Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cảnh báo tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ https://meyeucon.org/25289/canh-bao-tinh-trang-roi-loan-lo-au-o-tre/ https://meyeucon.org/25289/canh-bao-tinh-trang-roi-loan-lo-au-o-tre/#respond Fri, 02 Nov 2012 01:00:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=25289 Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần nguy hiểm ở trẻ trong độ tuổi đến trường, vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm để điều trị sớm.

Điều này bắt nguồn từ việc trẻ bị tách ra khỏi vòng tay ba mẹ hoặc môi trường gia đình tạm thời để đi học.

Vốn dĩ từ nhỏ trẻ đã quen không khí gia đình, nhưng khi gặp môi trường mới là lớp học (đặc biệt là cấp học từ tiểu học trở lên) trẻ sẽ bị lo lắng và hoảng hốt quá độ.

Trẻ thường e thẹn quá mức hoặc trốn tránh các giao tiếp xã hội.

Theo ThS – BS Nguyễn Ngọc Quang (Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM), thường trẻ nhỏ không chấp nhận việc xa cha mẹ để đi sang bối cảnh môi trường mới, nhất là khi trẻ đã được nhận tình thương, giáo dục khi còn ở nhà cũng như khi ở trong môi trường mầm non.

Nếu môi trường trở thành mối đe dọa, trẻ sẽ truyền cảm xúc giận dữ về phía cha mẹ. Lúc này, trẻ sẽ biểu hiện bằng những trạng thái rất tiêu cực. Trẻ lo lắng quá mức, không tập trung chú ý, sợ hãi. Bị rối loạn giấc ngủ, đòi mẹ nằm bên cạnh cho đến khi đã ngủ, sợ bóng tối, khó ngủ, ác mộng.

Trẻ khóc bám vào cha mẹ, nổi cơn giận dữ, có biểu hiện ức chế đến mức câm nín. Tránh né các tình huống xã hội, xuất hiện dưới dạng e thẹn quá mức. Trẻ không chịu đi học kéo dài, chỉ muốn ở nhà với người thân, níu bám cha mẹ.

Cho nên, phụ huynh cần đưa con đến điều trị sớm tạibác sĩ chuyên khoa tâm thần, chuyên viên tâm lý và có cả bố mẹ cùng phối hợp. Trẻ sẽ được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, thậm chí kết hợp thuốc khi có biểu hiện hoảng sợ, ám ảnh và lo âu chia ly.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh, bác sĩ Quang nhấn mạnh. Cha mẹ có thể phòng ngừa các rối loạn lo âu ở trẻ bằng các biện pháp rất đơn giản như cho trẻ làm việc nhà trong khả năng và tự phục vụ bản thân.

Tổ chức cho con nhiều trò chơi rồi quan sát, nếu thấy trẻ cáu gắt thì hãy kiên nhẫn hướng dẫn cho trẻ cách xử lý từng trường hợp cụ thể, không được nặng lời với trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, yêu thương trẻ ngay cả khi trẻ bị thất bại trong các tình huống xã hội.

Việc làm này phải thực hiện kiên trì và lặp đi lặp lại nhiều lần thì việc áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức và phương pháp trị liệu cá nhân mới thành công.

Các hoạt động vui chơi đối với trẻ như sinh nhật, giờ ra chơi là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu. Cơ thể sẽ có các triệu chứng như run tay chân, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn, tăng nhịp tim, đỏ mặt, hoảng loạn, có lúc trẻ cảm thấy như bị ngất… Dẫn tới hậu quả là trẻ thiếu các kỹ năng thực hành xã hội, thiếu tự tin, nhút nhát, dẫn tới trẻ bị từ chối trong mối quan hệ bạn bè
]]>
https://meyeucon.org/25289/canh-bao-tinh-trang-roi-loan-lo-au-o-tre/feed/ 0
Trẻ không chịu đi học, có phải vì bị rối loạn lo âu? https://meyeucon.org/24627/tre-khong-chiu-di-hoc-co-phai-vi-bi-roi-loan-lo-au/ https://meyeucon.org/24627/tre-khong-chiu-di-hoc-co-phai-vi-bi-roi-loan-lo-au/#respond Mon, 03 Sep 2012 23:00:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=24627 Khóc lóc, lo sợ, giận dữ, thậm chí là đau bụng, run tay chân, đái dầm… chính là những biểu hiện khi trẻ bị rối loạn lo âu. Bệnh lý này thường gặp trong những ngày đầu đến trường của trẻ.

Nhiều phụ huynh tìm đến buổi nói chuyện chủ đề “Rối loạn lo âu ở trẻ khi bắt đầu đi học”do Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khỏe TP HCM tổ chức cuối tuần qua để bày tỏ lo lắng. Những câu chuyện được trình bày đều có một điểm chung, là trẻ phản kháng bằng nhiều cách đối với việc phải đến lớp.

Những phản ứng chống đối của trẻ khi đến trường có thể là biểu hiện của chứng rối loạn lo âu.

Hà Vy (6 tuổi, quận Bình Thạnh) mỗi sáng khi mẹ đánh thức để đi học là lại kéo chăn kín đầu, nói mình bị sốt. Nam (6 tuổi, quận 3) luôn về nhà rất hậm hực sau khi tan trường và nhất quyết không chịu làm bài tập. Hay nghiêm trọng hơn, Ngọc Phương (quận 2) dù đã học lớp 4 vẫn luôn kêu đau bụng và vã mồ hôi mỗi lần thi học kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, giám đốc Trung tâm giám định pháp y tâm thần TP.HCM cho biết đó rất có thể là những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu. “Lo âu là một trạng thái tâm lý bình thường ở mọi người, trẻ em không phải ngoại lệ. Nếu kéo dài và không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến lo âu bệnh lý, có thể gây trầm cảm và rối loạn tâm thần thực sự”, bác sĩ này nói.

Bác sĩ Quang nhận định, sự lo âu của trẻ xuất phát từ việc sợ sự chia ly. Khi phải xa cha mẹ, đến với môi trường mới trong một thời gian dài, trẻ sẽ lâm vào tình trạng hoảng sợ. Nhất là khi vào tiểu học, trẻ không còn được chăm sóc kỹ lưỡng như lúc ở nhà hay học mầm non.

Lúc này, trẻ dễ coi môi trường mới là mối đe dọa với mình và truyền cảm xúc giận dữ về phía cha mẹ. Nếu các bậc cha mẹ không hiểu tâm lý, sẽ la mắng con là hư hỏng, không nghe lời, gây rạn nứt tình cảm và khiến cho tình hình trầm trọng hơn.

Ngoài ra, sự rối loạn lo âu ở trẻ đôi khi còn đến từ chính sự lo âu của các bậc cha mẹ khi chuẩn bị cho con đi học. “Nếu trẻ thấy cha mẹ mình tất bật chuẩn bị đủ thứ, mặt mày lúc nào cũng căng thẳng, hẳn sẽ nghĩ rằng mình sắp được đưa đến một nơi rất không an toàn”, bác sĩ Quang nói.

Rối loạn lo âu có thể đi kèm với trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khiến cho trẻ không tập trung khi học tập, dẫn đến kết quả không tốt. Biểu hiện của trẻ lúc này là không kiềm chế được hành vi và lời nói trong lớp, hay phá bạn, không thể ngồi yên để viết bài.

Mặt khác, trẻ không có khả năng tự làm những việc đơn giản như sắp xếp quần áo, sách vở, đồ chơi. “Những biểu hiện này không thực sự rõ rệt và na ná nhau ở nhiều bệnh lý, khiến cho nhiều phụ huynh không nhận ra và chỉ tìm đến bác sĩ khi bệnh của trẻ đã trầm trọng”, bác sĩ Ngọc Quang cho biết.

Phụ huynh cần trò chuyện, lắng nghe trẻ để hiểu những vấn đề trẻ gặp phải.

Việc phòng tránh và điều trị chứng bệnh này ở trẻ cần có sự phối hợp tốt giữa nhiều phía: gia đình, thầy cô, bạn bè, bác sĩ và bằng nhiều phương pháp.

Cha mẹ khi chuẩn bị cho trẻ đến trường cần trò chuyện trước để tạo cho trẻ sự yên tâm và hứng thú như “Đi học là để tự biết đọc truyện một mình, không cần mẹ giúp”. Trẻ em thường thích thú khi được xem là trưởng thành, vì vậy đừng quên nói với trẻ những câu khuyến khích như “Ngày mai Bin đi học, Bin thành người lớn giống như chị hai”. Ngoài ra, tìm cho trẻ những người bạn đồng lứa để cùng đi học, làm bài cũng khiến trẻ hứng thú hơn với việc đến trường.

Đừng tạo áp lực cho trẻ vì tham vọng của cha mẹ muốn trẻ học giỏi hơn bạn bè cùng lứa. Nếu trẻ gặp khó khăn trong học tập, hãy chấp nhận kết quả ấy, trò chuyện với trẻ để tìm ra vấn đề và cải thiện dần. Hãy cùng chơi, trò chuyện với trẻ và quan sát biểu hiện để kịp thời phát hiện ra những bất thường và tìm cách điều trị. Cuối cùng, có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý”, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang đưa ra lời khuyên.

]]>
https://meyeucon.org/24627/tre-khong-chiu-di-hoc-co-phai-vi-bi-roi-loan-lo-au/feed/ 0
Con thích nhổ tóc – Dấu hiệu bệnh tâm lý? https://meyeucon.org/17377/con-thich-nho-toc-%e2%80%93-dau-hieu-benh-tam-ly/ https://meyeucon.org/17377/con-thich-nho-toc-%e2%80%93-dau-hieu-benh-tam-ly/#respond Wed, 08 Jun 2011 22:41:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=17377 Mỗi lần ngồi học bài, xem phim hay những lúc rảnh rỗi, bé Lam (13 tuổi) lại đưa tay lên đầu nhổ tóc. Kết quả là một vùng đỉnh đầu to bằng lòng bàn tay trọc lốc.

Một trong những biểu hiện trầm cảm ở trẻ nhỏ là thích nhổ tóc

Chị Thu có cô con gái 13 tuổi có tật thích nhổ tóc. Ban đầu bé Lam lấy tóc châm vào tai, sau đó nhổ từng cọng một. Đặc biệt, những lúc gồi học bài mà bị căng thẳng quá là bé lại đưa tay lên đầu nhổ tóc và kết quả là một vùng đỉnh đầu to bằng lòng bàn tay trọc lốc. Có những lúc ngồi chơi trên sofa hay khi xem tivi, Lam cũng đưa tay lên nhổ tóc, bị mẹ mắng thì bé quay ra nhổ… lông mày hoặc lông mi.

Mỗi lần vào phòng con chị càng điên tiết vì thấy tóc mọi chỗ mọi nơi, từ trên giường, nền nhà cho đến bàn học, đâu đâu cũng thấy tóc.

Dọa dẫm con đủ kiểu như cho soi gương, chụp ảnh những mảng đầu trọc lốc cho con xem nhưng vẫn không thành công, cuối cùng chị Thu đành đưa con đi gặp bác sĩ. Kết quả khám bệnh cho thấy, con chị bị tâm thần thể hội chứng nhổ tóc. “Đau khổ quá! Con gái ngoan, chỉ có hơi ít nói thôi! Có vẻ như con bị trầm cảm mà bố mẹ không biết. Thấy con nhổ tóc toàn quát con. Cứ chần chừ không đưa con đi khám bác sĩ tâm lý vì ngại, vì lười, vì nghĩ sao con mình có thể bị thế được!?”, chị Thu tâm sự.

Thích nhổ tóc là dấu hiệu trầm cảm?

Đây là căn bệnh hiếm gặp trong các loại bệnh về rối loạn tâm thần. Nó có thể đến bất chợt với ai đó, ở một thời điểm hay độ tuổi bất kỳ không thể đoán trước được. Khác với bệnh tâm thần khác như hoang tưởng, động kinh, bệnh này không thể dò được bằng điện não đồ, mà chỉ dựa vào những chẩn đoán lâm sàng.

Sách Tâm bệnh học – Đại học Y viết rằng khoa học gọi nó là Hội chứng Tic, tức là 1 hành động lặp đi lặp lại nhiều khi là vô thức, không kiểm soát được bản thân. Thuộc một dạng tâm bệnh nhẹ. Cùng loại này còn có: mút tay, cắn móng tay, đầu lắc lắc, mắt máy liên tục…

Khi thấy con có những “sở thích”, “thói quen” nhổ tóc không thề kiềm chế được, hãy:

  • Hướng con vào các hoạt động khác khi có hành động này.
  • Kể con nghe những câu chuyện, cho xem hình ảnh về hậu quả của nó.
  • Mọi người trong nhà luôn nhắc nhở, chỉnh sửa cho con ngay khi con có hành động đó.
  • Hãy dành thời gian để tâm sự thật nhiều với con, rồi cố gắng tạo việc cho con bận nhưng thoải mái, cho đầu óc con thư giãn, và tay luôn bận, để con bỏ tật nhổ tóc đi.

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên một thời gian dài mà con bạn vẫn không từ bỏ sở thích nhổ tóc, cha mẹ nên đưa con đến các bệnh viện chuyên về sức khỏe tâm thần để có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Tuy nhiên, không phải trẻ em nào thích nhổ tóc cũng đều có vấn đề về thần kinh hay là dấu hiệu của tiền trầm cảm. Có thể nó chỉ dừng lại ở những hội chứng nhẹ như vậy thôi. Đôi khi do quá căng thẳng hoặc không ý thức được việc làm của mình mà các bé thường có hành động một cách vô thức như vậy. Cha mẹ nên quan tâm đến con để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh để hành động của bé trở thành một thói quen khó bỏ.

Các mẹ không nên lơ là nhưng cũng đừng lo lắng quá đà, nhất là đừng khiến con nghĩ là mình có vấn đề gì trầm trọng. Đa số các cháu tuổi mới lớn, nếu nhận được đầy đủ tình thương yêu, sự quan tâm và tôn trọng của cha mẹ (thể hiện vừa đủ, không thiếu thốn, và cũng không quá thừa khiến các cháu cảm giác mất tự do, bị áp lực, hoặc dân chủ quá trớn) thì rồi cũng sẽ vượt qua được các vấn đề đặc trưng của tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/17377/con-thich-nho-toc-%e2%80%93-dau-hieu-benh-tam-ly/feed/ 0
Tác hại của việc giữ gìn con quá mức https://meyeucon.org/15519/tac-hai-cua-viec-giu-gin-con-qua-muc/ https://meyeucon.org/15519/tac-hai-cua-viec-giu-gin-con-qua-muc/#respond Mon, 10 Jan 2011 11:56:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=15519 Các chuyên gia tâm lý nói rằng, để dạy trẻ kỹ năng sống không có gì khác ngoài những việc rất đơn giản hàng ngày. Hãy giúp con bạn có môi trường sống hài hòa.


Được giao tiếp với nhiều người, trẻ học được cách ứng xử chuẩn mực, biết cái gì được phép làm và không được phép làm, cái gì được khen là ngoan, là hay và cái gì được coi là hư chính là những giới hạn cho trẻ phát triển về tính cách.

Giữ con tuyệt đối vô trùng

Chị Lâm ở Hà Nội muộn con, vợ chồng lấy nhau được 7 năm mà chưa sinh được. Việc chửa đẻ của chị gặp nhiều khó khăn nên khát khao có con là điều dễ hiểu. Mấy lần có thai trước chị đều bị lưu, mãi không có lại được. Đến lần này có thai, chị xin bác sĩ vào ở hẳn trong bệnh viện để được chăm sóc đặc biệt.

Nhiều bậc cha mẹ giữ con thái quá mà không biết mình đang vô tình làm hại con

Sau 3 tháng ở viện, dù các bác sĩ là những người đầu ngành khám và tư vấn cho chị rằng chị có thể về nhà sinh hoạt bình thường, hạn chế vận động mạnh và những sang chấn tâm lý không tốt cho người có thai, còn lại chị không phải kiêng cữ gì đặc biệt. Sức khỏe của chị rất tốt và bào thai phát triển bình thường nhưng chị nhất định không nghe.

Chị xin nghỉ việc không lương một năm rồi đặt phòng vip ở bệnh viện và chuyển vào sống hẳn trong phòng bệnh nhân. Hàng ngày chồng mang cơm nước phục vụ. 9 tháng mười ngày chị mang thai cũng là thời gian chồng chị làm công tác cấp dưỡng đặc biệt. Tốn kém về kinh tế nhưng chị thấy yên tâm. Người ngoài thì thấy không cần thiết nhưng chính chị giải quyết được khâu tâm lý.

Sau khi sinh, mẹ con chị mới trở về nhà. Dù bà ngoại, bà nội đến chăm sóc nhưng chị không hài lòng và không yên tâm với cách chăm sóc của cả hai. Ăn gì để kiêng cho bà đẻ, tốt lành cho sữa chị đều mang sách ra áp dụng và “chỉ đạo” hai phụ huynh làm theo. Đặc biệt là chăm sóc con chị, ngoài cô y tá đến tắm cho bé mỗi ngày một lần, chị không cho phép ai đụng đến đứa bé.

Bà ngoại, bà nội có định đưa tay bế cháu chị cũng không cho, giúp việc thì chỉ có đứng đằng xa mà phục vụ, không được lại gần. Lúc nào không bế được, chị sẽ đặt con ở giường mà không để ai khác được bế kể cả đứa bé có khóc. Chồng chị thì chị chê là đi làm về hôi hám, bụi bặm. Còn bà ngoại, bà nội và giúp việc thì chị sợ mọi người ở quê lên không vệ sinh, có bệnh tật sẽ lây sang con chị. Cứ thế, hầu như chỉ có hai mẹ con ở trong phòng với nhau. Đứa bé ngoài sự tiếp xúc với mẹ, nó không được tiếp xúc với ai khác. Chị yên tâm rằng chị đang giữ cho con một môi trường vô trùng.

Không muốn cho con tiếp xúc với người trình độ kém

Là cô giáo, chị Phương ở Lào Cai nghĩ mình có đủ kiến thức và trình độ để nuôi con hơn người nên mọi lời khuyên, mọi kinh nghiệm chăm trẻ của mẹ chồng, bác chồng, thậm chí cả mẹ đẻ Phương đều bỏ ngoài tai. Giữ con toàn quyền chăm sóc của mình là cách mà chị đang áp dụng.

Chị không yên tâm khi để người khác cho con chị ăn hay uống nước, thậm chí cả thay quần khi nó đái ướt. Phương đẻ, bác chồng không có gia đình đến chăm sóc, cô không mượn, còn nói thẳng bác có con đâu mà biết chăm sóc trẻ con khiến mất lòng bên gia đình chồng rất nhiều nhưng chị mặc kệ. Mọi người không vui nhưng rồi cũng bỏ qua, cho rằng vì cô thương yêu con quá và cẩn thận quá.

Ai đến thăm hỏi, nếu là người có trình độ, có học thức và gia đình khá giả có đời sống cao thì Phương mới tiếp và mới cho lại gần con cô, còn lại những người dù là họ hàng nhưng không có trình độ, nông dân đến thăm hỏi cô đều không muốn cho con cô tiếp xúc. Đặc biệt ai đó mà quý con cô cứ hôn hít vào mà cháu sẽ bị Phương tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Cứ như thế, con Phương hơn 1 tuổi nhưng những mối quan hệ tiếp xúc xã hội của cháu rất hạn chế, chỉ có bố mẹ và một vài người khác.

Cháu bé không được chơi với những đứa trẻ hàng xóm vì chúng đều là con nhà nông dân hoặc buôn bán. Ở khu thị trấn này, Phương tự hào vì vợ chồng mình đều là giáo viên, trí thức sẽ tạo ra môi trường trí thức cho con cái nên cô sống rất hạn chế giao tiếp với hàng xóm.

Hậu quả

Hạn chế khả năng giao tiếp của con

Ngay từ khi mới sinh ra đứa trẻ đã có nhu cầu được giao tiếp với người khác. Chính nhờ sự giao tiếp của người lớn mà ở trẻ phát triển các cảm xúc và các giác quan rất tốt. Phức cảm hớn hở, đứa trẻ mới hơn một tháng tuổi đã có phản ứng cười hớn hở khi có người lớn lại gần hỏi chuyện nó. Nếu người mẹ giới hạn mối quan hệ này của trẻ, trẻ sẽ chậm và có thể sẽ không phát triển những cảm xúc này. Bỏ qua những sự phát triển này, hậu quả cho sự phát triển tư duy, trí tuệ, tình cảm của trẻ về sau là rất lớn.

Có trẻ vì không được tiếp xúc với mọi người trở nên chậm biết nói. Vì hạn chế tiếp xúc, giao tiếp nên những mối quan hệ xã hội trẻ không lĩnh hội được. Nhiều trẻ em đến tuổi đến trường thường nhút nhát, sợ sệt người lạ, không thích nghi được với môi trường học mà trở thành bệnh lý về tâm lý, biểu hiện ra là sự sợ hãi quá mức, hay đái dầm và mê sảng.

Ngày nay có nhiều trẻ về cân nặng, chiều cao phát triển rất tốt nhưng nhận thức và những phản ứng xã hội thì lại chậm chạp có nguyên nhân từ sự thiếu hụt tiếp xúc xã hội như thế này.

Tính ích kỉ

Cứ tưởng rằng giữ cho con môi trường “vô trùng” hoàn toàn là tốt cho con, nhưng thực tế lại là làm hại con. Đứa trẻ chỉ biết có mẹ và không biết những mối quan hệ khác. Trẻ con cần dưdowcj chơi với trẻ con để biết cách nhường nhịn, biết cách giao tiếp, biết cách kết bạn, biết cách ứng xử, biết cả cách kiềm chế khi giải quyết xung đột hoặc học được cách giải quyết xung đột hợp lý, không phải dùng đến bạo lực. Nếu cho con bạn chơi cùng với những trẻ hàng xóm, con bạn sẽ học được cách nói chuyện kiểu “trẻ con”, chúng học được từ bạn những kĩ năng sống cần thiết.

Qua chơi với bạn, bé biết đóng vai theo chủ đề, rằng bác sĩ sẽ làm gì, cô giáo sẽ làm gì, bác nông dân sẽ làm gì, bác bán hàng thì bán hàng như thế nào, người mua hàng thì phải trả tiền như thế nào…Không chỉ thế, trẻ rất vui khi được giao tiếp với bạn cùng lứa, tình cảm, trí tuệ của trẻ phát triển theo, trẻ cảm thấy vui vẻ, ăn ngon hơn, hoạt bát hơn…Bên cạnh đó, trẻ học được cách nhường nhịn, chấp nhận, phấn đấu, quyết tâm…

Nếu chỉ biết có mẹ, với những “chuẩn mực” mẹ nói về mặt lý thuyết dạy trẻ, trẻ rất khó nhập tâm, thậm chí là vô cảm. Nó chỉ biết vâng dạ như một cái máy, mất đi tính chủ động, sáng tạo. Một đứa trẻ chỉ có bố mẹ sẽ được chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu vì nó không có ai để bị chia sẻ.

Trẻ không học được chuẩn mực

Được giao tiếp với nhiều người, trẻ học được cách ứng xử chuẩn mực, biết cái gì được phép làm và không được phép làm, cái gì được khen là ngoan, là hay và cái gì được coi là hư chính là những giới hạn cho trẻ phát triển về tính cách. Một em bé khi sang hàng xóm chơi nếu được mẹ dạy bảo trẻ sẽ biết không được tự ý lấy đồ của nhà bạn mang về nhà mình.

Gặp người lớn hàng xóm trẻ sẽ biết chào hỏi đúng ngôi thứ. Ngược lại, nếu chính bố mẹ của chúng không chào hỏi hàng xóm, không quan hệ với ai thì trẻ cũng không biết cách chào hỏi, giao tiếp với những người lớn hơn mình, người bằng tuổi bố mẹ mình, hay ông bà, rồi những người bé hơn mình như thế nào. Cách nhập vai sẽ rất khó khăn, cái Tôi sẽ không được phát triển hài hòa.

]]>
https://meyeucon.org/15519/tac-hai-cua-viec-giu-gin-con-qua-muc/feed/ 0
Trẻ có nguy cơ tự kỷ khi bị để khóc lâu https://meyeucon.org/15197/tre-co-nguy-co-tu-ky-khi-bi-de-khoc-lau/ https://meyeucon.org/15197/tre-co-nguy-co-tu-ky-khi-bi-de-khoc-lau/#respond Mon, 27 Dec 2010 21:26:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=15197 Các bậc cha mẹ thời hiện đại chăm sóc con phụ thuộc vào gia đình lớn nhiều hơn, điều đó tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ.

Môi trường hiện đại đã làm thay đổi mô hình nuôi dạy con cái và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em thời nay đã khác xa với các thế hệ trước. Đó là lý do khiến hiện nay, việc chăm sóc trẻ mà không kết nối việc đó với rất nhiều yếu tố tình cảm và sự va chạm trực tiếp với trẻ, tình trạng giảm bớt sự tự do của trẻ có xu hướng hình thành những thế hệ trẻ em trải qua những khác biệt về chức năng của trẻ.

Darcia Narvaez, giáo sư của trường Đại học Notre Dame ở Indiana, Hoa Kỳ cho biết, những phương pháp nuôi dạy con cái thời hiện đại như để cho bé khóc quá lâu, giữ bé trong xe đẩy và ít ra bên ngoài phòng sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của con cái, gây sự mất cân bằng cảm xúc.

“Các bậc cha mẹ hiện nay chăm sóc con phụ thuộc nhiều hơn vào gia đình lớn và những người khác. Trong khi các bậc cha mẹ các thế hệ trước thường tự tay chăm sóc con cái mình nhiều hơn,” Narvaez nói.

Theo Narvaesz, những hành vi chăm sóc tình cảm ấm áp từ bố mẹ và người thân, hay việc để trẻ tự do nhiều hơn có thể khiến não của trẻ phản ứng nhanh hơn ở những năm đầu trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

“Trẻ em không nhận được tình cảm của cha mẹ có xu hướng ích kỷ và nặng hơn là có xu hướng bị các bệnh liên quan đến tự kỷ. Trẻ cũng không có sự phát triển về trí tuệ, cảm xúc như những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình có không khí tình cảm ấm áp”.

]]>
https://meyeucon.org/15197/tre-co-nguy-co-tu-ky-khi-bi-de-khoc-lau/feed/ 0
Phòng tránh bệnh học đường: Nguy cơ tăng cao https://meyeucon.org/14522/phong-tranh-benh-hoc-duong-nguy-co-tang-cao/ https://meyeucon.org/14522/phong-tranh-benh-hoc-duong-nguy-co-tang-cao/#respond Thu, 09 Dec 2010 22:25:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=14522 Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê tình hình bệnh tật của học sinh trên phạm vi toàn quốc. Nhưng qua kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học tiến hành ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị, rối nhiễu tâm lý, cong vẹo cột sống… ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động.

Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2009), tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ ở các bậc học tăng khoảng 2 lần. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp chọn tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60% . Ở các địa phương khác, tỷ lệ học sinh bị cận thị cũng rất cao. Nghiên cứu của Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh năm 2006 cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh thành phố là 38,8%.

Cần có các biện pháp tránh nguy cơ bệnh học đường cho trẻ

Nghiên cứu của Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 trên 8.527 học sinh tại 16 trường học các cấp từ tiểu học đến trung học cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 11,52%.

Năm 2008, Bệnh viện Mắt TƯ đã điều tra về tật khúc xạ ở học sinh phổ thông ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng trên tổng số 2.280 học sinh cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh là 26,4%. Trong đó, tiểu học là 18,67%, trung học cơ sở là 23,47%, trung học phổ thông là 32,68%, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh thành thị là 26,9%, nông thôn là 14,4%.

Bệnh rối loạn cảm xúc

Rối loạn tâm thần xếp hàng thứ 10 trong mô hình bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. Một khảo sát năm 1998 – 1999 của BV Nhi TƯ tại 2 phường nội thành Hà Nội cho thấy 10% trẻ có rối loạn cảm xúc và 4,9 – 8,7% có các biểu hiện rối loạn tâm thần khác. Năm 2000, trong một điều tra sức khoẻ bệnh tật của trẻ em tại 10 vùng khác nhau đại diện cho toàn quốc thấy, tỷ lệ chung của một số biểu hiện rối loạn tâm thần là 2,24%, trong đó chủ yếu là rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc.

Nguyên nhân làm cho số lượng học sinh mắc bệnh học đường gia tăng là do chế độ học tập căng thẳng, quá tải, yếu tố vệ sinh trong học tập chưa thật sự được cải thiện, hoạt động chăm sóc sức khoẻ và dự phòng bệnh tật trong nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế.

Do áp lực của chương trình trong các nhà trường và kỳ vọng của gia đình, học sinh phải dành phần lớn thời gian trong ngày cho học tập: Học chính khoá, ngoại khoá ở trường, học thêm ở các địa điểm tổ chức dạy thêm, học và làm bài tập ở nhà.

Song song với gánh nặng học tập, điều kiện học tập của học sinh ở trường, ở nhà còn có nhiều bất cập. Chiếu sáng không đảm bảo, bàn ghế không phù hợp… càng làm tăng thêm gánh nặng đối với cơ thể non yếu của các em.

Các nhà khoa học thế giới cho rằng, sức khoẻ trẻ em hôm nay phản ánh khuynh hướng sức khoẻ của mỗi dân tộc trong tương lai. Với tình hình bệnh tật học đường như đã nêu ở trên, chúng ta không khó để hình dung sức khoẻ của dân tộc ta trong thời gian tới như thế nào. Vì vậy, phòng chống bệnh tật học đường là một vấn đề cấp bách.

]]>
https://meyeucon.org/14522/phong-tranh-benh-hoc-duong-nguy-co-tang-cao/feed/ 0
“Trầm cảm vắng mẹ” ở trẻ em https://meyeucon.org/13230/tram-cam-vang-me-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13230/tram-cam-vang-me-o-tre-em/#respond Sat, 16 Oct 2010 11:30:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=13230 Trẻ M.V. 12 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện Nhi Đồng 1 nhiều lần vì nôn mửa, chán ăn, suy kiệt với cân nặng 15kg và chiều cao 125 cm. Trẻ chỉ thích chơi một mình với chăn mền, chứ không chơi với em gái song sinh và đồ chơi.

Từ 2 tuổi, trẻ bắt đầu ói sau khi cha mẹ ly dị nhau. Trong khi mẹ đi làm ở TP Hồ Chí Minh, có lúc trẻ được ở bên nhà nội ở Vũng Tàu, có lúc ở bên nhà ngoại ở Đồng Nai. Trung bình, từ lúc trẻ được 2 tuổi đến nay, trẻ nằm viện khoảng 6 tháng mỗi năm vì nôn ói và chán ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Ở lần nhập viện thứ 6 trong vòng 1 năm, trẻ được giới thiệu đến đơn vị Tâm lý sau khi các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện và không tìm ra nguyên nhân gây ói mửa và chán ăn của trẻ. Trẻ có vẻ thờ ơ, không thích giao tiếp, khó ngủ, chỉ muốn ăn khi được đặt ống thông mũi dạ dày. Sau khi trẻ cảm thấy an tâm , trẻ bắt đầu trả lời với một giọng rất nhỏ các câu hỏi của bác sĩ tâm lý. Trong các thực phẩm, trẻ chỉ thích ăn cơm gà và bánh mì với cá hộp.

Mỗi khi được xuất viện, trở về môi trường gia đình không an toàn, thiếu tình thương, với sự xung đột giữa hai gia đình nội ngoại, trẻ lại ói và từ chối ăn nên phải nhập viện. Khi vào viện, trẻ cảm thấy an tâm hơn, nhất là khi được các chuyên viên tâm lý nâng đỡ tinh thần và lắng nghe cuộc đời đau khổ, thiếu tình thương của trẻ. Sau khi đã ăn được , trẻ muốn ra viện và đồng ý trở lại tái khám tâm lý.

Thế nào là rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Đây là một rối loạn tâm thần được bác sĩ René Spitz mô tả lần đầu tiên năm 1946 với tên là trầm cảm vắng mẹ (anaclitic depression) xảy ra ở trẻ nhỏ khi vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ này gây những triệu chứng thể chất và tâm lý cho trẻ như tự cô lập, tránh tiếp xúc với xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động , dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm . Hội chứng này thường được gặp ở trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ.

Sau BS René Spitz, một nhà phân tâm John Bowlby tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ bị tách rời khỏi mẹ quá sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cảm xúc của trẻ và có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và người lớn.

Làm thế nào để tránh rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang có nhiều thay đổi (gia đình ly dị, cha mẹ đi làm việc xa, gởi con cho ông bà nuôi), trẻ bị thiệt thòi vì thiếu sự âu yếm, vuốt ve, nâng đỡ của cha mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, trẻ cần được sự chăm sóc, vỗ về của gia đình và không ai có thể thay thế được cha mẹ để tỏ tình thương đối với trẻ.

Trong trường hợp bệnh nhân được nêu trên, điều lạ là trẻ thích ở bệnh viện hơn ở nhà, vì môi trường bệnh viện mang lại sự an toàn cho trẻ. Hơn nữa, khi trẻ nằm viện, thì các thành viên trong gia đình đến thăm trẻ và mối quan hệ giữa hai bên nội ngoại đỡ căng thẳng hơn.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Trên hết mọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm tâm lý mà trẻ luôn cần , chính là TÌNH THƯƠNG của cha mẹ được thể hiện qua ánh mắt, giọng nói, cử chỉ vỗ về, âu yếm, ân cần chăm sóc, nhất là trong những lúc trẻ phải trải qua cơn bệnh gây đau đớn thể xác và cô đơn tâm hồn.

]]>
https://meyeucon.org/13230/tram-cam-vang-me-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ bị rối loạn tâm lý khi ngồi trước màn hình https://meyeucon.org/13184/tre-bi-roi-loan-tam-ly-khi-ngoi-truoc-man-hinh/ https://meyeucon.org/13184/tre-bi-roi-loan-tam-ly-khi-ngoi-truoc-man-hinh/#respond Sat, 16 Oct 2010 06:04:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=13184 Theo các chuyên gia tâm lý, nếu trẻ em ngồi trước màn hình máy tính hoặc tivi trên 2 giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ có nhiều nguy cơ gặp các khó khăn về mặt tâm lý.

Một nghiên cứu có tên là “Dự án Peach”, thực hiện trên 1.000 trẻ em từ 10 – 11 tuổi, người ta thống kê thời gian trẻ ngồi trước màn hình cùng với những vấn đề tâm lý. Người ta cũng kiểm tra hoạt động của trẻ về hai khía cạnh: thời gian ngồi và mức độ hoạt động thể lực trung bình. Kết quả cho thấy: nếu trẻ ngồi trên 2 giờ mỗi ngày trước tivi (để xem chương trình) hoặc trước màn hình máy tính thì có liên quan đến những khó khăn về tâm lý hơn những trẻ em khác dành thời gian này cho hoạt động thể lực.

Mục đích của nghiên cứu nhằm đưa ra những chứng cứ khoa học nhằm khuyến cáo trẻ cách sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe trong tương lai. Những trẻ em ngồi nhiều nhưng không ngồi trước màn hình sẽ có tình trạng tâm lý tốt hơn, bao gồm vấn đề về cảm xúc và giao tiếp. Một số trẻ có rối loạn về hành vi, bao gồm cả vấn đề tăng nhạy cảm.

Theo các chuyên gia thì việc trẻ ngồi trước màn hình ít thời gian thôi sẽ không có vấn đề gì và trẻ cần phải tăng cường hoạt động thể lực nhằm bù trừ lại thời gian này. Trong độ tuổi phát triển về tâm lý, trẻ cần phải được chăm sóc cẩn thận, tránh việc chơi game máy tính hoặc xem tivi quá nhiều trong ngày. Những rối loạn về tâm lý này sẽ gây khó khăn cho trẻ về sau khi hòa nhập vào cộng đồng dân cư. Để khảo sát các vấn đề tâm lý này, các chuyên gia phải thống kê, quan sát hành vi trẻ, thực hiện các bảng câu hỏi. Qua thông tin thu nhập được, họ sẽ cho điểm và phân tích thống kê để rút ra các mối liên hệ. Các nhà tâm lý học đưa ra lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ, nhất là những trẻ vốn đã có những rối loạn về tâm lý.

]]>
https://meyeucon.org/13184/tre-bi-roi-loan-tam-ly-khi-ngoi-truoc-man-hinh/feed/ 0