Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu ăn mặn https://meyeucon.org/27736/nguyen-nhan-va-anh-huong-tu-viec-ba-bau-an-man/ https://meyeucon.org/27736/nguyen-nhan-va-anh-huong-tu-viec-ba-bau-an-man/#respond Sun, 19 May 2013 01:00:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=27736 Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri… là những nguyên nhân khiến nhiều chị em thèm ăn mặn.

Vất vả kìm hãm sở thích ăn mặn của mẹ bầu

Nghe chị em đồn thổi ăn mặn sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như bị phù, cao huyết áp thai kỳ, chị Loan (Biên Hòa, Đồng Nai) lo nơm nớp vì ngay từ khi còn trẻ chị đã là “cao thủ” ăn mặn. Đến khi có bầu bé Sóc, không giống như các chị em khác thèm ngọt hay thèm chua, chị lại toàn thèm các món mặn như kho quẹt, cá khô, mắm tôm hay mắm ruốc. Mặc dù cố gắng ăn ít, nhưng chị vẫn thấy lo khi đến tháng thứ 6 của thai kỳ, chị bị phù nề khá nặng.

Thay vì nghén món chua hay ngọt, một số chị em lại thèm ăn các món mặn trong thai kỳ.
Thay vì nghén món chua hay ngọt, một số chị em lại thèm ăn các món mặn trong thai kỳ.

Trong khi đó, chị Xuân (Lái Thiêu, Bình Dương) lại không hề có thói quen ăn mặn lúc còn con gái, nhưng đến khi có thai lần đầu thì chị thay đổi “180 độ” làm chồng và cả nhà choáng váng với sở thích ăn các món mặn rất hỡi ơi của mình. Biết rằng ăn rau rất tốt cho thai nhi, nhưng anh Hải, chồng chị, vẫn cảm thấy lo lắng không yên khi lần nào ăn rau chị cũng kè theo một chén nước chấm to đùng. Ăn xoài, ổi hay trái cây, chị lại chỉ ăn muối chấm là chủ yếu. Mặc dù nghe nói bà bầu thèm mặn sẽ sinh con trai, bản thân lại rất mong có một cậu quý tử, nhưng anh Hải lại rất khó chịu khi nhìn thấy vợ ăn mặn vì sợ ảnh hưởng sức khỏe hai mẹ con. Thế là, trong khi chị vẫn thèm thuồng món mặn, anh liên tục ép chị phải ăn nhạt hoặc ăn các món ngọt, món chua… Sau một tuần áp dụng chế độ ăn “đặc biệt” của anh Hải, chị Xuân chẳng những không bỏ được món mặn, mà với các món ăn khác chị cũng quyết từ bỏ không thương tiếc. Kết quả là không chỉ thất bại khi áp dụng thực đơn kiêng mặn, hai vợ chồng còn nảy sinh tranh cãi vì chị Xuân cho rằng chồng không hiểu và chìu chuộng mẹ con chị, còn anh Hải lại nghĩ vợ chẳng biết thương con vì ăn mặn sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé.

Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu ăn mặn

Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri…, đây được cho là những nguyên nhân khiến nhiều chị em thèm ăn mặn. Một nguyên nhân khác của tình trạng “nghén” món mặn là do cơ thể bà bầu đang bị thiếu muối trầm trọng, thường là hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông thường, một phụ nữ tiêu thụ khoảng 1000 – 2000 mg muối/ngày. Khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên gấp đôi, khoảng 2000 – 4000 mg/ngày. Nhu cầu về muối tăng, kéo theo sở thích chọn các món mặn trong thực đơn của bà bầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em có thể tha hồ ăn món mặn tùy thích hay tăng thêm lượng muối khi nêm nếm thức ăn, bởi ăn mặn thiếu kiểm soát được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khi mang thai.

Ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn mặn quá độ trong thai kỳ chính là việc bà bầu sẽ thường xuyên bị khát nước và cảm thấy thiếu nước, lượng chất trong cơ thể vì thế cũng mất cân bằng gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở. Thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng trong đường hô hấp sinh sôi, dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng yếu đi và bà bầu dễ bị chứng viêm họng hoành hành. Tác hại lớn nhất của việc thường xuyên ăn quá mặn là xát suất bà bầu phải đối mặt nguy cơ phù nề và cao huyết áp bất thường tăng cao hơn thường lệ.

Bí quyết giúp bà bầu hạn chế thèm món mặn

Nhận thức được nguy cơ có thể xảy ra khi ăn quá mặn trong thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu có thêm động lực thiết lập một chế độ ăn uống riêng nhằm hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Một số bí quyết loại bỏ bớt muối và đồ ăn mặn khá thú vị và bổ ích mà chị em có thể tham khảo ngay sau đây:

Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần

Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần. Đầu tiên có thể hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn. Đồng thời lượng muối dùng nêm nếm các món ăn cũng nên giảm từ từ một cách hợp lý để cơ thể quen dần. Cũng có thể thay đổi thói quen chế biến món ăn như: thay vì cho nhiều muối vào cháo hay canh, bạn có thể thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối, đồng thời tăng chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể; nên chọn những món luộc hay hấp thay cho các món xào, rang, kho; hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối…

Hạn chế tối đa các món ăn chế biến sẵn

Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn… Các món ăn này chứa lượng muối khá lớn. Do đó, nếu quá thèm mặn, bạn chỉ nên mang theo một lượng nhất định, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cố gắng ăn đúng khẩu phần đó. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng muối natri đưa vào cơ thể một cách từ từ. Đồng thời nên tránh ăn xúc xích, lạp xưởng, pho mát, cá khô, các loại mắm… vì những loại đồ ăn này thường dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản lâu hơn.

Tăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe

Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn. Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Uống nhiều nước

Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể. Chưa kể nước hoa quả không thêm đường sẽ giúp bạn duy trì được quyết tâm kiêng mặn và bổ sung thêm các dưỡng chất hữu ích.

Ăn chậm nhai kỹ

Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và “đánh bay” cảm giác nhạt miệng – vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.

Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này sẽ kết thúc khi bạn bắt đầu bước qua quý 2 của thai kỳ.

]]>
https://meyeucon.org/27736/nguyen-nhan-va-anh-huong-tu-viec-ba-bau-an-man/feed/ 0
Lời khuyên cho những mẹ bầu nghén mặn https://meyeucon.org/23981/loi-khuyen-cho-nhung-me-bau-nghen-man/ https://meyeucon.org/23981/loi-khuyen-cho-nhung-me-bau-nghen-man/#respond Sat, 14 Jul 2012 01:00:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=23981 Thông thường thì các mẹ hay nghén chua và ngọt, tuy nhiên, cũng có người lại thích ăn mặn. Đáng ngại là việc ăn mặn khi bầu bí sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên cần có một quyết tâm để giảm bớt độ nghén ấy và có chế độ ăn uống khoa học hơn.

Tổng quan

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có sự thay đổi hormone đáng kể và thường dự trữ nhiều nước hơn khiến nhu cầu về muối natri tăng lên cùng với tình trạng ốm nghén làm bạn thường hay cảm giác nhạt miệng. Bởi vậy, hiện tượng nghén mặn trong thời gian mang bầu là hoàn toàn tự nhiên nên bạn không cần quá lo lắng. Và triệu chứng này sẽ chấm dứt khi quý 2 của thai kỳ.

Như bạn đã biết, khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần thêm nhiều muối vào thức ăn của mình mà ngược lại chứng thèm ăn mặn thiếu kiểm soát sẽ đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Đó là bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phù nề, tăng huyết áp bất thường, mất cân bằng lượng nước trong cơ thể và thường xuyên bị mệt mỏi. Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp, khiến bạn dễ bị viêm họng.

Biết được hậu quả nghiêm trọng của việc nghén mặn trong thời kỳ bầu bí thì chị em cần thiết lập một chế độ ăn uống riêng để hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Quá trình khó khăn này mà thành công được cũng rất cần có sự hỗ trợ của cả gia đình.

Dung nạp nhiều muối gây ra nhiều tác hại

Lời khuyên cho những mẹ bầu nghén mặn

– Để sự thay đổi trong chế độ ăn không quá đột ngột, hãy từ từ loại bỏ các món mặn trong thực đơn hàng ngày và thích nghi dần với chế độ ăn nhạt hơn. Trước hết, bạn cần hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn và không cho nhiều muối trong các món ăn. Thay vì cho nhiều muối cho nồi cháo hay súp thì bạn nên thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để tăng chất xơ và các vitamin cần thiết mà lại góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối. Những món luộc hay hấp thường được đưa vào thực đơn thay cho các món xào, rang, kho trước đây và hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối… Danh sách thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, pho mát… và các loại cá khô cũng cần được loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày. Do các đồ ăn này thường được dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản được lâu hơn nên chúng có chứa hàm lượng muối cao hơn rất nhiều so với những món được chế biến từ thực phẩm tươi sống trong ngày.

– Mẹ bầu nghén mặn nên tự lên một thời khóa biểu dành cho các bữa ăn trong ngày: chia thành nhiều bữa nhỏ với những khẩu phần khác nhau sao cho cân bằng lượng chất dinh dưỡng thật khoa học. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn chất mặn ra khỏi thực đơn của mình. Các loại bánh mặn hay nước chanh muối vẫn được mình sử dụng nhưng với liều lượng phù hợp và không lạm dụng quá nhiều như thời gian trước.

– Để tránh việc không kiểm soát được sở thích ăn mặn trong thai kỳ, bạn nên tuyệt đối không để các loại thức ăn mặn, khô ở bên người. Thay vào đó, nên chia thành từng lượng nhỏ một và chỉ mang theo khi có trong khẩu phần ăn trong ngày. Bạn nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh hơn (chú ý là ăn trái cây không chấm muối).

– Bạn cũng cần tích cực uống nhiều nước hơn như một thói quen hàng ngày mà không phải chỉ khi khát mới uống. Những lúc thấy lượng nước bọt tiết ra nhiều và có cảm giác nhạt miệng thì việc uống một cốc nước hoặc ăn thêm quả tươi sẽ hỗ trợ tốt cho quyết tâm của bạn. Làm như vậy vừa hạn chế được sự háo nước của cơ thể lại vừa bổ sung các chất dinh dưỡng hữu ích từ hoa quả.

– Cũng cần rèn cho bản thân thói quen ăn chậm và nhai kỹ vì khi ăn như vậy bạn sẽ cảm nhận được mùi vị của món ăn rõ hơn mà lại tốt cho hệ tiêu hóa và cũng thấy đậm đà hơn, không còn thấy nhạt miệng nữa.

Việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và con yêu. Bạn hãy kiên trì để triệu chứng nghén mặn dần giảm bớt và có được một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Chúc bạn thành công!

]]>
https://meyeucon.org/23981/loi-khuyen-cho-nhung-me-bau-nghen-man/feed/ 0
Miệng tiết nhiều nước bọt khi có mang https://meyeucon.org/22456/mieng-tiet-nhieu-nuoc-bot-khi-co-mang/ https://meyeucon.org/22456/mieng-tiet-nhieu-nuoc-bot-khi-co-mang/#respond Fri, 20 Apr 2012 00:30:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=22456 Đây là hiện tượng thường xuất hiện nhiều trong những tháng đầu của thai kỳ, nó khiến bạn cảm thấy khó chịu và muốn nôn ói.

Tại sao lại có hiện tượng này?

Tiết nhiều nước bọt còn gọi là chứng ứa nước bọt – một trong những dấu hiệu của ốm nghén. Các chuyên gia vẫn chưa biết nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này ở đầu thai kỳ nhưng sự thay đổi hormone được coi là yếu tố chính. Ngoài ra, cơn nghén khiến một số thai phụ khó nuốt hơn, kết quả, nước bọt bị ứ lại trong miệng.

Bình thường, tuyến nước bọt sản xuất khoảng 1,5l nước bọt mỗi ngày nhưng do cơ chế nuốt xảy ra liên tục và tự động nên bạn không nhận biết được. Vì thế, nếu đột nhiên có nhiều nước bọt thì có thể do nước bọt được sản xuất nhiều hơn hoặc do bạn nuốt ít đi. Cũng có khi là do cả hai.

Tăng tiết nước bọt còn liên quan đến chứng ợ nóng – hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Axit trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và gây nên ợ nóng. Axit này còn kích thích tuyến nước bọt sản xuất nhiều nước bọt. Nước bọt giống như chất kiềm để trung hòa axit trong thực quản.

Tiết nhiều nước bọt còn gọi là chứng ứa nước bọt - một trong những dấu hiệu của ốm nghén.

Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt vì khói thuốc có thể gây sâu răng và nhiễm trùng khoang miệng. Những yếu tố khác liên quan đến tiết nước bọt nhiều là dùng thuốc, tiếp xúc với độc chất như thủy ngân, thuốc trừ sâu…

Tiết nước bọt nhiều khiến thai phụ hơi khó chịu nhưng lại không gây hại. Chức năng chính của nước bọt là giúp tiêu hóa thức ăn. Nó còn chứa nhiều protein, có tác dụng chống virus, vi khuẩn, chống nấm, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Làm gì nếu miệng tiết quá nhiều nước bọt?

Nếu chứng ứa nước bọt này liên quan tới những rắc rối trong quá trình mang thai như buồn nôn, nôn ói, ợ nóng thì bạn nên liên lạc với bác sỹ chăm sóc của mình để được tư vấn cách giảm thiểu ảnh hưởng.

– Bạn cũng nên bỏ thuốc lá nếu bạn là người nghiện hút thuốc.

– Đánh răng thường xuyên và dùng nước rửa miệng hàng ngày.

– Ăn thường xuyên, ăn những bữa nhỏ, bữa ăn cân bằng dưỡng chất, tránh những thức ăn thừa tinh bột.

– Uống nhiều nước, luôn giữ bên mình một chai nước mà thường xuyên uống thành ngụm nhỏ.

– Ăn kẹo cao su hoặc kẹo rắn nhưng tránh kẹo chua. Nó càng làm cho bạn tiết nước bọt nhiều hơn.

– Nếu có thể, bạn nên nuốt nước bọt khi bạn tạo ra nó. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy buồn nôn khi phải nuốt nó, hãy nhổ nó ra.

Đối với rất nhiều phụ nữ, chứng ứa nước bọt này thường kết thúc vào quý I của thai kỳ. Nhưng với một số phụ nữ khác, nó cũng có thể kéo dài xuyên suốt cả thai kỳ.

]]>
https://meyeucon.org/22456/mieng-tiet-nhieu-nuoc-bot-khi-co-mang/feed/ 0
Giảm nghén khi mang thai bằng cách nào? https://meyeucon.org/21477/giam-nghen-khi-mang-thai-bang-cach-nao/ Sun, 26 Feb 2012 01:38:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=21477 Các triệu chứng nghén thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng, bắt đầu từ tuần thứ 6 và có thể kéo dài đến tận tuần thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ. Bạn hãy tham khảo 15 gợi ý dưới đây để đối phó với chứng nghén buổi sáng nhé.

1. Vận động nhẹ

Nhiều phụ nữ mắc sai lầm với suy nghĩ rằng, rời khỏi giường, vận động sớm sẽ làm gia tăng tình trạng nghén.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên nhanh chóng khởi động ngay sau khi tỉnh ngủ: Vài động tác thể dục hoặc quá trình chuẩn bị bữa sáng sẽ giúp ích cho bạn. Hơn nữa, một cơ thể năng động từ mẹ sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh sau này.

Nếu chứng ốm nghén vào buổi sáng lên tới đỉnh điểm, bạn cũng nên dậy khỏi giường. Nếu không vận động được, bạn có thể hít thở một chút khí trời vào buổi sáng để dễ chịu hơn.

2. Ngửi dầu thơm

“Chứng ốm nghén vào buổi sáng có liên quan đến mùi thơm” – Miriam Eric (Bác sĩ bệnh viện Boston và là tác giả cuốn sách Kiểm soát tình trạng nghén vào buổi sáng) cho biết.

Lượng estrogen thay đổi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại mùi. Với phụ nữ mang thai, mức độ estrogen tăng cao càng khiến sự nhạy cảm về mùi hoạt động hết công suất. Tuy vậy, không phải mọi loại mùi đều có tác dụng tốt, mùi rác rưởi, thức ăn hoặc mùi nước hoa quá hắc từ đồng nghiệp chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi.

Nếu bạn không thể mở cửa sổ hoặc ít có cơ hội ra ngoài trời, bạn có thể thử ngửi một số hương thơm có nguồn gốc tự nhiên. Bạn nên mang theo mình một lọ tinh dầu chanh, hoa hồng và thư giãn ở công sở vào buối sáng.

3. Trò chuyện

Giao tiếp không chỉ là cách giúp bạn thoải mái mà nó còn khống chế cơn buồn nôn một cách khá hiệu quả. Không gì tuyệt vời hơn, kể những câu chuyện vui cho ông xã và cả hai cùng cười vui vẻ để xua tan sự khó chịu trong cơ thể.

4. Tìm hiểu nguyên nhân

Nếu bạn luôn xuất hiện những cơn buồn nôn trong bữa ăn sáng, có thể nguyên nhân là do mùi vị của thức ăn. Nếu bạn cảm thấy trong người nôn nao vào lúc 9h sáng, có thể là do môi trường làm việc của bạn thiếu không khí trong lành…

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể chọn những bữa sáng có ít mùi hơn hoặc gần đến 9h sáng, bạn nên ra ngoài hít thở không khí trước khi quay lại làm việc tiếp.

5. Nạp thêm năng lượng

Uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày sẽ khiến cơ thể không bị choáng váng vì mất nước. Ngoài ra, bạn cũng không nên để dạ dày quá trống rỗng sau khi thức dậy lâu. Bạn cũng nên hạn chế những loại đồ ăn vặt chứa nhiều muối trong ngày vì chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước và mệt mỏi khi ngủ dậy.

6. Tìm kiếm thực phẩm an toàn

Nếu bạn nghén tới mức không thể nạp được những món sáng chứa thịt, trứng… thì vài lát bánh quy, bánh mỳ, cháo chay… sẽ giúp ích cho bạn. Loại thực phẩm này không có nhiều mùi vị khó chịu lại chứa nhiều năng lượng an toàn. Tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn dùng kèm với nước chanh, nước cam hoặc các loại sữa.

Ăn một chút bánh quy giúp bà bầu bớt cảm giác buồn nôn.

7. Ăn từng chút một và tăng dần số lượng

Nếu bình thường bạn ăn khoảng 3 bữa một ngày thì bây giờ bạn nên chia làm 6 bữa/ngày. Không bao giờ để cho bạn bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Bởi vì khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến bạn gia tăng các dấu hiệu nghén (trong đó có cả chứng nghén vào buổi sáng).

Nhấm nháp chút bánh quy khi thức giấc sẽ khiến bạn dễ chịu. Một bữa tối nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày “sống sót” qua một đêm.

8. Thêm một chút gừng

Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, gừng là loại gia vị có tác dụng chế ngự cơn buồn nôn. Bạn có thể thả vào trong cốc trà ấm một lát gừng nhỏ, mỏng. Nếu không, bạn có thể nhấm nháp một viên kẹo gừng, mứt gừng, bánh quy có vị gừng…

Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng việc dùng gừng quá thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì hoạt chất gingerol có trong gừng gây mỏng mạch máu và góp phần hình thành nên tình trạng máu đóng cục. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn 1-2 viên kẹo gừng mỗi tuần.

9. Điều chỉnh máy vi tính

Ánh sáng nhấp nháy và thời gian ngồi trước màn hình máy vi tính sẽ làm tăng tình trạng nghén buổi sáng. Để khắc phục điều này, bạn nên giảm cường độ sáng của màn hình máy tính đến mức mắt bạn thấy dễ chịu nhất. Bạn có thể chọn chiếc máy tính có màn hình phẳng, rộng và thay font nền với gam màu hồng dịu hoặc màu nâu vàng. Ngoài ra, bạn cũng nên nghỉ ngơi sau 1-2 giờ ngồi liên tục trước máy tính: có thể ra ngoài hít khí trời hoặc đơn giản là nhắm mắt lại thư giãn trong vòng 60 giây.

10. Vờ quên đi cơn nghén

Cảm giác buồn nôn thật không dễ để bỏ qua nhưng nếu bạn tập trung vào một thứ gì đó, bạn có thể tạm thời vượt qua triệu chứng khó chịu này. Bạn có thể đọc một mẩu truyện ngắn, chơi trò giải ô chữ trên tạp chí hoặc đơn giản là nói chuyện điện thoại với người thân….

11. Mang theo những vật dụng

Bạn nên xếp vào túi xách bàn chải, kem đánh răng và cả nước súc miệng hương bạc hà để đối phó với những cơn nôn bất thường nơi công sở. Sau khi nôn, bạn cần vệ sinh răng miệng để có hơi thở thơm mát và giảm thiểu mùi vị khó chịu nơi vòm họng.

Bạn cũng nên chuẩn bị một chút đồ ăn nhẹ như bánh mỳ, bánh quy, sữa… để nạp lại năng lượng sau khi đã nôn. Bạn không nên để cho cơ thể bị đói trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

12. Chia sẻ kinh nghiệm

Nếu nơi bạn làm việc có vài đồng nghiệp mang bầu, bạn nên trò chuyện với họ. Mỗi một người mẹ tương lai đều sở hữu những cách đối mặt với cơn nghén khác nhau. Đó có thể là kiến thức truyền miệng, đọc được trên mạng hoặc từ sách, báo… nhưng rất hữu ích nếu bạn biết thêm. Chứng nghén vào buổi sáng là một điều hoàn toàn bình thường trong thai kỳ, bạn không nên lo lắng hoặc cảm thấy xấu hổ với những điều xảy ra với cơ thể mình.

13. Nghỉ ngơi

Bạn thử ngả lưng trên ghế, nhắm mắt lại, thở sâu và thả lỏng cơ thể. Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng, nếu bạn mất ngủ vào đêm hôm trước thì việc chợp mắt trong vòng 10-15 phút sẽ khôi phục lại sức khỏe nhanh chóng. Nhờ vậy, chứng nghén vào buổi sáng cũng được đẩy lùi.

14. Bổ sung thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu chứng nghén buổi sáng khiến bạn mệt mỏi cả ngày kèm theo triệu chứng buồn nôn gia tăng làm cơ thể mất nhiều dưỡng chất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số loại vitamin (đặc biệt là vitamin B6) và một số thuốc hỗ trợ đường ruột có tác dụng làm dịu chứng nghén buổi sáng.

Chứng nghén buổi sáng cũng chỉ xảy ra với bạn trong khoảng thời gian ngắn, nên việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.

15. Thử châm cứu

Châm cứu được xem như phương pháp thần kỳ để giảm đau và hạn chế những khó chịu cho sức khỏe thai phụ. Ngoài ra, châm cứu cũng có tác dụng cắt những cơn nghén buổi sáng hiệu quả. Tuy nhiên, cách này phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.

]]>
Những việc cần làm để giúp giảm ốm nghén cho vợ https://meyeucon.org/21373/nhung-viec-can-lam-de-giup-giam-om-nghen-cho-vo/ Mon, 20 Feb 2012 02:34:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=21373 Ốm nghén là trạng thái mà đa số chị em đều phải trải qua. Có một số người các triệu trứng ốm nghén là rất nhẹ nhàng, tuy nhiên, một số chị em lại vô cùng khổ sở với những triệu trứng này. Với họ, sự giúp đỡ của những người trong gia đình, đặc biệt là của người chồng, là rất cần thiết.

Một số phụ nữ mang thai hoàn toàn không có phản ứng buồn nôn vào buổi sáng sớm trong khi đó một số khác thì hiện tượng này lại xảy ra trong cả quá trình mang thai. Tuy nhiên đối với phần lớn phụ nữ thì hiện tượng này xảy ra trong ba tháng đầu của thời kỳ mang thai.

Trước hết bạn phải phát hiện thấy vợ mình ăn ngày càng kém, thậm chí chỉ ăn được vài miếng đã tuyên bố không ăn nữa. Lúc này bạn cần chuẩn bị tinh thần vì chỉ vài phút sau, một cơn nôn không thể kiểm soát sẽ xảy ra.

Những cách giúp vợ vượt qua tình trạng buồn nôn

Bạn cần hiểu rằng mặc dù thức ăn là nguyên nhân trực tiếp làm cho vợ bạn bị nôn, song thức ăn có thể giúp cho vợ bạn khắc phục tình trạng này, không ăn uống gì sẽ chỉ khiến cho thai phụ thêm mệt mỏi và khó chịu. Vấn đề bạn cần biết là, thức ăn nào có thể phù hợp với phụ nữ mang thai và giúp cơ thể phụ nữ mang thai hấp thụ dễ dàng?

– Lắng nghe trực giác của vợ: Bạn cần tìm hiểu xem vợ mình muốn ăn gì? Hoặc không muốn ăn gì? Chính cơ thể của vợ bạn sẽ nói cho bạn biết vợ bạn cần ăn gì và thai nhi cần gì?

– Động viên vợ ăn ít, ăn thành nhiều bữa. Bình thường thì ngày ăn ba bữa chính thêm hai bữa điểm tâm, nay có thể cứ 2 tiếng một lần cho cô ấy ăn một bữa cân bằng dinh dưỡng.

– Động viên vợ nhai từ từ, quan sát mức độ tiếp nhận thức ăn của vợ, dù cô ấy rất đói và muốn ăn nhiều cũng nên khuyên cô ấy ăn thật từ từ.

Sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của chồng sẽ làm giảm đi rất nhiều những sự khó chịu khi vợ ốm nghén

– Cố gắng chia thức ăn thành nhiều phần.

– Đôi khi, trong khoảng thời gian giữa 2 tiếng, có thể cô ấy sẽ thèm ăn một số thức ăn khác. Hãy khuyến khích thai phụ lắng nghe “trực giác” của mình. Nếu vợ bạn thấy cứ 5 – 10 phút uống một chút đồ uống giàu protein hoặc một bát nước canh mà khắc phục được tình trạng buồn nôn thì cứ để vợ bạn uống.

– Hãy luôn chuẩn bị sẵn những thực phẩm mà thai phụ đột nhiên thích ăn trong thời kỳ mang thai.

– Gừng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn. Khi vợ bạn bị nôn nhiều, hãy cho vợ bạn nhấm một chút gừng tươi. Nếu cửa hàng bán thuốc có, hãy mua thuốc viên chế biến từ gừng tươi, để thai phụ có thể mang nó theo bên mình bất cứ lúc nào.

– Vitaminh B5 và vitamin B6 cũng có công hiệu rất tốt mỗi ngày bạn nên cho vợ uống 3 lần, mỗi lần 50 mg. Trà hoa quả vị đào thêm 10 đến 15 giọt thổ căn hoặc mã tiền cũng rất có hiệu quả.

– Chú ý tới việc uống nước của cô ấy, nếu cần có thể uống bằng thìa cà phê. Thêm một ít mật ong hoặc muối vào trong nước cũng có lợi cho việc giảm triệu chứng buồn nôn.

– Uống với một chút đá cũng là cách tốt để đảm bảo việc uống nước hằng ngày của vợ.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác

Nếu các biện pháp trên đây không mang lại hiệu quả, nếu mắt và da miệng của vợ bạn lúc nào cũng khô ráp hoặc hiện tượng sốt, chóng mặt, tiểu tiện giảm, nước tiểu đặc hãy hỏi ý kiến bác sỹ.

Bác sỹ sẽ dựa vào sự cân bằng axit kiềm, dung dịch điện phân để phân tích xem cô ấy có thiếu dinh dưỡng không.

Vào những lúc cần thiết, bác sỹ vẫn sẽ chọn sản phẩm thay thế thực phẩm dạng rắn để làm giảm bớt tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng. Như vậy, trong đa số trường hợp có thể tránh liệu pháp truyền dịch qua tĩnh mạch thông thường. Do vậy, vợ của bạn không chỉ cần nước, đường và khoáng chất, cô ấy còn cần protein và mỡ.

]]>
Những loại thực phẩm nên kiêng khi ốm nghén https://meyeucon.org/20772/nhung-loai-thuc-pham-nen-kieng-khi-om-nghen/ https://meyeucon.org/20772/nhung-loai-thuc-pham-nen-kieng-khi-om-nghen/#comments Thu, 29 Dec 2011 01:50:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=20772 Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có đến 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai phải chịu đựng cảm giác khó chịu do ốm nghén hoành hành. Ốm nghén diễn ra phổ biến trong ba tháng đầu thai kì và không có loại thuốc đặc trị để chữa khỏi. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn hàng ngày cũng giúp các mẹ bầu hạn chế phần lớn những cơn ói, nôn.

Dưới đây là những loại thực phẩm bà bầu nên tránh khi ốm nghén:

Khoai tây chiên

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Mayo, các loại thực phẩm béo ngậy như khoai tây chiên có thể ảnh hưởng đến dạ dày bạn, gây cảm giác buồn nôn. Thực phẩm nhiều mỡ thường rất khó tiêu hóa, làm mất nhiều thời gian di chuyển qua hệ tiêu hóa xuống dạ dày càng làm bạn có cảm giác buồn nôn.

Ốm nghén không thể chữa khỏi nhưng có thể hạn chế qua chế độ ăn hằng ngày.

Ford-Martin và Aron còn cho biết thêm rằng, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường có mùi nặng, hay gây nôn, ói. Bên cạnh koai tây chiêm, bà bầu trong thời gian ốm nghén cũng không nên ăn những loại bánh nhiều mỡ như bánh mì kẹp thịt, bánh hành tây…

Gia vị cay, hạt tiêu

Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, theo nghiên cứu của hai tiến sĩ Paula Ford-Martin và Elisabeth A. Aron – tác giả cuốn sách “những điều cần biết về mang thai”. Hạt tiêu được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm ăn sẵn bao gồm cả nước sốt salsa và nước tương. Những thực phẩm này còn là thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày nếu ăn chúng với mức độ nhiều và liên tục.

Ford-Martin và Aron khuyên bạn nên trung thành với một số loại thức ăn tự nhiên như cà chua, rau hơn là sử dụng salsa và nước tương trong thời kì ốm nghén. Tỏi và hành tây là những loại thực phẩm có thể bổ sung được gia vị cay và giúp bạn giảm bớt triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén.

Thực phẩm giàu chất béo

Kem pho mát có nhiều chất béo, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn ói ở bà bầu thời kì ốm nghén. Theo các bác sĩ đại học Mayo, thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân chủ yếu làm phức tạp thêm căn bệnh ốm nghén vì vậy, bà bầu nên tránh những loại thực phẩm này trong suốt ba tháng đầu mang thai. Loại thực phẩm này mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày của bạn làm bạn càng có cảm giác khó chịu.

Bà bầu nên tránh những loại thực phẩm giàu chất béo như bánh bơ đậu phộng, váng sữa, sữa nguyên pho mát… để giảm bớt triệu chứng ốm nghén. Bạn có thể bổ sung thêm các dạng thực phẩm giàu chất xơ vào cơ thể như bánh quy khô, bánh mì nướng, ngũ cốc… để giảm triệu chứng buồn nôn

]]>
https://meyeucon.org/20772/nhung-loai-thuc-pham-nen-kieng-khi-om-nghen/feed/ 1
Bí quyết chống ốm nghén khi mang bầu https://meyeucon.org/19708/bi-quyet-chong-om-nghen-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/19708/bi-quyet-chong-om-nghen-khi-mang-bau/#respond Sun, 30 Oct 2011 13:45:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=19708 Có đến hơn một nửa phụ nữ mang bầu phải trải qua những cơn ốm nghén rất khó chịu và gây cảm giác mệt mỏi, nhưng bù lại các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ có triệu chứng ốm nghén ít bị sẩy thai hơn. Nhưng nếu bạn muốn giảm triệu chứng ốm nghén càng sớm càng tốt, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây nhé.

Ốm nghén rất khó chịu đối với bà bầu

Châm cứu

Châm cứu là biện pháp châm kim vào các vùng huyệt của cơ thể, chẳng hạn như vùng khuỷu tay, trong tai và vùng cổ tay (chữa buồn nôn). Biện pháp này có thể có tác dụng với một số phụ nữ nhưng cần luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng liệu pháp này.

Gừng

Gừng đã được chứng minh có khả năng chống buồn nôn. Một nghiên cứu năm 2010 ở Sydney còn khẳng định, ngoài tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, gừng cũng hạn chế mức độ nghiêm trọng và giúp bạn nôn ít hơn nếu có. Bạn có thể ăn kẹo gừng, uống trà gừng hoặc nhâm nhi một ít rượu gừng.

Ăn thường xuyên

Khi mang thai, nếu không ăn thường xuyên, bạn sẽ mệt mỏi và cơn đói sẽ khiến bạn buồn nôn nhiều hơn. Do đó, hãy ăn bất kỳ khi nào bạn muốn và bất cứ thứ gì bạn thèm. Nếu có thể, bạn uống rượu gừng, ăn bơ và bánh quy trong vài tuần đầu. Thai kỳ của bạn sẽ được phát triển tốt cho đến khi bạn có thể ăn nhiều hơn.

Ăn đơn giản

Giờ không phải lúc cho các món mới, món dân tộc hay các món nấu nướng cầu kỳ ,tất nhiên nếu bạn muốn thì chúng lại rất tuyệt vời. Còn không, khẩu phần ăn đơn giản, nhiều tinh bột rất hữu ích như bánh quy, bánh xốp, chuối… Ngoài ra bạn có thể ăn nhiều gạo, sữa chua không đường, snack khoai tây, nước chanh và dưa hấu.

Thay đổi nhiệt độ đồ uống

Khi bị nôn, cơ thể mất nước, thậm chí rất nhiều nước. Vì thế, bạn cần cố gắng uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc bổ sung hoa quả và thêm chút đá.

Không nghĩ về nó nữa

Thực sự, việc quên mình đang nghén rất có tác dụng. Nhiều phụ nữ cho biết, công việc giúp họ quên đi cảm giác ốm nghén. Ngược lại, chỉ cần nghĩ tới, triệu chứng khó chịu này tiếp tục xuất hiện.

Hãy chọn chế độ dinh dưỡng tốt và cố đừng nghĩ tới cảm giác khó chịu

Vì vậy, hãy cân nhắc nếu định nghỉ việc khi mang thai. Nếu bạn là người phụ nữ nội chợ, hãy thử đọc sách, đi bộ, buôn chuyện với bạn bè – bất cứ việc gì để không nghĩ về nó nữa.

Cân nhắc việc uống thuốc

Nếu các biện pháp khác vô ích, bạn hãy uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Uống thuốc là việc nhiều thai phụ không mong muốn, nhưng như thế còn tốt hơn việc nôn mửa liên tục trong thời gian quá dài.

Chuẩn bị sẵn đồ dự phòng

Cần chuẩn bị mọi thứ để vượt qua cơn nghén tốt hơn. Kẹo xoắn, hạt khô, cocacola, kẹo bạc hà, túi nhựa, khăn ướt, nước rửa miệng, kem đánh răng và bàn chải đánh răng, giấy thấm, là những thứ bạn cần sẵn sàng.

Bấm huyệt

Hãy thử dùng vòng bấm huyệt chống thấm như PsiBands – có bán tại hầu hết các hiệu thuốc. Nghiên cứu năm 2010 tại Nauy đã chỉ ra 71% phụ nữ sử dụng vòng bấm huyệt ít bị buồn nôn hơn và thời gian ốm nghén cũng ngắn hơn. Bạn cũng có thể thử phương pháp bấm huyệt sau: Ấn nhẹ ba đầu ngón tay vào lòng bàn tay, ngay trên chỗ bắt mạch cổ tay. Thở sâu và ấn trong vòng một phút, từ từ ấn mạnh hơn cho đến khi cảm thấy hơi khó chịu.

]]>
https://meyeucon.org/19708/bi-quyet-chong-om-nghen-khi-mang-bau/feed/ 0
Đôi điều về gừng, bạc hà trong việc trị nghén https://meyeucon.org/19666/doi-dieu-ve-gung-bac-ha-trong-viec-tri-nghen/ https://meyeucon.org/19666/doi-dieu-ve-gung-bac-ha-trong-viec-tri-nghen/#respond Thu, 27 Oct 2011 04:01:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=19666 Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong gừng, bạc hà rất hiệu quả để chống lại hiện tượng ốm nghén. Nhiều chị em đã mách nhau sử dụng nhưng không chắc các chị em đã biết được những điều dưới đây về hai loại thảo dược này.

Gừng và bạc hà có thể sẽ rất hữu ích với bạn trong những ngày tới

Tuy nhiên, gừng không phải lúc nào cũng an toàn. Đối với một số phụ nữ, dùng gừng có thể làm triệu chứng nặng hơn, gây ra các vấn đề mới như ợ nóng, thậm chí là nguy hiểm. Bởi vì theo Đông y, gừng có vị nóng. Nếu bạn đang “nóng trong” mà dùng gừng sẽ khiến bệnh nặng hơn. Gừng sẽ phù hợp nếu bạn thuộc “thể hàn”.

Ngay cả khi gừng hợp với bạn thì bạn cũng nên tránh bánh quy gừng. Nguyên nhân là bánh quy nhiều đường, trong khi lượng gừng ít, không đủ để giảm nghén. Ăn nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho phụ nữ mang thai.

Bạn có thể pha một vài lát gừng khô với nước sôi, chờ nguội; sau đó, pha loãng và nhấm nháp cả ngày. Ngoài ra, bạn có thể mua viên nang gừng được bán tại một số nhà thuốc. Trà gừng cũng tốt cho bạn nhưng nhớ làm theo cách trên, để nguội và pha loãng.

Lưu ý với gừng

Không nên lạm dụng gừng vì nó có thể gây rối loạn cơ chế đông máu. Không dùng gừng kéo dài liên tục vài ngày. Tốt hơn là hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng dùng gừng khi nghén. Bạn không nên dùng quá 3g gừng tươi trong một ngày.

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc chống đông máu, aspirin hoặc các thuốc khác tương tự, nên tránh gừng hoàn toàn.

Lưu ý với bạc hà

Khác với gừng, theo Đông y bạc hà có tính hàn (lạnh) nên hợp với người “thể nóng”. Nếu bạn thấy nóng nực, muốn cởi bỏ quần áo, thèm đồ uống mát, mặt nóng đỏ, bứt rứt, nóng nảy thì bạc hà hợp với bạn.

Hãy thử nhấm nháp kẹo viên bạc hà, kẹo cao su bạc hà. Trà bạc hà cũng hữu ích nhưng cần lưu ý lượng caffein trong trà đối với phụ nữ mang thai. Tinh dầu bạc hà không thích hợp với tất cả thai phụ vì mùi của nó có thể khiến cơn nghén nặng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/19666/doi-dieu-ve-gung-bac-ha-trong-viec-tri-nghen/feed/ 0
Bí quyết giảm chứng buồn nôn khi bầu bí https://meyeucon.org/19588/bi-quyet-giam-chung-buon-non-khi-bau-bi/ https://meyeucon.org/19588/bi-quyet-giam-chung-buon-non-khi-bau-bi/#comments Wed, 19 Oct 2011 21:05:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=19588 Trong giai đoạn đầu thai kỳ, triệu chứng ốm nghén là điều vô cùng khó chịu bởi cảm giác buồn nôn lúc nào cũng gợn lên cổ. Vậy làm cách nào để giảm chứng buồn nôn khi bầu bí? Bạn hãy thử áp dụng các bí quyết nhỏ sau đây nhé.

Hãy chọn một số bí quyết giúp giảm nôn do nghén

Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Khi đang bầu bí, chị em đừng chăm chăm tuân theo nguyên tắc “ba bữa chính/ngày”. Tốt nhất hãy nạp thứ gì đó vào bụng ngay khi cảm giác thèm ăn xuất hiện. Quan trọng nhất là đừng để dạ dày “biểu tình” vì quá đói hay “nặng nề” do ăn quá no.

Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn bình thường, chị em nên ăn vặt thường xuyên trong cả ngày để trung hoà lượng dịch vị dư thừa.

Ăn những gì mình muốn

Dù món ăn có bổ dưỡng đến đâu, nhưng nếu nó đem lại cho bạn cảm giác lợm giọng, buồn nôn, đừng cố ép mình nuốt nó cả! Bởi vì điều quan trọng nhất là bạn có giữ được thức ăn trong dạ dày không?

“Trang bị” một số đồ ăn vặt “lành tính”

Một số đồ vặt như bánh qui mặn, dưa chuột bao tử, nước chanh, súp nấm, táo, bánh gatô, nước ép trái cây, ngũ cốc có đường, bánh qui giòn… là những thức ăn thường không gây ra cảm giác buồn nôn cho chị em mang bầu.

Không ăn những thực phẩm quá nhiều mỡ béo

Bơ, sốt mayonnaise… là những đồ ăn gây khó tiêu. Chúng thường đọng lại rất lâu trong dạ dày và vì thế, gây ra cảm giác buồn nôn.

Đừng uống quá nhiều nước trong bữa ăn

Uống nước quá nhiều trong bữa ăn sẽ làm tăng nhanh cảm giác đầy bụng. Điều này dễ khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn, thậm chí gây nôn mửa khi đang trong giai đoạn ốm nghén. 1-2 cốc nước trong bữa ăn là đủ.
Giữa các bữa ăn, ta có thể uống nước tùy thích.

Nghỉ ngơi

Mệt mỏi sẽ làm gia tăng chứng nôn oẹ của chị em bầu bí. Vì thế, cần biết sắp xếp thời gian hợp lý để vừa giữ gìn sức khỏe vừa đảm bảo công việc cơ quan lẫn việc nhà. Tốt nhất hãy phân công và chia sẻ bớt các công việc nhà cho ông xã bạn.

Bổ sung vitamin B6

Vitamin B6 thúc đẩy tiêu hóa và giúp chị em mang thai giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Nếu ngại uống, có thể bổ sung qua một số thực phẩm như mầm lúa mì, chuối, thịt gà…

“Kết thân” với trà gừng, trà bạc hà

Có một cách giảm những cơn ốm nghén khá hiệu quả đối với bà bầu là dùng trà gừng hoặc trà bạc hà. Trà gừng được các chuyên gia cho rằng có hiệu quả hơn nhưng nó không hề dễ uống và dễ gây nóng cho các bà bầu. Vì vậy, trà bạc hà được sử dụng phổ biến hơn cả. Mỗi khi có cảm giác buồn nôn hoặc quá khó chịu với những cơn ốm nghén, chị em bầu bí nên tự thưởng cho mình một tách trà bạc hà nóng.

Tránh những nơi có không khí bí bức

Vì chị em bầu bí rất nhạy cảm với các mùi thơm, nên vì thế, hãy tránh những nơi “chìm” trong mùi chiên rán, thuốc lá hay nước hoa.

]]>
https://meyeucon.org/19588/bi-quyet-giam-chung-buon-non-khi-bau-bi/feed/ 4
Giúp bà bầu khắc phục ốm nghén hiệu quả https://meyeucon.org/18075/giup-ba-bau-khac-phuc-om-nghen-hieu-qua/ https://meyeucon.org/18075/giup-ba-bau-khac-phuc-om-nghen-hieu-qua/#comments Sat, 23 Jul 2011 22:13:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=18075 Ốm nghén là triệu chứng khó tránh khỏi khi mang bầu và có tới 50-80% phụ nữ gặp các triệu chứng của hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên ốm nghén cũng là một biểu hiện tốt và bạn chỉ cần kiên nhẫn một chút là sẽ vượt qua.

Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở bà bầu

Ốm nghén là một sự kết hợp của các triệu chứng như buồn nôn và ói mửa, đôi khi kèm theo chóng mặt, đau lưng, đau đầu, đau bụng dưới hoặc táo bón. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng ba tháng đầu của thai kỳ, tuần thứ 4 hoặc 6 và chỉ giảm dần khi thai kỳ bước vào tuần thứ 14.

Ốm nghén thường là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu được công bố trên Chuyên san Sản khoa và Phụ khoa (Mỹ), những ai kinh qua triệu chứng khó chịu này thường giảm nguy cơ sẩy thai cũng như sinh con nhẹ cân.

Mặc dù không có biện pháp khắc phục chung cho ốm nghén, nhưng sau đây là một vài lời khuyên có thể giúp bạn phần nào giảm bớt sự khó chịu:

Tránh những nơi quá nóng vì có thể gây buồn nôn. Để tránh chóng mặt, cố gắng rời giường từ từ vào buổi sáng. Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các triệu chứng ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.

Chế độ ăn uống có thể góp phần quản lý hiệu quả các triệu chứng ốm nghén. Theo các chuyên gia, bạn tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày thay vì ba bữa ăn “hoành tráng”.

Hãy thử dùng một bữa ăn nhẹ giàu protein trước khi đi ngủ để giữ lượng đường trong máu ở mức hợp lý. Bánh quy, bánh làm từ ngũ cốc là một lựa chọn tốt cho bữa ăn nhẹ hoặc vào buổi sáng ngay sau khi thức giấc. Ngoài ra, đồ ăn lạnh cũng là một món ăn thay thế tốt hơn so với thức ăn nóng, vì chúng ít có mùi.

Bổ sung vitamin được xem giúp giảm ốm nghén. Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các triệu chứng khó chịu này.

Một sự lựa chọn khác là dùng các viên gừng khoảng 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, nên tránh bổ sung sắt nếu bạn không bị thiếu máu, vì viên sắt gây khó chịu cho dạ dày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

Do mùi thường là thứ gây ra các triệu chứng ốm nghén nên việc kiểm soát mùi càng nhiều càng tốt rất quan trọng. Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thậm chí có thể ngừa ốm nghén. Có thể dùng các loại tinh dầu như oải hương, quýt hoặc dầu cây trà; việc sử dụng hương liệu giúp tăng cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng, một số loại dầu quan trọng như dầu hạnh nhân, bột nghệ, ngò tây, quế nên tránh dùng vì có tính độc.

Trà gừng và trà bạc hà cũng được chứng minh hữu hiệu trong việc giảm buồn nôn. Trà gừng giúp giảm buồn nôn và chống rối loạn dạ dày. Trà bạc hà cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn, nhưng do có nhiều nghiên cứu với kết quả mâu thuẫn về uống trà bạc hà trong quá trình mang thai nên tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Dùng một muỗng cà phê giấm rượu táo vào đầu buổi sáng cũng giúp giảm buồn nôn, do nó có thể trung hòa tính a-xít quá mức trong dạ dày.

]]>
https://meyeucon.org/18075/giup-ba-bau-khac-phuc-om-nghen-hieu-qua/feed/ 5