Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bí quyết giúp mẹ bầu tự tin hơn với việc đẻ thường https://meyeucon.org/34959/bi-quyet-giup-bau-sinh-tu-nhien-tu-tin-hon/ https://meyeucon.org/34959/bi-quyet-giup-bau-sinh-tu-nhien-tu-tin-hon/#respond Fri, 04 Jul 2014 01:00:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=34959 Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi “vượt cạn”? Xin mời các mẹ bầu cùng tham khảo và áp dụng bí quyết dưới đây nhé!

Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi “vượt cạn”?
Làm thế nào để giúp các bà mẹ có dự định sinh tự nhiên tự tin hơn khi “vượt cạn”?

Chuẩn bị một nền tảng kiến thức tốt

Để chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức sinh sản tốt và một tâm lý ổn định khi bạn quyết định sinh tự nhiên, bạn nên tham gia  vào một lớp học dạy các kỹ năng cơ bản khi đau đẻ và sinh tự nhiên như lớp dạy kỹ năng kiểm soát hơi thở, cách thư giãn và các phương pháp bổ trợ khác.

Tìm người có kinh nghiệm sinh thường để chăm sóc cho mình

Trong mọi lĩnh vực, kinh nghiệm thực tế luôn là một điều vô cùng quý giá. Chính vì vậy, để có thể tự tin hơn khi lâm bồn, bạn nên cố gắng chọn cho mình người chăm sóc là người đã có nhiều kinh nghiệm sinh con tự nhiên. Từ những kinh nghiệm được tích lũy, họ sẽ có những lời khuyên rất bổ ích và giúp bạn giải toả tâm lý, hoặc là khi gặp những tình huống bất ngờ họ sẽ linh động giúp bạn xử lý.

Hạn chế tăng cân

Đối với bà bầu không thừa cân thì việc đau đẻ sẽ có xu hướng suôn sẻ hơn rất nhiều. Bởi vì, trong quá trình lâm bồn họ sẽ ít gặp phải biến chứng hơn và giảm bớt được tối đa sự can thiệp của y tế.

Nên hạn chế sự can thiệp y tế

Trong quá trình mang thai, nếu bạn không có nhiều vấn đề về sức khoẻ đặc biệt thì tốt nhất bạn nên hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của y tế như xét nghiệm, điều trị… Bời vì, có nhiều xét nghiệm rất cần thiết đối với bà bầu, tuy nhiên cũng có rất nhiều xét nghiệm thuộc dạng tự chọn. Để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trước khi ký thực hiện bất cứ xét nghiệm mang tính tự chọn nào, hãy nhớ là nên hỏi bác sĩ hoặc y tá lý do phải thực hiện các xét nghiệm đó. Nếu các xét nghiệm đó thực sự cần thiết cho bạn hoặc là các bác sĩ đưa ra những lý do hợp lý thì bạn hãy ký xác nhận.

Nên bắt đầu ca sinh từ lúc ở nhà

Giai đoạn đầu chuyển dạ tốt nhất là bạn nên ở nhà để di chuyển xung quanh, hít thở không khí trong lành, thư giãn bằng cách nghe nhạc, ăn uống và đi dạo một chút. Bạn nên đến bệnh viện ngay, nếu cảm nhận được các cơn co thắt xảy ra 5 phút /lần hoặc là những cơn đau dữ dội đến ít nhất khoảng 2 giờ/lần. Trong trường hợp, nếu bạn đến bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán là chưa đến thời gian lâm bồn thì bạn nên trở về nhà để nghỉ dưỡng cho thoải mái.

Thường xuyên tiếp xúc với nước

Các mẹ bầu thường nghĩ rằng, lúc chuẩn bị lâm bồn sẽ không tốt cho sức khỏe va quá trình lâm bồn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì việc tắm vòi sen, bồn tắm hoặc là bơi sẽ có tác dụng giúp giảm cơn đau đẻ của bạn một cách rất hiệu quả.

Chúc các mẹ bầu sinh tự nhiên tự tin!

]]>
https://meyeucon.org/34959/bi-quyet-giup-bau-sinh-tu-nhien-tu-tin-hon/feed/ 0
Lợi ích của việc sinh thường https://meyeucon.org/31063/loi-ich-cua-viec-sinh-thuong/ https://meyeucon.org/31063/loi-ich-cua-viec-sinh-thuong/#respond Mon, 04 Nov 2013 04:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=31063 Nếu bạn muốn kiểm soát cơ thể đến mức tối đa, hoàn toàn chủ động trong quá trình vượt cạn, và ít có sự can thiệp nhất, thì khi đó biện pháp sinh thường không thuốc giảm đau sẽ là phù hợp nhất.

Nếu bạn chọn theo cách này, bạn sẽ phải chấp nhận những cơn đau và sự khó chịu như một phần tất yếu của việc sinh thường, trong đó bạn phải lao động cực nhọc mà vẫn ý thức được về toàn bộ quá trình. Nhưng với sự chuẩn bị và hỗ trợ hợp lý, bạn sẽ cảm thấy như được tăng thêm sức mạnh và hoàn toàn thỏa mãn với việc sinh thường.

Sau đây là những mặt lợi của việc sinh tự nhiên

– Hầu hết các biện pháp sinh tự nhiên không có tính can thiệp, nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho mẹ và bé.

– Rất nhiều phụ nữ cảm nhận được sức mạnh phi thường khi đẻ và cảm giác thành công sau khi sinh. Và bất chấp việc phải chịu đựng cơn đau, họ vẫn chọn sinh thường trong lần sau. Với một số phụ nữ, việc được chủ động giúp giảm bớt ý thức về cơn đau.

Sinh thường sẽ giảm thiểu tối đa những tác động y tế đến mẹ và bé.
Sinh thường sẽ giảm thiểu tối đa những tác động y tế đến mẹ và bé.

– Không bị mất đi cảm giác hay sự tỉnh táo, bạn sẽ hoàn toàn chủ động trong khi quá trình sinh – vì vậy bạn có thể đi lại tự do, tìm kiếm những tư thế giúp bạn thoải mái khi đau đẻ và chủ động rặn đẻ.

– Bạn không cần phải gắn liền với các máy theo dõi vì vậy có thể đi lại nếu muốn, tắm táp hoặc sử dụng toilet thay vì nằm yên trên giường.

– Bạn sẽ ít có khả năng phải dùng các dụng cụ hỗ trợ để lôi em bé ra.

– Các bài tập thở, tưởng tượng và tự thôi miên có thể được thực hành trước và sau sinh. Rất nhiều bà mẹ trẻ lặp lại các kỹ thuật thư giãn khi mới cho con bú, xử lý các cơn đau sau sinh hoặc giải tỏa stress khi chăm sóc đứa con mới sinh.

Bất lợi của việc sinh thường?

Không giống như khi gây tê ngoài màng cứng, các biện pháp này sẽ không loại bỏ cơn đau, vì vậy nếu bạn không muốn hoặc không thể chịu đau, bạn sẽ thích phương pháp gây tê màng cứng hơn. Ngoài ra, các biện pháp sinh thường sẽ không đủ để kiểm soát cơn đau nếu bạn gặp phải ca sinh phức tạp cần nhiều sự can thiệp, hoặc bạn bị kiệt sức sau khi đau đẻ quá lâu và cần phải ngủ. Nhưng bạn có thể thay đổi ý kiến và chọn gây tê màng cứng nếu không quá gần đến lúc sinh.

]]>
https://meyeucon.org/31063/loi-ich-cua-viec-sinh-thuong/feed/ 0
Sinh con trên đất Pháp cho tôi những trải nghiệm thú vị https://meyeucon.org/30147/sinh-con-tren-dat-phap-cho-toi-nhung-trai-nghiem-thu-vi/ https://meyeucon.org/30147/sinh-con-tren-dat-phap-cho-toi-nhung-trai-nghiem-thu-vi/#respond Wed, 25 Sep 2013 06:00:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=30147 Đến bây giờ, tôi vẫn còn giữ y nguyên những cảm xúc lẫn lộn từ lo lắng đến mãn nguyện khi sinh con trên đất Pháp…

Sau khi con trai được hơn 2 tuổi, tôi quyết định trở lại Pháp để hoàn thành nốt tấm bằng tiến sĩ. Kế hoạch là tôi sẽ đi khoảng 3 năm, chồng và con trai ở nhà với ông bà ngoại. Tuy nhiên, tôi đi chưa được 3 tháng thì hai bố con ở nhà buồn quá, vậy là chồng cũng quyết định cùng vợ đi học. Chẳng bao lâu sau đó tôi “dính” bầu lần 2. Tôi đã vô cùng lo lắng và phân vân có nên về Việt Nam để sinh con? Nếu sinh con bên này thì vô cùng khó khăn vì cả hai vợ chồng tôi còn đang đi học. Tôi cũng không có nhiều bạn bè bên này, rồi thủ tục khám thai, sinh nở, tôi chưa từng tìm hiểu… Nhưng vì đã mất công đưa cả nhà sang đây nên vợ chồng tôi đã đánh liều ở lại và thú thực lần sinh nở này tôi có những trải nghiệm khác hơn hẳn so với lần sinh cậu ấm đầu tiên ở Việt Nam.

Tôi còn nhớ như in buổi chiều đó, khi tôi đang ở trường thì thấy bụng bắt đầu đau nhẹ. Vì cũng gần đến ngày dự sinh và theo kinh nghiệm mà tôi có được trong lần sinh đầu tiên, tôi đoán chắc đó là cơn đau chuyển dạ. Tôi vội bắt xe về nhà và chuẩn bị đồ đạc đến bệnh viện. Vì những cơn đau thời gian này còn khá thưa nên tôi có đủ thời gian để tắm rửa, gội đầu và gọi điện cho nữ hộ sinh. Ở Pháp, hầu hết các mẹ bầu đều được khám thai và chăm sóc bởi nữ hộ sinh chứ không phải bác sĩ như ở Việt Nam. Nữ hộ sinh sẽ tư vấn từ khi bạn mới mang bầu đến những ngày chuẩn bị sinh nở. Bác sĩ chỉ can thiệp khi bạn nhập viện sinh nở còn việc chăm sóc sau đó cũng là của nữ hộ sinh luôn.

Sinh con trên đất Pháp cho tôi những trải nghiệm thú vị.
Sinh con trên đất Pháp cho tôi những trải nghiệm thú vị.

Khoảng 5 giờ chiều, tôi và chồng có mặt ở bệnh viện khi tôi nhận thấy những cơn co thắt ngày một mạnh mẽ hơn. Mặc dù nơi tôi ở chỉ cách bệnh viện khoảng 15 phút nhưng tôi rất sợ mình bị đẻ rơi vì lần sinh nhóc đầu tôi đẻ rất dễ. Vừa đến nơi, vì đã gọi điện từ trước nên phòng chuẩn bị cho tôi đã sẵn sàng. Tôi được nữ hộ sinh “tiếp đón” nhiệt tình và khám xem tiến trình sinh nở của tôi đến đâu. Tôi đã vô cùng thất vọng khi biết rằng cổ tử cung mới mở 1cm. Lúc đó nữ hộ sinh đã yêu cầu vợ chồng tôi về nhà để đợi thêm nhưng thực sự tôi không muốn đi lại bằng xe nữa vì dù mới mở 1 phân nhưng tôi đã thấy đau đớn lắm rồi.

Tôi xin được ở lại bệnh viện để chờ sinh luôn. Tôi nằm trong phòng tối đèn mờ với nhạc du dương và thư giãn trong khoảng 3 giờ sau đó, cổ tử cung mới mở được 4 phân. Nữ hộ sinh nói, nằm thư giãn như thế sẽ khiến cổ tử cung mở nhanh hơn. Nếu như ở nhà lúc này chắc mẹ tôi đang bắt đi bộ quanh bệnh viện, leo 9 tầng cầu thang để cổ tử cung mở nhanh mất…

Khoảng 3 giờ sáng hôm sau, cổ tử cung của tôi mở được 6cm và tôi được đưa vào phòng đẻ. Lúc này tôi đã khá mệt mỏi khi cả ngày dài chống đỡ với những cơn đau đẻ. Tôi yêu cầu bác sĩ gây tê ngoài màng cứng để bớt đau hơn. Tôi không nghĩ rằng lần sinh nở thứ hai của mình lại khó khăn đến thế. Có phải do ở nơi đất khách tôi không chăm sóc thai kỳ được chu đáo nên mới khó thế… Trên bàn đẻ, đã có những lúc tôi nghĩ đến tình huống xấu, tôi sợ điều gì chẳng lành xảy ra. Tôi lại hối hận vì đã quyết định ở lại đây sinh con…

Đến 6 giờ sáng, nữ hộ sinh thông báo với tôi rằng cổ tử cung vẫn không tiến triển, vẫn chỉ mở được 6 phân. Bác sĩ yêu cầu tiêm oxytocin (thuốc gây co bóp tử cung giúp thúc đẻ) nhưng thực sự lúc đó tôi không muốn có thêm một loại thuốc nào vào cơ thể. Tôi xin bác sĩ chờ đợi thêm vì tôi luôn có niềm tin rằng mình đẻ dễ, lần đầu còn dễ thế huống chi lần 2. Đến khoảng 8h30 sáng khi không thể chịu đựng nổi cơn đau nữa, tôi đã bảo chồng xin các bác sĩ được đẻ mổ. Lúc này dường như tôi đã kiệt sức hoàn toàn. Nếu ở trong nước chắc tôi đã được mổ đẻ từ lâu rồi. Vậy nhưng lạ thay, bác sĩ khuyên tôi nên cố gắng chờ thêm và đừng đẻ mổ. Bác sĩ nói con tôi vẫn đang khỏe mạnh, nên mẹ cố gắng đẻ thường để tốt cho cả mẹ và con. Tôi lúc ấy như bị ù tai, chẳng nghe lời khuyên bảo của bất cứ ai cả mà chỉ khăng khăng xin đẻ mổ…

Nữ hộ sinh đã từ từ nói chuyện với tôi. Cô kể với tôi rất nhiều ca sinh nở khó nhưng cuối cùng họ đều vượt qua được cả, nhiều người còn đau đẻ 3-4 ngày vẫn cố gắng đẻ thường, nhiều người có bệnh lý thai kỳ xin được đẻ thường nhưng không thể… Vậy tại sao tôi khỏe mạnh thế này mà cứ xin đi đẻ mổ? Tôi dần bình tâm lại. Nữ hộ sinh cũng khuyên tôi nên tiêm oxytocin để thúc đẩy sinh nở. Nếu sau tiêm 1 giờ mà cổ tử cung vẫn không có tiến triển gì mới thì sẽ cho tôi đi mổ đẻ. Tôi đồng ý. Nói thật là lúc đó tôi chẳng có hy vọng gì vì cổ tử cung của tôi mở 6 phân đã từ lâu lắm rồi, thuốc kích đẻ thì chỉ có tác dụng ở những cơn đau đầu. Nhất là khi đến thời điểm đó sức tôi đã kiệt…

Khoảng 30 phút sau tiêm, những cơn đau co thắt trở lên dữ dội hơn bao giờ hết. Dù đã gây tê ngoài màng cứng nhưng tôi vẫn cảm nhận được những cơn đau. Tôi nghĩ chắc không làm thủ thuật kia thì tôi đau chết mất. Cứ 5 phút một lần, bác sĩ lại kiểm tra cổ tử cung của tôi và thật bất ngờ bác sĩ thông báo cổ tử cung có tiến triển, đã mở được 7 phân. Tôi vui như mở cờ trong bụng vì cơ hội đẻ thường là rất có thể. 10 phút sau, mở được 9 phân, tôi mừng rớt nước mắt…

Vì ca sinh nở của tôi khó nên có đến 3 bác sĩ và hàng chục nữ hộ sinh ở bên cạnh để hỗ trợ tôi sinh nở. Phải đến 3h30 chiều, con gái tôi mới chịu chào đời. Khi con vừa ra khỏi bụng mẹ cũng là lúc tôi ngất lịm đi vì mệt. Dù vậy thật may mắn vì dịch vụ sau sinh ở Pháp cực kỳ hoàn hảo khiến tôi chẳng chút bận tâm sau sinh.

Sau sinh, tôi được nằm trong căn phòng đơn với đầy đủ thiết bị sang trọng và có cả giường cho người nhà nghỉ ngơi. Các nữ hộ sinh ở đây chăm sóc sản phụ rất nhiệt tình. Họ có kho kiến thức chăm trẻ sơ sinh mà tôi đã từng nuôi con rồi nhiều cái cũng chưa biết đến. Nữ hộ sinh ở bệnh viện thành phố nhỏ Bayeux ở Pháp không chỉ phụ trách đỡ đẻ, hướng dẫn các bà mẹ nuôi con, cho con bú mà còn kiêm luôn cả việc của y tá như tiêm thuốc, chăm sóc vết rạch khi sinh thường và vết mổ đẻ.

Những ngày sau sinh, tôi chẳng có sức để chăm con nên nhờ chủ yếu vào các nữ hộ sinh. Thích nhất là 3 đêm trong bệnh viện thì đêm nào cũng có 1 nữ hộ sinh trực để phục vụ các sản phụ và em bé, từ việc thay bỉm cho bé đến đút thuốc giảm đau cho mẹ, vắt sữa cho mẹ. Các nữ hộ sinh cũng chẳng ngại cho bé ăn giúp tôi những khi tôi mệt không thể ngồi dậy hoặc những lúc tôi đang ngủ.

Cũng may mà tôi nghe lời các bác sĩ và nữ hộ sinh chọn sinh thường nên sinh xong 3 ngày tôi đã được xuất viện và tình trạng sức khỏe đã khá ổn định. Nếu sinh mổ chắc tôi phải ở viện hàng tuần. Đến bây giờ, khi bé con đã được 5 tháng nhưng tôi vẫn không thể quên cảm xúc khi đi đẻ ở đây. Có lẽ do đi đẻ xứ người nên tôi lo lắng hơn rất nhiều. May mắn là đội ngũ y bác sĩ ở đây nhiệt tình và tận tình chăm sóc nên ca đẻ của tôi dù khó nhưng đã được mẹ tròn con vuông. Chỉ 5 tháng nữa thôi là gia đình tôi sẽ về nước. 3 năm sống nơi đất khách, đón thêm một thiên thần nhỏ với tôi là những trải nghiệm rất tuyệt vời.

]]>
https://meyeucon.org/30147/sinh-con-tren-dat-phap-cho-toi-nhung-trai-nghiem-thu-vi/feed/ 0
Rạch tầng sinh môn là gì? Bạn đã biết chưa? https://meyeucon.org/29961/rach-tang-sinh-mon-la-gi-ban-da-biet-chua/ https://meyeucon.org/29961/rach-tang-sinh-mon-la-gi-ban-da-biet-chua/#comments Wed, 18 Sep 2013 16:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=29961 Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật nhỏ, khiến âm đạo rộng ra, giúp bé chào đời dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn là một thao tác dạng cắt (rạch) vùng da từ âm đạo hướng xuống dưới hậu môn – còn gọi là vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) để tạo đường rộng cho em bé chui ra.

Rạch tầng sinh môn giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn và hạn chế rách âm đạo do rặn đẻ, nhất là trong lần sinh nở đầu tiên. Nhiều chuyên gia cho rằng, thủ thuật này giúp người mẹ tránh những rắc rối về sau như tình trạng tiểu không kiểm soát.

Rạch tầng sinh môn tốt hơn để rách tự nhiên

Dù thủ thuật rạch có thể gây chảy máu khi chuyển dạ, kéo dài thời gian đau khi phục hồi nhưng phương pháp này giúp vùng kín sẽ ít rách hơn ở lần sinh sau. Ngoài ra, thai phụ được rạch sẽ tránh được những vết rách nghiêm trọng (có thể là rách trực tràng). Không những thế, khi bị rách tự nhiên, vùng kín sẽ phục hồi chậm, bị đau nhiều hơn và khả năng đàn hồi ở các cơ xương chậu cũng kém hơn. Vết rách có thể ảnh hưởng đến cơ vòng ở hậu môn, gây khó khăn khi đi đại tiện hoặc “xì hơi”.

dđ

Những trường hợp cần rạch?

– Người mẹ không biết cách rặn đẻ.

– Đầu của bé quá to so với âm đạo của mẹ.

– Thai trong tình trạng nguy hiểm.

– Trường hợp phải nhờ kẹp forcep (dùng để kẹp vào đầu bé, giúp lôi bé ra ngoài dễ hơn)…
Thủ thuật rạch tầng sinh môn mẹ bầu sinh thường nên biết 1

Mối nguy với sức khỏe

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật không còn xa lạ với thai phụ hiện nay. Nó có thể kèm theo một số nguy cơ như sau cho người mẹ:

– Nhiễm khuẩn.

– Ra máu.

– Sưng phù.

– Thâm tím.

– Đau ở chỗ rạch trong một khoảng thời gian.

Những mũi khâu

Sau khi hoàn thành công cuộc sinh nở, người mẹ sẽ được bác sĩ khâu lại chỗ vừa bị rạch. Tất nhiên là cần một khoảng thời gian nữa thì vết thương mới lành hẳn. Khi khâu, bác sĩ thường dùng chỉ tự tiêu nên sau đó, chỉ sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ.

Nhiều người mẹ cảm thấy cơn đau còn kéo dài 1-2 tuần sau đó. Trong khi một số khác bị đau hàng tháng, hoặc lâu hơn.

Thời điểm lành vết khâu

Đáy chậu hoàn toàn hồi phục khoảng 6 tuần sau sinh. Một số người mẹ có cảm giác hơi căng tức ở vết khâu nhưng nếu bác sĩ nói rằng không vấn đề gì thì bạn không cần lo lắng. Trong lần quan hệ đầu tiên sau sinh, cần chú ý tắm nước ấm và thêm nhiều thời gian cho khúc dạo đầu. Có thể chọn tư thế “phụ nữ bên trên” để dễ dàng điều chỉnh sự xâm nhập và cảm giác thoải mái. Cũng có thể dùng dầu bôi trơn dạng nước để cuộc “giao ban” suôn sẻ hơn. Dầu trơn là công cụ hiệu quả trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vì khi ấy, âm đạo thường khô đi do estrogen giảm.

]]>
https://meyeucon.org/29961/rach-tang-sinh-mon-la-gi-ban-da-biet-chua/feed/ 1
Khóc cười xung quanh chuyện rặn đẻ https://meyeucon.org/29505/khoc-cuoi-xung-quanh-chuyen-ran-de/ https://meyeucon.org/29505/khoc-cuoi-xung-quanh-chuyen-ran-de/#respond Fri, 23 Aug 2013 04:00:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=29505 Có lẽ chỉ chị em nào đã trải qua ca sinh thường mới biết việc rặn đẻ khó khăn như thế nào. Theo số liệu thống kê, có đến 70% sản phụ khi lên bàn đẻ đều không biết cách rặn đẻ đặc biệt với những mẹ lần đầu mang thai. Tâm lý chủ quan và mất bình tĩnh đã khiến các mẹ không thể phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ làm quá trình rặn đẻ bị sai cách hoặc quên luôn cách rặn đẻ dù đã được học bài bản. Quanh vấn đề rặn đẻ này cũng có bao chuyện dở khóc dở cười.

Khổ sở vì không biết rặn đẻ

Dù đã sinh nở đến hơn một năm nhưng cứ mỗi lần có ai hỏi về chuyện đi đẻ, chị Nga (Thanh Oai, Hà Nội) lại cười lớn vì “lỗi” không biết rặn đẻ của mình. Chị kể: “Đã hơn một năm rồi nhưng mình chưa bao giờ quên được chuyện đi đẻ cu Tôm. Chắc cả đời này sẽ không bao giờ quên được mất. Hãi nhất là lúc rặn đẻ. Khi lên bàn đẻ, cổ tử cung mình đã mở được 9 phân, bác sĩ bảo chuyện bị rặn đẻ nhưng mình chẳng biết rặn thế nào cả.”

Theo lời chị kể thì chị thuộc ca đẻ khó, đau bụng đến tận 3 ngày con yêu mới chịu chào đời. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ nhưng đến ngày thứ 2, thứ 3 thì đau dữ dội. Buồn nhất là dù rất đau nhưng cổ tử cung của chị cứ nhích từng phân một. Đến ngày thứ 3, bác sĩ phải tiêm thuốc kích đẻ, tử cung mới mở được 9 phân và chị mới chính thức được lên bàn đẻ. Có lẽ vì đau lâu quá, lại không ăn uống được gì nên chị Nga dường như kiệt sức. Lên đến bàn đẻ thì chị chỉ có thể thở chứ không còn sức mà rặn nữa.

Chỉ chị em nào đã trải qua ca sinh thường mới biết việc rặn đẻ khó khăn như thế nào.
Chỉ chị em nào đã trải qua ca sinh thường mới biết việc rặn đẻ
khó khăn như thế nào.

“Lúc bác sĩ hô bắt đầu rặn, tôi cũng cố gắng dùng hết sức mình để rặn nhưng dường như cơn rặn của tôi nhẹ bị hụt hơi nên đầu con không thể ra được. Bác sĩ càng nói lớn thì tôi càng cuống và cứ rặn tùm lum lên. Hình như lúc ấy các bác sĩ cũng biết tôi bị mệt và mất bình tĩnh nên đã trấn an tôi rằng cố gắng nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, tập trung hết sức để rặn rồi thở ra nhẹ nhàng. Thật may là cu Tôm ngoan, không bắt mẹ phải rặn quá nhiều. Khoảng 15 phút sau đó thì con chào đời. Tôi chỉ kịp nhìn con một cái rồi nhắm mắt thở phào. Sau sinh, bác sĩ còn nhắc đi nhắc lại rằng nếu sinh đứa sau thì phải đi học cách rặn đẻ trước chứ không biết rặn thế này nguy hiểm cho cả mẹ và con. Mà tôi nghĩ cũng đúng, nhỡ may rặn hụt hơi, đầu con vừa ra được lại không còn sức rặn nữa thì quá nguy hiểm. Nếu có tập 2, chắc chắn tôi sẽ phải đi học rặn đẻ”, chị Nga kể tiếp.

Chuyện đón cậu con trai đầu lòng của cặp đôi Trọng – Thu mới có nhiều chuyện để nói. Ngày đó, anh Trọng đang sống và làm việc tại Nhật nên khi tổ chức đám cưới xong, chị Thu cũng sang đó cùng anh và anh chị đã đón bé Cốm ở một bệnh viện tuyến tỉnh của Nhật. Ở bên đó, hầu hết các ca sinh nở, người chồng đều có thể vào phòng sinh để hỗ trợ tinh thần cho vợ. Vì vậy mà anh Trọng được dịp chứng kiến từ đầu đến cuối cảnh vợ chuyển dạ.

“Mỗi lúc tôi quằn quại trong cơn đau đẻ, anh Trọng cũng nhăn mặt đau theo. Mặc dù tôi đau vô cùng nhưng nhìn mặt anh ấy, tôi không thể nhịn nổi cười. Cũng nhờ có anh bên cạnh mà tôi thấy thời gian đau đẻ diễn ra nhanh hơn”, chị Thu tâm sự.

Không chỉ đau cùng vợ, anh Trọng còn tình nguyện đưa tay cho vợ cắn lúc cơn đau lên đỉnh điểm. Mỗi lần bác sĩ hô 1,2,3… rặn là anh cũng hô theo và mặt tỏ rõ vẻ đang rặn theo vợ còn tay thì nắm chặt tay vợ như để tiếp thêm sức mạnh. Sau một hồi rặn đẻ, anh vừa phải lau mồ hôi cho vợ, vừa phải lau mồ hôi cho mình vì anh cũng “đau” không kém vợ mà.

“Đúng là có chứng kiến cảnh vợ đau đẻ mới hiểu được sự vất vả, sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ. Khi nhìn thấy vợ đau quá tôi chỉ sợ cô ấy ngất đi. May mà hai mẹ con đã được mẹ tròn con vuông. Sau khi chứng kiến cảnh vợ sinh nở, càng thấy thương vợ nhiều hơn.”, anh Trọng thủ thỉ.

Nhiều ông chồng khi chứng kiến vợ rặn đẻ còn rặn theo cả vợ. (ảnh minh họa)

Rặn đẻ rặn cả ra phân

Kể lại chuyện sinh nở của mình, chị Hoàng Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa hết xấu hổ. Chị kể hồi mang thai bé Chíp, vì công việc kinh doanh bận rộn cộng với tâm lý chủ quan nên dù nhận được rất nhiều phiếu học tiền sản miễn phí nhưng chị không tham gia được buổi nào. Hậu quả là đến lúc lên bàn đẻ chị không biết rặn đẻ thế nào. Nhưng không biết rặn đẻ như chị Nga thì đã đành, chị Mai lại để lại hậu quả vô-cùng-xấu-hổ.

Chị nói: “Khi lên bàn đẻ mình khỏe lắm vì chỉ đau đẻ có hơn 3 giờ là cổ tử cung đã mở 10 phân. Cứ ngỡ là mình sẽ đẻ dễ ấy thế mà… Lúc bác sĩ hô chuẩn bị rặn, mình lấy sức rặn hết sức có thể. Các mẹ có biết kết quả là gì không? Mình rặn chẳng ra con mà toàn ra phân. Ôi chao là xấu hổ… Lúc đó dù đang đau đẻ lắm lắm nhưng mặt mình vẫn đỏ rực vì ngại. Nhưng dường như các bác sĩ cũng gặp trường hợp này nhiều rồi nên không tỏ ra khó chịu chút nào. Ekíp đỡ đẻ cho mình vẫn tận tình hướng dẫn mình rặn từ từ và đúng cách. Cuối cùng thì mình đã rặn được ra… con. Chỉ khổ anh xã sau đó phải vào dọn “bãi chiến trường” do mình thải ra. Trải nghiệm này mình sẽ không bao giờ quên. Chắc sau này mà con biết mẹ sinh nó thế sẽ buồn cười lắm.”

Kết

Để không bị bỡ ngỡ khi lên bàn đẻ sinh thường, các chuyên gia luôn khuyên chị em bầu cần chuẩn bị vững tâm lý cũng như kiến thức sinh nở. Mẹ bầu nên tham gia các khóa học tiền sản để được hướng dẫn cách rặn đẻ, cách thở khi sinh nở và cách chăm sóc bé sau sinh. Những ông chồng muốn được có mặt trong phòng sinh cùng vợ cũng nên tham khảo kỹ lưỡng kiến thức về chuyện sinh nở để có thể giúp vợ được tốt nhất trong hành trình đón con yêu chào đời.

]]>
https://meyeucon.org/29505/khoc-cuoi-xung-quanh-chuyen-ran-de/feed/ 0
Lá tía tô giúp sinh nở dễ dàng https://meyeucon.org/27011/la-tia-to-giup-sinh-no-de-dang/ https://meyeucon.org/27011/la-tia-to-giup-sinh-no-de-dang/#respond Wed, 03 Apr 2013 07:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=27011 Khi chị em thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì uống nước lá tía tô nấu chín (càng đặc càng tốt). Cách này sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh và sinh dễ dàng.

Hồi mang bầu, do công việc văn phòng khá nhàn rỗi nên mình có nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như học hỏi kiến thức mang thai. Suốt thời gian 9 tháng bầu bí, mình chẳng nghén ngẩm gì, có chăng chỉ là nghén ăn (vì lúc nào mình cũng thèm ăn), nên mình khỏe lắm. Vì vậy hai vợ chồng quyết định sẽ đón con yêu bằng phương pháp sinh thường chứ không đẻ mổ.

Xác định tâm lý sớm như thế nên mình thường xuyên lên mạng tìm hiểu các phương pháp giúp sinh thường dễ dàng. Lời khuyên của các chuyên gia thì đưa ra nhiều lắm nhưng mình chỉ cố gắng thực hiện được một số như ăn uống vừa phải để tránh tăng cân quá nhiều, chăm chỉ tập thể dục… Không chỉ có thế, mình còn được biết khi xuất hiện cơn đau đẻ mà mẹ bầu được kích thích ‘núi đôi’ cũng dễ sinh nở hơn. Tất cả những kiến thức đó mình luôn cố gắng ghi nhớ trong đầu để đến lúc ‘chuyển dạ’ thực hiện.

Một lần mình tình cờ vào diễn đàn dành cho phụ nữ để tham khảo bí kíp giúp đẻ thường dễ, mình đã đọc được phương pháp của một chị là uống nước lá tía tô. Mình đọc thì thấy cách này rất đơn giản, chỉ là khi chị em thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì uống nước lá tía tô nấu chín (càng đặc càng tốt). Cách này sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh và sinh dễ dàng.

Nước lá tía tô giúp chị em sinh thường dễ dàng hơn.
Nước lá tía tô giúp chị em sinh thường dễ dàng hơn.

Thấy cách này dễ, mình đã ghi nhớ vào điện thoại và luôn nhắc nhở mình là gần đến ngày sinh nở sẽ mua lá tía tô về để sẵn trong tủ lạnh. Chỉ chờ có cơn đau chuyển dạ là mình sẽ bảo chồng đun nước này để uống (chỉ sợ đến lúc đau đẻ quá lại quên mất).

Mình nghỉ làm trước ngày dự sinh nửa tháng nhưng đợi mãi vẫn chẳng thấy dấu hiệu gì. Qua ngày dự sinh, tình hình vẫn yên ắng lắm. Thế là mình đun nước lá tía tô uống ngay từ ngày đó nhưng tỷ lệ loãng thôi vì mình đã đọc được rằng có mẹ còn uống nước này từ tuần 32. Thai kỳ của mình lên đến gần một tuần. Mình nhớ như in, hôm đó đang nằm chơi thì thấy xuất hiện cơn đau nhâm nhẩm. Cơn đau mỗi lúc một nhiều hơn và mình đã bảo chồng đun nước lá tía tô thật đặc.

Trên đường đến bệnh viện mình uống hết khoảng nửa lít nước này. Khi đi khám, bác sĩ bảo đã mở được 2 phân. Mình tiếp tục uống và chỉ 1 giờ sau, bé nhà mình đã chào đời. Thế là từ lúc đau đẻ đến lúc con chào đời chỉ tầm 4 giờ. Mình nghĩ như thế là nhanh lắm rồi vì ở bệnh viện có người còn đau đến 2-3 ngày. Mình mà như thế thì có lẽ đau chết mất.

Nhớ uống nước lá tía tô mà mình đã đẻ nhanh thế đấy các mẹ ạ. Các mẹ sắp sinh nở hãy tham khảo cách này nhé. Chính mình đã thực hiện và thấy thật hiệu quả. Đến bây giờ mình vẫn thầm cảm ơn chị trên diễn đàn đã mách cho mình chiêu hay thế này.

]]>
https://meyeucon.org/27011/la-tia-to-giup-sinh-no-de-dang/feed/ 0
Những bất thường phổ biến nhất trong thời kỳ hậu sản https://meyeucon.org/24869/nhung-bat-thuong-pho-bien-nhat-trong-thoi-ky-hau-san/ https://meyeucon.org/24869/nhung-bat-thuong-pho-bien-nhat-trong-thoi-ky-hau-san/#respond Fri, 28 Sep 2012 01:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=24869 Khoảng thời gian sau khi nhau sổ ra cho đến khi các chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục trên cơ thể người mẹ trở lại trạng thái bình thường được gọi là thời kỳ hậu sản, trung bình nó kéo dài 6 tuần. Trong khoảng thời gian đó, có thể có những bất thường xảy ra và sản phụ cần phải biết để đề phòng và điều trị kịp thời.

Chảy máu sau sinh (C.M.S.S)

C.M.S.S bao gồm băng huyết, tụ máu sau may tầng sinh môn và chảy máu muộn.

C.M.S.S do đờ tử cung:

Bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi tử cung không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, tử cung mềm nhão, ấn vào tử cung máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa, cần truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin pha truyền tĩnh mạch chảy nhanh, kết hợp hồi sức, truyền dung dịch cao phân tử, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và xoa nắn trên đáy tử cung giúp cho tử cung co hồi tốt. Cần kiểm tra lòng tử cung sau khi dấu sinh hiệu tạm ổn.

C.M.S.S do tổn thương đường sinh dục:

Nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ tử cung. Sau sinh máu từ âm đạo chảy ra nhiều, khám tử cung co hồi tốt, tử cung có cầu an toàn rõ, kiểm tra bằng dụng cụ thấy có tổn thương đang chảy máu ở đường sinh dục. Cần hồi sức tốt, truyền dung dịch mặn đẳng trương, khi sinh hiệu ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao, giảm đau và giảm sưng nề.

C.M.S.S do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu:

Sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài. Cần truyền dung dịch mặn đẳng trương, dung dịch cao phân tử, huyết tươi đông lạnh và hồng cầu lắng cùng nhóm.

C.M.S.S do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh:

Nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ như: dấu sinh hiệu kém, da xanh, niêm mạc nhợt và xét nghiệm hồng cầu giảm, hematocrit giảm và hemoglobin xuống thấp. Cần truyền dịch với dung dịch mặn đẳng trương, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm nếu cần, khi sinh hiệu ổn cần may lại, lấy hết khối máu tụ, cầm máu kỹ, có thể đặt lame dẫn lưu nếu cần.

C.M.S.S do chảy máu muộn:

Đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, tử cung co hồi chậm, siêu âm tử cung thấy tử cung còn lớn, lòng tử cung có khối hỗn hợp. Xử trí nạo hút lòng tử cung kết hợp truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin truyền tĩnh mạch giúp cho tử cung co hồi tốt để cầm máu, dùng kháng sinh toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Có thể sẽ có nhiều vấn đề về sức khỏe nảy sinh trong thời kỳ hậu sản

Dự phòng chảy máu sau sinh

Tùy theo nguyên nhân C.M.S.S mà ta có dự phòng tốt. Trong băng huyết sau sinh, phòng ngừa hiện nay chủ động xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, nghĩa là chủ động tiêm oxytocin là thuốc co tử cung sau khi thai nhi sổ ra. Ngoài ra, đối với những trường hợp tiên lượng dễ băng huyết sau sinh như: đa thai, đa sản, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có can thiệp sản khoa như trong sinh giúp ta nên lập một đường truyền tĩnh mạch, một chai dịch truyền đẳng trương có kèm oxytocin. Trong C.M.S.S do tụ máu sau may tầng sinh môn hay khâu vết may trong mổ sinh, cần cầm máu kỹ các mạch máu bị đứt do cắt, may theo đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật. Trong chảy máu muộn cần kiểm tra kỹ bánh nhau và màng nhau, lưu ý có các bánh nhau phụ. Trường hợp không chắc chắn có thể kiểm tra buồng tử cung bằng tay, để xem sự vẹn toàn của buồng tử cung.

Bế sản dịch và dự phòng

Triệu chứng của bế sản dịch:

Người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ tử cung đóng kín, dùng tay nong cổ tử cung sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị tử cung lớn, đau nhiều khi ấn đáy tử cung.

Xử trí:

Dùng ngón tay nong cổ tử cung để sản dịch thoát ra ngoài, nếu cổ tử cung cứng chít hẹp không thể nong bằng tay được ta dùng que héga để nong cổ tử cung từ số nhỏ đến que số lớn, có thể dùng thuốc misoprostol đặt âm đạo trước 4 giờ, giúp cho cổ tử cung mềm và cổ tử cung mở kết hợp nong cổ tử cung. Đồng thời dùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch giúp tử cung co hồi tốt, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Phòng tránh

Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng tử cung cũng như phòng ngừa viêm nội mạc tử cung do bế sản dịch. Nhất thiết kiểm tra cổ tử cung sau sinh, cần nong rộng cổ tử cung. Đối với trường hợp sinh mổ chủ động, sau khi bóc nhau ra và lau sạch lòng tử cung cần nong cổ tử cung từ đường mổ xuống đoạn dưới tử cung bằng tay phẫu thuật viên, trước khi may lớp cơ tử cung. Sau khi mổ xong giai đoạn lấy máu cục âm đạo, cần phải nong cổ tử cung một lần nữa.

Sau sinh cần vận động sớm, có thể nằm sấp với thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.

Những rối loạn về đường tiết niệu

Bí tiểu sau sinh:

Trong chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp sau sinh phải cắt may tầng sinh môn, làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh, bằng cách khôi phục lại trương lực bàng quang bằng những biện pháp như: chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Sau những biện pháp trên không thành công, ta đặt sonde tiểu giữ và tháo kẹp mỗi 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp dùng thuốc prostigmin hay xatral dùng thời gian 4 – 5 ngày. Sau đó rút sonde tiểu cho cho người mẹ tập đi tiểu.

Són tiểu:

Ngược lại với trường hợp bí tiểu do co thắt cơ ở cổ bàng quang, những người mẹ bị són tiểu sau sinh là do cơ co thắt cổ bàng quang không tốt, gặp trong trường hợp chuyển dạ kéo dài; sinh đẻ nhiều lần. Khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị: tư vấn cho người mẹ an tâm về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng prostigmin khoảng 1 tuần sẽ ổn định. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có kế hoạch phẫu thuật nâng bàng quang bằng giá đỡ ở đối tượng sinh nhiều mà có tiểu són kéo dài.

Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh

Triệu chứng:

Viêm tắc tĩnh mạch ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 39oC, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng.

Điều trị:

Nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, giảm đau, hạ sốt, có thể dùng Aspirin rất tốt trong trương hợp này, ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông. Sử dụng Heparin, đây là thuốc đầu tay, có vai trò quan trọng điều trị huyết khối và tắc mạch, dùng bằng tiêm tĩnh mạch.

Dự phòng:

Hhoạt động sớm sau khi sinh, không nên nằm lâu trên giường, vận động tay chân, khi nằm gác chân cao giúp sự lưu thông máu tốt.

]]>
https://meyeucon.org/24869/nhung-bat-thuong-pho-bien-nhat-trong-thoi-ky-hau-san/feed/ 0
Nên theo chế độ dinh dưỡng nào sau khi mổ đẻ? https://meyeucon.org/24866/nen-theo-che-do-dinh-duong-nao-sau-khi-mo-de/ https://meyeucon.org/24866/nen-theo-che-do-dinh-duong-nao-sau-khi-mo-de/#comments Thu, 27 Sep 2012 23:00:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=24866 Hỏi: Em năm nay 27 tuổi, em mới sinh bé được một tuần và phải mổ đẻ vì ngôi ngược. Hiện tại, em vẫn cảm thấy rất đau vùng vết mổ đồng thời sản dịch còn ra nhiều.

Em không phải dùng thuốc kháng sinh nữa nhưng lượng sữa mẹ vẫn chưa nhiều, cháu bé lại háu ăn nên em sợ không đủ sữa cho con bú. Do mổ đẻ nên em phải ăn kiêng rất nhiều thứ, số lượng thức ăn em ăn được cũng rất ít vì ăn mãi một thứ (thịt nạc, rau ngót, bí đao…) em thấy rất chán. Xin bác sỹ tư vấn cho em chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm được triệu chứng đau vết mổ, đồng thời làm sản dịch nhanh hết và vẫn đủ sữa cho em bé bú. Trong giai đoạn này, em không sử dụng thuốc nên chỉ có thể tác động bằng chế độ ăn. Em cảm ơn bác sỹ!

Bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước…

Trả lời: Chào bạn!

Tình trạng hiện tại của bạn hết sức bình thường. Sau khi mổ đẻ, vết mổ sẽ đau một thời gian đồng thời sản dịch sẽ ra nhiều. Thời gian bình thường, sản dịch có thể tới 1,5 tháng sau sinh. Việc dùng kháng sinh kết hợp ăn uống kém sẽ làm cơ thể người mẹ không tiết ra đủ sữa cho em bé bú. Như bạn đã nói, hiện tại bạn đã dừng kháng sinh, không sử dụng bất cứ thuốc nào để hỗ trợ tình trạng trên và thật sự bạn cũng không cần dùng thuốc. Những lời khuyên cho bạn lúc này là một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất để lấy lại dược sức khỏe của mình:

– Bỏ chế độ ăn kiêng: Ăn kiêng là thói quen có nguồn gốc từ suy nghĩ thiếu khoa học của dân gian ta từ ngày xưa. Nhưng theo quan niệm của y học hiện đại, các phụ nữ sau sinh không cần ăn kiêng gì cả, chỉ cần đảm bảo thức ăn an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và có tính mát (nhuận tràng). Trong giai đoạn này, bạn ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi…bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của mình nhé!

– Lượng sữa của bạn bị hạn chế, vì vậy bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước… Ngoài ra, cho con bú đều đặn, bú đều cả hai bên sẽ làm cơ thể bạn tăng tiết Prolactin để sản xuất sữa nhiều hơn vì động tác mút núm vú của em bé sẽ kích thích hệ thần kinh, thể dịch của người mẹ làm tăng tiết sữa. Chính vì thế, những bà mẹ ít sữa nếu càng ít cho con bú, việc tiết sữa sẽ càng hạn chế. Bạn luôn phải nhớ rằng cho con bú thường xuyên mới giúp cơ thể điều tiết được lượng sữa bình thường.

– Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Các loại tôm là một sự lựa chọn lý tưởng. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra trong tôm có những hoạt chất gây tác dụng này. Bạn có thể chế biến tôm dưới nhiều hình thức khác nhau để hấp dẫn thêm khẩu vị của mình.

– Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp (xôi), rau muống, lòng trắng trứng gà… Đây là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

Những dấu hiệu bạn cần theo dõi là đau bụng dưới kèm theo sốt, sản dịch ra bất thường (số lượng không giảm dần, tính chất dịch không loãng dần…), lúc đó bạn cần đi khám lại để loại trừ các bất thường thời kỳ hậu sản.

Chúc hai mẹ con sức khỏe, hạnh phúc!

]]>
https://meyeucon.org/24866/nen-theo-che-do-dinh-duong-nao-sau-khi-mo-de/feed/ 5
Sinh mổ không hẳn đã tốt https://meyeucon.org/24827/sinh-mo-khong-han-da-tot/ https://meyeucon.org/24827/sinh-mo-khong-han-da-tot/#comments Thu, 20 Sep 2012 23:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=24827 Sau một tuần bàn bạc để ông bà nội chọn ngày chào đón Rồng con, vợ chồng tôi ‘tay xách nách mang’ đồ đạc đến bệnh viện để chờ mổ đẻ. Sau một loạt các thủ tục cần thiết: nộp thẻ bảo hiểm, nộp hồ sơ sinh, khai tên con, ký giấy cam đoan, thay áo váy tôi tạm biệt người thân đi vào phòng mổ đẻ. Phòng sinh mổ hiện đại với đầy đủ tiện nghi và một ekip làm việc chuyên nghiệp làm tôi choáng ngợp và rất hài lòng.

Trong thời gian mang thai, tôi tăng cân “phi mã” lại mắc chứng tiểu đường thai kỳ cộng với tâm lý nhát gan, sợ đau, tôi quyết định lựa chọn phương pháp sinh mổ để đón con yêu chào đời. Cả nhà tôi đều tán thành với lựa chọn này vì chị dâu tôi cũng đã sinh cháu bằng phương pháp sinh mổ và rất nhẹ nhàng.

Sau một tuần bàn bạc để ông bà nội chọn ngày chào đón Rồng con, vợ chồng tôi ‘tay xách nách mang’ đồ đạc đến bệnh viện để chờ mổ đẻ. Sau một loạt các thủ tục cần thiết: nộp thẻ bảo hiểm, nộp hồ sơ sinh, khai tên con, ký giấy cam đoan, thay áo váy tôi tạm biệt người thân đi vào phòng mổ đẻ. Phòng sinh mổ hiện đại với đầy đủ tiện nghi và một ekip làm việc chuyên nghiệp làm tôi choáng ngợp và rất hài lòng.

Ban đầu tôi được thoa lên bụng thứ dung dịch sát khuẩn, rồi được ngăn cách tầm nhìn bằng tấm vải xoa màu xanh. Trái với lo lắng ban đầu của tôi rằng các bác sĩ, y tá thường khó tính và cau có với bệnh nhân, ekip mổ cho tôi hôm đó vô cùng thoải mái. Càng lúc tôi càng cảm thấy lựa chọn của mình là đúng khi trước mặt tôi là một không gian hiện đại và sạch sẽ chứ không phải như những gì tôi từng nghe về chốn sinh thường với đầy rẫy “bom thải” của các mẹ trong cơn đau đớn rặn đẻ.

Với tâm lý sợ đau, tôi đã lựa chọn phương pháp sinh mổ.

Các bác sĩ trong ekip mổ cho tôi làm việc rất chuyên nghiệp, họ vừa thoăn thoắt thao tác, vừa làm tôi bật cười với những câu hỏi dí dỏm nhằm mục đích trấn an tinh thần. Cứ thế tôi mải miết theo những câu hỏi, câu trả lời và những chuyện hài hước của ekip làm việc mà không hề biết rằng mình đã vượt qua cửa ải đau đớn nhất của người đàn bà để hạ sinh ra một nhóc con kháu khỉnh. Cho đến khi tiếng một cô ý tá xuýt xoa: “Thằng cu khôi ngô quá!” và tiếng con yêu oe oe tôi mới chợt bừng tỉnh rằng mình đã đi qua cơn chuyển dạ. Cảm xúc trong người chợt dâng trào và mắt tôi bỗng trào lệ. Tôi nhắm mắt lại, cảm nhận những thay đổi bên trong cơ thể và mỉm cười nghĩ “vượt cạn đơn giản thế sao!?”.

Nhưng có lẽ những lời than vãn, chia sẻ của chị em trên các diễn đàn phụ nữ về sự đau đớn khi đi đẻ không phải là chuyện hoang đường. Sau cuộc chuyển dạ vô cùng nhẹ nhàng, tôi phải đối mặt với những cơn đau đớn mà chưa bao giờ tôi trải qua. Một cảm giác hụt hẫng và hối hận sau khi đã lựa chọn phương pháp sinh mổ.

Ác mộng cơn đau sau đẻ mổ

Không biết cảm giác đau đẻ khi chuyển dạ thế nào nhưng những cơn đau sau sinh mổ đã làm tôi nhớ mãi. Người ta bảo sinh thường chỉ đau đớn lúc chuyển dạ thôi, còn đến khi con chào đời là coi như mọi chuyện đã xong còn tôi sinh mổ thì phải đối mặt với bao khó khăn sau sinh. Những cơn đau đến xa xẩm mặt mày, đến tê dại thịt da ngay khi mũi thuốc tê vừa hết tác dụng. Nó khiến tôi không thể đứng – tất nhiên, không thể ngồi, cũng chẳng thể nằm bởi tất cả những điều này đều có thể kéo căng vùng da nơi vết mổ. Cả ngày đầu tiên sau mổ, tôi luôn phải ở trong tư thế nửa nằm nửa ngồi và tránh hết sức những cử động hay vặn vẹo người để giữ cho vùng vết thương không mảy may nhúc nhích. Mọi việc ăn, uống, vệ sinh, thay đồ… tất tật đều dựa vào chồng. Vài tuần sau, tôi hết đau. Nhưng sau này, ngay cả khi thằng cu được một tuổi thì mỗi lẫn lỡ va quệt vào vết mổ cũ hoặc thời tiết thay đổi, tôi vẫn phải nhăn nhó.

Sau những cơn đau sau mổ là những khó nhọc của việc tập đi. Ngược đời làm sao chứ. Trong khi các mẹ sinh thường sau một ngày là có thể đi lại bình thường và có thể xuất viện được thì tôi mất đứt ba ngày gần như chỉ xê dịch trên giường và tập đi như một đứa trẻ con. Cái bước chân đầu tiên sau ngày “lột xác” mới khó nhọc làm sao. Chân đi được một bước mà mắt chan chứa nước. Song để giải tỏa được trăm mối lo bắt nguồn từ cái sự nằm bất di bất dịch, từ nỗi lo dính ruột, đường tiêu hóa không thông cho đến nỗi phấp phỏng về sự trở lại của một cơ thể bình thường, thì sự đau đớn về thể chất tôi đành cố gạt bỏ hết.

Sau sinh mổ, tôi vật vã chịu đựng những cơn đau thấu trời.

Người ta đẻ xong là thấy mặt con, được ôm con trong lòng còn tôi mãi đến 4 ngày sau sinh mới được ôm con trong lòng. Suốt những ngày dài sau sinh, tôi chẳng được ăn uống gì ngoài cháo loãng vì không thể đánh hơi được. Nhiều lúc nằm trên giường nghĩ về con mà thấy mình vô tác dụng vô cùng. Không biết giờ này con mình đang được ai chăm sóc, chăm sóc thể nào. Lúc đó tôi nghĩ chắc con cũng đã cần mình lắm và trong cơn mê tỉnh của cơn đau, tôi thấy hai mẹ con được nằm ôm nhau trên giường và cười đùa thoải mái. Tỉnh dậy mới biết đó là những cơn mê. Sự thật thật phũ phàng…

Mòn mỏi chờ sữa…

Câu khẩu hiệu “nên cho con bú ngay 1 giờ đầu sau sinh” rồi “sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ nhỏ” cứ ám ảnh trong đầu tôi nhưng tôi lấy đâu ra sữa mà cho con bú. Hồi mang bầu, tôi tham khảo sách báo còn được biết có nhiều mẹ rò rỉ sữa non ngay từ những tháng cuối thai kỳ, không thì cũng chỉ 1-2 ngày sau sinh là có sữa. Vậy mà gần một tuần trời, tôi mòn mỏi đợi chờ những giọt sữa non đầu tiên. Mặc dù con trai thèm hơi sữa mẹ cứ dúi miệng vào đầu ti tích cực mút mà sữa đâu cũng chẳng thấy về.

Rồi đến lượt bà nội, bà ngoại dở chiêu gọi sữa về cho tôi. Mẹ tôi đun nắm lá mít to rồi dùng nước đấy mà lau đầu ti, sau đó bà còn lấy lược chải xuôi bảy cái với hy vọng sữa sẽ về dồi dào như nhựa mít. Bà nội thì ngày ngày cặm cụi trong bếp hầm những món bổ sữa với móng giò, đu đủ… Phải đến 6 ngày ròng, những giọt sữa đầu tiên trên đầu ti tôi mới xuất hiện. Thế là hết mộng cho con bú ngay sau sinh để giảm được rủi ro mắc các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch. Nhiều khi tôi thấy mình thật vô tích sự. Trong lúc nghĩ mông lung, tôi đổ tội cho cái sự lựa chọn sinh mổ để mẹ vừa bị đau đớn mà con lại phải thiệt thòi thế này.

Sau một tuần ở bệnh viện về, câu đầu tiên tôi nói với chồng là sẽ không bao giờ sinh mổ nữa. Chắc sẽ phải kế hoạch dài dài nữa tôi mới có đủ can đảm để sinh con tập 2 nhưng khi đến lần sau tôi sẽ cố gắng ăn uống điều độ, tập luyện thể thao để được sinh thường. Nếu biết trước sinh mổ thế này, tôi đã không chọn.

]]>
https://meyeucon.org/24827/sinh-mo-khong-han-da-tot/feed/ 6
Đau đầu vì chuyện chọn nơi sinh con https://meyeucon.org/24801/dau-dau-vi-chuyen-chon-noi-sinh-con/ https://meyeucon.org/24801/dau-dau-vi-chuyen-chon-noi-sinh-con/#respond Wed, 19 Sep 2012 04:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=24801 Chủ đề chọn nơi sinh lại nóng lên. Anh Lâm thì nhất quyết muốn vợ về quê nội sinh con để được ông bà chăm sóc cho. Theo anh thì ở trên này vừa chật chội, anh lại phải đi làm cả ngày không chăm sóc được 2 mẹ con mà bà ngoại ở quê cũng bận, không thể lên trên này suốt chăm cháu được nên về quê là thượng sách nhưng chị vợ thì lo lắng rất nhiều khi không có chồng bên cạnh.

Ngày nay lượng người lên thành phố sinh sống ngày càng đông vì thế việc chọn lựa nơi đón con yêu chào đời đối với nhiều cặp đôi ngoại tỉnh không phải là chuyện đơn giản. Không chỉ có thế, nhiều cô gái chót lấy chồng tỉnh lẻ cũng phải điên đầu vì bắt về nhà nội sinh con.

Vợ chồng cãi nhau vì chọn chỗ sinh con

Ngay từ hồi mới biết tin có bầu, vợ chồng Lâm đã bàn tính đến chuyện nên về quê sinh con hay ở lại Hà Nội. Vốn là anh chị ở cùng quê Ninh Bình, lên Hà Nội học tập rồi ra trường làm việc luôn ở đây. Vì cưới nhau khi mới chân ướt chân ráo đi làm nên đến giờ vẫn cảnh thuê nhà để ở. Căn phòng anh chị ở hiện tại chỉ khoảng 16m2 cộng với chiếc gác xép nhỏ nên nếu thêm em bé cộng với bà nội hoặc bà ngoại chăm sóc nữa thì chật chội lắm. Vì vậy mà ngay từ những ngày đầu anh Lâm đã muốn cho chị về quê sinh. Nhưng giá được về quê ngoại thì chị đồng ý luôn nhưng đằng này lại buộc phải về quê nội sinh nở không thì sẽ không vừa lòng các cụ. Vì thế mà chị vợ cứ khăng khăng đòi ở lại thành phố rồi đón bà ngoại lên chăm.

Nhiều cặp vợ chồng cãi nhau vì không quyết định được nơi sinh con.

Bẵng đi một thời gian không bàn tính đến chuyện đó rồi cũng gần đến ngày sinh nở, chủ đề chọn nơi sinh lại nóng lên. Anh Lâm thì nhất quyết muốn vợ về quê nội sinh con để được ông bà chăm sóc cho. Theo anh thì ở trên này vừa chật chội, anh lại phải đi làm cả ngày không chăm sóc được 2 mẹ con mà bà ngoại ở quê cũng bận, không thể lên trên này suốt chăm cháu được nên về quê là thượng sách nhưng chị vợ thì lo lắng rất nhiều khi không có chồng bên cạnh. Chị trăn trở: “Bọn mình cưới nhau xong là lại lên thành phố làm ăn luôn, đã ở nhà chồng làm dâu được mấy ngày đâu. Giờ tự nhiên về nhà chồng sống, nhất là khi không có chồng ở bên cạnh. Mà thời gian ở cữ mình phải kiêng cữ nhiều, làm sao cái gì cũng nhờ bố mẹ chồng được”.

Lý do đó vẫn chưa thuyết phục được chồng, thành ra chị suy nghĩ nhiều và lo đến chuyện anh ở trên Hà Nội “ăn chả” với cô nào đó vì chị nghe nói thời gian vợ bầu bí và sau sinh chồng hay đi ngoại tình lắm. Một buổi tối hai vợ chồng đang bàn tính đến chuyện đó rồi chị bột phát nói ra nghi ngờ của mình khiến anh chị cãi nhau không thèm nói chuyện cả tuần liền.

Sau đó, anh phải nhờ mẹ đẻ của chị thuyết phục, rồi khuyên chị chỉ cần ở nhà chồng hết 1 tháng cữ rồi chuyển về nhà mẹ đẻ ở là được. Đến lúc ấy chị mới bằng lòng quyết định về quê sinh nở.

Bất hòa với cả bố mẹ

Cũng giống như vợ chồng Lâm về chuyện chọn chỗ sinh nở nhưng chị Hiền lại rơi vào hoàn cảnh khác. Hai anh chị quê ở Hải Dương nhưng đều làm việc trên Hà Nội. Từ hồi có bầu, anh chị đã quyết định sinh con trên thành phố nhưng ông bà nội, ngoại thì cứ muốn cho chị về quê sinh. Mẹ chồng chị bảo: “Đây là thằng cháu đích tôn nên tôi phải đón nó chào đời. Mà lên thành phố thì tôi già cả không lên được. Ở quê bây giờ điều kiện vật chất cũng hiện đại, lại gần bố mẹ hai bên, rồi thì đỡ tốn kém. Bao nhiêu lợi ích thế mà sao anh chị lại muốn sinh thành phố.” Quan điểm của chị Hiền lại khác hẳn với suy nghĩ của mẹ chồng. Chị đã nghe nói rất nhiều ca sinh nở ở quê do trình độ bác sĩ kém, không xử lý được khi tình huống xấu sảy ra trong quá trình sinh nở khiến sản phụ rơi vào tình huống nguy kịch.

Mà về quê còn không được gần chồng, lại sống với bố mẹ chồng không quen nên chị lo lắng lắm. Hai vợ chồng thì quyết tâm bảo vệ quan điểm ở lại thành phố sinh con nhưng phải nói với ông bà thế nào đây? Cuối cùng anh đã nghĩ ra cách là dựa vào bảo hiểm xã hội cơ quan đóng cho, chi trả cho toàn bộ ca sinh nở nên chẳng tốn kém gì. Anh còn bắt taxi đưa mẹ lên thành phố sống cùng từ khi vợ mang bầu tháng thứ 9 để bà quen dần với cuộc sống thành thị. Thế là cuối cùng mẹ anh mới nguôi giận và không bắt chị về quê sinh nữa.

Với những cặp vợ chồng ngoại tỉnh là thế, khổ nhất là những cô dâu thành phố lấy chồng quê bị bắt về nhà nội sinh con. Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) kể: “Không về nhà chồng sinh con thì các cụ bảo khinh người nhà quê nhưng nói thật mình không yên tâm sinh nở ở đó tí nào. Ở trên này mình đã theo một bác sĩ suốt cả 9 tháng thai kỳ vì vậy có vấn đề gì bác sĩ hiểu rõ nhất. Bây giờ tự nhiên về quê sinh, nghe không ổn tí nào. Mà mình quen với lối sống ở phố, về quê chẳng quen biết ai, lại sống xa chồng, khó lắm.”

Cuối cùng, chị bàn với chồng sẽ quyết định sinh ở thành phố rồi đầy tháng con sẽ về thăm ông bà. Hy vọng các cụ ở quê vì con vì cháu sẽ hài lòng với quyết định của anh chị.

Việc ở lại thành phố hay về quê sinh con là nỗi trăn trở của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ. Sinh ở đâu cũng có cái lợi và mặt hạn chế. Tuy nhiên, các cặp đôi nên suy tính kỹ lưỡng đối với hoàn cảnh từng gia đình để chọn nơi sinh cho phù hợp và không để vì một chuyện nhỏ này mà gây bất hòa trong gia đình.

]]>
https://meyeucon.org/24801/dau-dau-vi-chuyen-chon-noi-sinh-con/feed/ 0