Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dấu hiệu nhận biết thời điểm sinh con của bạn sắp đến https://meyeucon.org/43507/dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-sinh-con-cua-ban-sap-den-2/ https://meyeucon.org/43507/dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-sinh-con-cua-ban-sap-den-2/#respond Fri, 09 Feb 2018 03:20:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=43507 Mỗi một phụ nữ đều có những trải nghiệm sinh con khác nhau. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết thời điểm sinh con của bạn sắp đến:

1

  • Ra “máu hồng”: Trước khi sinh một thời gian, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi sinh một ngày, hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình khi thấy dấu hiệu này nhé!
  • Vỡ nước ối: thai nhi trong bụng bạn được nằm trong bọc nước ối. Khi chuyển dạ, màng thai rách ra dẫn đến nước ối chảy ra ngoài. Sau khi vỡ nước ối khoảng 24 tiếng đồng hồ thì bạn sẽ sinh con. Nhưng nếu như nước ối vỡ sớm thì có thể nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy bạn hãy gọi điện cho bác sĩ của mình ngay khi nước ối vỡ nhé!
  • Các cơn co thắt: Bạn có thể cảm thấy những co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng. Hãy ghi lại thời gian các cơn co thắt, độ dài của mỗi cơn và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.
  • Các cơn co thắt xảy ra khi các cơ trong tử cung căng lên và giãn ra, tạo nên hiện tượng tử cung cứng và siết chặt rồi mở ra dần để chuẩn bị đón em bé chào đời.
  • Mỗi thai phụ sẽ cảm thấy khác nhau khi gặp những cơn co thắt. Có người sẽ cảm thấy rất đau vì cơ thể của bạn đang phải hoạt động để giúp cổ tử cung mở rộng.
  • Nhìn chung, cảm giác khi gặp các cơn co thắt như khi bạn bị đau bụng kinh nhưng mạnh hơn khá nhiều. Những cơn co thắt này sẽ từ từ dồn dập hơn.
  • Co thắt tử cung “thật” (để phân biệt với những cơn co thắt giả hay cơn gò) thường làm bạn khó di chuyển cho tới khi chúng kết thúc. Hãy để ý đến tần suất những cơn co thắt để chắc rằng bạn sắp chuyển dạ nhé.
  • Khi dấu hiệu chuyển dạ sớm đến, các cơn co thắt sẽ kéo dài khoảng 40 giây và cách nhau khoảng 10 phút. Khi cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng để em bé chào đời, mỗi cơn co thắt thường kéo dài hơn 1 phút và cách nhau khoảng 1 phút.

Giai đoạn chờ sinh

  • Thông thường đây là giai đoạn lâu nhất, đặc biệt khi bạn sinh “con so” (sinh con lần đầu). Quá trình này có thể kéo dài từ 12 đến 14 tiếng, hoặc kéo dài cả ngày.
  • Giai đoạn này có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ đầu tiên

  • Trong thời kỳ này, các cơn co thắt thường xuất hiện cách nhau ba mươi phút và không phải quá đau đớn. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận các cơn co thắt mạnh hơn và thường xuyên hơn, đến khi chúng cách nhau khoảng 5 phút.
  • Phần lớn sản phụ đều trải qua giai đoạn này tại nhà. Giữa các kỳ co thắt, bạn sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị di chuyển đến bệnh viện. Hãy thông báo với bác sĩ của bạn và giữ liên lạc cho đến khi bạn nhập viện an toàn nhé!
  • Trong lúc này, bạn hãy cố gắng đi lại xung quanh và điều tiết hơi thở của mình. Việc này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và dễ sinh hơn.
  • Có một số trường hợp, thời kỳ này diễn ra khá lâu. Bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng một bên người sẽ giúp bạn thoải mái hơn đấy.
  • Bạn cũng có thể ăn một ít thức ăn nhẹ nhàng, hãy tránh ăn những đồ dầu mỡ. Bạn nên uống nhiều nước lọc hay các loại nước không có đường để tránh gây ra buồn nôn.

Thời kỳ cổ tử cung mở ra

  • Thời điểm này, các cơn co thắt cách nhau khoảng 4-5 phút và kéo dài khoảng một phút. Bạn nên di chuyển đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.
  • Sau khoảng vài tiếng đồng hồ, cổ tử cung của bạn có thể mở từ 4 đến 8cm.
  • Nếu bạn thấy đau, hãy thử thay đổi tư thế của mình. Có đôi khi bạn phải thay đổi tư thế vài lần để có thể thoải mái hơn với các cơn co thắt. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoay chuyển hông, động tác này giúp em bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn.
  • Thông thường, các sản phụ không thể di chuyển hay nói chuyện vì các cơn co thắt lúc này khá mạnh. Hãy tranh thủ thời gian giữa các lần co thắt để giữ sức.
  • Điều tiết hơi thở có thể giúp ích phần nào khi gặp các cơn co thắt. Bạn hãy thử hít sâu khi cơn co thắt bắt đầu, và thở nhẹ ra theo mỗi lần co thắt. Cố hít thở đều đặn và nhẹ nhàng nhé!

 Chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh

  • Lúc này, các cơn co thắt của bạn sẽ kéo dài hơn, thường xuyên và mạnh hơn. Thông thường mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 90 giây và cách nhau từ 2 đến 3 phút. Các bà bầu có thể cảm thấy sợ hãi hay cáu giận. Nếu thấy người run rẩy hoặc buồn nôn, cảm giác cơ thể mình quá nóng hay quá lạnh, hãy báo ngay cho bác sĩ vì đây không phải là dấu hiệu thông thường.
  • Mười phút hoặc một tiếng sau đó, có thể là thời điểm chuyển dạ của bạn. Lúc này, cổ tử cung đã mở hoàn toàn đến 10cm và cơ thể bạn đã sẵn sàng đón em bé chào đời.
  • Khoảng thời gian tử cung giãn từ 5cm đến lúc đạt 10cm sẽ kéo dài nhanh hơn nhiều so với thời gian đầu.
  • Trong quá trình sinh con, các y tá sẽ quan sát tình trạng của bé bằng cách đo nhịp tim. Các y tá sẽ dùng một thiết bị đặc biệt hoặc để bạn đeo một dây đai quanh bụng có liên kết với máy hiển thị nhịp tim của bé. Trừ khi bác sĩ e ngại về tình trạng sức khỏe của bé và cần theo dõi trong suốt quá trình sinh con, việc lấy nhịp tim có thể thực hiện trong khoảng 30 phút.
  • Trong giai đoạn chờ sinh, bạn hãy cố gắng thư giãn, tìm một tư thế thoải mái và tránh hoảng sợ hay lo lắng quá.
  • Có chồng hay người thân bệnh cạnh cũng giúp ích rất lớn trong giai đoạn này, đặc biệt là khi họ đã từng tham gia những khóa huấn luyện tiền sinh sản.
]]>
https://meyeucon.org/43507/dau-hieu-nhan-biet-thoi-diem-sinh-con-cua-ban-sap-den-2/feed/ 0
Dị tật thai nhi và những điều mẹ mang thai nên tránh https://meyeucon.org/42689/di-tat-thai-nhi-va-nhung-dieu-me-mang-thai-nen-tranh/ https://meyeucon.org/42689/di-tat-thai-nhi-va-nhung-dieu-me-mang-thai-nen-tranh/#respond Fri, 19 Jan 2018 01:59:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=42689 Sốt cao, stress, uống rượu, uống thuốc tùy tiện… là những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nó có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho bé. Vì vậy, khi mang thai các mẹ nên tránh những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe cho bé ngay từ trong bụng mẹ nhé!

Sốt cao trong thời kỳ đầu mang thai

1

Mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai để ngăn ngừa những cơn sốt liên quan đến cúm (Ảnh minh họa)

Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 14 trong thai kỳ, nếu mẹ bầu bị sốt cao, bé cưng trong bụng sẽ có nguy cơ bị khuyết tật khá cao. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn diễn ra các quá trình sinh lý khá nhạy cảm với nhiệt độ, như là quá trình chuyển hóa protein. Toàn bộ sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất lớn vào quá trình sắp xếp trật tự protein này và nhiệt độ cao có thể khiến quá trình này bị sai lộ trình.

Những cơn cảm sốt nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì lớn nên bạn không cần quá lo lắng nếu như chỉ bị cảm nhẹ. Tuy nhiên, để an toàn, trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng cúm để ngăn ngừa những cơn sốt liên quan đến cúm.

Uống nhiều rượu

1

Nồng độ cồn trong rượu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi (Ảnh minh họa)

Khi mẹ uống rượu, nồng độ cồn sẽ theo nhau thai truyền vào máu của bé, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Trong khi mang thai, nếu bạn uống từ 2 – 4 ly rượu mỗi ngày có thể gây ra dị dạng thai nhi như não kém phát triển, ảnh hưởng đến tai, mũi và môi của bé…

Uống thuốc tùy tiện

Việc tự ý sử dụng các loại thuốc cảm, thuốc kháng sinh, thuốc trị mụn… khi mang thai có thể khiến thai nhi bị các khuyết tật về thần kinh, tiết niệu hoặc ở tay chân. Không phải tất cả các loại thuốc đều gây ra khuyết tật ở thai nhi. Vì vậy, bạn nên tham khảo và xin tư vấn của các bác sĩ một cách kỹ càng trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu như chưa biết rõ thàng phần có trong thuốc.

Có tiếp xúc với mèo

Nghe có vẻ khá “kỳ lạ” nhưng thật tế là những vi khuẩn trên mèo có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Theo thống kê ở Anh, có hơn 40% phụ nữ mang thai mắc bệnh truyền nhiễm từ mèo và khoảng 500 chết vì tiếp xúc với vi khuẩn mèo mỗi năm. Vì vậy, nếu bạn đang nuôi mèo, bạn nên tiêm phòng đầy đủ và nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ nhé!

 

 

Mất cân bằng dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trọng bụng mẹ

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng hàng đầu đến sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ. Việc áp dụng một chế độ ăn uống quá nghiêm ngặt có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi, làm bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Và điều này sẽ khiến bé bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ…Đặc biệt, việc thiếu hụt axit folic trước và sau khi mang thai có thể gây dị tật ống thần kinh.

Thường xuyên trang điểm đậm

2

Các hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm có thể gây những dị tật cho thai nhi (Ảnh minh họa)

Khi mang thai, bạn vẫn có thể trang điểm nhẹ nhàng để mỗi ngày đến công sở thêm tươi tắn. Tuy nhiên, trang điểm đậm lại là chuyện khác nhé! Theo nghiên cứu, những thai phụ thường xuyên trang điểm đậm mỗi ngày có nguy cơ gây ra những khuyết tật trên thai nhi cao hơn những thai phụ không trang điểm gấp 1,25 lần.

Các hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm có thể gây những dị tật cho thai nhi

Khi trang điểm đậm, bạn thường phải sử dụng những loại mỹ phẩm có chứa hàm lượng chì, thủy ngân và asen khá cao. Những hóa chất này có thể thấm qua niêm mạc da, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Stress

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những căng thẳng khi mang thai có thể gây dị tật cho thai nhi. Khi bị căng thẳng, các hormone từ tuyến thượng thận có thể gây cản trở vai trò của các mô phôi thai. Nếu căng thẳng xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có thể sẽ bị các dị tật như sứt môi hoặc hở hàm ếch.

 

]]>
https://meyeucon.org/42689/di-tat-thai-nhi-va-nhung-dieu-me-mang-thai-nen-tranh/feed/ 0
Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P2) https://meyeucon.org/35163/su-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-nhung-tuan-tuoi-quan-trong-p2/ https://meyeucon.org/35163/su-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-nhung-tuan-tuoi-quan-trong-p2/#comments Wed, 29 Oct 2014 01:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=35163 Trong phần 1 của bài ‘Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng‘, chúng tôi đã giới thiệu sự phát triển của thai nhi từ tuần 8 đến tuần 20. Trong phần 2 này, chúng tôi xin giới thiệu những mốc quan trọng của sự phát triển thai nhi từ tuần 22 đến tuần 40.

Tuần  22

Chiều dài: 21 cm; trọng lượng: 566 g

Xương của tai cứng hơn và có khả năng dẫn dao động âm. Thai nhi có thể nghe thấy âm thanh của mẹ như hơi thở, nhịp tim và giọng nói.
Các lớp đầu tiên của chất béo đang bắt đầu hình thành. Đây là sự khởi đầu cho quá trình tăng cân nhanh hơn của thai nhi.

Ở tuần này, thai nhi có 22% cơ hội sống sót khi ra bên ngoài tử cung khi được chăm sóc sơ sinh thích hợp.

Tuần 24

Chiều dài: 22 cm, trọng lượng: 907 g

Thai nhi có thể phản ứng với âm thanh từ cả bên trong và bên ngoài tử cung. Cử động phản xạ của trẻ phát triển hơn và mạnh hơn. Phổi tiếp tục phát triển. Thai nhi bây giờ đã biết thức và ngủ. Da đã chuyển sang màu đỏ, nhăn nheo và được bao phủ bởi lông mịn.

Ở tuần này, thai nhi có 35% cơ hội sống sót khi ra bên ngoài tử cung khi được chăm sóc sơ sinh thích hợp.

Tuần 26

Chiều dài: 25 cm, trọng lượng: 1133 g

Miệng và môi thai nhi thể hiện mức độ nhạy cảm lớn hơn. Đôi mắt đã có thể mở một phần và có thể cảm nhận được ánh sáng. Mẫu sóng não tương tự như của một đứa trẻ đủ tháng lúc mới sinh. Có 50% cơ hội sống sót khi được chăm sóc sơ sinh thích hợp khi ra ngoài tử cung.

Tuần 28

Chiều dài: 26 cm, trọng lượng: gần 1360 g

Thai nhi có phổi có khả năng hít thở không khí, cho dù vậy thì trợ giúp y tế có thể cần thiết. Thai nhi có thể mở, nhắm mắt; mút ngón tay của mình; khóc và phản ứng với âm thanh.

Trẻ có 88% nếu được sinh ra trong tuần này và được chăm sóc sơ sinh thích hợp.

Tuần 30

Chiều dài: 28 cm, trọng lượng: hơn 1360 g

Da trẻ dày và màu hồng hơn. Có sự gia tăng trong các kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não. Từ giai đoạn này, thai nhi phát triển các trung tâm, chủ yếu là xung quanh tăng trưởng.

Có 95% cơ hội để trẻ sống sót nếu được chăm sóc sơ sinh thích hợp.

Tuần 32

Chiều dài: 30 cm, trọng lượng: hơn 2041 g

Thai nhi có thể mở mắt khi thức dậy và nhắm mắt khi ngủ. Da bây giờ có màu hồng và mịn màng hơn. Hầu hết trẻ sinh ra ở tuần này sẽ tồn tại (một số sẽ cần đến các dịch vụ chăm sóc đặc biệt) với 95% cơ hội sống sót.

Tuần 34

Chiều dài: 31 cm, trọng lượng: 2490 g

Tóc trên đầu mượt mà hơn và mọc dựng đứng. Trương lực cơ đã phát triển và thai nhi có thể quay hoặc ngẩng đầu của mình. Có trên 95% cơ hội sống sót cho trẻ sinh ra ở tuần này khi được chăm sóc sơ sinh thích hợp.

Tuần 36-40

Chiều dài từ 34 đến 50 cm, có thể nặng từ 2948 g đến 4535 g

Phổi thường trưởng thành. Thai nhi có thể nắm khá chắc. Thai nhi biết hướng về phía nguồn sáng. Trẻ có 99% cơ hội sống sót khi được chăm sóc trẻ sơ sinh phù hợp.

Đến đây thì bé đã sẵn sàng để nằm trong vòng tay yêu thương của bạn và gia đình rồi. Hãy chuẩn bị đồ để đi sinh bạn nhé!

]]>
https://meyeucon.org/35163/su-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-nhung-tuan-tuoi-quan-trong-p2/feed/ 1
Sự phát triển của thai nhi qua những tuần tuổi quan trọng (P1) https://meyeucon.org/35155/su-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-nhung-tuan-tuoi-quan-trong/ https://meyeucon.org/35155/su-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-nhung-tuan-tuoi-quan-trong/#respond Fri, 24 Oct 2014 03:00:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=35155 Trứng của phụ nữ thường được thụ tinh với tinh trùng ở trong ống dẫn trứng. Sau khi thụ tinh, trứng phân chia và nhân lên để tạo thành phôi. Trong vài ngày sau đó, phôi thai di chuyển qua ống dẫn trứng vào niêm mạc tử cung, bám vào thành tử cung và bắt đầu phát triển.

Khi mang thai, niêm mạc tử cung của người phụ nữ dày hơn và mạch máu trong nó mở rộng hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Khi thai nhi phát triển, tử cung mở rộng để có đủ chỗ cho thai nhi ‘ở’. Những hình ảnh và số liệu sau đây cho thấy sự phát triển của thai nhi từ tuần 8 đến tuần 40.

Tuần 8

Chiều dài: 3,8 mm. Trọng lượng: 14 g

Ở tuần này, các bộ phận quan trọng của cơ thể bắt đầu được hình thành: ta có thể quan sát được mắt, tai, tay và chân. Cơ bắp và xương đang phát triển và hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn. Tim đã có bốn buồng và bắt đầu bơm máu từ 4 tuần trước.

Tuần 10

Chiều dài: 6,3 mm. Trọng lượng: 42 g

Ở tuần 10, các ngón tay và các ngón chân đã phân tách và có móng. Thai nhi bắt đầu có những cử động nhẹ, quá nhẹ để bạn có thể cảm nhận. Nhịp tim của thai nhi có thể được phát hiện bằng máy. Tất cả các cơ quan chủ yếu ở bên ngoài đã xuất hiện. Hệ cơ tiếp tục phát triển.

Tuần 12

Chiều dài: 8,8 mm. Trọng lượng: 56 g

Thai nhi bắt đầu nuốt, thận thải ra nước tiểu và máu bắt đầu hình thành từ trong tủy xương. Khớp và cơ bắp cho phép thai nhi có thể có những cử động trên toàn bộ cơ thể. Đã có mí mắt và mũi đang phát triển. Bộ phận sinh dục bên ngoài đã tương đối hoàn thiện, có thể được xác định được giới tính thai nhi.

Tuần 14

Chiều dài: 12,7 mm. Trọng lượng: 113 g

Đầu thai nhi quay lên trên, cánh tay và chân đã hoàn thiện. Da vẫn trong suốt. Một lớp tóc tơ đã bắt đầu phát triển trên đầu. Các cử động của chân tay trở nên nhịp nhàng hơn.

Tuần 16

Chiều dài: 14 mm. Trọng lượng: 226 g

Da có màu hồng trong suốt, có thể nhìn thấy rõ đôi tai của bé. Tất cả các đặc điểm của cơ thể và khuôn mặt lúc này đã có thể nhận biết khá rõ. Lúc này, thai nhi có thể chớp mắt, nắm tay, máy môi. Tóc và móng tay bắt đầu phát triển. Thai nhi đã bắt đầu đạp nhưng có lẽ người mẹ cũng khó có thể nhận thấy hành động này của bé.

Tuần 18

Chiều dài: 15 – 16 mm. Trọng lượng: 340 g

Tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể đã được hình thành và bắt đầu một giai đoạn tăng đơn thuần. Da được bao phủ bởi chất nhờn bảo vệ da. Quá trình hô hấp diễn ra, nhưng phổi chưa phát triển đủ để trẻ có thể tồn tại ở bên ngoài tử cung.

Tuần 20

Chiều dài: 19 mm. Trọng lượng: 453 g

Thời gian này, sự phát triển của não diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Có thể nghe được nhịp tim của thai nhi bằng ống nghe. Thận bắt đầu làm việc. Thai nhi có thể mút ngón tay và vận động nhiều hơn.

]]>
https://meyeucon.org/35155/su-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-nhung-tuan-tuoi-quan-trong/feed/ 0
Đo để biết thai to hay nhỏ https://meyeucon.org/13813/do-de-biet-thai-to-hay-nho/ https://meyeucon.org/13813/do-de-biet-thai-to-hay-nho/#comments Thu, 02 Oct 2014 15:30:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=13813 Làm thế nào để biết thai nhi có phát triển bình thường hay không? Thai nhi phát triển bình thường thì có kích thước như thế nào? Mời các chị em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm bắt đầu đo sự phát triển của thai nhi?

Bắt đầu từ tuần 20 đến lúc sinh, mỗi lần đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra các chỉ số cần thiết, trong đó có chỉ số về chiều dài, cân nặng của thai nhi. Nhờ những chỉ số này, bác sĩ sẽ cho chị em biết thai nhi của mình có phát triển tốt hay không, cần phải bổ sung và hạn chế những gì trong chế độ ăn uống và luyện tập để thai nhi phát triển tốt nhất. Kích thước của thai nhi sẽ tăng đều từ tuần 20, những bắt đầu từ khoảng tuần 30 trở đi thai nhi sẽ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng.

Siêu âm nhằm đánh giá kích thước của thai nhi

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai?

Làm thế nào để biết thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai? Đây là vấn đề đang được rất nhiều chị em quan tâm. Chúng tôi đã nhờ các bác sĩ chuyên khoa giúp chị em giải quyết thắc mắc này như sau: Thai nhi phát triển về kích thước hơn so với tuổi thai có nghĩa là khi đi khám thai chiều dài đo được của thai nhi dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm.

Trong trường hợp này, để tìm hiểu xem nguyên nhân là gì, bác sĩ sẽ thực hiện việc siêu âm kỹ hơn một chút hoặc là tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu khác nữa. Sau đây là một số lý do chị em dẫn đến tình trạng:

  • Đã đến ngày dự sinh hoặc là quá hạn dự sinh mấy ngày mà chị em vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì.
  • Chị em có thể đang bị bệnh u xơ tử cung.
  • Nhiều trường hợp là do chị em đang mang thai đôi.
  • Lượng nước ối của chị em nhiều hơn so với bình thường.

Một vài trường hợp có thể do chị em bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lo lắng, vì tình trạng sẽ được cải thiện nếu được kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy, đi khám thai định kỳ và thực hiện siêu âm rất quan trọng trong việc giúp các bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai?

Điều này có nghĩa là tại thời điểm chị em đi khám thai, thai nhi có chiều dài ngắn hơn khoảng 3cm so với chiều dài trung bình. Trong trường hợp này, bác sĩ của bạn cũng sẽ tiến hành việc siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như ngày dự sinh và có biện pháp loại trừ các vấn đề khiến thai nhi bị kiềm chế sự tăng trưởng.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai nhi phát triển kém hơn bình thường là do chị em hoặc chồng có kích thước cũng quá khiên tốn. Để theo dõi tốt sự phát triển của thai nhi, chị em nên đi khám thai đúng định kỳ và đừng quên hỏi bác sĩ về những chỉ số mình không biết nhé!

]]>
https://meyeucon.org/13813/do-de-biet-thai-to-hay-nho/feed/ 11
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 9 https://meyeucon.org/7560/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-9/ https://meyeucon.org/7560/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-9/#comments Wed, 01 Oct 2014 14:00:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=7560 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 38

Quá trình phát triển của thai nhi:

Lúc này bé yêu của bạn đã phát triển hoàn thiện. Bé có thể cử động linh hoạt các ngón tay, và cảm nhận được luồng ánh sáng bên ngoài rồi đấy.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này, nút nhầy ở cổ cử cũng của chị em có thể bị bong ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nút nhầy này chỉ bong ra trước mấy ngày, hoặc mấy giờ khi chị em chuẩn chị chuẩn bị vượt cạn. Tốt nhất là trong thời gian này chị em nên chú ý một chút, nếu có vấn đề gì thì phải thông báo ngay cho bác sĩ của mình nhé!

Thai nhi 39 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 39

Quá trình phát triển của thai nhi:

Với tốc độ gia tăng nhanh chóng về kích thước, lúc này bé yêu có cân nặng khoảng 3.200 gram và có chiều dài khoảng 51 cm. Đến thời điểm này, kích thước vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn các tuần trước.

Ở tuần trước các cơ chức năng ở má của bé yêu đã phát triển hoàn thiện để làm nhiệm vụ giúp bé có thể bú mẹ. Còn trong tuần này các chất thải sẽ được tích lũy trong ruột của bé. Các chất thải này sẽ được bé yêu thải ra sau khi chào đời. Đồng thời lúc này, bộ phận sinh sản của bé yêu cũng đã được phát triển hoàn thiện hơn.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Tuần này, chị em sẽ đi tiểu nhiều hơn, nguyên nhân của tình trạng này là do bé yêu đã tụt hẳn xuống khung xương chậu, nên làm cho bàng quang của chị em bị chèn ép mạnh.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 40

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, bé yêu có cân nặng trên 3kg và với kích thước như thế này, bé yêu đã chiếm hết các khoảng trống trong tử cung của mẹ, đây cũng chính là nguyên nhân khiến dây rốn phải búi lại thành cục hoặc là quấn quanh cơ thể bé.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Từ giờ đến lúc sinh, chị em sẽ phải đối mặt thường xuyên với các cơn chuyển dạ giả, chúng có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và rất đau. Tuy nhiên, các cơn chuyển dạ giả này sẽ mất đi khi chị em hoạt động nhẹ.

Trong tuần này, một số dấu hiệu của việc chị em sắp sinh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu thấy có biểu hiện vỡ ối hoặc các biểu hiện khác thường khác, chị em cần phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa khám.

Thai nhi tuần thứ 41

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 41

Quá trình phát triển của thai nhi:

Đây là thời điểm chị em cảm thấy lo lắng nhất, vì sắp đến ngày bé yêu chào đời rồi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 6% chị em sinh vào đúng ngày dự sinh, và phần đông các phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường phải đếm từng ngày, có khi lố đến 2 tuần lễ sau ngày dự sanh mới chuyển dạ.

Nếu chị em sinh ở tuần này thì bé yêu sẽ có cân nặng khoảng 3,5kg và chiều dài khoang 50cm. Như tuần trước chúng tôi đã giới thiệu, khi mới được sinh ra bé yêu sẽ có cái đầu không được tròn cho lắm, tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, vì sau khoảng một vài ngày nữa đầu của bé sẽ quay lại đúng hiện trạng của nó.

Ngay sau khi chào đời, việc đầu tiên của bé yêu đó là cất tiếng khóc. Lúc này bác sĩ sẽ hút hết chất nhầy trong miệng và mũi của bé yêu, và khi đấy chị em có thể nghe rõ ràng hơn tiếng khóc của con yêu. Sau khi hút hết chất nhầy, bác sĩ sẽ cắt dây rốn cho bé và thực hiện một số các kiểm tra khác nữa như đo chỉ số Apgar để xác định các phản ứng của bé có bình thường hay không, hoặc dấu hiệu của hệ hô hấp, màu da, cuối cùng là đo cân nặng và chiều cao của bé.

Nếu vì lý do nào đó như tình trạng sức khỏe của chị em quá yếu không thể sinh thường được, các bác sĩ sẽ quyết định cho chị em sinh mổ, tuy nhiên chị em cũng đừng quá lo lắng nhé! Bác sĩ sẽ can thiệp để chị em vượt cạn an toàn nhất, bé yêu sẽ nhanh chóng được đưa vào vòng tay của chị em thôi!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này chị em phải giữ cho tinh thần thật thoải mái để có thể vượt cạn tốt nhất. Trong vòng 1 tuần dự sinh mà chị em vẫn không thấy có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em thực hiện xét nghiệm về tình trạng của tim thai (nonstress test), từ kết quả trên bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nên dùng biện pháp nào cho hợp lý.

Trường hợp chị em gặp rắc rối trong quá trình sinh các bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách tiến hành dục sanh (việc này sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra tốt hơn), hoặc có thể dùng phương pháp chọc ối hoặc tiêm hormon oxytocin (giúp cho tử cung co bóp)…

Hiện nay, rất nhiều gia đình chọn cách sinh mổ để lựa chọn ngày giờ sinh tốt nhất cho tương lai sau này của con. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chị em lại lo lắng gì nếu sinh mổ thì tình cảm của 2 mẹ con sẽ không tốt bằng sinh thường. Điều này không hẳn đúng vì sinh bằng cách nào thì tình cảm giữa mẹ và bé cũng có một sợi dây gắn kết rồi. Nên các chị em đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé! Chúc chị em vượt cạn an toàn!

]]>
https://meyeucon.org/7560/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-9/feed/ 105
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8 https://meyeucon.org/7556/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8/ https://meyeucon.org/7556/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8/#comments Tue, 30 Sep 2014 14:30:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=7556 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 34

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần này, mắt bé yêu đã có thể co giãn ra và nhìn thấy các hình ảnh mờ mờ. Lúc này bé dành hết thời gian cho việc ngủ. Khi bé ngủ, đặc biệt là khi bé đang mơ, mắt của bé có thể có các cử động REM.

Hệ hô hấp của bé cũng được phát triển hoàn thiện trong tuần này. Bên cạnh đó, lớp mỡ dưới da cua bé yêu vẫn đang tiếp tục được tích lũy. Trong những tuần tiếp theo bé yêu sẽ gia tăng cân nặng một cách đáng kể.

Lúc này, chị em có thể biết chính xác vị trí ngôi của bé yêu rồi đấy. Trong lần khám thai lần này chị em hãy chú ý nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Còn khoảng 8 tuần nữa là đến ngày chào đón thiên thần bé nhỏ rồi đấy các mẹ ạ. Để thực hiện tốt nhất quá trình lâm bồn thì ngay từ bây giờ chị em nên dành một chút thời gian để tham khảo kinh nghiệm của các mẹ bầu khác, hoặc là tham gia các lớp dạy về khả năng chế ngự các cơn đau, bổ sung khiến thức chăm sóc cho bản thân và bé yêu sau khi sinh. Lúc này chị cũng nên trao đổi với của bác sĩ của mình để lựa chọn phương pháp sinh tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Bạn có thể chọn sinh thường, sinh mổ hoặc lựa chọn phương pháp đẻ không đau. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn nhé!

 

Thai nhi 34 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 35

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong suốt quá tình mang thai, cũng cấp đủ lượng Canxi cần thiết là rất quan trọng cho sự phát triển cua bé yêu. Nếu chị em không cũng cấp đủ canxi cần thiết thì bộ xương của bé yêu sẽ không phát triển tốt được.

Tuần này, lượng sữa mẹ vẫn tiếp tục được tiết ra nhiều hơn. Lớp chất gây bao phủ quanh cơ thể bé được phát triển dày hơn, tuy nhiên lớp lông măng mềm mại lại đang rụng với tốc độ siêu nhanh.

Bộ xương của bé yêu đã được hoàn thiện hơn. Lúc này, bé yêu có cân nặng khoảng 2.100 gam và có chiều dài khoảng 46cm. Nếu vì một lý do nào đó mà chị em phải sinh non, đừng quá lo lắng vì lúc này bé yêu đã có thể thích nghi tốt với cuộc sống mới rồi. Trường hợp bé quá yếu thì bác sĩ sẽ can thiệt bằng y tế nên các chị em yên tâm nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong những tuần lễ cuối cùng này, nhiều chị em cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bị căng thẳng, hoặc lo lắng về quá trình lân bồn sắp tới, đây cũng chính là nguyên nhân khiến chị em kiệt sức, điều này làm ảnh hưởng xấu đến ca mẹ và thai nhi. Để không làm ảnh hưởng đến thai nhi chị em hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giản bằng những bản nhạc nhẹ, tập thể dục, hoặc đi dạo cũng chồng… Ngoài ra chị em cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng các chất kích thích như cà phê hoặc rượu bia…

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 36

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, bé yêu có cân nặng khoảng 2,3kg. Từ giờ đến lúc sinh bé yêu sẽ tăng cân rất nhanh! Do sự gia tăng nhanh chóng về kích thước nên tử cũng của chị em sẽ chật hơn, đồng nghĩa với việc bé yêu sẽ ít cử động hơn trước. Tuy nhiên bé sẽ có những cử đọng mạnh, đôi khi có thể khiến chị em cam thấy rất đau. Những lúc đấy hãy cố gắng xoa bụng để bé yêu cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ, bé sẽ không làm bạn đau nữa.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này chị em sẽ cảm nhận được sự gắn kết tình cảm giữa 2 mẹ con. Nó như là một sợi dây kết nối tình cảm của chị em dành cho con yêu của mình và ngược lại. Chị em có thể hát ru bé, xoa bụng, hoặc là trò chuyện cùng bé mỗi ngày…Đây là cách tốt nhất giúp nuôi dưỡng tình cảm giữa mẹ và bé.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 37

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, khuôn mặt của bé yêu sẽ đầy đặn và rõ nết hơn các tuần trước. Điều này là do các lớp mỡ hai bên gò má đã tích lũy đủ. Bây giờ, bé yêu có cân nặng khoảng 2.500-2.800 gam.

Do được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai, nên hộp sọ của bé yêu đã vững chắc hơn rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn có thể thay đổi hình dạng một chút khi bé yêu đi qua ngã âm đạo của mẹ trong quá trình lâm bồn. Do vậy, chị em cũng đừng quá kinh ngạc nhiên khi thấy bé yêu của mình được sinh ra với cái đầu không được đẹp lắm nhé! Bởi vì, sau vài ngày bé lại trở lại đúng hình dạng của nó thôi mà!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Từ tuần này trở đi, chị em nên đi khám thai thường xuyên để kịp theo dõi những thay đổi bất ngời của thai nhi. Hãy chú ý quan sát và chia sẻ với bác sĩ của mình về những điều bất thường đang xảy ra với mình.

]]>
https://meyeucon.org/7556/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-8/feed/ 170
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 https://meyeucon.org/7552/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7/ https://meyeucon.org/7552/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7/#comments Tue, 30 Sep 2014 01:00:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=7552 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 29

Quá trình phát triển của thai nhi:

Lúc này, bé yêu của bạn cân nặng khoảng 1.000 gram và có chiều dài khoảng 40 cm. Trong lần đi khám thai ở tuần này, chị em có thể biết ngôi của bé yêu. Ngôi có nghĩa là vị trí của thai nhi trong bụng mẹ. Lúc sắp sinh nếu chị em cảm thấy ở cổ tử cung trì nặng thì có thể bé yêu có ngôi đầu. Để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong quá trình lâm bồn thì việc xác định chính xác ngôi của bé là điều rất quan trọng, bởi vì nếu có điều gì bất thường về ngôi của bé thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sinh. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lo lắng, bởi vì từ giờ đến lúc sinh bé yêu vẫn còn thời gian 2 tuần nữa để thay đổi từ thế nằm trong bụng mẹ.
Trong tuần này, các bộ phận khác trên cơ thể vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, chị em nên đi khám thai mỗi tuần để có thể theo dõi và phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của thai nhi. Trong tuần này bác sĩ của chị em có thể sẽ cho chị em thực hiện xét nghiệm kiểm tra nhóm máu. Sau khi có kết quả, nếu chị em thuộc nhóm máu “Rh-“ thì bác sĩ sẽ thảo luận và cho chị em tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, và ngay khi bé yêu chào đời chị em sẽ được tiêm nhắc lại mũi thứ hai.

 

Thai nhi tuần thứ 29

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 30

Quá trình phát triển của thai nhi:

Ở tuần lễ này, bé yêu vẫn đang tiếp túc phát triển hoàn thiện một số bộ phận còn lại. Lúc này chị em có thể cam nhận rõ ràng các cú đạp mạnh của bé, nhiều trường hợp cú đạp của bé khiến chị em cảm thấy rất đau và ngạt thở. Tuy nhiên, cảm nhận được thiên thần bé nhỏ của mình đang cử động chị em sẽ vô cùng hạnh phúc, thậm chí còn muốn âu yếm bé yêu nữa.

Bên cạnh niềm hành phúc chị em cũng đừng quên nhiệm vụ rất quan trọng là nếu nhưng cảm thấy bé cử động quá ít, thì phải đếm lại số lần bé cử động trong 1 tiếng. Trong tuần 30 này, mỗi giờ bé phải cử động ít nhất 10 lần/giờ, nếu thấy ít hơn chị em cần đến bệnh viện ngay để được tư vấn nhé. Ngoài ra, tuần này tuyến sữa của chị em bắt đầu phát triển rồi đấy.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Sắt rất quan trong cho sự phát triển toàn diện của bé yêu, chính vì vậy, trong quá tình mang thai chị em cần bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể. Hàng ngày chị em nên bổ sung ít nhất 30 miligam sắt trong suốt giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi vì, hiện nay tình trạng thiếu sắt rất hay xảy ra đối với các thai phụ. Tốt nhất chị em nên bổ sung sắt bằng chế độ dinh dưỡng, tuy nhiên nếu muốn bổ sung sắt bằng thuốc, chị em nên tham khảo ý khiến của bác sĩ nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 31

Quá trình phát triển của thai nhi:

Lúc này, bé yêu có cân nặng khoảng 1.400 gam và có chiều dài khoảng 40 cm, trong các tuần tiếp theo bé sẽ tiếp tục tăng cân. Các lớp mỡ dưới da cũng đang được tích tụ, điều này sẽ giúp  làn da của bé yêu trông mịn màng hơn rất nhiều, đặc biệt là lớp mỡ này sẽ giúp bé yêu không bị mất nhiệt khi chào đời.

Sau khi sinh ra bé phải tự hô hấp, để chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ này, ngay từ tuần này bé yêu sẽ bắt đầu tiến hành diễn tập một số động tác thở bằng cách cử động liên tục các cơ hoành.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai, do sự thay đổi của các hoocmon rất nhiều chị em sẽ gặp phải chứng táo bón. Điều này khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, để khắc phục tình trạng này, chị em có thể ăn nhiều rau, củ, quả, hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 32

Quá trình phát triển của thai nhi:

Bé yêu của bạn đã có thể đi tiểu được rồi đây, mỗi ngày bé sẽ thải nước tiểu ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít. Bé sẽ nuốt lại 1 ít nước ối vào bụng, nếu như sau khi bé đã nuốt rồi mà vẫn còn 1 lượng nước ối ở lại trong bánh nhau thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé có vấn đề. Ngược lại, nếu lượng nước ối không đủ thận của bé cũng gặp trục trặc. Chính vì vậy, khi đi khám thai chị em cần chú ý xem lượng nước ối của mình như thế nào, để có biện pháp cải thiện nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Chị em đã quyết định nên cho bé bú bình hay bú mẹ sau khi sinh chưa? Để tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu chị em nên cho bé bú mẹ, vì sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của bé sau này, tuy nhiên do có nhiều lý do chị em phải cho bé bú bình, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn thêm nhé!

Trong tuần, các tuyến sữa của chị em đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non. Loại sữa này có màu vàng, đây cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất chính cho cho bé yêu trong những ngày đầu sau khi sinh.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 33

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, các bộ phận còn lại của cơ thể bé yêu đã được phát triển hoàn thiện. Thiên thần bé nhỏ của bạn chỉ chờ ngày chào đời thôi, thật là tuyệt vời đúng không các mẹ?

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở thời điểm này, bên cạnh niềm hạnh phúc chị em cũng cần chú ý đến các triệu chứng của những cơn tiền sản giật như tăng cân đột ngột, hoặc không nhìn rõ… Tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nó có thể dẫn đến nhiều cơn co giật liên tiếp, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn tai biến hoặc là hôn mê bất tỉnh, và thậm chí là gây tử vong cho cả 2 mẹ con. Lúc đi khám thai hãy chia sẻ với bác sĩ của mình những hiện tượng bất thường để được tư vấn nhé!

]]>
https://meyeucon.org/7552/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-7/feed/ 203
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 https://meyeucon.org/7547/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-6/ https://meyeucon.org/7547/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-6/#comments Thu, 25 Sep 2014 01:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=7547 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 24

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần 24 này, các sắc tố da của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Hiện tại, làn da của bé yêu có vẻ vẫn còn nhăn nheo. Hiện tượng này là di lớp mỡ dưới da bé đang được tích lũy nhiều hơn với tốc độ khá nhanh.
Lúc này chị em có thể cảm nhận được các cử động của bé yêu một cách thường xuyên. Sau 24 tuần, bé yêu có cân nặng khoảng 450-650 gam. Trong trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó chị em bắt buộc phải sinh non, hoặc chuyển dạ sớm, thì một đứa bé có cân nặng nằm trong khoảng từ 500 – 550gam vẫn có khả năng sống bằng sự can thiệp đặc biệt của y tế.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này, tâm trạng của chị em bắt đầu cảm thấy lo lắng. Càng lo lắng chị em càng thấy khó chịu, cáu gắt, sự lo lắng này cũng ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, để tâm trạng được thoải mái hơn chị em hãy thư giản cơ thể bằng cách ngâm mình trong nước ấm, nghe những bản nhạc nhẹ hoặc những bài hát mà chị em yêu thích hàng ngày và uống một cốc trà thảo dược vào buổi tối để cải thiện tình trạng giấc ngủ.

Để không cản trở quá trình lưu thông máu đến bánh nhau thì lúc ngủ chị em nên nằm nghiêng, tránh nằm ngữa hoặc sấp. Nếu như chị em không thích ngủ với tư thế này chị em có thể thử kẹp một cái gối mềm ở giữa hai đầu gối. Cách này có thể giúp chị em giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể khi chị em nằm nghiêng.

Thai nhi 24 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 25

Quá trình phát triển của thai nhi:

Mặc dù phổi của bé đã được phát triển hoàn thiện, tuy nhiên phổi chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình khi bé yêu được sinh ra. Vì thế lúc này bé vẫn nhận phải nhận oxy từ bánh nhau. Tai trong của bé có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, đây cũng chính là lý do tại sao khi đang bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước mà bé lại có thể giữ được cơ thể luôn thăng bằng.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, chị em sẽ được xét nghiệm đường huyết để kiểm tra lượng đường huyết trong máu, kết quả của xét nghiệm này cho biết chị em có bị mắc bệnh tiều đường hay không. Nếu chị em bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ phải được mổ để đưa bé yêu a ngoài ngay, vì bệnh này có thể tác động đến các hormon tăng trưởng làm cho thai nhi có kích thước lớn một cách bất thường. Xét nghiệm chỉ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả 2 mẹ con, nên chị em đừng quá lo lắng nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26

Quá trình phát triển của thai nhi:

Một điều tuyệt vời ở tuần này là, hai bàn tay của thai nhi đã phát triển đầy đủ. Vì vậy thai nhi có thể tự mình cảm nhận những vậy xung quanh mình bao gồm làn da, đầu, thậm chi cả ổn nữa.

Để có thể cảm nhận rõ những cử động của bé yêu một cách rõ ràng chị em hãy ngồi xuống và cảm nhận. Lúc này khả năng nghe của bé cũng đã được phát triển hơn trước, vì vậy bé có thể nghe thấy những gì chị em hoặc người thân nói chuyện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này, hệ tiêu hóa của chị em sẽ gặp một chút khó khăn. Bởi vì, các hormon progesterone được sản sinh trong quá trình mang thai sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hoá, mà việc kích thước tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên ruột của chị em. Điều này có thể khiến chị em không có cảm giác muốn ăn, thậm chí còn khiến bạn cảm thấy các món mình rất thích trở thành ác mộng. Để cải thiện tình trạng này chị em nên ăn uống một cách chậm rãi hoặc là chị em nên ăn nhiều bữa, quan trọng là nên tránh ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và đặc biệt là chứa nhiều dầu mỡ.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, mắt của bé yêu đã có thể mở ra và bé đã có thể bắt đầu chớp mắt được rồi đấy các mẹ ạ. Có nhiều chị em thắc mắc không hiểu tại sao khi sinh ra mắt cua bé yêu lại có màu khác nhau như màu nâu, đen, xanh đó là do yếu tố sắc tộc các mẹ ạ.

Sau 27 tuần, bé có cân nặng khoảng 800-950 gram, tuy nhiên lúc này trông bé vẫn còn rất nhăn nheo, bé sẽ tiếp lúc tăng cân cho đến lúc được sinh ra.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc bé còn trong bụng mẹ, bé sẽ được tử cung của mẹ bảo vệ. Nhưng lúc được sinh ra thì sao? Có rất nhiều nguy hiểm mà chị em không thể lường trước được, chính vì vậy ngay từ bây giờ chị em hãy cũng ông xã dọn dẹp lại nhà cửa một chút nhé! Chị em hãy cất gọn những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bé lên cao, dán hết các ổ điện, chất tây rửa và mỹ phẩm cũng phải được cất ngăn nắp tránh trừng hợp bé cầm được, lúc được sinh ra bé yêu của bạn sẽ rất hiếu động đấy.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này là tuần đầu tiên trong giai đoạn 3 tháng cuối, lúc này nhìn bé yêu không khác mấy so với lúc bé yêu được sinh ra sau này. Các bộ phận trong hệ hô hấp và tiêu hóa của bé vẫn còn cần phải phát triển hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó chị em buộc phải sinh non thì lúc này có đến trên 80 % cơ hội sống sót với sự tác động của y tế đặc biệt.

Lúc này bé yêu của bạn đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ và bố rồi đấy, bố mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé yêu để gắn kết tình cảm nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Khi quan sát sự thay đổi của cơ thể chị em sẽ thấy những vết rạn da bắt đầu xuất hiện, hoặc thinh thoảng có cảm giác ợ chua, lúc ngủ thì mơ thấy mình sinh con… đừng quá lo lắng vì đây là những biểu hiện hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì đến cả hai mẹ con cả.

Để chuẩn bị tốt cho quá trình lâm bồn cũng như chăm sóc bé yêu tốt nhất khi bé được sinh ra, chị em học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước như mẹ, chị gái.., hoặc là đăng ký tham gia các khóa học về kỹ năng, phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chị em còn có thể nhờ sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa nhi. Hãy chứng tỏ mình là bà mẹ tuyệt với trong mắt con yêu nhé!

]]>
https://meyeucon.org/7547/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-6/feed/ 133
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5 https://meyeucon.org/7543/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-5/ https://meyeucon.org/7543/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-5/#comments Wed, 17 Sep 2014 15:30:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=7543 Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 20

Quá trình phát triển của thai nhi:

Hiện tại, thai nhi đang được bảo vệ bằng một một lớp chất nhầy rất dày, lớp nhầy này còn được gọi là chất gây.
Ở tuần thứ 20 này, hàng trăm tế bào thần kinh vận động đang được hoàn thiện. Đây chính là các tế bào thần kinh làm nhiệm vụ kết nối các thông tin hoạt động của cơ thể lên não. Nhờ vào các tế bào này bé yêu của bạn có thể thực hiện hài hòa các hành động của mình.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Như bài trước chúng tôi đã giới thiệu, trong tuần này các mẹ có thể yên tâm hơn về sức khỏe của bé yêu, bởi vì ở tuần này các mẹ có thể cảm nhận được một số cử động đầu tiên của bé. Những cử động đầu tiên này sẽ khiến bạn cảm thấy vui và hạnh phúc, một thiên thần bé nhỏ đang dần lớn lên trong bụng mình và đặc biệt là bạn tự cảm nhận được điều này. Càng phát triển bé yêu sẽ càng có nhiều những hàng động khác nhau, vì vậy để đảm bảo cho bé yêu phát triển tốt, các mẹ hãy chia sẻ với bác sĩ của mình về những khác biệt ấy.

Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ có một thắc mắc là khi vợ mang thai, vấn đề tình dục có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Các bạn hãy yên tâm nhé, nếu vợ chồng bạn có chế độ sinh hoạt hợp lý và có kế hoạch thì không những không có hại cho thai nhi mà ngược lại còn có lợi cho thai nhi nữa. Tuy nhiên, lúc mang thai thì tùy vào sinh lý và sức khỏe của mỗi người mà nhu cầu tình dục sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, vợ chồng bạn hãy thoải mái tâm sự và chia sẻ với nhau, hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ trong vấn đề này nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 21

Quá trình phát triển của thai nhi:

Các mẹ đã đi được hơn một nửa chặng đường rồi đấy. Hiện tại, thai nhi của bạn có cân nặng khoảng 290 – 350 gram và có chiều dài khoảng 25 đến 28 cm. Chính sự lớn lên này của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nữa.

Làn da của bé yêu đang dần phát triển dày hơn bên dưới lớp chấy nhầy bảo vệ. Bên cạnh đó, một số bộ phận như mái tóc và móng tay của bé yêu cũng đang tiếp tục được hoàn thiện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện siêu âm, đây cũng chính là phương pháp giúp các mẹ biết được kích thước và vị trí của thai nhi, nhiều trường hợp còn biết được giới tính của bé yêu nữa. Đây cũng chính là điều bạn đang mong đợi?

Thai nhi 22 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 22

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn rất nhiều, bé đã có thể tự tạo ra 1 phần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lượng đường trong nước ối sẽ được chuyển đến hệ tiêu hóa và được chuyển qua ruột già. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là do bánh nhau cung cấp.
Ngoài ra, lúc này gan và lá lách của bé yêu đã có thể sẵn sàng để sản sinh ra các tế bào máu cho cơ thể.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong thời kỳ mang thai, nếu các mẹ thường xuyên tập thể dục thì sẽ rất cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên tập những động tác nhẹ nhành thôi. Bởi vì, lúc mang bầu, các dây chằng sẽ giãn hơn, nên nếu các mẹ tập những động tác mạnh thì sẽ bị đau và anh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tốt nhất là khi lựa chọn bộ môn thể thao nào đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 23

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, một số giác quan của bé yêu cũng bắt đầu phát triển hoàn thiện hơn. Đồng thời, trên bề mặt của lưỡi các gai vị giác cũng được hình thành, lúc này do não bộ đã phát triển nên bé yêu có thể cảm nhận được những va chạm nhẹ khi tiếp xúc với cơ thể mẹ.
Một điều đặc biệt nữa là hệ sinh sản của bé đã phát triển hơn nhiều. Nếu thai nhi là một bé trai thì lúc này tinh hoàn sẽ tụt xuống khỏi bụng. Còn nếu thai nhi là bé gái thì lúc này tử cung và buồng trứng đã được đặt đúng vị trí.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này,các mẹ có thể sẽ cảm nhận được các cơn co thắt ở tư cung, đây chính là sự vận động chuẩn bị cho quá tính sinh nở sắp tới. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì những cơn co này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bé yêu của bạn. Nhưng nếu các mẹ thấy xuất hiện nhiều cơn co tong một giờ hoặc cam thấy đau thì hãy đến bệnh viện ngay vì đây có thể là biểu hiện của việc chuyển dạ sớm.

]]>
https://meyeucon.org/7543/su-phat-trien-cua-thai-nhi-thang-thu-5/feed/ 133