Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi https://meyeucon.org/44309/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-4-6-thang-tuoi-2/ https://meyeucon.org/44309/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-4-6-thang-tuoi-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 05:28:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=44309 Ăn dặm- bữa ăn đầu đời của trẻ có vai trò rất quan trọng, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ mà còn vì chúng là sứ giả giới thiệu cho trẻ muôn ngàn mùi vị thức ăn. Thông thường, các bà mẹ hay ép cho trẻ ăn thật nhiều, thật bổ mà quên đi yếu tố quan trọng nhất là: Ăn vừa đủ, điều độ cho từng giai đoạn và cách ăn uống phù hợp nhất cho trẻ.

Sau đây là một số thực đơn đầy đủ dưỡng chất rất phù hợp cho bé  từ 4-6 tháng tuổi, mẹ cùng tham khảo nhé.

1.Bột sữa

tải xuống

 

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Sữa bột (loại bé nhà bạn đang dùng): 80g

Nước sạch: 200ml

Dầu ăn: 5ml

  • Cách làm

Lấy nước sạch đổ vào nồi, cho bột gạo và sữa bột đổ vào nồi. Khuấy tan. Bắc lên bếp, khuấy đều. Bọt sôi thì bắc xuống. Tập cho bé ăn (vài thìa)

Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 thìa canh dầu ăn.

2. Bột sữa- bí đỏ

tải xuống (1)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Bí đỏ: 20g

Sữa bột (loại bé nhà bạn đang dùng): 20g

Nước sạch: 250ml

Dầu ăn: 5ml

  • Cách làm

Bí đỏ hấp chín, tán nhuyễn

Cho bột gạo vào nước khấy tan. Bắc lên bếp nấu sôi. Bột chín, cho bí đỏ và dầu ăn vào khuấy đề. Nhấc xuống để nguội bớt, cho sữa vào từ từ, khuấy cho sữa hòa vào bột, cho đến khi hết lượng sữa. Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

 

3. Bột tàu hũ- rau ngót

tải xuống (5)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Tàu hũ trắng: 10g

Rau ngót: 10g

Nước: 300ml

Dầu ăn: 5ml

Gia vị: Nước mắm hoặc muối vừa đủ

  • Cách làm

Lấy 1 bát nước đổ vào nồi. Cho khoảng 7 thìa gạt bột cho vào khuấy đều

Lấy đậu hũ cho vào bát, tán nhuyễn (có thể thêm ít nước cho dễ tán), lấy 1 thìa canh.

Trộn đều đậu hũ và bột

Lấy 1 nắm tay lá rau ngót, băm nhuyễn, lấy 1 thìa canh.

Bắc nồi lên bếp. Nhỏ lửa. Khi bột sôi cho rau đã tán nhuyễn vào, nêm 1 thìa nước mắm và cho dầu ăn vào. Khuấy đều, bắc xuống

4. Bột thịt lợn – cà rốt

tải xuống (3)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Cà rốt: 20g

Thịt lợn: 30g

Dầu ăn: 5ml

Nước, mắm

  • Cách làm

Thịt lợn chọn phần thịt nạc, rửa sạch, băm (hoặc xay) nhuyễn. Cà rốt cho vào nồi cách thủy hấp chín, tàn nhỏ.

Hòa tan bột với nước, cho tiếp thịt lợn, cà rốt tán nhuyễn vào khuấy đều. Bắc nồi bột lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy nhẹ theo hình tròn để bột không bị vón cục. Khi bột sôi, bạn nhớ nêm một chút xíu mắm để bột đỡ bị nhạt quá. Bột chín, tắt bếp, trộn đều bột với 1 thìa dầu ăn.

5. Bột thịt bò- lòng đỏ trứng và cải thảo

tải xuống (4)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Thịt bò: 20g

Lòng đỏ trứng: 10g

Cải thảo: 10g

Dầu ăn: 5ml

Nước sạch: 250ml

Nếu muốn nấu với số lượng lớn hơn, mẹ chỉ cần lấy tỉ lệ này làm tỉ lệ chuẩn để nhân lên số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị.

  • Cách làm

Cải thảo luộc hoặc hấp chín sau đó tán nhuyễn.

Trộn thịt bò với 1/3 chén nước, dùng đũa quấy tan để khi nấu thịt không bị vón cục. Nấu thịt với lửa nhỏ, sau khi thịt chín thì tắt bếp, đem xay nhuyễn.

Cho bột với hỗn hợp thịt bò, cải thảo, lòng đỏ trứng vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn. Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của cháo bằng cách thử trên cổ tay.

Với thực đơn cho bé ăn dặm này mẹ chỉ mất vài phút là có thể hoàn thành rồi, những chén bột thơm phức là lựa chọn tuyệt vời để mẹ thay đổi khẩu vị cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/44309/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-4-6-thang-tuoi-2/feed/ 0
Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/ https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 05:25:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=44305 Thông thường, trẻ trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng đầu chỉ cần bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) là đỉ. Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẽ ra, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác nhau. Sau đây là phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách, các mẹ hãy tham khảo qua nhé.

images

1. Những điều nên làm:

  • Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều để tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới
  • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo lứa tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại nơi mình sinh sống.
  • Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt.
  • Tăng năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách: Có thể thêm dầu, mỡ, lạc… hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
  • Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
  • Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm.
  • Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao.
  • Cho trẻ ăn bổ sung tăng dần về số lượng và độ đặc.
  • Mỗi khi thử một thức ăn mới thì mẹ phải vừa cho ăn vừa nghe ngóng xem bé có bị trướng vụng, tiêu chảy hay dị ứng không để điều chỉnh.
  • Trẻ được 8-9 tháng tuổi thì mới nên cho ăn chất tanh vì loại thức ăn này dễ gây dị ứng và tiêu chảy.
  • Chỉ nên dùng bột ăn liền khi đi picnic hoặc không có điều kiện nấu nướng, còn hàng ngày mẹ nên chịu khó nấu cho trẻ ăn bởi vì một bát bột tươi sẽ có đủ dinh dưỡng nhất là các nguyên tốt vi lượng hơn là loại chế biến sẵn.

2. Những điều không nên làm

  • Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mì chính) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi.
  • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt trong bánh kẹo sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
  • Tuyệt đối không để bát bột có màu trắng mà phải tô màu cho nó: màu xanh của rau, màu vàng của trứng, tôm, cà rốt, màu nâu sẫm của thịt… Bát bột trắng chắc chắn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng.

Với phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách, mình hy vọng các bé sẽ ăn ngon miệng và mau lớn nhé!

]]>
https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/feed/ 0
Chế độ dinh dưỡng quyết định trí thông minh của trẻ  https://meyeucon.org/44301/che-do-dinh-duong-quyet-dinh-tri-thong-minh-cua-tre-2/ https://meyeucon.org/44301/che-do-dinh-duong-quyet-dinh-tri-thong-minh-cua-tre-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 04:59:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=44301 Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra sẽ được khỏe mạnh và thông minh. Trí thông minh của trẻ được hình thành từ: di truyền, môi trường và dinh dưỡng. Vì vậy, khi quyết định mang bầu các mẹ hãy bắt đầu ăn những thực phẩm dưới đây để tác động, hỗ trợ, giúp con thành công, hạnh phúc, vững bước trong đời và đặc biệt là tạo cho các bé một “nền tảng” IQ cơ bản nhờ vào chế độ ăn uống của mẹ khi mang bầu.

1

Dưới đây là những thực phẩm người mẹ nên ăn để trẻ thông minh hơn:

Thịt nạc
  • Ai cũng biết thịt nạc cung cấp rất nhiều protein, nhưng chỉ riêng thịt bò nạc và thịt lợn nạc thì mẹ mới có thể thêm được lượng chất sắt và vitamin B.

1

  • Hiện tại, khi mang bầu, mẹ sẽ cần khoảng 25g protein một ngày để giúp thai nhi phát triển và đảm bảo các cơ của mẹ thích nghi kịp với sự phát triển đó. Cũng giống như sắt, nếu các mẹ không nhận đủ protein, thai nhi sẽ kém phát triển và tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh non nhẹ cân. Ngoài ra, thịt bò, thịt heo, các loại thịt đỏ nói chung cũng chứa một lượng lớn chất sắt, vitamin B6 và vitamin B12 để giúp mô và não bộ, hệ thần kinh của bé phát triển, đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ nữa đấy!

2

  •  Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu… rất giàu omega 3 cần thiết cho não bộ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ ăn ít hơn hai bữa cá một tuần sinh ra những đứa trẻ có IQ thấp hơn so với những người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần.

Trứng

2

  • Trứng rất giàu axit amin choline giúp kích thích não phát triển và tăng cường trí nhớ ở trẻ nhỏ. Ăn ít nhất hai quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp một nửa lượng choline cần thiết cho bà bầu. Trứng cũng chứa rất nhiều protein và sắt làm tăng cân nặng khi sinh của trẻ. Sự thiếu cân khi sinh được cho là có liên quan đến chỉ số IQ thấp.

Sữa chua

3

  • Cơ thể của người mẹ phải làm việc cật lực để tạo nên các tế bào thần kinh của thai nhi. Bởi vậy, bạn cần bổ sung thêm protein, ăn những thực phẩm giàu protein như sữa chua, bên cạnh các nguồn protein khác. Sữa chua còn chứa canxi – cũng rất cần thiết trong thai kỳ.

Nước cam

4

  • Một ly nước cam vào buổi sáng có thể giúp mẹ bổ sung lượng folate, kali và tất nhiên không thể thiếu vitamin C cho các hoạt động đa dạng trong ngày. Chất kali trong nước cam ép rất quan trọng đối với các chức năng của cơ và sự trao đổi chất của mẹ. Giống như sắt, phụ nữ mang thai cần phải tiêu thụ nhiều kali vì lưu lượng máu lúc này tăng cao. Và như bạn đã biết, nước cam là nguồn vitamin C vô cùng dồi dào. Ngoài việc giúp mẹ chiến đấu với cảm cúm trong mùa lạnh, vitamin C nước cam còn giúp cơ thể bạn hấp thu chất sắt tốt hơn và giữ cho răng và xương của mẹ luôn khỏe mạnh.
  • Ngoài cam ra, mẹ cũng có thể nhận được vitamin C từ bông cải xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt, trong đó có một loại thực phẩm cung cấp năng

Khoai lang

3

  • Khoai lang nhiều chất xơ hòa tan, beta-carotene, vitamin B6, vitamin C cùng các khoáng chất quan trọng như sắt, đồng và thậm chí còn nhiều kali hơn cả chuối đó nha!
    Chắc chắn các thực phẩm khác trong danh sách này sẽ còn rất nhiều loại giàu dinh dưỡng khác nhưng riêng với beta-carotene trong củ khoai lang thì có phần đặc biệt hơn chút nhé! Các mẹ biết đó, vitamin A đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mắt, xương và da bé. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp chất sắt rất dồi dào cho mẹ trong thai kỳ. Vì vậy, nếu có món ăn nào dặm cho bầu trong suốt ngày dài thì khoai lang là gợi ý tuyệt vời nhất rồi!

  Những loại thực phẩm này chứa nhiều sắt giúp con bạn thông minh hơn. Chúng đều là những thứ cần ăn trong khi mang bầu. Sắt giúp vận chuyển khí oxy đến tế bào não của thai nhi nữa đấy.

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh để con trẻ sinh ra luôn mạnh khỏe và thông minh nhé!

 

]]>
https://meyeucon.org/44301/che-do-dinh-duong-quyet-dinh-tri-thong-minh-cua-tre-2/feed/ 0
Cha mẹ không thể bỏ qua những yếu tố này nếu muốn con phát triển chiều cao tối đa https://meyeucon.org/44205/cha-me-khong-the-bo-qua-nhung-yeu-to-nay-neu-muon-con-phat-trien-chieu-cao-toi-da-2/ https://meyeucon.org/44205/cha-me-khong-the-bo-qua-nhung-yeu-to-nay-neu-muon-con-phat-trien-chieu-cao-toi-da-2/#respond Sun, 25 Feb 2018 14:12:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=44205 Để con có chiều cao như mong muốn, cha mẹ phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Dưới đây là những yếu tốgiúp bé phát triển chiều cao tối đa

tải xuống (59)

1. Chế độ dinh dưỡng

– Bé nên duy trì bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng từ lúc mới sinh và kéo dài lâu nhất nếu có thể.

– Nên bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.

tải xuống (60)

Dinh dưỡng luôn là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ 

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn đa dạng và bổ sung 2 ngày/tuần thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A,B,C.

– Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn có nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé “lùn” hơn.

– Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/tuần để duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.

– Bé nên có giấc ngủ nguyên đêm. Ví dụ, bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9-10 tiếng/ngủ đêm và 2-3 tiếng/ngủ ngày.

– Tốt nhất là không giới thiệu chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường liên quan đến sự “lùn” ở các bé.

– Trẻ từ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bố thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ.

2. Vận động

– Bé từ 3 tháng – 2 tuổi: Cha mẹ nên tương tác xã hội với bé, ít bế bồng bé khi bé phát triển kĩ năng bò trườn đi lại, dẫn bé đi công viên, chơi 1 số trò chơi ngoài trời.

images (14)

Không nên bồng bế bé mà hãy để bé ngồi chơi với các bạn

– Các bé 3 – 4 tuổi: Cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.

– Bé từ 4-5 tuổi: Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ như vậy sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới.

  • Những yếu tố làm bé thấp lùn

– Ngồi máy tính, xem tivi, chơi game trên 2.5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử trên 4 tiếng/ngày.

– Uống quá nhiều nước ngọt: 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm, vitamin A và vitamin nhóm B1, B2 và B3 trước 18 tháng tuổi cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao.

]]>
https://meyeucon.org/44205/cha-me-khong-the-bo-qua-nhung-yeu-to-nay-neu-muon-con-phat-trien-chieu-cao-toi-da-2/feed/ 0
Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ https://meyeucon.org/44200/nhung-duong-chat-thiet-yeu-quan-trong-trong-giai-doan-phat-trien-cua-tre-2/ https://meyeucon.org/44200/nhung-duong-chat-thiet-yeu-quan-trong-trong-giai-doan-phat-trien-cua-tre-2/#respond Sun, 25 Feb 2018 13:49:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=44200 Khi bước vào tuổi dậy thì cơ thể trẻ phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Vì vậy, để giúp các trẻ có một thân hình cân đối và sức khỏe dẻo dai cha mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Nếu không đáp ứng đúng và đủ trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến cơ thể phát triển chậm và không thể tăng trưởng cân nặng, trí tuệ đặc biệt là chiều cao. Cha mẹ hãy bổ sung những dưỡng chất này vào thực đơn hàng ngày của trẻ nhé.

images (3) Canxi

Canxi rất cần thiết cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa, giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương về sau. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 – 1.200mg canxi. Canxi đặc biệt nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa,… canxi cũng rất dồi dào trong các loại thủy sản, hải sản như tôm, cua, ốc, xương cá,… Nên kho nhừ cá nhỏ và ăn cả xương. Trẻ nên được cung cấp 400 – 500ml sữa/ ngày.

 Chất Sắt

Là khoáng chất rất cần thiết cho việc tạo máu, vận chuyển oxy trong máu đến các mô của cơ thể. Trẻ khi bước vào tuổi dậy thì do nhu cầu cho sự tăng trưởng, phát triển rất cao nên nếu không chú ý cung cấp đủ sẽ rất dễ bị thiếu sắt. Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Bé gái cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Trẻ em trai cần 12- 18 mg sắt/ngày và bé gái cần 20 mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt, phủ tạng động vật: gan, tim, , lòng đỏ trứng, thịt đỏ, đậu đỗ, các loại rau củ có màu đỏ. Nếu cần thiết phải cho trẻ uống thêm chế phẩm sắt (theo chỉ định của bác sĩ).

Chất đạm (Cần chiếm 14 – 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn mỗi ngày, tương đương với 70 – 80gr/ngày)

Chất đạm giúp hoàn thiện cấu trúc cơ quan trong cơ thể trẻ, tăng cường miễn dịch nên nó rất cần cho quá trình phát triển vượt trội của cơ thể trong giai đoạn này. Nó cấu tạo enzyme, hornmone, trong đó có hormone sinh dục.  Ngoài ra còn giúp cho tế bào phát triển, và sửa chữa những bắp cơ bị lỗi

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ nguồn đạm phong phú, cả đạm động vật và thực vật như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu…. Trong đó thức ăn có nguồn gốc động vật là tốt hơn, vì không chỉ giàu đạm, chúng còn rất giàu sắt, chất có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu.

Chất bột

Chất bột là chất cung cấp năng lượng chính cho toàn bộ cơ thể, chiếm 60 – 70% tổng năng lượng mỗi ngày. Chất bột có trong gạo, bột mì, củ, bắp… Nếu có thể, nên chọn lựa những loại bột đường thô (như gạo lứt, yến mạch) để cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và phòng chống thừa cân, béo phì.
Chất béo

Là chất cung cấp năng lượng cao và là dung môi tăng hấp thu vitamin D (rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi), vitamin A, E, K nên cần chiếm 20 – 25% (50 – 60 g/ngày). Chất béo no có trong thức  ăn chứa đạm động vật, tuy nhiên với  chất béo không no thì  phải bổ sung bằng dầu ăn và cá. Vì vậy nên ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật.

Các vitamin

Vitamin là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo cơ thể sống cũng như hỗ trợ tăng trưởng, phát triển chiều cao , cân nặng ở trẻ. Trẻ cần được bổ sung đầu đủ các loại vitamin nhóm A, B, C, D, E trong bữa ăn hàng ngày. Các vitamin này luôn dồi dào trong các loại rau xanh và trái cây. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm này.

tải xuống (2)

Đây là giai đoạn để trẻ tăng chiều cao, sau khi dậy thì trẻ sẽ cao rất chậm, thậm chí không tăng chiều cao nữa nếu không được chăm sóc đúng cách.Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối, vận động tập thể dục thể thao là rất quan trọng vì nó giúp tăng cường thể lực, phát triển chiều cao, thể thao đúng cách còn giúp ngăn chặn nguy cơ thừa cân, béo phì. Các môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao như bơi, chạy, đạp xe, đánh cầu lông, tập xà,.… Ngoài ra, trẻ cần uống nước, khoảng 1,5 – 2 lít nước/ ngày, vì nước cần thiết cho mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/44200/nhung-duong-chat-thiet-yeu-quan-trong-trong-giai-doan-phat-trien-cua-tre-2/feed/ 0
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi https://meyeucon.org/44151/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-6-9-thang-tuoi-2/ https://meyeucon.org/44151/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-6-9-thang-tuoi-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 14:22:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=44151 Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng, vitamin đa dạng hơn đến từ các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột công thức. Ở giai đoạn này mẹ tiếp tục cho bé làm quen với ăn dặm bằng cách tăng dần khẩu phần ăn và độ đặc của món ăn. Đa phần các bé 6 tháng tuổi chưa có nhiều răng, nên thức ăn vẫn phải nghiền/ xay nhuyễn để bé có thể tiêu hóa hết được. Mỗi lần mẹ giới thiệu món mới cho bé, mẹ chú ý đến phản ứng của bé trước món ăn để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Mẹ tham khảo thực đơn cho bé từ 6-9 tháng sau để giới thiệu đến bé nhiều món mới hấp dẫn hơn nhé!

1. Bột thịt- rau ngót

bot thit

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Rau: 30g
  • Thịt lợn nạc: 30g
  • Dầu ăn: 5ml

Cách làm:

  • Rau ngót làm nhuyễn
  • Thịt lợn nạc băm nhuyễn, tán đều trong 30ml nước lạnh
  • Hòa tan 20g bột gạo trong chút nước
  • Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho rau ngót và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
  • Cho bột ra bát them dầu vào trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối nhưng mẹ nhớ nêm nhạt thôi nhé.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

2. Bột đậu xanh- bông cải

images (8)

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Bông cải bào nhỏ phần bong: 20g
  • Đậu xanh không vỏ: 10g
  • Thịt lợn băm nhuyễn: 10g
  • Dầu ăn: 5ml

Cách làm:

  • Đậu xanh ngâm mềm và hấp chín, tán nhuyễn với 1/3 bát nước.
  • Cho thịt vào 2/3 bát nước còn lại để đánh tan
  • Trộn bột gạo, bong cải vào hai hỗn hợp trên, khuấy đều, sau đó bắc lên bếp nấu chín.
  • Sauk hi bột chín, cho dầu ăn vào khuấy đều, nhấc xuống để nguội rồi cho trẻ ăn ngay.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

3. Bột đậu hũ- thịt lợn- bí đỏ

images (7)

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Bí đỏ cắt nhuyễn: 20g
  • Đậu hũ tán nhuyễn: 20g
  • Thịt lợn băm nhuyễn: 10g
  • Dầu ăn: 5ml

Cách làm:

  • Bí đỏ nấu chín, tán nhuyễn với 1/3 bát nước.
  • Cho thịt lợn hòa với 1/3 bát nước, đánh cho tan.
  • Bột gạo, đậu hũ trộn đều với 1/3 bát nước còn lại.
  • Trộn cả 3 hỗn hợp trên lại với nhau, bắc lên bếp nấu chín, khuấy đều tay khi nấu để bột không bị vón cục.
  • Bột chín, cho dầu ăn vào khuấy đều
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

4. Bột gan- rau dền

images (6)

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Rau dền: 30g
  • Gan lợn, gà: 30g
  • Dầu ăn: 5ml
  • Nước: 200ml

Cách làm:

  • Rau dền: cắt thật nhỏ hoặc băm nhuyễn
  • Bột gạo hòa tan trong ít nước. Sau đó cho hết phần nước còn lại nấu chín.
  • Gan lợn hoặc gà đã nghiền nát
  • Gan chín, đổ rau vào nấu sôi lên, cho bột đã hòa tan vào khuấy chín.
  • Cho bột ra bát them dầu vào trộn đều, nêm nước mắm hoặc muối. Nêm hạt.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

5. Bột chim cút- cà rốt

bot dau hu

 

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Cà rốt:10g
  • Chim cút: 10g
  • Dầu ăn: 5ml
  • Nước: 250ml

Cách làm:

  • Cà rốt gọt vỏ, cắt nhuyễn.
  • Chim cút luộc chín, gỡ thịt, băm nhuyễn.
  • Cho cà rốt vào nước nấu chín, sau đó cho thịt chim cút vào khuấy đều, đun sôi.
  • Bột gạo hòa với ít nước, sau đó cho vào hỗn hợp, đun chín.
  • Bắc xuống bếp, trộn dầu ăn vào.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.
]]>
https://meyeucon.org/44151/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-6-9-thang-tuoi-2/feed/ 0
Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em https://meyeucon.org/44101/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-2/ https://meyeucon.org/44101/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:47:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=44101 Còi xương là một bệnh thường xảy ra ở trẻ em chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh này làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương.

images (20)

Trẻ còi xương do thiếu Vitamin D

 

Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, bé sẽ thấp bé nhẹ cân. Còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ có cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi. Chính vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.

* Nguyên nhân chính của bệnh còi xương: Là do thiếu vitamin D. Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo (dầu mỡ).

* Nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể do:

– Do ăn uống: Thức ăn có chứa nhiều vitamin D: Dầu cá, gan cá, trứng, sữa, thịt…

– Do ánh sáng mặt trời, tia cực tím, kích thích sự tổng hợp vitamin D qua một quá trình quang học ở da… Vitamin D giúp cho cơ thể trong quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và photpho để tạo thành xương giúp cho cơ thể phát triển

tải xuống (45)

Những thực phẩm giàu vitamin D

Những trẻ thiếu vitamin D thường là do ăn chủ yếu chất bột hoặc kiêng ăn chất béo khi trẻ bị tiêu chảy… hoặc là do sống ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời, ẩm thấp hoặc do cha mẹ giữ trẻ trong nhà, mặc quần áo kín, che kín chân tay khi ra ngoài đặc biệt là mua đông nên trẻ sẽ dễ mặc bệnh còi xương.

* Biểu hiện của bệnh còi xương: Trẻ khó ngủ, hay giật mình, hay ra mồ hôi, kể cả mùa đông đặc biệt là mồ hôi vùng đầu, gáy, rụng tóc gáy… Sau đó da trẻ bị xanh, cơ mềm, nhẽo làm bụng to ra, ngực lép…

Bệnh còi xương nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra co giật do hạ các ion canxi trong huyết thanh, đôi khi gáy khó thở do co thắt các cơ thanh quản có thể nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

* Cha mẹ nên phòng bệnh còi xương cho trẻ ngay cả khi trẻ còn đang trong bụng mẹ. Nghĩa là, khi người mẹ mang thai cần ăn uống đầy đủ, nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhất là mùa đông đẻ tạo được nhiều vitamin D.

– Cho trẻ bú sớm sau khi sinh và cho trẻ ăn bổ sung sau 4, 5 tháng, ăn đầy đủ chất, đa dạng.

– Cho trẻ được tắm nắng sớm ngay tuần lễ đầu sau khi sinh, nhất là mùa đông. Nên cho trẻ ra tắm nắng vào buổi sáng, mỗi lần chỉ nên từ 5-10 phút và chỉ để hở hai cẳng chân của trẻ tiếp xúc với ánh nắng, sau đó vuốt ve, xoa bóp cho trẻ. Nếu mùa đông trời mưa ẩm nhiều không tắm được nắng, có thể cho trẻ uống vitamin D để phòng bệnh (Nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ).

Tóm lại, bệnh còi xương nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D, vitamin D lại do ánh sáng mặt trời tổng hợp quang hóa qua da, là một nguồn vô tận, vừa đơn giản lại không mất tiền. Vì vậy ngoài vấn đề cho các con ăn uống đầy đủ chúng ta cần cho trẻ tắm nắng để phòng bệnh còi xương cho trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt.

 

 

 

]]>
https://meyeucon.org/44101/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-2/feed/ 0
Tránh mắc dị vật đường thở ở trẻ em! https://meyeucon.org/44093/tranh-mac-di-vat-duong-tho-o-tre-em-2/ https://meyeucon.org/44093/tranh-mac-di-vat-duong-tho-o-tre-em-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:18:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=44093 Hầu hết các bậc làm cha mẹ thường sợ hãi và luống cuống khi đối mặt với trường hợp bé bị ngạt. Vậy nguyên nhân do đâu mà dẫn đến ngạt thở ở trẻ em và bạn có thể làm gì để bảo vệ con bạn tránh mắc dị vật đường thở?

tải xuống (44)

Không để các đồ vật có nguy cơ gây nghẹt thở trong tầm với của trẻ 

  1. Ngạt do thức ăn

Nguy cơ ngạt thở do thức ăn thông thường bao gồm:

  • Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
  • Thức ăn cứng: Xúc xích, các loại hạt
  • Thức ăn dính: Bơ, đậu phộng…
  • Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô

Hãy làm theo lời khuyên về an toàn trong ăn uống dưới đây để bảo vệ con bạn khỏi những nguy cơ ngạt do ăn uống gây ra

Cha mẹ cần

  • Giám sát cẩn thận trẻ trong giờ ăn
  • Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành từng miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé
  • Hướng dẫn trẻ cách ăn và nhai thích hợp
  • Học phương pháp sơ cứu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như phương pháp sơ cứu trẻ bị ngạt.untitle1d1415118450272

Học phương pháp sơ cứu trẻ bị ngạt

Trẻ em cần học cách

  • Ngồi ghế khi ăn.
  • Nhai thức ăn chậm và cẩn thận.
  • Không nói chuyện hoặc cười đùa khi miệng đầy thức ăn.
  • Bỏ thức ăn vào miệng vừa đủ để có thể nhai dễ dàng
  1. Ngạt do đồ chơi, đồ gia dụng
  • Cha mẹ phải cảnh giác với các loại đồ chơi và đồ dùng trong nhà.
  • Giám sát cẩn thận, nên hiểu biết và sắp xếp bố trí các loại đồ chơi, đồ dùng trong nhà phù hợp với những yếu tố an toàn bắt buộc để phòng ngừa những tai nạn thương tâm do ngạt thở gây da.
  • Bất kỳ đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5 đến 3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5cm đều không an toàn cho trẻ dưới 4 tuổi.
  • Không để con bạn chơi những quả bóng bay đã bị xẹp hoặc bị vỡ. Cũng không được bỏ mặc bé chơi một mình với một quả bóng bay cho dù nó còn nguyên vẹn bởi chính quả bóng đó có thể bị nổ và bỗng nhiên trở thành hiểm họa không lường trước được.
  • Không bao giờ được để các đồ vật có nguy cơ gây nghẹt thở trong tầm với của trẻ như: Đồng xu, bi, pin đồng hồ dạng trong, cúc áo, nắp chai nhựa…

 

]]>
https://meyeucon.org/44093/tranh-mac-di-vat-duong-tho-o-tre-em-2/feed/ 0
Bí quyết của mẹ giúp trẻ thích đọc sách https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/ https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:05:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=44079 Khi mẹ đọc sách cho con nghe, trẻ sẽ liên tưởng đọc sách với một kinh nghiệm vui vẻ. Điều đó sẽ giúp con trẻ chú ý tới sách và yêu thích đọc sách.

tải xuống (38)

1. Tạo thói quen thích đọc sách cho trẻ ngay từ sớm

  • Khuyến khích con đọc sách càng sớm càng tốt rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
  • Cha mẹ nên giới thiệu sách cho con ngay từ khi bé còn nhỏ để giúp con bắt đầu làm quen với việc đọc sách.

2. Làm cho việc đọc sách trở nên vui vẻ

  • Cho con trẻ tự lựa chọn những quyển sách mà chúng yêu thích.
  • Dựa vào những sở thích của con, bạn hãy tìm những cuốn sách hoặc các bài báo phù hợp với những môn thể thao mà con yêu thích, phù hợp với các sở thích riêng của con hoặc những bản nhạc mà còn yêu thích.
  • Làm cho giờ đọc sách cho con nghe là một phần thiết yếu trong cuộc sống gia đình: Chia sẻ một bài báo hoặc một đoạn sách mà bạn đang đọc mà không cần chuyển thành một bài giảng đạo đức.

3. Tạo ra một thói quen mới

  • Trẻ quá dễ dàng trong việc tìm các hoạt động khác để tiêu phí thời gian, đặc biệt là với trò chơi điện tử. Chúng ta cần phải chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc sách với sự thích thú. Cha mẹ có thể làm điều này bằng cách: Giới thiệu cho con đọc những quyển sách hay mà con thích. Đó có thể là một tờ báo, một cuốn tạp chí hay một quyển sách
  • Để nuôi dưỡng tình yêu đối với sách vở của con bạn trong suốt cuộc đời thì bạn phải nêu gương cho con qua những hành động của chính bạn. Bạn hãy dành thời gian để đọc sách để con cái nhìn vào bạn học tập theo.
]]>
https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/feed/ 0
Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 2) https://meyeucon.org/43979/nhung-mon-ngon-cho-be-an-com-phan-2-3/ https://meyeucon.org/43979/nhung-mon-ngon-cho-be-an-com-phan-2-3/#respond Thu, 22 Feb 2018 12:40:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=43979 Thực đơn cho bé tập ăn cơm phải bổ sung đa dạng các loại thực phẩm ăn kèm, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm (cá, tôm, trứng, đậu phụ…) và các loại rau củ quả. Các thực phẩm ăn kèm cũng nên ninh mềm, cắt nhỏ và cần có màu sắc bắt mắt để kích thích thị giác của trẻ

Rau cuộn trứng chiên.

1

Nguyên liệu

  • Trứng gà
  • Bông cải xanh
  • Nấm rơm
  • Cà chua
  • Cà rốt
  • Sữa tươi
  • Nước mắm.

Cách làm

  • Tất cả các loại rau củ hấp chín và băm thô.
  • Trứng gà đánh tan với nước mắm, thêm thìa sữa tươi vào.
  • Sau đó, bắc chảo dầu và cho trứng vào dát thật mỏng.
  • Khi thấy trứng còn ướt mặt, rắc rau củ đã băm và cuộn lại.
  • Tiếp tục rán thêm một chút để rau củ bám chặt vào trứng.

Canh xương bò hầm rau củ.

2

Nguyên liệu:

  • 1 khúc xương bò
  • Cà rốt
  • Khoai tây
  • Hành tây
  • Cà chua
  • Gia vị dầu mắm
  • Hành ngò.

Cách làm:

  • Đầu tiên hầm xương bò cho ngọt nước.
  • Cho cà rốt, khoai tây, cà chua vào đảo đều đến khi mềm.
  • Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn, rồi múc ra bát, rắc thêm hành lá và cho bé dùng khi còn ấm nóng.

Cá rô phi chiên xù.

3

Nguyên liệu

  • Cá rô phi róc xương
  • Trứng gà
  • Bột mì
  • Bột chiên xù
  • Gia vị.

Cách làm

  • Cá loại bỏ xương, băm nhỏ tẩm bột chiên xù và chiên vàng.
  • Món cá chiên mềm xốp này chắc chắn cũng là một trong những món ăn mà con sẽ yêu thích.

Ếch xào mướp.

4

Nguyên liệu

  • Ếch
  • Mướp
  • Hành
  • Gia vị

Cách làm:

  • Ếch sơ chế sạch, lấy phần thịt đùi băm nhỏ hoặc hấp chín gỡ lấy thịt.
  • Mướp chọn phần ngoài bỏ lõi vì khi xào sẽ ra nhiều nước, băm/thái nhỏ tùy độ ăn thô của con.
  • Phi thơm hành cho ếch vào xào qua xúc ra bát.
  • Xào mướp gần chín thì cho thịt ếch vào, thêm nếm gia vị, cho con ăn nóng.

 

]]>
https://meyeucon.org/43979/nhung-mon-ngon-cho-be-an-com-phan-2-3/feed/ 0