Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước có thể bị ngộ độc https://meyeucon.org/26335/tre-so-sinh-uong-qua-nhieu-nuoc-co-the-bi-ngo-doc/ https://meyeucon.org/26335/tre-so-sinh-uong-qua-nhieu-nuoc-co-the-bi-ngo-doc/#comments Fri, 25 Jan 2013 01:00:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=26335 Theo Tổ chức UNICEF cho biết, không nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước bởi điều này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ngộ độc nước vô cùng nguy hiểm.

Để giải thích cho kết luận mình đưa ra, tổ chức UNICEF cho biết, thông thường, trẻ em dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ đầy đủ mà không cần phải bổ sung bất cứ loại thực phẩm và đồ uống nào bao gồm cả nước.

Bé dễ bị ngộ độc vì uống nước không đúng cách.

Các chuyên gia của tổ chức này cho rằng, trong sữa mẹ đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi vậy, việc bổ sung thêm các loại thực phẩm và nước bên ngoài là không cần thiết.

Hơn nữa, trong sữa mẹ có chứa tới 87,5% là nước. Lượng nước này đủ để đáp ứng các nhu cầu cho cơ thể trẻ. Chính vì thế mà các bà mẹ không cần thiết phải bổ sung nước cho con mình. Ngược lại, nếu để trẻ uống thêm quá nhiều nước bên ngoài và việc uống nước này không khoa học thì sẽ khiến cơ thể trẻ gặp phải những nguy hiểm.

Hiện tượng ngộ độc nước thường rất dễ xảy ra ở các bé dưới 6 tháng tuổi do thận của trẻ vẫn còn yếu. Phải sau 1 tuổi thì chức năng của thận mới có thể đạt được tiêu chuẩn bình thường như người lớn. Do đó trong một ngày, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước thì thận không có khả năng kịp thời đào thải. Phần nước dư thừa ấy bị tích lại trong cơ thể và trong máu dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Các chuyên gia cho biết, đối với trẻ bú bình thì cha mẹ nên cẩn trọng pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sau khí bé bú xong hãy cho con uống thêm 2-3 miếng nước để tránh bị tưa lưỡi.

]]>
https://meyeucon.org/26335/tre-so-sinh-uong-qua-nhieu-nuoc-co-the-bi-ngo-doc/feed/ 1
10 loại thực phẩm dễ ngộ độc https://meyeucon.org/14674/10-loai-thuc-pham-de-ngo-doc/ https://meyeucon.org/14674/10-loai-thuc-pham-de-ngo-doc/#respond Wed, 15 Dec 2010 17:40:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=14674 Điều trớ trêu là đôi khi thực phẩm xuất hiện nhiều nhất trong các vụ ngộ độc lại chính là những loại gần gũi nhất với chúng ta


Thực phẩm rất phong phú về chủng loại. Điều quan trọng là chúng ta khó nhận biết thực phẩm nào an toàn để sử dụng, bởi rất nhiều khi không phải những thực phẩm đó có chứa chất gây độc mà là do vướng phải độc chất qua quá trình được chăm sóc, nuôi trồng, chế biến. Cho nên điều trớ trêu xảy ra là đôi khi những thực phẩm xuất hiện nhiều nhất trong các vụ ngộ độc lại chính là những loại gần gũi nhất với chúng ta.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã đưa ra “top ten” những loại thực phẩm dễ bị ngộ độc nhất. Chúng ta cùng thử tham khảo để cẩn trọng hơn, bởi những loại thực phẩm này vô cùng quan trọng cho sức khỏe nên không thể không sử dụng.

1. Các loại cải lá: Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.

Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.

2. Trứng: Mới đây, Mỹ đã thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen “nuốt sống” trứng.

3. Cá ngừ: Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ… Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.

4. Hàu: Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.

Thực phẩm rất phong phú nhưng thật khó biết loại nào đã nhiễm độc. Ảnh: NLĐ

5. Khoai tây: Nếu khoai tây được nấu chín thì không hề hấn gì. Tuy nhiên, một số thực khách lại muốn làm món salad (rau cải sống trộn chua). Khoai tây cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.

6. Phô mai: Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.

7. Kem: Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.

8. Cà chua: Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa thật kỹ trước khi chế biến.

9. Giá: Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ “gieo mầm” cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.

10. Dâu tây: Là thứ rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.

]]>
https://meyeucon.org/14674/10-loai-thuc-pham-de-ngo-doc/feed/ 0
Ngộ độc khoai mì cấp ở trẻ em https://meyeucon.org/14671/ngo-doc-khoai-mi-cap-o-tre-em/ https://meyeucon.org/14671/ngo-doc-khoai-mi-cap-o-tre-em/#respond Wed, 15 Dec 2010 17:31:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=14671 Em Đ.T.T., 10 tuổi ở Bình Dương, sau khi ăn khoai mì (sắn) trồng gần nhà, đã bị nôn 4-5 lần trong vòng 8 tiếng. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM trong tình trạng hôn mê, vã mồ hôi, đỏ da chi, tái môi. Sau nhập viện 30 phút em co giật toàn thân, có tình trạng rối loạn vận mạch, rối loạn nhịp tim.

Một công trình nghiên cứu của bác sĩ Bạch Văn Cam – Trưởng Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM và bác sĩ Nguyễn Thi Kim Thoa cho thấy, ngộ độc khoai mì cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Nó chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%, cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn. Ngộ độc khoai mì thường gặp ở trẻ lớn 8-9 tuổi (91,7%), do các em tự ý đào củ đem nướng ăn hoặc do người lớn luộc cho, nhưng tất cả đều ăn nhiều vào lúc đói. Thời gian nhập viện trung bình sau ngộ độc là 11 giờ, sớm nhất 7 giờ và chậm nhất là 16 giờ.

Triệu chứng lâm sàng: trẻ bị nôn, tiết nước bọt, đau bụng, nôn máu, thở nhanh, rối loạn tri giác, co giật, rối loạn nhịp tim. Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (100%), xuất hiện đột ngột 4-6 giờ sau ăn, nôn ra thức ăn, số lần nôn từ 4 đến 10 lần. Tiếp theo là triệu chứng thiếu oxy tế bào. Biểu hiện hô hấp gặp trong 73,8% các trường hợp. Rối loạn nhịp tim (33%) là biểu hiện muộn hơn các triệu chứng khác.

Bác sĩ Cam khẳng định, trường hợp như của em Đ.T.T. là ngộ độc thức ăn nhóm thực vật độc có thể gây tử vong. Chất gây độc trong khoai mì là Limanarin, có nhiều trong lớp vỏ lụa và hai đầu rễ củ, nhất là củ non.

Loại khoai mì độc là loại đắng (sắn dù, sắn ta, sắn lùn, sắn cao sản) cây thấp, đốt dày, ngọn non màu xanh nhạt, lá màu xanh lục nhạt, cuống lá đỏ nhạt. Củ có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước. Loại này thường được trồng nhiều vì cho sản lượng cao. Các cách chế biến không an toàn như không ngâm nước, không cắt bỏ hai đầu, luộc với ít nước và không mở nắp nồi khi sôi làm tăng khả năng gây ngộ độc.

]]>
https://meyeucon.org/14671/ngo-doc-khoai-mi-cap-o-tre-em/feed/ 0
Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em https://meyeucon.org/14669/so-cuu-ngo-doc-thuc-pham-o-tre-em/ https://meyeucon.org/14669/so-cuu-ngo-doc-thuc-pham-o-tre-em/#respond Wed, 15 Dec 2010 17:27:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=14669 “Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý, bởi nếu sơ cứu không đúng cách, trẻ có thể bị sặc, ngạt nước dẫn đến ngừng thở” – bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc Viện Nhi Trung ương cho biết.


Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.

Đặc biệt, đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Do bị đi ngoài liên tục nên cơ thể trẻ bị mất nước, cần bổ sung orezol để bù lại lượng nước đã mất và nên nhớ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn bị phân hủy hết là bệnh sẽ khỏi.

Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

]]>
https://meyeucon.org/14669/so-cuu-ngo-doc-thuc-pham-o-tre-em/feed/ 0
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em https://meyeucon.org/10066/ngo-doc-thuc-an-o-tre-em/ https://meyeucon.org/10066/ngo-doc-thuc-an-o-tre-em/#respond Fri, 30 Jul 2010 14:46:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=10066 Mùa hè, trẻ em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, du lịch cùng bố mẹ. Một trong những nỗi lo của người lớn khi đưa trẻ đi du lịch là những bệnh tật gặp phải khi đi du lịch như ho, sốt và ngộ độc thực phẩm. Trong đó ngộ độc thực phẩm là chứng bệnh rất hay gặp.

Đặc điểm nhận biết: Ngộ độc thức ăn xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Nếu không được quan tâm đúng và xử trí thích hợp ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật…

Ngộ độc thức ăn khiến trẻ sốt, nôn, tiêu chảy…

Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.

Thông thường, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu căn nguyên do độc tố. Còn do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Nôn, tiêu chảy nhiều thường dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não…

Chăm sóc tại nhà

  • Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Bù lượng nước, chất điện giải bị mất qua chất nôn tiêu chảy cùng với những thay đổi thích hợp trong chế độ ăn sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ.
  • Tích cực bù lượng nước, dịch đã mất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, tích cực cho ăn, sử dụng các chế phẩm để bù nước và điện giải có sẵn như dung dịch oresol (ORS), viên hydrite. Lưu ý sử dụng loại oresol có nồng độ thẩm thấu thấp để hạn chế thời gian tiêu chảy ở trẻ. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút.
  • Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.
  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

  • Tốt nhất là bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh:
  • Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm.
  • Nấu chín thức ăn.
  • Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ.
  • Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm.
  • Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn.
  • Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

ThS. Lê Hưng – SKĐS

]]>
https://meyeucon.org/10066/ngo-doc-thuc-an-o-tre-em/feed/ 0
Ngừa ngộ độc thực phẩm cho bé https://meyeucon.org/9233/ngua-ngo-doc-thuc-pham-cho-be/ https://meyeucon.org/9233/ngua-ngo-doc-thuc-pham-cho-be/#respond Sat, 24 Jul 2010 09:34:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=9233 Điều này đặc biệt quan trọng, cần được các mẹ bé lưu tâm vì thời tiết nóng nực của mùa hè rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn.

Tại sao bạn nên thực sự lo lắng về điều này?

Bé hoặc ngay cả bạn, những người trong gia đình có những triệu chứng khó chịu ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa… bạn nên nghĩ ngay tới việc bị ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng này có thể kéo dài tới 2 ngày. Vi khuẩn trong thực phẩm sẽ nhân đôi số lượng mỗi 20 phút với nhiệt độ bình thường và khiến ngay cả bạn cũng phải chịu khuất phục. Bé yêu càng dễ bị hơn vì sức đề kháng của bé không được như người lớn.

Nếu bé thấy khó chịu ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa… bạn nên nghĩ ngay tới việc bị ngộ độc thực phẩm.

Vi khuẩn tới từ đâu?

Bạn không thể nhìn, ngửi và nếm chúng nhưng hàng triệu triệu vi khuẩn có ở xung quanh bạn. Phần lớn là chúng vô hại, một số loại như vi khuẩn E.coli hoặc vi khuẩn salmonella sẽ gây ra rắc rối ở hệ tiêu hóa. Chúng có ở trong thịt tươi sống, thịt gia cầm, cá, trứng. Chúng lớn nhanh trong protein và bạn có thể bị nhiễm chúng khi bạn quên rửa tay sau khi cầm nắm những loại thực phẩm này. Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn này thì bé cũng có nguy cơ bị mắc phải.

Nhà bếp có đủ sạch?

Vi khuẩn có thể sống sót trên bề mặt các dụng cụ làm bếp khoảng vài giờ và lan rộng sang các loại thực phẩm khác. Vì thế, bạn nên rửa sạch bất kì dụng cụ nào liên quan tới thịt tươi sống, trứng trước khi sử dụng. Không sử dụng một đĩa chung để đựng thịt tươi sống và thịt đã nấu chín. Rửa tay sạch cùng với xà bông và nước ấm là đủ. Nên thay đồ dùng để cọ rửa bát thường xuyên hoặc tiệt trùng bằng nước nóng hàng ngày.

Những thực phẩm dành cho bé yêu cần được chế biến và bảo đảm quy trình sạch sẽ, an toàn.

Đun chín thực phẩm có diệt được vi khuẩn?

  • Phần lớn vi khuẩn trong thực phẩm khi được đun chín tới 160 độ F đều có thể bị tiêu diệt (một vài loại thịt cần đun chín hơn). Tuy nhiên, khi để thực phẩm đã đun chín trong phòng sau khoảng
  • 2 giờ thì vi khuẩn có thể trở lại và thâm nhập vào.
  • Nếu có điều kiện, bạn nên để trong tủ lạnh những thực phẩm đã nấu chín ngay nếu chưa ăn hết.

Tủ lạnh thế nào là đủ lạnh?

Tủ lạnh của bạn nên để nhiệt độ không quá cao 40 độ F. Khí lạnh sẽ làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn có trong thực phẩm đặc biệt là khi bạn bảo quản sữa cho bé.

Nên làm gì khi trẻ đau bụng?

  • Cần ghi nhớ rằng đau bụng ở trẻ là biểu hiện chung của nhiều loại bệnh, không riêng gì ngộ độc thực phẩm.
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn, khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau… cần ngay lập tức đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan vì có thể trẻ sẽ bị nặng hơn.
  • Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì không nên dùng bất cứ một loại thuốc gì bởi nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn…
]]>
https://meyeucon.org/9233/ngua-ngo-doc-thuc-pham-cho-be/feed/ 0
Gần 70 trẻ mầm non ngộ độc sau bữa trưa https://meyeucon.org/3525/gan-70-tre-mam-non-ngo-doc-sau-bua-trua/ https://meyeucon.org/3525/gan-70-tre-mam-non-ngo-doc-sau-bua-trua/#respond Thu, 06 May 2010 11:50:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=3525 Sau bữa ăn trưa ngày 5/5 với canh cải xanh và cá sốt cà chua, 67 em học sinh trường Mầm non Cỏ Non, Q.2, TP.HCM có triệu trứng đau bụng, nôn ói và khó chịu.

Thông tin trên vừa được bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết trong buổi họp giao ban các quận, huyện tại Sở Y tế TP.HCM diễn ra vào sáng 6/5.

Sau khi xảy ra sự việc, nhà trường đã liên hệ với các bác sĩ của Bệnh viện Q.2 tổ chức khám, phân loại bệnh và điều trị tại chỗ cho các em. Trong số 67 em có 2 em bị nặng được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Q.2.

Hiện tình trạng sức khoẻ của các em đã ổn định và đã được về nhà. Được biết, toàn bộ nguồn thực phẩm trên do Công ty Imexco, Q.11 cung cấp.

Sở Y tế TP.HCM và Trung tâm Y tế dự phòng Q.2 đã lấy mẫu thức ăn để kiểm nghiệm, đồng thời làm việc với Công ty Imexco để làm rõ nguyên nhân.

Trước đó, hồi năm 2008, tại Trường Mầm non phường 4, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, cũng xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm khiến gần 100 trẻ trường này phải nhập viện.

Nguyên nhân do, sau khi các em này ăn sữa chua tự chế do một người dân cung cấp đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.

]]>
https://meyeucon.org/3525/gan-70-tre-mam-non-ngo-doc-sau-bua-trua/feed/ 0