Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Kiến thức cơ bản về sốt virus ở trẻ em https://meyeucon.org/35045/kien-thuc-co-ban-ve-sot-virus-o-tre-em/ https://meyeucon.org/35045/kien-thuc-co-ban-ve-sot-virus-o-tre-em/#respond Sun, 27 Jul 2014 01:00:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=35045 Sốt virus ở trẻ em là hậu quả của việc bị nhiễm các bệnh gây ra bởi virus như cảm lạnh hoặc cúm. Sốt là phản ứng của cơ thể với sự nhiễm trùng, nó kích thích hệ thống miễn dịch, để chống lại virút trong cơ thể bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể lên.

Nguyên nhân

Sốt virus ở trẻ em có thể bắt nguồn từ chứng cảm lạnh thông thường, cúm hoặc bị nhiễm virus thủy đậu. Sốt virus cũng có thể do trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn ở trẻ bị viêm tai và viêm xoang.

tre bi sot
Sốt là phản ứng của cơ thể với sự nhiễm trùng

Phương pháp điều trị

Thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị sốt virus, thay vào đó cơ thể đứa trẻ phải tự chống chọi trước khi có sự trợ giúp từ bên ngoài. Để điều trị, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt không chứa aspirin để giảm sốt và các triệu chứng liên quan đến sốt như ớn lạnh, đau nhức cơ thể. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn gây sốt virus thứ phát do bị viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai thì có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sốt virus do cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, ho và nhức mỏi cơ thể và có thể được điều trị bằng các loại thuốc do các bác sĩ nhi khoa kê đơn. Không nên cho con của bạn uống bất kỳ loại thuốc cảm lạnh hoặc thuốc ho nào mà không có ý kiến của ​​bác sĩ nhi khoa!

Lưu ý: Nếu con bạn đang phải trải qua một cơn sốt 39,5 độ C hay cao hơn, tắm bọt biển sẽ có thể giúp làm giảm nhiệt độ của trẻ và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Cơn sốt ở trẻ thường sẽ giảm từ năm đến 10 phút sau khi được tắm bọt biển. Chườm nóng cho trẻ cũng có thể đem lại tác dụng tương tự với việc tắm bọt biển. Cha mẹ không bao giờ được sử dụng cồn để thay thế cho nước vì trẻ có thể hít vào và dẫn đến hôn mê.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa được sốt virus ở trẻ em là việc làm cực kỳ khó khăn. Trẻ em đặc biệt dễ bị lây nhiễm vi trùng và virus từ những người và môi trường xung quanh. Trẻ đang theo các nhóm giữ trẻ và trường học có nhiều nguy cơ tiếp xúc với vi trùng và virus hơn. Phương pháp phòng chống sốt virus hiệu quả nhất là cha mẹ có thể dạy cho con cái mình là phải rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trẻ em, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chơi hoặc vuốt ve con vật.

Cảnh báo

Trẻ em dưới 2 tuổi chỉ có thể chịu đựng tình trạng bị sốt trong vòng 12 đến 24 giờ, trong khi trẻ em trên 2 tuổi chỉ có thể chịu đựng tình trạng bị sốt hai ngày. Nếu tình trạng bị sốt kéo dài hơn thời lượng khuyến cáo ở trên thì trẻ cần được điều trị ngay lập tức, bởi vì những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Tắm bọt biển là một cách thay thế cho tắm trong bồn tắm hoặc tắm vòi sen. Trong một số trường hợp, nó được sử dụng khi việc ngâm nước là không thể, chẳng hạn như đối với một người cao tuổi với chứng mất trí – những người có thể bị nhầm lẫn hoặc cương quyết từ chối tắm và tắm vòi sen. Cách này cũng khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh, vì chúng có thể trượt trong bồn tắm lớn và bị thương. Ở bệnh viện, người ta thường sử dụng các miếng bọt biển để tắm, đặc biệt đối với những bệnh nhân có vấn đề về tính di động và không thể đứng tắm dưới vòi sen hoặc tắm trong bồn một cách an toàn. Khi thiếu nước, cách này cũng có thể là một biện pháp hiệu quả để làm sạch cơ thể, mặc dù nó thường là không hiệu quả như tắm vòi sen hoặc tắm trong bồn. Khi tắm bọt biển cho em bé, bồn tắm nhỏ thường được sử dụng. Bé sẽ ngồi trong nước rất nông, ta dùng một miếng bọt biển hoặc khăn lau được sử dụng để làm sạch cơ thể trẻ.
]]>
https://meyeucon.org/35045/kien-thuc-co-ban-ve-sot-virus-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ sốt virus: không được phép coi thường https://meyeucon.org/19591/tre-sot-virus-khong-duoc-phep-coi-thuong/ https://meyeucon.org/19591/tre-sot-virus-khong-duoc-phep-coi-thuong/#respond Wed, 19 Oct 2011 21:20:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=19591 Sốt virus có nhiều điều nguy hiểm khó lường và không được phép chủ quan khi trẻ em bị nhiễm bệnh. TS Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, trẻ bị bệnh khi nhiễm virus thường sốt cao, kèm theo ớn lạnh, đau nhức đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc… Với sốt do virus, nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể bị viêm thanh quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

Không được phép coi thường khi trẻ bị sốt virus

Trẻ bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Người bệnh, nhất là trẻ em khi bị sốt cáo 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc…nếu không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, có thể dân đến suy hô hấp, thiếu oxy não, làm suy giảm trí tuệ hoặc nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.

Bệnh nhân nhiễm virus tuyệt đối không tự dùng kháng sinh, tự đi truyền dịch, lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì xông họng kéo dài sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, họng. Không nên uống liên tục thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào trán, mặt, cổ, bẹn, nách, lưng, bụng trẻ. Không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau cho trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn. Cần đến ngay bệnh viện điều trị kịp thời, không để suy hô hấp nặng mới đi cấp cứu.

Do sốt virus không có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng cao thể trạng, chống các cơn co giật, sốc…hoặc điều trị các biến chứng nếu có. Bổ sung nước trái cau, dung dịch oresol, vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ.

]]>
https://meyeucon.org/19591/tre-sot-virus-khong-duoc-phep-coi-thuong/feed/ 0
Nhầm sốt vi rút, bé 2 tuổi tử vong vì viêm màng não https://meyeucon.org/15761/nham-sot-vi-rut-be-2-tuoi-tu-vong-vi-viem-mang-nao/ https://meyeucon.org/15761/nham-sot-vi-rut-be-2-tuoi-tu-vong-vi-viem-mang-nao/#respond Mon, 24 Jan 2011 11:21:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=15761 Một bé gái đã tử vong sau bị bệnh viêm màng não tấn công do các bác sĩ nhầm là sốt vi rút.

Brian và Julie Backhouse cho biết con gái Lili (23 tháng tuổi) của họ đã qua đời sau khi các bác sĩ không phát hiện ra bệnh và cho bé về nhà. Lili được đưa đến viện lúc 10h sáng ngày 9/1 trong tình trạng ốm sốt. Các bác sĩ đã chẩn đoán là cô bé bị sốt vi rút và cho về lúc 10h30. 4 tiếng tiếp theo đó, tình trạng của Lili ngày càng nặng và cha mẹ cô bé vội đưa đến bệnh viện và bằng xét nghiệm nhanh, các bác sĩ phát hiện cô bé bị viêm màng não. Lúc này, từ đầu đến ngón chân cô bé đều nổi ban. Lili được đưa ngay đến phòng hồi sức cấp cứu nhưng bé đã mất lúc 18h30.

Chỉ vài giờ sau đó, người anh em sinh đôi với Lili là Lukas phát bệnh và nhanh chóng phục hồi vì các bác sĩ đã phán đoán sớm. Cặp sinh đôi này chào đời vào ngày 1 và 2 tháng 2 năm 2009 bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Không riêng gì trường hợp Lili, một bé trai 2 tuổi khác cũng được trả về và rồi nhập viện vì phát bệnh viêm màng não. Rất may là em bé đã qua khỏi.

Giám đốc điều hành bệnh viện Queen’s, BS Deborah Wheeler (Anh), cho biết: “Rất khó chẩn đoán bệnh viêm màng não và các bác sĩ của chúng tôi đã làm những điều tốt nhất có thể cho Lili.

Tuy nhiên, Steve Dayman, Giám đốc điều hành Viêm màng não Anh, người cũng đã mất đứa con trai vì căn bệnh này vào năm 1982, cho biết: “Thực sự đáng lo ngại về các trường hợp mà đáng ra sẽ không dẫn đến tử vong. Có lẽ là các bác sĩ đã quá chủ quan khi cho trẻ về nhà. Đừng nghĩ rằng bị viêm màng não là đồng nghĩa với đau đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Đó là một sai lầm chết người bởi trẻ hoàn toàn có thể bị vi rút viêm màng não giết chết trong vòng 4 tiếng đầu khi chưa có các biểu hiện này. Vậy nên việc giữ trẻ ở lại theo dõi đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này, nhất là mùa viêm màng não và cúm đang hoành hành hiện nay.

Tất cả các chuyên gia y tế nên biết rằng cho uống/tiêm thuốc kháng sinh càng sớm, trẻ sẽ càng có cơ hội sống sót. Các bậc cha mẹ hiểu rõ con cái mình nhất và vì thế họ sẽ không đến bác sĩ nếu họ không thực sự cảm thấy lo lắng”.

]]>
https://meyeucon.org/15761/nham-sot-vi-rut-be-2-tuoi-tu-vong-vi-viem-mang-nao/feed/ 0
Đừng chủ quan sốt virut ở trẻ em https://meyeucon.org/15385/dung-chu-quan-sot-virut-o-tre-em/ https://meyeucon.org/15385/dung-chu-quan-sot-virut-o-tre-em/#comments Wed, 05 Jan 2011 10:59:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=15385 Sốt virut là bệnh hay gặp ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban…

Triệu chứng trẻ bị sốt virut

  • Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.
  • Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhày.
  • Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
  • Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
  • Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Diễn biến của sốt virut

Cơ thể trẻ em do chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh, trong những ngày hè, nhiều trẻ phải nhập viện do sốt virut là hiện tượng rất hay gặp tại khoa nhi các bệnh viện. Trong điều kiện bình thường cũng có những virut ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Một số loại virut thường gây sốt như: Myxo virut, coxackie, entero virut, sởi, … Virut có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm virut qua đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virut là sốt cao. Trong thuật ngữ y học thường gọi là sốt virut. Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

Các xét nghiệm cho thấy: Bạch cầu thường giảm hoặc bình thường. Huyết sắc tố bình thường. CRP < 6mg/ml. Một số trường hợp có thể phân lập virut từ dịch ngoáy họng hoặc máu. Sử dụng kỹ thuật PCR có thể giúp tìm virut trong dịch hầu họng, máu.

Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

  • Cặp nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.
  • Hạ sốt: Bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao. Lau bằng khăn ướt nước ấm. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.
  • Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.
  • Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác, cách ly với trẻ khác và giữ ấm cho trẻ. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/15385/dung-chu-quan-sot-virut-o-tre-em/feed/ 1
Cảnh giác với sốt virut ở trẻ https://meyeucon.org/12349/canh-giac-voi-sot-virut-o-tre/ https://meyeucon.org/12349/canh-giac-voi-sot-virut-o-tre/#respond Thu, 16 Sep 2010 11:32:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=12349 Hiện đang là thời điểm chuyển từ mùa hè sang mùa thu, nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều, khiến trẻ nhỏ mắc bệnh và nhập viện tăng, nhất là những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp, viêm phổi, sốt virut… Tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện tăng nhanh: Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội khoảng 300 trẻ mỗi ngày, Thanh Nhàn 200 trẻ, Đức Giang 120, Bắc Thăng Long 160…Vì vậy, các phụ huynh cần chăm sóc trẻ để phòng tránh bệnh sốt virut trong thời tiết chuyển mùa.

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt virut

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.

Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Kiên trì hạ sốt và bù nước

Sốt do vi rút, trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày, có những trẻ chỉ sốt về đêm, về chiều, rồi kèm theo các triệu chứng sổ mũi nhiều, họng đỏ gây kích thích khiến bé có tiếng ho, rồi có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt vi rút. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài… sức khỏe càng yếu, khiến sốt càng kéo dài. Vì thế, điều quan trọng là dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, dung dịch oresol…). Lưu ý, nhiều trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt được 2 – 3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào bẹn, nách, trán… Nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì cần rửa nước muối sinh lý hàng ngày giúp mũi thông thoáng.

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả.

– Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Để phòng bệnh trong thời điểm chuyển mùa, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày và chú ý mặc quần áo theo thời tiết. Vì thời điểm này, về đêm khuya và sáng sớm đã hơi se lạnh, trong khi buổi trưa lại nắng gay gắt, nên cần điều chỉnh quần áo cho trẻ thường xuyên, vừa phòng nguy cơ nhiễm lạnh, vừa phòng nguy cơ đổ mồ hôi cũng gây cảm lạnh cho bé.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn

]]>
https://meyeucon.org/12349/canh-giac-voi-sot-virut-o-tre/feed/ 0
Sốt vi rút – bệnh không thể chủ quan https://meyeucon.org/11906/sot-vi-rut-benh-khong-the-chu-quan/ https://meyeucon.org/11906/sot-vi-rut-benh-khong-the-chu-quan/#respond Sun, 29 Aug 2010 16:13:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=11906 Sốt siêu vi trùng hay còn gọi là sốt vi-rút (virus), là bệnh lây qua đường hô hấp. Do tính chất lây lan rất nhanh, đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng gây mất dịch, tụt huyết áp – trụy tim mạch, nhiễm khuẩn (bội nhiễm), một số loại vi-rút còn gây viêm não, viêm phổi…

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 tại Hà Nội và một số tỉnh trong cả nước xuất hiện bệnh sốt kèm với các triệu chứng khác như: Đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm đường hô hấp trên… với số người mắc bệnh khá cao và ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng bị nhiễm bệnh nhiều nhất vì cơ thể của các em chưa có sức đề kháng cao. Đáng lo ngại, thời gian gần đây số bệnh nhân bị sốt vi-rút trên địa bàn Hà Nội phải nhập viện khá đông và không chỉ có các bệnh nhân nhỏ tuổi mà cả người lớn cũng bị bệnh, cá biệt có gia đình cả nhà đều bị sốt vi-rút.

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Ở điều kiện bình thường cũng có những vi-rút ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… , nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại vi-rút thường gây sốt gồm: Myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… Vi-rút có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch.

Sốt vi-rút có các triệu chứng nổi bật sau: Thứ nhất, người bệnh bị sốt cao từ 38 đến 39ºC, thậm chí 40 đến 41ºC. Trong cơn sốt, bệnh nhân nhi thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Thứ hai, đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Thứ ba, đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Thứ tư, viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như: Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… Thứ năm, rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do vi-rút đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Thứ sáu, viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Thứ bảy, phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt. Thứ tám, viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Thứ chín, người bệnh nôn mửa: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3 đến 5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh. Sốt vi-rút không thực sự nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đến thời điểm hiện nay sốt vi-rút vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì đừng dùng kháng sinh. Các biện pháp thường áp dụng là: Hạ sốt, dùng paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/lần. Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5ºC thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao. Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng. Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Sau đó phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5ºC, đặc biệt là trên 39ºC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài hơn 5 ngày.

Để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi với các tác nhân vi-rút, vi khuẩn đang phát triển mạnh các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vi-ta-min từ hoa quả, nghỉ ngơi hợp lý… . Nếu có triệu chứng sốt do vi-rút, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và lan rộng ra cộng đồng.

Sốt vi-rút dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho trẻ đến trường. Đối với các đơn vị quân đội, khi có người sốt vi-rút thì nên tổ chức cách ly và điều trị kịp thời, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng. Ngoài ra, cần tập trung tiêu diệt muỗi, duy trì tốt việc bộ đội ngủ phải mắc màn và tuyên truyền, vận động người dân nơi đơn vị đóng quân ngủ phải mắc màn, phát quang bờ bụi quanh nhà… đây là biện pháp tốt nhất để tránh muỗi đốt./.

Bác sĩ Hòa Bình

]]>
https://meyeucon.org/11906/sot-vi-rut-benh-khong-the-chu-quan/feed/ 0
Sốt siêu vi là gì? Phòng ngừa và chữa trị thế nào? https://meyeucon.org/6953/sot-sieu-vi-la-gi-phong-ngua-va-chua-tri-the-nao/ https://meyeucon.org/6953/sot-sieu-vi-la-gi-phong-ngua-va-chua-tri-the-nao/#comments Fri, 09 Jul 2010 09:49:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=6953 Trả lời: Con tôi năm nay 3 tuổi, thường hay bị nóng sốt thất thường, cứ mỗi lần bị bệnh là sốt lên đến 39-40 độ , mỗi khi con tôi sốt cao như thế cho uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt có giảm đi dần dần nhưng chỉ khoảng 3-4 giờ sau khi uống thuốc là sốt lại, kéo dài khoảng 3-4 ngày thì hết. Tôi có đưa cháu đi bác sĩ, chẩn đoán “sốt siêu vi”. Vậy “sốt siêu vi” là gì? Cách phòng ngừa và phương pháp chữa trị như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Bạn có thể tham khảo cách phòng ngừa trong phần trả lời của câu hỏi bên trên.

]]>
https://meyeucon.org/6953/sot-sieu-vi-la-gi-phong-ngua-va-chua-tri-the-nao/feed/ 2
Sốt virut ở trẻ em https://meyeucon.org/5149/sot-virut-o-tre-em/ https://meyeucon.org/5149/sot-virut-o-tre-em/#comments Fri, 04 Jun 2010 14:43:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=5149 Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban…


Triệu chứng trẻ bị sốt virut

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhày.

Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Một số loại virut thường gây sốt như: Myxo virut, Coxackie, Entero virut, sởi, … Virut có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm virut qua đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virut là sốt cao. Trong thuật ngữ y học thường gọi là sốt virut. Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

Các xét nghiệm cho thấy: Bạch cầu thường giảm hoặc bình thường. Huyết sắc tố bình thường. CRP < 6mg/ml. Một số trường hợp có thể phân lập virut từ dịch ngoáy họng hoặc máu. Sử dụng kỹ thuật PCR có thể giúp tìm virut trong dịch hầu họng, máu.

Xử trí và phòng ngừa sốt do virut ở trẻ

Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là:

Theo dõi nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.

Hạ sốt: Thường dùng paracetamol, chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao.

Lau bằng khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm, lau lên khắp mình trẻ; cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Chú ý: Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virut rất dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh cần cách ly với trẻ khác và giữ ấm cho trẻ. Không nên cho trẻ ốm đến trường vì dễ lây cho nhiều trẻ khác. Trong số những loại bệnh do virut gây nên hiện đã có vaccin phòng bệnh như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, Rubella, các bậc cha mẹ nên đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch tại các cơ sở y tế. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay, không chỉ phòng cho bản thân trẻ tiêm mà còn tạo độ miễn dịch cho cả cộng đồng.

]]>
https://meyeucon.org/5149/sot-virut-o-tre-em/feed/ 1
Làm gì khi trẻ sốt virus? https://meyeucon.org/5070/lam-gi-khi-tre-sot-virus/ https://meyeucon.org/5070/lam-gi-khi-tre-sot-virus/#respond Wed, 02 Jun 2010 06:22:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=5070 Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài khiến số bệnh nhân bị mắc các bệnh đường hô hấp, nhất là bệnh sốt virus gia tăng và lây lan mạnh. Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân sai lầm khi cho rằng sốt virus là phải sốt cao dai dẳng hàng tuần, thực tế có người chỉ biểu hiện hâm hấp sốt.

Mặc dù sốt virus lành tính nhưng nếu không phát hiện chữa kịp thời rất dễ sinh ra biến chứng như: động kinh, viêm màng não…

Không nên tự điều trị

Tại phòng khám nhi ở các BV như: Xanh Pôn, Bạch Mai, Nhi trung ương, hơn một tuần trở lại đây bệnh nhi nhập viện do sốt virus, hô hấp tăng cao. Bác sĩ Hoàng Minh Thu, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Xanh Pôn cho biết những ngày gần đây khoa tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi sốt cao đến khám, trong đó phần lớn là trẻ bị sốt virus.

Làm gì khi trẻ sốt virus?

Biểu hiện của trẻ sốt virus chủ yếu là nhiệt độ cơ thể tăng cao, trên 38oC, sốt kéo dài, chân tay lạnh, ho nhiều…

Tuy nhiên, theo BS Thu, điều đáng lo ngại là hầu hết bệnh nhân thường tự điều trị ở nhà bằng kháng sinh khi sốt nên nhiều trường hợp nhập viện ngoài sốt còn bị tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh. Trường hợp của cháu Minh (Cống Vị, HN) là ví dụ.

Một tuần trước, cháu ho và sốt nhẹ. Chị Lan mẹ cháu liền mua thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt cho cháu uống ở nhà. Uống đến ngày thứ 5, cháu không những không khỏi mà sốt còn nặng hơn, mắt nhìn mờ đi kèm theo đi ngoài liên tục. Anh chị vội vàng đưa con vào viện và được bác sĩ kết luận cháu Minh bị sốt virus.

Điều đáng ngại là cháu uống quá nhiều kháng sinh nên hệ thống tiêu hóa của cháu bị rối loạn. Hiện cháu vừa phải điều trị sốt lại kèm thêm chữa tiêu chảy.

Theo các BS, biểu hiện của trẻ sốt virus chủ yếu là nhiệt độ cơ thể tăng cao, trên 38oC, sốt kéo dài, chân tay lạnh, ho nhiều, một số trường hợp xuất hiện kèm các nốt phát ban, có trẻ đến viện khi đã có biểu hiện của viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên. Một số trẻ nhỏ bị sốt virus còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở.

Trường hợp gặp các triệu chứng trên nếu không phát hiện sớm để đưa ngay đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời rất dễ sinh ra biến chứng nguy hiểm như động kinh, viêm màng não… Tuy nhiên, muốn có kết luận chắc chắn nguyên nhân có phải do sốt virus hay không, bệnh nhân cần được làm xét nghiệm máu.

Tăng cường sức đề kháng

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, số bệnh nhân bị sốt virus thường tăng khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là độ ẩm cao như mấy ngày gần đây. “Nhiều người sai lầm khi cho rằng sốt virus là phải sốt cao dai dẳng hàng tuần, thực tế có người chỉ biểu hiện hâm hấp sốt. Ngay cả những trường hợp vừa đỡ mấy ngày đã sốt lại cũng là bình thường, nếu sức đề kháng kém, cơ thể có thể tái nhiễm nhiều lần”, PGS.TS Dũng cảnh báo.

Ông cũng cho hay, thông thường người mắc sốt virus sẽ khỏi sau 5-7 ngày điều trị (chủ yếu uống thuốc hạ sốt nếu người bệnh sốt trên 38oC, cho người bệnh ăn những món dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng). Trường hợp không khỏi sau khoảng thời gian này, chắc chắn cơ thể đã bị bội nhiễm, cần làm các xét nghiệm sâu để chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, vẫn còn phổ biến quan niệm sai lầm là truyền dịch sẽ hạ sốt nhanh. Ngày nào tại các bệnh viện, các bác sĩ cũng nhận được yêu cầu từ phía người nhà bệnh nhân được truyền dịch để… tăng lực. PGS.TS Dũng, khẳng định, truyền dịch vừa tốn kém, vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, vừa không thể nhanh chóng hết sốt. Do đó, chỉ trường hợp thật sự cần thiết, các bác sĩ mới chỉ định truyền dịch để bù nước.

Cũng theo PGS.TS Dũng, thời điểm dịch như hiện nay cần tăng cường sức đề kháng, bù nước bằng dung dịch oresol, bổ sung vitamin từ hoa quả… cho trẻ em, người già. Khi sốt đang vào mùa cao điểm và sắp đến mùa thi của trẻ em, phụ huynh không nên cho trẻ đến chỗ đông người, hạn chế dùng điều hòa nhiệt độ, giữ vệ sinh ăn uống. Khi trẻ bị sốt cần cách ly để tránh lây lan.

]]>
https://meyeucon.org/5070/lam-gi-khi-tre-sot-virus/feed/ 0
Thời tiết bất thường: Bùng phát bệnh sốt virut https://meyeucon.org/4486/thoi-tiet-bat-thuong-bung-phat-benh-sot-virut/ https://meyeucon.org/4486/thoi-tiet-bat-thuong-bung-phat-benh-sot-virut/#respond Thu, 20 May 2010 07:32:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=4486 Thời tiết thay đổi bất thường, nóng lạnh đột ngột, kèm theo mưa phùn khiến độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có bệnh sốt virut. Thống kê của các cơ sở y tế, sốt virut hiện đang gia tăng và lây lan nhanh ở miền Bắc, điểm khác biệt là năm nay sốt virut gia tăng không chỉ ở trẻ em mà ngay cả người lớn cũng mắc sốt virut.

Người lớn, trẻ em đều mắc sốt virut

Ghi nhận tại một số cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện 103…, trong những ngày qua, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng cao, tăng từ 30% đến 50%. Phần lớn các trường hợp đến khám và nhập viện đều do sốt virut với các triệu chứng: sốt 38 – 40oC, đau đầu, mệt mỏi, đau các khớp xương… Đơn cử, số bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng lên 1.800 – 2.200 trẻ/ngày, trong đó, chiếm nhiều nhất là sốt virut. Tại Bệnh viện Bạch Mai trong số các trường hợp tới khám và điều trị thì có tới gần 1/3 trường hợp mắc sốt virut. Không chỉ riêng hai bệnh viện trên, Bệnh viện Xanh Pôn mỗi ngày cũng khám và điều trị cho hàng trăm trường hợp do sốt virut. Khoa khám bệnh của Bệnh viện 103, rất nhiều bệnh nhân vào khám được chẩn đoán là sốt do virut… Đáng lo ngại, năm nay, sốt virut không chỉ gia tăng ở bệnh nhi mà còn “tấn công” cả người lớn. Do vậy, rất nhiều gia đình cả nhà lần lượt đều bị sốt virut.

Kiểm tra sức khỏe trẻ bị sốt virut tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Nhận định của các chuyên gia y tế, thường sốt virut tăng mạnh vào mùa đông – xuân nhưng hiện nay bệnh sốt virut đang tăng và lây lan nhanh. Do thời tiết năm nay thay đổi bất thường, nóng lạnh đột ngột, kèm theo mưa phùn khiến độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây bệnh phát triển mạnh, trong đó có bệnh sốt virut. Hơn nữa, với thời tiết này sức đề kháng của con người suy giảm khiến dễ bị bệnh tấn công. Trong khi đó, sốt virut là bệnh lây mạnh qua các môi trường làm việc, tập trung đông người như trường học, công sở… nên nguy cơ bùng phát và lây lan nhanh không thể tránh khỏi. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp có quan điểm sai về sốt virut, cho rằng sốt virut phải sốt hàng tuần, sốt cao… tuy nhiên biểu hiện bệnh như thế nào hoàn toàn khác nhau ở từng người và phụ thuộc vào tuýp virut nhiễm nên có người sốt cao, có người chỉ hơi hâm hấp sốt. Vì vậy, nhiều người khi thấy chỉ hơi sốt, không mấy mệt mỏi nên chủ quan không điều trị, cách ly ngay – đây chính là tác nhân phát tán mầm bệnh cho các thành viên khác trong gia đình và ngoài cộng đồng.

Không nên coi thường khi sốt virut

Triệu chứng của bệnh sốt virut thường là sốt, ớn lạnh, rét run sau đó nóng, đau nhức mình mẩy, mệt mỏi, có thể kèm ho, chảy nước mũi… Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện nay đang là thời điểm mà nhiều  bệnh có nguy cơ bùng phát: cúm A/H5N1, sốt xuất huyết, viêm màng não… biểu hiện ban đầu của những bệnh này tương đối giống nhau và cũng giống sốt virut. Do vậy, khi có những triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nhất là với trẻ em sốt có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh nên gia đình tuyệt đối không được tự điều trị cho trẻ mà phải đưa trẻ tới cơ sở y tế khi trẻ sốt cao và có kèm theo các triệu chứng trên. Vì một số trẻ nhỏ bị sốt virut còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở, nếu không phát hiện đưa ngay đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời rất dễ biến chứng khôn lường như: động kinh, viêm màng não… Đáng cảnh báo là tình trạng các bậc phụ huynh tự ý dùng thuốc cho trẻ. Phần lớn, số trẻ bị sốt đến bệnh viện sau khi đã tự dùng thuốc kháng sinh mà không hiệu quả. Thậm chí, nhiều trẻ còn bị thêm tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh. Điều này gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Hoặc thấy sốt cao lâu ngày chưa khỏi tự ý dùng thuốc hạ sốt quá liều hoặc truyền dịch tại nhà nhằm bù nước và điện giải khi chưa có chỉ định của bác sĩ, việc này hết sức nguy hại bởi bệnh sẽ không được cải thiện mà còn làm nặng hơn có thể gây tai biến, tử vong.

Thông thường người mắc sốt virut sẽ khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Với các trường hợp không khỏi sau khoảng thời gian này chắc chắn cơ thể đã bị bội nhiễm, cần làm các xét nghiệm sâu để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Cũng có nhiều bệnh nhân tái phát nhiều lần, bệnh vừa khỏi sau vài ba ngày lại sốt cao. Những trường hợp này chủ yếu là do sức đề kháng kém, cơ thể lại không có miễn dịch tự nhiên đối với virut nên dễ bị mắc lại. Vì thế, để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi với các tác nhân virut, vi khuẩn đang phát triển mạnh các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin từ hoa quả, nghỉ ngơi hợp lý…; Nếu có triệu chứng sốt do virut, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và lan rộng ra cộng đồng.

Bác sĩ  Hạnh Chung – Sức Khỏe & Đời Sống



]]>
https://meyeucon.org/4486/thoi-tiet-bat-thuong-bung-phat-benh-sot-virut/feed/ 0