Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Giúp bé tập đếm https://meyeucon.org/30985/giup-be-tap-dem/ https://meyeucon.org/30985/giup-be-tap-dem/#respond Sat, 26 Oct 2013 23:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=30985 Bé 2-3 tuổi là thời cơ vàng để mẹ bắt đầu dạy bé học, bởi khi này, khả năng nhận thức và tiếp thu của bé rất tốt. “Học mà chơi – chơi mà học”, mẹ hãy down nhanh bộ tranh nối số này để con tập đếm nhé!

Nàng bướm xinh đẹp rực rỡ
Nàng bướm xinh đẹp rực rỡ
Chiếc xe tải ngộ nghĩnh, chở hàng đi khắp muôn nơi
Chiếc xe tải ngộ nghĩnh, chở hàng đi khắp muôn nơi
Meo meo meo! Rửa mặt như mèo.
Meo meo meo! Rửa mặt như mèo.
Cây thông Noel tuyệt đẹp.
Cây thông Noel tuyệt đẹp.
Hình gì mà kỳ lạ thế nhỉ?
Hình gì mà kỳ lạ thế nhỉ?
Đây có phải là một bông hoa không?
Đây có phải là một bông hoa không?
Tàu thủy cho bé đi chơi trên biển.
Tàu thủy cho bé đi chơi trên biển.

tranh2

tranh1

]]>
https://meyeucon.org/30985/giup-be-tap-dem/feed/ 0
Xử trí sao khi con cứ đòi… hôn môi và nói “yêu mẹ”? https://meyeucon.org/29840/xu-tri-sao-khi-con-cu-doi-hon-moi-va-noi-yeu-me/ https://meyeucon.org/29840/xu-tri-sao-khi-con-cu-doi-hon-moi-va-noi-yeu-me/#respond Fri, 13 Sep 2013 10:00:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=29840 Con gái tôi 5 tuổi, đang học mẫu giáo. Cách đây vài hôm, con kể với mẹ một bạn trai ở lớp sờ vào ti con rồi bảo là “tớ thích bạn”…

Tôi thấy hoảng quá, hỏi con nói lại với bạn thế nào thì bé nói con gạt tay bạn ra vì buồn cười. Khi đó, tôi chỉ biết bảo cháu là không được cho ai chạm vào người con như thế, rồi bạn trai mà làm vậy là bất lịch sự…

Tôi rất sợ con lớn sớm hay bắt chước kiểu thể hiện tình cảm của người lớn – như những hình ảnh trên TV thỉnh thoảng con vô tình xem được. Có lần con xem cảnh hai người nam, nữ trên TV hôn nhau rồi sau đó cứ đòi hôn môi mẹ và nói “con yêu mẹ”. Tôi nên nói thế nào với con trong những trường hợp đó. Nếu xem TV, thấy các cảnh tình cảm thân mật, tôi có nên tắt TV hay bắt bé nhắm mắt, hoặc cấm hẳn cháu xem phim? (Thuần)

yeu2

Trả lời:

Chào bạn,

Chúng tôi thống nhất với bạn trong cách giải quyết trường hợp con bị bạn cùng lớp sờ ti. Với trường hợp con xem TV và bắt chước theo các diễn viên trong phim thì bạn cũng không nên tỏ ra khó chịu hay hoảng hốt vì trẻ đang trong giai đoạn học hỏi bằng phương pháp bắt chước. Việc trẻ làm theo một hành động của ai đó trên TV hay ngoài thực tế là chuyện hết sức bình thường.

Tuy nhiên, bắt chước theo những hành động xấu hoặc chưa phù hợp với lứa tuổi thì đều không tốt với trẻ. Để giải quyết vấn đề này có hai cách, đó là:

– Thứ nhất, bạn nên hạn chế mở những bộ phim có nội dung yêu đương người lớn khi có mặt cháu, chỉ nên cho con xem những chương trình truyền hình phù hợp với lứa tuổi của con. Bạn cũng không nên dùng từ “cấm” con xem vì bạn càng “cấm” thì càng gây tò mò cho con. Thay vào đó, bạn nên định hướng sở thích cho con bằng cách cùng con ngồi xem những chương trình phù hợp với tuổi của cháu và khen ngợi các nhân vật…

– Thứ hai, về lâu dài, bạn nên tìm hiểu về giáo dục giới tính để có phương pháp giáo dục phù hợp với con ở mỗi giai đoạn lứa tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/29840/xu-tri-sao-khi-con-cu-doi-hon-moi-va-noi-yeu-me/feed/ 0
Để bé tự nguyện làm việc nhà một cách hào hứng nhất… https://meyeucon.org/29785/de-be-tu-nguyen-lam-viec-nha-mot-cach-hao-hung-nhat/ https://meyeucon.org/29785/de-be-tu-nguyen-lam-viec-nha-mot-cach-hao-hung-nhat/#respond Mon, 09 Sep 2013 23:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=29785 Có những chiêu vô cùng đơn giản để bé tự nguyện làm việc nhà một cách hào hứng nhất…

Trẻ em làm việc nhà tưởng chừng như đơn giản nhưng hóa ra lại là nỗi đau đầu phiền muộn của rất nhiều các bà mẹ hiện nay. Với tâm lý xót con, chỉ mong con tập trung học hành ngoan ngoãn không phải vất vả, các mẹ thường hay “làm hộ” con tất cả mọi việc, lo cho ăn uống, vệ sinh, chăm chút là lượt áo quần và đáp ứng mọi nguyện vọng của con. Tất cả chỉ mong con có một tương lai tươi sáng, thành người tài giỏi trong xã hội. Thế nhưng các mẹ lại quên mất một điều, nếu không luyện cho con làm được mọi việc từ điều nhỏ nhặt nhất trong gia đình, các con sẽ thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản nhất và từ đó sẽ không thể thích nghi được với những biến đổi phức tạp của cuộc sống bên ngoài. Vì thế ủng hộ và khuyến khích con làm việc nhà từ tấm bé là phương pháp hữu hiệu nhất để bé có ý thức và hình thành nên một thói quen ăn sâu vào tính cách tự chủ, độc lập và giúp đỡ gia đình, xã hội.

Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn bé làm việc nhà tự giác, chăm chỉ đầy vui vẻ và hào hứng. Tôi đã có đọc được bài viết “Sai vặt” trẻ con phải như mẹ Sing và cảm thấy vô cùng tâm đắc. Tôi cũng có những mẹo riêng của mình, xin đóng góp cùng chị em để giúp chúng ta ngày càng có thêm nhiều đứa con ngoan, con chăm:

Hô biến công việc dọn dẹp thành trò chơi

viec1

Các mẹ hãy luôn nhớ “vừa học vừa chơi” luôn đạt được hiệu quả tốt hơn là phương pháp ép buộc. Với công việc nhà cũng vậy, hãy để bé tham gia vào các trò chơi dọn dẹp mà mẹ tự nghĩ ra để tạo thêm nhiều phấn khích cho trẻ. Giữa một căn phòng lộn xộn, mẹ hãy giấu những “kho báu” hay “phần thưởng” bí mật ở những nơi mà chỉ khi nào dọn dẹp xong bé mới có thể tìm ra, khi đó “kho báu” hay “phần thưởng” đó sẽ hoàn toàn thuộc về bé. Tâm lý mau chán của trẻ con sẽ được dẹp tan khi mẹ thay đổi các công việc hàng ngày để luôn có sự đổi mới và tạo hứng khởi mới cho bé. Dụ dỗ con bằng chiêu này sẽ tạo thêm niềm vui cho bé trong những lần dọn dẹp tiếp theo và sẽ không khó khăn khi trẻ hiểu được một bài học đơn giản “trẻ sẽ gặt hái được những thành quả tốt đẹp sau những nỗ lực làm việc chăm chỉ”

Hô biến công việc thành thử thách

Trẻ em từ độ tuổi mẫu giáo bắt đầu hình thành rõ nét hơn tính cách của mình và phần nào muốn chứng tỏ cái tôi cá nhân riêng của từng bé. Nếu mẹ càng nói “công việc này khó lắm, con không làm được đâu, để mẹ làm cho” thì bé lại càng muốn chứng thực không việc gì là mình không làm được. Dựa vào tâm lý đó của trẻ, mẹ hãy lựa chọn những công việc phù hợp với sức lực và độ tuổi của bé, rồi cố tình kích thích “cái tôi” trong bé để bé hào hứng chứng tỏ bản thân, hóa siêu nhân giúp đỡ mẹ một cách năng nổ nhé.

Hô biến việc dọn nhà thành đặc quyền của trẻ

Trẻ con không bao giờ muốn người lớn coi mình là trẻ con, trẻ con luôn nhìn người lớn để học trở thành người lớn. Các chuyên gia tâm lý cho rằng các mẹ không nên đối xử với con cái như những đứa trẻ yếu ớt và non nớt, ngược lại cần nói chuyện, tâm sự, chia sẻ mọi việc như một người bạn của bé, có chăng hãy là một người bạn “nhiều kinh nghiệm” hơn mà thôi. Vì thế mẹ hãy để cho con thấy tầm quan trọng của con trong gia đình, cũng như đối với một số công việc nhà phù hợp với bé, mẹ hãy cho bé thấy nếu không có bé làm thì nhà sẽ bừa bộn thế nào. “Ôi, hôm nay cái bàn này mà không có bé Nhi lau hộ mẹ thì đúng là bụi quá, ăn cơm cũng không ngon nữa”, hay “cái gương bàn phấn của mẹ mà không có Tôm lau giúp thì mẹ không thể xinh được rồi”,… Khi con nhận thấy những công việc mình làm được trân trọng và đánh giá cao thì chẳng có lý gì bé không tiếp tục làm những công việc đó.

Hãy tham gia công việc cùng trẻ

Mẹ đừng chỉ đứng nhìn khi con giúp mẹ làm việc. Khi cả hai mẹ con hay cả gia đình cùng hăng say dọn dẹp sẽ tạo thêm niềm vui cho bé, bé sẽ thấy khoảnh khắc lao động cùng cả nhà có ý nghĩa hơn. Khi cả nhà cùng làm việc, mẹ có thể cùng con chơi trò “thi ai nhanh hơn” hay bấm đồng hồ cho con để “vượt qua chính mình” khi so sánh với công việc này của những lần trước. Con sẽ thêm hòa đồng và gắn kết hơn với chính gia đình mình cũng như các công việc xã hội tập thể sau này.

Khuyến khích và khen thưởng kịp thời

Trẻ em luôn thích được khen ngợi và không muốn nghe những lời chê trách phũ phàng. Khi bé làm sai, mẹ đừng vội vàng mắng mỏ bé và không cho bé làm nữa. Thay vào đó hãy hướng dẫn lại bé tỉ mỉ hơn và tin tưởng vào con, để bé làm lại theo cách của mình. Dạy con trẻ cần trước hết là sự kiên nhẫn. Mẹ càng không nên đòi hỏi bé phải đạt hiệu quả hoàn hảo ngay trong lần thử sức đầu tiên. Còn khi bé làm tốt một việc gì, mẹ đừng ngần ngại tặng bé những lời khen, khuyến khích và động viên để bé có thể làm tốt trong những lần tiếp theo nữa nhé.

Giúp mẹ làm việc nhà không hề khó như các bé nghĩ, nhưng trên hết mẹ phải tạo động lực và giúp bé rèn luyện thành thói quen, nề nếp để sau này bé luôn tự chủ với các công việc khác trong cuộc sống. Chúc các bé trở thành những trợ thủ đắc lực để các mẹ luôn tự hào vì con cái mình nhé!

]]>
https://meyeucon.org/29785/de-be-tu-nguyen-lam-viec-nha-mot-cach-hao-hung-nhat/feed/ 0
Những điều đáng nói về giáo dục mầm non ở Nhật Bản https://meyeucon.org/29702/nhung-dieu-dang-noi-ve-giao-duc-mam-non-o-nhat-ban/ https://meyeucon.org/29702/nhung-dieu-dang-noi-ve-giao-duc-mam-non-o-nhat-ban/#respond Thu, 05 Sep 2013 05:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=29702 Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn “há hốc miệng” khi thấy những điều “kì quặc” ở trường mầm non Nhật…

Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:

1. Nhiều túi một cách kì lạ

Ngày đầu tiên nhập học, các cô giáo đã giải thích với tôi là cần chuẩn bị cho bé 1 loạt các loại túi với đủ kích cỡ khác nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Sau đó, các cô còn cẩn thận dặn dò: chiếc túi A phải có chiều dài như vậy-và-như vậy, túi B phải có chiều rộng như vậy-và-như vậy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F. Tôi quả thật chỉ có thể “há hốc mồm”. Một số nhà trẻ thậm chí còn yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con.

Túi đựng chăn
Túi đựng chăn
Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày
Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày

Sau hai năm đi học mẫu giáo thì chúng tôi đã quen với nó, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.

2. Tất cả những chiếc túi trên đều do trẻ con xách. Người lớn không phải mang gì cả.

Đây là một cảnh tượng mà tôi thực sự bị sốc: Khi đưa con đến trường hoặc đón con về, tôi nhận thấy rằng tất cả các phụ huynh khác, có thể là cha, mẹ, hoặc ông bà, luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) như tôi đã đề cập ở trên được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa rất nhanh!

Chúng ta thì sao? Có lẽ do thói quen, có lẽ vì là sự khác biệt văn hóa, nhưng tôi thường mang túi xách cho con, và Tiantian thì đi tay không. Một vài ngày sau, cô giáo đến và đã có một cuộc trò chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian, ở trường, cô bé tự làm hết mọi thứ một mình…”. Người Nhật có thói quen chỉ nói một nửa câu, và để bạn tự hiểu nốt phần còn lại. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng cô đang có ý muốn hỏi về tình hình ở nhà của Tiantian, nhưng khi nhìn thấy tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo tiếp tục, “…tự xách túi đi học là một ví dụ…”. Sau lời nhắc nhở tế nhị này, tôi để cho Tiantian mang túi xách của mình.

Khi buổi họp phụ huynh, tôi nói với mọi người rằng ở đất nước tôi phụ huynh thường thực hiện tất cả mọi thứ cho con mình. Đến lượt các bà mẹ Nhật Bản “choáng váng”. Đồng lòng như một, họ hỏi: “Tại sao?”

Tại sao? Có phải vì chúng ta yêu thương con cái của mình nhiều hơn mẹ Nhật?

3. Thay quần áo liên tục

Trường mẫu giáo Nhật của Tiantian có đồng phục riêng. Khi Tian đến lớp, bé phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, con phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thực sự rất phiền toái.

Khi Tiantian còn học Lớp hoa cúc, bé thay quần áo rất chậm và tôi không thể không giúp con một tay. Nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng tất cả các bà mẹ Nhật Bản đều đang đứng sang một bên, không ai giúp đỡ con mình cả. Tôi từ từ thấy rằng việc thay quần áo tưởng như “kì quặc” này cũng góp phần giáo dục con cái biết tự lập và độc lập trong cuộc sống. Thông qua những việc ở trường như thay quần áo, gắn “sao” hàng ngày, treo khăn tay lên giá…những đứa trẻ này bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.

4. Mặc quần đùi vào mùa đông

Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi
Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi

Trẻ em trong các trường học của Nhật Bản mặc quần short (quần đùi) kể cả trong mùa đông, bất kể trời lạnh đến như thế nào. Ông bà của con gái tôi ở nhà đã rất lo lắng, và liên tục nhắc nhở tôi cần nói chuyện với giáo viên về vấn đề này, bởi vì con tôi không như trẻ Nhật, không thể chịu lạnh được.

Các mẹ hẳn ai cũng hiểu một điều là, khi con trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo, bé sẽ ốm, sẽ ho, sẽ hắt xì sổ mũi liên miên. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật Bản về vấn đề này, câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi gửi con đến học mẫu giáo là để bị bệnh.”

Nhìn thấy sức khỏe của con thay đổi và dần thích ứng với các điều kiện khác nhau, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta không nên làm hỏng con mình bằng việc bao bọc chúng quá kỹ càng.

5. Giáo dục hỗn hợp

Chúng ta thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Ở Nhật thì khác.

Tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Khi mới vào học, Tiantian bắt đầu với Lớp hoa cúc, sau đó là Hoa Lily, bây giờ bé đã là một trong những “chị cả” của trường, học lớp Hoa Violet. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào.

Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có “anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.

6. Giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói “cảm ơn”.

Ở cấp mẫu giáo Nhật bản, có vẻ như họ không quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có vài quyền sách ảnh mới mỗi tháng. Trong bản kế hoạch giáo dục của nhà trường, cũng không có bất kỳ môn nào như toán, hát, vẽ hay thậm chí là cả tiếng anh, tập tô, tập viết…

Vậy các trường mẫu giáo ở Nhật dạy gì? Khi tôi hỏi câu hỏi này, các cô giáo đã trả lời rằng: “Chúng tôi dạy các em học cách mỉm cười”. Ở Nhật, bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là điều quan trọng. Một cô gái có nụ cười tươi luôn là người đẹp nhất.

Giáo dục mầm non Nhật Bản còn dạy gì nữa? Họ dạy trẻ em cách nói “Cảm ơn”. Có thể nói, tất cả những gì mà người Nhật coi là quan trọng, thì ở nước ta, điều đó lại không quá được chú tâm. Tuy nhiên tôi để ý là, sau 3 năm học, Tiantian thậm chí đã tiến bộ cả trong khả năng âm nhạc, nghệ thuật, và đọc chữ. Những điều này trẻ có được từ những cải thiện để hướng đến một nền giáo dục toàn diện.

7. Vô vàn buổi dã ngoại

Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại.
Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại.

Trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã ngoại. Điều đó cũng có nghĩa là tôi phải đánh dấu vào lịch những ngày tôi cần chuẩn bị hộp ăn trưa cho con để bé mang đi theo đường. Tôi không thể đếm bao nhiêu lần Tiantian đi leo núi, bao nhiêu hồ bé đã nhìn thấy, hoặc có bao nhiêu động vật hoặc thực vật bé gặp.

Bên cạnh đó, Tiantian cũng hay được đi nhặt quả sồi, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đê ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm… Tôi chỉ biết rằng có rất nhiều.

8. Khả năng phi thường của giáo viên

Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ.
Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ.

Trong một lớp mầm non Nhật có 10-30 học sinh, nhưng chỉ có một giáo viên. Ban đầu tôi đã khá nghi ngờ, nếu chỉ một giáo viên mà có thể kiểm soát hết tất cả chừng đấy học sinh thì quả thật “phi thường”. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi đã đánh giá thấp những giáo viên mẫu giáo Nhật Bản. Chỉ với một giáo viên này, cô đã có thể tổ chức ra chương trình văn nghệ của các bé (rất chuyên nghiệp), 30 tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách, ngày sinh nhật ba mươi trẻ em…tất cả đều rất qui củ và có phương pháp. Nhìn vào giáo viên, tôi thấy cô ấy luôn luôn vui vẻ và thoải mái, mặc dù cũng đã khoảng 50 tuổi. Quả thật, những điều tôi đã “mắt thấy tai nghe” về nền giáo dục và nuôi dạy con cái của Nhật Bản quả thật luôn khiến tôi cảm thấy thú vị và khâm phục.

]]>
https://meyeucon.org/29702/nhung-dieu-dang-noi-ve-giao-duc-mam-non-o-nhat-ban/feed/ 0
Ở Israel, trẻ em được giáo dục như thế… https://meyeucon.org/28466/o-israel-tre-em-duoc-giao-duc-nhu-the/ https://meyeucon.org/28466/o-israel-tre-em-duoc-giao-duc-nhu-the/#comments Mon, 01 Jul 2013 06:00:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=28466 Từ lâu người Do Thái được biết đến là “dân tộc thông minh nhất thế giới”, chỉ với hơn 13 triệu dân nhưng đã sản sinh ra hơn 30% chủ nhân giải Nobel của toàn cầu. Nhiều người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau là người Do Thái hoặc có gốc Do Thái như tỷ phú Warrant Buffet, tỷ phú George Soros, tỷ phú Abramovich (người Nga gốc Do Thái), Albert Einstein…

Dành thời gian lặn lội sang mảnh đất Israel xa xôi, chuyên gia Lại Thị Hải Lý – Sáng lập Tập đoàn Giáo dục và đầu tư VSK – phương án 0 tuổi tại Việt Nam là người đưa giáo dục sớm Do Thái về Việt Nam, đã đến nhiều trường mầm non và thăm các gia đình ở nước này, tận mắt tìm hiểu, lắng nghe cách dạy con và những bí quyết để có những thế hệ tài năng.

Yêu thương con với tầm nhìn xa, trông rộng

Chuyên gia Lại Thị Hải Lý đưa ra hình ảnh về tình yêu giọt nước mát và tình yêu giọt máu đào để khắc họa tình yêu của những phụ huynh Do Thái. Nếu như tình yêu giọt nước mát chỉ làm chúng ta thỏa mãn cơn khát nhất thời thì tình yêu giọt máu đào đi vào cơ thể, nuôi dưỡng con người.

Bất cứ phụ huynh nào trên thế giới này đều yêu thương con cái nhưng với các bậc cha mẹ Do Thái luôn mong muốn tình yêu giọt máu đào, họ nhìn xa trông rộng và đem lại lợi ích lâu dài cho con chứ không phải là thỏa mãn những nhu cầu tức thì. Người Do Thái muốn đào tạo những đứa trẻ bản lĩnh, mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ em Do Thái ở Israel được học cách tự lập rất sớm
Trẻ em Do Thái ở Israel được học cách tự lập rất sớm

Theo quan niệm của các cha mẹ Do Thái, phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm. Chính họ cho rằng phải tránh 3 “không” gồm: không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thì và không thỏa mãn quá mức. Phần 20 điểm còn lại không phải là không yêu con mà điều đó ẩn giấu vào tình yêu lý trí, khoa học, nghệ thuật.

Ở Israel, có những trường mang tên quý tộc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là khi trẻ em học ở đây được rèn luyện nhiều về chỉ số vượt khó AQ. Học sinh sẽ trải qua thử thách kể cả những vất vả. Các phụ huynh Do Thái rất chú trọng dạy con về tính tự lập, trẻ em có được kỹ năng phục vụ bản thân từ rất sớm.

Nhiều phụ huynh Do Thái vẫn kể cho con về câu chuyện “Cà rốt, trứng gà, cà phê”. Theo câu chuyện, có một cô bé thường gặp những khó khăn trong cuộc sống nên hay kể lể với bố. Người bố mang cà rốt, cà phê, trứng gà cho vào 3 cái nồi khác nhau và đun trên bếp. Khi các nồi sôi, ông vớt trứng gà, cà rốt, đổ cà phê ra. Quả trứng từ dễ vỡ sau đó cứng hơn, cà rốt từ cứng thành mềm, cà phê tan trong nước. Qua đó ông muốn nhắn nhủ với con gái, khi đứng trước khó khăn con sẽ lựa chọn trở thành cà rốt (mềm) hay cứng rắn như trứng hoặc tan biến như cà phê.

Đọc sách để áp dụng thực tiễn

Cũng theo chuyên gia Lại Thị Hải Lý, các phụ huynh Do Thái quan niệm có điểm số tốt sẽ có trường học tốt, có trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, có tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt. Tuy nhiên, quan niệm giữa công việc tốt và thành công là khác nhau, bởi không phải có công việc tốt là sẽ thành công

Người Do Thái vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách trên lưng và trên sách là con chim cú mèo để nhắn nhủ, nếu chỉ dừng lại ở đọc sách mà không ứng dụng vào cuộc sống thì đó là trí tuệ chết. Bởi, việc học hay đọc sách là để ứng dụng, chứ không chỉ để biết.

Việc phát triển trí tuệ rất được người Do Thái quan tâm, điều này là nhờ thói quen và đam mê đọc sách. Ở Israel cứ 4.500 người sẽ có 1 thư viện với các đầu sách cực kỳ quá giá, trong số đó khoảng hơn 1000 là thư viện công cộng.

Cho trẻ học cách làm việc nhà

Tại mỗi gia đình người Do Thái, phụ huynh luôn chú trọng việc dạy con làm việc nhà. Chuyên gia Lại Thị Hải Lý cho biết: “Ở Isreal có đến 900 tạp chí về gia đình. Tạp chí gia đình nổi tiếng nhất nước này đưa ra thống kê tỷ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ không biết làm việc nhà gấp 15 lần những đưa trẻ biết làm việc nhà. Còn những đứa trẻ biết làm việc nhà thu nhập bình quân gấp 20 lần những đứa trẻ không biết làm việc nhà”.

Hiện nay, vẫn còn nhiều cha mẹ quan niệm làm hết việc của con, dành thời gian cho con học miễn có càng nhiều điểm 10 càng tốt. Không ít người coi việc lấy thời gian của con để cho trẻ học làm việc nhà là có lỗi nhưng điều đó thực tế là làm hại con.

Theo chuyên gia Lại Thị Hải Lý, trong xã hội hiện đại ngày nay, đáng lo ngại là xuất hiện căn bệnh 421 hay 621. Có nghĩa là cả gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc nhiều thế hệ hơn tập trung phục vụ 1 đứa trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh Do Thái khuyên không nên như vậy.

Tại nhiều gia đình Việt Nam, việc bón cơm cho con không phải là chuyện xa lạ. Thậm chí, với đứa trẻ lười ăn thì ông bà, bố mẹ phải dùng nhiều chiêu trò khác nhau. Có những người phải “đánh vật” với trẻ vài tiếng đồng hồ để cho ăn chỉ 1 bát cháo nhỏ hay có người cho con ngồi xe máy đi lòng vòng để khíc lệ trẻ ăn nhưng khi ăn xong thì bình xăng cũng cạn. Tuy nhiên, với người Do Thái, trẻ con sẽ có ghế riêng và tự ăn.

Câu chuyện về gia đình sư tử mà các phụ huỵnh Do Thái vẫn kể với mục đích để nhắc nhở cho mỗi người làm cha mẹ mang đến nhiều suy ngẫm cực kỳ sâu sắc. Chuyện là, có một bà mẹ sư tử nói sẽ dạy con đi săn. Hai anh em sư tử quá hứng khởi, chạy quá nhanh nên người anh lăn vòng tròn và bị thương. Sau đó, mẹ sư tử cho người anh ở nhà. Hàng ngày, mẹ và em sư tử vẫn đi săn mồi nhưng khi ăn không quên để phần cho người anh. Từ đó, anh sư tử sống trong sự thoải mái, hàng ngày được ăn mà không phải đi kiếm mồi. Cho đến khi trưởng thành, mẹ sư tử mất, lúc đó 2 anh em phải tự đi kiếm ăn nhưng rồi chúng lạc nhau, ánh sư tử bị thương và không qua khỏi. Trước khi chết sư tử anh chỉ thốt lên một câu: “Con hận mẹ”.

Chuyên gia Lại Thị Hải Lý cho rằng: “Các cha mẹ không nên bao bọc con mà cần tạo điều kiện để con trưởng thành”.

Phải tránh “tâm lý vỏ trứng”

Với phụ huynh Do Thái, họ vẫn nhắc nhở nhau cần tránh “tâm lý vỏ trứng”. Đó là câu chuyện đào tạo nên những em bé thông minh, bề ngoài tự tin có thể đạt tới thành công nhưng bên trong lại yếu đuối. Những em bé này không chịu nghe bất cứ lời chê nào từ giáo viên, sếp và ngoài xã hội, vì bản thân tự nghĩ mình quá hoàn hảo. Chỉ cần một chút chê đã cảm thấy tổn thương, không quen với sự thử thách nên chỉ cần một chút khó khăn cũng thấy cuộc đời chấm dứt.

Chú trọng giáo dục sớm

Việc giáo dục sớm có tầm quan trọng to lớn, thậm chí người Do Thái đã chú trọng vấn đề này từ rất lâu. Năm 1980, Liên Hợp Quốc phát động giáo dục sớm trên toàn cầu. Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama chi 7 tỷ USD trong 10 năm để đầu tư cho giáo dục sớm, với quan điểm “1 USD chúng ta đầu tư hôm nay sẽ tiết kiệm được 7 USD sau này”.

Theo chuyên gia Lại Thị Hải Lý, thời kỳ tốt phát triển tiếng nói là trước 2 tuổi, thời kỳ tốt để nhận biết chữ trước 3 tuổi, thời kỳ tốt nhất để học đếm là trước 4 tuổi. Tuy nhiên, không được tiểu học hóa, không quý tộc hóa, không chăm sóc hóa, không vui chơi tự do hóa, không nữ tính hóa.

Học nhận biết tiền, quản lý tài sản từ nhỏ

Đối với phụ huynh Do Thái, giáo dục con cách quản lý tài sản được thực hiện ngày từ khi trẻ còn bé. Một bà mẹ có con là triệu phú ở Israel cho biết, mục tiêu ban đầu không phải tạo ra triệu phú mà triệu phú là hệ quả tất yếu của quá trình giáo dục.

Với trẻ em Do Thái, 3 tuổi được dạy cách phân biệt tiền và biết giá tri tiền, 4 tuổi được bố mẹ đưa tiền để dùng mua sắm những đồ đơn giản, 5 tuổi hiểu có được là nhờ lao động nên phải chi tiêu hợp lý. Từ 6-10 tuổi được bố mẹ cho số tiền lớn hơn một chút và học cách quản lý tiền, tài sản, khi trẻ 10 tuổi sẽ có tài khoản riêng. Thậm chí, tại nhiều gia đình Do Thái, khi con làm việc nhà có thể thưởng những khoản tiền nho nhỏ.

Chuyên gia Lại Thị Hải Lý cho biết: “Ở Israel, trẻ em còn được tham quan một ngày làm việc của bố mẹ. Có em đã khóc vì không biết được để có được đồng tiền mẹ đã phải đứng máy dệt cả ngày trong sự vất vả”

]]>
https://meyeucon.org/28466/o-israel-tre-em-duoc-giao-duc-nhu-the/feed/ 1
Rèn luyện tư duy cho trẻ qua việc tiếp xúc với đồ chơi https://meyeucon.org/28426/ren-luyen-tu-duy-cho-tre-qua-viec-tiep-xuc-voi-do-choi/ https://meyeucon.org/28426/ren-luyen-tu-duy-cho-tre-qua-viec-tiep-xuc-voi-do-choi/#respond Mon, 24 Jun 2013 03:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=28426 Người lớn nên làm mẫu nhiều lần để bé ghi nhớ vị trí của các đồ chơi trong tương quan nhất định, sau đó để trẻ tự làm rồi chỉ những chỗ sai. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM khái quát một số đặc điểm vận động, tư duy của trẻ trong gia đoạn từ 1 đến 3 tuổi như sau:

Hành động thiết lập các mối tương quan:

Khi tiếp xúc với đồ vật, trẻ thường đưa 2 hoặc nhiều đồ chơi (hay các bộ phận của chúng) vào mối tương quan nhất định trong không gian. Ví dụ hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, lắp ráp đồ chơi, tháo lắp các bộ phận của vật…

Ở lứa tuổi nhà trẻ, khi chơi trẻ phải tính đến những thuộc tính của đồ chơi, biết lựa chọn đồ vật theo hình dáng, kích thước, biết sắp đặt chúng theo một trật tự nhất định. Trong thời kỳ đầu, trẻ chưa tạo ra được kết quả đúng như mong đợi, nên thường sắp xếp không đúng trật tự yêu cầu.

Trò chơi xếp hình giúp trẻ phát triển tư duy về không gian.
Trò chơi xếp hình giúp trẻ phát triển tư duy về không gian.

Khi chơi cùng trẻ, người lớn nên giúp đỡ các bé sử dụng đồ chơi có hiệu quả bằng cách:

– Người lớn làm mẫu trước mắt trẻ nhiều lần để bé ghi nhớ vị trí của các đối tượng trong tương quan nhất định.

– Cho trẻ làm theo và lưu ý sửa các chỗ sai, sau đó để bé làm thử.

– Dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đồ vật thích hợp theo một tương quan nhất định rồi tổ chức các hành động tương quan cho đúng. Chỉ bằng cách này mới giúp trẻ nắm được phương thức hành động đúng.

– Nhờ hành động thiết lập mối tương quan như vậy, các chức năng tâm lý của trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy mới phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy trực quan – hành động.

Hành động công cụ của trẻ:

Là hành động mà trong đó một đồ vật được sử dụng như một công cụ để tác động lên một đồ vật khác. Trong đó công cụ đóng vai trò là khâu trung gian giữa bàn tay con người với đồ vật cần tác động tới, chẳng hạn: Dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau…

Quá trình lĩnh hội hành động với công cụ qua từng giai đoạn phát triển của trẻ:

– Lúc đầu, trẻ dùng công cụ với mục đích “kéo dài” bàn tay của mình như nắm lấy thìa, đưa gần vào bát, xúc cơm rồi đưa thẳng lên miệng. Lúc này sự chú ý của bé không hướng vào công cụ (thìa) mà hướng vào đối tượng (cơm). Tuy nhiên thời gian đầu, hành động ấy không thành công (cơm rơi vãi hết, trẻ chỉ đưa được thìa không lên miệng).

– Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ mới chú ý đến quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới (giữa thìa và cơm). Lúc này trẻ làm đi làm lại nhiều lần mới đạt kết quả là đưa cơm vào miệng được.

– Cuối cùng, khi bàn tay đã thích nghi với cấu tạo của công cụ thì mới xuất hiện hành động công cụ: Trẻ dùng công cụ để tác động lên một vật nào đó để thực hiện mục đích của mình.

Ý nghĩa của việc sử dụng đồ vật đối với sự phát triển tâm lý của trẻ:

– Làm phong phú kinh nghiệm nhận thức cảm tính của bé (cảm giác, tri giác).

– Phát triển khả năng khái quát hóa. Qua quá trình này, trẻ lĩnh hội và áp dụng được các nguyên tắc sử dụng công cụ.

– Thay đổi tính chất định hướng trong tình huống mới, trẻ bắt đầu quan tâm đến chức năng và phương hướng hành động đối với vật. Chẳng hạn khi gặp một vật mới, trẻ luôn cố gắng tìm hiểu “Vật này dùng để làm gì?”, “Có thể sử dụng nó như thế nào?”…

– Làm tích cực hóa ngôn ngữ: Trong quá trình chơi cùng đồ vật, trẻ luôn cố gắng dùng ngôn ngữ để lý giải và gọi tên, miêu tả chúng.

Hình thành tính độc lập nơi trẻ.

– Lĩnh hội các quy tắc, đồng thời trẻ có kinh nghiệm về hành vi sử dụng các đồ vật.

– Tạo điều kiện cho việc hình thành những dạng hoạt động mới: Trò chơi và các hoạt động sáng tạo như vẽ, nặn, xây dựng…

Nắm được những đặc điểm trên, trong quá trình chăm sóc trẻ, người lớn cần lưu ý:

– Hãy cho bé tiếp xúc với nhiều công cụ, đồ dùng trong cuộc sống. Càng tiếp cận đa dạng các đồ vật, trẻ càng lĩnh hội được nhiều giá trị chuẩn mực và kinh nghiệm.

– Cha mẹ không nên làm thay trẻ (ví dụ đi dép hộ, xúc cơm hộ…), mà thay vào đó cần kiên trì và sớm tập cho trẻ làm quen những hành động với công cụ.

– Nên tham gia cùng trẻ trong quá trình hoạt động. Sự tương tác người – đồ vật – người giúp trẻ không chỉ hiểu được công dụng của đồ vật mà còn bộc lộ, hình thành những cảm xúc, những nét tính cách tích cực của trẻ với người khác.

]]>
https://meyeucon.org/28426/ren-luyen-tu-duy-cho-tre-qua-viec-tiep-xuc-voi-do-choi/feed/ 0
Những giá trị góp phần giúp bé gái trở thành quý cô thanh lịch https://meyeucon.org/28211/nhung-gia-tri-gop-phan-giup-be-gai-tro-thanh-quy-co-thanh-lich/ https://meyeucon.org/28211/nhung-gia-tri-gop-phan-giup-be-gai-tro-thanh-quy-co-thanh-lich/#respond Thu, 13 Jun 2013 23:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=28211 Làm cha mẹ, việc giáo dục con gái biết các nghi thức và cách cư xử thích hợp trong cuộc sống không bao giờ là quá sớm, dù cô bé ấy là 4 hoặc 14 tuổi. Những điều đó được thấm nhuần trong trẻ em từ khi còn rất nhỏ và sẽ trở thành thói quen suốt đời. Nếu bạn muốn con gái mình trở thành một quý cô thanh lịch có những hành động thích hợp, tư thế đĩnh đạc, sang trọng và tôn trọng những suy nghĩ của người khác, có một số điều mà bạn cần phải làm.
mcgai

1. Phân tích cho con hiểu về giá trị của việc ăn mặc thích hợp đúng nơi đúng chỗ

Để trở thành một quý cô, điều quan trọng là phải chăm sóc hình dáng bên ngoài của cô bé và ấn tượng của cô ấy tạo ra với những người khác. Nói cho bé biết việc tắm rửa mỗi ngày sau một giấc ngủ dài qua đêm là quan trọng thế nào, giúp cô ấy luôn thơm tho tươi mát ra sao. Quần áo sạch sẽ, thơm mát và không nhăn nhúm là điều quan trọng giúp cô ấy ghi điểm trong ánh nhìn của người khác. Hãy chắc chắn rằng con gái của bạn nhận thức rõ về sự kín đáo của phụ nữ và phục trang hở hang không phải là nghi thức của quý cô. Về mỹ phẩm, luôn nhớ rằng phơn phớt má hồng mới là cực kỳ duyên dáng. Một ít kem che khuyết điểm dưới mắt và làm hoàn hảo các điểm tì vết trên da, một ít mascara trên lông mi, là đã đủ đem đến cho cô ấy vẻ rạng ngời tinh khiết của tuổi mới lớn trong mọi tình huống.

2. Con gái của bạn cần được dạy về nghi thức bắt tay

Bắt tay là một yếu tố quan trọng của nghi thức. Trên hết, một cái bắt tay là thời điểm ấn tượng đầu tiên, đó là chìa khóa cho mọi cuộc giao tiếp. Cho con gái bạn hiểu rằng, trong tình huống mở đầu với những người đàn ông, khi bắt tay, phụ nữ luôn là người chìa tay ra trước.

3. Dạy con gái cách cư xử thích hợp khi ăn uống

Cách ăn uống là tối quan trọng khi nói đến hành xử như một quý cô. Dạy cho bé hiểu khi bé cần rời khỏi bàn vì lý do nào (chẳng hạn như đi nhà vệ sinh), tất cả những gì cần làm là nói “Xin lỗi”. Chi tiết không cần thiết. Dạy cho con gái của bạn không nên nhai thức ăn trong khi nói chuyện. Cô bé phải thấm nhuần khái niệm không bao giờ ngồi trang điểm tại bàn tiệc. Việc dặm lại trang điểm phải được thực hiện ở chỗ riêng tư, ví dụ trong toilet.

4. Dạy con cách tỏ lòng biết ơn

Để trở thành một quý cô đúng nghĩa, luôn nhớ rằng bày tỏ sự biết ơn là một trong những yếu tố hàng đầu. Con gái bạn phải luôn nhớ rằng khi ai đó có một hành động giúp đỡ cô ấy, cho dù đó chỉ là giữ cửa cho cô ấy hay tặng một món quà, cô ấy nên bày tỏ sự biết ơn, có khi chỉ bằng một câu nói “Tôi thực sự cảm kích về những gì mà ông/bà/anh/chị đã làm điều này” hoặc đơn giản “Cảm ơn rất nhiều”. Để trở thành một quý cô đúng nghĩa, đây là cụm từ hữu ích mà cô ấy cần phải sử dụng thường xuyên.

5. Hãy nhắc con mỉm cười thật nhiều

Mỉm cười là một cách dễ dàng để gây thiện cảm với người khác. Nếu bạn cười với ai đó, người ta sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Để xây dựng hình ảnh tích cực cho mình, con gái bạn cần thường xuyên mỉm cười với mọi người. Hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện và cười một cách lịch sự, duyên dáng.

6. Dạy con gái tôn trọng sự riêng tư của người khác

Một quý cô thực sự không bao giờ tọc mạch hay hỏi người khác những câu bất lịch sự (và có thể gây lúng túng). Hãy dạy con tránh dùng các câu hỏi riêng tư về các chủ đề như cân nặng, tuổi tác và tiền bạc.

7. Dạy con gái cách biết lắng nghe

Để có được sự yêu kiều, tự chủ, con gái bạn cần có được kỹ năng lắng nghe người khác. Các quý cô không bao giờ ngắt lời người khác khi đang trò chuyện. Điều quan trọng là các quý cô lắng nghe nhiều hơn nói.

8. Luôn đúng giờ

Trễ hẹn, dù chỉ 2 phút, cũng không phải là phong cách của người lịch sự hay của một quý cô. Nếu có việc khẩn và bạn không thể đến kịp, hãy gọi điện thông báo mọi người về việc đến trễ. Đến muộn là thông điệp bạn thiếu tôn trọng người khác.

]]>
https://meyeucon.org/28211/nhung-gia-tri-gop-phan-giup-be-gai-tro-thanh-quy-co-thanh-lich/feed/ 0