Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Tue, 09 Apr 2024 08:37:16 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bà bầu căng thẳng, con cũng bị lây hành vi https://meyeucon.org/18050/ba-bau-cang-thang-con-cung-bi-lay-hanh-vi/ https://meyeucon.org/18050/ba-bau-cang-thang-con-cung-bi-lay-hanh-vi/#comments Thu, 21 Jul 2011 15:59:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=18050 Rất nhiều khuyến cáo cho rằng các bà bầu không nên căng thẳng bởi điều đó không có lợi cho sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng không chỉ sức khỏe mà tâm lý trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Những cơn giận dữ của bà bầu có thể lây sang con trong tử cung, và gây ra ảnh hưởng lâu dài, các nhà nghiên cứu Đức vừa lập luận. Nhóm nghiên cứu nhận thấy khi người mẹ bị căng thẳng cao độ – chẳng hạn do chồng bạo lực – thì trong cơ thể bào thai, bộ phận tiếp nhận hoóc môn stress dường như có những thay đổi về sinh lý.

Và sự thay đổi này có thể khiến chính trẻ khó kiểm soát stress về sau. Nó cũng dẫn tới các trục trặc về tâm thần và rối loạn hành vi.

Bà bầu căng thẳng thì tâm lý thai nhi cũng không vui

Phát hiện, mới công bố trên tạp chí Translational Psychiatry, dựa trên một nghiên cứu nhỏ đối với 25 phụ nữ và con của họ, hiện ở tuổi từ 10 đến 19. Các phụ nữ trong nghiên cứu này đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, thường xuyên có nguy cơ bị chồng đánh.

Mặc dù khẳng định có rất nhiều yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến cá tính của đứa trẻ, song nhóm nghiên cứu cho rằng chính môi trường thủa sơ khai của đứa bé – tử cung – mới là yếu tố quyết định.

“Dường như những đứa trẻ nhận được tín hiệu từ mẹ rằng chúng sẽ chào đời trong một thế giới nguy hiểm thì cũng sẽ có phản ứng mạnh hơn. Chúng có ngưỡng chịu stress thấp hơn và dường như nhạy cảm hơn với điều đó”, giáo sư Thomas Elbert, một trong các lãnh đạo của nhóm nghiên cứu tại Đại học Konstantz, nhận xét trên BBC.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra trên quy mô lớn hơn và thực hiện chi tiết hơn để xác nhận điều này.

“Báo cáo này xác nhận rằng nền tảng đầu đời bắt đầu ngay từ khi trẻ được thụ thai”, một chuyên gia tâm lý tại Đại học Hoàng gia Lon Don cho biết.

]]>
https://meyeucon.org/18050/ba-bau-cang-thang-con-cung-bi-lay-hanh-vi/feed/ 1
Giảm stress khi mang thai https://meyeucon.org/17507/giam-stress-khi-mang-thai-2/ https://meyeucon.org/17507/giam-stress-khi-mang-thai-2/#comments Sun, 19 Jun 2011 23:30:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=17507 Stress khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn mà còn có tác dụng rất nghiêm trọng đối với bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mẹ bị stress trong giai đoạn mang thai thì con sinh ra cũng có những nguy cơ về tâm lý, tinh thần. Vậy bạn phải làm thế nào để giảm stress?

Làm gì để vượt qua stress trong thai kỳ?

Cũng có thể là công việc quá tải, tài chính chưa thực sự đủ… Dù đó là gì cũng đều có cách để vượt qua:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghe thật đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện. Không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho cả bé – Vì vậy đừng áy náy nếu mình “chẳng làm gì”.

Sẽ thật tốt nếu nói “không” khi bạn không còn năng lượng để làm thêm bất cứ công việc vặt nào trong nhà cho dù bạn có rất nhiều thời gian.

Trong công việc, hãy tìm một nơi để kê cao chân, thư giãn khi ăn trưa và vào buổi tối, hãy cố gắng cắt giảm tối đa các công việc nhà. Hãy để chồng giặt giũ và tạm quên công việc nhà.

Ngoài ra, nếu đã có con thì rất khó có thời gian để nghỉ ngơi vì thế đừng ngại nhờ chồng, bạn hay ông bà trông bé lớn để bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi.

2. Tập yoga trước sinh

Yoga trong khi mang thai không chỉ giúp cơ thể uyển chuyển mà còn là 1 kỹ thuật thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn. Nếu có cảm giác lo lắng hay trong giai đoạn chuyển dạ, thực hành kỹ thuật thở yoga sẽ rất hữu ích.

3. Nói ra

Nếu lo lắng liệu rằng bé có khỏe mạnh không, liệu quá trình sinh có an toàn không thì đừng giữ nó khư khư 1 mình, mà hãy chia sẻ với chồng, mẹ hay một người bạn đã có con.

Có thể tham gia các lớp tiền sản, chia sẻ những lo lắng với bác sĩ cũng là một cách.

4. Thư giãn và liệu pháp bổ sung

Mát-xa trong khi mang thai là cách giảm stress rất thú vị. Nếu dùng dầu thơm hay tinh dầu, thì lưu ý về tính an toàn của nó với thai phụ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Tinh dầu an toàn dùng sau 20 tuần thai gồm tinh dầu oải hương, tinh dầu cam quýt, tinh dầu hoa ylang ylang nhưng cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Suy ngẫm và tưởng tượng cũng là một cách hữu ích. Suy ngẫm là cách thư giãn dựa trên sự tập trung tinh thần và tưởng tượng tích cực là kỹ thuật giảm lo lắng bằng cách tạo ra những hình ảnh êm dịu, dễ chịu.

Hãy tìm đọc các cuốn sách dạy kỹ thuật thư giãn và chọn 1 thời điểm nào đó mà không ai quấy rầy rồi thực hiện trong vòng 30 phút.

5. Chuẩn bị cho sinh

Bạn có thể lo lắng về chuyển dạ và mình có chịu nổi các cơn đau. Tìm hiểu về kỹ thuật chuyển dạ cũng những tác động của cảm xúc và cơ thể thông qua lớp học tiền sản, sách, tạp chí….  Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn.

Cũng nên thăm trước phòng sinh ở bệnh viện để tự tin hơn.

Đối với 1 số chị em, nỗi sợ sinh mổ lớn hơn cả sinh thường và được gọi là hội chứng “tocophobia” và nó không phổ biến. Nếu có nỗi lo lắng này, hãy trao đổi với bác sĩ. Nghiên cứu cho thấy việc trao đổi sẽ giúp thai phụ có thái độ đúng đắn và có lựa chọn phù hợp nhất.

6. Chuẩn bị tâm lý

Nếu lo lắng rằng một em bé chào đời sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ với chồng thì hãy chia sẻ điều này với một người mẹ đã sinh con. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa và chuẩn bị tâm lý.

Nếu lo lắng về tài chính, công việc, các mối quan hệ, thì cũng nên nói với bạn bè, người thân để có được lời khuyên đúng đắn.

7. Có kế hoạch đi lại

Cũng như rất nhiều phụ nữ khác, bạn sẽ phải làm việc cho tới khi chỉ còn vài vài ngày nữa là sinh bởi vì bạn muốn có thêm thời gian ở bên con sau sinh. Tuy nhiên, sẽ đến lúc bạn phải đi làm. Quá trình đi lại từ nhà tới cơ quan và ngược lại là một trong những “thủ phạm” gây stress cho các bà mẹ con mọn và cũng có thể tác động đến cả các thai phụ lo xa.

Hãy hỏi sếp xem liệu bạn có thể đến muộn hơn, tránh giờ cao điểm nếu bạn dùng phương tiện công cộng. Hoặc bắt đầu công việc sớm hơn và kết thúc cũng sớm hơn, hay thậm chí là làm việc ở nhà 1-2 ngày mỗi tuần.

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngồi trong khi xe dịch chuyển. Đừng ngại nếu hỏi người khác có thể nhường chỗ ngồi cho mình.

8. Vấn đề tài chính

Nếu có các khoản nợ thì hãy cố gắng tạm gác nó sang một bên nếu không muốn làm ảnh hưởng đến bé. Hãy ghi ra danh sách những thứ bạn cần và quyết định cái nào sẽ mua, cái nào sẽ mượn hay xin mọi người; không mua những thứ không cần thiết, đặc biệt những thứ chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.

9. Dinh dưỡng và luyện tập

Ăn các thực phẩm có tác dụng tính tâm như các loại ngũ cốc nguyên cám (giàu vitamin B) sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng ứng phó với stress nhờ sản xuất hooc-môn serotonin. Bảo đảm chuyện ăn uống trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng.

Tập luyện cũng giúp giảm căng thẳng vì thế nên tập luyện đều đặn trước khi có thai và trong khi có thai. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy hỏi bác sĩ ngay.

Bơi lội là cách tập luyện tốt nhất với bà bầu, không chỉ giúp duy trì sức khỏe, tăng sự mềm dẻo của cơ khớp mà còn hạn chế được các chấn thương.

Đi bộ cũng là cách tập luyện tốt khi bầu bí và cũng là cách thư giãn hiệu quả.

10. Tự giúp mình

Cười là một trong những cách tự thư giãn tốt nhất, vì vậy hãy gặp gỡ bạn bè, đi xem phim hài ngay khi có thể.

Đi nghỉ cuối tuần và dành thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện cùng chồng.

]]>
https://meyeucon.org/17507/giam-stress-khi-mang-thai-2/feed/ 1
Vì sao tâm trạng thay đổi khi mang bầu? https://meyeucon.org/17263/vi-sao-tam-trang-thay-doi-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/17263/vi-sao-tam-trang-thay-doi-khi-mang-bau/#respond Mon, 30 May 2011 19:59:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=17263 Mang bầu là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với cơ thể bạn, không chỉ cả về mặt thể chất sức khỏe mà còn có cả sự thay đổi về tâm lý, tâm trạng. Nguyên nhân không chỉ là sự thay đổi về hoócmôn trong cơ thể mà còn cả bởi vì bao sự lo lắng, vui buồn cùng ập đến, bạn sẽ bị bao vây bởi các câu hỏi, ví dụ: “Mình có thể làm mẹ tốt hay không?”, “Làm sao để đủ tiền nuôi con?”, “Con mình có được khỏe mạnh không?”, “Phải chuẩn bị những gì để chào đón con ra đời?”…

Thay đổi tâm trạng, trầm cảm có thể đến thường xuyên trong giai đoạn bầu bí

Vì sao tâm trạng thay đổi khi mang bầu?

Tâm trạng thay đổi trong khi mang thai có thể được gây ra bởi căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone (thay đổi hàm lượng hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng).

Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu tiên (cao nhất là từ 6 đến 10 tuần đầu). Và sau đó, sự khó chịu này trở lại trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.

Vậy bạn nên làm gì?

Những gì bạn đang trải qua là bình thường và nên tìm cách ứng phó. Những gợi ý sau đây quản lý căng thẳng:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Nghỉ ngơi trong ngày để thư giãn.
  • Hãy thường xuyên hoạt động thể chất.
  • Ăn uống tốt.
  • Dành thời gian với người bạn đời của bạn.
  • Đừng quên một giấc ngủ ngắn.
  • Đi dạo.
  • Xem một bộ phim với một người bạn.
  • Không lo lắng quá nhiều.
  • Hãy thử tham gia lớp yoga hay thiền khi mang thai.
  • Được massage.

Lúc nên tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Nếu thay đổi tâm trạng của bạn kéo dài hơn 2 tuần và không có vẻ tốt lên, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Hơn 11 triệu phụ nữ Mỹ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm mỗi năm. Trầm cảm là phổ biến nhất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Dưới đây là một số triệu chứng của trầm cảm bạn cần lưu ý nhé

  • Thường xuyên lo lắng và khó chịu tăng.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi thói quen ăn uống.
  • Không có khả năng tập trung vào bất cứ điều gì.
  • Giảm trí nhớ ngắn hạn.

Vậy hãy luôn cố gắng yên tâm với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và bác sĩ trong thai kỳ. Bạn đừng để lo lắng ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé, hãy luôn vui tươi, yêu đời và tận hưởng giai đoạn đặc biệt này nhé.

]]>
https://meyeucon.org/17263/vi-sao-tam-trang-thay-doi-khi-mang-bau/feed/ 0
Giảm stress khi mang bầu https://meyeucon.org/17026/giam-stress-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/17026/giam-stress-khi-mang-bau/#comments Sun, 08 May 2011 21:21:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=17026 Mang thai là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người mẹ. Không gì có thể so sánh được niềm vui khi biết mình đang mang trong người một sinh linh mới. Nhưng cũng với niềm vui vô bờ bến đó, bạn sẽ gặp không ít những khó khăn mà không thể chia sẻ cùng ai.

Tập Yoga là một trong những biện pháp giúp giảm stress khi mang bầu

Một trong những khó khăn đó là hiện tượng stress khi mang bầu. Stress là một hiện tượng phổ biến ở các bà mẹ mang thai nhưng nó không hề đơn giản nếu không có dấu hiệu thuyên giảm. Căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng sinh non, mãn tính – không tốt cho thai nhi. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, hãy tham khảo 7 cách làm giảm stress trong quá trình mang thai dưới đây:

1. Tập Yoga

Cách làm giảm stress hiệu quả nhất trong quá trình mang thai là tập yoga. Phương pháp này rất đơn giản, không cần dùng đến quá nhiều sức và khá nhẹ nhàng cho bé trong bụng bạn. Tập yoga khi mang bầu sẽ có phần khó khăn hơn người bình thường nhưng để phương pháp này phát huy tối đa tác dụng, bạn nên thường xuyên tập 2-3 lần/tuần. Bạn cũng có thể tìm một lớp học yoga nhỏ để được giao lưu cùng với các bà bầu khác, tạo không khí vui vẻ khi tập luyện.

Không chỉ giảm stress, yoga còn giúp cơ thể bạn uyển chuyển, thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ ở những người sắp sinh được thuận lợi hơn.

2. Đi bộ

Một phương pháp đơn giản khác cũng có tác dụng giảm stress không kém tập yoga là đi bộ. Chỉ với 20 phút đi bộ mỗi ngày, bạn đã giảm được phần lớn căng thẳng trong người và cảm thấy thoải mái thần kinh. Việc thả lỏng cơ thể, đung đưa cánh tay sẽ giúp cơ thể tuần hoàn hơn.

Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc càng đi nhanh càng giảm được căng thẳng. Mẹo nhỏ ở đây là bạn nên đi thật nhẹ nhàng, đi dạo là tốt nhất để có tác dụng tối ưu.

3. Nói chuyện

Nguyên nhân đầu tiên gây stress ở bà bầu là không nhận được sự chăm sóc tận tình của người chồng và những người thân trong gia đình. Nếu ông xã bạn là người không tâm lý, hãy nhẹ nhàng đưa anh ấy vào những câu chuyện xung quanh việc bầu bí của bạn. Đừng ngại ngần mà hãy chia sẻ với anh ấy những khó khăn, lo lắng, niềm vui khi mang bầu, ngay cả về niềm hạnh phúc khi lần đầu tiên cảm nhận được cú huých của con trong bụng.

Nếu vì một lí do nào đó mà không thể tâm sự được cùng chồng, bạn nên tìm đến mẹ hoặc những người bạn gái thân thiết để chia sẻ về cảm xúc thực sự khi mang thai. Phương pháp này không quá khó khăn nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc giảm căng thẳng.

4. Đừng quá bận tâm đến công việc

Đây không phải là thời gian để bạn chứng tỏ năng lực của mình trong công việc như một người thành đạt. Bạn đang mang thai và lúc này việc quan trọng nhất của bạn là phải đảm bảo cho đứa con trong bụng được khỏe mạnh và an toàn nhất. Đừng làm việc quá sức và hãy biết dừng lại khi bạn cảm thấy đã mệt mỏi. Hãy biết tận hưởng cuộc sống không áp lực công việc trong 9 tháng mang bầu và 3 tháng đầu nuôi con. Đảm bảo bạn sẽ có được một cuộc sống thai kì lành mạnh và không hề căng thẳng.

5. Giảm lượng đường và cà phê

Dù bạn rất thích ăn ngọt và uống cà phê nhưng những thứ này lại hoàn toàn không có lợi cho bà bầu nhất là khi bạn đang cảm thấy căng thẳng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều, chúng sẽ làm giảm sự hấp thụ Vitamin B trong cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi và tăng áp lực khi mang bầu.

6. Quan tâm đến giấc ngủ

Giấc ngủ trong thời kì mang thai là khó khăn hơn nhưng nó lại thực sự cần thiết đối với bà bầu. Chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối với giấc ngủ vì ngoại hình cơ thể cũng như khi em bé làm khó mẹ. Lúc này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khó ngủ và tìm những phương pháp thuận lợi nhất về giường chiếu, gối, tư thế ngủ… để đảm bảo giấc ngủ được trọn vẹn.

Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên, bạn cần tìm đến bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất.

7. Massage

Phương pháp này cực kỳ hữu hiệu đối với những bà bầu thường xuyên mắc chứng căng thẳng. Cách tốt nhất là bạn nên có riêng một chuyên gia massage, thường xuyên xoa bóp thời kì tiền sản. Nếu không có điều kiện, bạn nên thỉnh thoảng đến các trung tâm y tế để thực hiện phương pháp này. Chỉ với một giờ massage vùng bụng, đảm bảo mọi căng thẳng, mệt mỏi trong cơ thể bạn sẽ tan biến hết.

]]>
https://meyeucon.org/17026/giam-stress-khi-mang-bau/feed/ 2
Giảm stress, tăng cơ hội thụ thai https://meyeucon.org/16558/giam-stress-tang-co-hoi-thu-thai/ https://meyeucon.org/16558/giam-stress-tang-co-hoi-thu-thai/#respond Thu, 07 Apr 2011 17:33:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=16558 Một nghiên cứu mới được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia và Đại học Oxford đã tìm ra rằng căng thẳng có thể làm giảm cơ hội mang thai ở những phụ nữ có sức khỏe sinh sản bình thường khỏe mạnh. Dựa trên những phát hiện gần đây, các cặp vợ chồng nên thư giãn, làm giảm mức độ stress của họ ở mức tối thiểu và bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực để tăng cơ hội thụ thai.

Phụ nữ có thể làm gì để giảm stress?

Trong trường hợp không có bất kỳ vấn đề y tế quan trọng gây hiếm muộn, những thay đổi đơn giản trong lối sống và thái độ của người phụ nữ có thể làm được điều kỳ diệu. Dưới đây là một số cách để giảm thiểu căng thẳng và thúc đẩy tinh thần:

Bạn nên cố gắng sử dụng kĩ thuật thư giãn: Chỉ định một thời gian mỗi ngày hoặc vài lần trong tuần khi bạn có thể ngồi thiền, thưởng thức việc tắm ánh sáng ngọn nến và để cho cơ thể bạn hấp thụ được trong một mùi hương thơm, hoặc chỉ cần làm một cái gì đó bạn thấy thư giãn.

Yoga và Maxit: Yoga là một phương pháp thư giãn mà làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và có thể giúp đỡ với phương pháp thiền định. Bạn có thể làm điều đó ở nhà hoặc bằng cách tham gia một số lớp học để bạn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức về lĩnh vực này đồng thời tạo cho bạn không khí luyện tập tốt hơn.

Mát xa cũng rất tốt, bạn matxa với một chút dầu thơm có tác dụng tốt cho việc xua tan stress, giảm đáng kể những căng thẳng mệt nhọc. Tuy nhiên, bạn cần nói với các nhà trị liệu mat xa cho bạn rằng bạn đang cố gắng để mang thai nhắc nhở họ sử dụng sản phẩm dầu thơm an toàn và có tác dụng tốt cho việc mang thai của bạn.

Chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác: Bạn nên tìm người bạn thân thiết hoặc những người có thể giúp bạn giãi bày tâm sự để bạn được chia sẻ những khó khăn, tìm cách để đối phó với tình trạng stress giúp bạn trở lên thoải mái về tinh thần, bạn có thể chia sẻ điều này với người bạn thân, người thân trong gia đình hoặc các bác sỹ tâm lý nhưng tốt nhất là người chồng của bạn. Thể hiện mối quan tâm và cảm xúc của bạn cho người khác giúp bạn xóa tan những căng thẳng và đồng thời mọi người có thể có nhiều cách để tư vấn, hỗ trợ bạn.

Tham gia diễn đàn trực tuyến: Sử dụng diễn đàn là một cách lý tưởng để thể hiện cảm xúc của bạn và chia sẻ kinh nghiệm của bạn. Các diễn đàn giúp bạn tìm lời khuyên và có thể chia sẻ với rất nhiều phụ nữ có cùng nỗi khó khăn như bạn.

Cân bằng nhu cầu và công việc: Qúa tập trung và trách nhiệm với công việc hàng ngày trong khi bỏ qua nhu cầu của bạn và những thú vui có thể đưa bạn vào một tâm trạng xấu và ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Hãy cố gắng bố trí một thời gian làm việc và nghỉ ngơi thư giãn cho hợp lý, nếu bạn đã trở lên căng thẳng với công việc thì bạn cần tuyệt đối dành thời gian cho thư giãn.

Làm cho cơ thể của bạn sẵn sàng để thụ thai

Điều rất quan trọng cho cơ thể để sẵn sàng cho các cuộc hành trình dài của thai kỳ. Chuẩn bị cho cơ thể bạn mang thai là cần thiết như chuẩn bị cho mẹ. Bạn phải chuẩn bị sẵn sàng về thể chất cũng như tinh thần và tình cảm cho thai.

Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh. Bạn cần làm như sau:

– Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

– Đảm bảo dinh dưỡng thích hợp và có một chế độ ăn uống cân bằng.

– Tránh những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu hoặc dùng bất cứ loại thuốc giải trí khác.

– Bắt đầu bổ sung vitamin trước khi sinh trước khi mang thai, đảm bảo rằng bạn đang nhận được đủ của một số vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là acid folic là một vitamin B có thể làm giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

– Hạn chế lượng cafêin và bắt đầu chừa cafein trong scô la, ca cao, thức uống có ga và cà phê.

Sự cần thiết để trở thành một người mẹ là một cảm giác rất phổ biến và tự nhiên kinh nghiệm của hầu hết phụ nữ. Đang cố gắng để có con có thể mất một thời gian dài ngay cả đối với các cặp vợ chồng khỏe mạnh. Thay vì bị quá tải và căng thẳng vì không mang thai, cố gắng để thư giãn, giữ cho mình tinh thần tốt, và điều chỉnh lối sống của bạn càng nhiều càng tốt để tăng cơ hội thụ thai của bạn.

]]>
https://meyeucon.org/16558/giam-stress-tang-co-hoi-thu-thai/feed/ 0
Giảm stress khi mang thai https://meyeucon.org/16418/giam-stress-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16418/giam-stress-khi-mang-thai/#respond Sun, 03 Apr 2011 17:01:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=16418 Nguyên nhân gây stress trong quá trình mang thai có thể là sự lo lắng về sức khỏe của bé, tình trạng bản thân, hay công việc sau sinh… Cũng có thể là công việc quá tải, tài chính chưa thực sự đủ… Dù đó là gì cũng đều có cách để vượt qua:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghe thật đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện. Không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho cả bé – Vì vậy đừng áy náy nếu mình “chẳng làm gì”.

Sẽ thật tốt nếu nói “không” khi bạn không còn năng lượng để làm thêm bất cứ công việc vặt nào trong nhà cho dù bạn có rất nhiều thời gian.

Trong công việc, hãy tìm một nơi để kê cao chân, thư giãn khi ăn trưa và vào buổi tối, hãy cố gắng cắt giảm tối đa các công việc nhà. Hãy để chồng giặt giũ và tạm quên công việc nhà.

Ngoài ra, nếu đã có con thì rất khó có thời gian để nghỉ ngơi vì thế đừng ngại nhờ chồng, bạn hay ông bà trông bé lớn để bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi.

2. Tập yoga trước sinh

Yoga trong khi mang thai không chỉ giúp cơ thể uyển chuyển mà còn là 1 kỹ thuật thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn. Nếu có cảm giác lo lắng hay trong giai đoạn chuyển dạ, thực hành kỹ thuật thở yoga sẽ rất hữu ích.

3. Nói ra

Nếu lo lắng liệu rằng bé có khỏe mạnh không, liệu quá trình sinh có an toàn không thì đừng giữ nó khư khư 1 mình, mà hãy chia sẻ với chồng, mẹ hay một người bạn đã có con.

Có thể tham gia các lớp tiền sản, chia sẻ những lo lắng với bác sĩ cũng là một cách.

4. Thư giãn và liệu pháp bổ sung

Mát-xa trong khi mang thai là cách giảm stress rất thú vị. Nếu dùng dầu thơm hay tinh dầu, thì lưu ý về tính an toàn của nó với thai phụ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Tinh dầu an toàn dùng sau 20 tuần thai gồm tinh dầu oải hương, tinh dầu cam quýt, tinh dầu hoa ylang ylang nhưng cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Suy ngẫm và tưởng tượng cũng là một cách hữu ích. Suy ngẫm là cách thư giãn dựa trên sự tập trung tinh thần và tưởng tượng tích cực là kỹ thuật giảm lo lắng bằng cách tạo ra những hình ảnh êm dịu, dễ chịu.

Hãy tìm đọc các cuốn sách dạy kỹ thuật thư giãn và chọn 1 thời điểm nào đó mà không ai quấy rầy rồi thực hiện trong vòng 30 phút.

5. Chuẩn bị cho sinh

Bạn có thể lo lắng về chuyển dạ và mình có chịu nổi các cơn đau. Tìm hiểu về kỹ thuật chuyển dạ cũng những tác động của cảm xúc và cơ thể thông qua lớp học tiền sản, sách, tạp chí…. Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn.

Cũng nên thăm trước phòng sinh ở bệnh viện để tự tin hơn.

Đối với 1 số chị em, nỗi sợ sinh mổ lớn hơn cả sinh thường và được gọi là hội chứng “tocophobia” và nó không phổ biến. Nếu có nỗi lo lắng này, hãy trao đổi với bác sĩ. Nghiên cứu cho thấy việc trao đổi sẽ giúp thai phụ có thái độ đúng đắn và có lựa chọn phù hợp nhất.

6. Chuẩn bị tâm lý

Nếu lo lắng rằng một em bé chào đời sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ với chồng thì hãy chia sẻ điều này với một người mẹ đã sinh con. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa và chuẩn bị tâm lý.

Nếu lo lắng về tài chính, công việc, các mối quan hệ, thì cũng nên nói với bạn bè, người thân để có được lời khuyên đúng đắn.

7. Có kế hoạch đi lại

Cũng như rất nhiều phụ nữ khác, bạn sẽ phải làm việc cho tới khi chỉ còn vài vài ngày nữa là sinh bởi vì bạn muốn có thêm thời gian ở bên con sau sinh. Tuy nhiên, sẽ đến lúc bạn phải đi làm. Quá trình đi lại từ nhà tới cơ quan và ngược lại là một trong những “thủ phạm” gây stress cho các bà mẹ con mọn và cũng có thể tác động đến cả các thai phụ lo xa.

Hãy hỏi sếp xem liệu bạn có thể đến muộn hơn, tránh giờ cao điểm nếu bạn dùng phương tiện công cộng. Hoặc bắt đầu công việc sớm hơn và kết thúc cũng sớm hơn, hay thậm chí là làm việc ở nhà 1-2 ngày mỗi tuần.

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngồi trong khi xe dịch chuyển. Đừng ngại nếu hỏi người khác có thể nhường chỗ ngồi cho mình.

8. Vấn đề tài chính

Nếu có các khoản nợ thì hãy cố gắng tạm gác nó sang một bên nếu không muốn làm ảnh hưởng đến bé. Hãy ghi ra danh sách những thứ bạn cần và quyết định cái nào sẽ mua, cái nào sẽ mượn hay xin mọi người; không mua những thứ không cần thiết, đặc biệt những thứ chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.

9. Dinh dưỡng và luyện tập

Ăn các thực phẩm có tác dụng tính tâm như các loại ngũ cốc nguyên cám (giàu vitamin B) sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng ứng phó với stress nhờ sản xuất hooc-môn serotonin. Bảo đảm chuyện ăn uống trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng.

Tập luyện cũng giúp giảm căng thẳng vì thế nên tập luyện đều đặn trước khi có thai và trong khi có thai. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy hỏi bác sĩ ngay.

Bơi lội là cách tập luyện tốt nhất với bà bầu, không chỉ giúp duy trì sức khỏe, tăng sự mềm dẻo của cơ khớp mà còn hạn chế được các chấn thương.

Đi bộ cũng là cách tập luyện tốt khi bầu bí và cũng là cách thư giãn hiệu quả.

10. Tự giúp mình

Cười là một trong những cách tự thư giãn tốt nhất, vì vậy hãy gặp gỡ bạn bè, đi xem phim hài ngay khi có thể.

Đi nghỉ cuối tuần và dành thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện cùng chồng.

]]>
https://meyeucon.org/16418/giam-stress-khi-mang-thai/feed/ 0
Kiểm soát nóng giận khi bầu bí https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/ https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/#respond Wed, 19 Jan 2011 12:01:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=15721 Vô số phụ nữ thấy mình dễ nổi khùng hơn kể từ khi có thai. Câu chuyện về bà bầu dưới đây là một ví dụ…


Sau một ngày làm việc, Ann xông vào nhà và ném chiếc cặp của cô trên sofa phòng khách. “Tôi không thể chịu đựng được nữa” – Ann gầm lên khiến chồng cô, lúc đó đang ngồi cạnh choáng váng. “Chúng ta ly hôn thôi” – Ann lạnh lùng.

Chồng của Ann (một chuyên gia marketing) rất thấu hiểu áp lực công việc của vợ. Nhưng suốt 5 tháng vừa qua, anh luôn phải hứng những cơn nổi cáu vô cớ mỗi lần trở về nhà.

“Tôi là người có cảm xúc mạnh và cực nóng. Tính xấu này thậm chí còn bùng phát ghê gớm hơn khi tôi mang thai” – Ann chia sẻ. May mắn thay, với sự giúp đỡ của người chồng tâm lý, một bữa tối ngon lành đã hoàn tất và Ann có thể bình tĩnh trước giờ đi ngủ.

Tại sao một số phụ nữ trở nên hung dữ khi có thai?

Các chuyên gia cho rằng, bạn không thể đổ mọi tội lỗi cho thay đổi nội tiết tố. “Hormone đóng một vai trò nhưng chưa có thống kê y khoa nào kết luận điều đó” – Lori Alshuler (giám đốc chương trình nghiên cứu rối loạn tâm trạng) cho biết.

Quan trọng hơn, có lẽ là những khó chịu tích lũy trong thai kỳ. “Trong những tháng đầu, một số thai phụ bị buồn nôn, mệt mỏi, ngực mềm và nỗi sợ hãi một chuyện gì đó” – Clark Gillespie (tác giả cuốn sách Từng tháng trong thai kỳ) tiết lộ. Thời gian trôi đi, cùng với mất ngủ, những áp lực của bụng bầu lên ruột và bàng quang cũng gây kích thích.

Ngoài ra, còn có mối liên kết giữa trầm cảm và tức giận. Tất nhiên không phải những phụ nữ hay nổi nóng có xu hướng dễ bị trầm cảm nhưng tâm trạng khó kiểm soát cũng là yếu tố góp thành bệnh.

Nếu bạn thường xuyên giận giữ, hãy thử:

  • Đi bộ bên ngoài: Cuộc tranh luận lúc “lửa giận” ngùn ngụt chỉ làm bạn nhạy cảm thêm. Tốt nhất, hãy cho mình nửa tiếng đi dạo dù là quanh văn phòng hay quanh ngôi nhà.
  • Hoạt động: Bơi lội, đi dạo, làm vườn… nhiều hoạt động có thể giúp bạn đánh bay khó chịu về thể chất.
  • Viết ra: Cảm giác tiêu cực có thể tuôn thành các trang nhật ký, thơ… và giữ bạn thoải mái hơn.
  • Giữ sức khỏe tinh thần: 2 tiếng nghỉ ngơi giúp bạn nuông chiều bản thân, như xem phim, mua giày.
  • Tìm trợ giúp: Nếu bạn không kiểm soát được cơn giận, hãy tìm giúp đỡ từ các chuyên gia.
]]>
https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/feed/ 0
Giảm căng thẳng khi ‘bầu bí’ https://meyeucon.org/14305/giam-cang-thang-khi-bau-bi/ https://meyeucon.org/14305/giam-cang-thang-khi-bau-bi/#respond Sat, 04 Dec 2010 00:45:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=14305 Cảm xúc tự nhiên khi mang thai là bạn luôn thấy lo lắng mình sẽ ăn gì, uống gì, làm việc ra sao, nghỉ ngơi thế nào… Những băn khoăn bình thường khác là liệu thai nhi có khỏe mạnh không, có con sẽ thay đổi cuộc sống của bạn thế nào, liệu vợ chồng bạn có trở thành cha mẹ tốt không…

Nhưng nếu nỗi lo này trở thành quá tải và bạn phải chịu đựng từ ngày này sang ngày khác thì đã đến lúc, bạn phải tìm cách xoa dịu nó.

Để bắt đầu, hãy chia sẻ nỗi lòng với chồng của bạn. Nói chuyện cởi mở về sự lo ngại của bạn giúp cả hai bạn thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển cuộc nói chuyện sang bạn bè, người thân của bạn để nhờ trợ giúp. Những người mẹ cùng cảnh khác cũng giúp bạn có kinh nghiệm cho vấn đề của mình.

Nếu bạn cực kỳ hoang mang và có rắc rối đặc biệt với sức khỏe của thai nhi, hãy trao đổi mối bận tâm của bạn với bác sĩ.

Mẹ căng thẳng và nguy cơ ảnh hưởng đến bé

Trong khi những áp lực hàng ngày là một phần của cuộc sống hiện đại thì mức độ cao của stress mạn tính có thể tác động đến cơn chuyển dạ và liên quan đến bé sơ sinh nhẹ cân. Nếu bạn thường xuyên làm việc với công suất 110%, hãy điều chỉnh ngay lập tức và đừng “tham công tiếc việc”. Cần chú ý chăm sóc bản thân bạn, đó là cách giảm stress dễ dàng nhất.

Hạ bớt căng thẳng

Có vài cách giúp bạn giảm thiếu lo âu tại nhà và nơi làm việc như sau:

– Biết nói “không” hợp lý: Mang thai là thời điểm lý tưởng để bạn cắt bớt những “gánh nặng” ít cần thiết. Nên coi việc nghỉ ngơi là ưu tiên hàng đầu và thường xuyên nhờ giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân…

– Cắt giảm bớt việc nhà, dành thời gian để đi lại, ngủ ngắn hoặc đọc sách.

– Cần tận dụng lợi ích của ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Sử dụng một ngày, hoặc chỉ một buổi chiều để nghỉ ngơi tại nhà cũng giúp bạn “hồi phục” sau cả tuần vất vả.

– Tập thở sâu, yoga.

– Luyện tập đều đặn như bơi lội hoặc đi bộ.

– Ăn uống khỏe mạnh, cân bằng giúp bạn có thể chất và tinh thần tốt.

– Đi ngủ sớm hơn. Cơ thể bạn cần thêm thời gian để nuôi dưỡng thai nhi và giấc ngủ giúp bạn điều đó.

– Tìm hiểu kiến thức về thai nghén: Đọc sách, tham khảo những website về sức khỏe bà bầu, chia sẻ kinh nghiệm với những người mẹ khác sẽ giúp bạn đối phó tốt nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ.

]]>
https://meyeucon.org/14305/giam-cang-thang-khi-bau-bi/feed/ 0
“Nhọc nhằn” khi ở cữ https://meyeucon.org/12943/nhoc-nhan-khi-o-cu/ https://meyeucon.org/12943/nhoc-nhan-khi-o-cu/#respond Fri, 08 Oct 2010 06:32:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=12943 Ngay từ lúc mới mang thai em bé, mẹ chồng Hoà đã giành lấy mọi việc nhà để con dâu “yên tâm” sinh con khoẻ mạnh. Sau sinh, Hoà cũng chỉ việc nằm một chỗ, có cơm bưng, nước rót tận nơi.

“Giống như cấm cung” – chị Minh Hoà (Phương Mai, Hà Nội) vẫn chưa hết cảm giác rùng mình với 30 ngày ở cữ.

Trong 30 ngày đó, đều như vắt chanh, mỗi ngày 4 bữa cháo móng giò, 3 bữa cơm thịt rim, rau ngót, những bữa phụ, đặc biệt không được bước xuống giường và vô số thứ phải kiêng, chị Minh Hoà (Phương Mai, Hà Nội) đến giờ vẫn chưa hết cảm giác rùng mình với 30 ngày ở cữ.

“Nhọc nhằn” chuyện ăn, uống

Ngay từ lúc mới mang thai em bé, mẹ chồng Hoà đã giành lấy mọi việc nhà để con dâu “yên tâm” sinh con khoẻ mạnh. Sau sinh, Hoà cũng chỉ việc nằm một chỗ, có cơm bưng, nước rót tận nơi.

Ngay từ ngày đầu tiên xuất viện, bà mẹ chồng đã đưa cho Hoà danh sách những thức ăn cần phải kiêng, dài dằng dặc, đọc không hết. Lo “mẹ thằng Mít” quên, bà còn cẩn thận dán lên đầu giường.

Mấy ngày đầu, Hoà vui vẻ đánh sạch 4 bát cháo móng giò, đều đặn 3 bữa cơm canh nhạt. Nhưng đến ngày thứ 5 thì Hoà bắt đầu lờm lợm cổ họng. Cô đề nghị giảm xuống 1 bát cháo, nhưng không được. Nghĩ đến con, không dám trái lời mẹ, Hoà đành nhắm mắt như bị tra tấn, vừa ăn mà nước mắt, nước mũi giàn giụa. Thỉnh thoảng, Hoà cũng được mẹ chồng đổi món, thay cháo móng giò lợn bằng móng giò… chó. Cực chẳng đã, Hoà ngấm ngầm gọi điện cho chị gái “cứu viện”.

Khổ nỗi, ai đến thăm đều phải qua “cửa ải” mẹ chồng, món ăn chị gái mang đúng vào món bà cụ kiêng. “Đúng là hạ sách, sau đận đó, bà nội còn tỏ ra trách dỗi!”, chị Hòa kể.

“Chẳng hiểu sao các cụ kiêng nhiều thế!”, Hạnh, nhân viên trực tổng đài điện thoại than vãn. “Tôm, cua, ghẹ, các loại cá tanh vốn là món khoái khẩu của em thì bà cụ cấm tiệt, với lý do sợ cháu bà đau bụng và mẹ bị hậu sản. Em nghĩ đồ ăn của mình còn hấp thụ đủ kiểu rồi mới làm ra sữa, chẳng nhẽ hấp thụ để tái tạo máu thì máu cũng tanh à? Chồng em góp ý chỉ cần kiêng chua, cay còn lại ăn hết, mẹ em lại gạt đi. Thế là trong nhà em loạn lên kiêng hay không kiêng. Mở miệng ra các cụ lại bảo: Rồi sau này mới biết! Thế nên không ai dám chống lệnh. Lỡ sau này có bị làm sao thì lại mang tội “trứng khôn hơn vịt”, Hạnh ấm ức kể.

Oái oăm nhất vẫn là trường hợp của Hà Dương (Phủ Lý- Hà Nam), vì hiếm ai phải nhập viện bất đắc dĩ như chị. Số là nhà chị bắt ăn kiêng nhiều quá, hết thịt lợn nạc, rau ngót luộc rồi đến cá kho mặn chát, đến cả hoa quả cũng kiêng nốt. Cái “lý” của “các cụ” là để chị khát nước mà uống nhiều nước cho… có sữa. Ngày nào cũng như vậy, chị cứ nhìn thấy mâm cơm mẹ bê lên là lại lao vào nhà vệ sinh nôn ọe, dù chưa ăn được miếng nào. Đến lúc chị bị táo bón, mất sữa, em bé bị ốm yếu, phải vào viện, bà nội mới chịu “xuống nước”, để chị được ăn theo thực đơn bác sĩ kê cho.

“Căng thẳng” chuyện ngủ, nghỉ

Không chỉ cơm bưng, nước rót ngay tại giường, mọi sinh hoạt của nhiều “bà đẻ” cùng diễn ra trên “chiến trận” này.

Sinh con vào tháng 8 âm, khi cái nóng của mùa hè còn chưa bớt, mẹ chị Lam Khánh đã chuẩn bị sẵn cho cô một nồi than bồ kết dưới gầm giường. Đêm ngày nồi than đỏ hồng, lại thêm bà trẻ vốn mát tay nuôi con đến thăm góp ý thêm: Nên xông nghệ, ngải cứu nướng trên than hoa cho co khít các lỗ chân lông và… sáng mắt. Phòng ngủ của cô ngày nào cũng hầm hập nóng và nồng. Mẹ con Khánh lúc nào cũng trong tình trạng mồ hôi nhễ nhại trong bộ quần áo kín mít từ đầu đến chân.
Lan là nhân viên văn phòng. Ngày sinh con, mẹ chồng cô tất tả bỏ việc đồng áng từ quê (Kiến Xương – Thái Bình) lên Hà Nội chăm cháu đích tôn. Thương con, thương cháu, bao nhiêu kinh nghiệm “ngàn đời” nuôi con bà truyền hết cho con dâu. Sinh con đầu lòng, nên Lan răm rắp nghe lời mẹ.

Kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn, Lan làm được. Chỉ có điều, bà nội yêu cầu Lan không ra khỏi phòng ít nhất hết tháng đầu tiên. Không làm bất cứ việc gì ngoài cho con bú, kể cả vắt khăn để tay chân đỡ cử động nhiều, hạn chế đứng “để sau này già đỡ đau lưng”. Tuy nhiên, gần hết thời gian ở cữ, Lan bị sốt, mất sữa phải vào viện điều trị kháng sinh liều cao. Bác sĩ cho biết, Lan bị sốt do sản dịch bị ứ, không ra hết do không vận động, cơ thể không phục hồi được.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động – Hà Nội): Không thiếu những trường hợp bà đẻ phải nhập viện trong tình trạng trầm cảm sau sinh do suốt thời gian ở cữ phải nằm trong nhà, luẩn quẩn trên giường, với 4 bức tường và một đứa bé. “Những kiêng kỵ dân gian trong thời gian ở cữ có ý nghĩa nhân văn riêng. Nhưng đây không phải là hệ thống bài bản, không có cơ sở khoa học. Nhiều khi nó trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều sản phụ trẻ nếu được áp dụng thái quá” – BS. Kim Dung cho hay.

Đồng quan điểm này, TS, BS Vũ Thị Bắc Hà – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Huế cho hay: Đúng là sau sinh có một số thực phẩm không nên sử dụng, nhưng cũng không vì thế mà “đoạn tuyệt” với các thực phẩm này, ví dụ thực phẩm lợi tiểu (rau cải, canh chua…).

Sau khi phục hồi sức khoẻ, các bà bầu hoàn toàn có thể ăn các loại thức ăn mình thích. Việc kiêng thái quá có thể gây ra tình trạng dù chất dinh dưỡng trong thức ăn đủ nhưng thiếu nước trầm trọng. Điều này cũng có thể gây mất sữa, táo bón. Để mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con, bạn có thể ăn đa dạng theo nhu cầu, sở thích, chỉ cần đảm bảo thực phẩm tươi, chế biến chín và giàu dưỡng chất.

“Nếu tâm lý khi ăn không thoải mái, việc hấp thu thức ăn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, bà mẹ không nên nhắm mắt nhắm mũi ăn liều thức ăn mà mình không thích” – TS. Bắc Hà bày tỏ quan điểm.

Trên thực tế, nhiều chị em dù rất hiểu biết nhưng vẫn không dám làm trái với kinh nghiệm “các cụ”, sợ bị mất lòng. Theo các bác sĩ, nếu biết điều gì chắc chắn đúng, hãy thuyết phục người thân bằng cơ sở khoa học, đừng để vì “kinh nghiệm gia truyền” mà làm hại đến sức khoẻ bản thân và con bạn. “Điều quan trọng là bạn đừng quá ỷ lại vào sự chăm sóc của người khác để phải nhắm mắt làm theo mọi lời áp đặt”.

BS. Kim Dung

]]>
https://meyeucon.org/12943/nhoc-nhan-khi-o-cu/feed/ 0
Chống lo lắng khi mang thai https://meyeucon.org/12636/chong-lo-lang-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/12636/chong-lo-lang-khi-mang-thai/#comments Fri, 24 Sep 2010 09:06:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=12636 Lo âu là điều bận tâm phổ biến ở phụ nữ có thai. Có rất nhiều thứ khiến bạn phải căng thẳng: ‘Bé của mình có khỏe mạnh không?’, ‘Sức khỏe của mình có tốt không?’… Một số lo lắng là bình thường trong bước chuyển biến lớn của cuộc đời này nhưng cũng nên tham khảo vài gợi ý để kiểm soát căng thẳng.

Phân tâm

Một mẹo để đánh bại lo lắng dù ở bất kỳ thời điểm nào là đánh lạc hướng suy nghĩ của bạn khỏi những điều gây stress. Khi bạn đang mang thai, điều này có thể khó khăn hơn vì dường như mọi người xung quanh luôn muốn hỏi thăm về bạn và em bé của bạn. Nhất là khi có điều gì đang làm bạn hoang mang, muốn tạm quên đi mà liên tục bị người đối diện khơi lại.

Hãy tìm cách quên đi mọi thứ trong một vài tiếng hoặc tìm một nơi để bạn có thể thực sự được nghỉ ngơi vào cuối tuần. Đơn giản như một tối cùng xem phim với người thân hoặc nghỉ trong phòng riêng với một tờ báo yêu thích. Đối với việc xao lãng tâm trí trong thời gian ngắn, hãy thử giải câu đố, giải ô chữ, đọc cuốn sách mà bạn thích hoặc làm việc gì đó như thêu thùa, nấu nướng, cắm hoa…

Thư giãn cổ điển

Một buổi massage thích hợp và an toàn khi mang thai rất có lợi cho bạn Hãy chắc rằng chúng dành cho thai phụ vì một số áp lực từ massage có thể gây ra các cơn co thắt hoặc các vấn đề khác…

Chống suy nghĩ tiêu cực

Điều quan trọng để chống lo âu nằm ở chính suy nghĩ tích cực của bạn. Với một ý chí mạnh mẽ, bạn dễ dàng hơn để cải thiện tinh thần theo hướng lạc quan. Khi những suy nghĩ tiêu cực ngự trị trong tâm trí bạn, hãy cố tìm ra một vài điểm tích cực. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ: “Mình không thể là người mẹ tốt”, hãy thử nghĩ: “Mình sẽ cố hết sức”. Động viên mình là cách giúp bạn đánh lạc hướng suy nghĩ xấu và nhìn về tương lai êm đẹp.

Nếu khó khăn để thoát khỏi bi quan, hãy nói chuyện với chồng hay người thân của bạn. Những người phụ nữ có kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn khi thai kỳ đang là mối lo lớn của bạn.

Lưu ý: Nếu bạn đang lo lắng nghiêm trọng, chẳng hạn như cơn hoảng loạn, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn bởi vì có một số thuốc được chấp thuận cho thai phụ có thể giúp bạn.

]]>
https://meyeucon.org/12636/chong-lo-lang-khi-mang-thai/feed/ 2