Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những thông tin đáng ngạc nhiên về trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/27133/nhung-thong-tin-ngac-nhien-ve-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/27133/nhung-thong-tin-ngac-nhien-ve-tre-so-sinh/#comments Fri, 12 Apr 2013 01:00:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=27133 Em bé mới sinh được vài ngày sẽ trông thế nào? Có gì đáng làm cho cha mẹ bất ngờ hay lo lắng không? Bài viết nay các bác sĩ nhi khoa sẽ chia sẻ với các mẹ những thông tin đáng ngạc nhiên về trẻ sơ sinh.

1. Các ngón chân của trẻ sơ sinh thường cụp vào

Nhưng mẹ hãy thử di chuyển hai ngón tay dọc theo bàn chân bé mà xem, các ngón chân sẽ duỗi thẳng ra ngay. Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh đấy.

Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên chơi đùa với bàn chân của trẻ sơ sinh bằng cách vuốt ve lòng bàn chân bé thì bạn sẽ thấy ngón chân cái của bé uốn cong lên và các ngón khác cũng sẽ như vậy.

Những bí mật của bé sơ sinh.
Những bí mật của bé sơ sinh.

2. Trẻ sơ sinh thường nằm ở tư thế như trong bụng mẹ

Khi bé nằm ngửa thì chân tay phải ở tư thế cong gập như trong bào thai. Mẹ hãy để ý nhé vì nếu tay nào không cong gập thì là tay đó có vấn đề đấy, còn nếu hai chân không co lên mà cứ thẳng đơ thì có thể trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề ở não.

Đây là những phản xạ tự nhiên và rất nhỏ nhưng các mẹ nên chú ý để phát hiện sớm những bất thường ở trẻ sơ sinh.

3. Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi được các ngón tay ra đâu các mẹ nhé!

Đó là lý do vì sao các bé thường nắm tay. Nguyên nhân là do khả năng điều khiển của não bộ vẫn còn thô sơ nên trẻ sơ sinh không thẻ tự xòe bàn tay ra được.

Có một điều có thể các mẹ chưa biết là trẻ sơ sinh rất thích nắm bàn tay mẹ. Vì vậy mẹ hãy vuốt ve lòng bàn tay của bé để con có cơ hội được thực hiện điều mình thích nhé. Những em bé khỏe mạnh sẽ nắm tay rất chặt.

4. Trẻ sơ sinh không tạo ra nước mắt khi khóc đâu nhé!

Nguyên nhân là vì ống dẫn tuyến nước mắt chưa hoạt động thông suốt, ít nhất là một tháng sau khi sinh. Một số bé mất 3 tháng mới bắt đầu có nước mắt.

Điều đáng ngạc nhiên đối với trẻ mới sinh là chúng vẫn có thể chảy nước mắt – nhưng không phải vì khóc mà do phản xạ với môi trường xung quanh – ví dụ như hành tây cũng sẽ làm trẻ chảy nước mắt y như với người lớn.

Trẻ sơ sinh không nhìn được xa và rõ các đồ vật xung quanh. Chúng chỉ thấy hình khối và ánh sáng. Đó là lý do vì sao các món đồ chơi của trẻ luôn mang những tông màu tương phản và trẻ hay nhìn về phía của sổ hoặc những nơi có nguồn sáng rực rỡ.

5. Đã bao giờ bạn thử vừa thở vừa nuốt cùng một lúc chưa?

Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm được điều này. Nhưng một em bé 6 tháng tuổi có thể thở và nuốt cùng một lúc đấy.

Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc. Các loài thú có vú khác và kể cả các loài không phải là thú có vú, đều có thể thở trong khi đang ăn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể làm được như vậy để chúng có thể thở được trong khi bú nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi, là lúc thanh quản bắt đầu phát triển.

6. Đầu gối của bé chưa được hình thành đầy đủ khi bé sinh ra.

Nó chỉ là sụn. Sụn này sẽ chuyển sang xương trong độ tuổi 2-6.

]]>
https://meyeucon.org/27133/nhung-thong-tin-ngac-nhien-ve-tre-so-sinh/feed/ 2
Những phản xạ cơ bản ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/26871/nhung-phan-xa-co-ban-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/26871/nhung-phan-xa-co-ban-o-tre-so-sinh/#comments Tue, 26 Mar 2013 23:00:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=26871 Lúc mới sinh, trẻ được ‘trang bị’ trong mình rất nhiều các phản xạ như bú, mút, giật mình... Hầu hết các phản xạ này rất cần thiết với sự tồn tại và phát triển của trẻ.

Những phản xạ này phản ánh phần nào năng lực trí tuệ của trẻ. Nếu những phản ứng của bé không nhạy bén, bạn phải kịp thời hỏi bác sĩ chuyên khoa nhi để sớm phát hiện vấn đề.

1. Phản xạ bước đi

Nhiều cha mẹ thường phấn khích và tự hào khi thấy đứa con sơ sinh của mình tỏ dấu hiệu muốn đi. Tuy nhiên, đây chỉ là một phản ứng thông thường của các bé. Các bé khi được sinh ra đã có sẵn phản ứng bước đi. Chỉ cần được người lớn xốc nách, đỡ đứng thẳng và để cho chân bé chạm một bề mặt nào đó, bé luôn có biểu hiện kiễng chân như muốn bước.

2. Phản xạ bú

Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú mẹ để bú sữa. Khi có bất kỳ vật gì chạm vào khóe miệng của bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú trong khi bàn tay thì bắt đầu có dấu hiệu vuốt ve.

Nếu những phản ứng của bé không nhạy bén, bạn phải kịp thời hỏi bác sĩ chuyên khoa nhi để sớm phát hiện vấn đề.
Nếu những phản ứng của bé không nhạy bén, bạn phải kịp thời hỏi bác sĩ chuyên khoa nhi để sớm phát hiện vấn đề.

3. Phản xạ mút

Mút là phản xạ tự nhiên thứ hai sau phản xạ bú. Khi môi của bé chạm vào vật gì, bé sẽ có xu hướng mút một cách tự nhiên. Phản xạ này giải thích tại sao bé có thể bú bình ngay sau khi mới sinh. Trẻ sinh non hơi khó khăn khi thực hiện phản xạ này. Bé cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay.

4. Phản xạ giật mình

Bé sẽ giật mình khi nghe thấy một tiếng động lớn hay có chuyển động xung quanh, ví dụ khi bé đang ngủ, bạn tung chăn của bé ra, hay bạn động nhẹ vào người bé. Trong phản ứng này, bé thường giơ hai tay và co hai chân, có thể khóc. Phản xạ này kéo dài khoảng 5-6 tháng.

Đây là phản xạ cơ bản nhất để xác định mức độ phát triển của bộ não. Nếu không có loại phản ứng này, tức là não trẻ không bình thường, các cha mẹ cần phải đặc biệt coi trọng.

5. Phản xạ nắm bắt

Trẻ sơ sinh thích nắm bàn tay mẹ. Hãy vuốt ve lòng bàn tay của bé để bé có cơ hội nắm lấy ngón tay bạn. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh nắm tay rất chặt. Vì khả năng điều khiển của bộ não vẫn còn thô sơ, em bé sẽ không thể tự duỗi các ngón để xòe bàn tay ra.

6. Phản xạ nghẹo cổ

Khi đặt trẻ nằm sấp, cái cổ non yếu của bé sẽ cố ngóc đầu lên một tí rồi nghẹo về một bên với cánh tay duỗi thẳng. Cánh tay bên phía đối diện uốn cong giống như bé đang nắm một thanh kiếm. Khi kiểm tra phản xạ này, bạn chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn để tránh gây mệt mỏi cho trẻ.

7. Phản xạ tự vệ

Bé sẽ co người lại khi được đụng chạm, hoặc nheo mắt khi gặp ánh sáng. Khi bạn vỗ nhẹ vào một bên đùi thì chân bé tự động rụt lại.

8. Phản xạ của các ngón chân

Nếu thường xuyên chơi đùa với bàn chân bé, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những phản xạ này. Khi lòng bàn chân của bé được vuốt ve, ngón cái uốn cong lên trên và các ngón khác có xu hướng hùa theo.

Các phản xạ khác

– Nếu đắp lên mặt trẻ một chiếc khăn thì toàn thân bé sẽ động đậy, nếu không được gỡ khăn ra, bé sẽ khóc toáng lên.

– Khi được thay tã, toàn thân trẻ vặn vẹo, hai chân đạp đạp như đạp xe.

– Giữ tư thế như bào thai. Khi bé nằm ngửa, chân tay phải ở tư thế cong gập. Nếu tay nào không cong gập thì tay đó có vấn đề; nếu hai chân không co lên mà thẳng đơ thì có thể trẻ gặp vấn đề ở não.

]]>
https://meyeucon.org/26871/nhung-phan-xa-co-ban-o-tre-so-sinh/feed/ 1
Tìm hiểu những thông tin về thể chất của bé sơ sinh https://meyeucon.org/26601/tim-hieu-the-chat-o-be-so-sinh/ https://meyeucon.org/26601/tim-hieu-the-chat-o-be-so-sinh/#respond Tue, 26 Feb 2013 01:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=26601 Tìm hiểu kỹ về thể chất của bé sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể đánh giá toàn diện sự phát triển của bé cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn trong sức khỏe của bé để kịp thời điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về thể chất của bé sơ sinh.

Cân nặng

Mỗi bé sơ sinh có cân nặng khác nhau nhưng thường dao động trong khoảng 2,8-3,5kg.

Sau sinh 3-7 ngày, trọng lượng của bé sẽ giảm khoảng 10% nhưng bạn không cần lo lắng. Đây chỉ là hiện tượng sút cân sinh lý bình thường. Sau đó trọng lượng của bé sẽ được phục hồi và tăng dần.

Trong 3 tháng đầu, mỗi ngày trọng lượng bé sơ sinh tăng trung bình là 30g. Tháng đầu, nếu bé không ốm và được bú đủ thì có thể tăng 1,5kg. Sự tăng cân phản ánh sức khỏe và dinh dưỡng của bé. Nếu bé lên cân chậm hoặc không lên cân thì cần chú ý tới dinh dưỡng hay bệnh tật ở bé.

Chiều dài

95% số bé sinh đủ tháng có chiều dài lúc mới sinh là 45-55cm.

Vòng ngực: Chu vi vòng ngực của bé sơ sinh xấp xỉ 30-33cm. Vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1-2cm và không cân đối với kích cỡ cơ thể (đầu to hơn người).

Việc đo vòng ngực là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phổi. Còn đo vòng đầu là tiêu chí đánh giá sự phát triển của não. Nếu chỉ số trên của bé quá lệch so với chỉ số trung bình thì bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ kiểm tra xem có điều gì bất ổn trong sức khỏe của bé không.

Dấu hiệu cơ thể bình thường ở bé sơ sinh

Đầu: Hình dạng đầu có thể méo mó – kết quả của quá trình sinh. Điều này sẽ được cơ thể bé tự điều chỉnh trong vòng một tuần. Bé có hai thóp mềm trên đầu. Hai thóp này sẽ dần đóng lại và không cần chăm sóc đặc biệt nào.

Mắt: Bé nhìn tốt trong cự ly 20-25cm. Mắt bé trông sưng lên, có những chấm đỏ trong lòng trắng hoặc trông như bị lác. Những dấu hiệu này phần lớn sẽ tự biến mất.

Ngực và vùng kín: Ngực và vùng kín của bé có thể bị sưng lên. Đây là điều bình thường và cũng dần biến mất. Đầu ti của bé có thể tiết ra chất lỏng, trông như sữa. Với bé gái, vùng kín có thể tiết chất nhày vài ngày đầu sau sinh.

Làn da: Hai môi và vùng trong miệng thường có màu hồng. Nếu thấy môi có màu xanh tái, bé không tỉnh táo thì cần đưa con đi khám ngay. Nếu da bị mưng mủ (kèm ho, sốt, kém bú), bạn cần đưa con đi khám sớm.

Tìm hiểu thể chất ở bé sơ sinh giúp bạn đánh giá toàn diện sự phát triển của bé.

Triệu chứng về da có thể biến mất mà không cần điều trị:

– Các vệt da đỏ xuất hiện trên mi mắt, sau cổ hay ở trán.

– Các đốm xám, xanh trên lưng và mông sẽ biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm.

– Các nốt phồng trắng, nhỏ (không phải phồng trên nền da đỏ tấy) là bình thường, không cần xoa kem hay bôi thuốc.

– Các nốt mụn trắng trên mặt bé, cha mẹ không cần phải nặn.

– Da quanh cổ tay hay mắt cá chân bong, tróc. Khi lớp da khô bong đi, sẽ được thay bằng lớp da mềm, mới.

– Lông tơ mượt trên lưng, tay và tai.

– Chất trắng như kem có thể xuất hiện trên da lúc mới sinh và vẫn nằm trong các nếp da trong vài ngày đầu mới sinh.

Vàng da: Vàng da ảnh hưởng tới hơn ½ số bé khỏe mạnh trong những ngày đầu đời. Nó cũng rất phổ biến ở bé sinh non. Nếu bé sinh đủ tháng, thường mất một tuần để màu da của bé trở lại bình thường. Lâu hơn một chút với bé sinh non hoặc bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.

– Nguyên nhân gây vàng da: Vàng da xảy ra khi máu của bé thừa bilirubin. Bilirubin là một hóa chất được sản xuất do sự phân hủy bình thường của các tế bào hồng cầu già.

Bé sơ sinh có mức độ bilirubin cao hơn. Đó là bởi vì bé sơ sinh cần thêm oxy tới các hồng cầu và gan của bé không thể chuyển hóa bilirubin dư thừa. Khi bilirubin tăng cao hơn bình thường, vàng da di chuyển từ đầu của bé, tới cổ của bé và sau đó là tới ngực. Trường hợp nặng, vàng da còn xuất hiện ở các ngón chân của bé. Trong những trường hợp rất hiếm gặp, khi mức độ bilirubin của bé sơ sinh rất cao, có thể dẫn đến tổn hại cho hệ thần kinh.

– Dấu hiệu để cha mẹ nhận biết bé sơ sinh bị vàng da: Hãy thử test nhanh tại nhà để xem bé có vàng da không. Trong một căn phòng đủ sáng, dùng ngón trỏ của mẹ gí nhẹ nhàng lên mũi hoặc trán của bé. Nếu da vẫn vàng ở chỗ mẹ vừa thả ngón tay ra thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu em bé của bạn có làn da đen xám, thử kiểm tra sắc vàng trong lòng trắng của mắt hay trong lợi (nướu). Bạn cũng có thể nhận thấy là em bé của bạn tiêu ra phân rất nhợt nhạt.

– Điều cha mẹ nên làm: Nên đưa bé đi khám nếu bé bị vàng da. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình của bé và quyết định xem có nên điều trị không.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho bé bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da bé. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế. Bạn nên đánh thức bé dậy để cho bé bú ngay cả khi bé đang ngủ.

– Khi bé cần điều trị vàng da: Có một số trường hợp, con của bạn cần phải điều trị vàng da:

+ Da của bé rất vàng.

+ Vàng da nặng hơn.

+ Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 tiếng sau sinh.

Ngoài ra, nên đưa bé đi khám ngay nếu bé có các triệu chứng sau đây (có thể là dấu hiệu của bệnh gan):

+ Vàng da kéo dài (sau 2-3 tuần).

+ Đi tiêu ra phân có màu như phấn trắng.

Bác sĩ có thể cho bé làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin. Nếu em bé của bạn có mức bilirubin cao, bé có thể cần được chiếu đèn trong bệnh viện. Có hai loại điều trị chiếu đèn:

+ Chiếu đèn thông thường: Chiếu sáng tia cực tím khi bé nằm trên giường. Ánh sáng giúp phá vỡ các bilirubin để không gây “gánh nặng” cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho bé bú.

+ Điều trị sợi quang: Em bé được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của bé. Bạn vẫn có thể bế và cho bé bú như bình thường.

Nếu em bé của bạn có mức độ bilirubin cực kỳ cao trong máu, bé có thể cần phải thay máu. Máu mới sẽ không chứa bilirubin; do đó, mức độ bilirubin trong máu của bé sẽ giảm.

Ho, hắt hơi và nấc cục: Thỉnh thoảng, bé ho và hắt hơi là bình thường. Điều đó không có nghĩa là bé bị ốm, trừ khi bé có nước mũi màu vàng, xanh hay các triệu chứng khác. Bé sơ sinh thường bị nấc trong lúc bú ăn hay sau khi bú xong.

Nghẹn: Bé có thể mắc nghẹn khi để nằm quá thẳng trong lúc bú. Khi cho bú, bạn cần giữ đầu bé thẳng và không bao giờ dựng bình sữa thẳng vào miệng con. Nếu bé nghẹn, ho hay phun sữa ra, hãy ngừng cho bú, cho bé ngồi thẳng hay bế bé lên. Vỗ nhè nhẹ vào lưng bé cho đến khi hết nghẹn rồi bắt đầu cho bú tiếp.

Ý thức: Bé lớn nhanh và dần biết về thế giới chung quanh. Các bé rất thích được bế, đong đưa, vuốt ve. Bé cũng yêu thích nghe tiếng mẹ nói và sẽ lắng nghe giọng của mẹ và các âm thanh khác.

Khứu giác của bé rất nhạy. Bé có thể ngửi để phân biệt mùi sữa mẹ hay sữa pha. Trẻ có thể nhìn theo các vật đang chuyển động chậm và nhìn chằm chằm vào các vật cách xa 20cm.

Một số phản xạ lúc mới sinh:

– Phản xạ giật mình: Đôi tay vung ra và đôi chân sẽ duỗi thẳng khi bé nghe thấy một tiếng động lớn hay bị di chuyển đột ngột.

– Phản xạ mút thường mạnh mẽ và hăng hái.

– Phản xạ lùng sục khi bé quay đầu về phía vú mẹ hay núm vú và cũng có thể há miệng ra.

– Phản xạ bước tới khi bé được bế ở tư thế thẳng đứng, áp vào ngực mẹ, bé sẽ có động tác nhón chân như đang bước.

– Phản xạ nắm chặt xuất hiện khi bé được đặt một vật gì đó trong lòng bàn tay.

Tăng cường thể chất cho bé sơ sinh

Tăng cường vận động cho bé: Giai đoạn sơ sinh, bé còn hạn chế về vận động. Bé chưa biết tự mình xoay người hay nằm nghiêng nhưng khi khóc, bé biết đạp chân và cử động tay. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng nắn bóp chân tay cho con, đặc biệt khi bé mới ngủ dậy.

Khi bé đầy tháng, có thể bắt đầu tập cho bé nằm sấp, ngóc đầu 1-2 phút mỗi lần trước khi cho bú. Đặt bé nằm sấp trên đệm cứng, hai tay đặt phía trước để chống. Lúc này đầu bé chỉ ngọ nguậy mà chưa cất lên được. Thời gian luyện tập ban đầu nên là một phút, sau đó mới tăng dần.

Tập điều khiển bàn tay cho bé: Khi mới sinh, bé đã có khả năng nắm và giữ chặt đồ vật trong tay. Hãy thử cho bé nắm các ngón tay của mẹ; sau đó, từ từ kéo bé dậy. Bài tập này giúp rèn cơ tay, bụng cũng như củng cố kỹ năng cầm, nắm ở bé.

Khi đầy tháng, bé bắt đầu chú ý nhiều hơn tới xung quanh. Bạn có thể thử gãi nhẹ vào đầu ngón tay và gan bàn tay của bé. Cho bé cầm ngón tay của mẹ, rồi cầm tay kia gỡ nhẹ từng ngón tay của bé ra.

Luyện tập trí lực cho bé: Dù chưa hiểu biết về xung quanh nhưng bé cũng có thể mỉm cười. Mẹ hãy trò chuyện hàng ngày với con, cù bé hoặc tạo những âm thanh “ê, a”…

Bé sơ sinh thường ngủ nhiều nên sự tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng hạn chế. Bạn có thể bế bé ở nhiều tư thế khác nhau. Đồng thời, nên treo những đồ chơi vui nhộn, phát ra tiếng kêu, nhiều màu sắc ở đầu giường (cũi) để kích thích thị giác và trí tò mò của bé.

Những dấu hiệu của bệnh mà cha mẹ cần lưu ý

Khi chăm sóc bé sơ sinh, cha mẹ cần biết một số dấu hiệu bệnh nặng ở bé. Việc cần làm là đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo bác sĩ Đức Trí (Bệnh viện Nhi Đồng 1) có 11 triệu chứng nguy hiểm ở bé sơ sinh như sau:

1. Bú kém (bú ít hơn nửa số lượng hoặc nửa số lần bú trong ngày); ví dụ, bình thường bé bú 80ml, 8 lần trong ngày (cả ngày lẫn đêm). Nếu bé bú ít hơn 4 lần hay mỗi lần ít hơn 40ml là bú ít.

2. Bỏ bú (không bú hay bú rất ít).

3. Bé bị co giật.

4. Thở bất thường: Bạn đếm nhịp thở của con trong một phút. Nếu trên 60 lần trong một phút, bạn hãy đếm lại lần hai. Nếu vẫn trên 60 lần trong một phút là thở nhanh.
Hoặc bạn quan sát cách bé thở lúc nằm yên xem có thở mệt, thở hổn hển không. Xem vùng bẹ sườn (từ dưới ngực đến bờ sườn) có lõm sâu, rõ rệt không. Nếu có, là thở rút lõm ngực nặng.

Bạn cũng có thể nghe tiếng bé thở xem có êm hay rên rỉ (rên è è). Xem môi và quanh môi có tím hay hồng hào. Thở nhanh, thở rút lõm ngực, thở rên, tím tái là dấu hiệu bị khó thở nặng. Bạn cần đưa con đến bệnh viện.

5. Bạn xem bé có ngủ li bì hay khó đánh thức hay không. Bé sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và bú. Tuy nhiên khi thức, bé vẫn cử động tay chân bình thường. Sau khi bú no, bé ngủ yên, hồng hào. Nhưng khi bé ít cử động hơn bình thường, ngủ nhiều (hay quấy khóc mà dỗ không nín), bạn nên đưa con đi khám.

6. Khác với bé lớn và người lớn, bé sơ sinh bị sốt thường là biểu hiện của việc nhiễm trùng nặng và cần phải nhập viện điều trị. Bé sơ sinh bị sốt khi bạn đo nhiệt độ ở nách trên 37,5ºC.

7. Nếu bé bị vàng da quá rốn; vàng da kèm bỏ bú (bú kém), co giật là vàng da nặng, cần nhập viện điều trị.

8. Bé sơ sinh có thể đi tiêu 1-8 lần mỗi ngày, đặc biệt ở bé bú mẹ có thể tiêu nhiều lần. Khi bé đi tiêu nhiều lần hơn, phân lỏng hơn bình thường (hay phân có đờm máu, mùi thối bất thường), bạn nên mang con đi bệnh viện.

9. Nếu rốn của bé bị chảy máu, mủ; vùng da xung quanh rốn tấy đỏ, lan rộng xung quanh thì bé bị nhiễm trùng rốn nặng, cần phải nằm viện. Bé có hơn 10 mụn mủ trên người (hay bị mụn mủ to, tấy đỏ) cũng là dấu hiệu nhiễm trùng nặng, cần đưa đi khám bệnh.

10. Bé chậm đi tiêu sau sinh 48 tiếng hay chậm đi tiểu sau sinh 24 tiếng.

11. Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to.

]]>
https://meyeucon.org/26601/tim-hieu-the-chat-o-be-so-sinh/feed/ 0
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng cân nặng của trẻ https://meyeucon.org/26500/khong-khi-o-nhiem-anh-huong-can-nang-cua-tre/ https://meyeucon.org/26500/khong-khi-o-nhiem-anh-huong-can-nang-cua-tre/#respond Wed, 13 Feb 2013 23:00:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=26500 Theo kết quả của cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học từ Trường đại học Newcastle (Anh) cho biết, mẹ hít thở không khí ô nhiễm trong thời kỳ mang thai sẽ có nhiều nguy cơ sinh con dưới 2,5 kg.

Trẻ cần bầu không khí trong lành.

Trong cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives, các nhà khoa học đã phân tích thông tin của hơn 3 triệu ca sinh nở tại 9 quốc gia để tìm hiểu tác động của tình trạng ô nhiễm không khí đối với sức khỏe.

Theo đó cứ mỗi khi số lượng các hạt khí thải cực nhỏ di chuyển trong không khí tăng thêm 20 đơn vị thì cân nặng của đứa bé sẽ nhẹ đi 9 g.

Những trẻ có cân nặng dưới 2,5 kg lúc sinh thì thường dễ tử vong trước khi chào đời, dễ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh mãn tính khác khi lớn lên.

Những hạt khí thải này có kích cỡ nhỏ hơn 5 lần so với đường kính của sợi tóc người. Chúng là một phần trong không khí mà chúng ta hít thở hằng ngày, Telegraph dẫn lời Giáo sư Tanja Pless-Mulloli, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Anh.

Nghiên cứu cho thấy không khí sạch thực sự quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.

]]>
https://meyeucon.org/26500/khong-khi-o-nhiem-anh-huong-can-nang-cua-tre/feed/ 0
Biện pháp giúp cho não của trẻ sinh thiếu tháng phát triển bình thường https://meyeucon.org/26393/giup-khuyen-khich-nao-tre-sinh-non-phat-trien-binh-thuong/ https://meyeucon.org/26393/giup-khuyen-khich-nao-tre-sinh-non-phat-trien-binh-thuong/#respond Sat, 02 Feb 2013 01:00:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=26393 Theo một nghiên cứu mới đây thì việc chăm sóc tích cực tại bệnh viện những trẻ sinh non sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng đến khả năng nhận thức về sau của trẻ.

Trẻ sinh non được nuôi dưỡng trong lồng ấp.

Trẻ sinh non, tức sinh sớm từ 3 tuần trở lên, thường gặp khó khăn trong học tập khi đến tuổi đi học.

Đó là nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học từ Trường đại học British Columbia (Canada) vừa được xuất bản trên tạp chí Science Translational Medicine.

Nhóm nghiên cứu đã chụp cộng hưởng từ (MRI) não của 95 trẻ sinh trước từ 8 đến 16 tuần so với bình thường (40 tuần) và được nuôi trong lồng ấp.

Sau đó, họ so sánh với kích cỡ đầu, cân nặng và chiều dài cơ thể của trẻ.

Họ nhận thấy những trẻ nào càng tăng trưởng nhanh thì sự phát triển của chất xám trong não càng diễn ra nhanh chóng và bình thường.

Nhóm nghiên cứu cho rằng sự tăng cường dưỡng chất và giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sinh non có thể giúp khuyến khích sự phát triển thần kinh bình thường của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/26393/giup-khuyen-khich-nao-tre-sinh-non-phat-trien-binh-thuong/feed/ 0
Giúp ông bố trẻ làm thân với bé sơ sinh https://meyeucon.org/25665/giup-ong-bo-tre-lam-than-voi-be-so-sinh/ https://meyeucon.org/25665/giup-ong-bo-tre-lam-than-voi-be-so-sinh/#respond Tue, 04 Dec 2012 01:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=25665 Nhìn vào mặt bé và trò chuyện, thường xuyên bế bé, giúp vợ chăm sóc con vào buổi đêm… sẽ khiến bé cảm nhận được tình cha ấm áp và dành cho bạn nhiều cảm xúc đặc biệt. Dưới đây là những bí quyết đơn giản giúp ông bố trẻ gần gũi với đứa con yêu mới chào đời hơn.

Bế bé thường xuyên

Bất cứ cơ hội nào có thể, đừng ngại bế con. Tiếp xúc mặt đối mặt với bé rất quan trọng. Các tế bào phản chiếu của bé rất nhạy, chúng sẽ cố gắng nhận tín hiệu và bắt chước bạn, đồng thời học cách hiểu phản ứng của bạn. Cảm giác an toàn mà sự gần gũi mang lại cũng rất lớn.

Bất cứ cơ hội nào có thể, đừng ngại bế con.

Chăm sóc con vào ban đêm

Để vợ được ngủ nhiều hơn sẽ tốt cho cả gia đình bạn: nàng sẽ đỡ mệt, có thời gian tái tạo năng lượng, còn bạn và con có cơ hội gần gũi nhau hơn. Vì thế, khi nào có thể, hãy ra khỏi giường để pha sữa cho con hay dỗ dành khi bé khóc. Điều này có lẽ không dễ dàng, nhất là khi bạn đang buồn ngủ díu mắt nhưng giữa đêm, khi không có ai khác, bạn sẽ hoàn toàn thoải mái với một em bé mà không sợ bị nhận xét gì.

Học cách cho con bú bình và thay tã

Nếu mẹ vắt sữa hay bé phải dùng thêm sữa công thức, hãy pha sữa và tự cho con bú bình. Còn nếu bé hoàn toàn dùng sữa mẹ, bạn cũng có thể ở bên trò chuyện lúc con bú mẹ. Học cách thay tã cho con và trò chuyện với bé khi đó cũng mang lại cho bạn nhiều cảm xúc mới mẻ và giúp bé yêu bố hơn.

Chấp nhận những lúc bé cáu kỉnh

Gần gũi với con khi bé ngoan và vui vẻ là niềm hạnh phúc khôn tả, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng ngọt ngào. Sẽ có lúc bé trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, thậm chí gắt gỏng tỏ vẻ không muốn gần bố. Đừng chán nản và bỏ cuộc. Khả năng đối mặt với những khoảnh khắc khó khăn giúp bạn trở thành ông bố tự tin, vì thế hãy học cách hiểu con và giúp bé vượt qua những lúc khó chịu.

]]>
https://meyeucon.org/25665/giup-ong-bo-tre-lam-than-voi-be-so-sinh/feed/ 0
Những dấu hiệu bất thường về thính giác của trẻ 1 – 3 tuổi https://meyeucon.org/24939/nhung-dau-hieu-bat-thuong-ve-thinh-giac-cua-tre-1-3-tuoi/ https://meyeucon.org/24939/nhung-dau-hieu-bat-thuong-ve-thinh-giac-cua-tre-1-3-tuoi/#respond Sun, 07 Oct 2012 00:00:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=24939 Thính lực kém (điếc) có thể xảy ra với trẻ vào bất kỳ thời gian nào và rất khó nhận biết. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng học hỏi và tiếp thu của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu “mầm mống” cảnh báo nguy cơ trẻ bị điếc mà cha mẹ nên chú ý.

Trẻ từ 12 18 tháng

  • Không nhận biết được người thân, con vật hay những đồ vật thân thuộc.
  • Không phản ứng trước mệnh lệnh thức đơn giản: “Lại đây”, “Đến đây”.
  • Không phản ứng với âm thanh phát ra từ bên ngoài.
  • Không bày tỏ mong muốn gì.
  • Không bắt chước và nói được những từ đơn giản hay không bập bẹ được ít nhất 2 từ.
  • Không chỉ ra được những bộ phận đơn giản trên cơ thể khi được hỏi.

Trẻ từ 19 24 tháng

Những vấn đề về khả năng nghe của trẻ thường khó phát hiện.
  • Không nói nhiều hơn 5 từ.
  • Không thể chỉ ra ít nhất 2 bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.
  • Không đáp lại “Có” hoặc “Không” khi được hỏi hoặc khi có mệnh lệnh thức từ người khác.
  • Không thể xác định được những đối tượng phổ biến như quả bóng hay con mèo.
  • Không ê a, bi bô “diễn thuyết”.
  • Không hưởng ứng khi người lớn đọc gì đó cho nghe.
  • Không hiểu những cụm từ đơn giản như dưới bàn, trong hộp…

Trẻ từ 25 29 tháng

  • Không phản ứng trước mệnh lệnh thức: “Ngồi xuống” hay “Uống sữa đi!”.
  • Không trả lời được các câu hỏi “Cái gì?” ,”Ai?”
  • Không nói được câu có hai từ đơn giản.
  • Không quan tâm đến chuyện xung quanh.
  • Không hiểu những từ chỉ hành động như chạy, đi, ngồi…

Trẻ từ 30 36 tháng

  • Không hiểu những cụm từ sở hữu, ví dụ như “của tôi”, “của bạn”
  • Không phân biệt kích cỡ đồ vật to hoặc nhỏ.
  • Không dùng từ số nhiều hay động từ nào.
  • Không hỏi những câu hỏi “Cái gì?” hay “Ai?”

Khi phát hiện bé yêu có những dấu hiệu trên, bạn cần đưa con đi khám để tìm được phương pháp chữa trị kịp thời. Nếu để lâu, bé sẽ mất khả năng nghe, dẫn tới mất khả năng nói, ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển tâm lý, trí tuệ sau này.

]]>
https://meyeucon.org/24939/nhung-dau-hieu-bat-thuong-ve-thinh-giac-cua-tre-1-3-tuoi/feed/ 0
Sự phát triển của trẻ theo các mốc thời gian – Infographic https://meyeucon.org/24326/su-phat-trien-cua-tre-theo-cac-moc-thoi-gian-infographic/ https://meyeucon.org/24326/su-phat-trien-cua-tre-theo-cac-moc-thoi-gian-infographic/#respond Wed, 08 Aug 2012 07:50:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=24326 Giai đoạn đầu đời là thời điểm quan trọng đối với mỗi trẻ em bởi đó là quãng thời gian bé cảm nhận được thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ, thể chất, cảm xúc và cả ngôn ngữ. Những định hướng đúng đắn và giáo dục hợp lý sẽ giúp trẻ có sự phát triển hoàn thiện hơn và tránh được các nguy cơ tiềm ẩn tác động tới sức khỏe và tâm lý của bé sau này.

Mẹ Yêu Con đã tổng hợp một số thông tin thú vị để các bạn cùng xem nhé.

CÁC MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
4 yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
Thể chất
Cảm xúc
Trí tuệ
Ngôn ngữ
0
Bé bắt đầu cảm nhận các vật thể
Bé mới chỉ nhìn, nghe và thích thú
Bé thích ngậm ti lắm
Chạm để cảm nhận đồ vật
Khóc, cười, tủm tỉm… bé nhiều trò lắm đó
6 tháng
Bé cầm nắm được các đồ vật vừa bàn tay bé bỏng
Bé đã có thể tự chơi một mình rồi đấy
Bé biết khám phá đồ chơi khéo léo hơn
Âm thanh giúp bé giao tiếp & thể hiện cảm xúc
1 tuổi
Bé tự đi mà không cần hỗ trợ
Các động tác “yêu thích” sẽ được lặp đi lặp lại
Bé có thể nhận biết không gian xung quanh rồi đấy
Nếu bé thích là có thể nhại lại từ cuối cùng bạn nói
1,5 tuổi
Bé bắt đầu tập chạy được rồi đấy
Bé chơi & gần gũi với người lớn
Nhận biết 1 bức tranh không còn khó nữa rồi
Bé có thể nói một câu ngắn đấy nhé
Bé có thể nói hết câu, nhưng bố mẹ cố gắng hiểu nhé (^_^)
2 tuổi
Bé biết lắp ghép các đồ chơi hình khối hoặc dạng chuỗi.
Bé đã có thể chơi nhiều trò cùng lúc
Bé có thể học để phân loại đồ chơi nhé
Hãy chứng kiến bé mô tả hoặc gọi tên đồ vật nhé
3 tuổi
Hãy tập cho bé lái xe ba bánh nhé
Trí tưởng tượng của các bé đã phong phú hơn rồi đấy
Bé có thể khám phá một số ý tưởng mới đối với trò chơi của mình
Bạn đang có một anh chàng hoặc cô nàng lém lỉnh trong nhà rồi đấy
4 tuổi
Bé nghịch ngợm, nhảy nhót và khéo léo hơn nhiều lắm rồi.
Tham gia chơi theo nhóm là niềm vui lớn của các bé
Bé biết xây ngôi nhà theo “thiết kế riêng” của mình
6 tuổi

]]>
https://meyeucon.org/24326/su-phat-trien-cua-tre-theo-cac-moc-thoi-gian-infographic/feed/ 0
Bạn đã biết gì về hội chứng Edwards? https://meyeucon.org/20443/ban-da-biet-gi-ve-hoi-chung-edwards/ https://meyeucon.org/20443/ban-da-biet-gi-ve-hoi-chung-edwards/#respond Tue, 06 Dec 2011 16:01:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=20443 Có một hội chứng rất nguy hiểm đối với thai nhi và trẻ sơ sinh đó là hội chứng Edwards (còn gọi là Trisomy 18 (T18) hay Trisomy E. Hội chứng này xảy ra khi bệnh nhân bị thừa một nhiễm sắc thể số 18 trong bộ gen còn gọi là tam thể 18 hoặc trisomy 18.  Thai nhi bị hội chứng này sẽ bị hỏng hoặc trẻ sinh ra bị Edwards sẽ có thể tử vong sau khi sinh hoặc nguy cơ dị tật bẩm sinh đặc biệt là ở tim và tứ chi là rất cao.

Tổng quan về bệnh

Trisomy 18 được bác sĩ John H. Edwards mô tả lần đầu vào 4/1960 trên tạp chí y học Lancet.

Là trisomy phổ biến hàng thứ hai sau trisomy 21 gây HC Down với tỉ lệ khoảng 1:3000 đến 1:8000 trẻ sơ sinh, hội chứng Edwards thường gây chết thai hoặc tử vong sớm sau sinh. 80% trẻ bị hội chứng Edwards chết trong tuần đầu tiên sau sinh. Một số ít có thể sống hơn một tháng. Khoảng 5 – 10% có thể sống hơn một năm tuổi.

hội chứng Edwards không thể điều trị khỏi tuy nhiên có thể chẩn đoán ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

Cơ chế gây hội chứng Edwards

Bình thường thai được thừa hưởng vật chất di truyền gồm 46 nhiễm sắc thể, trong đó có 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ cha. Tuy nhiên ở 95% các trường hợp hội chứng Edwards thai có 47 nhiễm sắc thể do có thừa một nhiễm sắc thể số 18. Chính sự dư thừa vật chất di truyền này gây nên các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Tình trạng khảm có thể xảy ra khi một số tế bào trong cơ thể bình thường với 46 nhiễm sắc thể trong khi những tế bào khác lại có 47 chiếc. Những trường hợp khảm thường ít nghiêm trọng hơn thể thuần nhất. Một số trường hợp khác chỉ có 46 chiếc nhiễm sắc thể nhưng thực sự có một chiếc 18 dư ra và kết nối với một chiếc khác (gọi là chuyển đoạn hòa nhập tâm).

Bé gái có khuynh hướng bị nhiều hơn bé trai gấp 3 lần. Điều này có thể là do thai có giới tính nam bị trisomy 18 thường bị sẩy sớm.

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn này vẫn chưa được xác định cụ thể ở từng người. Một số nguyên nhân có thể là do bất thường nhiễm sắc thể 18 ở cha hoặc mẹ, do sự phân chia và tái tổ hợp trong quá trình tạo trứng hoặc tinh trùng bị bất thường.

Nguy cơ sinh con bị hội chứng Edwards gia tăng ở phụ nữ mang thai lớn tuổi hoặc có tiền sử bản thân hoặc gia đình đã từng sinh con bị hội chứng Edwards.

Hình ảnh một bệnh nhi bị hội chứng Edwards

Lâm sàng thai nhi bị hội chứng Edwards

Thai bị trisomy 18 thường chậm phát triển trong tử cung và ngừng phát triển ở khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ.

Chức năng của não ở trẻ bị hội chứng Edwards không được phát triển hoàn thiện. Một số tế bào thần kinh không phát triển ra ngoài não mà lại khu trú thành các nhóm nhỏ rải rác trong não. Do đó trẻ thường bị rối loạn các chức năng sinh tồn cơ bản như bú, nuốt, thở và thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng.

Sự hình thành của các cơ quan trong cơ thể cũng bị rối loạn nghiêm trọng. Thường có nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện trong thai kỳ hoặc ngay sau sinh.

Thai đa ối do bất thường về khả nuốt và nút của thai, thiểu ối do bất thường ở thận, bánh nhau nhỏ, một động mạch rốn duy nhất, thai chậm phát triển trong tử cung, cử động thai yếu hoặc suy thai, sinh nhẹ cân.

Các bất thường về đầu mặt như đầu nhỏ hoặc có dạng hình trái dâu, cằm nhỏ, tai đóng thấp, nang đám rối mạng mạch ở não.

Cột sống bị chẻ đôi và thoát vị tủy sống ra ngoài.

Xương ức ngắn, tim bị thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch hoặc hẹp động mạch chủ.

Bất thường ở bụng và cơ quan nội tạng như thoát vị rốn, hở thành bụng, teo thực quản, thận đa nang hoặc trướng nước, thận hình móng ngựa, tinh hoàn ẩn.

Bàn tay co quắp, thiểu sản móng tay, bàn tay quặp, lòng bàn chân dầy.

Chẩn đoán trước sinh

Có hai loại xét nghiệm để phát hiện hội chứng Edwards ở thai gồm xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán. Phương pháp tầm soát trước sinh thường được sử dụng là xét nghiệm triple test. Xét nghiệm tầm soát giúp ước lượng được nguy cơ hội chứng Edwards của thai còn xét nghiệm chẩn đoán giúp xác định chính xác có hay không hội chứng Edwards ở thai.

Mặc dù xét nghiệm tầm soát thường không đau và không xâm lấn nhưng nó lại không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn liệu thai có bị hội chứng Edwards hay không. Vì thế giá trị chủ yếu của xét nghiệm tầm soát là cung cấp thông tin giúp cho các cặp vợ chồng quyết định có thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hay không.

Các xét nghiệm chẩn đoán có khả năng phát hiện hội chứng Edwards và một số rối loạn nhiễm sắc thể khác với độ chính xác rất cao hơn 99%. Tuy nhiên do xét nghiệm đòi hỏi phải thực hiện một số thủ thuật xâm lấn trong tử cung như chọc hút dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau có liên quan đến nguy cơ sẩy thai và các tai biến khác ở thai. Vì thế xét nghiệm chẩn đoán thường chỉ áp dụng cho các thai phụ có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Edwards qua xét nghiệm tầm soát, thai có dị tật bẩm sinh phát hiện trên siêu âm, phụ nữ trên 35 tuổi hoặc tiền sử gia đình có bất thường di truyền.

Các xét nghiệm chẩn đoán hiện nay được áp dụng tại Bệnh viện Từ Dũ là phân tích bộ nhiễm sắc thể hay còn gọi là karyotype và kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH).

Chẩn đoán sau sinh

Ngay sau khi sinh trẻ bị hội chứng Edwards có thể được chẩn đoán ngay bằng các bất thường biểu hiện ra bên ngoài và được khẳng định bằng cách lập bộ nhiễm sắc thể của tế bào máu để xác định cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể số 18 ở trẻ.

Những thai nhi có nguy cơ cao

Những thai nhi có nguy cơ cao đó là tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, các bệnh di truyền như đần độn, chậm phát triển trí tuệ; phụ nữ mang thai lớn tuổi (trên 35 tuổi); thai phụ bị bệnh tiểu đường hay dùng insulin; sử dụng thuốc, các chất kích thích có hại cho thai trong quá trình mang thai; bị nhiễm virut khi có thai như cúm; vợ hoặc chồng sống và làm việc trong vùng có phóng xạ cao trong thời gian trước và trong khi mang thai. Vì vậy khi chuẩn bị mang thai cả vợ và chồng cần tránh xa môi trường độc hại, tránh các chất kích thích, không nên kết hôn và sinh con muộn tuổi, những gia đình có tiền sử có người mắc hội chứng Edwards cần kiểm tra kỹ lưỡng thai nhi, đặc biệt là xét nghiệm triple test trong khoảng từ tuần thứ 14 đến tuần 18 của thai nhi.

]]>
https://meyeucon.org/20443/ban-da-biet-gi-ve-hoi-chung-edwards/feed/ 0
Một bé bị suy kiệt nặng do mẹ cho uống sữa không rõ xuất xứ https://meyeucon.org/20427/mot-be-bi-suy-kiet-nang-do-me-cho-uong-sua-khong-ro-xuat-xu/ https://meyeucon.org/20427/mot-be-bi-suy-kiet-nang-do-me-cho-uong-sua-khong-ro-xuat-xu/#respond Sat, 03 Dec 2011 21:53:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=20427 Các bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mặt phù nề, thở nhanh, phù hai chân, toàn thân tím tái. Chẩn đoán cho thấy bé bị viêm phổi nặng, suy hô hấp trên nền suy dinh dưỡng thể phù.

Việc hỗ trợ hô hấp, điều trị viêm phổi và cung cấp dinh dưỡng được tiến hành ngay sau đó. Chỉ sau nửa ngày cấp cứu, bệnh nhân hồng hào trở lại, hiện tượng thở nhanh cũng cải thiện.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng thể phù là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Lúc bé sinh nặng 2,6 kg nhưng ba tháng sau chỉ nặng 2,7 kg.

Bệnh nhi bị suy kiệt đang được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Suy dinh dưỡng thể phù thường gặp ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ, nên đã sử dụng sữa xá cân ký vốn không có nhiều chất dinh dưỡng.

Bệnh khiến mặt bệnh nhân phù lên nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to, phù, giảm đạm máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất.

Mẹ bệnh nhi cho biết, bé là con thứ 5, do hoàn cảnh khó khăn, vừa sinh xong chị phải đi làm không cho bé bú nên mua loại sữa không có nhãn hiệu với giá chưa đến 30.000 đồng một kg để con uống. “Tôi thấy con mình không tăng cân nhưng cũng đành chịu”, chị này nói.

Để tránh tình trạng suy dinh dưỡng thể phù, các bác sĩ khuyên nếu gia đình không có điều kiện để các loại sữa công thức phù hợp, thì nên cho bé bú sữa mẹ. Không nên tin tưởng vào các loại sữa giá rẻ không nguồn gốc vì thành phần dinh dưỡng của loại sữa này rất thấp.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho biết, sữa giá rẻ không bao gì thực là loại bột béo. Khi pha ra nước, sữa này có màu đục trông như sữa nhưng thực ra thành phần dinh dưỡng rất thấp.

]]>
https://meyeucon.org/20427/mot-be-bi-suy-kiet-nang-do-me-cho-uong-sua-khong-ro-xuat-xu/feed/ 0