này đối với các em bị hành hạ chưa cân đo đong đếm được"
Ông Nguyễn Trọng An cho rằng: “Những ảnh hưởng về tâm lý về sau này đối với các em bị hành hạ chưa cân đo đong đếm được”

Đã có những bài học nhãn tiền về các vụ việc bạo hành trẻ em bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nhưng tại sao sự việc đau lòng như vậy vẫn xảy ra như clip mới bị phát giác tại Trường Mầm non tư thục Phương Anh, phải chăng công tác quản lý bị buông lỏng?

Nói buông lỏng thì chưa chính xác, chúng ta có thể thấy hầu hết các vụ việc bạo hành trẻ em thường xảy ra ở những vùng nghèo, xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, cội rễ của nguyên nhân là sự nghèo đòi. Một số ông bố bà mẹ với thu nhập thấp không đủ khả năng để đưa con vào học ở những trường có tiếng, trường công, không có đủ tiền để thuê osin nên phải tìm đến các nhóm trông giữ trẻ tư nhân. Vì vậy, giải pháp lâu dài vẫn là cần một giải pháp đồng bộ, có chính sách cụ thể, đảm bảo cơ sở vật chất để những công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp có thể gửi con ở nhưng nơi yên tâm, đảm bảo an toàn về sức khỏe, dinh dưỡng cho bé.

Một vấn đề đặt ra là việc cấp phép các trường mầm non tư thục hiện do UBND xã phường thực hiện, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Hiện nay hoạt động cho các trường mầm non tư thục là do UBND xã, phường cấp phép. Như vậy có nghĩa là trách nhiệm của chính quyền xã, phường như thế nào khi cấp phép hoạt động, trường phải đảm bảo cơ sở vật chất,trang thiết bị, điều kiện nuôi dưỡng, trình độ của người trông trẻ chứ không thể để các cơ sở trông giữ trẻ thuê lao động tự do để làm cô bảo mẫu. Vì vậy, ngành giáo dục cũng cần xem xét lại vấn đề này một cách kỹ càng.

Một vấn đề nữa phải nói đến là tại sao một trường tư thục ở giữa khu dân cư như vậy mà người dân đi qua lại hàng ngày mà không có một thông báo nào với cơ quan chức năng, chính quyền sở tại. Trong vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quan trọng nhất là phát hiện sớm, cảnh báo sớm và ngăn ngừa sớm. Tôi cũng phê phán sự thờ ơ của cộng đồng xung quanh Trường Mầm non tư thục Phương Anh.

Trẻ có thể bị những ảnh hưởng tâm lý lâu dài

Sau mỗi sự việc như bạo hành ở Trường Mầm non tư thục Phương Anh, cả xã hội lại nói đến vấn đề trách nhiệm, vậy theo ông, trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?

Trách nhiệm đó trước hết là của chính quyền địa phương của lãnh đạo xã, phường, quận huyện, tỉnh thành phố nơi để xảy ra sự việc.

Với hành vi đày đọa, hành hạ trẻ em như vậy, các bảo mẫu Trường Mầm non Tư thục Phương Anh sẽ phải đối mặt với hình thức xử lý như thế nào?

Chúng ta đã có video clip là bằng chứng cho việc hành hạ trẻ em của các bảo mẫu. Nếu không có bằng chứng thì rất khó xử lý. Bởi vì quy định của pháp luật hiện chỉ là mức tổn thương từ 11% sẽ xử lý thế này, thế kia mà không có thang phân loại mức độ tổn thương tâm lý. Việc các cô ấn đầu, dí đầu, tát như vậy có thể khó tìm mức độ tổn thương 11% nhưng video clip là bằng chứng rõ ràng nhất. Bộ luật hình sự cũng có điều 110 là hành hạ trẻ em và người khác có thể áp dụng vào trường hợp này. Tội này có thể quy vào điều 104 – cố ý gây thương tích.

Có ý kiến nói nỗi đau rồi cũng sẽ qua đi, trẻ con nhanh quên nhưng liệu những sang chấn tâm lý đó có ảnh hưởng gì về lâu dài, thưa ông?

Theo tôi, việc dí đầu trẻ, hành hạ như vậy sẽ khiến cho trẻ bị tổn thương tâm lý, thậm chí ám ảnh cuộc đời. Tôi chắc chắn các em bé đó đã bị ảnh hưởng về tâm lý, gây nguy cơ về rối nhiễu tâm trí, có những biểu hiện khóc thét, bỏ ăn… ảnh hưởng đến tâm lý sau này là vấn đề chưa cân đo đong đếm được.

]]>
https://meyeucon.org/31661/tre-bi-bao-hanh-se-ton-thuong-tam-ly-tham-chi-am-anh-cuoc-doi/feed/ 0
Hai “bảo mẫu” độc ác sẽ phải chịu mức hình phạt nào? https://meyeucon.org/31658/hai-bao-mau-doc-ac-se-phai-chiu-muc-hinh-phat-nao/ https://meyeucon.org/31658/hai-bao-mau-doc-ac-se-phai-chiu-muc-hinh-phat-nao/#respond Thu, 19 Dec 2013 03:00:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=31658 Hình cảnh các cháu bé bị hai bảo mẫu bạo hành tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh (TP HCM) khiến dư luận phẫn nộ. Hiện những đối tượng này đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “hành hạ người khác”. Tuy nhiên, khung hình phạt của tội danh này tối đa chỉ 3 năm tù giam nên nhiều ý kiến cho rằng, mức phạt trên chưa đủ tính răn đe.

Những ngày qua, một đoạn clip ghi lại hình ảnh 2 bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, trú tại quận Thủ Đức, TP HCM) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ở Kiên Giang) hành hạ các cháu bé đã gây chấn động dư luận. Theo đó, trong quá trình cho các cháu ăn, hai bảo mẫu đã bóp cổ, ấn đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi hay tát bôm bốp vào mặt các cháu nhỏ. Độc ác hơn, Nguyễn Lê Thiên Lý còn dùng tay xốc ngược bé gái lên cao rồi nắm tóc ấn đầu vào trong thùng phuy đựng nước mặc cháu bé giãy giụa, la hét.

Chân dung hai "bảo mẫu" độc ác
Chân dung hai “bảo mẫu” độc ác

Nhận được thông tin, Công an quận Thủ Đức (TP HCM) đã tiến hành triệu tập hai đối tượng này đến trụ sở Cơ quan CSĐT Công an quận để ghi lời khai. Trước những chứng cứ được ghi trong đoạn clip, hai bảo mẫu độc ác này đã phải cúi đầu nhận tội. Chiều 17/12, Công an quận Thủ Đức đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (chủ cơ sở trông giữ trẻ tư nhân Phương Anh, 18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) và Nguyễn Lê Thiên Lý (ở Kiên Giang) để điều tra về tội “hành hạ người khác” theo Điều 110 (BLHS).

Luật sư Dương Kim Sơn khẳng định cơ quan điều tra khởi tố Phương và Lý về tội "hành hạ người khác" là "đúng người, đúng tội"
Luật sư Dương Kim Sơn khẳng định cơ quan điều tra khởi tố Phương và Lý về tội “hành hạ người khác” là “đúng người, đúng tội”

Bày tỏ sự phẫn nộ trước việc bạo hành tại trường mầm non tư thục Phương Anh, luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, việc Cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức khởi tố hai đối tượng Phương và Lý về tội “hành hạ người khác” là đúng người, đúng tội. Những hình ảnh được ghi lại trong đoạn clip cho thấy hành vi bạo hành của hai “bảo mẫu” đối với các cháu bé là rất nghiêm trọng; diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong thời gian dài; gây đau đớn, tổn thương cho nhiều cháu nhỏ. Với hành vi độc ác trên, Phương và Lý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 (Điều 110, BLHS), mức án tối đa dành cho hai “bảo mẫu” sẽ chỉ là 3 năm tù giam.

“Có thể thấy hành vi bạo hành của Phương và Lý là đặc biệt nghiêm trọng, nhẫn tâm, trực tiếp làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của các cháu bé. Tuy nhiên, do pháp luật quy định mức phạt đối đa của tội “hành hạ người khác” chỉ là 3 năm tù giam nên dù dư luận rất bức xúc, xã hội lên án nhưng các cơ quan tố tụng cũng không thể xử nặng hơn được”- luật sư Sơn nói.

Cũng theo luật sư Sơn, nếu gia đình các nạn nhân có đơn yêu cầu CQĐT xử lý hai đối tượng Phương và Lý về tội “cố ý gây thương tích”, khi đó Cơ quan Công an sẽ phải tiến hành đưa các cháu bé đi giám định. Việc xác định tỷ lệ thương tật là căn cứ quan trọng trong việc định tội đối với hai đối tượng này. Do nạn nhân là các trẻ em nên theo quy định tại điểm d (Khoản 1, Điều 104 BLHS) thì dù tỷ lệ thương tật dưới 11% thì Phương và Lý cũng sẽ bị xử lý về tội “cố ý gây thương tích”.

Luật sư Sơn cho biết: “Hiện tại chưa thể xác định được tỷ lệ thương tật của các cháu nên CQĐT khởi tố hai bảo mẫu về tội “hành hạ người khác” là có cơ sở. Trong quá trình điều tra, nếu có căn cứ xử lý các tội danh khác, CQĐT sẽ tiến hành khởi tố bổ sung”.

Để ngăn chặn, hạn chế và chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ em, theo luật sư Sơn, ngoài việc xử lý nghiêm những người vi phạm, các cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, thanh kiểm tra những cơ sở trông nuôi trẻ nhằm phát hiện các cơ sở vi phạm để có biện pháp xử lý.

Điều 110. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

b) Đối với nhiều người.

]]>
https://meyeucon.org/31658/hai-bao-mau-doc-ac-se-phai-chiu-muc-hinh-phat-nao/feed/ 0
Giải mã những hành động hành hạ các em nhỏ tại trường mầm non tư thục Phương Anh https://meyeucon.org/31656/giai-ma-nhung-hanh-dong-hanh-ha-cac-em-nho-tai-truong-mam-non-tu-thuc-phuong-anh/ https://meyeucon.org/31656/giai-ma-nhung-hanh-dong-hanh-ha-cac-em-nho-tai-truong-mam-non-tu-thuc-phuong-anh/#respond Thu, 19 Dec 2013 02:00:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=31656 Từng chia sẻ về “niềm hạnh phúc bên đứa trẻ thơ”, về lòng nhân ái, vậy tại sao 2 bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý lại có thể đối xử với trẻ tàn nhẫn như vậy? Hai bảo mẫu hành hạ trẻ có chia sẻ rằng tôi rất hạnh phúc khi được chăm sóc ở bên những đứa trẻ thơ. Tuy nhiên thực tế họ lại có những kiểu “hành xác” trẻ dã man bằng việc bóp cổ, dúi đầu vào thùng nước, tát bôm bốp vào mặt…

Trên facebook của bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (chủ cơ sở mầm non) từng chia sẻ rằng: “Một ngày nào đó có ai hỏi tôi, nếu cho bạn chọn lại một nghề khác thì bạn sẽ chọn nghề gì. Tôi sẽ không suy nghĩ và đắn đo trước câu hỏi đó vì tôi đã có sẵn lời giải đáp. Nếu có kiếp sau tôi vẫn chọn làm một người bạn, người cô và là người mẹ thứ hai của những đứa trẻ. Tôi chưa bao giờ cảm nhận được niềm hạnh phúc nhất với nghề khi có được những tháng ngày hạnh phúc bên đứa trẻ thơ”.

Trong ngày 20/11, bà Phương tiếp tục chia sẻ: “Ngày 20/11 mình mệt rất nhiều! Chỉ muốn được nằm xuống nhưng sao dư âm của lễ lúc chiều vẫn còn ở trong lòng… làm cho mình không sao ngủ được. Mình yêu mấy đứa nhỏ hồn nhiên vô tư quá! Hát tặng cô một cách say sưa, tự nhiên và đáng yêu biết chừng nào…”

Xem bức ảnh được bảo mẫu Đông Phương đăng tải trên Facebook, phụ huynh nào cũng an tâm về một môi trường giáo dục tốt
Xem bức ảnh được bảo mẫu Đông Phương đăng tải trên Facebook, phụ huynh nào cũng an tâm về một môi trường giáo dục tốt

Thế nhưng trong clip trên mạng gây phẫn nộ vừa qua, tại khu cho trẻ ăn bà Phương kéo bé trai gương mặt kháu khỉnh tát bôm bốp vào mặt, sau đó dùng hai tay bóp cổ cháu bé như muốn ăn tươi nuốt sống. Một lúc sau, chưa hả, bà Phương lại kéo, xô đẩy và khóa chặt hai tay bé trai này đánh đấm túi bụi. Chỉ trong vòng khoảng 1 phút, bà Phương đã nắm tay, giật cổ áo tát 28 cái vào mặt và lưng đứa bé, miệng không ngớt tiếng chửi rủa.

Bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi) cũng chia sẻ trên trang cá nhân của mình ngày 20/11: “Tháng 11 là tháng của nhiều niềm vui. Gần đến tối rồi dù làm việc ở đâu, trong môi trường nào thì lòng tôi cũng dâng lên niềm xúc động khó tả! Nhớ thầy cô, bạn bè và nhớ từng kỉ niệm của thời áo trắng… Quay về với thực tại giờ đây, tôi cũng là một cô giáo mầm non!”.

Đọc chia sẻ ấy của Lý, ai cũng thấy xúc động. Mọi người đều nghĩ rằng Lý chắc phải là một cô giáo mẫu mực mến trẻ, giàu tình thương. Nhưng sự thực không hẳn như vậy, trong clip, khi cho một bé trai ăn, Lý dùng chân kẹp người, bóp đầu, đánh vào mông. Khi bé chưa kịp nuốt, Lý lại vặn cổ, đè đầu. Chưa dừng lại ở đó, Lý còn đút cháo lia lịa vào miệng bé trai. Nếu trẻ ói, Lý sẽ hốt lại thức ăn rồi đút tiếp bắt bé ăn. Mỗi lần bị đánh, thức ăn từ miệng bé lại phun xuống nền đất, nước mắt nước mũi tuôn chảy.

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa sau khi xem xong clip khá phẫn nộ. Ông nói rằng, việc người lớn hành hạ trẻ em như vậy không khác gì loài “cầm thú”. Hành động này không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với những người đã từng làm cha, mẹ.

Nhiều người thường có những lời nói không thật để che đậy tâm lý xấu xa của bản thân trên trang cá nhân. Trong trường hợp này, cũng có thể hiểu là đó chỉ là những lời nói dối trá, mùi mẫn của bảo mẫu để “câu khách”, quảng cáo cho cơ sở của họ. Nếu bảo mẫu có suy nghĩ thật như vậy thì sẽ không bao giờ có hành động “hành hạ” các em nhỏ đến thế.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp “bảo mẫu” buồn vì chuyện gia đình, người yêu bỏ rồi trút giận xuống đầu con trẻ. Khi đó, họ không nghĩ đến chuyện nâng niu trẻ mà nghĩ đến kiểu “hành xác” trẻ bắt các em phải ăn nhanh nếu không sẽ bóp cổ, dúi đầu… như clip ghi lại.

“Những con người có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, rất ít khi họ hành xử hoặc đối xử thô bạo với trẻ em, chỉ có thể là do họ bức bối trong cuộc sống nên mới làm như vậy. Tôi thấy 100 trường hợp đánh trẻ thì chỉ có từ 1 đến 2 trường hợp bị bệnh tâm thần còn lại đều do sự tức giận của bản thân họ vì một chuyện nào đó”, ông Hòa chia sẻ.

Theo ông Hòa, khi trẻ ở trường, bố mẹ các em không thể theo dõi sát sao hành vi cô giáo đối với con em mình. Do đó, ở các trường mầm non, nơi trông giữ trẻ cần có camera theo dõi hoạt động hằng ngày của trẻ. Thiết bị này sẽ có tác dụng nhắc nhở các bảo mẫu là mọi hành vi của bản thân đều được camera theo dõi. Như vậy, họ sẽ không dám “hành xác” trẻ vì sợ bị phát hiện.

Chiều ngày 17/12, công an quận Thủ Đức đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, nhân viên cấp dưỡng, đang thử việc tại trường mầm non tư thục Phương Anh) và Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, ngụ phường 9, quận 8, TP.HCM, chủ trường mầm non) về hành vi hành hạ người khác.

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, khi trẻ bị người lớn “hành hạ”, trước mắt các em sẽ bị tổn thương về mặt thể xác. Sau nữa các em bị tổn thương về tâm hồn, với các biểu hiện sợ sệt, thậm chí ngớ ngẩn. Giai đoạn đầu các em thường rơi vào trạng thái hoảng loạn. Một số em dễ bị mắc bệnh về tâm lý, tổn hại về trí nhớ, giác quan. Đặc biệt, những em bị hành hạ nhiều trí tuệ phát triển không bình thường, học hành dốt nát bởi trong đầu các em luôn nghĩ tới sự khiếp sợ, căm ghét người lớn.

Đối với phụ huynh, họ bị ám ảnh, lo lắng về hệ thống các trường mầm non hiện nay. Cũng chính vì vậy, nhiều người có con ở độ tuổi đến trường, họ không gửi con đến các trường tư mà chuyển con sang học ở các trường có yếu tố nước ngoài. Bởi họ nghĩ ở môi trường đó con họ sẽ an toàn, được chăm sóc, học tập tốt.

]]>
https://meyeucon.org/31656/giai-ma-nhung-hanh-dong-hanh-ha-cac-em-nho-tai-truong-mam-non-tu-thuc-phuong-anh/feed/ 0
Con bị tổn thương 10 năm vì cái tát của bố https://meyeucon.org/18223/con-bi-ton-thuong-10-nam-vi-cai-tat-cua-bo/ https://meyeucon.org/18223/con-bi-ton-thuong-10-nam-vi-cai-tat-cua-bo/#respond Wed, 03 Aug 2011 02:18:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=18223 Là cha, nhưng đã mười năm nay, tôi không biết rằng con trai mình đang bị tổn thương. Cho dù đó là lần duy nhất tôi đã tát con nhưng nó vẫn làm tôi cảm thấy vô cùng ân hận.

Có lẽ vì đang bị tổn thương nên trẻ không muốn gần gũi cha

Sinh nhật lần thứ 15 của con trai tôi. Lần này vợ chồng tôi quyết định làm rôm rả hơn vì cháu vừa đỗ vào lớp 10 của một trường chuyên danh giá tại Hà Nội. Lân la lại gần hỏi xem con trai thích quà gì, tôi nhận được câu trả lời:

– Con cũng chẳng biết con thích gì. Tùy bố thôi ạ.
– Con không thích gì thật à? Điện thoại di động nhé? Hay là kim từ điển?
– Có cũng được mà không có cũng chẳng sao ạ. Con vẫn học Tiếng Anh tốt như thường.

Thấy con không mặn mà gì với quà tặng, tôi tỏ ra gần gũi:

– Hay con kể cho bố nghe một kỉ niệm mà con nhớ nhất về bố và bố cũng sẽ kể cho con nghe một kỉ niệm bố nhớ nhất về con nhé.

Im lặng một lúc con trai tôi rụt rè:

– Con có được nói thật không bố?

– Đương nhiên rồi, bố con ta phải thật lòng chứ.

– Thế thì con nói… Con nhớ nhất là lần bố tát con một cái thật đau. Năm ngón tay bố hằn lên má con cả mấy ngày sau đó.

Tôi ngớ người ra. Tôi nhớ chỉ đánh con một lần duy nhất lúc cháu lên 5 tuổi. Cháu nghịch và đánh vỡ bình nước nóng, may mà không bị bỏng. Lúc đó phần vì tôi đang bực chuyện mấy cậu nhân viên tắc trách, phần vì muốn con nhớ lần sau không nghịch dại.

Đòn đau nhớ lâu, nó đã hằn in trong kí ức tuổi thơ của con trai tôi. Có lẽ vì vậy mà 10 năm qua cháu gần mẹ hơn, rất ít khi gần bố. Đôi khi tôi cứ nghĩ trẻ con nó thế, bé thì quấn mẹ, lớn lên rồi sẽ gần bố hơn, như hai người đàn ông với nhau.

Thi thoảng thấy cu cậu đang vui vẻ với mẹ, bố lại gầcn hỏi han chuyện trường lớp, cháu trả lời bố đầy đủ như là báo cáo, rồi kiếm cớ đi chỗ khác.

Vợ chồng tôi, người tiến sĩ, người thạc sĩ lại tu nghiệp nước ngoài về, nên cứ nghĩ mình cư xử đúng đạo với con, ai ngờ tôi đã làm tổn thương cháu lớn đến vậy.

Tôi ôm vai con, thành thật tự đáy lòng:

– Bố xin lỗi con. Bố cũng có lúc sai. Rất may là con kịp thời nhắc nhở bố. Sau lần đánh con ấy, bố cũng ân hận là mình đã quá tay nhưng công việc, chuyện này chuyện kia cứ cuốn bố đi. Nhẽ ra bố phải xin lỗi con ngay từ lúc ấy.

Con trai không nhìn tôi mà ngó xuống mấy ngón chân đang di di trên nền nhà:

– Không sao đâu bố ạ. Đấy là… tại bố bảo con… nói thật!

– Con nói thật là đúng và bố phải cảm ơn vì điều đó. Người lớn cũng có lỗi chứ. Thôi từ nay bố con mình hòa giải nhé?

Tôi nói và chìa tay phải ra. Con trai đấm vào lòng bàn tay tôi giống y như hành động cháu hay làm với anh trai của mình.

Câu chuyện của con trai tôi khiến tôi trăn trở. Thật may là cháu đã nói ra nếu không không biết nó còn bị tổn thương đến bao giờ? Tôi nhớ lại ngày tôi còn nhỏ. Cha mẹ tôi có những 6 người con, gia đình lại khó khăn nhưng bố tôi có cách dạy con rất riêng, chẳng bao giờ chúng tôi bị bố đánh mà vẫn rất ngoan ngoãn và nề nếp.

Tôi là con cả, bố có lần đã nhắc nhở tôi: “Con là anh cả, phải ngoan ngoãn để làm gương cho các em”. Nhưng vốn hiếu động, và nghịch ngợm, tôi chẳng để tâm đến lời bố nói.

Quê tôi có con sông rộng và một cái cầu bắc qua. Cứ chiều chiều tôi rủ mấy đứa bạn đứng từ trên cầu nhảy xuống, thi nhau bơi vào bờ. Nhiều người khi thấy chúng tôi đã cảnh báo về sự nguy hiểm vô cùng của trò chơi nhưng tôi bỏ ngoài tai.

Một lần, thằng bạn của tôi suýt chết đuối. Biết chuyện bố gọi tôi về bắt quỳ xuống nghe giảng giải về sự nguy hiểm của trò nghịch dại. Sau đó bố hỏi: “Tội này đáng mấy roi?”. Tôi lí nhí: “Đáng 5 roi…”. Bố quát: “5 roi quá ít. Tội suýt gây chết người đáng 10 roi. Đứng dậy ra bụi tre chặt roi về đây”.

Dĩ nhiên là tôi sợ đòn đau nên cố chặt cái roi thật bé. Nhưng khi về bố tôi bẻ đi, nói là roi bé và bắt chặt roi khác to hơn. Đến lần thứ 3 bố tôi bảo: “Con đã thấy thấm thía sai lầm của mình chưa? Nếu thấm rồi thì 10 roi hôm nay bố cho nợ. Nếu còn tái diễn bố sẽ đánh gấp đôi”.

Đương nhiên là tôi thấm thía. Tôi đã thật sai lầm khi không học được cách dạy con của bố. Tôi đã sai lầm dù chỉ một lần nhưng đã làm tổn thương con trai tôi đến tận 10 năm.

]]>
https://meyeucon.org/18223/con-bi-ton-thuong-10-nam-vi-cai-tat-cua-bo/feed/ 0
Phải trợ giúp kịp thời trẻ bị bạo lực, xâm hại tình dục https://meyeucon.org/16347/phai-tro-giup-kip-thoi-tre-bi-bao-luc-xam-hai-tinh-duc/ https://meyeucon.org/16347/phai-tro-giup-kip-thoi-tre-bi-bao-luc-xam-hai-tinh-duc/#respond Sun, 03 Apr 2011 13:30:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=16347 Bộ Lao động Thương binh và xã hội (LĐTBXH) đang tranh thủ ý kiến của người dân để hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

Bảo mật thông tin liên quan đến trẻ bị xâm hại

Theo Bộ LĐTBXH, trẻ em bị bạo lực là nạn nhân của một trong các hành vi sau đây: Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em; Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội.

Ngoài ra, việc cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm cũng là hành vi bạo lực đối với trẻ em.

Tương tự, trẻ bị xâm hại tình dục là nạn nhân của một trong các hành vi như: dâm ô đối với trẻ em; giao cấu với trẻ em; cưỡng dâm trẻ em; hiếp dâm trẻ em.

Việc can thiệp và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục được Bộ LĐTBXH quy định thành 3 nguyên tắc cụ thể. Thứ nhất, can thiệp, trợ giúp kịp thời bằng các biện pháp phù hợp, theo quy định của pháp luật; ưu tiên bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị xâm hại.

Thứ hai, đảm bảo tính bảo mật về thông tin liên quan đến trẻ bị xâm hại tình dục. Thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.

Phải biết đánh giá nguy cơ đối với trẻ

Mọi công dân có trách nhiệm phát hiện, báo tin về các vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Khi tiếp nhận thông tin về trường các hợp trên, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin về từng trường hợp, đồng thời phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, với gia đình, trường học, hàng xóm của gia đình trẻ em để kiểm tra tính xác thực của thông tin; bổ sung các thông tin liên quan đến vụ việc bằng cách đến trực tiếp địa bàn hoặc qua điện thoại.

Bên cạnh đó, các cán bộ có trách nhiệm phải thực hiện đánh giá sơ bộ nguy cơ làm cơ sở đưa ra nhận định về mức độ nguy hiểm hiện tại đối với trẻ để qua đó phối hợp với các ban ngành và cá nhân liên quan thực hiện kế hoạch an toàn cho trẻ.

Cũng theo Dự thảo Thông tư, nội dung thu thập thông tin, xác minh và đánh giá cụ thể nguy cơ bao gồm: Thu thập thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ (tình trạng trẻ trong quá khứ và hiện tại; mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình; mối quan hệ của trẻ với đối tượng xâm hại; mối quan hệ của trẻ với môi trường chăm sóc trẻ…).

Trên cơ sở các thông tin liên quan, thực hiện đánh giá nguy cơ đối với trẻ nhằm xác định các nguy cơ dẫn đến trẻ có thể tiếp tục bị bạo lực, bị xâm hại tình dục và tổn thương trong thời gian tới, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ phù hợp, hiệu quả; thu thập bằng chứng cho việc tố giác tội phạm, làm cơ sở để các cơ quan có chức năng xử lý các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực.

Can thiệp, trợ giúp trẻ em trong tình trạng khẩn cấp

Trường hợp trẻ em trong tình trạng khẩn cấp, phải lập tức tiến hành các hoạt động can thiệp, trợ giúp sau: Phối hợp với các cơ quan công an, y tế, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của trẻ; kịp thời hướng dẫn thăm khám, giám định mức độ tổn hại thân thể, tinh thần của trẻ; Tách trẻ khỏi môi trường nguy hiểm nếu trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục tại môi trường gia đình và khả năng trẻ bị xâm hại có nguy cơ tái diễn.

Sau khi tiến hành các bước trên, các cơ quan chức năng phải tìm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hoặc đưa trẻ vào Cơ sở bảo trợ xã hội hoặc Cơ sở trợ giúp trẻ em. Đồng thời hỗ trợ vật chất, đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật; vận dụng chi hỗ trợ cho trẻ từ Quỹ bảo trợ trẻ em tại địa phương, chi hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục theo Thông tư số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 06/10/2008.

Để giúp trẻ tự tin và ổn định tâm lý, cần cung cấp kỹ năng sống cho trẻ và các kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho cha mẹ hoặc gia đình trẻ; dạy văn hóa, dạy nghề cho trẻ. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động can thiệp, trợ giúp cụ thể khác nhằm giúp trẻ ổn định tinh thần, sức khoẻ, dần phục hồi và hoà nhập với gia đình, cộng đồng…

]]>
https://meyeucon.org/16347/phai-tro-giup-kip-thoi-tre-bi-bao-luc-xam-hai-tinh-duc/feed/ 0
Báo động nạn bạo hành trẻ em gây thương tích https://meyeucon.org/15142/bao-dong-nan-bao-hanh-tre-em-gay-thuong-tich/ https://meyeucon.org/15142/bao-dong-nan-bao-hanh-tre-em-gay-thuong-tich/#respond Sat, 25 Dec 2010 15:46:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=15142 Ngoài vụ án vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức (ở Cà Mau) hành hạ cháu Hào Anh, đã được đưa ra xét xử thì thời gian gần đây, ở ĐBSCL liên tục xảy ra nhiều vụ gây thương tích cho trẻ em mà đối tượng gây ra không ai khác chính là những người ruột thịt trong gia đình. Điều đáng nói, hầu hết những vụ gây thương tích cho trẻ em xảy ra một thời gian người dân mới phát hiện.
Giữa tháng 12/2010, người dân lại một lần nữa phải chứng kiến và nghe câu chuyện đau lòng về việc hành hạ, gây thương tích cho trẻ em. Ngày 15/12, lần thứ 2, cháu Nguyễn Minh Khải (9 tuổi, là học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Trung Hưng 3, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước) phải nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau để điều trị thương tích về mắt.

Bác sỹ Huỳnh Trung Lâm, Trưởng Khoa mắt, cho biết: “Đây là lần thứ 2 cháu Khải nhập viện. Lần trước, cháu nhập viện trong tình trạng mắt chỉ đến 0,5 mét, đồng tử hơi giãn. Chẩn đoán cháu bị chấn thương đụng giập nhãn cầu. Nhưng ở lần nhập viện này, cháu có dấu hiệu tinh thần hốt hoảng và nhìn song thị (nhìn 1 vật ra 2 vật)”.

Cũng theo bác sĩ Lâm, tình trạng chấn thương của cháu Khải không phải nhẹ, nếu không điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả khó lường. Hoàn cảnh cháu Khải rất đáng thương, cha mẹ chia tay nên cháu về ở với ngoại. Do ông bà bị bệnh nên phải gửi cháu cho vợ chồng bác ruột là Nguyễn Văn Cơ (32 tuổi) và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (31 tuổi) khi Khải mới 7 tuổi. Từ khi về ở với bác ruột, Khải bị đối xử thậm tệ, với những trận đòn thừa sống thiếu chết.

Cháu Khải kể, ngày 9/11, sau khi đi sang nhà thăm ngoại trở về, cháu bị vợ chồng người bác ruột chửi bới và hăm dọa sẽ đánh chết. Do sợ quá cháu chui xuống mé sông có đám dừa nước để trốn, nhưng bị phát hiện và bác gái đánh. Theo lời cháu Khải, vợ chồng hai bác đã dùng cây mắm đánh vào người vào đầu, mặc cho cháu quỳ sụp van xin. Không những vậy, bác trai còn túm tóc đập đầu xuống ván khiến máu chảy nhiều. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thương tích về mắt của cháu Khải. Hiện Công an huyện Cái Nước đang điều tra làm rõ vụ việc.

Cũng trong thời gian giữa tháng 12/2010, Bệnh viện Quân y 121 (QK 9) tiếp nhận và điều trị cho cháu Đặng Thanh Chiến (học sinh lớp 7) ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, do bị chấn thương đầu (chẩn đoán em bị dập não trái, tình trạng rất nặng). Nguyên nhân chấn thương là do cha ruột cháu Chiến, ông Đặng Thanh Dẫu đánh đập lúc có rượu.

Theo lời kể của em Chiến và gia đình, tối 7/12, ông Dẫu đi nhậu về còn bắt vịt làm thịt. Ông Dẫu sai Chiến nhổ lông vịt nhưng em bận rửa chén nên nhờ em gái làm thay. Biết chuyện, ông Dẫu dùng nắm tay đánh mạnh vào đầu con trai làm em ngã xuống giường choáng váng mặt mày, gia đình phải đưa đi cấp cứu. Ông Dẫu là người từng bị địa phương giáo dục răn đe vì có những hành vi bạo lực gia đình. Trước vụ việc trên, Công an huyện Châu Thành A đã vào cuộc để làm rõ và xử lý vụ việc trước pháp luật.

Các đoàn thể đến thăm cháu Khải khi còn ở bệnh viện.

Tháng 9/2010, dư luận ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, vô cùng bức xúc trước việc một bé gái mới 9 tháng tuổi bị hành hạ thô bạo bởi chính người thân ruột thịt của cháu mà nguyên nhân là do mê tín dị đoan (?!). Cháu bé bị hành hạ là Nguyễn Thị Như Ý (9 tháng tuổi), con ruột của Nguyễn Thị Xuân Lan. Lan từng lấy chồng nước ngoài, nhưng sau đó bỏ về quê hương.

Trong thời gian về quê, Lan cặp bồ và sống chung với Lê Thành Tám (33 tuổi, đã có gia đình, ngụ xã Long Hậu, huyện Lai Vung) như vợ chồng. Do cháu bé “ngoại lai” làm “chướng mắt” tình cảm của Tám và Lan nên cả hai đã dựng lên nhiều câu chuyện mê tín dị đoan để có cơ hội hành hạ cháu bé. Không những vậy, việc hành hạ cháu Ý, Tám còn dùng ĐTDĐ để ghi lại những hình ảnh khóc la vì đau đớn của cháu.

Theo Thượng tá Lê Văn Bôn, Phó trưởng Công an huyện Lai Vung, cho biết, Tám tung nhiều tin đồn mê tín dị đoan rằng “cháu bé chỉ sống không quá 13 tháng tuổi”. Cháu Ý bị hành hạ lâu ngày nên trên cơ thể có rất nhiều vết bầm tím và ba vết thương khá nghiêm trọng ở đùi và chân (đã lở loét). Rất may, người dân chung quanh đã phát hiện vụ việc, báo Công an địa phương đến giải cứu và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp. Hiện các cơ quan chức năng ở Đồng Tháp đang khẩn trương hoàn tất thủ tục để xử lý các đối tượng liên quan trước pháp luật.

Ngày 9/3, TAND huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) mở phiên tòa lưu động tại xã Trung Hiếu, để xét xử vụ Phạm Hồng Đắc (30 tuổi) về tội “Cố ý gây thương tích”. Bị hại của Đắc không ai khác chính là bé Lâm Thị Mỹ Huyền (học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Trung Hiếu B, xã Trung Hiếu), gọi Đắc bằng cậu ruột. Hoàn cảnh cháu Huyền rất thương tâm, cha mẹ ly dị, cháu phải ở với bà ngoại và cậu.

Ngày 22/10/2009, cháu Huyền đã lấy trộm 550.000 đồng của bà ngoại để cho một bạn học cùng lớp mượn 50.000 đồng mua giày, số tiền còn lại cháu mua bốn đôi dép tặng bạn và ăn quà bánh. Trưa 26/10/2009, Phạm Hồng Đắc đi đám cưới về, biết chuyện, đã lấy dao chặt đứt 3 ngón tay trên bàn tay trái của Huyền để… trừng trị tội “ăn trộm”.

Trước hàng loạt vụ hành hạ, gây thương tích cho trẻ em, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, tránh những vụ việc đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, tăng cường phát động quần chúng tố giác các hành vi ngược đãi trẻ em, nhất là vùng nông thôn

]]>
https://meyeucon.org/15142/bao-dong-nan-bao-hanh-tre-em-gay-thuong-tich/feed/ 0
Bạo hành trẻ em – Cội nguồn của mọi hiểm họa https://meyeucon.org/14848/bao-hanh-tre-em-coi-nguon-cua-moi-hiem-hoa/ https://meyeucon.org/14848/bao-hanh-tre-em-coi-nguon-cua-moi-hiem-hoa/#respond Sat, 18 Dec 2010 14:54:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=14848 Đánh chữ “bạo hành trẻ em” trên Google, trong vòng 0,28 giây cho ra 1.250.000 thông tin truy cập chứng tỏ “bạo hành trẻ em” không còn là chuyện hiếm nữa mà quả thực đã trở thành một vấn nạn đáng báo động. Theo số liệu thống kê mới đây từ Cục Bảo vệ – Chăm sóc trẻ em, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp 3 lần, tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần so với 10 năm về trước. Điều đáng nói là hầu hết các vụ việc khi phát hiện ra thì trẻ em thường phải trải qua một thời gian khá dài bị hành hạ tàn nhẫn.

Theo cơ quan nói trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như nhận thức về bảo vệ trẻ em của người dân chưa đầy đủ, việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho các em còn hạn chế trong khi môi trường xã hội ngày càng phức tạp, thiếu hệ thống bảo vệ trẻ em… Ở góc nhìn khác, một chuyên gia của UNICEF cho rằng một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bạo hành trẻ em ngày càng trầm trọng do Việt Nam còn thiếu những quy định pháp lý cụ thể. Chúng ta đều biết, quyền được sống và quyền được phát triển là 2 trong 4 nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong Công ước về Quyền trẻ em – bộ luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản (Việt Nam phê chuẩn năm 1990). Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng. Điều 110 Bộ luật Hình sự của nước CHXHCNVN cũng quy định rõ về tội hành hạ người khác. Ngoài ra, còn có Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định 114/2006/NĐ-CP về xử phạt các vi phạm hành chính về trẻ em… Điều đáng nói là luật pháp về quyền trẻ em ở Việt Nam không phải là chưa có, nhưng vấn đề là trẻ em Việt Nam nói chung và ngay cả những trẻ em đủ tuổi đến trường, học ở các bậc tiểu học trở lên, có bao nhiêu em biết được các quyền của mình. Tương tự, có bao nhiêu người lớn trong xã hội thực sự hiểu biết và thượng tôn pháp luật về quyền trẻ em? Nhưng ít nhất việc luật hóa các quy định về việc sử dụng bạo lực với trẻ sẽ giúp nâng cao ý thức của người dân. Nếu chỉ xử lý vụ việc theo kiểu bắt cóc bỏ đĩa, chữa triệu chứng mà không giải quyết từ gốc thì chắc chắn chúng ta sẽ lại chứng kiến những vụ bạo hành trẻ em dã man khác.Việc một thế hệ được dạy bằng roi sẽ lại tiếp tục áp đặt tư duy này lên các thế hệ tương lai là điều có thể lường trước. Theo Tiến sĩ Elizabeth Thompson Gershoff, trẻ em bị bạo hành khi lớn rất có khả năng lại trở thành người “bạo hành trẻ em”.

Tuy nhiên, các nhà giáo dục thì cho rằng, khi nhân nghĩa, đạo đức không thể cảm hoá được cái ác thì mới phải dùng đến công cụ của pháp luật. Càng phải dùng đến pháp luật để can thiệp thì càng cho thấy đạo đức xã hội đã lâm vào bế tắc, khủng hoảng. Một nền giáo dục mất cân bằng giữa việc truyền dạy tri thức và kỹ năng sống, cụ thể là những kỹ năng để xây dựng đời sống hạnh phúc gia đình như tình yêu thương con người, sự tôn trọng phẩm giá và bảo vệ môi trường sống… sẽ đưa đến những ứng xử bất ổn. Bạo hành trẻ em xảy ra phản ánh rõ các trạng thái tâm lý của những người đã liên tục rơi vào những tình huống quá tải, thể hiện sự bất lực của họ trong việc quản lý, điều tiết cảm xúc cho một tình huống. Cuộc đời sẽ nhân ái hơn khi người biết dễ dàng tha thứ cho nhau, còn như lúc nào cũng phải dùng đến pháp luật để ứng xử thì cuộc sống đã bế tắc và đi vào ngõ cụt.

Nhưng đáng sợ nhất vẫn là ngày càng đang phổ biến nhiều hiện tượng chưa phân định rõ tốt, xấu, thậm chí lẫn lộn trắng đen. Triết lý cổ truyền của nền văn minh Phương Đông cho tới Chủ nghĩa duy vật biện chứng đều chỉ ra rằng, trong xã hội chẳng có hiện tượng nào lại không tương quan nhân quả với nhau: Quan bạo ác thì dân dễ có hành vi bạo ác; Cha mẹ bạo ác thì con cái dễ có hành vi bạo ác; Thầy cô bạo ác thì học trò dễ có hành vi bạo ác… Cái ác mang mặt nạ lương thiện càng nhiều, thì sự tàn phá xã hội của nó càng lớn. Trong khi hành vi bất lương hiện ra rõ ràng trước mặt mọi người, chẳng màu mè giả tạo thì dù có đau xót, nhưng không khó để phòng tránh. Chính những kẻ tâm địa độc ác mà đóng vai từ thiện, đóng vai giáo dục, đóng vai cứu người… mới đúng là cội nguồn của mọi hiểm họa.

Việc con cái của người lao động ở nước ta hiện nay chưa được quan tâm chăm sóc đầy đủ, không được gửi vào những nhà trẻ đúng nghĩa đã phản ánh thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, mà phần thiệt thòi luôn thuộc về người lao động. Nói theo học thuyết kinh tế của Karl Marx, công nhân khi bán sức lao động, họ phải nhận được một lượng giá trị mới đủ để tái tạo sức lao động và trang trải những nhu cầu thiết yếu cho gia đình, con cái họ thì đó mới là sự phát triển bền vững cho chính gia đình họ nói riêng và cả xã hội nói chung.

Bạo hành trẻ em, suy cho cùng có nguồn gốc từ môi trường xã hội, cần phải được lý giải từ những biểu hiện bạo hành nhỏ như “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”, đến biểu hiện bạo hành lớn gây hại cho cộng đồng. Khi “chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh” thì lúc đó bạo lực sẽ hoành hành xã hội. Bởi lẽ, từ cái ác nhỏ không được ngăn chặn sẽ dẫn đến cái ác lớn. Rồi từ những cái ác lớn không được chỉnh đốn dẫn đến hàng loạt những cái ác nhỏ bắt chước làm theo. Trẻ em, với năng lực và kỹ năng chống đỡ yếu ớt, đáng buồn thay lại chính là đối tượng luôn lãnh nhận nặng nề nhất các hệ lụy của bạo lực và sử dụng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề.

]]>
https://meyeucon.org/14848/bao-hanh-tre-em-coi-nguon-cua-moi-hiem-hoa/feed/ 0
Bạo hành trẻ em và sự gây hại quốc gia https://meyeucon.org/14202/bao-hanh-tre-em-va-su-gay-hai-quoc-gia/ https://meyeucon.org/14202/bao-hanh-tre-em-va-su-gay-hai-quoc-gia/#respond Mon, 29 Nov 2010 11:55:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=14202 Gom những câu chuyện bạo lực nhỏ trong xã hội lại với nhau thì sẽ nhận diện được sự bạo lực lớn trong xã hội. Bạo lực kinh tế, bạo lực văn hoá, bạo lực nhà trường, bạo lực gia đình và bạo lực cá nhân đều tương quan với nhau trong một tổng thể mà sự bạo lực đó đã được dung dưỡng một cách hiển nhiên.

Cái ác có mối tương quan nhân quả xã hội

Gần đây những vụ bạo lực học đường hay một số vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em một cách bất nhẫn đã gây nên nhiều bất bình trong dư luận xã hội. Nhưng mọi sự bộc lộ của cái ác đều có mối tương quan nhân quả xã hội chặt chẽ với nhau. Bạo hành, căm tức, thù hận và các trạng thái tâm lý, ngôn ngữ, hành động tiêu cực, bất thiện khác đều bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, bất an, dần bị cô lập, tách rời khỏi cái môi trường rộng lớn hơn của hạnh phúc, an toàn.

Tất cả hành vi bạo lực trong xã hội dù là thuộc về cá nhân hay tập thể thì cũng xuất phát từ chính những xung động bạo lực được nuôi dưỡng ít nhiều trong tâm thức mỗi cá nhân ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Ở điều kiện hoàn cảnh nào đó thì bạo hành sẽ được bộc lộ theo cách này hay cách kia.

Cảm xúc góp phần quan trọng cho việc hình thành tính cách con người và sự sinh tồn của một cộng đồng. Có những cảm xúc không chỉ gây đau khổ tinh thần mà còn gây hại cho thể chất người khác. Cho nên, thực hành chuyển hóa tâm hồn, lối sống của cộng đồng đòi hỏi người ta phải giảm thiểu suy nghĩ hay cảm xúc gây hại đồng thời thích ứng với những suy nghĩ, cảm xúc ích lợi.

Bạo lực trong xã hội nên được hiểu là một hành vi gây hại, chứ không chỉ đơn thuần là hành động “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Hiểu như vậy thì chúng ta mới có cơ hội nhìn thấy một bức tranh rộng lớn hơn về một xã hội hay một sắc thái văn hoá đang có xu hướng bạo lực (tức xu hướng gây hại cho cá nhân và cộng đồng).

Chỉ cần nhìn vào cách thức mà người ta đe dọa nhau khi xảy ra sự bất như ý là thấy: Mày sẽ biết tay tao, mày sẽ không yên ổn đâu, mày sẽ phải trả giá… Thử hỏi có bao nhiêu những ý nghĩ và lời nói như vậy đã được gieo vào trong cuộc sống ứng xử hàng ngày để trở thành những hành động bạo lực khi cảm xúc tiêu cực quá ngưỡng?

Ý nghĩ, lời nói và hành động gây hại là nguồn gốc của các hình thức bạo lực khác nhau trong xã hội. Người Việt đặt chữ tu (sửa chữa) vào ba môi trường chính: Tu nhà, tu chợ, tu chùa. Tu nhà là tu cho các mối quan hệ gia đình. Tu chợ là tu cho các mối quan hệ xã hội. Tu chùa là tu cho những giá trị tinh thần, tâm linh. Mức độ khó dễ của nó không nên được nhìn nhận đơn giản theo sự sắp xếp thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, mà nó là mối quan hệ hỗ tương, cùng hoàn thiện để từ đó nhận diện rõ hơn những hành vi gây hại trong cộng đồng.

Một người vào chợ, hỏi giá bán mua, nếu không thuận ý nhau thì sẽ buông ra những lời nói khó nghe. Ở mức độ quá đáng hơn là gây gổ, xô xát. Ra đường tranh nhau đi trước, không ai chịu nhường ai, nếu có va quẹt nhẹ thì lườm nguýt, buông lời cáu gắt, nặng thì chửi bới, rủa xả và sẵn sàng nhảy vào nhau ẩu đả. Một người đi đường mà thấy một tảng đá, cành cây… nằm giữa đường, biết là nguy hiểm cho những ai vướng phải, nhưng vẫn thản nhiên đi qua, không dừng lại dẹp đi là đã có hành vi cố ý gây hại.

Bé Ngân bị bảo mẫu Phụng hành hạ suốt thời gian dài

Các công ty vì tham lợi mà sản xuất ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, nhiễm độc, đồng thời xả nước thải ra sông suối, ao hồ, tàn phá môi trường sống… Tất cả điều đó đều là mầm mống của bạo lực. Những hành vi đó là nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm, nó chỉ chờ những điều kiện, hoàn cảnh chín muồi là sự gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát qua hành động.

Những mầm mống bạo lực tương tự như trên xuất hiện khắp mọi nơi trong xã hội. Đến một lúc mọi người đều xem chuyện đó là chuyện bình thường thì đạo đức xã hội sẽ có nguy cơ hết thuốc đề kháng.

Những trạng thái và ứng xử bất ổn khác nhau

Hành vi bạo lực của một người giữ trẻ ở vùng quê và hành vi bạo lực của một người được giáo dục qua trường lớp đàng hoàng thường có những khoảng cách nhất định và cần được phân tích cụ thể hơn. Một nền giáo dục mất cân bằng giữa việc truyền dạy tri thức và kỹ năng sống, cụ thể là những kỹ năng để xây dựng đời sống hạnh phúc gia đình như tình yêu thương con người, sự tôn trọng phẩm giá và bảo vệ môi trường sống… luôn cho ra những ứng xử bất ổn.

Bạo hành trẻ em xảy ra phản ánh rõ các trạng thái tâm lý của những người đã liên tục rơi vào những tình huống quá tải, thể hiện sự bất lực của họ trong việc quản lý, điều tiết cảm xúc (tích cực, tiêu cực) cho một tình huống. Điều này phải được thực tập và rèn luyện (tu) thường xuyên mới giảm thiểu tối đa những căng thẳng, ức chế quá tải.

Về câu chuyện những trẻ em bị bảo mẫu hành hạ, rõ ràng mỗi đứa trẻ một tính, một nết, nên rất cần những người bảo mẫu am hiểu tâm lý trẻ, để có thể yêu thương mọi đứa trẻ như nhau. Nếu gặp đứa trẻ ngoan, ít phải nhắc nhở chắc cô ta cũng sẽ mừng rỡ ra mặt và ít cáu gắt hơn. Còn trong những ứng xử tình huống với đứa trẻ lì lợm thì cô ta đã bất lực, nên đã sử dụng đến những phương pháp bạo hành, gây hại tinh thần và thể chất đứa trẻ.

Nhưng việc thầy cô giáo bạo hành với trẻ xong, bị tố giác, kiện cáo và phải đến quỳ xin phụ huynh tha tội thì lại cho ra những hình ảnh bất ổn khác, nếu không muốn nói đó cũng là sự “trả đũa” của một dạng khác của bạo hành tinh thần, thế chất.

Người trưởng thành nào mà không có thời gian làm một đứa trẻ. Và cái đứa trẻ đã trưởng thành hôm nay, ai dám chắc họ không từng chứng kiến những người trưởng thành trước đó phản ứng tiêu cực trước những sự bực bội, sợ hãi, căm phẫn mà cuộc sống chung quanh đã tác động vào. Nhu cầu tự vệ trước sự bạo hành được thể hiện dưới góc độ nào thì cũng chỉ ra những nỗi bất an và sợ hãi mà cộng đồng đó không có nhiều những phương tiện để bảo vệ hay tạo cho họ một cảm giác an toàn về thân thể và tài sản.

Khi nhân nghĩa, đạo đức không thể cảm hoá được cái ác thì mới phải dùng đến công cụ của pháp luật. Và càng phải dùng đến pháp luật để can thiệp thì càng cho thấy đạo đức xã hội đã lâm vào bế tắc, khủng hoảng.

Một khi nhìn cuộc sống đầy đủ cả hai mặt nhân nghĩa và pháp luật cùng có chung nguồn gốc cai trị, hay có mối liên hệ gia giảm trong từng hoàn cảnh ứng xử thì chắc chắn sẽ cho ra được những kết luận khá chính xác về việc có hay không một nền “văn hóa bạo lực”. Hay một nền văn hoá đang gia tăng xu hướng bạo lực, đặc biệt trong một quốc gia mà sự lý giải của chiến tranh luôn trở nên đậm đặc trong diễn trình lịch sử.

Cuộc đời sẽ yêu thương nhân ái hơn khi người biết dễ dàng tha thứ cho nhau, còn như lúc nào cũng phải dùng đến pháp luật thì cuộc sống ứng xử đã bế tắc và đi vào ngõ cụt. Yêu thương là một giá trị xã hội, nó phải được thể hiện mọi lúc, mọi nơi trong cộc sống sinh hoạt cộng đồng.

“Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.

Có một người phụ nữ đóng tiền bảo hiểm y tế nói nhân viên bảo hiểm y tế rằng: “Năm nào tôi đóng bảo hiểm y tế cho tất cả các thành viên trong gia đình, tôi coi việc này như làm phúc, chứ không phải tôi mong chờ gia đình mình có bệnh để được nhận hỗ trợ từ bảo hiểm y tế đâu nhé!”. Và người phụ nữ đó lý giải việc đóng tiền của mình như sau: “Tôi cố gắng sống khoẻ, để số tiền đóng bảo hiểm hàng năm của gia đình được chia sẻ nhiều hơn cho những người không may bị bệnh tật”.

Cái câu chuyện “làm phúc” như thế thật đơn giản mà cũng thật nhiều ý nghĩa. Đó cũng chính là những ý nghĩ làm lợi cho người khác, đúng với tinh thần “Dù xây chín bậc thù đồ, không bằng làm phúc giúp cho một người”. Chúng ta xây quá nhiều bậc thù đồ to kỷ lục, nhưng cái chuyện “làm phúc” như vậy sao người ta vẫn cứ tính toán thiệt – hơn ngay cả với cộng đồng của mình?

Nhưng ai phụ lòng tốt của những người đóng bảo hiểm y tế như người phụ nữ kia? Không ai khác, chính những bệnh viện, những trung tâm y tế, bởi không ít người đóng bảo hiểm y tế, đi khám bệnh bị đối xử rất phân biệt, bị chậm trễ trong khám bệnh và điều trị. Kết quả, không ít người từng đóng bảo hiểm y tế, vì thương người thân mà không khai mình có bảo hiểm để được khám bệnh sớm hơn, nhận được nhiều quan tâm hơn và không phải hứng chịu những lời nói gắt gỏng khó nghe từ phía bác sĩ điều trị.

Sự hành hạ người khác một cách ác ý, đầy bất lương từ trước đến nay chỉ được phản ứng thông qua sự lên án, mà chúng ta chưa hề thấy có những mô hình giáo dục nào dành cho các đối tượng xã hội mà nghề nghiệp của họ dễ có xu hướng bạo hành. Nhiều khi trong cuộc sống, từ việc họ thường xuyên phải chứng kiến hay chịu cảnh bạo hành, dẫn đến việc họ bạo hành người khác, cũng có nhiều nguyên nhân xã hội cần được nghiên cứu đầy đủ hơn, nhất là những người làm việc trong môi trường có nhiều áp lực.

Có thể nhiều người cũng đã từng nghĩ rằng việc làm của mình mình đã quá giới hạn, nhưng ý nghĩ đó trở nên quá mỏng manh trước một chuỗi dài ngày mà họ luôn phải đầu hàng những tình huống gây hại. Mọi ngành, mọi nghề, nếu cứ nghĩ hại như thế, cứ trả đũa như thế, cứ nói bất hoà như thế và cứ hành động vô lương như thế, thử hỏi cái thiện nào không giảm, cái ác nào không tăng?

Nhưng đáng sợ nhất là nhiều thứ được tô vẽ một cách giả tạo để trở thành tốt và được người ta tạo thành một vỏ bọc an toàn cho cái bất thiện. Trong xã hội chẳng có cái ác nào lại không tương quan nhân quả với nhau. Quan bạo ác thì dân dễ có hành vi bạo ác. Gia đình bạo ác thì con cái dễ có hành vi bạo ác. Thầy cô bạo ác thì học trò dễ có hành vi bạo ác… Cái bất lương càng đến nhiều từ cái lương thiện giả dối, thì sự tàn phá xã hội của nó càng lớn. Còn cái hành vi bất lương hiện ra rõ ràng trước mặt mọi người, chẳng màu mè giả tạo gì dù có đau xót một lúc, nhưng không khó để phòng tránh.

Nếu xã hội dành cho họ sự bao dung tha thứ thì họ sẽ có cơ hội sửa đổi nhanh chóng. Còn những kẻ làm ác mà đóng vai từ thiện, đóng vai giáo dục, đóng vai cứu người… mới đúng là hiểm hoạ đầu ngành, hiểm hoạ ngọn nguồn của một quốc gia.

Vì không nhìn thẳng vào sự tương quan, nên chúng ta cứ rượt đuổi theo những thông tin coi bạo hành chỉ giới hạn trong hành vi “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” mà không hiểu hết những hành vi gây hại khác trong xã hội?

Sự bất công bằng xã hội phải được lý giải từ biểu hiện của những cái bạo hành nhỏ như “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”, đến cái bạo hành lớn gây hại cho cộng đồng. Từ cái ác nhỏ không được quan tâm mà dẫn đến cái ác lớn hoành hành. Rồi từ những cái ác lớn không được chỉnh đốn dẫn đến những cái ác nhỏ bắt chước làm theo.

Dân gian nói: “Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Bồ tát là người có trí tuệ, nên nhận ra một mồi lửa nhỏ cũng có thể làm cháy cả khu rừng, nên quyết không để mồi lửa đó lan ra, gây cháy lớn. Trong khi đối với chúng sinh, đợi khi cả khu rừng bốc cháy mới lo đi dập lửa. Sự khác nhau chính là không đánh giá đúng nguyên nhân và hậu quả, vì thế vết xe này đổ lại kéo theo vết xe khác, khiến người ta không có đủ dũng cảm để chấm dứt những sai lầm có nguy cơ tạo ra những tiền đề bất lương, gây hại khác trong xã hội.

Gom những câu chuyện bạo lực nhỏ trong xã hội lại với nhau thì sẽ nhận diện được sự bạo lực lớn trong xã hội. Bạo lực kinh tế, bạo lực văn hoá, bạo lực nhà trường, bạo lực gia đình và bạo lực cá nhân đều tương quan với nhau trong một tổng thể mà sự bạo lực đó đã được dung dưỡng một cách hiển nhiên.

]]>
https://meyeucon.org/14202/bao-hanh-tre-em-va-su-gay-hai-quoc-gia/feed/ 0
Bảo mẫu Phụng bị nghi ngờ ‘hành xác’ nhiều em bé https://meyeucon.org/14058/bao-mau-phung-bi-nghi-ngo-hanh-xac-nhieu-em-be/ https://meyeucon.org/14058/bao-mau-phung-bi-nghi-ngo-hanh-xac-nhieu-em-be/#respond Fri, 26 Nov 2010 10:37:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=14058 Chiều 25/11, VKS huyện Thuận An, Bình Dương đã phê chuẩn quyết định bắt bà Trần Thị Phụng để điều tra hành vi ngược đãi bé gái 3 tuổi tên Ngân. Việc đối xử của bảo mẫu này với các bé khác cũng đang được điều tra.

Công an huyện Thuận An cho hay, sau khi có kết quả điều tra, cơ quan tố tụng sẽ xem xét khởi tố vụ án, khởi tố bị can với bảo mẫu Phụng.

“Những hành vi hành hạ của bà Phụng đối với cháu Hồ Thị Thúy Ngân đều thể hiện qua clip đã đăng tải. Nếu xác định bà Phụng đã áp dụng hành vi này với cháu Ngân và những cháu khác trong một thời gian dài, thường xuyên, cơ quan tố tụng phải xử lý cương quyết để giáo dục, răn đe… “, một kiểm sát viên cho biết.

Anh Trần Quang Huy (cùng khu nhà trọ với gia đình cháu Ngân) cho biết, con anh từng gửi tại nhà bà Phụng trong 3 tháng. Thời gian này, con cháu đêm cũng giật mình, la khóc. Khi vợ anh đưa con đến trước cửa nhà bà Phụng, cháu cứ níu lấy mẹ mà khóc, không chịu rời. Gặng hỏi mãi thì bé nói thường bị bà Bảy (tên các cháu thường gọi bà Phụng) la mắng, đánh đòn. Sau đó, gia đình anh đã “tạm biệt” cơ sở trông giữ trẻ này.

Cơ quan điều tra Công an huyện Thuận An đang điều tra làm rõ hành vi đối xử tàn nhẫn của bà Phụng đối với các cháu bé khác được nhận trông giữ.

Trong ngày 25/11 ông Lê Quang Vinh, Phó chủ tịch UBND huyện Thuận An cho biết, huyện đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ vụ việc. “Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện đã xuống tìm hiểu về các trường hợp khác đang gửi tại nhà bảo mẫu Phụng”, ông cho hay.

Trong diễn biến khác, trao đổi với VnExpress.net, bà Nguyễn Thị Hậu – Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Hoa Mai 4 (xã Thuận Giao) cho biết, ban giám hiệu sẽ tạo điều kiện cho cháu Ngân được theo học tại đây.

“Sĩ số các lớp đều đã vượt khoảng 12 bé nhưng chúng tôi sẽ cố gắng để Ngân sớm đi học, giúp bố mẹ sớm trở lại với công việc”, hiệu trường Hậu nói.

]]>
https://meyeucon.org/14058/bao-mau-phung-bi-nghi-ngo-hanh-xac-nhieu-em-be/feed/ 0