Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cách phòng rôm sảy cho bé? https://meyeucon.org/23294/cach-phong-rom-say-cho-be/ https://meyeucon.org/23294/cach-phong-rom-say-cho-be/#respond Sat, 02 Jun 2012 14:57:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=23294 Hỏi: Bé nhà tôi năm nay lên 3 tuổi, cứ đến mùa hè là rất nhiều rôm, khiến cho bé khó chịu và quấy khóc. Xin quý báo cho biết cách nào phòng được rôm cho bé.

Rôm sảy hay gặp nhất ở trẻ ra mồ hôi nhiều.

Trả lời: Rôm sảy là chứng bệnh về da thường gặp đối với trẻ vào những ngày hè, khi tuyến mồ hôi bị chèn ép, bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da. Rôm sảy hay gặp nhất ở trẻ ra mồ hôi nhiều.

Vì vậy, cách hạn chế cách tối đa là không để cho bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB (UVA là tia cực tím bước sóng A khiến da của chúng ta nhăn nheo. UVB là tia cực tím bước sóng B gây bỏng da và ung thư hắc tố da.) từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị nắng, ra nhiều mồ hôi, thậm chí bị bỏng rát.

Ngoài ra, cần vệ sinh da sạch sẽ bằng cách bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm, có thể sử dụng các loại sữa tắm dành cho trẻ em, không dùng những loại sà phòng hoặc sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Có thể vắt thêm 1 quả chanh, đun nước lá sài đất vào nước tắm của trẻ để tránh rôm sảy.

Cần giữ cho làn da luôn thoáng mát, bằng cách mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quá chật và quá rộng.

Ngoài ra, còn cần cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn mát như bột sắn, đậu xanh, ý dĩ, đậu đỏ… (nếu nấu chè thì nên cho thật ít đường), thức uống như nước chanh quả, nước bột sắn, nước chanh leo… Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng như xoài, sầu riêng, mít,…. vì chúng chứa nhiều năng lượng dễ sinh rôm sảy và mụn nhọt.

]]>
https://meyeucon.org/23294/cach-phong-rom-say-cho-be/feed/ 0
Cách sử dụng thuốc trị rôm sảy và bệnh chốc ở trẻ https://meyeucon.org/20757/su-dung-thuoc-chua-benh-ngoai-da-o-tre/ https://meyeucon.org/20757/su-dung-thuoc-chua-benh-ngoai-da-o-tre/#respond Thu, 29 Mar 2012 03:24:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=20757 Nhiệt độ cao của mùa hè cùng với thói quen hay đùa nghịch nhiều khiến trẻ em thường đổ nhiều mồ hôi và hay mắc các bệnh ngoài da như: rôm sảy, chốc, chàm sữa,.. Khi thấy con bị mắc các bệnh trên thì các bậc cha mẹ có nên dùng thuốc hay không và sử dụng như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý cho việc sử dụng thuốc chữa bệnh ngoài da của trẻ:

Tổn thương do rôm sảy.

Rôm sảy:

Khi các lỗ chân lông bị bít, mồ hôi không tiết được, ứ lại, tạo ra trên da nhiều mụn nước, bên trong có màu đỏ, gọi là rôm sảy. Có thể phòng rôm sảy bằng phấn rôm (thực chất là bột talc). Vệ sinh sạch sẽ, lau khô da rồi mới rắc một lớp bột talc mỏng. Nếu da không sạch, có nhiều mồ hôi hay rắc bột talc quá dày thì sẽ gây bết, làm cho lỗ chân lông bị bít kín thêm, trẻ dễ bị rôm sảy hơn. Khi trẻ bị rôm sảy nhiều có thể dùng thuốc tím pha loãng để tắm, tắm ít nhất ngày một lần với dung dịch thuốc tím loãng (1/10.000). Bôi dung dịch dalibour toàn thân mỗi ngày một đến hai lần. Chấm thuốc màu eosine hay millan vào chỗ da bị trầy sưng. Chú ý, không được dùng kháng sinh hay corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh chốc:

Là bệnh nhiễm trùng da nguyên phát do liên cầu khuẩn (hoặc có thể có cả tụ cầu khuẩn), thường xuất hiện ở đầu, mặt, cổ. Khởi phát là một bóng nước trong hoặc dát hồng trong có bóng nước. Sau đó, bóng nước hóa mủ, mủ làm dính các sợi tóc lại với nhau; sau đó vỡ ra, đóng mày vàng mật ong, dưới mày là một vết trợt đỏ rớm dịch, thương tổn nằm dưới lớp sừng. Sau khi các bóng nước đã vỡ bôi dung dịch millan lên các vết trợt. Làm mềm và tróc vảy bằng cách đắp khăn ướt tẩm dung dịch thuốc tím pha loãng (1/10.000) hay các loại pommade sát khuẩn. Không được dùng pommade penicilin hay sulfamid vì dễ gây ra chàm tiếp xúc. Trường hợp bôi thuốc không có kết quả, tổn thương nhiều thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ có phải dùng kháng sinh hay không.

]]>
https://meyeucon.org/20757/su-dung-thuoc-chua-benh-ngoai-da-o-tre/feed/ 0
Trẻ rôm sảy có được dùng sunfamid và penicilin? https://meyeucon.org/17966/tre-rom-say-co-duoc-dung-sunfamid-va-penicilin/ https://meyeucon.org/17966/tre-rom-say-co-duoc-dung-sunfamid-va-penicilin/#respond Sun, 17 Jul 2011 17:42:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=17966 Hỏi: Xin chào bác sĩ. Con tôi cứ đến hè là bị rôm, có người mách tôi dùng penicilin hay sunfamid bôi sẽ chóng khỏi? Xin hỏi như vậy có đúng không?

Trả lời: Mùa hè thời tiết nóng bức, trẻ em thường bị rôm ngứa ngáy, khó chịu nên hay có thói quen gãi. Khi gãi nhiều thì rất dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Nhiều người vội mua thuốc mỡ penicilin hay sunfamid bôi cho con. Tuy nhiên, thuốc này dễ gây phản ứng viêm da nổi mẩn đỏ, mụn nước, có khi thành loét, chảy nước, làm rôm thêm biến chứng.

Muốn tránh rôm sảy, mùa hè cần tắm rửa cho trẻ đều đặn, ít nhất mỗi ngày một lần. Quần áo phải thoáng, mỏng, cho trẻ chơi nơi mát, thoáng gió, không chơi đùa ngoài nắng, nhất là nắng trưa, xế chiều. Khi em bé bắt đầu bị rôm, cần kịp thời xoa phấn rôm ngày 2 – 3 lần. Có thể áp dụng một số bài thuốc trị rôm sẩy như:

– Tắm cho trẻ 2 – 3 lần mỗi tuần bằng nước lá đào, mướp đắng. Tắm nhẹ nhàng, không nên kỳ cọ, chà xát mạnh làm vỡ mụn rôm.

– Dùng 10 gr bột sắn dây, 30 gr rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu vị, uống từng ngày.

– Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.

]]>
https://meyeucon.org/17966/tre-rom-say-co-duoc-dung-sunfamid-va-penicilin/feed/ 0
Cách trị rôm sảy theo Đông Y https://meyeucon.org/16976/cach-tri-rom-say-theo-dong-y/ https://meyeucon.org/16976/cach-tri-rom-say-theo-dong-y/#comments Sat, 07 May 2011 19:56:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=16976 Rôm sảy rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt là vào mùa hè. Trẻ hay gãi, dễ bị tổn thương ở da, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của trẻ. Để trị rôm sảy ngoài các biện pháp dùng phấn rôm thì Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy cho kết quả tốt

Rau má có tính mát, phù hợp để trị rôm sảy cho trẻ

– Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.

– Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.

– Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.

– Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang.Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.

– Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.

]]>
https://meyeucon.org/16976/cach-tri-rom-say-theo-dong-y/feed/ 2
Đối phó với rôm sảy ở trẻ https://meyeucon.org/9226/doi-pho-voi-rom-say-o-tre/ https://meyeucon.org/9226/doi-pho-voi-rom-say-o-tre/#comments Sat, 24 Jul 2010 09:17:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=9226 Rôm sảy thường tấn công trẻ em vào mùa hè do chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu không biết cách chăm sóc, chữa trị có thể gây nên biến chứng nguy hiểm cho bé.

Tại sao bị rôm?

Vào mùa hè, nhiệt độ nóng làm cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để giảm nhiệt. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm chúng bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ sẽ gây rôm sảy. Một số trường hợp lại bị rôm vào khi trời mát mẻ. Nguyên nhân là do các bậc cha mẹ quá cẩn thận nên mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ.

Biểu hiện của rôm sảy thường xuất hiện thành đám, thành mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán, nách, bẹn… Một số trường hợp nặng có thể bị gần như toàn thân. Thương tổn là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Khi đó, trẻ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Nếu trẻ gãi làm da sây sát sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Gặp thời tiết mát mẻ, rôm sẽ tự lặn đi và để lại các đám vẩy da bong mỏng, màu trắng, ít ngày sau da trở lại bình thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng bức trở lại, rôm sảy lại có thể xuất hiện ngay. Các điều kiện thuận lợi làm rôm xuất hiện là nhiệt độ cao, vi khí hậu nóng ẩm, không thoáng khí, trẻ mặc quần áo bí hơi, mặc quá nhiều quần áo và ít tắm rửa.

Có 3 loại rôm sảy gồm: Rôm dạng tinh thể do thượng bì bị sang chấn và mồ hôi tiết ra quá nhiều, thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không có viêm, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi để lại mảng da bong, không để lại sẹo; Rôm đỏ hay xuất hiện ở thân mình, lưng hay bị hơn cả, vùng quần áo cọ xát vào da.

Thương tổn là các sẩn màu đỏ, thành các đám dày, có khi chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Loại này gây khó chịu cho người bệnh với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy. Trẻ nhỏ hay bị ở các vùng cổ gáy, nách, bẹn và có thể bị ở các vùng da khác của cơ thể. Thể rôm đỏ hay bị biến chứng bội nhiễm như chốc, viêm nang lông, nhọt do nhiễm tụ cầu vàng; Rôm sâu thường xảy ra khi rôm sảy đỏ bị đi bị lại nhiều lần, có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Tắm hàng ngày bằng nước mát để da của trẻ luôn được sạch sẽ.

Xử trí đúng cách

Khi bị rôm sảy, trẻ thường có phản xạ là gãi, đôi khi các bà mẹ hoặc trẻ lớn còn có hành động giết rôm cho nhau. Việc này làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu lúc đó, nhưng hậu quả có thể gây biến chứng “cái sảy nảy cái ung”, nặng hơn là biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng. Vì vậy, khi trẻ ngứa chỉ nên xoa nhẹ để làm dịu cơn ngứa.

Nếu cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể mất đi nhanh chóng. Vì vậy, để rôm lặn cần phải tạo điều kiện để cơ thể mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da. Cụ thể: Nên cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió. Quần áo, tã lót dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi.

Nên tắm thường xuyên cho trẻ để giúp cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Nên tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ hoặc một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu… Không nên sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da.

Xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại.

Trong trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi cần bôi kem có corticoid nhẹ, trong kem có thể có kháng sinh chống nhiễm khuẩn, tuy nhiên nên đi khám bác sĩ để được chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc. Bôi các loại mỡ, thuốc mỡ kháng sinh không những làm cho da bị bít mà còn có thể gây dị ứng.

Khi bị rôm sâu có nguy cơ gây hủy hoại tuyến mồ hôi làm mất khả năng tiết mồ hôi, có thể dùng isotretinoin dưới sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to cần bôi cồn iod hữu cớ như betadin nhiều lần trong ngày. Ngoài ra nên uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, nước sài đất, đỗ đen, quả cam, chanh… và vitamin C liều cao để giúp giảm bệnh và giảm tổn thương tuyến mồ hôi.

Cách phòng tránh rôm sảy

  • Luôn để cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió.
  • Tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt từ 10h đến 15h, nếu cần ra ngoài vào lúc đó thì phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da của trẻ.
  • Tắm hàng ngày bằng nước mát cho da dẻ luôn sạch sẽ, các lỗ tuyến được thông thoáng.
  • Quần áo, tã lót mặc rộng thoáng, chất liệu cotton và thay thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đủ lượng nước, có nhiều vitamin, hạn chế các đồ ăn có nhiều đường.

Ts Nguyễn Duy Hưng (Viện Da Liễu Trung ương)

Bạn có biết?

  • Với những trường hợp rôm sảy thông thường, chỉ cần tắm cho trẻ hằng ngày để da sạch sẽ.
  • Có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh… để tắm cho trẻ cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm.
  • Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lên những vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho con cũng là một cách hạn chế tình trạng này.
  • Ngoài ra, với trẻ lớn đã ăn được có thể cho bé ăn uống các đồ mát như bột sắn dây, nước cam, chanh…
]]>
https://meyeucon.org/9226/doi-pho-voi-rom-say-o-tre/feed/ 3
Rôm sảy, “kẻ phiền nhiễu” cho làn da bé https://meyeucon.org/7326/rom-say-ke-phien-nhieu-cho-lan-da-be/ https://meyeucon.org/7326/rom-say-ke-phien-nhieu-cho-lan-da-be/#respond Sat, 10 Jul 2010 14:38:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=7326 Mùa hè, thời tiết nóng bức, không khí bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh nhiều bệnh của trẻ em. Rôm sảy là một trong số những “kẻ gây phiền nhiễu” cho tất cả những ai được gọi là trẻ con.

Rôm sảy là một trong những bệnh trẻ em thường gặp, nguyên nhân là do không khí nóng bức, cơ thể tiết mồ hồi và ứ đọng ở ống bài tiết, lỗ chân lông trên da của bé bị bít lại do bụi bẩn hoặc cáu ghét gây viêm nhiễm, làm nổi lên những túi nước nhỏ, mọc từng mảng dày, làm tấy đỏ vùng da đó gọi là rôm sảy. Khi trời nắng nóng rôm sảy gây xót, ngứa. Trẻ thường khó chịu và đòi người lớn gãi hoặc trẻ tự gãi để bớt đi cảm giác ngứa. Những nốt mụn này khi gãi sẽ vỡ ra, vài ngày sau tự khô, bong tróc để lại từng mảng vảy trắng, nhỏ trên da của bé.

Giữ vệ sinh đúng cách và chăm sóc bé một cách cẩn thận sẽ giảm bớt bệnh rôm sảy

Khu lưu trú lý tưởng cho rôm sảy là những vùng da tiết nhiều mồ hôi như vùng cổ, trán, cánh tay, lưng, ngực, da đầu và những nếp gấp trên cơ thể bé như vùng sau đùi, vùng bụng.

Rôm sảy không gây nguy hiểm cho bé, nhưng là nguyên nhân gây ra sự ngứa ngáy, khó chịu làm bé mất ngủ, quấy khóc ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn. Ở một số bé, do bố mẹ không giữ vệ sinh tốt cho con, trẻ gãi vào chỗ ngứa sẽ làm rách da và dễ dẫn đến mụn nhọt, chốc lở, nặng hơn là biến chứng viêm da và mưng mủ. Để khắc phục tình trạng trên, các bà mẹ nên chú ý chăm sóc cẩn thận về vấn đề vệ sinh cá nhân, ăn uống và áp dụng các biện pháp chữa rôm sảy.

Vệ sinh cá nhân:

Nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong các thứ thuốc dân gian như:

  • Mướp đắng (người miền Nam gọi là khổ qua) cho vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm.
  • Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.
  • Lá kinh giới, cây sài đất, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé.
  • Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ. Nếu cho muối và chanh quá nhiều sẽ làm rát da bé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm cho bé ít nhất một ngày một lần với dung dịch thuốc tím pha loãng tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactaxcyd. Lưu ý, không nên tự ý bôi corticoid vì da bé rất mỏng, dễ gây phồng rộp, tổn thương da.

Có thể tắm cho bé bằng nước có pha lượng muối vừa phải để phòng rôm sảy.

Mẹ cũng có thể tắm để phòng rôm sảy cho da bé, dùng nước tắm bình thường và cho vào một lượng muối vừa phải. Nước tắm có muối sẽ có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng góp phần giữ ẩm, vừa giúp da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cho bé cảm giác mát mẻ sau khi tắm.

Sau khi tắm xong, nên cho bé mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton dễ thấm hút mồ hôi và thường xuyên thay áo quần nhiều lần trong ngày.

Đặt bé ở phòng ở thoáng mát có nhiều gió và cửa sổ, vào những lúc trời thật nóng như buổi trưa, chiều phụ huynh có thể mở điều hòa với nhiệt độ từ 260C- 280C, nếu ở trong phòng mà máy điều hòa để nhiệt độ thấp, khi đưa bé ra ngoài sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến bé dễ bị ốm.

Đặc biệt lưu ý nên cắt bớt tóc cho bé để thoáng da đầu và thường xuyên cắt móng tay cho bé, tránh trường hợp bé ngữa gãi làm rách da.

Chế độ ăn uống:

Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt. Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng.

Khi thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ hạ thấp, rôm sảy cũng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn đã áp dụng một trong các cách trên nhưng bệnh của bé không khỏi mà có chiều hướng biến chuyển xấu hơn như rách da, bưng mủ, mụt nhọt lớn, biếng ăn, giảm cân, mất ngủ thì phụ huynh không tự ý bôi kháng sinh cho bé mà nên đưa bé đến bệnh viện khoa da liễu để bác sỹ có những chẩn đoán và điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/7326/rom-say-ke-phien-nhieu-cho-lan-da-be/feed/ 0
Bé hay bị rôm sảy, phải làm thế nào? https://meyeucon.org/7091/be-hay-bi-rom-say-phai-lam-the-nao/ https://meyeucon.org/7091/be-hay-bi-rom-say-phai-lam-the-nao/#comments Sat, 10 Jul 2010 05:20:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=7091 Hỏi: Con gái tôi được 27 tháng tuổi, đã sang mùa mưa rồi nhưng cháu bị nổi rôm sảy nhiếu quá. Nhờ bác sĩ tư vấn cách trị rôm sảy. Cảm ơn

Trả lời: Khi thời tiết thay đổi, thường là mùa nóng, gần như trẻ nào cũng bị rôm sảy. Nếu rôm sảy không làm trẻ khó chịu thì bệnh sẽ tự hết khi trời mát hơn. Cách điều trị tốt nhất là cho trẻ mặc đồ thoáng, sửa dụng loại vải hút ẩm tốt, thường xuyên lau khô các nếp gấp trên cơ thể như: kẽ chân, kẽ tay, cổ, bẹn…

]]>
https://meyeucon.org/7091/be-hay-bi-rom-say-phai-lam-the-nao/feed/ 2
Trị rôm cho trẻ trong mùa hè https://meyeucon.org/6771/tri-rom-cho-tre-trong-mua-he/ https://meyeucon.org/6771/tri-rom-cho-tre-trong-mua-he/#respond Thu, 08 Jul 2010 07:39:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=6771 Rôm là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là ở trẻ nhỏ. Theo y học cổ truyền, rôm phát sinh do phong huyết nhiệt, thấp nhiệt và nhiệt độc gây nên. Rôm sảy tuy không đe dọa tính mạng nhưng gây phiền toái, khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc dùng để trị rôm cho trẻ.

Bài 1: Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2 – 3 lần. Bôi trong 5 ngày. Hoặc 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm trong 3 ngày.

Bài 2: Lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3 – 5 ngày là rôm hết mọc.

Bài 3: Lá bọ mẩy tươi 70 – 100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày. Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.

Bài 4: Hai quả mướp đắng tươi, giã nát (có thể đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm. Tắm liên tục trong 5 ngày.

Bài 5: Sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm hàng ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào nơi có rôm. Dùng trong 4 ngày.

Bài 6: 20g bột sắn dây pha với khoảng 200ml nước đun sôi để ấm (35oC), thêm ít đường cho dễ uống, uống liên tục trong 10 ngày. Nên uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa.

Ngoài ra, để phòng rôm sảy cho trẻ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh da tốt. Không nên cho trẻ ăn uống các thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu; không ăn nhiều đường, đồ nếp, hạn chế ăn các loại hoa quả gây nóng mít, xoài, nhãn, vải…

Theo Sức khỏe & Đời sống

]]>
https://meyeucon.org/6771/tri-rom-cho-tre-trong-mua-he/feed/ 0
Tại sao trẻ con bị rôm sảy? https://meyeucon.org/5903/tai-sao-tre-con-bi-rom-say/ https://meyeucon.org/5903/tai-sao-tre-con-bi-rom-say/#respond Sun, 27 Jun 2010 06:01:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=5903 Nhìn cô con gái hơn một tuổi lấm tấm rôm sảy khắp mặt, lưng, liên tục đưa tay gãi rồi kêu ngứa, quấy khóc, chị Trà (Từ Liêm, Hà Nội) xót ruột vô cùng nhưng chẳng biết làm sao.

Cũng như chị, nhiều bà mẹ khác lo lắng khi thấy con bị rôm sảy mà tìm nhiều cách chữa cũng không khỏi.

Ngọc Mai (Thanh Oai, Hà Nội) sinh con vào đầu tháng 5. Những ngày nóng nực vừa rồi, con trai cô quấy khóc liên tục vì ngứa ngáy, khó chịu khi cả mặt lẫn toàn thân đều đỏ ửng những nốt rôm. Bà nội bé hôm nào cũng vò lá vòi voi, lá riềng tắm cho cháu nhưng chẳng đỡ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nho, Khoa da liễu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cho biết, thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm.

Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi.

Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ…

Theo bác sĩ Thanh Nho, với những trường hợp rôm sảy thông thường, chỉ cần tắm cho trẻ hằng ngày để da sạch sẽ. Có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh… để tắm cho trẻ cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm. Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lên những vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho con cũng là một cách hạn chế tình trạng này.

Ngoài ra, với trẻ lớn đã ăn được có thể cho bé ăn uống các đồ mát như bột sắn dây, nước cam, chanh…

Tuy nhiên, không hẳn bài thuốc nào cũng có tác dụng với tất cả trẻ. Nhiều bà mẹ sau quá trình chữa rôm sảy cho con mới tích lũy được kinh nghiệm thành công cho riêng con mình.

Chia sẻ trên một diễn đàn các bà mẹ, chị Hương cho biết, để da con sạch, mát những ngày nóng, chị dùng nước ấm pha thêm chút muối rồi vắt thêm một hoặc nửa quả chanh và tắm cho bé. Tuy nhiên, với cách này, các bà mẹ phải để ý tỉ lệ chanh, muối với nước bởi nếu chanh, muối nhiều sẽ gây xót cho trẻ và dễ gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.

Một bà mẹ khác lại dùng cách mua cành lá kinh giới rồi về rửa sạch, đun sôi, pha nước tắm cho con. “Bé nhà mình cứ tắm loại nước này là hết bay rôm”, chị chia sẻ.

Để tiết kiệm thời gian hơn, chị Nhung – một thành viên khác của diễn đàn – còn tìm mua các loại lá mát như sài đất, vòi voi, kinh giới, tía tô, hương nhu rồi băm nhỏ phơi khô và cất vào túi nilong. Sau đó mỗi lần tắm cho con, chị lấy một nắm bỏ vào nồi rồi đổ nước sôi vào hãm, lọc bỏ bã lấy nước tắm cho bé. “Mình thấy bài thuốc này tốt vô cùng. Con mình từ lúc đẻ đến giờ không bị rôm sảy gì cả dù đẻ ra đúng những ngày nắng nóng nhất”, chị Nhung kể.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Nho cho biết, tất cả những cách trên đều hiệu quả khi chữa rôm sảy bình thường cho trẻ nhỏ. Nhưng cũng từng có những trường hợp tắm lá mà trẻ không đỡ, thậm chí còn bị nhiễm trùng da. Đó là khi vùng viêm da quá nặng do trẻ ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ. Vì thế, nếu tình trạng con bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, tình trạng rôm sảy dày đặc, đỏ, kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc, uống, dùng dung dịch dịu nhẹ tắm làm sạch cho bé, và có thể bôi thêm thuốc kháng sinh cho trẻ. Bác sĩ khuyến cáo, các bà mẹ không nên tự mua thuốc bôi da cho con.

Ngoài ra, để phóng tránh rôm sảy cho trẻ cần cho các bé mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày. Không nên dùng sữa tắm người lớn cho trẻ vì có thể có độ kiềm lớn, gây khô da. Ngoài ra, nên cho bé uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây…

]]>
https://meyeucon.org/5903/tai-sao-tre-con-bi-rom-say/feed/ 0
Học mẹ bé Bi cách trị rôm, sảy cho con https://meyeucon.org/5593/hoc-me-be-bi-cach-tri-rom-say-cho-con/ https://meyeucon.org/5593/hoc-me-be-bi-cach-tri-rom-say-cho-con/#respond Wed, 23 Jun 2010 02:50:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=5593 Hè năm ngoái bé Bi cũng bị mọc đầy rôm ở cổ, lưng, trán… rất ngứa ngáy khó chịu, nhìn con ngủ cũng không yên giấc vì gãi, thương lắm.

Mùa hè đến cũng là lúc mà các bé mọc đầy rôm ở cổ, lưng, trên đầu… Mà nan giải nhất là tay bé nghịch bẩn lung tung rồi ngữa gãi gây nên viêm nhiễm da, càng khó chữa và làm rôm sảy nặng thêm.

Tuy nhiên, để hạn chế được bệnh này của các bé cũng không phải là không thực hiện được.

Từ đầu hè, mẹ nên cho các bé uống thuốc tiêu độc mát gan. Đây là loại thuốc đông y có bán tại tất cả các hiệu thuốc với rất nhiều loại nhưng thành phần chủ yếu vẫn là bồ công anh, atiso… đều có tác dụng mát gan, tiêu độc, phòng chống mẩn ngứa.

Mẹ nên cho bé ăn uống kèm thêm các chất mát, phù hợp với mùa hè.

Có thể cho bé uống theo đợt, mỗi đợt khoảng 10 ngày tuỳ loại, mỗi ngày tuỳ theo tuổi của bé mà có thể uống 5ml-10ml/lần. Các loại thuốc đều có hướng dẫn chi tiết, các mẹ đọc kỹ rồi căn cứ vào độ tuổi để cho bé uống.

Nếu các bé được uống từ đầu hè thì có thể tránh được rôm sảy. Tuy nhiên, vì tháng 6 mới bắt đầu đợt nắng nóng đầu tiên nên các bé có thể uống từ bây giờ vẫn có tác dụng rất tốt.

Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn uống kèm thêm các chất mát, phù hợp với mùa hè, tránh ăn uống đồ nóng.

Năm ngoái bé Bi cũng bị mọc đầy rôm ở cổ, lưng, trán… rất ngứa ngáy khó chịu, nhìn con ngủ cũng không yên giấc vì gãi, thương lắm. Trộm vía năm nay áp dụng kinh nghiệm trên, trải qua đợt nóng vừa rồi mà Bi chỉ có vài đám rôm, gần như không đáng kể.

Chúc các me áp dụng kinh nghiệm này thành công cho các bé nhé!

Mẹo nhỏ: Để cho các bé uống thuốc dễ dàng, các mẹ nên chọn kỹ vì đặc trưng của loại thuốc này là vị khá gắt, hơi khó uống. Các mẹ có thể chọn loại thuốc có tên là Đại Yên có vị thơm thơm giống thạch, bé sẽ dễ uống hơn. Ngoài ra, khi uống mẹ nên chuẩn bị sẵn cốc nước bên cạnh, vừa cho bé uống thuốc vừa cho bé uống chút nước cho đỡ khé cổ.

]]>
https://meyeucon.org/5593/hoc-me-be-bi-cach-tri-rom-say-cho-con/feed/ 0