Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 15 vấn đề khó chịu của phụ nữ mang thai (phần 3) https://meyeucon.org/35080/15-van-de-kho-chiu-cua-phu-nu-mang-thai-phan-3/ https://meyeucon.org/35080/15-van-de-kho-chiu-cua-phu-nu-mang-thai-phan-3/#comments Thu, 21 Aug 2014 15:00:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=35080  Cảm giác nóng nực, những tổn thương về tĩnh mạch, hiện tượng chuột rút là 3 vấn đề tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập tới trong phần này. Ở đây, chúng tôi chủ yếu gợi ý cho các mẹ bầu những cách ngăn ngừa, làm giảm sự khó chịu của 3 vấn đề trên.

ba bau mua he
Mặc quần áo sợi cotton sẽ giúp giảm nhiệt cho mẹ bầu

Cảm giác nóng nực

Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy nóng nực hơn bình thường. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố và sự tăng cung cấp máu cho da. Bạn cũng có thể bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Sẽ có ích cho bạn trong trường hợp này nếu:

– Mặc quần áo rộng, làm từ sợi tự nhiên vì đây là những chất thấm mồ hôi tốt và thoáng hơn sợi tổng hợp.

– Giữ cho căn phòng của bạn mát mẻ bằng cách sử dụng quạt điện, điều hòa, đón gió tự nhiên…

– Tắm rửa thường xuyên để giúp bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn

Sử dụng quần hỗ trợ có ích trong việc
Sử dụng quần hỗ trợ khi bị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Chứng giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị phình to ra. Các tĩnh mạch ở chân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thai kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy bị giãn tĩnh mạch ở âm hộ (cửa âm đạo). Giãn tĩnh mạch thường trầm trọng hơn tam cá nguyệt thứ 3. Trong giai đoạn này, các tĩnh mạch bị sưng giãn và sậm màu, các tĩnh mạch mạng nhện bị vỡ, tổn thương sẽ xuất hiện trên chân, một số trường hợp có thể rất nghiêm trọng. Vấn đề về tĩnh mạch sẽ được cải thiện sau khi sinh.

Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch tĩnh mạch, bạn nên:

– Cố gắng tránh việc phải đứng trong thời gian dài

– Không nên ngồi với hai chân bắt chéo

– Cố gắng không tăng cân quá nhiều vì như thế thường làm tăng huyết áp

– Ngồi với đôi chân của bạn được đưa lên cao nhất có thể, như vậy sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu của bạn.

– Dùng quần hỗ trợ, loại quần này cũng có thể giúp hỗ trợ cơ bắp chân của bạn

– Hãy cố gắng ngủ với đôi chân được đặt cao hơn so với phần còn lại của cơ thể bạn. Bạn có thể sử dụng những chiếc gối để kê chân lên cao.

– Thực hiện các bài tập phần chân và các bài tập trước sinh khác, chẳng hạn như đi bộ và bơi lội, các hoạt động này sẽ giúp sự tuần hoàn của bạn tốt hơn.

Hãy thử những bài tập chân sau đây:

+ Gập và duỗi chân của bạn lên xuống 30 lần

+ Xoay bàn chân của bạn tám lần theo một chiều nào đó rồi xoay tám lần theo chiều ngược lại. Lặp lại với chân kia.

Chuột rút khi mang thai

Chuột rút là một cơn đau nhói bất ngờ, thường ở cơ bắp chân hoặc bàn chân của bạn. Nó thường hay xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm. Không ai biết được cái gì gây ra hiện tượng đó và tại sao nó lại thường có thể xảy ra trong thai kỳ.

Khi bị chuột rút, bạn có thể chà sát mạnh để giảm đau
Khi bị chuột rút, bạn có thể chà sát mạnh để giảm đau

Tránh chuột rút

Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ, đặc biệt là những chuyển động ở mắt cá chân và chân sẽ cải thiện lưu thông và có thể giúp ngăn ngừa chuột rút xảy ra.

Bạn hãy thử những bài tập chân sau đây:

– Gập và duỗi chân của bạn lên xuống 30 lần nhanh và mạnh

– Xoay bàn chân của bạn tám lần theo một chiều nào đó rồi xoay tám lần theo chiều ngược lại. Lặp lại với chân kia.

Làm thế nào để giảm cơn đau do chuột rút

Khi bị chuột rút, sẽ có ích cho bạn nếu bạn kéo mạnh ngón chân của mình về phía mắt cá hoặc chà sát mạnh vào vùng cơ bị đau. Bạn có thể tìm và vận dụng nhiều cách trị chuột rút, nhưng hãy nhớ luôn luôn tham khảo ý kiến ​​của những người có kinh nghiệm, bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau trong thai kỳ.

]]>
https://meyeucon.org/35080/15-van-de-kho-chiu-cua-phu-nu-mang-thai-phan-3/feed/ 1
Phụ nữ mang thai và bệnh lý tuyến giáp https://meyeucon.org/23346/phu-nu-mang-thai-va-benh-ly-tuyen-giap/ https://meyeucon.org/23346/phu-nu-mang-thai-va-benh-ly-tuyen-giap/#respond Wed, 06 Jun 2012 03:48:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=23346 Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hoóc-môn tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hoóc-môn trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề.

Theo các nghiên cứu, tại Mỹ có khoảng 3 – 4% số phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Do nằm trong vùng bị thiếu iod nên các thai phụ ở Việt Nam có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao hơn.

Các rối loạn này có thể tồn tại từ trước nhưng đa phần là xuất hiện sau khi thụ thai. Dù xuất hiện từ bao giờ nhưng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi.

Việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hoóc-môn tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hoóc-môn trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề. Tại Mỹ, khoảng 2,5% số phụ nữ có thai bị suy giáp. Hậu quả của suy giáp ở người mẹ là tăng huyết áp, còn với thai nhi thường là sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt là trẻ đẻ ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. Cường chức năng tuyến giáp ở các thai phụ tuy ít gặp hơn, khoảng 1,7% số phụ nữ có thai bị bệnh này, nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, thai nhẹ cân, tiền sản giật, đẻ non… và nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ với tỉ lệ tử vong cả mẹ và con lên đến gần 100%.

Việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỉ lệ tử vong ở cả mẹ và con, nó còn đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt. Điều trị càng sớm thì nguy cơ bị biến chứng ở cả mẹ và con sẽ càng thấp.

Các thai phụ có nguy cơ cao bị mắc bệnh tuyến giáp nếu:

– Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp…

– Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em…) bị bệnh tuyến giáp.

– Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước.

– Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh…

– Người bệnh đái tháo đường týp 1.

– Có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus…

Những người nghi ngờ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám tại các khoa nội tiết ngay khi biết mình có thai. Nội dung gồm:

– Khám lâm sàng kiểm tra xem có bướu cổ không.

– Làm xét nghiệm máu các hoóc-môn FT4 và TSH.

– Những trường hợp nghi ngờ sẽ được cho làm thêm siêu âm tuyến giáp và một số xét nghiệm máu đặc biệt.

Những thai phụ được chẩn đoán rõ có bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị ngay để đưa nồng độ hoóc-môn giáp về bình thường càng nhanh càng tốt. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được kiểm tra lại sau vài tuần để xác định chắc chắn. Một điều may mắn là các thuốc điều trị bệnh tuyến giáp (cả cường và suy giáp) đều không đắt, dùng đường uống được và an toàn cho thai nhi.

]]>
https://meyeucon.org/23346/phu-nu-mang-thai-va-benh-ly-tuyen-giap/feed/ 0
Hiện tượng chảy máu ở hậu môn khi mang thai https://meyeucon.org/22935/hien-tuong-chay-mau-o-hau-mon-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/22935/hien-tuong-chay-mau-o-hau-mon-khi-mang-thai/#respond Sun, 13 May 2012 23:24:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=22935 Chảy máu hậu môn thường gây ra bởi bệnh trĩ – chứng giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng.Đây là vấn đề lo lắng của nhiều chị em khi đang mang thai. Chúng ta hãy tìm hiểu đôi điều xung quanh vấn đề này.

Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn trong khi mang thai

Chảy máu hậu môn thường gây ra bởi bệnh trĩ – chứng giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng. Bệnh trĩ tương đối phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng cuối và những tuần đầu sau sinh. Nếu bạn ráng sức trong khi đi tiêu, đi phân cứng, hoặc chà xát khi lau, các tĩnh mạch bị sưng lên này có thể chảy máu.

Những vết nứt hậu môn cũng là một nguyên nhân gây chảy máu trực tràng. Những vết nứt đau trên niêm mạc hậu môn có thể do bạn đi phân cứng – hậu quả của chứng táo bón thường gặp trong thai kỳ.

Chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?

Thường là không nguy hiểm, tuy nhiên bạn vẫn cần thông báo cho bác sĩ khám thai biết để được kiểm tra chắc chắn rằng bạn không bị vấn đề về sức khỏe nào nghiêm trọng hơn.

Chảy máu do bệnh trĩ thường tự hết, đặc biệt nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống để tránh táo bón. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bạn sẽ cần được điều trị, và có thể cần đến một phẫu thuật nhỏ.

Ngoài ra, nếu bạn thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc trong quần lót, đôi khi bạn khó biết được liệu những vết máu này là từ trực tràng hay âm đạo. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân chính xác của các triệu chứng bạn đang gặp phải.

Làm thế nào để ngăn chặn vấn đề này?

Cả bệnh trĩ và nứt hậu môn thường do táo bón gây nên, vì vậy thực hiện một chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp để tránh táo bón sẽ hữu ích cho bạn. Dưới đây là một số lời khuyên để ngăn ngừa và giảm táo bón:

– Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, trái cây tươi và rau mỗi ngày.

– Uống nhiều nước – ít nhất 6-8 ly một ngày. Một ly nước ép trái cây mỗi ngày cũng rất hữu ích.

– Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, bơi lội, và yoga – tất cả có thể giúp giảm táo bón và khiến bạn cảm thấy săn chắc và khỏe mạnh hơn.

– Không nhịn đi đại tiểu tiện.

– Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc bổ sung chất xơ.

– Hãy hỏi bác sĩ xem việc tạm thời chuyển sang dùng một vitamin cho phụ nữ mang thai ít sắt hơn có ý nghĩa hay không.

Một số gợi ý thêm để phòng và làm dịu bệnh trĩ:

– Thực hành bài tập Kegel mỗi ngày: Co chặt các cơ xung quanh âm đạo và hậu môn của bạn, giữ như thế từ 8-10 giây, rồi thả lỏng và thư giãn. Lặp lại 25 lần. Khi luyện tập, lưu ý không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, nếu thấy mỏi các cơ này tức là bạn chưa tập đúng cách). Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập, nếu bụng hơi phập phồng thì chưa đúng kỹ thuật. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.

Bài tập Kegel làm tăng lưu thông máu trong khu vực trực tràng và tăng sự dẻo dai cho cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ. Chúng cũng tăng cường sức đàn hồi của các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo, do đó có lợi cho quá trình phục hồi sau khi sinh em bé.

– Một số phụ nữ cảm thấy thoải mái khi chườm đá hoặc nước lạnh vùng hậu môn, trong khi số khác thích chườm nóng. Hãy thử phương pháp điều trị luân phiên nóng và lạnh: Ban đầu là chườm bằng một túi lạnh sau đó rửa lại bằng nước ấm.

– Sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, trắng, loại này ít gây kích thích hơn các loại có màu và mùi thơm. Rửa bằng nước cũng làm dịu tình trạng của bạn. Bạn có thể sử dụng khăn giấy ướt để thay thế.

– Trong trường hợp đau khó chịu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một loại thuốc tê tại chỗ hoặc thuốc đặt an toàn. Có rất nhiều sản phẩm điều trị trĩ trên thị trường, nhưng bạn cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thử bất cứ loại thuốc nào. Hầu hết các sản phẩm này chỉ được dùng trong một thời gian điều trị ngắn (một tuần hoặc ít hơn). Sử dụng lâu dài có thể gây viêm nhiều hơn.

]]>
https://meyeucon.org/22935/hien-tuong-chay-mau-o-hau-mon-khi-mang-thai/feed/ 0
Để không rơi vào trạng thái mệt mỏi khi mang bầu https://meyeucon.org/22900/de-khong-roi-vao-trang-thai-met-moi-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/22900/de-khong-roi-vao-trang-thai-met-moi-khi-mang-bau/#respond Sat, 12 May 2012 02:31:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=22900 Ở hầu hết các thai phụ thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ, khi cơ thể sản xuất ra nhiều loại hoormon mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, những sự thay đổi về tâm lý và thể chất trong quá trình thai nghén cũng có thể gây nên tâm trạng căng thẳng về mặt tâm thần và cảm xúc đối với chị em.

Mang thai là khoảng thời gian vui mừng, hạnh phúc và cũng bận rộn nhất để chuẩn bị chào đón thêm thành viên mới trong gia đình. Sau tất cả, cảm giác mệt mỏi khi mang thai lại xuất hiện và trên thực tế triệu chứng này không phải là hiếm gặp. Cùng với ốm nghén, mệt mỏi là những tác dụng phụ đầu tiên trong thời kỳ thai nghén. Bạn sẽ không thể thoát khỏi hẳn chứng bệnh này nhưng có một số cách có thể giúp bạn giảm mệt mỏi sau đây:

Thai phụ nên ăn các loại rau xanh có lá xanh đậm, quả hạch và các loại hạt...

Ngủ đủ và đúng giờ:

Biểu hiện của chứng mệt mỏi thai kỳ là bạn sẽ buồn ngủ hơn bình thường và thông thường các bà bầu sẽ chìm vào giấc ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, nhất là ở giai đoạn mang thai đầu tiên. Do ngủ quá nhiều càng khiến bà bầu mệt mỏi. Cách khắc phục ở đây là bạn đừng nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đừng đi ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy mệt mỏi và muốn nằm xuống. Nên có những giấc ngủ sâu vào ban đêm và ngủ đủ giấc là được.

Ăn uống đủ chất:

Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm nhiều chất sắt và protein sẽ giúp thai phụ giảm tâm trạng mệt mỏi; đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên chất, mì sợi, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt. Nếu không ăn được nhiều, thai phụ có thể chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Hãy thường xuyên uống nước cam quýt khi ăn các loại thực phẩm chứa sắt, nhằm giúp cơ thể hấp thu chất sắt được tốt hơn. Trong trường hợp cần bổ sung thêm vitamin và chất sắt trước khi sinh, thai phụ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Uống đủ nước:

Người mang thai nên uống đủ nước vào các thời điểm sớm trong ngày. Đừng uống thêm bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, nhằm giúp bạn không phải trở dậy để đi tiểu về đêm.

Nếu thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên ăn bữa cuối trong ngày vào khoảng vài ba giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ. Thực hiện thao tác co, duỗi chân nhẹ nhàng trước khi ngủ, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị đau nhức cơ chân – một triệu chứng bình thường đối với hầu hết các thai phụ.
Nên đi khám nếu tâm trạng mệt mỏi kéo dài. Ảnh: Thái Hòa

Tránh những đồ uống chứa chất gây nghiện:

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt tránh các loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, trà, cà phê hoặc những thứ uống có chứa chất gây nghiện khác nếu không muốn mệt mỏi. Cà phê ban đầu có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng nếu uống trong thời gian dài, nó sẽ làm bạn mệt mỏi hơn. Theo các chuyên gia, nếu bạn sử dụng trên 300mg chất cafein mỗi ngày có thể gây hại cho thai nhi.

Luyện tập vừa sức:

Ngoại trừ trường hợp bác sĩ khuyên bạn không nên luyện tập, phụ nữ mang thai cần cố gắng luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngay cả các bài tập có mức độ vừa phải như đi bộ, cũng có thể giúp tạo tinh thần sảng khoái và gia tăng năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp luyện tập thích hợp.

Nhờ sự trợ giúp:

Nếu có thể, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè giúp bạn quán xuyến công việc nhà. Trong trường hợp phụ nữ mang thai cảm thấy quá căng thẳng, hãy trao đổi với bạn bè hoặc người thân, những người có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ về các phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái, như tham gia nhóm các bà bầu hoặc vài cách khác…

Thư giãn và đừng tạo thêm áp lực:

Nên loại bỏ bất cứ áp lực nào từ cuộc sống, công việc vì mệt mỏi trong thai kỳ cũng làm bạn khá stress rồi. Trong thời gian mang thai và đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối không phải thời điểm thích hợp để bạn tham gia những công việc quá sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy dành thời gian để cơ thể được thư giãn tốt nhất. Bạn hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái và kiên nhẫn vượt quagiai đoạn này.

Lưu ý: Hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra trong trường hợp thai phụ cảm thấy có những triệu chứng: Mệt lả bất ngờ, tâm trạng mệt mỏi không hết sau khi đã nghỉ ngơi đầy đủ, mệt mỏi dữ dội kéo dài trong vài tuần, tâm lý phiền muộn hoặc lo lắng thái quá.

]]>
https://meyeucon.org/22900/de-khong-roi-vao-trang-thai-met-moi-khi-mang-bau/feed/ 0
Cách giảm nóng bức cho mẹ bầu https://meyeucon.org/22212/cach-giam-nong-buc-cho-me-bau/ https://meyeucon.org/22212/cach-giam-nong-buc-cho-me-bau/#respond Thu, 12 Apr 2012 01:50:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=22212 Khi mang bầu, thân nhiệt sẽ tăng lên và làm bạn có cảm giác nóng bức, vô cùng khó chịu trong mùa hè. Dưới đây là vài lời khuyên để bạn đối phó với sự khó chịu này:

– Đặt những lát cà chua, dưa chuột… trong ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng chúng để đắp mặt, giúp bạn thấy mát mẻ đôi chút. Những loại mặt nạ tự nhiên này còn cực kỳ tốt cho làn da của bạn. Hoặc bạn đặt gel dưỡng mắt vào ngăn mát tủ lạnh và thoa gel dưỡng mắt theo hướng dẫn, cũng mang tới cảm giác sảng khoái cho bạn.

Hãy đắp mặt nạ hoa quả lạnh để giảm nhiệt cho bà bầu

– Sắm một chiếc quạt giấy và quạt ngay khi bạn thấy nóng bức.

– Đội mũ rộng vành bất kể khi nào bạn đi bộ ra ngoài. Mũ còn giúp bảo vệ đầu dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Tránh tắm nắng hoặc ngồi dưới ánh nắng mặt trời, ngay cả khi bạn ở trong bóng râm.

– Giữ cho phòng ngủ càng mát càng tốt. Vào những hôm trời nóng, bạn có thể dùng quạt, mở cửa sổ, cuốn các rèm cửa… để phòng ngủ thoáng mát. Nếu bạn thấy phòng ngủ vẫn nóng, gây khó ngủ, có thể xem xét di chuyển sang một phòng khác mát mẻ hơn hoặc sử dụng điều hòa không khí.

– Uống đủ nước và rải đều trong ngày. Luôn mang theo chai nước lọc bên mình để tránh mất nước.

– Rửa tay dưới vòi nước mát. Dùng khăn mát lau trán, cổ và lau mặt vì điều này giúp bạn có cảm giác mát mẻ nhanh chóng.

– Có thể mua một bình xịt và đổ đầy nước sạch vào đó. Xịt lên mặt, cổ… thường xuyên để làm mát.

– Sử dụng dụng cụ massage chân và massage chân với nước mát.

]]>
https://meyeucon.org/22212/cach-giam-nong-buc-cho-me-bau/feed/ 0
Những thay đổi về da và tóc khi mang bầu https://meyeucon.org/19674/nhung-thay-doi-ve-da-va-toc-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/19674/nhung-thay-doi-ve-da-va-toc-khi-mang-bau/#respond Thu, 27 Oct 2011 21:57:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=19674 Trong thai kỳ, có nhiều thay đổi về hormone do vậy thể trạng thai phụ cũng có nhiều thay đổi. Dưới đây là 10 thay đổi thường gặp nhất:

1. Phát ban

Nguyên nhân phát ban là do da bị kích ứng. Những mảng ban thường xuất hiện ở bụng bầu trước; sau đó, chúng sẽ lan tới ngực, cánh tay, đùi và cả mông.

2. Mụn trứng cá

Tùy trường hợp, mụn trứng cá có thể được cải thiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang thai (một số thai phụ sẽ hết mụn trong khi một số khác bị mụn nặng hơn).

Phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi khi mang thai

3. Da dầu

Khi có bầu, làn da trở nên nhiều dầu hơn. Nguyên nhân là do gia tăng hàm lượng androgen (hormone nữ tính), làm tăng sản xuất sebum. Lượng sebum càng được sản xuất nhiều thì làn da càng bóng nhờn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng những sản phẩm chăm sóc da (dành cho da nhờn) an toàn với thai phụ.

4. Rạn da

Rạn da biểu hiện bằng những đường kẻ sọc, có thể quan sát bằng mắt thường trên bề mặt da. Rạn da có thể được ngăn ngừa nếu bạn sử dụng kem chống rạn đúng cách. Có thể bôi kem chống rạn vào bụng bầu, ngực, đùi để ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện.

5. Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện

Tình trạng trên được biểu hiện bằng một nhóm những mạch máu nhỏ li ti, tập trung tại một điểm rồi tỏa ra tứ phía như những chiếc chân của con nhện. Kiểu giãn tĩnh mạch này có thể xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay hoặc những phần khác trên cơ thể. Phần lớn các đám giãn tĩnh mạch sẽ tự biến mất sau sinh.

6. Đám da sậm màu

Đám da sậm màu thường có ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng như trán, môi trên, cằm. Những đám da này sẽ trở lại màu sắc bình thường sau sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nó chỉ mờ đi chứ không mất hẳn.

7. Nhiều lông

Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.

8. Móng tay giòn

Nhiều thai phụ nhận thấy móng tay của họ trở nên giòn, dễ bị gãy hơn. Thai phụ cần tránh những hoạt động sơn bóng móng tay để bảo vệ móng mạnh khỏe.

9. Chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang bầu. Triệu chứng điển hình là ngứa da, phải gãi liên tục khiến làn da bị ửng đỏ, sưng lên hoặc bị xước. Bạn cần đi khám sớm vì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một loại kem bôi an toàn.

10. Tóc dày đẹp hơn

Khi có bầu, rất nhiều chị em cảm thấy mái tóc trở lên dày dài và bóng đẹp hơn. Điều này cũng là do sự tăng cường nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể nhiều hơn khiến tóc phát triển mạnh và khỏe đẹp.

Tuy nhiên, sau khi sinh, nội tiết tố nữ bị sụt giảm và dần trở về trạng thái cân bằng nên phụ nữ thường xuất hiện hiện tượng rụng tóc sau sinh với lượng tóc gãy rụng nhiều đột ngột so với thời điểm mang thai. Cũng bởi do ảnh hưởng của nội tiết tố khiến các sợi tóc trở về trạng thái nghỉ ngơi (telogen) và gãy rụng đi nên nhiều tài liệu còn thường gọi hiện tượng rụng tóc sau sinh như một chứng rụng tóc do nội tiết hoặc rụng tóc Telogen.

Và thông thường, mái tóc rụng sau sính sẽ dần được cải thiện sau khoảng 6 – 12 tháng. Vậy nên các chị em bị rụng tóc sau sinh đừng quá lo lắng nha!

]]>
https://meyeucon.org/19674/nhung-thay-doi-ve-da-va-toc-khi-mang-bau/feed/ 0
Hiện tượng nhau tiền đạo https://meyeucon.org/17475/hien-tuong-nhau-tien-dao/ https://meyeucon.org/17475/hien-tuong-nhau-tien-dao/#comments Thu, 16 Jun 2011 11:39:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=17475 Trong thời gian mang thai, các bà mẹ không mong gì hơn là có một sức khỏe tốt, con phát triển bình thường và cuộc sinh nở được diễn ra suôn sẻ, an toàn. Tuy nhiên, đôi khi một vài sự cố vẫn xảy ra ngoài dự tính.

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung như bình thường mà một phần, hoặc toàn bộ bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung. Nhau tiền đạo có thể gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau sinh, đồng thời gây nên tình trạng đẻ khó hoặc ngôi thai bình chỉnh không tốt, tình trạng này làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và con.

Phân loại bệnh

Tuỳ theo vị trí mép nhau so với lỗ trong cổ tử cung mà có nhiều hình thái nhau tiền đạo khác nhau:

Nhau bám thấp: Phần lớn bánh nhau bám vào thân tử cung, chỉ có một phần bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung, nhưng mép nhau chưa ăn lan đến lỗ trong cổ tử cung. Loại này ít có biểu hiện ra ngoài, ít gây chảy máu hoặc chỉ gây chảy máu nhẹ, thường gây vỡ ối sớm.

Nhau bám bên: Phần lớn bánh nhau bám vào đoạn dưới, nhưng bờ của bánh nhau chưa tới lỗ trong cổ tử cung, loại này chảy máu nhẹ, tái phát trong quá trình có thai. Từ mép bánh nhau đến chỗ rách màng ối để thai ra nhỏ hơn 10cm.

Nhau bám mép: Còn gọi là nhau bám bờ, bờ của bánh nhau nằm sát mép lỗ trong cổ tử cung, loại này chảy máu nhiều. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở có thể sờ thấy mép bánh nhau.

Nhau tiền đạo bán trung tâm hay nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: Khi cổ tử cung mở hết, một phần nhau che lỗ trong cổ tử cung, có thể sờ thấy màng ối và sờ thấy múi nhau. Loại này gây chảy máu rất nhiều và cản trở đường thai ra.

Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau che kín toàn bộ lỗ trong cổ tử cung. Thăm khám âm đạo chỉ thấy tổ chức nhau, không thấy được màng nhau. Loại này chảy máu dữ dội, cần phẫu thuật kể cả phải bỏ con để cứu tính mạng của mẹ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây nên nhau tiền đạo chưa rõ. Tuy nhiên, thường gặp nhau tiền đạo ở những sản phụ:

– Lớn tuổi: 1% đối với sản phụ trên 35 tuổi.

– Đa sản: 1/179 (0,56%) trường hợp bị nhau tiền đạo đối với sản phụ sinh 3 lần; 2,2% bị nhau tiền đạo đối với sản phụ sinh trên 5 lần.

– Tiền sử nạo phá thai, sảy thai.

– Tử cung có vết sẹo mổ cũ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan mật thiết giữa số lần mổ lấy thai và bệnh lý nhau tiền đạo: nguy cơ nhau tiền đạo trên những tử cung không có vết mổ lấy thai là 0,26%, nhưng tỷ lệ này có thể tăng đến 10% nếu có mổ lấy thai.

– Tiền sử viêm nhiễm tử cung.

– Do thai phụ sử dụng thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá trong thời kì mang thai.

– Tử cung dị dạng.

– Nhau tiền đạo có thể kết hợp với nhau cài răng lược. Tần suất nhau tiền đạo kết hợp với nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai. Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kết hợp nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có một lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu có hai lần mổ lấy thai tỉ lệ này là 47,6%.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp con so không có tiền căn bệnh lý phụ khoa bất thường cũng bị nhau tiền đạo. Những trường hợp này, người ta cho rằng, vì trứng thụ tinh làm tổ ở thấp, gần đoạn eo, do đó sẽ phát triển ở đoạn dưới tử cung.

Giải phẫu bệnh

Trong nhau tiền đạo:

– Bánh nhau thường trải rộng và mỏng hơn bình thường, do đó dễ có biến chứng nhau bong không hoàn toàn, gây chảy máu trong thời kỳ sổ nhau.

– Phần màng nhau ở gần mép nhau thường dày và kém đàn hồi, vì vậy dễ bị vỡ ối sớm.

– Dây rốn có thể không bám ở trung tâm bánh nhau mà thường bám ở gần bờ nhau phía lổ trong cổ tử cung. Do đó, khi vỡ ối dễ bị sa dây rốn.

– Đoạn dưới tử cung mỏng, không có mạng cơ lưới nên dễ bị chảy máu sau khi sổ nhau.

– Ngôi thai thường bình chỉnh không tốt do bị cản trở bởi bánh nhau. Thường gặp ngôi đầu cao lỏng. Tỷ lệ ngôi bất thường như ngôi ngang, ngôi mông cũng rất cao.

Triệu chứng

Xuất huyết âm đạo là triệu chứng chính, thường diễn ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ, với đặc tính là xảy ra một cách đột ngột, không nguyên nhân, không triệu chứng báo trước, không kèm theo đau bụng, máu chảy ra đỏ tươi sau khi ra ngoài có đông thành cục máu. Lượng máu thường ít trong lần đầu và ngưng tự nhiên, nhưng sau đó lại tái phát nhiều lần và ở những lần sau khuynh hướng máu mất càng ngày càng nhiều hơn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung không chảy máu cho mãi đến khi nào chuyển dạ mới chảy máu từ ít đến ồ ạt. Nguồn gốc máu chảy trong nhau tiền đạo là máu của người mẹ, từ những xoang tĩnh mạch (hồ máu) ở bánh nhau.

Nguy cơ đối với mẹ và con

Đối với mẹ

Nguy cơ của nhau tiền đạo là: Xuất huyết âm đạo, có thể rất nặng, gây choáng mất máu và tử vong ở mẹ (tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ khoảng 1,16%); rối loạn đông máu, có thể xảy ra, nhưng ít gặp ở nhau tiền đạo, ngay cả khi nhau bong theo diện rộng. Có thể phỏng đoán rằng Thromboplastin – yếu tố thúc đẩy đông máu nội mạch – trong nhau tiền đạo đã được thoát ra ngoài kênh cổ tử cung chứ không đi vào tuần hoàn của người mẹ.

Đối với con

Thai dễ bị suy do thiếu máu; sinh non tháng, vì khả năng phải chấm dứt thai kỳ sớm. Nếu tình trạng xuất huyết âm đạo trầm trọng, xảy ra trước khi thai trưởng thành thì bác sĩ cũng quyết định cho sản phụ sinh sớm để cứu mẹ, vì thế thai non tháng là một lý do chính làm cho tỷ lệ tử vong của con còn khá cao. Tỷ lệ tử vong của con trong nhau tiền đạo kể cả non tháng và đủ tháng chiếm tỉ lệ là 30 – 40%.

Cách xử trí

Những sản phụ có nhau tiền đạo thường phải được theo dõi sát, được hẹn nhập viện sớm trước khi có chuyển dạ và có khả năng phải mổ cấp cứu để cứu mẹ và con.

Hướng xử trí tuỳ thuộc vào tuổi thai, mức độ chảy máu nhiều hay ít, đã có chuyển dạ hay chưa.

Biện pháp cụ thể tuỳ thuộc vào mức độ xoá mở cổ tử cung và mức độ chảy máu:

– Nếu cổ tử cung đã mở 6 – 7cm, đầu xuống thấp, ra máu ít và không có bất xứng đầu chậu hoặc không có nguyên nhân gây đẻ khó khác, có thể sản phụ sẽ cần được bác sĩ theo dõi một cách chặt chẽ.

– Nếu cổ tử cung chưa thuận lợi, tiên lượng thời gian của cuộc chuyển dạ còn kéo dài mà sản phụ đang ra máu nhiều thì bác sĩ sẽ phải quyết định mổ để đưa bé ra ngoài sớm, tránh những nguy hiểm cho mẹ và bé.

– Nếu các phương pháp bảo tồn trên thất bại, máu vẫn chảy nhiều hoặc với sản phụ có nhau tiền đạo bám mặt trước tại vị trí đường rạch lấy thai lần trước, rất có khả năng kèm theo nhau cài răng lược thì phải cắt tử cung.

]]>
https://meyeucon.org/17475/hien-tuong-nhau-tien-dao/feed/ 10
Thai phụ bị cúm thì con dễ hở hàm ếch https://meyeucon.org/10924/thai-phu-bi-cum-thi-con-de-ho-ham-ech/ https://meyeucon.org/10924/thai-phu-bi-cum-thi-con-de-ho-ham-ech/#comments Thu, 05 Aug 2010 09:41:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=10924 Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác.

Đối với người bình thường, nó đã ảnh hưởng sức khoẻ rất nhiều, với phụ nữ mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu thì rất nguy hại. Khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai, và lâu khỏi hơn với người bình thường.

Đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm do các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai nên có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, thậm chí còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch, thần kinh phân liệt…

Đặc biệt, phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi. Do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.

Để ngăn ngừa bệnh cúm và loại bỏ hậu quả của nó mang tới cho thai phụ, trước khi mang thai các bà mẹ nên tiêm vaccine phòng cúm và các bệnh truyền nhiễm. Nếu không may đã mắc thì phải có sự chẩn đoán của bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và cách điều trị chủ yếu là nâng cao sức đề kháng (tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B…).

TS.BS Phạm Thị Xuân Tú

]]>
https://meyeucon.org/10924/thai-phu-bi-cum-thi-con-de-ho-ham-ech/feed/ 1
Nguy cơ do nhiễm độc thai nghén https://meyeucon.org/2333/nguy-co-do-nhiem-doc-thai-nghen/ https://meyeucon.org/2333/nguy-co-do-nhiem-doc-thai-nghen/#comments Mon, 19 Apr 2010 06:23:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=2333 Hỏi: Cháu mang thai được 5 tháng, gần đây cháu thấy chân cháu bị phù, người mệt mỏi. Cháu được biết nếu bị nhiễm độc thai nghén thì rất nguy hiểm tới tính mạng cả 2 mẹ con. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp cháu bệnh này.


Trả lời: Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý diễn ra trong thời kỳ mang thai, nhất là khi thai phụ ở tháng thứ 5, những người mang thai con so, đa thai, đa ối.

Nhiễm độc thai nghén từ nhẹ đến nặng. Dấu hiệu đầu tiên là chân bị phù nề, tăng cân nhanh và nhiều (0,5 – 1kg/tuần); huyết áp tăng; xét nghiệm nước tiểu thấy có albumin niệu. Nếu bạn bị nhiễm độc nhẹ thì không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Nhưng nếu bị nhiễm độc nặng mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới co thắt mạch toàn thân, bị sản giật, thai nhi sẽ bị thiếu ôxy và dinh dưỡng…

Để không bị nhiễm độc thai nghén, các bà mẹ khi mang thai phải kiểm tra và khám thai định kỳ, không làm việc quá sức khi mang thai; cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý (bổ sung đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axid folic…) và chế độ nghỉ ngơi đúng mức.  Nếu thấy có dấu hiệu phù, lên cân quá nhanh hay các dấu hiệu bất bình thường phải tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/2333/nguy-co-do-nhiem-doc-thai-nghen/feed/ 3
Sinh nở muộn làm con dễ mắc hội chứng Down https://meyeucon.org/897/sinh-no-muon-lam-con-de-mac-hoi-chung-down/ https://meyeucon.org/897/sinh-no-muon-lam-con-de-mac-hoi-chung-down/#respond Sat, 27 Mar 2010 06:39:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=897 Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Medical Journal nước Anh cho biết, trong vòng 20 năm qua, vì kéo dài độ tuổi sinh nở, tỉ lệ thai nhi mắc hội chứng Down ở Anh đã tăng lên 71%.

Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học London nước Anh đã tiến hành một công trình nghiên cứu nhằm xác định chiều hướng phát triển của hội chứng Down ở Anh trong vòng 20 năm, từ 1989-2008. Trong kết quả vừa được công bố, các nhà khoa học cho biết, vào năm 1989, trên toàn nước Anh, số phụ nữ mang thai có hội chứng Down là 1.075 người. Cho đến năm 2008, con số này đã là 1.843 người, tăng 71%.

Các nhân viên cho biết, nếu như phụ nữ không tiến hành kiểm tra trong thời kỳ mang thai, hội chứng Down của thai nhi sẽ có thể tăng 48% trong tương lai.

Đồng thời, Joan Morris, người phụ trách công trình nghiên cứu kể trên nói rằng, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc các phụ nữ sinh nở muộn là nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ thai nhi mắc hội chứng Down ở Anh tăng lên.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, những phụ nữ hơn 40 tuổi mới mang thai thì khả năng thai nhi mắc hội chứng Down cao hơn 16 lần so với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi 25.

Ngày nay, với các phương tiện kỹ thuật hiện đại người ta đã có thể phát hiện hội chứng này trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc là, theo số liệu thống kê của hơn 20 năm qua, con số những trẻ em mắc hội trứng Down được sinh ra không hề giảm mặc dù khoa học y học không ngừng tiến bộ.

Các nhà khoa học cho rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là vì những phụ nữ trên 37 tuổi đi xét nghiệm hội chứng Down không hề tăng lên.

Theo VietNamNet

]]>
https://meyeucon.org/897/sinh-no-muon-lam-con-de-mac-hoi-chung-down/feed/ 0