Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 5 lưu ý khi trẻ uống thuốc sirô https://meyeucon.org/12491/5-luu-y-khi-tre-uong-thuoc-siro-2/ https://meyeucon.org/12491/5-luu-y-khi-tre-uong-thuoc-siro-2/#respond Tue, 21 Sep 2010 01:48:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=12491 Thuốc dạng sirô thường dùng trên lâm sàng, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Bởi khi cho trẻ uống thuốc dạng viên bao, viên nén thường gặp khó khăn do trẻ không thích uống.

Tuy nhiên khi cho trẻ uống những loại thuốc dạng siro thì các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý thời điểm cũng như liều lượng cần thiết của mỗi lần uống có như vậy thì việc trị bệnh cho trẻ mới đạt được hiệu quả.

Thuốc sirô thường có hàm lượng đường cao, vì vậy khi cho trẻ dùng thuốc dạng sirô, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau: Không cho trẻ uống thuốc sát ngay trước bữa ăn, vì chất đường trong thuốc có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, chất đường thường được hấp thu rất nhanh, khiến đường trong máu của trẻ tăng lên dễ gây “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn.

Không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi ngủ, vì chất đường ngọt bám vào răng dễ lên men chua làm hỏng men răng gây sâu răng, sún răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối, sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì tốt.

Với các loại thuốc bổ máu có chất sắt (Fer-in-sol; Fer.c.B12; Tothéma; sắt peptonat hòa tan…), nếu dùng cho trẻ em bị thiếu máu do thiếu chất sắt, khi cho uống không cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng, vì dễ làm cho răng có màu nâu xỉn. Không cho uống thuốc cùng với sữa bò hoặc uống vào sát thời điểm bú mẹ, để tránh tạo thành chất sắt không hòa tan cản trở sự hấp thu sắt. Điểm nữa, khi uống thuốc này, phân trẻ sẽ có màu đen, nhưng điều đó là bình thường không đáng lo… Khi cho trẻ uống thuốc, bạn cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/12491/5-luu-y-khi-tre-uong-thuoc-siro-2/feed/ 0
Chọn thuốc trị ho nào? https://meyeucon.org/11131/chon-thuoc-tri-ho-nao/ https://meyeucon.org/11131/chon-thuoc-tri-ho-nao/#respond Tue, 10 Aug 2010 05:57:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=11131 Có rất nhiều các loại thuốc trị ho. Tuy nhiên, phải chọn đúng loại thuốc phù hợp với bệnh thì mới có thể trị ho dứt điểm.

Thuốc long đờm giúp làm tăng thể tích các dịch tiết đường hô hấp để chúng dễ bị bật ra ngoài, tránh vướng cổ gây khó chịu. Thuốc có thể gây các cục đờm, đôi khi làm tắc nghẽn đường thở. Không dùng loại này cho những người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em và phụ nữ nuôi con bú.

Ho là động tác thở hắt mạnh, bật phát qua thanh môn đóng kín một cách cưỡng bức, làm thanh môn đột ngột mở ra, tống không khí cùng với những chất không mong muốn (gây vướng mắc khó chịu) ra ngoài khí quản. Đó là một cơ chế sinh lý bảo vệ cơ thể, nhưng cũng là triệu chứng của một số bệnh.

Các nguyên nhân gây ho gồm lao phổi, viêm phổi, hen suyễn, tâm phế mạn, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn (COPD), giãn phế quản, áp-xe phổi, tràn khí màng phổi, bệnh do virus, hút thuốc… Phần lớn trường hợp ho do viêm nhiễm vi khuẩn cấp tính (tai mũi họng, răng hàm mặt, phế quản, phổi…), do kích ứng, dị ứng và cả dị vật.

Hiện có nhiều loại thuốc trị ho (chưa kể Đông dược), có thể phân ra các nhóm chính sau:

1. Thuốc trị ho có tác dụng trung tâm

Qua hệ thần kinh trung ương, thuốc làm tăng ngưỡng của trung tâm ho ở não đối với phản xạ gây ho; hoặc qua hệ thần kinh ngoại biên làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể ở khí quản.

Một số thuốc có tác dụng làm tê hay giảm đau trên thụ thể, bảo vệ thụ thể chống các kích thích hoặc gây giãn phế quản. Các thuốc đó là: codein, pholcodin, dextromethorphan, clobutanol, dropropizin, eprazinon, với các biệt dược Terpicod, Paderyl, Nospan, Maxcom… Các thuốc nhóm này, nhất là codein, pholcodin, dextromethorphan, không được dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, người nuôi con bú.

2. Thuốc long đờm

Gồm ipecacuanha, muối amoni, muối iod, một số tinh dầu như cajiput, bạc hà, gừng, natri benzoat, terpin. Các biệt dược: Ho long đờm, Acodin, Terpicod, Passedyl, Pulmonal, Terpin…

3. Thuốc tiêu chất nhầy

Làm thay đổi cấu trúc niêm dịch, giảm độ nhớt, dễ đào thải. Đó là các hoạt chất autylcystein, carbocystin, metylcystein, mesna… Các biệt dược: ACC, Acemuc, Turant, Rhinathiol, Mucusan… Nhóm thuốc này có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng. Thuốc cũng không nên dùng cho người có thai 3 tháng đầu thai kỳ và người nuôi con bú.

4. Thuốc giống giao cảm

Có tác dụng chủ vận alpha, gây nên co mạch niêm mạc mũi, trị sung huyết. Thuốc dùng toàn thân như phenylephrin, pseudoephedrin… hoặc tại chỗ như naphazolin.

5. Các thuốc kháng histamin

Có tác dụng làm dịu, trị ho và làm giảm dẫn truyền thần kinh cholinergic, làm giảm tiết dịch mũi (viêm mũi, chảy nước mũi vào họng khí quản gây ho). Nhóm thuốc này có diphenhydramin, chlorpheniramin… Các biệt dược: Toptusan, Toplexil, Tiffy, Rhumenol…

Thuốc có tác dụng phụ là gây ngủ ban ngày, rất bất lợi cho nhiều công việc như vận hành máy, lái tàu xe, làm việc trên cao hoặc nơi nguy hiểm. Tuy nhiên, dùng về đêm lại có lợi. Thuốc không dùng cho người ho có đờm vì có thể gây ra những cục đờm tắc nghẽn, không dùng cho người hen suyễn.

6. Các thuốc làm dịu

Có tác dụng ngoại biên gián tiếp, bao lấy các thụ thể thần kinh cảm giác ở họng như cam thảo, mật ong, sucrose sirô. Nói chung các thuốc này dùng an toàn. Tuy nhiên, không nên dùng bất kỳ loại mật ong nào cho trẻ em dưới 1 tuổi.

7. Các thuốc tê

Tác dụng gián tiếp trên các thụ thể cảm giác. Được dùng qua đường hít, ngậm trong trường hợp ho khó chữa như viêm đường hô hấp trên, ung thư. Thuốc có thể làm mất tất cả các phản xạ có tác dụng bảo vệ phổi và gây co thắt phế quản, tạm thời làm mất phản xạ nuốt; vì vậy phải thận trọng khi dùng.

8. Thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần

Đây là vấn đề mà các nhà điều trị học còn nhiều bàn cãi và nhiều người cho là phi lôgic, mang lại nhiều tác dụng phụ. Các chất phối hợp gồm kháng sinh, vitamin, sát khuẩn (guaifenesin), opioid, các chất làm long đờm, tiêu chất nhày, đặc biệt phải kể đến các chất giống giao cảm và kháng histamin. Hai thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nặng nề với những người tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, glaucoma, u phì đại tuyến tiền liệt, ho có đờm, người mang thai, trẻ con và người cao tuổi, người suy hô hấp, bệnh tim, bệnh lý đường hô hấp và tai biến mạch máu não.

Cần cân nhắc và thận trọng với các biệt dược như Actifed, Actitab, Ameflu, Ametussin, Atussin, Codepect, Contac, Dicolsin, Tiffy, Rhumenol… Chúng đều là những thuốc phối hợp từ 3 đến 5 chất, ngoài tác dụng phụ lại còn tương tác bất lợi với các thuốc khác dùng cùng lúc. Đang dùng thuốc lại vui chén với bạn bè thì khó lường hết những đột biến sau đó.

Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi. Phải dè chừng khi ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt…; bệnh nhân cần được khám xét cẩn thận. Liệu pháp được lựa chọn phải dựa vào đặc điểm ho khan hay ho có đờm. Ho khan thường do cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên, chảy nước mũi vào trong hoặc do kích ứng; có thể dùng codein, pholcodin, dextromethorphan và kháng histamin về đêm.

Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính. Việc dùng các thuốc long đờm, tiêu chất nhày, giãn phế quản kết hợp với corticoid, các enzym (serrapeptase hoặc chymotrypsin) và kháng sinh là khá hữu ích. Có ít bằng chứng cho thấy, các thuốc ho tác dụng trung tâm có hiệu quả trong trường hợp ho nặng.

DS Phạm Thiệp

]]>
https://meyeucon.org/11131/chon-thuoc-tri-ho-nao/feed/ 0
Không nên cho trẻ uống siro trước bữa ăn https://meyeucon.org/6739/khong-nen-cho-tre-uong-siro-truoc-bua-an/ https://meyeucon.org/6739/khong-nen-cho-tre-uong-siro-truoc-bua-an/#respond Wed, 07 Jul 2010 16:04:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=6739 Để giúp trẻ uống thuốc dễ dàng, các nhà bào chế dược phẩm đã cho ra đời dạng thuốc siro có đường ngọt, một số loại còn có mùi thơm hoa quả cho trẻ thích uống.

Liều lượng được tính bằng thìa cà phê (loại thìa nhỏ) để cho trẻ uống được dễ dàng. Tuy nhiên, khi cho trẻ dùng thuốc này, cần lưu ý mấy điều sau:

– Thuốc có hàm lượng đường cao, không cho trẻ uống ngay trước bữa ăn, vì đường được hấp thu rất nhanh. Đường trong máu trẻ tăng lên dễ gây cảm giác no, dẫn đến kém ăn.

– Không cho uống trước khi đi ngủ, vì chất đường bám vào răng dễ lên men chua làm hỏng men răng, gây sâu răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối, sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì nhất thiết phải đánh răng kỹ.

– Với các loại thuốc bổ máu có chất sắt (Ferinsol, Tot’hema, sắt peptonat hòa tan…) nếu dùng cho trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt, khi cho uống, tránh cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng, vì dễ làm cho răng có màu nâu xỉn. Có thể dùng ống hút, nhỏ giọt hoặc dùng thìa đưa sâu vào miệng trẻ.

Không cho trẻ uống thuốc cùng với sữa bò, hoặc uống vào sát thời điểm bú mẹ để tránh tạo thành chất sắt không hòa tan, cản trở sự hấp thu sắt. Lưu ý là khi uống thuốc này, phân trẻ sẽ có màu đen, nhưng điều đó là bình thường, không nên lo ngại gì. Khi ngừng uống thuốc, phân sẽ trở lại bình thường.

]]>
https://meyeucon.org/6739/khong-nen-cho-tre-uong-siro-truoc-bua-an/feed/ 0
Việt Nam thu hồi khẩn cấp sirô trị cảm sản xuất tại Mỹ https://meyeucon.org/3581/viet-nam-thu-hoi-khan-cap-siro-tri-cam-san-xuat-tai-my/ https://meyeucon.org/3581/viet-nam-thu-hoi-khan-cap-siro-tri-cam-san-xuat-tai-my/#respond Thu, 06 May 2010 12:11:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=3581 Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hôm 4/5 yêu cầu thu hồi khẩn các thuốc dạng uống dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em mang nhãn nhiệu Tylenol, Motrin, Zyrtec và Benadyl sản xuất tại Mỹ có bán tại Việt Nam.

Mới đây, cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ đã ra thông báo thu hồi hơn 40 loại siro trị cảm, ho dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em mang 4 nhãn hiệu này sản xuất tại Mỹ vì không đạt chất lượng. Trong đó, một số sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao hơn quy định, một số khác chứa tá dược không đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất và một số chứa các tiểu phân nhỏ.

Vì thế, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục quản lý dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành trung ương thông báo khẩn cho các sơ sở kinh doanh và người dân không sử dụng; đồng thời thu hồi thuốc 4 nhãn hiệu trên.

Một số nhãn hiệu sirô trị cảm cho trẻ em sản xuất tại Mỹ phải thu hồi khẩn vì kém chất lượng.

Cục cũng yêu cầu Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM lấy mẫu kiểm tra chất lượng của 4 nhãn hiệu này nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam.

Cục đã gửi văn bản đến văn phòng đại diện các công ty cung cấp những loại thuốc này tại thị trường Việt Nam, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh 4 nhãn hiệu và báo cáo về Cục trong ngày 5/5.

Các thuốc mang nhãn hiệu Tylenol, Motrin, Zyrtec và Benadyl sản xuất tại Mỹ chưa được cấp số đăng ký và nhập khẩu lưu hành ở Việt Nam. Còn những loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành thì được sản xuất tại các nước khác như: Thái Lan, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Italy.

]]>
https://meyeucon.org/3581/viet-nam-thu-hoi-khan-cap-siro-tri-cam-san-xuat-tai-my/feed/ 0
Thu hồi khẩn 40 loại siro trị cảm, ho cho trẻ em https://meyeucon.org/3556/thu-hoi-khan-40-loai-siro-tri-cam-ho-cho-tre-em/ https://meyeucon.org/3556/thu-hoi-khan-40-loai-siro-tri-cam-ho-cho-tre-em/#respond Thu, 06 May 2010 12:04:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=3556 Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo yêu cầu thu hồi hơn 40 loại siro trị cảm, ho dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em mang nhãn nhiệu Tylenol, Motrin, Zyrtec và Benadyl sản xuất tại Mỹ có bán tại Việt Nam vì những thiếu sót trong sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng, mức độ hiệu nghiệm của thuốc.

Để đảm bảo an toàn, người dân không sử dụng 4 nhãn hiệu trên

Theo kết luận của cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ, trong số 40 loại siro bị thu hồi, một số sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao hơn quy định, một số khác chứa tá dược không đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất và một số chứa các tiểu phân nhỏ.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục quản lý dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành trung ương thông báo khẩn cho các sơ sở kinh doanh và người dân không sử dụng, đồng thời thu hồi 4 nhãn hiệu thuốc trên.

Được biết, ở Việt Nam, Tylenol, Zyrtec được công ty Cổ phần Dược liệu trung ương 2 phân phối. Đây là loại thuốc bán không cần kê đơn. Cục cũng đã có văn bản gửi đến các bệnh viện yêu cầu theo dõi các trường hợp có phản ứng không mong muốn do sử dụng các loại thuốc này.

]]>
https://meyeucon.org/3556/thu-hoi-khan-40-loai-siro-tri-cam-ho-cho-tre-em/feed/ 0
VN đang dùng loại thuốc ho trẻ em bị cấm ở Mỹ https://meyeucon.org/3447/vn-dang-dung-loai-thuoc-ho-tre-em-bi-cam-o-my/ https://meyeucon.org/3447/vn-dang-dung-loai-thuoc-ho-tre-em-bi-cam-o-my/#respond Tue, 04 May 2010 07:47:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=3447 Cục Quản lí dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các bệnh viện yêu cầu theo dõi chặt chẽ những phản ứng không mong muốn của các loại thuốc ho dạng siro hiện đang bị cấm ở Mỹ.

Phía Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa ra quyết định thu hồi 40 loại thuốc ho (dạng siro) dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứa hoạt chất cao hơn mức ghi trên nhãn, một số khác có thể chứa tạp chất và những thành phần không đáp ứng tiêu chuẩn thử nghiệm lâm sàng.
Sirô Children’s Tylenol bị thu hồi. Ảnh: boncherry
Sirô Children’s Tylenol bị thu hồi.
Cụ thể, đó là các loại thuốc: thuốc tylenol, tylenol plus, motrin, zyrtec, benadryl.
Các thuốc bị thu hồi nói trên sản xuất, phân phối tại Mỹ, và có cả xuất khẩu ra nhiều nước khác.

Theo Cục Quản lí dược Việt Nam, các loại thuốc này cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Vì thế, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cần theo dõi chặt chẽ những phản ứng không mong muốn của các loại thuốc này và báo về Cục.

Đồng thời, Cục sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin đầy đủ liên quan đến các loại thuốc này từ phía nhà sản xuất, phân phối tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế Việt Nam sẽ có cách thức xử lý phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân.

]]>
https://meyeucon.org/3447/vn-dang-dung-loai-thuoc-ho-tre-em-bi-cam-o-my/feed/ 0
Theo dõi phản ứng các loại siro ho https://meyeucon.org/3399/theo-doi-phan-ung-cac-loai-siro-ho/ https://meyeucon.org/3399/theo-doi-phan-ung-cac-loai-siro-ho/#respond Tue, 04 May 2010 07:36:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=3399 Ngày 3-5, trước thông tin về việc Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) thông báo thu hồi hơn 40 loại thuốc siro ho dùng cho trẻ em vì những thiếu sót trong sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng, mức độ hiệu nghiệm của thuốc, trong đó có một số loại như Tylenol, Zyrtec được dùng khá phổ biến ở Việt Nam, Cục Quản lý dược Việt Nam đã có văn bản gửi các bệnh viện trong cả nước, yêu cầu theo dõi chặt những phản ứng không mong muốn của các loại thuốc này.

Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đầy đủ hơn về những lô thuốc phải thu hồi tại nước ngoài, từ cơ quan theo dõi phản ứng thuốc cũng như từ nhà sản xuất, phân phối thuốc để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Được biết, siro Tylenol và Zyrtec không được sản xuất ở Mỹ mà chủ yếu là sản xuất ở Thái Lan, được Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 nhập khẩu, phân phối. Đây là loại thuốc bán không cần kê đơn.

]]>
https://meyeucon.org/3399/theo-doi-phan-ung-cac-loai-siro-ho/feed/ 0