Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Đo để biết thai to hay nhỏ https://meyeucon.org/13813/do-de-biet-thai-to-hay-nho/ https://meyeucon.org/13813/do-de-biet-thai-to-hay-nho/#comments Thu, 02 Oct 2014 15:30:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=13813 Làm thế nào để biết thai nhi có phát triển bình thường hay không? Thai nhi phát triển bình thường thì có kích thước như thế nào? Mời các chị em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm bắt đầu đo sự phát triển của thai nhi?

Bắt đầu từ tuần 20 đến lúc sinh, mỗi lần đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra các chỉ số cần thiết, trong đó có chỉ số về chiều dài, cân nặng của thai nhi. Nhờ những chỉ số này, bác sĩ sẽ cho chị em biết thai nhi của mình có phát triển tốt hay không, cần phải bổ sung và hạn chế những gì trong chế độ ăn uống và luyện tập để thai nhi phát triển tốt nhất. Kích thước của thai nhi sẽ tăng đều từ tuần 20, những bắt đầu từ khoảng tuần 30 trở đi thai nhi sẽ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng.

Siêu âm nhằm đánh giá kích thước của thai nhi

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai?

Làm thế nào để biết thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai? Đây là vấn đề đang được rất nhiều chị em quan tâm. Chúng tôi đã nhờ các bác sĩ chuyên khoa giúp chị em giải quyết thắc mắc này như sau: Thai nhi phát triển về kích thước hơn so với tuổi thai có nghĩa là khi đi khám thai chiều dài đo được của thai nhi dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm.

Trong trường hợp này, để tìm hiểu xem nguyên nhân là gì, bác sĩ sẽ thực hiện việc siêu âm kỹ hơn một chút hoặc là tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu khác nữa. Sau đây là một số lý do chị em dẫn đến tình trạng:

  • Đã đến ngày dự sinh hoặc là quá hạn dự sinh mấy ngày mà chị em vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì.
  • Chị em có thể đang bị bệnh u xơ tử cung.
  • Nhiều trường hợp là do chị em đang mang thai đôi.
  • Lượng nước ối của chị em nhiều hơn so với bình thường.

Một vài trường hợp có thể do chị em bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lo lắng, vì tình trạng sẽ được cải thiện nếu được kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy, đi khám thai định kỳ và thực hiện siêu âm rất quan trọng trong việc giúp các bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai?

Điều này có nghĩa là tại thời điểm chị em đi khám thai, thai nhi có chiều dài ngắn hơn khoảng 3cm so với chiều dài trung bình. Trong trường hợp này, bác sĩ của bạn cũng sẽ tiến hành việc siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như ngày dự sinh và có biện pháp loại trừ các vấn đề khiến thai nhi bị kiềm chế sự tăng trưởng.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai nhi phát triển kém hơn bình thường là do chị em hoặc chồng có kích thước cũng quá khiên tốn. Để theo dõi tốt sự phát triển của thai nhi, chị em nên đi khám thai đúng định kỳ và đừng quên hỏi bác sĩ về những chỉ số mình không biết nhé!

]]>
https://meyeucon.org/13813/do-de-biet-thai-to-hay-nho/feed/ 11
Các vấn đề mẹ bầu cần lưu ý về siêu âm thai https://meyeucon.org/27099/cac-van-de-me-bau-can-luu-y-ve-sieu-am-thai/ https://meyeucon.org/27099/cac-van-de-me-bau-can-luu-y-ve-sieu-am-thai/#comments Wed, 10 Apr 2013 23:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=27099 Siêu âm thai là phương pháp ghi lại hình ảnh thai nhi và các cơ quan trong vùng chậu của người mẹ trong suốt thai kỳ. Siêu âm có thể được tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Tuy nhiên, nên siêu âm lần đầu tiên và lúc nào? Cần phải lưu ý những gì khi siêu âm? Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp những thắc mắc khi đi siêu âm.

Lần siêu âm đầu tiên

Lần siêu âm đầu tiên thường được tiến hành vào tuần 6-11 của thai kỳ. Giai đoạn này, siêu âm giúp phát hiện vị trí của thai, có thể nhận biết tim thai nhưng vẫn chưa xác định được giới tính.

3 mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) cho biết, trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nếu không có gì bất thường, thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để biết bé có khỏe hay có dị tật gì không. Trường hợp đủ ngày sinh nhưng thai phụ vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, có thể siêu âm thêm lần thứ 4, thứ 5 để đánh giá quá trình chuyển dạ, khối lượng nước ối…

Nhờ siêu âm, bạn không chỉ được nhìn thấy con bạn phát triển như thế nào, giới tính của bé… mà bạn còn biết được liệu bé có bị mắc các dị tật bẩm sinh hay không.
Nhờ siêu âm, bạn không chỉ được nhìn thấy con bạn phát triển như thế nào, giới tính của bé… mà bạn còn biết được liệu bé có bị mắc các dị tật bẩm sinh hay không.

12–14 tuần:

Thời điểm này, bác sĩ sẽ xác định tuổi thai chính xác nhất. Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết tim thai như thế nào, thai đơn hay đôi và thai có phát triển bình thường hay không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).

21–24 tuần:

Đây là giai đoạn quan trọng nhất để bác sĩ dựa vào đó chuẩn đoán và theo dõi tình trạng mang thai của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài tứ chi, đường kính sọ não, xác định sự hiện diện của các cơ quan khác (tim, phổi, dạ dày…).

Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

30–32 tuần:

Lần siêu âm này, bác sĩ sẽ phát hiện thêm những bất thường xuất hiện muộn (bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não). Bác sĩ cũng xác định cụ thể hơn ngày dự sinh của bạn và tình trạng nước ối (nhiều hay ít, có đục hay không).

Ngoài ra, siêu âm vào thời gian này cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung – là một trong những nguyên nhân chính gây suy thai và ngạt sau sinh.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết chỉ siêu âm 3 lần trong suốt thai kỳ. Tùy vào sức khỏe của bạn và thai nhi, bác sĩ có thể hẹn bạn thời gian cụ thể để siêu âm lại.

Điều cần nhớ khi đi siêu âm

Trước khi siêu âm, bạn nên uống nước (2–3 ly nước trước khoảng một tiếng) và nhịn tiểu. Lúc đó, bàng quang của bạn sẽ căng ra và việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn.

Siêu âm qua ngã âm đạo được thực hiện bằng cách đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo của sản phụ. Phương pháp này giúp xác định thai ngoài tử cung sớm và chính xác hơn so với siêu âm qua ngã bụng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn có thể trao đổi với bác sĩ xem kỹ thuật này có phù hợp với bạn hay không.

Bạn cũng nên lưu ý rằng, không phải lúc nào siêu âm cũng phát hiện ra các dị tật thai nhi. Có những trường hợp, đến khi bé chào đời bác sĩ mới phát hiện ra dị tật của bé.

Lưu ý siêu âm 3 chiều

Thông thường, siêu âm 2 chiều (hay còn gọi là siêu âm 2D, siêu âm đen trắng) dùng để đo chiều dài, đường kính, những đường cắt của bào thai để so sánh với những kích thước bình thường.

Còn siêu âm 3 chiều (siêu âm 3D, siêu âm màu) cho hình ảnh bào thai với kích thước thật, lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tuổi thai. Nhiều người cho rằng siêu âm 3D rõ ràng hơn, dễ nhìn hơn… nên tốt hơn siêu âm 2D. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D chỉ thường dùng trong các trường hợp phát hiện dị tật thai nhi, chứ không đưa ra những chỉ số về kích thước, trọng lượng, tuổi thai nhi chính xác bằng siêu âm 2D.

Lưu ý siêu âm 4 chiều

Phương pháp siêu âm 4 chiều thực chất cũng chỉ là siêu âm 3 chiều và hình ảnh động. Việc siêu âm giới tính hay lưu hình ảnh thai nhi vào VCD có thể khiến bà mẹ phải nằm lâu trong quá trình siêu âm, điều đó có nghĩa là tia bức xạ có thể nhiều đến mức gây hại cho cả mẹ và con.

Mục đích chính của siêu âm

Xác định giới tính thai nhi:

Thời điểm xác định tương đối chính xác nhất giới tính của thai nhi là từ tuần thứ 14 trở đi. Trong 3 tháng đầu, dương vật của các bé trai sẽ hình thành. Tuy nhiên, vì thai còn nhỏ nên việc phân biệt dương vật và âm vật sẽ rất khó. Việc phân biệt rõ ràng giới tính của thai nhi chỉ có thể được thực hiện khi thai đã lớn hơn.

Nếu bác sĩ kết luận con bạn là con trai thì tỷ lệ sẽ chính xác hơn là kết luận về con gái. Trong nhiều trường hợp, khi thai nhi đã được 28 tuần mà tinh hoàn vẫn chưa di chuyển xuống bìu thì bác sĩ sẽ dễ nhầm con trai với con gái.

Xác định tuổi thai qua siêu âm:

Qua kích thước và hình dạng của thai nhi, bác sĩ có thể tính toán được tuổi thai dựa vào một bảng đối chiếu. Tuy nhiên, việc xác định này vẫn có sai số, do bảng đối chiếu chỉ cho biết thai tương ứng với các thai bình thường ở độ tuổi bao nhiêu.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhớ được ngày đầu tiên của lần hành kinh cuối và xác định tuổi thai bắt đầu từ ngày này.

Xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi:

Siêu âm không cho bạn biết được tình trạng con bạn khỏe hay yếu.

Dựa vào siêu âm, bác sĩ cho bạn biết các chỉ số về kích thước, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi… của thai nhi. Qua đó có thể khẳng định rằng, tại thời điểm siêu âm, tỷ lệ cơ thể thai nhi có cân đối và tương xứng với tuổi thai hay không, đồng thời thai nhi có tiềm ẩn một căn bệnh nào không.

Những kết quả siêu âm bất thường

Đừng quá lo lắng khi kết quả siêu âm ghi là “ối đục”: Trong trường hợp này, đáng lẽ bác sĩ phải ghi là “sự cản âm của dịch ối không đều”. Việc khẳng định ối đục hay không chỉ có thể xác định khi ối đã vỡ (phải nhìn thấy tận mắt).

Bác sĩ xác định ối có bình thường không dựa trên số lượng và độ cản âm của dịch ối; trong đó yếu tố cản âm ít quan trọng hơn. Lượng dịch ối nhiều hay ít đều gợi ý những bất thường. Tuy nhiên, kết luận bất thường phải do các bác sĩ chuyên ngành sản đưa ra.

  • Thai ngoài tử cung.
  • Đa thai.
  • Thai chết lưu.
  • Bất thường về ngôi thai.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Các vấn đề về nước ối như thiểu ối, đa ối.
  • Bất thường ở nhau thai: nhau tiền đạo, nhau bị bong ra.
  • Chậm phát triển trong tử cung.
  • Các khối u trong tử cung (lá phôi, thai trứng…)
  • Những bất thường khác ở tử cung, buồng trứng và cấu trúc trong vùng chậu.

Tránh lạm dụng siêu âm

Theo các chuyên gia hiện nay, tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh nhưng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Nhất là đối với những thai dưới 8 tuần tuổi – thời điểm mà các tổ chức thai đang được sắp xếp thì không ai dám chắc chắn rằng bất kỳ loại tia nào (trong đó có tia siêu âm) không ảnh hưởng đến sự hình thành của thai.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy siêu âm không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với cả cơ thể người mẹ và thai nhi. Khi bạn siêu âm, bạn cũng không hề cảm thấy đau hay khó chịu gì đặc biệt.

Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà quá lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ gây tốn kém cho thai phụ mà nó còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi được siêu âm bừa bãi (không hạn chế số lần), trọng lượng sau khi sinh ra thấp hơn hẳn những trường hợp siêu âm theo đúng quy định. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu nêu ảnh hưởng lâu dài của siêu âm như nghe kém… (song cũng có những nghiên cứu ngược lại cho thấy siêu âm không có hại cho bé và mẹ vì cường độ sóng âm rất thấp).

Ngoài ra, còn có một thực tế rất đáng quan tâm là tỷ lệ dị tật ở thai nhi đang tăng lên trong những năm gần đây. Ngoài yếu tố môi trường, di truyền thì việc lạm dụng siêu âm có thể cũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi.

]]>
https://meyeucon.org/27099/cac-van-de-me-bau-can-luu-y-ve-sieu-am-thai/feed/ 1
Đau lòng vì con bị tim bẩm sinh, gia đình nghi ngờ trình độ bác sĩ siêu âm https://meyeucon.org/21253/dau-long-vi-con-bi-tim-bam-sinh-gia-dinh-nghi-ngo-trinh-do-bac-si-sieu-am/ Fri, 10 Feb 2012 06:01:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=21253 Dù rất khỏe mạnh khi mang bầu, với gần chục lần siêu âm thai đều cho kết quả bình thường nhưng nên vợ chồng chị Thúy (Đan Phượng, Hà Nội) đã bị sốc nặng khi nghe bác sĩ nhi kết luận con mình bị bệnh tim nặng, khó chữa, và họ đã nghi ngờ trình độ bác sĩ siêu âm.

Hiện, bé trai Nguyễn Tiến Tuấn, con đầu lòng của chị Nguyễn Thị Thúy đang được điều trị, thở oxy tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chị Thúy, 21 tuổi tuổi, cho biết, cả hai vợ chồng chị đều khỏe mạnh, suốt 9 tháng mang thai, chị không hề bị ốm, nghén hay có bất thường nào về sức khỏe. Tháng nào chị cũng đi khám và siêu âm thai tại một phòng khám tư gần nhà của bác sĩ sản đang công tác tại bệnh viện địa phương và tất cả các kết quả đều bình thường.

Ngoài ra, khi thai được 18 tuần, chị cũng tới Bệnh viện Phụ sản trung ương khám và siêu âm 4 chiều để kiểm soát dị tật thai. Phiếu siêu âm lần đó của chị Thúy cũng ghi kết luận: không thấy hình ảnh bất thường về hình thái ở tuổi thai này.

Bé Nguyễn Tiến Tuấn đang được thở máy tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi trung ương.

Ngày 8/1, chị Thúy sinh thường một bé trai tại Bệnh viện huyện Đan Phượng. Trong tháng, bé Tuấn cũng không có biểu hiện gì bất thường, ăn khỏe, ngủ ngoan. Tới đêm 7/2, thấy con bỗng khò khè, tím tái, gia đình đưa cháu tới viện nhi khám. Tại đây, qua kết quả siêu âm tim, các bác sĩ kết luận cháu Tuấn có tim nằm bên phải, thông sàn nhĩ thất toàn bộ, động mạch phổi và động mạch chủ chung nhau thân.

Các bác sĩ khoa tim mạch, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, bệnh tim của bé Tuấn rất nặng và phức tạp. Để có phương án chữa cần hội chẩn liên khoa, tuy nhiên, chắc chắn sẽ không thể giúp bé có một trái tim bình thường, khỏe mạnh, mà chỉ có thể sửa chữa một phần nào đó để kéo dài sự sống.

Xót xa trước bệnh tình của con, bố mẹ bệnh nhi cho rằng, điều này có một phần trách nhiệm của các bác sĩ siêu âm, khi không chẩn đoán được bệnh của cháu lúc còn nằm trong bụng mẹ.

Kết quả siêu âm của bé Tuấn khi còn trong bụng mẹ ở tuần thứ 33 vẫn khẳng định không thấy bất thường về hình thái thai.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Chủ nhiệm khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai, siêu âm có thể phát hiện các dị tật tim bẩm sinh của thai nhưng việc này không dễ, nhất là với các bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, và phải chịu áp lực vì đông bệnh nhân.

Ông cho biết, khi theo dõi thai kỳ, tầm soát dị tật thai đã là một việc khó, trong đó, phát hiện dị tật tim của thai càng phức tạp. Lý do là, tim thai co bóp liên tục, thông thường là 140 nhịp một phút, lại nằm trong tử cung người mẹ. Hơn nữa, đó có thể là dị tật đơn độc của tim, nhưng cũng có khi chỉ là một biểu hiện trong hàng loạt bệnh liên quan tới các bất thường về nhiễm sắc thể. Vì vậy, cũng như một số dị tật khác, muốn tìm ra dị tật tim của thai, ngoài việc siêu âm cẩn trọng, có thể cần phải phối hợp với nhiều phương pháp khác như xét nghiệm sàng lọc, chọc ối sinh thiết nhau thai, xem tiền sử bệnh người mẹ…

Đồng quan điểm này, tiến sĩ Nguyễn Danh Cường, phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng cho rằng, dị tật tim là một trong những bệnh lý khó phát hiện nhất trong chẩn đoán dị tật thai. Ông cho biết, nhiều trường hợp, khi trẻ đã chào đời thì siêu âm phát hiện dị tật này cũng không đơn giản.

Theo bác sĩ, việc phát hiện có chính xác hay không bệnh tim của thai, ngoài do trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm, công nghệ máy móc, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tư thế thai trong buồng tử cung (ngôi ngược, ngôi ngang…), độ dày mỏng thành bụng mẹ, tuổi thai, lượng nước ối… Ngay cả với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm thì việc phát hiện các dị tật này cũng không đơn giản. Tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh của ông Cường, nếu có nghi ngờ dị tật tim, các bác sĩ còn phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch mới có thể xác nhận.

Ông Cường cũng khẳng định, thực tế, siêu âm không thể phát hiện hết mọi dị tật thai. Muốn đạt kết quả cao nhất, thai phụ cần đến cơ sở uy tín, đến vào đúng tuổi thai (vào 12 tuần, 18 tuần, 22 tuần, 32 tuần)…

“Sàng lọc trước sinh những năm gần đây có ý nghĩa lớn. Qua siêu âm và một số xét nghiệm trong thời kỳ mang thai, những dị tật hay bệnh lý của thai nhi có thể được phát hiện sớm. Nhiều trường hợp có thể được điều trị ngay trước khi trẻ ra đời. Tuy nhiên, cũng khó tránh khỏi những trường hợp ‘lọt sàng’, không phát hiện được và chúng ta vẫn phải chấp nhận thực tế điều đó”, ông Cường nói.

]]>
Tuổi thai được tính như thế nào? https://meyeucon.org/19981/tuoi-thai-duoc-tinh-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/19981/tuoi-thai-duoc-tinh-nhu-the-nao/#comments Wed, 30 Nov 2011 21:57:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=19981 Hỏi: Chào BS Thanh Hương. Em đã được trả lời cho câu hỏi em gửi lần trước, em xin cảm ơn bác sĩ và Mẹ Yêu Con. Tuy nhiên còn 1 thắc mắc em chưa được giải đáp, nên em xin hỏi lại chị. Kỳ kinh cuối của em là 14/3, vòng kinh của em đều, nhưng chỉ 24 ngày. Ngày 4/10 em đi siêu âm, BS ko hỏi kỳ kinh cuối mà dựa vào các chỉ số đo được và ghi kết quả:

  • Thai 31 tuần
  • Nặng 1600gr
  • Rau bám mặt trước, mịn
  • Ối CSO>60mm.

Vậy em xin hỏi:

  • Tuổi thai được tính như thế nào?
  • Rau bám và ối như vậy có bình thường ko ah?
  • Đến mốc cần siêu âm tuần 32 (theo kỳ kinh cuối) em có cần đi siêu âm lại ko ah?

BS hôm đó hẹn em 1 tháng sau quay lại. Theo BS đó, 4/10 là em đã siêu âm mốc 32 tuần rồi (Mốc 32 tuần có thể siêu âm vào tuần 30-32 – Nhưng thực tế 4/10 thai mới được 29 tuần). Nếu theo BS thì em sẽ bỏ qua mốc siêu âm quan trọng là tuần 32. Em mong chị giải đáp giúp. Em cảm ơn.

Trả lời: Tính tuổi thai thật phải theo ngày thấy kinh kỳ cuối và vòng kinh. Tuổi thai máy siêu âm báo là tính theo cân nặng máy đo được (do máy được cài đặt chương trình tự động tính tuổi theo cân). Theo ngày kỳ kinh cuối và vòng của bạn thì 4/10 thai được 29 tuần 5 ngày và cân nặng 1600gr cho thấy bé to tương đương 31 tuần, ngày 24/10 thai nhi được 32 tuần 4 ngày, nên siêu âm lại. Các chỉ số khác bình thường. Do vòng kinh ngắn 24 ngày, nên bạn lấy ngày + 7 nhưng phải trừ đi 5 ngày chênh lệch so với vòng kinh chuẩn (28-30 ngày), lấy tháng + 9 thì dự kiến sinh có thể nằm trong tuần từ 12-18/12 (ngày 16/12 và +/- 3 ngày).

Chúc bạn hạnh phúc

Phần mềm tính tuổi thai và tính ngày dự sinh

]]>
https://meyeucon.org/19981/tuoi-thai-duoc-tinh-nhu-the-nao/feed/ 10
Ngày dự sinh lệch so với siêu âm https://meyeucon.org/19984/ngay-du-sinh-lech-so-voi-sieu-am/ https://meyeucon.org/19984/ngay-du-sinh-lech-so-voi-sieu-am/#comments Sun, 20 Nov 2011 22:26:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=19984 Hỏi: Chào Mẹ Yêu Con, chào BS Thanh Hương. Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 5/1, vòng kinh 35-37 ngày. Dự đoán ngày sinh theo kỳ kinh cuối là 12/10

– Lần đầu tiên siêu âm (theo chu kỳ kinh cuối thai được 7 tuần 4 ngày nhưng theo siêu âm là 4 tuần 4 ngày), do đó ngày sinh dự kiến lùi đến 2/11. Và những lần khám sau, bác sĩ lấy tính tuổi thai theo mốc của lần siêu âm đầu tiên chứ không theo kỳ kinh cuối. Em có hỏi và được bác sỹ trả lời: tính như vậy là do chu kỳ kinh của em dài nên không tính theo kỳ kinh cuối mà tính theo kết quả siêu âm lần đầu. Bác sỹ có thể tư vấn giúp em về vấn đề này được không ạ, vì em cũng chưa hiểu rõ lắm.

– Em đi khám định kỳ theo các mốc quan trong của thai kỳ

  • Từ 12-14 tuần: Dự đoán ngày sinh của em bé khoảng từ 17-22/10
  • Từ 22-24 tuần: Dự đoán ngày sinh của em bé vẫn khoảng từ 17-22/10
  • Tuần 32: Dự đoán ngày sinh của em bé cũng rơi trong khoảng này.

– Đến ngày 2/10, em đi khám định kỳ, tính tuổi thai theo kết quả siêu âm lần đầu thì thai của em được 35 tuần 3 ngày và bác sĩ kết luận thai của em tương đương 40 tuần với các kết quả theo siêu âm của em như sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh: 87mm
  • Chiều dài xương đùi: 67mm
  • Cân nặng: 2985kg
  • Ngày sinh dự kiến: 29/9/2011

Vậy bác sĩ cho em hỏi:

– Thứ nhất: tại thời điểm hiện tại, các thông số phát triển thai nhi của em như vậy có phù hợp không ạ? Và em cũng không hiểu sao tự nhiên em bé lại phát triển vượt lên nhiều như vậy, từ 35 tuần lên 40 tuần)

– Thứ hai: em sẽ phải dự kiến ngày sinh của em bé theo khoảng thời gian nào?

Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em, em đang rất băn khoăn. Cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Căn cứ kỳ kinh cuối và vòng kinh dài hơn 1 tuần (so với vòng kinh chuẩn là 28-30 ngày) thì dự kiến sinh là 19/10 (+/- 3 ngày), như vậy 3 mốc đi khám của bạn cho biết giai đoạn sinh khoảng từ 17-22/10 là đúng.

Phần mềm tính tuổi thai và tính ngày dự sinh

Vào thời điểm này tính ra thì thai nhi đang ở giữa tuần thứ 37, cân nặng lớn hơn tuổi thai nhưng các chỉ số phát triển thì phù hợp với tuổi thai nhi 37 tuần. Cũng có thể máy siêu âm có sai số nhất định nhưng việc sinh ngày 29/9 là không hợp lý.

Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần để đến thời điểm thích hợp bé sẽ sớm chào đời. Bạn nên kết hợp chặt chẽ với bác sỹ phụ trách và khám thường xuyên để bảo đảm sự chuẩn bị tốt nhất.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông

]]>
https://meyeucon.org/19984/ngay-du-sinh-lech-so-voi-sieu-am/feed/ 6
Cách tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh https://meyeucon.org/19979/cach-tinh-tuoi-thai-va-du-kien-ngay-sinh/ https://meyeucon.org/19979/cach-tinh-tuoi-thai-va-du-kien-ngay-sinh/#comments Sun, 20 Nov 2011 21:26:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=19979 Hỏi: Chào BS Thanh Hương BS trả lời giúp em nhé! Vòng kinh cuối của em là vào 6/6 dương lịch và 5/5 âm lịch. Chu kỳ kinh của em dao động từ 28 đến 30 ngày (bị khoảng 4ngày là hết). Em đi siêu âm nhưng chẳng biết đúng không. Lúc đầu BS nói được 23 tuần 6 ngày (tức 9/10 em đi siêu âm) song lại hỏi em siêu âm đợt trước dự tính sinh ngày nào? em nói 11/02/2012 thì BS lại nói lại là được 22 tuần 1 ngày. BS Thanh Hương giúp em xem vòng kinh của em như vậy thì giờ bé nhà em được bao nhiêu tuần rồi ạh? Em cảm ơn BS Thanh Hương.

Trả lời: Để tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối (nếu vòng kinh đều 28-30 ngày) thì bạn thực hiện như sau:

  • Ngày: + 7
  • Tháng: – 3 (hoặc + 9)
  • Năm: + 1

Phần mềm tính tuổi thai và tính ngày dự sinh

Như vậy, theo kỳ kinh cuối là 6/6 và vòng kinh 28-30 ngày thì dự kiến ngày sinh là 13/3/2012 (+/- 3 ngày). Vào thời điểm siêu âm 9/10 thai nhi được 18 tuần nặng 646 gr là rất to, bằng thai 24 tuần (vượt 6 tuần). Do bạn không thông tin các chỉ số phát triển của thai nhi nên không đối chiếu kiểm chứng được. Máy siêu âm cài đặt tự động tính tuổi thai theo cân nặng đo được nên mới có dự kiến sinh sớm 1 tháng. Bạn nên làm nghiệm pháp tăng đường huyết để kiểm tra thêm nhé.

Chúc 2 mẹ con mạnh khỏe

]]>
https://meyeucon.org/19979/cach-tinh-tuoi-thai-va-du-kien-ngay-sinh/feed/ 13
Hiểu thêm về siêu âm 2D, 3D, 4D https://meyeucon.org/20123/hieu-them-ve-sieu-am-2d-3d-4d/ https://meyeucon.org/20123/hieu-them-ve-sieu-am-2d-3d-4d/#comments Tue, 15 Nov 2011 22:10:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=20123 Việc siêu âm thai là điều vô cùng thú vị, nhất là đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Ngoài tác dụng cung cấp các thông tin y tế cần thiết, chẳng hạn như dự kiến ngày sinh em bé, xác định đa thai, dị tật bẩm sinh rõ ràng và kiểm tra tăng trưởng và phát triển của bé… thì nó còn giúp cha mẹ bước đầu giao tiếp với con mình và có những hình ảnh đầu tiên về con.

Siêu âm 2D

Siêu âm 2D hay còn được gọi là “siêu âm mức độ 1”. Nó cho thấy hình ảnh của em bé dựa trên các sóng âm thanh được bật ra khỏi các đối tượng bên trong của người mẹ mang thai.

Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ y tế và bảo hiểm, siêu âm 2D có thể được thực hiện nhiều lần trong thời gian mang thai và để xác định những thông tin như ngày sinh, lượng nước ối, kích thước của em bé và sức khỏe tổng thể.

Ưu điểm và Nhược điểm để siêu âm thai 2D

Siêu âm 2D là những thủ tục không thể bỏ qua, các mẹ có thể siêu âm thường xuyên vì sóng siêu âm rất nhỏ nên an toàn, không ảnh hưởng đến em bé, hơn nữa nó lại cung cấp những thông tin cần thiết.

Tuy nhiên, vì là hình ảnh phẳng, màu đen và trắng nên chỉ cho thấy em bé từ một góc độ và mờ mờ. Với những người không có chuyên môn thì sẽ không thể nhận ra những đặc điểm của em bé.

Siêu âm thai 3D và 4D

Siêu âm 3D và 4D cung cấp một chiều hướng mới cho phép nhìn thấy em bé từ nhiều góc độ. Nó có thể cho thấy hình ảnh em bé rõ ràng hơn, giống với em bé khi sinh ra hơn và cung cấp nhiều thông tin hơn so với kết quả siêu âm 2D.

Với siêu âm 3D, 4D, việc xác định giới tính thai nhi cũng chuẩn xác hơn.

Siêu âm 4D hiển thị một chuỗi các hình ảnh, cho phép các cha mẹ có thể thấy em bé mỉm cười, di chuyển bàn tay và bàn chân hoặc mút ngón tay cái của bé.

Ưu điểm và khuyết điểm của siêu âm thai 3D và 4D

Không giống như siêu âm 2D, siêu âm 3D, 4D còn hiển thị cả da bên ngoài của trẻ, tay chân và các cơ quan của cơ thể thai nhi.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các hình ảnh cũng luôn luôn hoàn hảo. Đôi khi những hình ảnh có thể mờ, mảnh hoặc bóp méo do vấn đề với thiết bị. Trong trường hợp này không có nghĩa là em bé có vấn đề.

Siêu âm 3D tốt hơn một chút trong việc dự đoán sớm giới tính của một bé trai, nhưng độ chính các còn phụ thuộc vào “tay nghề” của bác sĩ siêu âm. Nếu em bé nằm ở vị trí thuận lợi thì dự đoán giới tính chính xác khoảng 90% sau 16 tuần.

Theo các chuyên gia y tế thì, khi mang thai, sản phụ nên được theo dõi bằng siêu âm cả 3D bên cạnh siêu âm 2D. Siêu âm 2D phát hiện bất thường thai nhi và siêu âm 3D có thể xác định chẩn đoán, cung cấp thông tin cụ thể hơn về vấn đề này. Siêu âm 3D có thể chẩn đoán chính xác các bất thường về não nhất định trên các “điểm mềm” trong hộp sọ trong tuần thứ 15 hoặc 16 của thai kỳ.

Kết luận

Tất cả siêu âm 2D, 3D và 4D đều có thể cung cấp cho cha mẹ biết thêm thông tin về em bé của mình, giúp sớm phát hiện những bất thường nếu có, và cũng cung cấp các cơ hội giao tiếp với đứa trẻ, cho dù đó chỉ là những hình ảnh màu đen và trắng của siêu âm 2D.

3D và hình ảnh siêu âm 4D và video có thể được ghi lại để làm kỉ niệm. Nhưng một số bậc cha mẹ muốn chờ đợi cho đến khi sinh mới biết giới tính của đứa trẻ hoặc đợi cho đến khi sinh mới thấy khuôn mặt của bé nên không lựa chọn siêu âm 3D, 4D nhiều.

]]>
https://meyeucon.org/20123/hieu-them-ve-sieu-am-2d-3d-4d/feed/ 2
Tính tuổi thai theo siêu âm như thế nào? https://meyeucon.org/19971/tinh-tuoi-thai-theo-sieu-am-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/19971/tinh-tuoi-thai-theo-sieu-am-nhu-the-nao/#comments Thu, 10 Nov 2011 11:57:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=19971 Hỏi: Chào bác sĩ xin tư vấn giúp em. Kỳ kinh cuối của em là 14/03. Dự sinh 21/12. Siêu âm 2D lần 1 ngày 19/08 thì các chỉ số như sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh: 52mm
  • Chiều dài xương đùi: 37mm
  • Thai 22 tuần

Siêu âm 4D ngày 19/09

  • Tim thai đều 140/phút.
  • Đường kính lưỡng đỉnh: 66mm
  • Chiều dài xương đùi: 50mm
  • Đường kính ngang bụng: 65mm
  • Chu vi bụng: 208mm
  • Đường kính ngang tiểu não: 27mm
  • Ngã 4 não thất: 4.6mm
  • Chiều dài xương mũi: 7.1mm
  • Lượng nước ối bình thường
  • Vị trí nhau bám mặt trước nhóm 1
  • Ước lượng cân nặng 900gr
  • Thai 27 tuần

Siêu âm ngày 19/10:

  • Đường kính lưỡng đỉnh: 77mm
  • Chiều dài xương đùi: 54mm
  • Thai: 30 tuần

Cứ 1 tháng em siêu âm 1 lần mà sao số tuần lại lệch nhau như vậy. Việc tính tuổi theo siêu âm là như thế nào? Theo chỉ số siêu âm ngày 19/10 thì bé trai nhà e cân nặng bao nhiêu ạ? Em lên được 8kg. Vì chỉ có 1 mình và ko có kinh nghiệm nên em hoang mang quá ko biết bé nhà em có phát triển bình thường ko. Em đang uống 1v obimin và 3ly sữa bầu/ ngày. Có bổ sung thêm canxi hoặc thuốc gì ko thưa bsĩ. Từ lúc mang thai đến giờ em ăn uống bình thường ko nghén. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Tuổi thai thật phải tính theo ngày kỳ kinh cuối và vòng kinh, giả thiết vòng kinh của bạn 28-30 ngày (bạn không cung cấp thông tin này) thì dự kiến ngày sinh là 19/12 (+/- 3 ngày), vào ngày siêu âm 19/10 thai được 31 tuần 3 ngày. Việc tính tuổi thai của máy siêu âm là dựa vào các chỉ số phát triển của thai nhi để ước lượng tuổi thai, trên cơ sở đó bạn bạn có thể biết được thai nhi phát triển nhanh hay chậm và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Như vậy so với tuần tuổi và những lần siêu âm trước thì thai nhi bạn đang chậm phát triển 1 tuần.

Phần mềm tính tuổi thai và tính ngày dự sinh

Về việc bổ sung vi chất thì bạn uống Obimin không đủ hỗ trợ thai phát triển, Obimin chỉ uống khi thai còn nhỏ, khi thai lớn cần can-xi và sắt nhiều hơn. Nên đề nghị BS cho xét nghiệm máu định lượng Hemoglobin đánh giá tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thế nào để bổ sung phù hợp.

]]>
https://meyeucon.org/19971/tinh-tuoi-thai-theo-sieu-am-nhu-the-nao/feed/ 10
Siêu âm 4D https://meyeucon.org/19865/sieu-am-mau-4d/ https://meyeucon.org/19865/sieu-am-mau-4d/#respond Mon, 07 Nov 2011 14:34:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=19865 Dịch vụ khám và siêu âm thai đang phát triển rất rầm rộ, nhất là ở các thành phố lớn. Người ta nhắc nhiều đến siêu âm 4D với các đặc điểm là cho hình ảnh siêu âm ba chiều nhưng hình ảnh rất sống động và có thể nhìn thấy rõ các cơ quan bên trong cơ thể bé. Bạn hãy tìm hiểu đôi điều về công nghệ siêu âm này nhé.

Siêu âm 4D cho hình ảnh rõ ràng, sinh động hơn

1. Những lợi thế của siêu âm 4D là gì?

Siêu âm 4D cho phép bác sĩ quan sát những bộ phận bên trong của bào thai. Từ đó, bác sĩ dễ dàng phát hiện những bất thường như dị tật di truyền hay phân tích chuyển động của thai.

2. Những rủi ro khi siêu âm 3D – 4D là gì?

Cả hai loại siêu âm này đều sử dụng sóng âm để kiểm tra bên trong cơ thể. Hình ảnh từ máy siêu âm được hiển thị trên màn hình. Vì thế, siêu âm 3D hay 4D hầu như không có rủi ro nào cho mẹ và bé.

3. Siêu âm 4D có mất nhiều thời gian hơn không?

Không, dù công nghệ siêu âm 4D hơi khác với siêu âm truyền thống nhưng nó không mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, số lần siêu âm 4D thường bị bác sĩ hạn chế (khoảng 3 lần trong một thai kỳ).

4. Một lần siêu âm kéo dài bao lâu?

Thời gian cho một lần siêu âm ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả ngôi thai. Một lần siêu âm trung Bình mất khoảng 30-50 phút.

5. Tại sao hình ảnh siêu âm lại có màu vàng?

Thông thường, bác sĩ là người quyết định màu sắc cho những bức ảnh. Các chuyên gia thấy rằng, sắc vàng vừa dễ nhìn lại vừa cho hình ảnh của bé rõ nét và nổi bật hơn cả.

6. Tôi có cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi siêu âm?

Siêu âm 4D an toàn và bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

7. Những lợi ích khác của siêu âm 4D là gì?

Siêu âm 4D giúp: Xác định tuổi thai; phân tích phát triển bào thai; phát hiện bất thường thai nhi; phát hiện vấn đề về cấu trúc với tử cung, bất thường nhau thai, chảy máu bất thường; phát hiện khối u buồng trứng/u xơ, vị trí nhau thai.

]]>
https://meyeucon.org/19865/sieu-am-mau-4d/feed/ 0
Siêu âm thai và một số điều bạn nên biết https://meyeucon.org/19702/sieu-am-thai-va-mot-so-dieu-ban-nen-biet/ https://meyeucon.org/19702/sieu-am-thai-va-mot-so-dieu-ban-nen-biet/#respond Mon, 31 Oct 2011 14:17:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=19702 Siêu âm thai là điều rất cần thiết giúp bạn nắm được sự phát triển của thai nhi, phát hiện các nguy cơ và dị tật đồng thời có thể dự kiến được thời gian thích hợp để sinh em bé. Tuy nhiên lại có rất nhiều thắc mắc đối với vấn đề siêu âm thai ví dụ: siêu âm có hại không, có nên siêu âm nhiều không, hay nên siêu âm vào thời điểm nào? Sau đây là một số điều bạn nên biết về siêu âm thai để có thể yên tâm hơn nhé

Siêu âm không gây hại nhưng không nên lạm dụng

1. Siêu âm là gì?

Siêu âm được sử dụng rộng rãi trong việc khám bệnh giúp chúng ta quan sát được nhiều hơn những gì mắt thường nhìn thấy. Khi được siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một ít gel đặc biệt lên bụng bạn, sau đó di chuyển một thiết bị cầm tay (bộ chuyển đổi) trên da để truyền hình ảnh em bé trong bụng lên màn hình. Bạn có thể được yêu cầu phải nhịn đi tiểu trước khi siêu âm. Bàng quang đầy nước giúp đẩy tử cung về phía trước và cho bạn nhìn thấy hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.

2. Ai thực hiện việc siêu âm?

Đó là những bác sĩ có chuyên ngành sẽ trực tiếp tiến hành việc siêu âm cho bạn. Sau khi hoàn thành siêu âm, một bác sĩ chuyên khoa khác sẽ xem xét lại hình ảnh và kết luận xem con bạn đang phát triển khỏe mạnh hay gặp bất cứ dấu hiệu bệnh tật gì.

3. Siêu âm liệu có an toàn không?

Chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa việc siêu âm và những tác hại xấu của nó. Phương pháp chữa trị bệnh lâm sàng đã sử dụng siêu âm trong nhiều năm qua nhưng chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu bất lợi nào. Mặc dù có thể tồn tại những hiệu ứng sinh học trong tương lai nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy, lợi ích từ siêu âm còn nhiều hơn so với những rủi ro đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, bạn không nêu tùy tiện siêu âm nếu không được sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường trong suốt thai kỳ bạn chỉ nên siêu âm 3 lần ngoài những lần khác được bác sĩ yêu cầu.

4. Những khu vực nào trên cơ thể có thể siêu âm?

Siêu âm là một phương pháp chuẩn đoán an toàn và không gây đau cho cơ thể, vi vậy bạn có thể siêu âm bất cứ bộ phận nào trên cơ thể (nhưng phổ biến nhất vẫn là những bộ phận mô mềm). Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để khám bệnh ở khung chậu nữ (cả sản khoa và phụ khoa), bụng (thận, gan và túi mật) và để chuẩn đoán bệnh tim.

Một loại siêu âm khác cũng khá phổ biến là siêu âm màu Doppler – được sử dụng trong chuẩn đoán mạch máu, đánh giá lưu lượng máu. Các khu vực khác như não, mắt, tuyến giáp, vú, tuyến tiền liệt và tinh hoàn nếu được sử dụng siêu âm màu Doppler cũng rất cần thiết. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghe nhịp tim của thai nhi.

5. Tại sao phải sử dụng siêu âm trong thai kỳ?

Siêu âm được biết đến phổ biến nhất trong giai đoạn đầu, giữa và cuối thai kỳ. Lý do phải siêu âm trong thời gian mang thai là để bác sĩ xác định chính xác xem thai nhi có đang phát triển bình thường hoặc gặp bất cứ rắc rối gì. Bác sĩ cũng có thể chỉ định việc siêu âm để xác định bạn có mang thai đôi, đa thai hoặc những dị tật bẩm sinh hay không.

6. Siêu âm nên được sử dụng như thế nào?

Siêu âm cần được sử dụng một cách thận trọng và phải được các bệnh viện hoặc trung tâm y tế chỉ định. Bạn không nên dùng phương pháp siêu âm chỉ để nhìn thấy thai nhi, xem hình ảnh thai nhi hoặc xác định giới tính thai nhi.

]]>
https://meyeucon.org/19702/sieu-am-thai-va-mot-so-dieu-ban-nen-biet/feed/ 0