Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Biếng ăn: Trẻ dễ mắc các bệnh lý mãn tính https://meyeucon.org/25179/bieng-an-tre-de-mac-cac-benh-ly-man-tinh/ https://meyeucon.org/25179/bieng-an-tre-de-mac-cac-benh-ly-man-tinh/#comments Tue, 13 Jun 2023 01:00:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=25179 Biếng ăn là nguyên nhân đầu tiên của việc thiếu hụt dinh dưỡng. Những trẻ biếng ăn thường có biểu hiện xấu rõ rệt về sức khỏe: Chậm tăng cân, hay mệt mỏi, cơ thể ủ rũ; không có khả năng tập trung vào học tập và tư duy, không thích hoạt động thể chất…

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ bé biếng ăn trong độ tuổi từ từ 1 – 6 là 38%. Quan trọng hơn, có 40% những bé biếng ăn này có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi.

Theo các nghiên cứu trên thế giới, có 20 – 45% bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1- 5, đây là số liệu vừa được công bố tại Hội thảo giới thiệu quyển sách Chẩn Đoán và Điều Trị Các Rối Loạn Nuôi Ăn ở Trẻ Nhũ Nhi và Trẻ Nhỏ tại TPHCM và Hà nội do Viện bào chế Abbott và Hội Dinh Dưỡng đã phối hợp tổ chức vừa qua. Hội thảo thu hút hơn 1.000 các bác sĩ chuyên khoa Nhi và các chuyên gia dinh dưỡng trong toàn quốc.

Trẻ biếng ăn có nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính.

Tác giả, Bác sĩ Irene Chatoor (Phó Chủ tịch Khoa Tâm thần học, Giám đốc điều hành Chương trình Sức khoẻ tâm thần dành cho trẻ nhỏ và nhũ nhi thuộc Trung tâm y học quốc gia dành cho trẻ em Mỹ) đã phân loại và phân tích nguyên nhân gây nên việc từ chối ăn ở trẻ (ví dụ như biếng ăn nhũ nhi, ác cảm với thức ăn, rối loạn nuôi ăn do điều chỉnh trạng thái hoặc do bệnh lý nội khoa, rối loạn nuôi ăn sau chấn thương…).

Chính việc chẩn đoán giúp xác định đúng được nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻ là cơ sở để Bác sĩ Chatoor đưa ra các hình thức điều trị phù hợp. Kết quả này thu được sau nhiều năm nghiên cứu tâm huyết về đề tài các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhỏ. Sách đã được Giáo sư Chatoor báo cáo tại nhiều hội nghị quốc gia và quốc tế, và dùng để huấn luyện các chuyên gia trong chẩn đoán và điều trị các rối loạn ăn uống.

Có một điều đặc biệt là hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng thiếu hụt dinh dưỡng hay các dưỡng chất chỉ xảy ra khi trẻ ăn ít. Nhưng, ngay cả việc trẻ chỉ ăn một vài món nhất định như ăn thịt mà không ăn rau… cũng dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng về mặt thể chất, chẳng hạn như sút kém trong phát triển và chậm hấp thu dưỡng chất. Ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu bố mẹ tỏ ra lo lắng thái quá, và tiến hành các biện pháp cưỡng bức ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối tương tác giữa họ và trẻ nhỏ.

Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng, biếng ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của bé như chiều cao và cân nặng nhưng thực tế, hậu quả của nó còn nguy hiểm hơn nhiều. Biếng ăn ban đầu dẫn tới sụt cân nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, khiến trẻ đánh mất nhiều cơ hội so với bạn bè cùng trang lứa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, biếng ăn có thể dẫn tới những biến chứng trong quá trình phát triển của trẻ, gia tăng các bệnh mãn tính.

Do số lần ăn và số lượng ăn không đủ nên biếng ăn sẽ dẫn tới thiếu hụt chất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng; giảm khả năng hấp thụ chất. Biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giảm sức đề kháng. Vì thế, những bé biếng ăn thường có số ngày bệnh nhiều hơn 29% và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% so với bé bình thường.

Ngay khi thấy con mình có những dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nhưng, điều quan trọng nhất trong quá trình chữa trị, cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng việc bổ sung các loại thức ăn đủ chất, đủ lượng với 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vì trẻ đang biếng ăn, khả năng hấp thụ kém nên cha mẹ cần chú trọng bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như sữa dành cho trẻ biếng ăn để lắp đầy những “lỗ hổng” về sự thiếu hụt dưỡng chất của bé.

Tác giả Irene Chatoor đã đoạt giải thưởng Irving B. Harris của nhà xuất bản Zero To Three cho quyển sách này vì đã đưa ra những vấn đề mới, quan trọng tạo nên sự khác biệt lâu dài trong cách chăm sóc trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và gia đình.

]]>
https://meyeucon.org/25179/bieng-an-tre-de-mac-cac-benh-ly-man-tinh/feed/ 1
Những lời khuyên hữu ích khi mẹ sử dụng vitamin cho bé https://meyeucon.org/43247/be-bi-nong-trong-me-phai-lam-sao/ https://meyeucon.org/43247/be-bi-nong-trong-me-phai-lam-sao/#respond Sun, 02 Apr 2023 12:48:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=43247 Sử dụng vitamin tổng hợp cho bé giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng thiếu hụt, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ trong độ tuổi con đang lớn. Khi dùng vitamin, cha mẹ cố gắng không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi.

Vitamin tổng hợp (mutltivitamin) là loại vitamin bổ sung chất dinh dưỡng phổ biến, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể dùng. Tuy nhiên, bác sĩ nhi khoa thường khuyên bổ sung vitamin tổng hợp khi bé biếng ăn, ăn không đủ chất…

☛ Có thể bạn quan tâm: 6 loại vitamin hàng đầu dành cho bé thông minh phát triển

Khi nào bé cần bổ sung vitamin tổng hợp?

Theo Tổ chức Y tế Health Canada và Today’s Parents, trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường không cần dùng vitamin tổng hợp. Trong thực tế, cha mẹ khó có thể đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Bác sĩ nhi khoa thường khuyên cha mẹ bổ sung vitamin tổng hợp cho bé trong những trường hợp sau:

  • Trẻ không ăn đủ chất
  • Trẻ kén ăn, biếng ăn
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, gặp vấn đề tiêu hóa
  • Trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh
  • Trẻ có chế độ ăn đặc biệt, như ăn chay
  • Trẻ vận động nhiều, chơi những môn thể thao cường độ cao

Vitamin tổng hợp cho bé biếng ăn

Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, không muốn hoạt động, vui chơi lâu dần có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Biếng ăn còn khiến cơ thể trẻ thiếu năng lượng, những vi khoáng cần thiết dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Trẻ thường xuyên ốm vặt và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, cha mẹ nên cho trẻ dùng vitamin tổng hợp dành riêng cho trẻ biếng ăn. Trước khi quyết định cho trẻ dùng vitamin tổng hợp, cha mẹ cần biết 6 loại vitamin thiết yếu cần cho cơ thể bé:

  • Vitamin A giúp trẻ tăng cường thị giác, giúp trẻ phát triển bình thường, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và làm lành các biểu mô và xương. Thiếu vitamin A gây ra bệnh quáng gà – giảm khả năng nhìn khi trời tối, nếu thiếu trầm trọng có thể gây khô giác mạc và bị mù.
  • Nhóm vitamin B (B2, B3, B6, B12) có tác dụng tăng sức đề kháng, duy trì quá trình trao đổi chất, góp phần vào quá trình sản sinh năng lượng, ngăn ngừa suy nhược thần kinh.
  • Vitamin C làm lành vết thương, giúp cơ bắp và da khỏe mạnh.
  • Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giúp cho xương và răng chắc khỏe. Hiệp hội dinh dưỡng Canada cho rằng vitamin D còn có tác dụng chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim, tiểu đường, bệnh xơ cứng và thậm chí một số loại ung thư (cụ thể là ung thư đại tràng).
  • Canxi giúp cho xương bé chắc khỏe.
  • Sắt kết hợp với protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên huyết sắc tố vận chuyển ô-xy. Thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, không cung cấp đủ ô-xy cho các bộ phận cơ thể, đặc biệt là tim, cơ bắp, não.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà cha mẹ quyết định loại vitamin cần bổ sung.

Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất nhưng không phải cách duy nhất. Mẹ có thể tăng cường vitamin D thông qua chế độ dinh dưỡng của con yêu.

☛ Có thể bạn quan tâm: Biếng ăn ở trẻ 9 tháng tuổi mẹ cần làm gì?

 Uống vitamin tổng hợp lúc nào tốt nhất?

Nếu mẹ quyết định dùng vitamin tổng hợp cho bé, mẹ hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để việc bổ sung vitamin an toàn và hiệu quả.

  • Vitamin là thuốc, không phải kẹo nên cần được cất kỹ, tránh xa tầm tay trẻ em, đề phòng trẻ xem như kẹo hay siro mà ăn/uống quá liều, gây nguy hiểm.
  • Thay vì dùng bánh, kẹo, kem… làm phần thưởng để bé ăn nhiều hơn. Cha mẹ hãy dùng viên kẹo vitamin để thưởng cho các bé sau mỗi bữa ăn. Việc này giúp bé thích ăn vitamin hơn, việc hấp thu vitamin cũng trở nên tốt hơn, bởi nhiều loại vitamin chỉ có thể được cơ thể hấp thu sau bữa ăn.
  • Nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cần hỏi bác sĩ vấn đề bổ sung vitamin. Vitamin có thể làm giảm hay làm tăng vọt tác dụng của thuốc, dù như thế nào cũng nguy hại cho sức khỏe của bé.
  • Trên thị trường có nhiều dạng vitamin, dạng nước, viên hay kẹo dẻo. Mẹ có thể dựa vào sở thích của bé để chọn loại phù hợp.
  • Không nên cho bé dưới 4 tuổi dùng vitamin tổng hợp. Trường hợp đặc biệt, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Vitamin tổng hợp tuy tốt nhưng cần được dùng đúng lúc, đúng thời điểm mới phát huy tác dụng. Cha mẹ không nên tự ý kê đơn cho bé mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ viên uống nào. Cha mẹ có thể ghé thăm website Norikidplus.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khỏe trẻ.
]]>
https://meyeucon.org/43247/be-bi-nong-trong-me-phai-lam-sao/feed/ 0
5 Cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì https://meyeucon.org/45433/cach-bo-sung-estrogen-cho-tuoi-day-thi/ https://meyeucon.org/45433/cach-bo-sung-estrogen-cho-tuoi-day-thi/#respond Tue, 26 Apr 2022 11:13:21 +0000 http://meyeucon.org/?p=45433 Bổ sung estrogen ở tuổi dậy thì giúp các bé gái lấy lại sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể để phát triển ổn định bình thường. Nhưng có phải bé gái mới lớn nào cũng cần bổ sung estrogen? Và hiện nay, cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì nào phù hợp và hiệu quả?

Có phải mọi bé gái tuổi dậy thì đều cần bổ sung estrogen?

Có phải mọi bé gái tuổi dậy thì đều cần bổ sung estrogen? Câu trả lời là KHÔNG.

Thông thường, các bé gái khi bước vào độ tuổi khoảng từ 9 – 13 tuổi buồng trứng và tuyến thượng thận bắt đầu hoạt động sản sinh estrogen kích thích cho các cơ quan (đặc biệt là hệ sinh sản nữ) phát triển hoàn thiện. Nó giúp bé gái tuổi dậy thì có sự phát triển mạnh mẽ cả về ngoại hình lẫn tính cách và tâm sinh lý. Và đây là sự phát triển tự nhiên bình thường của bé gái, không cần bất kỳ sự bổ trợ estrogen nào từ bên ngoài.

Nhưng có một số ít trường hợp, bé gái có buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện khiến quá trình sản sinh estrogen bị gián đoạn, cơ thể có dấu hiệu bị thiếu hụt estrogen. Điều này tác động làm cơ thể bé gái phát triển chậm hơn (thậm chí không phát triển) so với các bạn đồng trang lứa. Khi này, có thể bác sĩ chuyên khoa sản sẽ hướng bổ sung estrogen để bé gái tuổi dậy thì phát triển ổn định và bình thường trở lại.

Khi nào bé gái tuổi dậy thì cần bổ sung estrogen?

Bé gái tuổi dậy thì cần bổ sung estrogen chỉ khi cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố nữ. Bởi vậy, nếu bé gái của bạn xuất hiện một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây thì bạn nên sớm đưa bé thăm khám, bởi rất có thể bé cần bổ sung estrogen để kích thích cơ thể phát triển hoàn thiện trọng độ tuổi dậy thì:

– Bé đã trên 13 tuổi nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu dậy thì lần đầu tiên (chưa xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên).

– Bé gái bị rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như: lượng kinh hàng tháng không đều; có tháng có kinh nguyệt, có tháng không có kinh nguyệt; … Tuy nhiên, thực tế nhiều bé gái phát triển bình thường vẫn có sự rối loạn kinh nguyệt trong độ tuổi dậy thì nên trường hợp này các mẹ nên theo dõi thêm.

– Ngoại hình ít thay đổi hoặc không thay đổi. Vùng ngực, mông kém phát triển.

– Chưa “vỡ giọng”, các bé vẫn mang giọng nói trẻ con…

5 Cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì

Dưới đây meyuecon.vn xin giới thiệu đến các mẹ 5 cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì. Các cách này có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp. Tuy nhiên, các mẹ nên cân nhắc thực hiện đồng thời để cho con có một lối sống sinh hoạt tốt giúp kích thích buồng trứng phát triển nhanh từ bên trong một cách tự nhiên, an toàn.

Bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì bằng thực phẩm giàu phytoestrogen

Phytoestrogen hay còn gọi là estrogen tự nhiên, estrogen thực vật. Chúng có nguồn gốc chủ yếu từ các loại động thực vật và đã được chứng minh có tác dụng gần tương đương với estrogen được sản sinh từ buồng trứng.

Đối với các bé gái bị thiếu hụt estrogen, khi bổ sung phytoestrogen vào cơ thể sẽ giúp hỗ trợ buồng trứng khỏe mạnh và phát triển tốt hơn, nhờ đó đẩy nhanh quá trình sản sinh estrogen nội sinh (từ buồng trứng) để giúp bé gái phát triển tự nhiên ở độ tuổi dậy thì.

Những thực phẩm giàu phytoestrogen bạn có thể tìm thấy dễ dàng như:

  • Hạt dẻ cười
  • Hạt lanh
  • Hạt vừng
  • Quả chà là
  • Đào
  • Mận
  • Táo
  • Dâu tây
  • Hạt óc chó
  • Hạnh nhân
  • Các loại hạt ngũ cốc
  • Trái cây khô
  • Bông cải xanh
  • Bông cải trắng
  • Cải xoăn
  • Các loại cây họ đậu
  • Mầm cải tí hon
  • Cà rốt
  • Khoai lang
  • Cá hồi
  • Các loại hải sản có vỏ cứng như: hàu, trai, sò, ốc
  • Thịt bò

Xem thêm: Những thực phẩm bổ sung estrogen tự nhiên

Bổ sung estrogen bằng sâm tố nữ

Củ sâm tố nữ là một thảo dược giàu phytoestrogen đã được người phụ nữ Thái đưa vào sử dụng hàng ngày nhằm làm cân bằng nội tiết tố, làm đẹp sáng da từ lâu.

Đã có nhiều nghiên cứu Y khoa hiện đại về thành phần và công dụng của sâm tố nữ và kết quả đều cho thấy: sâm tố nữ có chứa ít nhất 17 hoạt chất phytoestrogen có tác dụng gần giống với 17β-estradiol – một phân loại estrogen nội sinh từ buồng trứng mạnh nhất, gồm:

  • 10 hoạt chất isoflavonoid (daizein, genistein, kwakfurin, daidzin, genistin, puerarin…)
  • 4 hoạt chất coumestan (coumestrol, mirificouestan, miricoumestan hydrate, miricoumestan glycol)
  • 3 hoạt chất chromen (miroestrol, isomiroestrol, deoxymiroestrol).

Đặc biệt, hoạt chất Miroestrol và Deoxymiroestrol trong sâm tố nữ là 2 hoạt chất được phát hiện có chứa hoạt tính phytoestroen cao nhất. Khi đem so sánh với phytoestrogen trong mần đậu nành các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra: Miroestrol có hoạt tính mạnh gấp khoảng 1.000 lần so với mầm đậu nành và Deoxymiroestrol có hoạt tính mạnh gấp khoảng 10.000 lần so với mầm đậu nành.

Ngoài ra, sâm tố nữ cũng là thảo dược tự nhiên lành tính, nên các mẹ có thể tham khảo sử dụng thêm sâm tố nữ hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ như viên uống Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh của Công ty TNHH Tuệ Linh để bổ sung estrogen cân bằng cho bé gái tuổi dậy thì bị thiếu hụt estrogen.

Tập Yoga mỗi ngày

Bộ môn Yoga không chỉ giúp đem lại lợi ích về sức khỏe, là sợi dây liên kết giữa thân – tâm – trí với khả năng làm tăng sự tập trung, tăng sức chịu đựng cho cơ thể mà Yoga còn giúp tác động vào các vùng luân xa trong đó có luân xa gốc (luân xa số 1) làm tăng cường nội tiết tố nữ một cách tự nhiên, hỗ trợ cải thiện tình trạng mất cân bằng thiếu hụt nội tiết tố estrogen cho chị em phụ nữ nói chung cũng như các bé gái trong độ tuổi dậy thì nói riêng.

Lời khuyên từ các Yogi đưa ra là bạn nên cho các bé tập luyện Yoga khoảng 1h mỗi ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn ít nhất 12 tháng để thấy sự thay đổi về thể lực, tinh thần cũng như sự phát triển của bé.

Không ăn các đồ ăn gây mất cân bằng nội tiết tố nữ

Ăn vặt là sở thích thường gặp ở các bé gái tuổi dậy thì. Nhưng có lẽ bạn sẽ không ngờ rằng một số món ăn vặt có thể tác động làm ảnh hưởng không tốt đến sự sản sinh estrogen từ buồng trứng gây mất cân bằng nội tiết tố nữ.

Vì vậy, các mẹ hãy lưu ý hơn đến thói quen ăn uống sinh hoạt của con, nên hạn chế để con ăn một số đồ ăn có thể gây tác động không tốt đến nội tiết tố nữ trong cơ thể như:

  • Trà sữa
  • Thịt nướng
  • Thịt xiên
  • Lạp xưởng
  • Xúc xích
  • Bánh kem
  • Các món ăn vặt chiên nhiều dầu mỡ

Xây dựng lối sống sinh hoạt tốt cho bé tuổi dậy thì

Xây dựng một lối sống sinh hoạt hợp lý cho con cũng là cách làm không chỉ giúp con nâng cao sức khỏe thể chất mà còn hỗ trợ cân bằng cải thiện estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên một điều cần lưu ý, tâm lý bé gái tuổi dậy thì rất nhạy cảm nên các mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng để nhận được sự đồng tình phối hợp của con trong quá trình thực hiện, tránh tâm lý con cảm thấy bị áp đặt và có sự đối kháng không hợp tác khi bổ sung tăng cường nội tiết tố estrogen.

Một số thói quen tốt có lợi cho cơ thể của bé gái tuổi dậy thì:

– Uống đủ nước lọc khoảng 2 lit nước mỗi ngày. Có thể cân nhắc thay thế bằng các loại nước ép trái cây, hoa quả tươi…

– Tạo thói quen đi ngủ sớm cho con. Nên ngủ khoảng từ 22h – 23h đến 6h sáng hôm sau.

– Tạo cho con không gian sống thoáng đãng, phòng ngủ nên có cửa sổ và cây xanh.

– Cân bằng hợp lý giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi, vui chơi của con.

– Hướng con tới các hoạt động ngoài trời thay vì thời gian sử dụng điện thoại và Internet.

– Tránh gây áp lực, stress quá mức cho con về thành tích học tập.

– Khuyên hướng con lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái, dễ chịu.

Tìm đọc thêm:

]]>
https://meyeucon.org/45433/cach-bo-sung-estrogen-cho-tuoi-day-thi/feed/ 0
Vì sao bữa ăn của trẻ nên kéo dài không quá 20 phút? https://meyeucon.org/44343/vi-sao-bua-an-cua-tre-nen-keo-dai-khong-qua-20-phut/ https://meyeucon.org/44343/vi-sao-bua-an-cua-tre-nen-keo-dai-khong-qua-20-phut/#respond Tue, 27 Feb 2018 15:03:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=44343 Theo thống kê thì có đến 50% trẻ nhỏ từ 19-24 tháng tuổi mắc chứng biếng ăn. Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng dẫn đến dễ bị mắc bệnh. 

1

Có không ít gia đình mỗi khi cho trẻ ăn đều phải cho trẻ xem tivi, điện thoại hay ipad hoặc bế trẻ đi chơi ngoài đường để dụ cho trẻ há miệng và tranh thủ đút ngay thức ăn vào miệng. Tuy nhiên, dù thức ăn đã ở trong miệng thì bé vẫn ngậm và không chịu nuốt thức ăn. Rồi có những phụ huynh đã bóp mũi để trẻ phải nuốt thức ăn khiến trẻ vừa ăn vừa nuốt nước mắt nước mũi và vô hình chung chính các bậc cha mẹ gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.

Vì vậy, các bác sĩ dinh dưỡng thường xuyên nghe thấy các bậc cha mẹ than phiền về tình trạng biếng ăn của trẻ, như:

“Tôi phải kiên nhẫn chờ bé ăn từng ít một, nhiều khi mất đến hai tiếng để bé ăn xong bữa”

“Khi bé cứng đầu không chịu ăn thì tôi la và bắt bé phải ăn”

“Tôi nghiền những thức ăn mà bé không thích như rau trộn vào với những thứ bé thích để bé không nhận ra”…

Chính những thói quen ép trẻ ăn tròn bữa, ép trẻ tiếp nhận lượng thức ăn quá nhiều… có thể gây tác dụng ngược, khiến trẻ phản kháng và càng không thích ăn. Ngoài ra, áp lực ăn uống cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho trẻ và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Làm thế nào để trẻ ăn vui vẻ? Băn khoăn này của các phụ huynh được bác sĩ Nguyễn Văn Cường giải đáp: trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng và có thể suy giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ bị mắc bệnh do thiếu hụt vi chất. Vì vậy các bậc cha mẹ thay vì có biện pháp phù hợp, khoa học thì lại ép trẻ ăn nhiều hơn và những mong muốn của bố mẹ lại tạo áp lực cho trẻ, trở thành cực hình với trẻ.

Giờ ăn là giờ vui

Để giúp trẻ không biếng ăn thì cha mẹ phải giúp bé cùng tạo thói quen ăn uống tốt bằng cách chính mẹ và cả cha cần làm gương, đừng ép buộc bé ăn. Nên để bé tự ăn, khuyến khích, khen ngợi khi bé chịu ăn; cho bé ăn thử, lựa chọn thức ăn theo ý muốn.

1

Khi cha mẹ cho con tự ăn, trẻ sẽ hứng thú hơn với những bữa ăn và ăn được nhiều hơn

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy khi cha mẹ xúc thức ăn cho bé thì tần suất bé từ chối ăn sẽ nhiều hơn là cho bé được tự ăn. Khi tự ăn còn giúp bé hình thành tính tự lập nhiều hơn.

Ngoài ra, thái độ của người mẹ khi cho trẻ ăn cũng rất quan trọng. Trẻ biếng ăn sẽ tăng lên nếu bà mẹ có tính khí thất thường hoặc chính mẹ cũng kén ăn. Cách tạo ra thói quen ăn uống tốt cho trẻ là đảm bảo không dọa nạt, không ép buộc bé ăn hết phần ăn của mình.

Không nên chiều chuộng bé quá mức và cũng không nên quá khắt khe vì như thế sẽ tạo nên sự căng thẳng trong giờ ăn của bé. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý và biết khi nào con mình đói hoặc no, món nào bé thích ăn hoặc không thích. Một số biện pháp khác để kích thích bé quan tâm đến bữa ăn là cha mẹ có thể không cho bé ăn một số thức ăn bé sẽ càng thèm món đó hơn …

Để giờ ăn là giờ vui của trẻ, các bậc cha mẹ chú ý không la hét, không đôi co với trẻ chuyện ăn uống; không “treo thưởng” vì ăn chỉ là “phần tất yếu của cuộc sống”; không nên kéo dài bữa ăn quá 20 phút (cả gia đình cùng ăn). Nên để bé biết thế nào là đói, là no. Cha mẹ làm gương ăn uống cho bé và tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, khi đó bữa ăn trở thành một niềm thích thú cho các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra để trẻ thích thú với thức ăn và có sức khỏe, cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi và sạch; để trẻ tự quyết định lượng thức ăn thì mới “giải phóng” được áp lực lên cả con trẻ lẫn cha mẹ.

]]>
https://meyeucon.org/44343/vi-sao-bua-an-cua-tre-nen-keo-dai-khong-qua-20-phut/feed/ 0
Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ (P2) https://meyeucon.org/44326/meo-vat-tri-benh-cho-tre-p2-2/ https://meyeucon.org/44326/meo-vat-tri-benh-cho-tre-p2-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 14:41:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=44326 Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường hay mắc các bệnh vặt đặc biệt là những lúc thời tiết giao mùa. Dưới đây những mẹo bố mẹ nên bỏ túi để trị bệnh vặt cho trẻ.

1

Bé bị hóc xương cá

Bạn cần dùng đèn pin kiểm tra xem bé bị hóc xương ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ bạn có thể dùng mẹo sau: dùng tép tỏi, hoặc tiêu đưa gần sát lỗ mũi trẻ, nghe những mùi này trẻ sẽ hắt hơi lập tức và khạc xương cá ra ngoài. Trường hợp nặng cần cho bé nhập viện để bác sĩ dùng dụng cụ chuyên môn gắp xương ra.

2

Trẻ hóc dị vật

Khi trẻ bị hóc dị vật, mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Mẹ khum bàn tay lại và vỗ dứt khoát từ 7 – 10 cái ở phần giữa xương bả vai để bé nôn, khạc dị vật ra ngoài.

Giảm ho cho trẻ

1

Với những trẻ mới chớm ho mẹ có thể áp dụng các bài thuốc trị ho theo dân gian như dùng tắc chưng mật ong, gừng mật ong, chanh đào mật ong… thay vì dùng kháng sinh. Tuy nhiên để cắt cơn ho nhanh chóng, trước khi ngủ mẹ nên bôi dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ và massage nhẹ nhàng, sau đó đeo vớ chân để giữ ấm cho trẻ.

Khi trẻ bị bỏng

3

Trẻ bị bỏng nước sôi bạn cần làm dịu vết bỏng của trẻ ngay lập tức bằng cách ngâm vùng bị bỏng của trẻ bằng nước lạnh, sau đó tùy mức độ nặng nhẹ của trẻ mà quyết định xem có nên cho trẻ đi bệnh viện không.

Tuyệt đối không dùng nước mắm, kem đánh răng thoa lên vết bỏng của bé nhé, có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng nặng hơn.

Bé bị chảy máu cam

4

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bé bị chảy máu cam lập tức phải ngửa mặt lên trời. Đây là cách xử lý phản khoa học vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gây ngạt. Cách xử lý đúng mẹ nên để bé cúi đầu và bịt mũi trẻ lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút bé sẽ hết.

Trị hăm tã

Mẹ rửa sạch vùng da bị hăm tã sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch. Trải dưới mông bé một tấm giấy thấm, mẹ rửa sạch tay và đổ ít dầu dừa ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của trẻ chừng 10 – 15 phút, hôm sau bé sẽ đỡ ngay.

Trị tật mút tay

Khi bàn tay ở không trẻ sẽ ngứa ngáy và đưa lên mút. Theo đó, hãy làm cho bàn tay trẻ luôn bận rộn với các món đồ chơi. Đồng thời khi thấy bé mút tay mẹ nên kéo tay trẻ ra ngay lập tức rồi nhẹ nhàng đánh yêu vào tay trẻ, trẻ sẽ biết đó là hành động sai và bỏ hẳn tật xấu này.

Chữa tưa lưỡi cho trẻ

Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn sau đó dùng tay út quấn miếng gạt nhỏ, thấm nước muối sinh lý lau nhẹ khoang miệng trẻ từ trong ra ngoài. Hoặc không có thể dùng rau bù ngót rửa sạch, giã nhuyễn và làm sạch lưỡi cho bé từ trong ra ngoài. Mỗi ngày làm cho trẻ 2 – 3 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Trị vết thâm do muỗi đốt

Mật ong nổi tiếng lành tính và có chất kháng khuẩn, làm dịu da do đó mẹ có thể dùng mật ong làm dịu vết muỗi đốt của trẻ rất hiệu quả.

Hoặc là khi phát hiện bé bị muỗi đốt mẹ nhanh chóng lấy khoai tây cắt lát mỏng chà xát vào vùng da bị muỗi đốt của bé trong vòng 5 phút, rồi tiếp tục dùng miếng khác chà xát liên tục.

 

]]>
https://meyeucon.org/44326/meo-vat-tri-benh-cho-tre-p2-2/feed/ 0
Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/ https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 05:25:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=44305 Thông thường, trẻ trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng đầu chỉ cần bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) là đỉ. Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẽ ra, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác nhau. Sau đây là phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách, các mẹ hãy tham khảo qua nhé.

images

1. Những điều nên làm:

  • Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều để tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới
  • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo lứa tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại nơi mình sinh sống.
  • Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt.
  • Tăng năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách: Có thể thêm dầu, mỡ, lạc… hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
  • Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
  • Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm.
  • Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao.
  • Cho trẻ ăn bổ sung tăng dần về số lượng và độ đặc.
  • Mỗi khi thử một thức ăn mới thì mẹ phải vừa cho ăn vừa nghe ngóng xem bé có bị trướng vụng, tiêu chảy hay dị ứng không để điều chỉnh.
  • Trẻ được 8-9 tháng tuổi thì mới nên cho ăn chất tanh vì loại thức ăn này dễ gây dị ứng và tiêu chảy.
  • Chỉ nên dùng bột ăn liền khi đi picnic hoặc không có điều kiện nấu nướng, còn hàng ngày mẹ nên chịu khó nấu cho trẻ ăn bởi vì một bát bột tươi sẽ có đủ dinh dưỡng nhất là các nguyên tốt vi lượng hơn là loại chế biến sẵn.

2. Những điều không nên làm

  • Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mì chính) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi.
  • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt trong bánh kẹo sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
  • Tuyệt đối không để bát bột có màu trắng mà phải tô màu cho nó: màu xanh của rau, màu vàng của trứng, tôm, cà rốt, màu nâu sẫm của thịt… Bát bột trắng chắc chắn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng.

Với phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách, mình hy vọng các bé sẽ ăn ngon miệng và mau lớn nhé!

]]>
https://meyeucon.org/44305/phuong-phap-cho-tre-an-dam-dung-cach-2/feed/ 0
Chế độ dinh dưỡng quyết định trí thông minh của trẻ  https://meyeucon.org/44301/che-do-dinh-duong-quyet-dinh-tri-thong-minh-cua-tre-2/ https://meyeucon.org/44301/che-do-dinh-duong-quyet-dinh-tri-thong-minh-cua-tre-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 04:59:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=44301 Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra sẽ được khỏe mạnh và thông minh. Trí thông minh của trẻ được hình thành từ: di truyền, môi trường và dinh dưỡng. Vì vậy, khi quyết định mang bầu các mẹ hãy bắt đầu ăn những thực phẩm dưới đây để tác động, hỗ trợ, giúp con thành công, hạnh phúc, vững bước trong đời và đặc biệt là tạo cho các bé một “nền tảng” IQ cơ bản nhờ vào chế độ ăn uống của mẹ khi mang bầu.

1

Dưới đây là những thực phẩm người mẹ nên ăn để trẻ thông minh hơn:

Thịt nạc
  • Ai cũng biết thịt nạc cung cấp rất nhiều protein, nhưng chỉ riêng thịt bò nạc và thịt lợn nạc thì mẹ mới có thể thêm được lượng chất sắt và vitamin B.

1

  • Hiện tại, khi mang bầu, mẹ sẽ cần khoảng 25g protein một ngày để giúp thai nhi phát triển và đảm bảo các cơ của mẹ thích nghi kịp với sự phát triển đó. Cũng giống như sắt, nếu các mẹ không nhận đủ protein, thai nhi sẽ kém phát triển và tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh non nhẹ cân. Ngoài ra, thịt bò, thịt heo, các loại thịt đỏ nói chung cũng chứa một lượng lớn chất sắt, vitamin B6 và vitamin B12 để giúp mô và não bộ, hệ thần kinh của bé phát triển, đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ nữa đấy!

2

  •  Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu… rất giàu omega 3 cần thiết cho não bộ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ ăn ít hơn hai bữa cá một tuần sinh ra những đứa trẻ có IQ thấp hơn so với những người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần.

Trứng

2

  • Trứng rất giàu axit amin choline giúp kích thích não phát triển và tăng cường trí nhớ ở trẻ nhỏ. Ăn ít nhất hai quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp một nửa lượng choline cần thiết cho bà bầu. Trứng cũng chứa rất nhiều protein và sắt làm tăng cân nặng khi sinh của trẻ. Sự thiếu cân khi sinh được cho là có liên quan đến chỉ số IQ thấp.

Sữa chua

3

  • Cơ thể của người mẹ phải làm việc cật lực để tạo nên các tế bào thần kinh của thai nhi. Bởi vậy, bạn cần bổ sung thêm protein, ăn những thực phẩm giàu protein như sữa chua, bên cạnh các nguồn protein khác. Sữa chua còn chứa canxi – cũng rất cần thiết trong thai kỳ.

Nước cam

4

  • Một ly nước cam vào buổi sáng có thể giúp mẹ bổ sung lượng folate, kali và tất nhiên không thể thiếu vitamin C cho các hoạt động đa dạng trong ngày. Chất kali trong nước cam ép rất quan trọng đối với các chức năng của cơ và sự trao đổi chất của mẹ. Giống như sắt, phụ nữ mang thai cần phải tiêu thụ nhiều kali vì lưu lượng máu lúc này tăng cao. Và như bạn đã biết, nước cam là nguồn vitamin C vô cùng dồi dào. Ngoài việc giúp mẹ chiến đấu với cảm cúm trong mùa lạnh, vitamin C nước cam còn giúp cơ thể bạn hấp thu chất sắt tốt hơn và giữ cho răng và xương của mẹ luôn khỏe mạnh.
  • Ngoài cam ra, mẹ cũng có thể nhận được vitamin C từ bông cải xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt, trong đó có một loại thực phẩm cung cấp năng

Khoai lang

3

  • Khoai lang nhiều chất xơ hòa tan, beta-carotene, vitamin B6, vitamin C cùng các khoáng chất quan trọng như sắt, đồng và thậm chí còn nhiều kali hơn cả chuối đó nha!
    Chắc chắn các thực phẩm khác trong danh sách này sẽ còn rất nhiều loại giàu dinh dưỡng khác nhưng riêng với beta-carotene trong củ khoai lang thì có phần đặc biệt hơn chút nhé! Các mẹ biết đó, vitamin A đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mắt, xương và da bé. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp chất sắt rất dồi dào cho mẹ trong thai kỳ. Vì vậy, nếu có món ăn nào dặm cho bầu trong suốt ngày dài thì khoai lang là gợi ý tuyệt vời nhất rồi!

  Những loại thực phẩm này chứa nhiều sắt giúp con bạn thông minh hơn. Chúng đều là những thứ cần ăn trong khi mang bầu. Sắt giúp vận chuyển khí oxy đến tế bào não của thai nhi nữa đấy.

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh để con trẻ sinh ra luôn mạnh khỏe và thông minh nhé!

 

]]>
https://meyeucon.org/44301/che-do-dinh-duong-quyet-dinh-tri-thong-minh-cua-tre-2/feed/ 0
Một ngày cơ thể chúng ta cần bao nhiêu nước? https://meyeucon.org/44265/mot-ngay-co-the-chung-ta-can-bao-nhieu-nuoc/ https://meyeucon.org/44265/mot-ngay-co-the-chung-ta-can-bao-nhieu-nuoc/#respond Mon, 26 Feb 2018 15:14:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=44265 Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta. Uống đủ nước có thể giúp giảm mệt mỏi và trầm cảm.

1

Nước thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu từ thực phẩm, điều hoà nhiệt độ cơ thể, loại bỏ các chất thải, hấp thụ và vận chuyển dưỡng chất, bôi trơn khớp.

Nước cũng cần thiết để thực hiện một số chức năng khác như duy trì cân bằng pH, chuyển hóa các chất, hô hấp, ngăn ngừa táo bón, đảm bảo chức năng của thận cũng như dưỡng ẩm da. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết.

Nếu chúng ta uống từ 8 – 9 ly nước mỗi ngày thì không chỉ đảm bảo cho mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể mà nó còn mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc khác! Đó là:

Hỗ trợ chức năng não

Nhiều nghiên cứu cho thấy mất nước loại nhẹ có thể làm giảm các chức năng của não. Thiếu nước có thể làm giảm sự tập trung và làm gia tăng các cơn nhức đầu, dẫn đến tình trạng kém ghi nhớ, hạn chế hoạt động của não.

Giúp tăng cường hoạt động thể chất

Khi luyện tập với cường độ cao hoặc thân nhiệt nóng lên, cơ thể sẽ có khuynh hướng bị mất nước. Điều này làm mất đi một nửa lượng nước trong cơ thể và khiến chúng ta mệt mỏi, làm mất kiểm soát nhiệt độ cơ thể, làm giảm động lực hoạt động. Bù nước sẽ giúp giảm mất cân bằng oxi hóa xảy ra trong quá trình tập luyện cường độ cao.

Chống mệt mỏi do uống nhiều rượu bia

Uống quá nhiều thức uống có cồn gây ra tình trạng say xỉn, làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu. Rượu làm mất nước nhanh chóng và khiến chúng ta mất nhiều nước. Vì thế uống đủ nước cùng các thức uống có cồn hoặc sau khi uống rượu sẽ làm giảm các triệu chứng của mệt mỏi hay say xỉn khi uống bia rượu.

Giảm cơn nhức nửa đầu

Mất nước có thể gây đau nhức nửa đầu. Uống nước có thể giúp làm giảm đau đầu và chóng mặt. Thay vì cứ sử dụng thuốc mỗi khi đau đầu, chúng ta có thể uống một cốc nước để xoa dịu cơn đau hiệu quả.

Giúp giảm cân

Bạn có biết uống nhiều nước có thể giúp giảm cân nhanh hơn? Vâng, đó là do nước có thể giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể đồng thời khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Uống nước trước bữa ăn ba mươi phút sẽ hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả hơn, giúp bạn ăn ít lượng calo hơn.

Tốt cho phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ mang thai cần những chất dinh dưỡng thiết yếu và nước cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai. Nhiễm trùng bàng quang và táo bón là những triệu chứng thường rất phổ biến trong thai kỳ và may thay chúng có thể được phòng ngừa nếu các bà mẹ đang cho con bú hoặc đang mang thai uống nhiều nước.

]]>
https://meyeucon.org/44265/mot-ngay-co-the-chung-ta-can-bao-nhieu-nuoc/feed/ 0
Tăng sức đề kháng cho bé ngày lạnh chưa bao giờ dễ dàng như thế! https://meyeucon.org/44230/tang-suc-de-khang-cho-be-ngay-lanh-chua-bao-gio-de-dang-nhu-the/ https://meyeucon.org/44230/tang-suc-de-khang-cho-be-ngay-lanh-chua-bao-gio-de-dang-nhu-the/#respond Sun, 25 Feb 2018 14:50:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=44230 Thời tiết mùa đông thất thường với những đợt lạnh rét, hửng nắng, ấm áp đan xen khiến cho những người sức đề kháng yếu khó có thể thích nghi, nhất là trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị cảm cúm, viêm phổi nếu phụ huynh lơ là. Tuy nhiên, không thể “mất bò mới lo làm chuồng” mà phụ huynh phải có cách nâng cao sức đề kháng cho trẻ để thoát khỏi ám ảnh những lần cảm cúm, sốt cao khi gió mùa về.

1

1. Bổ sung vitamin

1 2

Bổ sung vitamin cũng vô cùng quan trọng, trong đó cần thiết nhất là vitamin A. Bởi vitamin A đi vào cơ thể sẽ giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn, đặc biệt các chất nhầy ở đường hô hấp. Những chất nhầy này giúp hạn chế các tác nhân có thể gây bệnh ở đường hô hấp có thể xâm nhập.

Ngoài vitamin A thì vitamin C cũng rất cần thiết. Nó có trong các loại trái cây như cam, chanh, quýt, táo… phù hợp để nâng cao sức đề kháng”.

2. Cho trẻ ăn sữa chua vào mỗi tối

3

Sữa chua từ lâu được xem là thực phẩm dinh dưỡng cực tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho con người nói chung và cho trẻ em nói riêng vì trong thực phẩm này có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng đấy nhé. Với những tác dụng nâng cao sức đề kháng cực tốt như thế, các bạn hãy cho bé ăn sữa chua đều đặn hàng ngày với liều lượng phù hợp với độ tuổi, thể chất của các bé nhé.
3. Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc

4

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và sức khỏe của trẻ. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên – vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Bởi vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày.

4. Rèn luyện cơ thể thường xuyên

Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh vì việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên (một thành phần chính của hệ thống miễn dịch, trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, ba mẹ hãy nhớ nhắc nhở trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, các hoạt động như chạy bộ, chơi bóng rổ, bóng đá, nhảy dây, đi xe đạp, vừa khỏe lại vừa phát triển chiều cao tối đa.

5. Mặc quần áo đủ ấm

5

Một bộ đồ ấm áp chắc chắn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ sức khỏe cho bé. Trên thị trường vốn đa dạng các loại trang phục với đủ kiểu dáng và mẫu mã, tuy nhiên, để chọn được một bộ trang phục an toàn, chất lượng, xuất xứ rõ ràng mà vẫn thời trang quả thực đang trở thành một vấn đề nan giải.

 Ngoài những chiếc áo khoác hay áo len thì quần áo mùa đông cho bé bạn cũng nên chọn những chiếc áo lót và những bộ quần áo mỏng. Với áo lót mẹ nên chọn những chiếc áo dài tay, như thế sẽ rất ấm áp trong mùa đông. Đối với những bộ quần áo cotton, để tránh bị gió lùa vào thì mẹ cũng hãy chọn những bộ quần áo kiểu bo gấu giúp cản gió lùa tối đa, lại khiến bé thoải mái từ bên trong.
]]>
https://meyeucon.org/44230/tang-suc-de-khang-cho-be-ngay-lanh-chua-bao-gio-de-dang-nhu-the/feed/ 0
Cha mẹ không thể bỏ qua những yếu tố này nếu muốn con phát triển chiều cao tối đa https://meyeucon.org/44205/cha-me-khong-the-bo-qua-nhung-yeu-to-nay-neu-muon-con-phat-trien-chieu-cao-toi-da-2/ https://meyeucon.org/44205/cha-me-khong-the-bo-qua-nhung-yeu-to-nay-neu-muon-con-phat-trien-chieu-cao-toi-da-2/#respond Sun, 25 Feb 2018 14:12:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=44205 Để con có chiều cao như mong muốn, cha mẹ phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Dưới đây là những yếu tốgiúp bé phát triển chiều cao tối đa

tải xuống (59)

1. Chế độ dinh dưỡng

– Bé nên duy trì bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng từ lúc mới sinh và kéo dài lâu nhất nếu có thể.

– Nên bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.

tải xuống (60)

Dinh dưỡng luôn là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ 

– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn đa dạng và bổ sung 2 ngày/tuần thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A,B,C.

– Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn có nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé “lùn” hơn.

– Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/tuần để duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.

– Bé nên có giấc ngủ nguyên đêm. Ví dụ, bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9-10 tiếng/ngủ đêm và 2-3 tiếng/ngủ ngày.

– Tốt nhất là không giới thiệu chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường liên quan đến sự “lùn” ở các bé.

– Trẻ từ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bố thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ.

2. Vận động

– Bé từ 3 tháng – 2 tuổi: Cha mẹ nên tương tác xã hội với bé, ít bế bồng bé khi bé phát triển kĩ năng bò trườn đi lại, dẫn bé đi công viên, chơi 1 số trò chơi ngoài trời.

images (14)

Không nên bồng bế bé mà hãy để bé ngồi chơi với các bạn

– Các bé 3 – 4 tuổi: Cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.

– Bé từ 4-5 tuổi: Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ như vậy sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới.

  • Những yếu tố làm bé thấp lùn

– Ngồi máy tính, xem tivi, chơi game trên 2.5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử trên 4 tiếng/ngày.

– Uống quá nhiều nước ngọt: 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm, vitamin A và vitamin nhóm B1, B2 và B3 trước 18 tháng tuổi cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao.

]]>
https://meyeucon.org/44205/cha-me-khong-the-bo-qua-nhung-yeu-to-nay-neu-muon-con-phat-trien-chieu-cao-toi-da-2/feed/ 0