Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần biết! https://meyeucon.org/4629/dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong/ https://meyeucon.org/4629/dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong/#comments Mon, 26 Jun 2023 07:28:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=4629 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thấy con vui chơi bình thường mà không thường xuyên theo dõi cân nặng của con là một sai lầm dẫn đến việc không phát hiện ra con mình đang bị suy dinh dưỡng.


Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Khi con bạn vẫn ăn ngủ và chơi đùa như các bạn cùng trang lứa khác thì chưa hẳn chúng đã hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để phát hiện ra con của bạn đang bị suy dinh dưỡng?.

Tại Phòng khám của Viện dinh dưỡng quốc gia, hàng ngày có khoảng vài chục lượt ông bố bà mẹ đưa con đến khám. Đa số những đứa trẻ khi được đưa đến đây khi đã quá xanh xao.

Trẻ chậm phát triển, răng không mọc đủ, cân nặng không tăng trong thời gian dài, xanh xao gầy yếu… Đó là những biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn thường gặp. Tuy nhiên, vẫn còn 2 thể suy dinh dưỡng khác ít được để ý hơn là trẻ bị thấp còi và trẻ béo phì.

So với các nước châu Á, Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong số nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Gần 20% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, hơn 32 % trẻ thấp chiều cao theo tuổi và có khoảng gần 4% trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì. Tuy nhiên, không quá khó khăn để nhận ra con mình bị suy dinh dưỡng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, đối với suy dinh dưỡng dạng thiếu ăn, thường gặp các cháu không tăng cân có thể trong thời gian 2 tháng 3 tháng. Suy dinh dưỡng thường kèm theo biếng ăn và thiếu các vi chất dinh dưỡng dẫn đến da xanh, niêm mạc nhợt. Các cháu quấy khóc, đêm ngủ không yên giấc.

Theo các chuyên gia, suy dinh dưỡng làm cho thể lực và trí tuệ của trẻ kém phát triển, sức đề kháng của trẻ kém, có nhiều nguy cơ mặc bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời khi trẻ mặc bệnh, trẻ sẽ bị nặng hơn, lâu hồi phục và nguy cơ tử vong cao hơn nhiều trẻ khác. Suy dinh dưỡng để lại hậu quả rất lớn về xã hội và kinh tế nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cách đơn giản để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ là thường xuyên quan tâm đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Chế độ ăn không đủ dưỡng chất: Trẻ bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Điều này có thể do gia đình không có điều kiện kinh tế để mua thực phẩm đa dạng hoặc do sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng của các bậc cha mẹ.

Trẻ bị biếng ăn kéo dài: Biếng ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Không chịu ăn khiến cơ thể không có nguồn dinh dưỡng để hấp thu, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Mắc bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh như nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác có thể làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Các bệnh lý nặng hơn như ung thư cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng do nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.

Ảnh hưởng của môi trường sống: Môi trường sống không hợp lý cũng có thể gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ sống trong nghèo đói, môi trường không an toàn với nhiều căn bệnh, hoặc không có điều kiện vệ sinh cá nhân tốt, điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ bằng cách nào?

Để cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Cung cấp chế độ ăn đa dạng và cân đối

Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ các nhóm thực phẩm cần thiết bao gồm đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Áp dụng chế độ ăn thường xuyên và đủ lượng

Đảm bảo cho trẻ ăn đúng các bữa ăn chính và bữa phụ trong ngày. Tránh bỏ bữa và không để trẻ đói trong thời gian dài.

Thay đổi cách chế biến thực phẩm

Nấu ăn bằng các phương pháp như hấp, nướng, quay, chưng thay vì chiên, rán để giảm lượng dầu mỡ và giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Tạo môi trường ăn uống tích cực

Tạo ra một môi trường ăn uống thoải mái và tích cực bằng cách ngồi cùng trẻ khi ăn, tạo niềm vui và khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình ăn uống.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chú ý đến vệ sinh thực phẩm, giữ sạch bát đĩa, đồ ăn và nước uống để tránh nhiễm khuẩn hay nguồn lây bệnh tật.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng dinh dưỡng, tăng trưởng và phát hiện sớm các vấn đề liên quan.

Tư vấn dinh dưỡng

Gặp chuyên gia dinh dưỡng để có các gợi ý và hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.

Lưu ý: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng hoặc kéo dài, hãy đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp.
]]>
https://meyeucon.org/4629/dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong/feed/ 9
Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới khả năng nhận thức https://meyeucon.org/27926/tre-suy-dinh-duong-anh-huong-toi-kha-nang-nhan-thuc/ https://meyeucon.org/27926/tre-suy-dinh-duong-anh-huong-toi-kha-nang-nhan-thuc/#respond Tue, 04 Jun 2013 23:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=27926 Ngày 8/6, tại London, sẽ diễn ra hội nghị G8 về Dinh dưỡng. Theo Save the children, tỷ lệ biết đọc và biết viết ở trẻ bị suy dinh dưỡng mãn tính thấp hơn so với ở trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trung bình khoảng 20%.

Trong nghiên cứu vừa công bố mới đây, Save the Children đã phát hiện những tác động của sự thiếu hụt trong thức ăn dinh dưỡng tới việc phát triển nhận thức của trẻ em và ảnh hưởng lan rộng tới việc phát triển kinh tế. Những tác động của suy dinh dưỡng đối với kinh tế toàn cầu có thể lên tới 125 tỷ USD.

Trẻ suy dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng tới năng lực nhận thức.
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng tới năng lực nhận thức.

Báo cáo Food for Thought được đưa ra 10 ngày trước hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về dinh dưỡng tại London và trước cuộc họp thường niên của khối G8 năm nay- nơi các lãnh đạo từ những nước phát triển và đang phát triển phải cam kết tăng cường sự lãnh đạo cũng như nguồn tài chính để cải thiện cuộc sống của hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng.

Save the Children cho biết, bất chấp những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực khác như tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm một nửa trong vòng hai thập kỉ qua – sự suy dinh dưỡng vẫn là một lỗ hổng lớn đối với việc phát triển và theo đà chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào lỗ hổng đó chúng ta không tìm cách khắc phục những trở ngại này.

Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm suy giảm trầm trọng khả năng đọc và viết một câu đơn giản và trả lời chính xác những bài toán cơ bản – chưa kể đến khối lượng và chất lượng giáo dục ở trường mà các em đang được học.

“Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dẫn tới khủng hoảng của việc biết đọc biết viết và tình toán, đây cũng là một cản trở lớn cho những tiến bộ tiếp theo của việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em”, Giám đốc điều hành của Save the Children Jasmine Whitbread nói.

“Một phần tư số trẻ em trên thế giới đang phải chịu ảnh hưởng của suy dinh dưỡng mãn tính, khiến hàng triệu trẻ em đang phải đối mặt với những sự rủi ro của sự sống. Các nhà lãnh đạo thế giới họp mặt tại London vào ngày 8/6 này sẽ phải đối mặt với khủng hoảng này và phải ngăn chặn triệt để tai họa của sự suy dinh dưỡng”.

Nghiên cứu này, được tiến hành dựa trên các đều tra hàng nghìn trẻ em tại 4 nước (Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam), cho thấy đến năm 8 tuổi, 19% trẻ thấp còi do suy dinh dưỡng mãn tính có thể bị nhầm lẫn khi đọc một câu đơn giản như: “cháu thích chó” hay “mặt trời nóng” hơn là trẻ em không bị thấp còi.

Ở trẻ thấp còi do bị suy dinh dưỡng mãn tính, các em có nguy cơ nhầm lẫn khi viết một câu đơn giản là 12.5% và làm sai những bài toán đơn giản như: “Tám trừ 3 bằng mấy?” là 7% hơn là các em đáng lẽ có thể trả lời đúng nếu không bị thấp còi.

Save the Children cũng nêu bật chi phí kinh tế lớn của việc suy dinh dưỡng mãn tính. Khi trưởng thành, trẻ suy dinh dưỡng thường kiếm được ít tiền hơn khoảng 20%.

Mặc dù là một trong những lĩnh vực hỗ trợ phát triển hiệu quả nhất, chi phí đầu tư vào các chương trình dinh dưỡng hiện tại chỉ chiếm 0.3% chi phí phát triển toàn cầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng bất cứ khoản đầu tư nào trong lúc này đều là đầu tư cho sự thịnh vượng của tương lai.

]]>
https://meyeucon.org/27926/tre-suy-dinh-duong-anh-huong-toi-kha-nang-nhan-thuc/feed/ 0
Biện pháp phòng suy dinh dưỡng thể phù https://meyeucon.org/25518/bien-phap-phong-suy-dinh-duong-the-phu/ https://meyeucon.org/25518/bien-phap-phong-suy-dinh-duong-the-phu/#respond Sat, 17 Nov 2012 23:00:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=25518 Khi mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù, mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Biện pháp phòng suy dinh dưỡng thể phù như thế nào?

Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù

Khi mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù, mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.

Đầu tiên là những dấu hiệu phù mặt, mí mắt, chân tay… rồi dần tiến đến phù thũng toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn… Ngoài ra, tùy mức độ, thời gian và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng.

Ban đầu bệnh không có nhiều biểu hiện trầm trọng nhưng nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao.

Khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để cân đối lại chế độ ăn hợp lý cho bé.

Nguyên nhân gây bệnh

Do hoàn cảnh gia đình, một số phụ huynh không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sợ chảy xệ ngực khi cho bé bú nên chỉ sử dụng sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng… hoặc để bé kiêng khem quá mức khi mắc bệnh.

Có thể là nguyên nhân bệnh lý: Do trẻ mắc phải những chứng bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: khẩu phần ăn của bé thường không được cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc gần đủ năng lượng từ chất bột đường hay chất béo, sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của bé.

Phòng suy dinh dưỡng thể phù

Để phòng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ, cần chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ. Trong thời gian mang thai người mẹ cần ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường đồng thời theo dõi tăng cân từng quý; khám thai định kỳ ít nhất 3 lần.

Khi bé chào đời: Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ nhỏ nói riêng. Trẻ cần được bú mẹ cho đến 2 tuổi.

Cho bé ăn bột khi đã đủ tuổi ăn dặm sau 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bột nguyên kem vì loại sữa này dù nhiều protein nhưng dễ gây tổn thương niêm mạc ruột.

Chế độ ăn dặm phải cân đối với đủ 4 nhóm thức ăn: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi.

Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành, tuyệt đối không dùng nước cháo đơn thuần để nuôi trẻ.

Theo dõi cân nặng cho bé bằng cách mỗi tháng cân trẻ một lần, trẻ từ 2 – 5 tuổi thì 2 – 3 tháng cân một lần, để ý những dấu hiệu trên cơ thể bé, đặc biệt là khi bé tăng cân một cách bất thường.

Khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để cân đối lại chế độ ăn hợp lý cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/25518/bien-phap-phong-suy-dinh-duong-the-phu/feed/ 0
Nguyên tắc “bồi bổ” cho trẻ bị suy dinh dưỡng https://meyeucon.org/20569/nguyen-tac-boi-bo-cho-tre-bi-suy-dinh-duong/ https://meyeucon.org/20569/nguyen-tac-boi-bo-cho-tre-bi-suy-dinh-duong/#comments Fri, 23 Dec 2011 08:03:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=20569 Trẻ bi suy dinh dưỡng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hậu quả của nó là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và suy giảm trí thông minh. Những nguyên tắc chung dưới đây là để làm tăng nguồn cung năng lượng và tăng chất dinh dưỡng từ chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng hoặc để tăng cường khả năng hấp thu bữa ăn tốt hơn.

Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.

Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ

Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối…, vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.

Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ ăn” dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.

Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.

Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính.

Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/20569/nguyen-tac-boi-bo-cho-tre-bi-suy-dinh-duong/feed/ 4
Một bé bị suy kiệt nặng do mẹ cho uống sữa không rõ xuất xứ https://meyeucon.org/20427/mot-be-bi-suy-kiet-nang-do-me-cho-uong-sua-khong-ro-xuat-xu/ https://meyeucon.org/20427/mot-be-bi-suy-kiet-nang-do-me-cho-uong-sua-khong-ro-xuat-xu/#respond Sat, 03 Dec 2011 21:53:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=20427 Các bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mặt phù nề, thở nhanh, phù hai chân, toàn thân tím tái. Chẩn đoán cho thấy bé bị viêm phổi nặng, suy hô hấp trên nền suy dinh dưỡng thể phù.

Việc hỗ trợ hô hấp, điều trị viêm phổi và cung cấp dinh dưỡng được tiến hành ngay sau đó. Chỉ sau nửa ngày cấp cứu, bệnh nhân hồng hào trở lại, hiện tượng thở nhanh cũng cải thiện.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng thể phù là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Lúc bé sinh nặng 2,6 kg nhưng ba tháng sau chỉ nặng 2,7 kg.

Bệnh nhi bị suy kiệt đang được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Suy dinh dưỡng thể phù thường gặp ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ, nên đã sử dụng sữa xá cân ký vốn không có nhiều chất dinh dưỡng.

Bệnh khiến mặt bệnh nhân phù lên nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to, phù, giảm đạm máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất.

Mẹ bệnh nhi cho biết, bé là con thứ 5, do hoàn cảnh khó khăn, vừa sinh xong chị phải đi làm không cho bé bú nên mua loại sữa không có nhãn hiệu với giá chưa đến 30.000 đồng một kg để con uống. “Tôi thấy con mình không tăng cân nhưng cũng đành chịu”, chị này nói.

Để tránh tình trạng suy dinh dưỡng thể phù, các bác sĩ khuyên nếu gia đình không có điều kiện để các loại sữa công thức phù hợp, thì nên cho bé bú sữa mẹ. Không nên tin tưởng vào các loại sữa giá rẻ không nguồn gốc vì thành phần dinh dưỡng của loại sữa này rất thấp.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho biết, sữa giá rẻ không bao gì thực là loại bột béo. Khi pha ra nước, sữa này có màu đục trông như sữa nhưng thực ra thành phần dinh dưỡng rất thấp.

]]>
https://meyeucon.org/20427/mot-be-bi-suy-kiet-nang-do-me-cho-uong-sua-khong-ro-xuat-xu/feed/ 0
Cách nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ https://meyeucon.org/19677/cach-nhan-biet-tinh-trang-suy-dinh-duong-o-tre/ https://meyeucon.org/19677/cach-nhan-biet-tinh-trang-suy-dinh-duong-o-tre/#comments Thu, 27 Oct 2011 21:41:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=19677 Chúng ta đã được nghe nói quá nhiều về chứng suy dinh dưỡng ở trẻ và nhiều cha mẹ luôn băn khoăn rằng không biết con mình có bị suy dinh dưỡng hay không. Chúng tôi có cách đơn giản giúp bạn giải tỏa nỗi băn khoăn đó.

Suy dinh dưỡng là hậu quả của một thời gian dài trẻ không được ăn đầy đủ thức ăn cấu tạo cơ thể, đó là chất protein (là chất có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, lươn, ốc, ếch…). Bệnh thường gặp ở những trẻ trong giai đoạn cai sữa mẹ, hoặc giai đoạn trẻ bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm) bằng những thức ăn bằng gạo, ngô, đường… mà thiếu đi loại thức ăn có chứa protein.

Trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu protein

Dấu hiệu chính của chứng bệnh này là teo các nhóm cơ nên người ta căn cứ vào sự phát triển của các nhóm cơ để phát hiện và đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng (trẻ từ 1 tuổi trở lên, bình thường sẽ có số đo vòng tròn cánh tay lớn hơn 13cm).

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu protein thì cơ cánh tay bị teo nên đường kính vòng cánh tay sẽ nhỏ hơn 13cm. Trường hợp suy dinh dưỡng thể nặng thì đường kính vòng tròn cánh tay giảm xuống dưới 12cm.

Ngoài các dấu hiệu chính như trên, trẻ em suy dinh dưỡng do thiếu protein còn bị biến màu da và màu tóc. Nhóm cơ ở cánh tay, ở đùi, ở cẳng chân bị teo. Có các vết trợt loét trên da… Bộ mặt trẻ trông có vẻ bụ bẫm vì bị phù nhưng nét mặt trẻ trông sầu não, rất đáng thương.

Nếu phát hiện sớm dấu hiệu suy dinh dưỡng do thiếu protein thì việc cần làm đầu tiên là tăng cường protein trong chế độ ăn của trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa đều có cá, thịt, trứng, sữa… Đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, xác định mức độ suy dinh dưỡng để có cách điều trị thích hợp.

]]>
https://meyeucon.org/19677/cach-nhan-biet-tinh-trang-suy-dinh-duong-o-tre/feed/ 14
Trẻ em Việt Nam vẫn suy dinh dưỡng và biếng ăn https://meyeucon.org/16989/tre-em-viet-nam-van-suy-dinh-duong-va-bieng-an/ https://meyeucon.org/16989/tre-em-viet-nam-van-suy-dinh-duong-va-bieng-an/#respond Sat, 07 May 2011 20:54:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=16989 Viện Dinh duỡng quốc gia Việt Nam (NIN) đã báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Viêt Nam, dựa trên điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh/ thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%.

Nghiên cứu này cũng chi thấy, tình trạng thiếu vi chất vẫn còn phổ biến ở trẻ em Việt Nam, thể hiện ở tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng (retinol huyết thanh thấp), tỷ lệ thiếu Kẽm…còn ở mức cao.

Về vấn đề biếng ăn của trẻ em, trong các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ mang con đến khám vì lý do biếng ăn cũng ở mức rất cao (45,9% – 57,7%).

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo chuyên đề “Dinh dưỡng đặc thù cho trẻ biếng ăn Việt Nam”, do công ty Vinamilk phối hợp với viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức tại TP.HCM ngày 4.5.2011. Theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa Tiêu hóa, nệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM: “Không kể đến các nguyên nhân về bệnh lý, thông thường, nguyên nhân căn bản dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ là do hệ tiêu hóa còn đang phát triển, hoàn thiện dần theo thời gian; nên cần phải có phương pháp dinh dưỡng hợp lý, đúng thời điểm để phù hợp với chức năng hiện có của đường tiêu hóa”.

]]>
https://meyeucon.org/16989/tre-em-viet-nam-van-suy-dinh-duong-va-bieng-an/feed/ 0
10 vấn đề hàng đầu của dinh dưỡng và sức khỏe https://meyeucon.org/16294/10-van-de-hang-dau-cua-dinh-duong-va-suc-khoe/ https://meyeucon.org/16294/10-van-de-hang-dau-cua-dinh-duong-va-suc-khoe/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:36:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=16294 Dinh dưỡng là một phần thiết yếu của sức khỏe và phát triển. Dinh dưỡng tốt liên quan tới cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, miễn dịch tốt hơn, thai nghén và sinh nở an toàn hơn, nguy cơ mắc các bệnh không truyền nhiễm thấp hơn (như bệnh tiểu đường và tim mạch) và tuổi thọ cao hơn.

1. Suy dinh dưỡng, ở tất cả các dạng, là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong sớm ở bà mẹ và trẻ em. Thiếu dinh dưỡng, bao gồm thiếu vitamin và các khoáng chất, gây ra 1/3 số ca tử vong ở trẻ, làm suy giảm sự phát triển khỏe mạnh và khả năng lao động lâu dài. Cùng với đó, tỷ lệ thừa cân tăng cũng liên quan tới gia tăng các bệnh mạn tính, dẫn đến tăng gấp đôi gánh nặng suy dinh dưỡng.

2. Biếu hiện chính của suy dinh dưỡng mạn tính là còi cọc – khi trẻ quá thấp so với tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO. Theo số liệu năm 2010, khoảng 171 triệu trẻ em trên thế giới bị còi do thiếu ăn, chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất, chăm sóc trẻ không đầy đủ và bệnh tật.

3. Suy kiệt là dạng nặng của suy dinh dưỡng – do thiếu ăn cùng với bệnh tật. Khoảng 1,5 triệu trẻ em tử vong mỗi năm do kiệt sức. Giá thực phẩm tăng cao, khan hiếm thức ăn ở những vùng xảy ra xung đột và thảm họa thiên tai khiến các hộ gia đình khó tiếp cận được với thức ăn đầy đủ và phù hợp, tất cả những điều này có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe.

4. Các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn là rất quan trọng để tăng cường miễn dịch và phát triển khỏe mạnh. Thiếu hụt vitamin A, kẽm, sắt và iod là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng. Trên thế giới, hiện có khoảng 2 tỷ người bị thiếu iod. Hơn 1/3 trẻ chưa tới tuổi đến trường thiếu vitamin A. Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em.

5. Kém dinh dưỡng ở thai phụ, thường gặp ở các nước đang phát triển, dẫn đến thai nhi phát triển kém và tăng nguy cơ tai biến thai sản. Khoảng 13 triệu trẻ em sinh ra thiếu cân hoặc sinh non. Kèm theo đó, kém dinh dưỡng ở thai phụ và trẻ em chiếm hơn 10% gánh nặng bệnh toàn cầu.

6. Đối với những trẻ khỏe mạnh hơn, WHO khuyến cáo tiêu chuẩn vàng trong dinh dưỡng là cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn những thực phẩm bổ sung an toàn và phù hợp với lứa tuổi khi trẻ được 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú đến khi 2 tuổi hoặc hơn. Trên thế giới, khoảng 20% ca tử vong xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi có thể phòng tránh được nếu tuân theo những hướng dẫn về nuôi trẻ.

7. Những vấn đề dinh dưỡng ở trẻ vị thành niên bắt đầu từ lúc còn nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Thiếu máu là vấn đề dinh dưỡng chủ yếu ở các bé gái. Phòng tránh mang thai sớm và đảm bảo nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các bé gái có thể làm giảm tử vong cho trẻ và thai phụ sau này.

8. Gia tăng thừa cân và béo phì trên thế giới là thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Con người ở mọi lứa tuổi và địa vị đều phải đối mặt với dạng suy dinh dưỡng này. Hậu quả là, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và các bệnh khác liên quan đến chế độ ăn đang gia tăng trên thế giới.

9. Thông tin dinh dưỡng đòi hỏi phải xác định các khu vực cần trợ giúp nhất. WHO đưa ra tiêu chuẩn quốc tế về tăng trưởng trẻ em nhằm cung cấp các điểm chuẩn để so sánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong và ngoài vùng lãnh thổ. Cũng như vậy, hệ thống thông tin hình ảnh dinh dưỡng được WHO và các đối tác triển khai, mô tả thực trạng của các bệnh về dinh dưỡng và các bệnh liên quan tới chế độ ăn ở các quốc gia nhằm khảo sát thực trạng tại các nước và theo dõi việc cải thiện.

10. Khoa học đang từng bước tiến bộ và hành động dựa trên bằng chứng sẽ cải thiện sức khỏe dinh dưỡng. WHO và các chuyên gia quốc tế đang cùng phối hợp để đưa ra lời khuyên khoa học cho các quốc gia cũng như là công cụ thân thiện với người sử dụng (như một cơ sở dự liệu và thư viện khoa học trên web dành cho việc hoạch định chính sách trong lĩnh vực này) nhằm khơi nguồn các chính sách và can thiệp mà sẽ cứu được nhiều người.

]]>
https://meyeucon.org/16294/10-van-de-hang-dau-cua-dinh-duong-va-suc-khoe/feed/ 0
Hoàn thiện thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng https://meyeucon.org/15549/hoan-thien-thuc-don-cho-tre-suy-dinh-duong/ https://meyeucon.org/15549/hoan-thien-thuc-don-cho-tre-suy-dinh-duong/#respond Tue, 11 Jan 2011 12:18:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=15549 Các mẹ hãy tăng lượng dầu mỡ, tăng các dưỡng chất, cho trẻ ăn đặc… để trẻ suy dinh dưỡng có thể cải thiện được tình hình sức khỏe.


Dạo này chị Giang lo lắng vì cu Tí ngày càng gầy và có chiều hướng sụt cân. Sau khi được bác sỹ kết luận rằng bé đang bị suy dinh dưỡng chị đã về bổ sung thực đơn cho con ngay lập tức, nhưng một tháng trôi qua, chị vẫn không thấy tình hình sức khỏe của cu Tí cải thiện hơn chút nào. Nghĩ đi nghĩ lại, với chừng ấy loại thức ăn bác sỹ khuyên nên bổ sung cho cu Tí, chị Giang không biết cách nào có thể giúp con ăn hợp lí để tăng cân khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ và tất yếu việc suy dinh dưỡng sẽ làm trẻ thiếu năng lượng, không thể tăng cân, không phát triển chiều cao và giảm trí thông minh. Vì vậy chế độ ăn đối với trẻ suy dinh dưỡng là làm sao để khẩu phần ăn của trẻ có thể giúp trẻ tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hãy tăng lượng dầu mỡ trong khẩu phần ăn của trẻ

Lượng dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng gấp đôi so các loại chất khác như đạm và tinh bột cho trẻ. Đo đó, đối với khẩu phần ăn của trẻ, các mẹ nên cho thêm vào đó một thìa dầu ăn hoặc mỡ. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn giành cho trẻ có thể dùng trộn ngay vào thức ăn sau khi đã nấu chín.

Bổ sung chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn

Đối với thức ăn của trẻ, các mẹ nên tuyệt đối lưu ý không nên xay quá nhuyễn thức ăn của trẻ bởi vì trong quá trình làm như vậy, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ biến mất. Để đảm bảo thức ăn vẫn còn đủ chất dinh dưỡng, khi chế biến, các mẹ chỉ cần chú ý băm nhỏ, nấu mềm sao cho trẻ vẫn có cảm giác được nhai chứ không phải chỉ thụ động nuốt mỗi khi được cho ăn. Cũng nên chú ý tới thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng các mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung trứng, thịt, cá và rau xanh được chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ, như vậy khi ăn trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Hãy cho trẻ ăn đặc vừa phải

Chị Minh (Cầu Giấy) mỗi lần cho con ăn là con khóc rồi mẹ khóc theo vì cứ đút cho con được miếng cơm xay nào là con lại nôn thốc nôn tháo thìa ấy. Muốn con nhanh chóng tăng cân, chị nghe theo lời mẹ chồng xay cơm thật đặc cho con ăn nhanh chóng để con tăng cân nhưng càng ăn, thằng bé càng vất vả.

Tốt nhất đối với trẻ là vẫn là được ăn cơm, ăn cơm sẽ khiến trẻ no lâu và chắc dạ hơn. Cũng có nhiều bà mẹ thấy con ăn cơm quá vất vả đã thay cơm bằng việc cho trẻ ăn cháo loãng cho nhanh. Dù là cơm, hay cháo hoặc bột thì khẩu phần ăn của trẻ các mẹ nên chú ý cho trẻ ăn đặc vì nếu nấu loãng thức ăn thì năng lượng mà trẻ được hấp thu đựợc sẽ rất ít.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu nấu đặc mà trẻ khó ăn, các mẹ có thể dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sỹ, trộn vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng bớt ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.

Tăng bữa ăn cho trẻ

Nếu bé bị suy dinh dưỡng, các mẹ hãy tăng bữa ăn cho trẻ, có thể cho trẻ ăn 5-6 bữa/ngày thay vì chỉ cho trẻ ăn 3 bữa. Ngoài các bữa chính, trước khi đi ngủ, các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm một bữa tối phụ sau khi ăn bữa chính bằng cách cho trẻ uống nửa ly sữa hoặc nửa cốc sữa chua hoặc nửa quả chuối…, nếu cho trẻ ăn quá nhiều vào bữa phụ trẻ sẽ dễ bị nôn vì quá chán vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.

Các mẹ lưu ý là không cho trẻ ăn hoặc uống nước trái cây, uống sữa trước mỗi bữa ăn vì như vậy trẻ sẽ ngang bụng và không muốn ăn vào bữa chính.

]]>
https://meyeucon.org/15549/hoan-thien-thuc-don-cho-tre-suy-dinh-duong/feed/ 0
Bé bị suy dinh dưỡng, xin bác sĩ tư vấn https://meyeucon.org/15538/be-bi-suy-dinh-duong-xin-bac-si-tu-van/ https://meyeucon.org/15538/be-bi-suy-dinh-duong-xin-bac-si-tu-van/#comments Mon, 10 Jan 2011 23:32:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=15538 Hỏi: Bé nhà em 16 tháng, nặng 8kg, dài 76cm. Cháu thường ăn không tiêu, hay ọc bột và cháo dù đã ăn 4-5g với số lượng ít. Cháu suy dinh dưỡng nên sức đề kháng yếu thường xuyên bị bệnh về hô hấp và thành vòng lẩn quẩn “Ăn ít – Suy dinh dưỡng- Bệnh – Ọc – Ăn ít….”. Ngoài việc cố gắng bổ sung ăn uống (chia nhỏ bữa ăn cho bé bớt ọc) xin Bác sỹ tư vấn có phuơng thuốc nào giúp bé tăng cường sức đề kháng không ạ? Xin cảm ơn

Trả lời: Chào bạn, con bạn đang bị suy dinh dưỡng độ 1. Cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ là nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất: tinh bột (cơm, cháo, mì, phở,…), chất đạm (thịt, cá, trứng,…), chất béo (dầu, mỡ, …), rau cải và trái cây và tìm biện pháp để bé có thể ăn được nhiều hơn thì càng tốt. Cũng biết là cái vòng luẩn quẩn đó làm khó bố mẹ, nhưng đây là thời điểm đòi hỏi sự kiên nhẫn của bố mẹ.

Đối với trẻ còn nhỏ đang bú sữa ngoài bạn nên chọn những loại sữa có chứa DHA, ARA để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Bạn nên cho con khám tại phòng khám dinh dưỡng của các bệnh viện nhi hoặc trung tâm dinh dưỡng để được hướng dẫn cách thức chuẩn bị bữa ăn cho bé.

Chúc bạn thành công,

]]>
https://meyeucon.org/15538/be-bi-suy-dinh-duong-xin-bac-si-tu-van/feed/ 8