Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ hiếu động và trẻ bị tăng động giảm chú ý có gì khác biệt? https://meyeucon.org/21787/tre-hieu-dong-va-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-co-gi-khac-biet/ https://meyeucon.org/21787/tre-hieu-dong-va-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-co-gi-khac-biet/#respond Thu, 22 Mar 2012 01:27:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=21787 Ở trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm của chúng sẽ không liên tục và thường là có chủ tâm. Với các bé bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ thường không điều chỉnh được hành vi của mình và điều này sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống của trẻ.

Một học sinh “cá biệt” trong lớp – không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện riêng và làm phiền mọi người xung quanh là do bị hội chứng tăng động giảm chú ý hay chỉ đơn thuần là nghịch ngợm? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh, và các chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ nghĩ con mình bị tăng động thì có thể họ đúng.

Nếu một đứa trẻ đi học về là la hét và chạy quanh nhà thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu các giáo viên của con bạn luôn phàn nàn rằng bé không tập trung trong lớp học và dường như không có bạn bè thì có lẽ bạn cần đưa con đi khám.

Andrea Bilbow, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ và cung cấp thông tin về Hội chứng tăng động giảm chú ý của Anh – nơi giúp các gia đình có con bị hội chứng này – cho biết, trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ ngỗ nghịch.

“Đó là vấn đề ở trong não, có nghĩa là một đứa trẻ không thể điều chỉnh hành vi hoặc cảm xúc của chúng, chúng không rút được kinh nghiệm sau những sai lầm của mình, không thể lập kế hoạch hay tổ chức việc gì và gặp khó khăn về bộ nhớ ngắn hạn”, bà nhấn mạnh.

Theo bà “chỉ có những người không hiểu rõ điều này mới dán nhãn ‘ngỗ nghịch’ cho những em bé đó”.

Chị Andrea Antunes, ở Norfolk, lần đầu tiên cảm thấy con trai "có vấn đề" khi cậu bé 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, mãi tới 6 tuổi cậu bé mới được chẩn đoán bệnh và được dùng thuốc. Hiện tại, con trai chị Andrea Antunes đã 8 tuổi và học tập tốt ở trường.

Giáo sư Tim Kendall – người giám sát việc biên soạn các hướng dẫn về điều trị Hội chứng tăng động giảm chú ý cho Viện quốc gia về y tế và lâm sàng Excellence, cho biết, khi bố mẹ hay các giáo viên ở trường cảm thấy có khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thì đó là lúc cần cho các em đi khám để đánh giá.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về cách chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý và cả nguyên nhân gây ra nó.

Theo BBC, các nghiên cứu mới nhất cho thấy bệnh này có liên quan đến di truyền. Ngòai ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trẻ cũng có thể mắc bệnh này do những vấn đề về môi trường sống.

Peter Hill, một chuyên gia về tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Great Ormond, Anh, cho rằng, có cả nguyên nhân do di truyền và môi trường sống, và các yếu tố môi trường là chủ yếu.

Giáo sư Kendall cũng đồng ý với điều này và cho rằng sẽ là sai lầm nếu chỉ để ý vào yếu tố di truyền học.

Ông cảnh báo: “Điều này sẽ an ủi một số người khi họ nghĩ rằng ‘Ồ, đó không phải là lỗi của tôi, con tôi sinh ra đã như thế rồi’, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo những đứa trẻ này được điều trị thực sự tốt. Nếu mọi người nghĩ nó chỉ là một vấn đề sinh học họ sẽ chỉ tìm các giải pháp sinh học – đó là dùng thuốc”.

Theo ông, đầu tiên, cần cố gắng giúp trẻ kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình và cùng các giáo viên giúp đỡ các cháu trong việc học tập ở trường, và chỉ trong các trường hợp nặng mới nên dùng các loại thuốc.

]]>
https://meyeucon.org/21787/tre-hieu-dong-va-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-co-gi-khac-biet/feed/ 0
Ngừa bệnh tăng động ở trẻ https://meyeucon.org/18089/ngua-benh-tang-dong-o-tre/ https://meyeucon.org/18089/ngua-benh-tang-dong-o-tre/#comments Sun, 24 Jul 2011 21:23:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=18089 Bệnh tăng động kém tập trung (hay tăng động giảm chú ý) ngày càng dễ gặp ở trẻ, nguyên nhân một phần do người lớn quá bận rộn công việc mà ít có sự quan tâm chăm sóc con. Vì vậy để ngăn ngừa căn bệnh này, cha mẹ hơn hết nên dành thời gian cùng con và uốn nắn trẻ…

Dấu hiệu trẻ bị tăng động, kém tập trung

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM), đây là một bệnh lý về thần kinh, xuất hiện ở bé trước 7 tuổi, 12% bé ở độ tuổi đi học có những triệu chứng này.

Hãy chơi cùng bé để ngăn ngừa bệnh tăng động kém tập trung

Tăng động, thiếu tập trung có thể là bệnh nhưng cũng có thể là triệu chứng của một rối loạn thần kinh khác. Tuy nhiên, bệnh chỉ được xác định khi có tối thiểu 6 triệu chứng và kéo dài liên tục trong 6 tháng. Ngoài ra, những biểu hiện này của bé xảy ra trong gia đình và trường học.

Phần lớn nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, vào khoảng thời gian sắp 7 tuổi, bé thường rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm. Trong khi người lớn bị trầm cảm thường nằm ủ rũ, mệt mỏi thì bé lại thể hiện sự lo lắng bằng những hành động thái quá hay khuấy động không gian yên tĩnh để tạo sự chú ý của người khác.

Triệu chứng của bé bị kém tập trung:

  • Không chú ý chi tiết và hay phạm lỗi do lơ đễnh.
  • Khó tập trung chú ý khi học và chơi.
  • Thường có vẻ không nghe khi được nói trực tiếp.
  • Không theo kịp và hoàn thành công việc.
  • Khó tổ chức công việc.
  • Tránh né, không thích làm việc cần tập trung trí tuệ.
  • Thường làm mất đồ.
  • Thường quên công việc hàng ngày.

Triệu chứng của bé có bệnh tăng động:

  • Cựa quậy bàn tay, chân hoặc ngọ ngoậy trên ghế.
  • Thường bỏ ghế lúc đang học tập.
  • Chạy hoặc leo không thích hợp.
  • Khó chơi một cách yên ắng.
  • Thường đi hoặc làm như đang ngồi trên xe máy.
  • Thường nói quá nhiều.
  • Thốt ra câu trả lời trước khi chấm dứt câu hỏi.
  • Ít kiên nhẫn chờ đến phiên mình.
  • Thường cắt ngang hoặc xâm lấn người khác.

Thay đổi bệnh của bé bằng cách làm bạn cùng con

Đây là bệnh thường gây khó chịu cho mọi người xung quanh như hay ngắt lời người khác, xáo trộn không gian yên tĩnh… và còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như qua đường không nhìn tín hiệu đèn… Là chuyên gia trong ngành, bác sĩ Thanh từng tiếp xúc với nhiều trường hợp “nổi loạn” chỉ để tạo sự chú ý và được cha mẹ quan tâm hơn. Điển hình là trường hợp của một bé trai 8 tuổi rất thông minh nhưng có sở thích với những món đồ chơi của con gái.

Phụ huynh lo lắng giới tính bé bị ảnh hưởng nên cấm đoán. Cậu bé phản ứng bằng cách quậy phá để ba mẹ để ý đến mình hơn. Vì vậy, bác sĩ Thanh cho rằng, cha mẹ hãy dành thời gian chia sẻ và làm bạn cùng con. Tăng động kém tập trung là bệnh thần kinh nhưng có thể được điều trị bằng chính sự quan tâm và yêu thương của gia đình.

Một số biện pháp phụ huynh nên áp dụng

Làm chủ cảm xúc

Khi phụ huynh đang trong tình trạng giận, sợ, tự vệ, những cảm xúc này sẽ được thể hiện trong giọng nói, tư thế, hành động và ngôn ngữ. Vì vậy, trước khi làm điều gì, phụ huynh nên lắng lại một giây và nói “dừng lại, điều gì đang xảy ra?”. Sau đó, nhìn vào mắt bé, lưu ý đến tư thế, nét mặt, giọng nói và từ ngữ của bé. Sau đó, suy nghĩ điều gì đang xảy ra. Cuối cùng, phụ huynh sẽ biết được cảm xúc của bé và có thể xử sự trong trạng thái bình tĩnh và tích cực.

Thay đổi cách nói

Hãy hạ thấp giọng và nói chậm hơn. Khi nói, nên nhìn thẳng vào mắt bé và dùng ít từ. Truyền đạt ý ngắn và đúng trọng tâm. Cần tránh dùng các từ “mày, còn kém” đi theo từ “luôn luôn, không bao giờ”, nên tập nói “tôi, không phê phán, tin cậy và tôn trọng”.

Thích nghi với thói quen lắng nghe

Lắng nghe là then chốt trong sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Như tìm hiểu sự tích cực trong lời con bé nói, cố gắng hiểu ý con nói, trả lời con một cách tích cực không phê phán, nói lại cùng con những điều đã được nghe.

Cùng làm việc với con

Trong quá trình đó, phụ huynh có thể đặt câu hỏi để giúp bé có suy nghĩ theo chiều hướng tốt hơn. Cởi mở trong quá trình thảo luận cũng giúp cha mẹ gần gũi hơn với con cái. Đặc biệt, không ra lệnh nhưng hãy đặt câu hỏi sẽ giúp bé suy tư và thảo luận sâu. Cần giữ sự vui tươi trong suốt quá trình trò chuyện với bé.

]]>
https://meyeucon.org/18089/ngua-benh-tang-dong-o-tre/feed/ 1
Chất màu trong thực phẩm gây chứng tăng động giảm chú ý https://meyeucon.org/16370/chat-mau-trong-thuc-pham-gay-chung-tang-dong-giam-chu-y/ https://meyeucon.org/16370/chat-mau-trong-thuc-pham-gay-chung-tang-dong-giam-chu-y/#respond Sun, 03 Apr 2011 14:38:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=16370 Một số bằng chứng cho thấy chất màu tìm thấy trong các thực phẩm hằng ngày gây ra chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, các nhà khoa học cho biết trong một hội thảo với Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ.

Những thông tin này sẽ được cân nhắc cùng với những nghiên cứu đã được thực hiện trong các năm trước để xem liệu có sự liên quan thực sự giữa chất nhuộm màu và rối loạn tăng động không.

Nếu đúng, các nhà nghiên cứu đề nghị FDA ra khuyến nghị về màu thực phẩm và yêu cầu ghi nhãn các chất này.

Về phía mình, FDA cho biết không có bằng chứng nào cho thấy có sự liên quan giữa chất tạo màu và chứng tăng động ở hầu hết trẻ em. Nhưng cơ quan này đồng ý với kết quả của nhiều nghiên cứu rằng “một số trẻ nhất định” bị tăng động giảm chú ý và có các vấn đề về hành vị khác có thể bị nặng thêm do chất tạo màu và một số chất khác trong thực phẩm.

Câu hỏi đặt ra là liệu những ảnh hưởng tác động đến một tỉ lệ nhỏ trẻ em này, không rõ là bao nhiêu, có dẫn tới 1 lệnh cấm hay đưa ra 1 cảnh báo nào đó ghi trên nhãn sản phẩm hay không.

FDA đang giữ biên bản kiến nghị trong cuộc họp năm 2008 của nhóm vận động thuộc TT Khoa học vì quyền lợi cộng đồng về việc cấm màu vàng số 5, màu đỏ 40 và 6 loại chất nhuộm màu khác.

Michael Jacobson, trưởng nhóm vận động cho biết: “Thuốc nhuộm thường được sử dụng để làm cho thực phẩm hấp dẫn trẻ nhỏ hơn hoặc nhằm mô phỏng một loại trái cây hay thành phần tự nhiên khác” và theo ông, lý do duy nhất cho sự xuất hiện của phẩm màu là để lừa người tiêu dùng.

Theo ông Jacobson, một số nhà sản xuất sử dụng ít thuốc nhuộm trong cùng một loại thực phẩm được bán ở châu Âu vì lo ngại gây ra chứng hiếu động thái quá ở trẻ.

Ông Jacobson cũng thừa nhận là việc cấm hoàn toàn thuốc nhuộm sẽ rất khó khăn và chỉ muốn FDA ra quyết định đặt cảnh báo trên bao bì thực phẩm.

Các nhà khoa học và những người ủng hộ chất tạo màu trong thực phẩm đã tranh luận các vấn đề trong hơn 30 năm qua. Việc sử dụng các thuốc nhuộm trong thực phẩm đã tăng lên đều đặn. Theo ước tính, tiêu thụ màu thực phẩm đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990.

]]>
https://meyeucon.org/16370/chat-mau-trong-thuc-pham-gay-chung-tang-dong-giam-chu-y/feed/ 0
10-30% trẻ bị tăng động https://meyeucon.org/16310/10-30-tre-bi-tang-dong/ https://meyeucon.org/16310/10-30-tre-bi-tang-dong/#respond Sat, 02 Apr 2011 22:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=16310 Nếu trẻ mắc hội chứng tăng động, kém chú ý (ADHD) không được hiểu đúng và cư xử đúng cách, sẽ có thể dẫn đến sự việc đáng tiếc. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Lê Khanh, Phòng tư vấn tâm lý gia đình – trẻ em (TP.HCM), một chuyên gia có kiến thức về ADHD.

Cứ 100 trẻ em thì có 10 – 30 em mắc hội chứng ADHD

Thưa ông, hiện nay, tỉ lệ trẻ có hội chứng ADHD ở Việt Nam là bao nhiêu phần trăm? Có cảm giác gần đây tỉ lệ có tăng lên, là do người ta hiểu về hội chứng này nhiều hơn hay là tỉ lệ tăng lên cao thật?

Hội chứng tăng động, kém chú ý là một tình trạng rối nhiễu về tâm lý khá phổ biến, chiếm tỉ lệ từ 3-6% ở trẻ em. Tình trạng này xuất hiện khá sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.

Trẻ tăng động, kém chú ý thường có các biểu hiện rối loạn như hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực, đưa đến những khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp và các sinh hoạt khác.

Ở trẻ em đang tuổi đến trường, tỉ lệ có hội chứng ADHD dao động từ 2% đến 16% và tỉ lệ trong cộng đồng (từ lứa tuổi trẻ em đến tuổi vị thành niên) là 10% đến 30%. Trong đó, tỉ lệ nam mắc bệnh gấp 3-4 lần so với nữ.

Tuổi dễ nhận thấy nhất là từ 5-12 tuổi vì đây là tuổi đi học, cho dù tình trạng này đã có từ trước đó nhiều năm.

Ở người lớn, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 5%. Ở Việt Nam, hiện chưa có thống kê cụ thể nhưng ở Hoa Kỳ thì khoảng 50% trẻ em đến khám tại chuyên khoa tâm thần được chẩn đoán có tình trạng này.

Do phương tiện thông tin dễ dàng gần đây, nhiều gia đình đã biết và quan tâm đến tình trạng này hơn, vì thế việc đưa đến khám tại các bệnh viện, trung tâm, phòng khám tâm lý cũng đông hơn, tạo ấn tượng là tỷ lệ ngày càng cao.

Cha mẹ không chấp nhận con mình có vấn đề

Có một hiện tượng là khi chuyên gia tâm lý thông báo về tình trạng trẻ có hội chứng ADHD, nhiều bậc cha mẹ vẫn không chấp nhận, đó là do nguyên nhân gì? Việc cha mẹ không tin con mình bị hội chứng này ảnh hưởng đến quá trình chữa trị như thế nào?

Đúng vậy! Dù có đi thăm khám hay được các GV mẫu giáo cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn không nghĩ hay tin rằng con mình có tình trạng này vì có một sự thực là việc phát hiện thì không mấy khó khăn, nhưng việc đánh giá mức độ hiếu động – kém chú ý và nhất là đưa ra được những biện pháp can thiệp là một điều không đơn giản.

Có hai khó khăn lớn mà các chuyên viên thường phải đối diện với cha mẹ các trẻ rối nhiễu tâm lý.

Đó là việc không chấp nhận kết quả chẩn đoán, cho rằng con mình chỉ “thừa năng lượng” hay quá nhạy cảm thôi và một thái độ.

Thứ hai là lại quá bi quan về tình trạng con mình để rồi “có bệnh thì vái tứ phương” hao tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian vào những biện pháp điều trị không có giá trị thực tiễn.

Nên cho các em đi học ở trường bình thường

Đứa trẻ có hội chứng tăng động, kém chú ý có thể đến lớp bình thường như những đứa trẻ khác không? Hay vẫn nên cho đến trường bình thường nhưng cho học một lớp riêng?

ADHD là một tình trạng rối nhiễu do các em kém hay không có khả năng tập trung chú ý vào bất cứ việc gì, kể cả việc chơi đùa với đồ chơi hay các trẻ khác. Vì vậy, một trong những biện pháp cải thiện tình trạng này là nên cho các em tham gia học tập tại các trường mẫu giáo, tiểu học bình thường.

Hiện nay, khi đặt vấn đề giáo dục trẻ ADHD nói riêng và trẻ rối nhiễu tâm lý nói chung, người ta thường có khuynh hướng đưa ra việc hình thành các trường chuyên biệt.

Có thể nói, hình thức trường chuyên biệt hầu như không có tại các quốc gia tiên tiến ở Tây Âu, mà chỉ là những lớp đặc biệt với 7, 8 em, tuy học riêng một số môn nhưng vẫn nằm trong các trường bình thường và các lớp hội nhập với tỷ lệ 3 em/18 em cho lớp mẫu giáo.

Đây là biện pháp tốt nhất để các em có thể học hỏi cách giao tiếp với các trẻ cùng trang lứa. Các em khó có thể tiến bộ nếu học trong các trường lớp toàn những trẻ rối nhiễu như các em.

Với những em có mức độ rối nhiễu nặng, không có khả năng học tập thì được đưa vào các dưỡng dường, gọi là bệnh viện ban ngày (ở Pháp) chứ không nên tách các em thành những nhóm “chuyên biệt” cho dễ dạy, mà thực chất chỉ là những nơi giữ trẻ cho cha mẹ đi làm.

Không phải là trách nhiệm của giáo viên

Giáo viên dạy lớp học có những em bị hội chứng ADHD cần phải chú ý điều gì?

GV cần phải được đào tạo hay tập huấn về tâm lý các trẻ này, để có những biện pháp ứng xử và tác động phù hợp. Ngoài các giờ theo học, các em có thể tham gia các buổi trị liệu tâm vận động cũng như có những biện pháp can thiệp sớm tại gia đình.

Việc tiếp thu những kiến thức để có thể chăm sóc giáo dục một phần nào các trẻ ADHD cho các GV tại các trường mẫu giáo hay tiểu học là điều không khó, miễn là các GV chịu sắp xếp thời gian theo các khoá huấn luyện và có những giảng viên có kinh nghiệm và năng lực giảng dạy.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng việc can thiệp vẫn là công việc của các chuyên gia (chuyên gia tâm lý và chuyên gia tâm vận động) còn người đảm nhận phần lớn những hoạt động can thiệp chính là bố mẹ, người thân trong môi trường gia đình.

Việc các em có cải thiện được khả năng về ngôn ngữ và hành vi của mình hay không là nhờ vào sự quan tâm với những tác động hợp lý của bố mẹ chứ không phải là trách nhiệm của các GV tại trường học.

Trị liệu không dùng thuốc

Ở Việt Nam, có các chuyên gia giỏi về hội chứng ADHD không? Bệnh này phải chữa thế nào?

Hiện nay, việc quan tâm đến các trẻ ADHD hay rối nhiễu tâm lý mới chỉ tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Chúng ta chưa có những chuyên gia hay đúng hơn là các nhóm chuyên viên bao gồm 6 lĩnh vực là : Bác sĩ tâm thần nhi, chuyên viên tâm lý trẻ em, chuyên viên tâm vận động, chuyên viên về ngôn ngữ, GV đặc biệt và nhân viên xã hội để cùng nhau phối hợp với những kế hoạch can thiệp có hiệu quả.

Chúng ta mới chỉ có hai nhân tố là chuyên viên tâm lý cùng với GV đặc biệt. Kết quả là chuyên viên hay bác sĩ tâm lý chỉ làm một việc là chẩn đoán, sau đó là phần việc của người GV tại các trường lớp hay trung tâm chuyên biệt. Vai trò chủ chốt là các chuyên viên khác cùng với bố mẹ các em thì chưa được coi trọng!

Việc can thiệp chỉ là những tác động về phương diện giáo dục và một số biện pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp can thiệp tâm vận động (psychomotricité) kéo dài trong một thời gian từ 3 – 5 năm.

Xin cảm ơn anh về những thông tin này.

]]>
https://meyeucon.org/16310/10-30-tre-bi-tang-dong/feed/ 0
Phương pháp chữa chứng ADHD gây tranh cãi https://meyeucon.org/15881/phuong-phap-chua-chung-adhd-gay-tranh-cai/ https://meyeucon.org/15881/phuong-phap-chua-chung-adhd-gay-tranh-cai/#respond Fri, 11 Feb 2011 11:04:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=15881 Chế độ ăn kiêng sẽ giúp những trẻ em mắc chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) kiểm soát tốt hơn những hành vi của mình và giảm dần sự phụ thuộc vào các loại thuốc đặc trị.


Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Radboud, Hà Lan.

Nghiên cứu này được thực hiện trên 100 trẻ em mắc ADHD và sau năm tuần ăn uống theo thực đơn quy định gồm nước, thịt trắng, gạo và rau xanh, tất cả các em đều có những biểu hiện rất khả quan.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại vấp phải nhiều tranh cãi trong giới y học. MyHealthNewsDaily – một website chăm sóc sức khỏe nổi tiếng cho rằng chế độ ăn kiêng như vậy đối với trẻ em là quá khắc nghiệt. Đặc biệt, khi trẻ em phải liên tục nài xin cha mẹ những đồ ăn mà chúng thèm muốn thì những vấn đề về hành vi có thể còn trầm trọng hơn.

Mặt khác, nhà khoa học có tên Jan Buitelaar cũng tìm ra điểm chưa hoàn thiện của nghiên cứu này. Theo ông, những loại thức ăn có chứa đường, màu thực phẩm và chất bảo quản cũng khiến cho những triệu chứng của bệnh ADHD trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, chế độ ăn kiêng ở trẻ phải được theo dõi một cách chặt chẽ bởi các chuyên gia y tế. Ngoài ra, thực đơn ăn uống cho trẻ cũng cần điều chỉnh để linh hoạt và phong phú hơn./.

]]>
https://meyeucon.org/15881/phuong-phap-chua-chung-adhd-gay-tranh-cai/feed/ 0
Trẻ bị tăng động thì nên chơi trò gì? https://meyeucon.org/14780/tre-bi-tang-dong-thi-nen-choi-tro-gi/ https://meyeucon.org/14780/tre-bi-tang-dong-thi-nen-choi-tro-gi/#respond Thu, 16 Dec 2010 17:57:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=14780 Hỏi: Tôi có cháu 8 tuổi bị tăng động thì nên cho chơi những trò gì?

Trả lời: Trẻ em bị tăng động (ADHD) thường có những đặc điểm không thể ngồi yên một chỗ, không có khả năng tập trung chú ý. Những trò chơi tăng cường khả năng chú ý sẽ có lợi. Tuy nhiên, trước đó trẻ cần được các chuyên gia tâm lý sử dụng các trắc nghiệm chuyên biệt để có chẩn đoán, chỉ định trị liệu tâm lý thích hợp.

Người lớn có thể sử dụng những bức tranh giống nhau, chỉ khác một vài chi tiết được ẩn giấu rồi cho trẻ nhận biết, tìm ra những điểm khác biệt giữa 2 bức tranh. Để tăng hiệu quả của trò chơi, hãy để những bức tranh này ở những vị trí cách xa nhau, đòi hỏi trẻ phải chạy từ chỗ này sang chỗ khác (quá trình chạy có thể giúp trẻ giải thoát năng lượng làm giảm sự tăng động, buộc trẻ phải ghi nhớ trong đầu những chi tiết ở bức tranh trước đó… Cũng vậy, các trò chơi xếp một loạt các con vật trước mặt trẻ sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt, rồi người lớn bí mật thay đổi vị trí hoặc lấy ra thêm vào, sau đó hỏi trẻ những con vật nào bị đổi chỗ, những con nào bị lấy ra. Chính quy tắc chơi này buộc trẻ phải tăng cường khả năng tập trung chú ý. Hãy kiên trì học cách chơi với trẻ theo kiểu được gợi ý sẽ giúp con chị giảm tăng động và tăng cường chú ý.

]]>
https://meyeucon.org/14780/tre-bi-tang-dong-thi-nen-choi-tro-gi/feed/ 0
Mỹ: 10% trẻ bị tăng động giảm chú ý https://meyeucon.org/13736/my-10-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y/ https://meyeucon.org/13736/my-10-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y/#respond Fri, 12 Nov 2010 16:00:59 +0000 https://meyeucon.org/13736/my-10-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y/ Khảo sát của chính phủ Mỹ cho thấy cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD). Kết quả này tăng nhiều so với cách đây vài năm và các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do ý thức và quá trình sàng lọc ngày càng tốt hơn.

Chứng ADHD khiến trẻ khó tập trung cũng như kiểm soát hành vi bất động. Nó thường được điều trị bằng thuốc hay liệu pháp hành vi, hoặc kết hợp cả 2 cách.

Nghiên cứu mới cho thấy khoảng 2/3 số trẻ em bị ADHD cần dùng thuốc.

Theo ước tính rút ra từ cuộc khảo sát ngày thứ Tư cho thấy tỉ lệ mắc tăng động giảm chú ý đã tăng lên 22% so với năm 2003. Các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh bang đã phỏng vấn cha mẹ của trẻ từ 4- 17 tuổi.

Trong cuộc khảo sát mới nhất, 9,5% bố mẹ cho biết bác sĩ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho biết con họ bị ADHD. Trong khi nghiên cứu trước đó cho thấy tỉ lệ này chỉ là hơn 8%.

Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 5,4 triệu trẻ em chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý so với hơn 1 triệu trẻ em mắc chứng bệnh này cách đây vài năm. Và một nửa trong số này có bệnh ở dạng nhẹ.

Hiện các nhà khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng về lý do tại sao lại có sự gia tăng đáng kể trên. Trưởng nhóm nghiên cứu, Susanna Visser, TT Kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ, cho rằng càng có ý thức và những bước tiến trong sàng lọc bệnh chính là lời giải thích cho sự gia tăng trên.

Chuyên gia tâm lý Howard Abikoff, giám đốc Viện Tăng động giảm chú ý,, TT Nghiên cứu Nhi ĐH New York, cho rằng số liệu này là hơi đáng ngờ. Bởi các nghiên cứu khác cho thấy có khoảng 5% trẻ em bị ADHD và không có bất kỳ nguyên nhân sinh học dẫn tới sự gia tăng tỉ lệ.

Abikoff lưu ý nghiên cứu của CDC được dựa trên lời nói của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các bậc cha mẹ, chứ hoàn toàn chưa có 1 đánh giá thực tế nào.

Chẩn đoán ADHD đòi hỏi phải có ý kiến chuyên gia. Không một xét nghiệm máu hay hình ảnh não đồ nào có thể giúp đưa ra nhận định về bệnh. Đôi khi những khuyết tật hay các vấn đề học hành của trẻ có thể khiến giáo viên hay những người khác hiểu lầm là trẻ bị ADHD.

]]>
https://meyeucon.org/13736/my-10-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y/feed/ 0
Bệnh tăng động ở trẻ https://meyeucon.org/13288/benh-tang-dong-o-tre/ https://meyeucon.org/13288/benh-tang-dong-o-tre/#respond Wed, 20 Oct 2010 16:22:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=13288 Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi dấu hiệu kém tập trung – hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.

Biểu hiện để nhận biết

Tăng động giảm chú ý là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Trẻ bị tăng động luôn bồn chồn và dễ sao lãng. Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe cô giáo giảng hay hoàn thành tốt một việc việc nhà. Biểu hiện chính của tăng động giảm chú ý là không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói, hướng dẫn; hoàn thành nhiệm vụ hay một sinh hoạt cá nhân nào đó. Trẻ cũng thường hay mơ mộng và thường mắc lỗi. Trẻ mắc bệnh có xu hướng tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung hay có thể gây ra sự buồn chán.

Một đặc điểm khác không thể thiếu đối với chứng tăng động giảm chú ý là trẻ không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ, dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi chúng ngồi xuống, chúng có xu hướng ngọ ngoậy, bồn chồn hoặc nhún nhẩy. Một số trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ nói quá nhiều và thường khó chơi trong yên lặng.

Biểu hiện thứ 3 của tăng động giảm chú ý là tính bốc đồng, tức là thường xuyên cắt ngang, phá vỡ những thứ khác hay buộc miệng trả lời trước khi giáo viên kết thúc câu hỏi. Biểu hiện này của chứng tăng động giảm chú ý cũng gây ra khó khăn khi trẻ phải chờ đợi hay suy nghĩ điều gì đó trước khi hành động.

Thay đổi môi trường học tập là phương pháp điều trị bệnh tăng động ở trẻ.Dựa trên các biểu hiện nói trên, bệnh tăng động ở trẻ được phân làm 3 thể chính:

  • Thể hiếu động và bốc đồng: Thường gặp ở trẻ em khi có trên 6 biểu hiện về hiếu động và các biểu hiện về bốc đồng hoặc ít hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.
  • Thể kém tập trung thường gặp ở trẻ lớn và người lớn khi có ít hơn 6 biểu hiện về hiếu động và bốc đồng hoặc nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung.
  • Thể hỗn hợp vừa hiếu động vừa kém tập trung ở trẻ lớn trên 7 tuổi với nhiều hơn 6 biểu hiện về kém tập trung và hiếu động, bốc đồng.

Tác động của bệnh tăng động đối với trẻ

Nếu không điều trị, bệnh tăng động có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt xã hội và trình độ học vấn của trẻ. Trẻ không thể tập trung trong công việc và học tập thường dẫn tới quá trình học không tốt ở trường.

Trẻ bị hiếu động thái quá, hay cắt ngang việc người khác có thể gây rắc rối trong việc kết bạn và giữ bạn. Sự tụt lùi này có thể dẫn tới sự ti và các hành vi có nguy cơ cao.

Chứng tăng động giảm chú ý cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn lo âu ở trẻ.

Cần điều trị kịp thời

Những người mắc bệnh tăng động thường gặp nhiều bất trắc, ở trẻ em thì dễ xảy ra tai nạn tại trường cũng như tại nhà và ảnh hưởng xấu đến các trẻ bình thường khác. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Việc điều trị hiện nay gồm can thiệp về tâm lý và hành vi (chẳng hạn như cải thiện môi trường học tập, làm việc); việc dùng thuốc cũng có cơ sở khoa học nhưng vì là bệnh có tính gia đình và trên não bộ của người bệnh có những bất thường về cấu trúc và hoạt động nên việc dùng thuốc điều trị cần có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Khi trẻ có những biểu hiện của bệnh tăng động cần nhanh chóng đưa đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và xử trí kịp thời, hiệu quả.

Bác sĩ Hồng Hạnh

]]>
https://meyeucon.org/13288/benh-tang-dong-o-tre/feed/ 0
Rối loạn tăng động giảm chú ý và dinh dưỡng https://meyeucon.org/12369/roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-va-dinh-duong/ https://meyeucon.org/12369/roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-va-dinh-duong/#respond Fri, 17 Sep 2010 15:15:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=12369 Hỏi: Tôi có con 5 tuổi, đang có một số biểu hiện của rối loạn tăng động, giảm chú ý, hiện tại cháu rất lười ăn. Xin hỏi chế độ dinh dưỡng cho cháu làm sao để khỏe mạnh và phát triển tốt đồng thời khỏi được bệnh?

Trả lời: Để nuôi dưỡng cháu khỏe mạnh và phát triển tốt cần có chế độ ăn uống đầy đủ và môi trường giáo dục tốt. Việc lười ăn của cháu cần được tìm và xác định được nguyên nhân chứ không phải đơn thuần chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Chị nên đưa cháu đến cơ sở khám và tư vấn về dinh dưỡng để được khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho cháu. Nói chung có rất nhiều bệnh liên quan tới dinh dưỡng và tất nhiên phải có cách điều trị bằng dinh dưỡng.

Chúc chị thành công.

]]>
https://meyeucon.org/12369/roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-va-dinh-duong/feed/ 0
Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý và bệnh tự kỷ https://meyeucon.org/11394/benh-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-va-benh-tu-ky/ https://meyeucon.org/11394/benh-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-va-benh-tu-ky/#comments Mon, 16 Aug 2010 08:16:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=11394 Hỏi: Tôi có con 5 tuổi, đang có 1 số biểu hiện của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, hiện cháu rất lười ăn. Xin hỏi bác sĩ chế độ dinh dưỡng cho cháu làm sao cháu khỏe mạnh và khỏi được bệnh?

Trả lời: Nhiều khả năng đây là bệnh tự kỷ. Chị phải đưa cháu đến bác sĩ chữa bệnh tự kỷ. Sau đó, vừa chữa bệnh tự kỷ, bác sĩ vừa tư vấn cho cháu chế độ ăn thích hợp. Nếu không chữa bệnh tự kỷ cho cháu thì chế độ ăn cũng không thể khắc phục ngay được.

]]>
https://meyeucon.org/11394/benh-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-va-benh-tu-ky/feed/ 2