Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những gợi ý giúp mẹ bầu giảm, tránh phù nề https://meyeucon.org/28061/nhung-goi-y-giup-me-bau-giam-tranh-phu-ne/ https://meyeucon.org/28061/nhung-goi-y-giup-me-bau-giam-tranh-phu-ne/#respond Mon, 10 Jun 2013 03:00:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=28061 Phù nề là hiện tượng thường gặp của thai kỳ nhưng nó gây ra không ít khó chịu cho mẹ bầu. Vậy phải làm thế nào để giúp mẹ bầu giảm, tránh phù nề hiệu quả nhất đây? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây phù nề

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này đã gây nên hiện tượng phù nề cho bà bầu.

Theo các bác sĩ sản khoa thì sự gia tăng chất lỏng bổ sung này là rất cần thiết để giúp người mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu lớn lên của em bé.

Chất lỏng bổ sung này cũng giúp khớp xương chậu và các mô tế bào giãn ra khi em bé chào đời, nó chiếm khoảng 25% trọng lượng tăng thêm trong thời gian mang thai.

Vận động cơ thể, ăn nhạt và bổ sung kali là một trong những cách chồng phù nề hiệu quả.
Vận động cơ thể, ăn nhạt và bổ sung kali là một trong những cách chồng phù nề hiệu quả.

Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Những điều nên làm để giảm phù nề cho mẹ bầu
Vận động cơ thể, ăn nhạt và bổ sung kali là một trong những cách chồng phù nề hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là 5 nguyên nhân gây phù phổ biến nhất:

– Đứng lâu.

– Chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm).

– Tiêu thụ nhiều caffein.

– Ăn nhiều natri (muối).

– Làm việc vất vả.

– Thời tiết nóng bức.

Có một điều các mẹ bầu nên biết là phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.

2. Những gợi ý giảm, tránh phù nề

Nếu bạn bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.

Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa lượng kali cao như: 1 của khoai lang nướng cả vỏ chứa 844mg kali; 200g sữa chua chứa 579mg kali; nửa bát soup cà chua chứa 549mg kali; 1 quả chuối chứa 422mg kali.

Không những thế, kali còn có nhiều trong rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu…

Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình đang bị thiếu kali: do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Và tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ để được xác định kịp thời.

Ngoài ra mẹ bầu nên áp dụng những cách sau để giảm/ tránh hiện tượng phù nề khi mang thai:

– Giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.

– Ăn nhạt. Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước. Vì thế, nếu bạn có thói quen ăn mặn thì nhất thiết phải hạn chế trong thời kỳ mang thai để tránh hiện tượng phù nề.

– Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.

– Mẹ bầu nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ vì điều này sẽ giúp giảm và tránh phù nề. Một số hoạt động được coi là an toàn cho thai phụ như đi bộ, bơi lội, aerobic… Những động tác giãn cơ hay tập yoga cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả.

– Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.
Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ và nói về tình trạng của bạn. Đôi khi, phù có thể tăng do nhiệt nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

]]>
https://meyeucon.org/28061/nhung-goi-y-giup-me-bau-giam-tranh-phu-ne/feed/ 0
Bàn chân sẽ to ra do mang thai https://meyeucon.org/26681/ban-chan-se-to-ra-do-mang-thai/ https://meyeucon.org/26681/ban-chan-se-to-ra-do-mang-thai/#respond Wed, 06 Mar 2013 23:00:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=26681 Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Iowa (Mỹ) cho biết, quá trình mang thai có thể làm thay đổi hoàn toàn kích thước và hình dạng của bàn chân người mẹ, và sự thay đổi này sẽ vĩnh viễn.

Bàn chân của thai phụ sẽ biến đổi theo hướng tăng kích thước so với bình thường.

Bàn chân bẹt là vấn đề thường xuyên xảy ra ở thai phụ, và nguyên nhân có thể là do trọng lượng gia tăng trong quá trình thai nghén, cũng như các khớp bị lỏng ra có liên quan đến tình trạng tăng cân.

Vấn đề ở đây là những thay đổi trên không xoay chuyển lại được và dẫn đến bệnh loãng xương sau này, theo báo cáo trên chuyên san American Journal of Physical Medicine & Rehabilitation.

Giáo sư Neil Segal của Đại học Iowa cho hay, đã nghe nhiều phụ nữ phản ánh rằng mình bị tăng cỡ giày khi mang thai, nhưng chưa thấy vấn đề này được đề cập trên sách báo.

Để rút ra sự liên hệ trên, nhóm của ông đã tiến hành đo cỡ chân cho những người mới bắt đầu mang thai và khi họ sinh con được 5 tháng. Theo đó, khoảng từ 60 đến 70% người bị to chân kể cả chiều ngang lẫn chiều dài, ở mức từ 2 đến 10mm.

]]>
https://meyeucon.org/26681/ban-chan-se-to-ra-do-mang-thai/feed/ 0
Hạn chế hiện tượng chuột rút cho bà bầu mùa lạnh https://meyeucon.org/25357/han-che-hien-tuong-chuot-rut-cho-ba-bau-mua-lanh/ https://meyeucon.org/25357/han-che-hien-tuong-chuot-rut-cho-ba-bau-mua-lanh/#respond Tue, 06 Nov 2012 01:00:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=25357 Hầu như bà bầu nào cũng bị chuột rút trong thời kỳ mang thai. Vậy làm thế nào để hạn chế hiện tượng chuột rút? Đối phó với hiện tượng bị chuột rút ở bà bầu như thế nào?

Chứng chuột rút ở bà bầu thường xảy ra vào ban đêm và đặc biệt thường xuyên với thai phụ lười vận động và thời điểm trời chuyển sang lạnh dần. Thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh thường xuyên hơn do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân, khiến chân bị chuột rút. Một nguyên nhân nữa là do cơ bắp của đôi chân mệt mỏi khi phải mang theo một trọng lượng lớn trên cơ thể. (Đọc chi tiết: Bà bầu bị chuột rút)

Mùa đông, chân tay thường lạnh, tê cứng, dễ làm bà bầu bị chuột rút.

Vậy làm thế nào để hạn chế hiện tượng chuột rút?

  • Để phòng chuột rút khi mang thai, chị em nên áp dụng những chiêu nhỏ dưới đây:
  • Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.
  • Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.
  • Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
  • Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.
  • Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.
  • Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
  • Giữ nước cho cơ thể bằng cách uống nước thường xuyên.
  • Có một số bằng chứng cho thấy, uống bổ sung magiê, thực phẩm giàu canxi và vitamin bổ sung trước khi sinh có thể có ích cho bà bầu.

Đối phó với hiện tượng bị chuột rút ở bà bầu

Khi bị chuột rút, bà bầu có thể làm theo những hướng dẫn sau:

  • Khi thấy cảm giác bị chuột rút, bà bầu có thể làm giảm cơn đau bằng cách đi lại. Đi lại hơi khó khăn khi đôi chân đau cứng nhưng chúng sẽ nhanh chóng làm mất cơn đau của bạn.
  • Ngay khi bị chuột rút, bà bầu có thể duỗi thẳng chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút.
  • Bà bầu nên sắm cho mình một túi chườm nước nóng để khi bị chuột rút thì chườm lên chỗ đau, dần dần cảm giác đau sẽ biến mất (ngoài ra bạn có thể dùng nước lạnh chườm lên chỗ bị chuột rút).
]]>
https://meyeucon.org/25357/han-che-hien-tuong-chuot-rut-cho-ba-bau-mua-lanh/feed/ 0
Những bài tập giúp giảm phù nề cho phụ nữ mang thai https://meyeucon.org/22786/nhung-bai-tap-giup-giam-phu-ne-cho-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/22786/nhung-bai-tap-giup-giam-phu-ne-cho-phu-nu-mang-thai/#comments Sat, 05 May 2012 16:06:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=22786 Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có khối lượng chất lỏng tăng lên đáng kể. Điều này là hoàn toàn bình thường và tự nhiên vì cơ thể cần có sự gia tăng khối lượng máu để đáp ứng thiên chức làm mẹ trong tương lai. Vậy nên, nếu cơ thể không kịp thích nghi với sự gia tăng này thì có thể xảy ra sự phù nề. Dưới đây một vài bài tập đơn giản giúp mẹ bầu có thể chống đỡ tốt với chứng phù nề của mình. Hãy thử nghiệm để giảm bớt những khó chịu mà mình đang và sẽ phải trải qua nhé!

Đi bộ ngoài trời

Một phụ nữ mang thai cần đi bộ hàng ngày. Thực tế là trong thời gian đi bộ các cơ bắp chân được hoạt động, các mạch máu được tăng cường và cải thiện lưu thông. Bình thường hóa lưu thông máu giúp hệ thống bạch huyết không bị tắc nghẽn, nhờ đó ngăn ngừa phù nề. Vì vậy, mỗi ngày thai phụ nên dành khoảng 20 phút để đi bộ nhanh. Ngoài ra, để tránh sự xuất hiện phù nề, tốt nhất là mua giày lớn hơn một hoặc hai kích cỡ so với những đôi mà bạn đã từng sử dụng trước đây.

Mỗi ngày thai phụ nên dành khoảng 20 phút để đi bộ nhanh

Đi bơi

Cách tốt nhất để đối phó với sưng phù trong khi mang thai là đi bơi. Lý do là vì trong quá trình bơi, nước bao phủ toàn bộ cơ thể, thậm chí tạo áp lực lên da có hiệu quả kích thích lưu thông bạch huyết.

Bơi ngửa có tác dụng tốt nhất, vừa giúp thắt chặt mông, vừa giúp thư giãn vùng dưới lưng, đồng thời hoạt động của cơ bắp chân trong quá trình bơi kích thích lưu thông máu từ chân về tim. Thai phụ nên đi bơi khoảng 2 – 3 lần trong một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.

Tập thể dục tại nhà

Thai phụ cũng có thể tiến hành tập thể dục tại nhà. Bắt đầu bằng các bài tập đơn giản trong tư thế nằm ngửa. Nằm xuống trên lưng của bạn, hãy đặt một chiếc gối dưới chân và thực hiện chuyển động bàn chân xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó lại đổi chiều ngược kim đồng hồ. Cứ thực hiện luân chuyển như vậy khoảng 10 lần mỗi hướng.

Vận động trong văn phòng

Các bà mẹ tương lai nên vận động cơ bắp mỗi giờ trong chuỗi thời gian làm việc kéo dài của mình. Có những thao tác đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay trong chính văn phòng. Đứng lên, hai chân đặt rộng bằng vai và thực hiện thao tác kiễng chân như đang đi giầy cao gót, thực hiện đồng thời trên cả hai chân cùng một lúc, kéo dài trong hai phút.

Ngoài ra, cần hạn chế lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi ngày để ngăn chặn khả năng giữ nước trong các mô của cơ thể (điều này gia tăng phù nề).

Vận động ở phòng tập

Đứng trên bốn chân, uốn cong đầu gối để thắt chặt dạ dày của mình, cong người trở lại và cúi đầu. Sau đó lưng thẳng, nâng cao chân của bạn và thẳng lưng. Lặp lại bài tập ít nhất 12 lần cho mỗi chân.

]]>
https://meyeucon.org/22786/nhung-bai-tap-giup-giam-phu-ne-cho-phu-nu-mang-thai/feed/ 1
Chăm sóc đôi chân cho mẹ bầu https://meyeucon.org/21222/cham-soc-doi-chan-cho-me-bau/ Wed, 15 Feb 2012 03:28:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=21222 Khi gần tới tháng sinh, cơ thể bà bầu thường có xu hướng mệt mỏi hơn. Đôi chân của thai phụ sẽ trở nên nặng nề hơn và cũng phải chịu sức nặng lớn hơn. Làm sao để xua tan cảm giác khó chịu này?

Trong suốt thời gian mang bầu, cơ thể của người phụ nữ chịu nhiều sự xáo trộn. Đi lại khó khăn hơn do sự tăng cân và sự thay đổi hooc-mon dẫn đến nhiều thay đổi về bền ngoài cũng như bên trong cơ thể của chị em.

Sự thay đổi này được giải thích là do sự sản sinh quá nhiều các hooc môn sinh dục nữ và hooc môn progesteron (hooc mon được tiết ra giữa thời điểm rụng trứng và thời điểm nguyệt san). Trong đó, hooc môn progesteron kích thích các mạch máu nở ra, gây giãn mạch và phù chân.

Massage nhẹ nhàng chân bà bầu giúp họ thư giãn hơn.

Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này:

– Khi đi ngủ, hãy gác chân lên thành giường hoặc kê chân lên gối.

– Tuyệt đối không đi giầy cao gót và chật. Đi những loại giầy dép này chỉ làm vận động của bạn thêm khó và gây khó chịu cho chân. Hơn nữa, nếu bạn bị ngã thì sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi.

– Sau khi tắm, dùng vòi hoa sen phun nước lạnh từ dưới bàn chân lên phía trên đùi.

– Tránh đứng quá lâu. Nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn phải đứng nhiều giờ trong ngày, hãy cố gắng nghỉ 5 – 10 phút sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mỏi.

– Trong suốt thời kỳ mang thai, trừ giai đoạn đầu có thể mệt do nghén, bạn nên tập những bài thể thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bơi.

– Không nên tắm nắng. Điều này không tốt cho chân và cả da của bạn nữa.

– Kiêng ăn những món ăn cay vì nó sẽ làm mạch máu bị giãn.

– Chọn những loại quần áo rộng rãi, không nên chọn quần áo bó sát, nó sẽ cản chở việc lưu thông mạch máu.

– Hằng ngày, hãy dành thời gian để mát xa từ bàn chân lên phía đùi. Để mát xa, bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà hoặc long não để kết hợp thư giãn đầu óc.

Tuy nhiên bạn nên nhớ, nếu chân phù hơn mức bình thường, bạn nên đi khám bác sỹ phụ sản. Chân bị phù cũng có thể là dấu hiệu của ngộ độc thai nghén.

]]>
Dư ối khi mang thai cần phải theo dõi và điều trị https://meyeucon.org/19793/du-oi-khi-mang-thai-can-phai-theo-doi-va-dieu-tri/ https://meyeucon.org/19793/du-oi-khi-mang-thai-can-phai-theo-doi-va-dieu-tri/#comments Thu, 03 Nov 2011 13:30:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=19793 Hỏi: Xin chào Mẹ Yêu Con. Em mang thai 27 tuần rồi, hôm vừa rồi đi khám, BS nói em bị dư ối và bị phù chân. Như vậy có đáng lo không ạ? Có cách nào làm giảm tình trạng trên không? Cho em hỏi thêm 1 vấn đề nữa đó là kỳ kinh cuối của em tính đến giờ thai là gần 28 tuần? Nhưng hôm vừa rồi em đi khám BS lại nói là thai 26 tuần. Như vậy là sao ạ? Em xin cảm ơn.

Trả lời: Phù chân và dư ối khi mang thai cần phải theo dõi và điều trị, không thấy bạn nói gì đến huyết áp vì huyết áp cũng rất quan trọng. Bạn nên kiểm tra từng tuần xem chiều cao tử cung và vòng bụng có tăng nhanh không, huyết áp thế nào? Nguy cơ nhiễm độc thai nghén sẽ tăng nếu tình trạng dư ối chuyển thành đa ối, có thể bạn phù tăng lên, thai nhi sẽ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa Phụ sản khám để được theo dõi và hướng dẫn điều trị khi cần thiết. Trước mắt giảm ăn mặn, có thể uống thuốc lợi tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ khám trực tiếp.

Về vấn đề tuổi thai tôi có thể giải đáp như sau: khi siêu âm, ngoài kích thước thai nhi máy sẽ hiển thị tương ứng tuổi thai, có thể thể con bạn nhỏ hơn tuổi thai. Trong tình trạng bạn đang bị dư ối và phù thì việc trao đổi chất từ mẹ sang con bị cản trở nên trẻ bị “còi” hơn, nên các chỉ số cũng có thể sai khác.

Chúc bạn hạnh phúc.

]]>
https://meyeucon.org/19793/du-oi-khi-mang-thai-can-phai-theo-doi-va-dieu-tri/feed/ 4
Kinh nghiệm giúp giảm phù nề khi mang thai https://meyeucon.org/19700/kinh-nghiem-giup-giam-phu-ne-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/19700/kinh-nghiem-giup-giam-phu-ne-khi-mang-thai/#respond Mon, 31 Oct 2011 12:08:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=19700 Khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ cũng là lúc hiện tượng phù nề ở bà bầu ngày càng khó chịu, đi lại nặng nề, chân sưng to, đau nhức mệt mỏi… Vậy bạn có biết làm thế nào để giảm bớt phù nề khi bầu bí không? Hãy cùng chia sẻ từ kinh nghiệm của mình nhé.

Chính mình cũng đã phải đối phó với hiện tượng phù nề đó. Mẹ mình bảo khoảng cách sưng phù chân như vậy khoảng 3 lần và tự rút xuống thì sắp đến kỳ sinh. Khi chân xưng lên bạn ấn tay vào phần phù nề sẽ xuất hiện vết lõm lâu mới trở lại bình thường thì thai của bạn đã bị nhiễm độc thai nghén cần phải gặp bác sĩ để xin ý kiến còn không thì cũng không ảnh hưởng nhiều có chăng chỉ ảnh hưởng cho việc đi lại hàng ngày của bạn.

Phù nề chân tay rất khó chịu khi mang bầu

Với kinh nghiệm đã trải qua lần mang thai đầu tiên của mình và bị xuống máu ở đôi chân mình xin chia sẻ kinh nghiệm thế này. Khi đôi chân của bạn bị sưng lên có những điều nên và không nên làm như sau:

– Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân… Các vết chai sần được hình thành như những đốm da cứng để chống lại sự ma sát của giày dép lên chân. Thời gian mang giày chật càng lâu thì những vết chai này cũng dày lên, sạm đen đi khiến đôi chân mất đi vẻ đẹp và cảm giác bức bối, bó chặt đôi bàn chân sẽ làm bạn không thoải mái.

– Không nên sử dụng những đôi dày cao gót vì độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của bạn không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí còn mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bạn bị trẹo chân ngã.

– Không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể lúc đó dồn hết xuống chân sẽ làm cho bạn càng thêm nhức nhối, đau mỏi đôi chân.

– Không nên ngồi xếp bằng hoặc chân nọ bắt chéo chân kia, vì các tư thế này có thể ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân.

– Không nên ngồi lâu. Trong giờ làm việc bạn nên giành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông.

Bạn nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1-3 cm. Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.

– Những dụng cụ hữu ích hàng ngày như bàn chải mềm để chải sạch móng chân hay xơ mướp làm mềm da chân, loại bỏ những tế bào chết, những vết chai sần, xà bông dưỡng ẩm vừa làm sạch từng kẽ chân, vừa mang lại cảm giác mềm mại. Đôi chân của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và trở lên sạch sẽ.

– Càng về gần cuối thai kỳ, đôi chân sẽ thường xuyên bị mỏi và đau hơn, bạn có thể ngâm chân vào nước ấm hay massage chân để giảm bớt những cơn đau.

– Bạn nên tập thể dục đều đặn cho đôi chân vì đây cũng là một phương pháp giúp đôi chân thư giãn và hồi phục. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hay xoay bàn chân để tăng lưu thông máu huyết, ngăn ngừa việc giãn các mạch máu, làm mạnh cơ và đồng thời giảm thiểu những cơn đau.

– Khi đi khám, bác sĩ sẽ khuyên bạn thế này: nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để dễ dàng hơn cho quá trình vượt cạn. Sự vận động nhẹ nhàng không những tốt cho thai nhi mà còn tốt cả cho các bà mẹ.

– Trước khi đi ngủ hãy ngâm đôi chân vào trong nước ấm có pha một chút muối loãng. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái dễ chịu, giấc ngủ được sâu hơn.

– Tư thế xoay bàn chân rất dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu: trên sàn nhà, trên ghế hay trên giường mỗi khi bạn thấy đau hay mỏi chân. Ở nhà bạn nên giành chút ít thời gian bằng cách ngồi xếp bằng chân trái, lưng thẳng, cánh tay trái ôm chặt đầu gối phải và tay phải nhấc bàn chân phải lên khỏi mặt đất. Xoay quanh cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chữ O trong không khí, sau đó đổi chân. Tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút chắc chắn cảm giác đau mỏi sẽ ít hơn.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh trong thai kỳ để vượt cạn thành công!

]]>
https://meyeucon.org/19700/kinh-nghiem-giup-giam-phu-ne-khi-mang-thai/feed/ 0
Phù nề khi mang thai có nguy hiểm không? https://meyeucon.org/15335/phu-ne-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/ https://meyeucon.org/15335/phu-ne-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/#comments Sun, 02 Jan 2011 17:43:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=15335 Hỏi: Hiện tượng phù nề khi mang thai có nguy hiểm cho em bé không? Tôi đang mang thai tuần thứ 31, bị phù lần thứ 2 và kéo dài 8 ngày chưa thấy hết, đi khám nước tiểu bình thường, lượng đường trong máu bình thường thì có nguy hiểm gì không?

Xoa bóp là biện pháp tốt để giảm phù nề khi mang thai

Trả lời: Khi mang thai, vấn đề phù nề thường do chèn ép, tử cung mang thai ngày càng to dần sẽ chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch, bạch huyết, vùng chi và bụng gây nên. Tuy nhiên trong vài trường hợp, phù cũng là biểu hiện của một số bệnh lý như: tiền sản giật, thận hư, cao huyết áp… Ở đây nếu bạn thử nước tiểu và huyết áp bình thường thì không nên lo lắng lắm. Bạn nên nằm nghỉ, gác chân lên cao, hạn chế đứng, ngồi cũng như đi lại nhiều.

]]>
https://meyeucon.org/15335/phu-ne-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/feed/ 2
Bà bầu phù chân phải đi khám ngay https://meyeucon.org/15224/ba-bau-phu-chan-phai-di-kham-ngay/ https://meyeucon.org/15224/ba-bau-phu-chan-phai-di-kham-ngay/#comments Tue, 28 Dec 2010 23:23:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=15224 Phù chân là dấu hiệu của tiền sản giật, thường xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị sớm, mẹ và thai nhi có thể gặp nguy hiểm.


Theo tiến sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, rất nhiều người chỉ quan niệm phù chân là hiện tượng bình thường khi có thai mà không biết phù chân ở thai phụ cũng là bệnh lý.

Dấu hiệu của bệnh tật

Theo bác sĩ Cường, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ có sẵn có tiền sử bệnh tim, bệnh thận thì đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân. Hoặc nếu thai phụ ở nông thôn, ăn uống không đủ chất cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài những nguyên nhân bệnh lý vừa kể trên, phụ nữ mang thai bị phù chân còn có nguyên nhân phù do tiền sản giật và phù do chèn ép.

Bác sĩ Lưu Thị Kim Dung, Phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm Y tế Lao động, cho biết tử cung của người phụ nữ từ lúc chưa mang thai đến có thai tăng đến 50 lần về khối lượng, khối lượng này chèn ép lên các tĩnh mạch ở chân, gây ra hiện tượng phù chân. Ngoài ra có thể do tư thế khi làm việc phải ngồi hoặc đứng quá nhiều. Với nguyên nhân này, chỉ cần thai phụ thay đổi tư thế như nằm nghiêng sang bên trái, gác chân lên cao để tử cung đỡ đè vào tuần hoàn, gây ứ đọng máu ở tĩnh mạch thì hiện tượng này sẽ dừng ngay. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi tư thế mà hiện tượng không hết, thì đó có thể là do tiền sản giật.

Nên đi khám ngay

Bác sĩ Cường khuyến cáo, khi thai phụ có cảm giác người nặng nề, mí mắt nặng, chân nặng, da bóng, mất hết các nếp nhăn ở cổ tay, cổ chân, mặt tròn trịa thì nên đến bác sĩ sản khoa để xác định nguyên nhân. Ngoài ra, thai phụ cũng nên lưu ý quá trình tăng cân. Ở những tháng cuối chỉ nên tăng không quá 0,5 kg mỗi tuần, nếu vượt thì cũng là dấu hiệu thai phụ đã bị phù do tiền sản giật. Ngoài ra, đa số hiện tượng phù chân do tiền sản giật gây ra xuất hiện trong quý thứ ba của thai kỳ. Vì vậy, nếu thai phụ không có tiền sử các bệnh về tim, thận, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng lại xuất hiện phù, nhất là trong ba tháng cuối thì có thể do tiền sản giật.

Bác sĩ cũng khuyến cáo tiền sản giật là ca cấp cứu trong sản khoa, biến chứng rất nhiều, rất nhanh và rất nặng cho cả mẹ và con. Đối với mẹ thì có thể gây tử vong, đối với thai nhi thì chậm phát triển trong tử cung và nguy cơ chết lưu. Vì vậy, chẩn đoán sớm để phát hiện là rất quan trọng. Nếu như được phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ thì sẽ giảm bớt được rất nhiều nguy cơ, phù sẽ mất đi, tình trạng thai nghén sẽ dần trở lại bình thường.

Để giảm bớt hiện tượng phù chân, thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, khi nghỉ ngơi nên gác chân lên cao. Về chế độ dinh dưỡng, bà bầu nên ăn nhạt, tránh các thức ăn nhiều muối, thức ăn cay. Thai phụ cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng, trước khi đi ngủ ngâm chân trong nước nóng cũng có thể làm giảm phù chân.

]]>
https://meyeucon.org/15224/ba-bau-phu-chan-phai-di-kham-ngay/feed/ 8
Ngăn ngừa chuột rút khi bầu bí https://meyeucon.org/13941/ngan-ngua-chuot-rut-khi-bau-bi/ https://meyeucon.org/13941/ngan-ngua-chuot-rut-khi-bau-bi/#comments Sun, 21 Nov 2010 17:07:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=13941 Rất nhiều bà bầu cho biết, khi vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, lúc thai nhi đã to dần lên thì hiện tượng họ gặp nhiều nhất là đau lưng và bị chuột rút.

Tại sao lại bị chuột rút khi mang thai?

Không ai có thể giải thích rõ lý do vì sao bà bầu bị chuột rút ở chân nhiều hơn khi mang thai. Các bác sĩ giải thích, có thể do cơ bắp của đôi chân mệt mỏi khi phải mang theo một trọng lượng lớn trên cơ thể. Hoặc cũng có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân, khiến chân bị chuột rút.

Hiện tượng chuột rút bắt đầu xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ hai và có thể sẽ bị nặng nề hơn khi thai nhi ngày một lớn lên. Thỉnh thoảng hiện tượng này xảy ra vào ban ngày, nhưng hầu hết các bà bầu thấy nó xuất hiện vào ban đêm.

Massage chân và ngón chân khi thấy bị chuột rút.

Làm sao để ngăn ngừa chứng chuột rút?

Thử những cách sau để giữ cho chân không thường xuyên bị chuột rút:

  • Tránh đứng hoặc ngồi trên đôi chân của bạn trong một thời gian dài.
  • Vận động và kéo căng cơ bắp chân thường xuyên vào ban ngày và nhiều lần trước khi đi ngủ.
  • Xoa bóp mắt cá chân của bạn và ngón chân khi ngồi, khi ăn hoặc xem tivi.
  • Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.
  • Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
  • Giữ nước cho cơ thể bằng cách uống nước thường xuyên.
  • Thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.
  • Có một số bằng chứng cho thấy, uống bổ sung magiê, thêm vitamin bổ sung trước khi sinh có thể có ích cho bà bầu.

Bạn có thể đã biết, chuột rút ở chân là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu canxi và cần bổ sung nhiều hơn. Mặc dù vậy, việc uống thêm canxi chưa chắc đã khiến ngăn ngừa được chứng chuột rút.

Khi bị chuột rút phải làm sao?

Nếu bị chuột rút, ngay lập tức bạn nên căng cơ bắp chân của mình: căng thẳng chân, gót chân, nhẹ nhàng uống cong ngón chân của bạn. Lúc đầu có thể hơi đau nhưng nó sẽ làm giảm bớt các cơn đau co thắt và dần dần sẽ không còn bị chuột rút.

Bạn có thể thử bằng cách xoa bóp các cơ hoặc chườm nóng bằng một chiếc khăn ấm. Đi bộ nhẹ nhàng vài phút cũng có thể làm cơn chuột rút mất đi nhanh chóng.

Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn?

Nếu đã thực hiện các cách trên mà bạn vẫn thấy đau hoặc cơn đau kéo dài hơn, xuất hiện các vết sưng hoặc đau ở chân thì bạn nên gọi bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của máu tụ, bạn cần yêu cầu bác sĩ kiểm tra ngay. Hiện tượng tụ máu hiếm gặp nhưng những người mang thai thường có nguy cơ gặp phải rất cao.

]]>
https://meyeucon.org/13941/ngan-ngua-chuot-rut-khi-bau-bi/feed/ 2