Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 5 trò đùa rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ https://meyeucon.org/26624/5-tro-dua-co-the-gay-nguy-hiem-cho-tre/ https://meyeucon.org/26624/5-tro-dua-co-the-gay-nguy-hiem-cho-tre/#respond Fri, 01 Mar 2013 01:00:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=26624 Để trẻ cười quá nhiều, ném trẻ lên cao, nắm lấy tay trẻ và lăng theo vòng tròn, bóp mũilà một số trò đùa có thể mang lại tiếng cười và niềm vui cho trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra những nguy hiểm đáng tiếc cho trẻ mà người lớn không lường trước được.

1. Ném trẻ lên cao

Nhiều ông bố rất thích chơi trò tung hứng với con vì thấy mỗi lần làm vậy, bé đều cười rất tươi và tỏ ra vô cùng phấn khích. Thực tế, đây là một trò đùa được khuyến cáo là rất nguy hiểm và không nên chơi với trẻ nhỏ.

Khi ném trẻ lên cao, mặc dù trọng lượng của trẻ tương đối nhẹ, vậy nhưng nếu chẳng may bạn sẩy tay thì những thương tật gây ra cho trẻ thật khó mà tưởng tượng. Có nhiều trường hợp, trẻ bị chấn thương não hoặc nguy hiểm hơn là bị tử vong.

Nếu bạn có đỡ trúng em bé thì trọng lực của trẻ tác động vào đôi tay người lớn cũng dễ khiến bạn bị bong gân tay hay trật khớp. Đó là còn chưa kể tới trường hợp đôi tay của người lớn có thể chọc vào mắt hay các bộ phận khác trên cơ thể gây tổn thương cho trẻ.

Các bậc phụ huynh nên tránh những trò đùa có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

2. Nắm lấy tay trẻ và lăng theo vòng tròn

Trẻ có thể rất hào hứng và thích thú mỗi khi được bạn nắm lấy hai tay và lăng bé quay 360 độ. Tuy nhiên trò chơi này có nguy cơ làm trẻ bị trật khớp cổ tay, sái tay hoặc chóng mặt, nôn mửa.

Thậm chí, rất nhiều trẻ nhỏ sau khi chơi trò này thường có những biểu hiện hoảng loạn, khóc lóc và hay giật mình. Đó chính là những chấn động tâm lý do sợ hãi.

Đây là trò chơi vô cùng nguy hiểm với trẻ vì vậy cha mẹ nên tránh, đặc biệt với những bé còn nhỏ. Đối với những trẻ lớn hơn 4 tuổi, cha mẹ có thể áp dụng trò này để giúp trẻ tập cân bằng tiền đình và giữ lực nắm ở tay như sau:

Cho trẻ bám vào tay người lớn hoặc ngược lại, sau đó quay 1 vòng, rồi 1 vòng ngược lại.

Tuy nhiên, cha mẹ vẫn phải hết sức lưu ý để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi áp dụng trò này với con nhé!

3. Ném đồ ăn vào miệng trẻ

Vì muốn cho bé ăn, có nhiều người dùng cách dụ bé cười rồi thả đồ ăn vào miệng trẻ. Đây là hành động gây nguy hiểm tới tính mạng cho bé bởi lẽ, khi trẻ cười mà đồ ăn vào miệng, trẻ sẽ phản ứng đột ngột là hít vào để lấy không khí nên dễ bị nghẹn, sặc. Chính vì thế, người lớn tuyệt đối không nên cho trẻ ăn khi đang khóc hoặc đang cười.

4. Bóp mũi

Vì cố gắng làm cho bé cười hay muốn tạo ra cho bé những khuôn mặt ngộ nghĩnh để chụp ảnh, nhiều người lớn thường dùng tay của mình để kéo mũi trẻ lên cao hay bóp mũi trẻ lại. Đây là một trò chơi không được khuyến khích vì nó dễ khiến trẻ bị viêm niêm mạc mũi, giãn mạch máu, thậm chí hỏng màng nhầy dẫn đến giảm chức năng cản bụi và chất bẩn trong không khí khi trẻ hít thở.

5. Để trẻ cười quá nhiều

Việc cù cho trẻ cười quá lâu sẽ có thể khiến trẻ bị ngạt thở do thiếu oxy. Cười to do bị cù làm cho áp lực trong bụng trẻ tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ.

Nếu trẻ vừa ăn cơm, làm thế có thể dẫn tới viêm ruột thừa, lồng ruột, thậm chí tắc ruột. Nếu trẻ còn đang ăn thức ăn, làm vậy sẽ khiến trẻ bị sặc đường hô hấp, có thể tắt thở.

Chính vì vậy các bác sĩ khuyên bạn không nên chọc cho bé cười quá nhiều.

]]>
https://meyeucon.org/26624/5-tro-dua-co-the-gay-nguy-hiem-cho-tre/feed/ 0
Số trẻ bị bỏng thường tăng đột biến trong hè https://meyeucon.org/23387/so-tre-bi-bong-thuong-tang-dot-bien-trong-he/ https://meyeucon.org/23387/so-tre-bi-bong-thuong-tang-dot-bien-trong-he/#respond Fri, 08 Jun 2012 01:48:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=23387 Hàng năm, cứ vào mùa hè là số ca bệnh nhi phải đưa đến viện vì bị bỏng lại tăng đáng kể. Từ đầu tháng 5 đến nay, tính trung bình mỗi ngày khoa Bỏng của Bệnh viện Xanh Pon có đến 15-17 trẻ đến khám, trong đó có 2/3 trong số này phải nhập viện để điều trị.

Thạc sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pon (Hà Nội) cho biết, tai nạn bỏng ở trẻ đặc biệt gia tăng về mùa hè, cả về số lượng và mức độ. Số trẻ luôn chiếm 40-60% bệnh nhân điều trị tại khoa lúc này. Đặc biệt trời càng nóng, thì số ca tai nạn đến viện càng tăng.

“Nguyên nhân là vì thời tiết nóng bức, cha mẹ đi làm về mệt mỏi nên thường để trẻ tự chơi, dẫn đến bị bỏng điện, nước sôi. Trường hợp này hay gặp ở những gia đình ngoại tỉnh di cư lên thành phố sống trong những khu nhà thuê trọ đường điện, bếp nấu tạm bợ… Ngoài ra, cũng có trẻ bị bỏng là do được gia đình cho đi ăn hàng, chỉ một phút sơ sểnh người lớn không để ý là trẻ có thể thò tay vào nồi lẩu, bát canh nóng”, thạc sĩ Thống lý giải.

Cũng theo bác sĩ thì hầu hết tai nạn bỏng ở trẻ em, nhất là trẻ 1-3 tuổi là do sự bất cẩn của người lớn. Ở độ tuổi này trẻ chưa nhận thức được những nguy hiểm xung quanh lại hay bắt chước. Trong khi đó cha mẹ, người lớn trong nhà mải làm việc hoặc chính bản thân một số người cũng không nhận thức được những nguy cơ gây bỏng bất ngờ cho trẻ như: để bát canh nóng gần chỗ trẻ chơi, đặt nồi cơm điện đang sôi dưới nền nhà… Trong những tình huống này, chỉ cần một phút cha mẹ quay đi, trẻ đã có thể bị bỏng.

Bé gái 16 tháng tuổi bị bỏng vì cho tay vào nồi canh nóng.

Thực trạng cũng tương tự tại Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội). Khoa Chữa bỏng trẻ em hiện có 42 cháu điều trị. Có trẻ mới 7 tháng tuổi ở Bắc Giang bị bỏng nước sôi với diện tích 25%, trong đó có đến 15% là bỏng sâu. Đây là một trong những trường hợp nặng điều trị tại khoa. Tai nạn xảy ra hôm 3/6, khi đó bé ở nhà cùng với bà. Người bà vừa rót nước sôi vào phích, chưa kịp cất lên cao thì bé đang bò trên nền nhà với tay kéo đổ cả phích nước vào người.

Anh Trần Văn Hàng, ở Phú Lương, Thái Nguyên cũng không giấu nổi những giọt nước mắt ân hận khi kể về tai nạn xảy ra với cô con gái 4 tuổi của mình. Trong lúc đang chạy chơi nô đùa cùng bạn, cháu đá chân vào bàn bị ngã, đồng thời đổ ấm điện, nước sôi dội xuống người khiến trẻ bị bỏng 30% cơ thể.

“Nhiều lúc tôi tự trách mình sinh con ra đẹp thế mà giờ cháu bị bỏng nặng như vậy. Giờ có cho tôi tiền tỷ mà con bị như thế tôi cũng chẳng thích. Nhưng trách ai bây giờ, chỉ có trách bản thân mình, nếu chỗ đun nước đặt xa chỗ chơi của con, nếu quan tâm đến con nhiều hơn thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Tất cả lỗi là tại mình, tại người lớn cả”, anh Hàng chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vân, Khoa Chữa bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia cho biết, có vô vàn tình huống trong sinh hoạt hằng ngày có thể khiến trẻ bị bỏng. Có bé cho hai tay vào nồi canh, bát cháo nóng hoặc chạy vấp vào xoong nước nóng, đổ vào người gây bỏng. Có trẻ lại bị bỏng do dùng que sắt chọc vào đường diện cao thế.

“Có trường hợp, bà mẹ thực hiện theo khuyến cáo khi tắm cho con là đổ nước lạnh vào chậu trước rồi mới đổ nước nóng. Thế nhưng vì một phút mất cảnh giác mà bà mẹ đổ nước nóng vào cả chiếc ca, trẻ không biết cứ thế cầm ca đổ lên người thế là bị bỏng”, bác sĩ Vân nói.

Theo kết quả một khảo sát gần đây về tai nạn thương tích ở Việt Nam, thì bỏng là một trong những nguyên nhân tai nạn thương tích hàng đầu ở nhóm trẻ, đặc biệt dưới 5 tuổi. Trong đó có đến 91% trường hợp bị thương và 81% trường hợp tử vong do bỏng là xảy ra trong nhà. Có đến 45% nạn nhân bị những di chứng trên cơ thể mặc dù đã được điều trị.

Thạc sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pon cho biết, tai nạn bỏng ở trẻ nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bội nhiễm.

Trẻ có thể tử vong do mất nước, mất điện giải, sốc bỏng, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn máu, suy giảm miễn dịch… Thời gian điều trị kéo dài 2-3 tuần hoặc dài hơn tùy thuộc vào diện bỏng và mức độ bỏng. Nếu vượt qua giai đoạn dễ tử vong nhất (sau 5-15 ngày) thì trẻ vẫn phải được theo dõi trong 2 năm sau đó đề phòng các di chứng.

Sau khi điều trị, trẻ còn có thể gặp một số di chứng về tâm thần và thể chất. Trẻ có thể bị ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu bài học chậm hơn so với các bạn. Về thể chất, nếu không được tư vấn và điều trị thì các di chứng ở trẻ sau bỏng sẽ nặng nề hơn so với người lớn do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

Những di chứng thường gặp là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo. Nếu trẻ có sẹo co kéo ở ngực sẽ khiến ngực không phát triển làm cho lồng ngực bị hẹp lại, thể tích phổi không phát triển được. Nếu trẻ bị sẹo co kéo ở khớp không chỉ gây mất vận động mà còn có thể gây biến dạng xương. Khi trẻ bị sẹo ở cổ có thể gây co kéo cổ làm lệch cột sống.

Các bác sĩ khuyến cáo, đề phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ, cha mẹ cần luôn để mắt tới con, để tác nhân gây bỏng xa tầm tay của trẻ như phích nước để chỗ kín, nồi canh để trên cao trẻ không với tới… Khi trẻ bị bỏng, cần tách tác nhân gây bỏng, làm giảm nhiệt độ bề mặt vết bỏng dưới vòi nước lạnh, sau đó băng ép, chuyển đến cơ sở y tế. Những cách làm truyền thống như bôi kem đánh răng, nước mắm, thuốc lá không có tác dụng.

]]>
https://meyeucon.org/23387/so-tre-bi-bong-thuong-tang-dot-bien-trong-he/feed/ 0
Biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ https://meyeucon.org/20431/bien-phap-phong-tranh-bong-cho-tre/ https://meyeucon.org/20431/bien-phap-phong-tranh-bong-cho-tre/#respond Mon, 05 Dec 2011 19:07:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=20431 Những người có con nhỏ chuẩn bị biết đi rất cần phải cảnh giác và cẩn thận để bảo vệ con mình khỏi những nguy cơ mất an toàn. Ở tuổi đó, trẻ con đang rất thích tiếp cận mọi thứ xung quanh nhà. Trong một số trường hợp khi trẻ với tay lấy đồ vật gì đó và việc làm đó có thể gây thương vong, cháy, bỏng cho trẻ.

Không nên cho trẻ lại gần bếp khi đang nấu ăn.

Cách tốt nhất để tránh thương vong cho bé bằng những cách sau đây, như lời khuyên của Tiến sĩ Yulia Lukita Dewanti, Trung tâm phòng chống Bỏng, Jakarta.

– Cung cấp kiến thức dần dần giúp trẻ hiểu biết về các đối tượng nguy hiểm gây nóng và bỏng cho trẻ bằng cách thuyết phục nhất.

– Giữ các nguồn nhiệt như nến, bếp lò, máy sấy tóc ra khỏi tầm với của trẻ em.

– Không tham gia vào các hoạt động liên quan đến nhiệt trong khi bế, ẵm trẻ, chẳng hạn như nấu ăn, đưa hoặc cầm nắm thức ăn hoặc đồ uống nóng hoặc quá lạnh.

– Thử đồ ăn trước khi cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm và thức uống nào để chắc chắn rằng thực phẩm đó không quá nóng.

– Không để trẻ chơi với nước tắm nóng. Nước nóng cho trẻ em nên không quá 37,7oC.

– Giám sát việc sử dụng các thiết bị điện trong nhà. Thiết bị điện nên sử dụng với dây cáp ngắn và không treo dễ rút ra cắm vào. Không cho trẻ lại gần ổ cắm điện hoặc bộ phận chuyển đổi. Đóng tất cả các ổ cắm được sử dụng để cắm dây nguồn.

]]>
https://meyeucon.org/20431/bien-phap-phong-tranh-bong-cho-tre/feed/ 0
Bảo đảm an toàn cho trẻ khi ra khỏi nhà https://meyeucon.org/19158/bao-dam-an-toan-cho-tre-khi-ra-khoi-nha/ https://meyeucon.org/19158/bao-dam-an-toan-cho-tre-khi-ra-khoi-nha/#respond Thu, 22 Sep 2011 05:46:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=19158 Khi ở nhà hay lúc trẻ ra ngoài, phụ huynh cần cố gắng để loại bỏ các nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Khác với khi ở nhà – một nơi rất quen thuộc, khi ra ngoài sẽ có nhiều nguy cơ khó lường trước được hết. Phụ huynh hãy tham khảo một vài thông tin sau để trẻ ra ngoài được an toàn hơn nhé.

An toàn dưới ánh mặt trời

Mặc dù trẻ rất cần được phơi nắng và hít thở không khí trong lành, nhưng bạn không nên cho trẻ phơi nắng quá nhiều, vì có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm, như: say nắng, phỏng da, đau đầu, thậm chí làm gia tăng nguy cơ bị ung thư da về sau. Trẻ càng trắng, nguy cơ ung thư da càng cao.

Khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần chú ý một số điểm:

– Không cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng gắt từ 11h trưa đến 3h chiều. Nên thoa kem chống nắng với chỉ số bảo vệ (SPF) nhỏ nhất là 15o để bảo vệ làn da của trẻ và khoảng 5- 6 tiếng bôi một lần, đặc biệt là sau khi bơi (dùng kem chống nắng không tan trong nước).

– Khuyến khích trẻ chơi trong bóng râm, tránh xa nhưng nơi có ánh nắng phản chiếu như: mặt nước, mặt cát, tuyết, gương, kính…

– Trẻ cũng có thể bị cháy nắng vào những ngày mây mù, do đó vào mùa hè cũng nên thoa kem chống nắng cho trẻ, nếu đi ra ngoài. Nên cho trẻ đeo loại kính bảo vệ mắt chống tia tử ngoại.

Nếu trẻ bị cháy nắng: Hãy làm dịu bằng cách, cho trẻ tắm nước ấm, đắp khăn uớt, thoa dung dịch có chất Calamine hay kem dưỡng da để làm dịu các vết phỏng. Không nên chọc vỡ các vết phỏng giộp. Cho trẻ uống nhiều nước, vì có thể trẻ bị mất nước. Giữ trẻ trong nhà cho đến khi lành bệnh. Nếu trẻ bị cháy nắng nghiêm trọng, có biểu hiện rùng mình, sốt hoặc ói mửa hãy đưa trẻ đến bác sỹ ngay.

An toàn trên đường đi

Khi dẫn trẻ đi dạo ở ngoài đường, hãy nắm chặt tay trẻ để luôn giữ trẻ ở bênh cạnh mình. Nếu trẻ ngồi xe đẩy, hãy thắt dây an toàn. Khi trẻ đã đủ hiểu biết, dạy cho trẻ cách đi đường sao cho an toàn, như chỉ nên đi trên phần đường dành cho người đi bộ, tại sao bạn phải quan sát kỹ xe cộ trước khi băng qua đường. Tuyệt đối không để trẻ chơi, hay băng qua đường một mình.

An toàn khi đi ô tô

Khi cho trẻ đi ô tô, bạn phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn về ghế ngồi cho trẻ và gắn ghế trên xe. Phải bảo đảm, gắn ghế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Vị trí đặt ghế và thắt dây an toàn cho trẻ cũng rất quan trọng. Khả năng bị trấn thương do tai nạn xe cộ có thể giảm được đến 2/3, nếu như trẻ được gắn vững chắc và thích hợp trong một chiếc ghế với chế độ của trẻ.

Không bao giờ để trẻ ngồi một mình trong xe, dù chỉ trong vài phút. Trẻ có thể bị nóng nực và cảm thấy căng thẳng.
An toàn trong sân chơi

Trẻ cần được tạo điều kiện chơi đùa trong công viên hay ở sân chơi, vì đó là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bạn lưu ý đến những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ chơi ngoài trời – như sân chơi không an toàn, cỏ dại, ao hồ, phân súc vật, mặt đường có nhiều đá sỏi… Hãy cho trẻ vui chơi trong khu vực được rào chắn cẩn thận và kiểm tra kỹ sự an toàn của các thiết bị đồ chơi. Dặn trẻ không được đến các khu vực cấm, hoặc ăn trái cây lạ.

An toàn trong vườn

Trẻ nhỏ có thể thám hiểm khắp vườn suốt cả ngày mà không biết chán. Được giúp bạn làm vườn cũng khiến trẻ rất thích thú, do đó bạn cần thực hiện một số nguyên tắc an toàn để bảo đảm trẻ không gặp bất chắc gì.

Không cho trẻ lại gần đống lửa khi bạn đốt lá khô, hoặc chỗ đặt lò nướng khi có tiệc ngoài trời. Nên dọn sạch phân chó mèo, đậy kỹ nắp thùng rác để trẻ không lục lọi. Cất kỹ thang sau khi sử dụng để trẻ không dựa vào nó, trèo cao và bị ngã.

Ngăn ngừa trẻ bị côn trùng đốt:

– Không dùng nước hoa (để trẻ có mùi như hoa).

– Không mặc cho trẻ quần áo sặc sỡ (trông giống như hoa).

– Không cho trẻ đi chân đất.

– Không cho trẻ đi vào khu vực có những loài hoa mà ong thích như: hoa nhài, lộc vừng.

– Bạn nên mang theo thuốc xịt, thuốc chống côn trùng khi cho trẻ đi chơi (đặc biệt đối với trẻ dễ kích ứng).

– Khi cho trẻ đi picnic, bạn nên cho trẻ mặc áo dài, tất, quần áo có màu sáng.

Phòng ngừa chó cắn cho trẻ

Tạo cho trẻ thói quen xin phép trước khi tiếp xúc với một con chó/mèo bất kỳ. Người chủ sẽ cho bạn biết, con chó của họ có thân thiện với trẻ nhỏ hay không. Khi được người chủ vật nuôi đồng ý, hãy thật bình tĩnh và chậm rãi tiến tới để chú chó hít ngửi tay bạn, rồi hãy chạm vào nó.

Hãy dạy trẻ rằng, mỗi chú chó đều “hết lòng” với chủ, hay những đồ vật gần gũi với chúng, vì thế đừng chạm vào người/vật mà chú chó tỏ thái độ không thích. Không tiến lại gần, nếu con chó đó đang ăn, bị xích hay đang ngồi trong xe của chủ.

Chó rất ghét người lạ, vì thế hãy dạy trẻ biết rằng, quan sát dáng điệu của con vật sẽ giúp trẻ hiểu con vật đang muốn gì, chúng đang giận giữ hay hoảng sợ và tốt nhất là nên tránh xa. Những dấu hiệu của con chó đang tức giận gồm: tai, lông và đuôi dựng đứng. Còn một con chó đang hoảng sợ: tai và đuôi cụp lại.

Hãy chỉ cho trẻ cách đối phó trong một số tình huống xấu như: Nếu con chó gầm gừ hay đuổi theo, hãy đứng im và 2 tay bắt chéo trước ngực (hình cái cây). Nếu nằm trên một mặt phẳng, hãy co đầu gối về phía bụng và lấy 2 tay che tai và tránh để mắt bị tấn công. Đừng đùa quá trớn với những con chó. Khi chơi các trò có tính chất tranh giành, chó có thể sẽ cắn trẻ bất ngờ.

]]>
https://meyeucon.org/19158/bao-dam-an-toan-cho-tre-khi-ra-khoi-nha/feed/ 0
Tai nạn giao thông ở trẻ, lỗi do người lớn https://meyeucon.org/16917/tai-nan-giao-thong-o-tre-loi-do-nguoi-lon/ https://meyeucon.org/16917/tai-nan-giao-thong-o-tre-loi-do-nguoi-lon/#respond Sun, 01 May 2011 21:09:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=16917 Tại Việt Nam mỗi năm có gần 2.000 trẻ em qua đời vì tai nạn giao thông, trong đó chiếm một phần tư trường hợp là do chấn thương sọ não (số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế) điều này đồng nghĩa với việc trung bình mỗi ngày có hơn một trẻ em qua đời vì chấn thương sọ não.

Nguy hiểm rình rập trẻ em do lỗi của người lớn

Nhưng vào giờ tan tầm, người dân thành phố vẫn thường xuyên bắt gặp hình ảnh phụ huynh chở một, hai thậm chí là ba em học sinh đầu trần chạy trên đường. Và điều này còn dễ dàng nhận thấy hơn tại các cổng trường vào giờ tan học, không chỉ các trường mầm non, tiểu học mà cả trung học cơ sở.

Trong khi đa số các bậc phụ huynh đều trang bị đầy đủ nón cho mình thì họ vẫn mặc nhiên để con mình đầu trần về nhà. Với lý do là trường học gần nhà và tin tưởng vào khả năng điều khiển tay lái của mình, các bậc phụ huynh không hề biết rằng con em mình đang đối mặt với nguy cơ tai nạn từng phút giây khi lưu thông trên đường.

Theo nghị định số 34 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trẻ em trên 6 tuổi, độ tuổi đến trường, đều phải đội mũ bảo hiểm. Điều này đồng nghĩa với việc các phụ huynh đang ngang nhiên vi phạm Luật giao thông đường bộ ngay trước mặt con mình, những mầm non đang chịu ảnh hưởng, học theo cách cư xử của cha mẹ mình để phát triển nhân cách.

Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn và những bậc phụ huynh lại càng không muốn điều đó xảy ra với con mình. Nhưng tỉ lệ chưa đến 35% trẻ em không đội mũ bảo hiểm khi đến trường tại ba thành phố Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng trong một cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố gần đây là một con số đáng báo động trong tình hình an toàn giao thông tại các đô thị lớn hiện nay.

Điều này cho thấy cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, nhà trường và xã hội nhằm thay đổi nhận thức của phụ huynh, những người quyết định sự an toàn, tính mạng và cả sự phát triển ý thức tự giác của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/16917/tai-nan-giao-thong-o-tre-loi-do-nguoi-lon/feed/ 0
Chưa đến hè, tai nạn ở trẻ đã tăng cao https://meyeucon.org/16856/chua-den-he-tai-nan-o-tre-da-tang-cao/ https://meyeucon.org/16856/chua-den-he-tai-nan-o-tre-da-tang-cao/#respond Tue, 26 Apr 2011 20:50:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=16856 Những tai nạn nguy hiểm như té lầu, hóc dị vật, ngạt nước, bỏng lửa… ở trẻ em thời gian gần đây đang có dấu hiệu tăng cao. Nhiều trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch thậm chí tử vong do phụ huynh không biết cách sơ cứu.

Sơ cứu đúng cách là việc làm đặc biệt quan trọng cho bé trước khi đến bệnh viện

Tai nạn ở trẻ… “khổ lắm nói mãi”

Trẻ em rất hiếu động, thích khám phá thế giới bên ngoài nhưng các bé chưa ý thức được những nguy hiểm có thể xảy ra. Thời gian gần đây, hai bệnh viện Nhi Đồng trên địa bàn TPHCM liên tục tiếp nhận những trường hợp tai nạn nguy hiểm ở trẻ, các bác sĩ cảnh báo con số này có thể sẽ còn tăng cao vào những tháng hè sắp tới.

Có những tình huống tai nạn, dù đã xảy ra nhiều lần nhưng vẫn khiến các bác sĩ “toát mồ hôi”. Ngày 18/4 bé L.V.T (16 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn ói dữ dội… Trước đó mẹ của bé trong lúc may đồ và cho con ngồi chơi bên cạnh. May xong chị sơ ý để chiếc kim trên giường. Khi thấy bé nôn ói và khóc không ra tiếng chị tá hỏa quay ra tìm chiếc kim thì nó đã “không cánh mà bay”.

Mỗi ngày hàng chục trẻ bị tai nạn phải nhập viện

Ngay lập tức, bác sĩ bắt tay vào cuộc truy tìm dị vật nguy hiểm. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, dị vật nằm trong lồng ngực bệnh nhi. Tuy nhiên, không thể xác định được chính xác cây kim đang nằm ở đường tiêu hóa hay đường hô hấp. Phải mất nhiều giờ tiến hành thủ thuật, bác sĩ mới lấy được cây kim từ thực quản của bé.

Nhắc đến sự sống sót kỳ diệu của bé N.P.D.A (6 tuổi, ngụ tại Bình Thạnh) sau khi ngã xuống từ lầu 4 vào đầu tháng 4, nhiều bác sĩ của bệnh viện Nhi Đồng 2 còn “rùng mình”. Trước đó, bé D.A. chơi trên ban công lầu 4 của chung cư thì bị rơi mắt kính xuống bồn hoa, cháu với tay nhặt lại nhưng bất ngờ trượt chân. Bé D.A văng ra khỏi lan can lầu 4, vướng vào mái che ở lầu 3, rơi xuống mái che lầu 2, va vào dây điện tại lầu 1 rồi đập đầu xuống đất. Được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng nguy kịch, kết quả chụp CT cho thấy não của bé bị tụ máu ở màng cứng vùng hố sau gáy. Sau một giờ phẫu thuật giải phóng toàn bộ lượng máu tụ, bé D.A mới qua được cơn nguy kịch.

Té lầu là một tai nạn đặc biệt nguy hiểm có thể cướp đi mạng sống của trẻ ngay tại chỗ nhưng theo BS Đặng Xuân Vinh, khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 2, mỗi ngày khoa tiếp nhận hàng chục ca trẻ ngã, trong đó không ít trường hợp té cầu thang, té lầu khiến các bé gãy chân tay hoặc chấn thương não, nhiều trường hợp chuyển đến bệnh viện thì đã muộn.

Phụ huynh phải nắm được cách sơ cứu cho trẻ

Cũng có những tai nạn rất bình thường xảy ra nhưng không được phát hiện kịp thời khiến các bé rơi vào tình trạng nguy kịch. Ngày 24/4, bệnh nhi T.T.Q (27 tháng tuổi, ngụ tại Kon Tum) sau gần một tháng điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng tình trạng ho sặc, khó thở không giảm, chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 2, bác sĩ đã gắp ra một hạt đậu phộng trong góc trái phế quản của bé.

Theo thông tin từ các bác sĩ rất nhiều tai nạn không đến mức nguy hiểm nhưng do người lớn sơ cứu không đúng cách khiến tình trạng của trẻ trở nặng khi đến bệnh viện. Mới đây bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận trường hợp một cháu bé bị rắn hổ mèo cắn nhưng thay vì chuyển bé đến bệnh viện phụ huynh lại ga rô và đắp lá cây trị độc khiến cánh tay cháu bị hoại tử.

 

Nhiều bé bị bỏng lửa đã bị nhiễm trùng nặng do phụ huynh dùng kem đánh răng, nước mắm, dầu ăn bôi lên vết thương. Vẫn còn tình trạng trẻ bị đuối nước nhưng do sơ cứu bằng cách sốc nước và hở lửa nên khi chuyển đến bệnh viện trẻ đã bị chết não hoặc tử vong.

Để hạn chế tình trạng trên, BS Đoàn Thị Ngọc Diệp, Trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2, khuyến cáo các bậc phụ huynh cần nắm được những nguyên tắc cơ bản trong việc sơ cứu cho nạn nhân để có thể giúp trẻ vượt qua nguy kịch trong những “phút vàng”:

Với trẻ bị ngạt nước, tuyệt đối không hơ lửa, sốc nước mà cần cấp cứu ngưng tim ngưng thở bằng biện pháp ấn ngực, hà hơi thổi ngạt. Bên cạnh việc hồi sức tích cực, cần giữ ấm cho trẻ trên đường đến bệnh viện.

Ở những trẻ bị dị vật đường thở, nếu dị vật đã nằm sâu trong miệng bé, không nên đưa tay vào miệng trẻ để móc dị vật ra vì ngón tay của bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, cần phải vỗ lưng ấn ngực cho trẻ để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ bị bỏng, cần rửa sạch vết thương, đắp một miếng gạc mỏng lên vùng da bị tổn thương trước khi đưa đi cấp cứu. Trẻ bị rắn độc cắn không nên ga-rô hay chích vết thương để hút độc mà cần rửa sạch vết thương và chuyển đến bệnh viện.

Với những thương tích gãy chân gãy tay, cần nhanh chóng cố định bằng nẹp. Những chấn thương khác như chấn thương ở cổ, chấn thương cột sống tuyệt đối không đỡ trẻ ngồi dậy mà cần cố định trẻ trên băng ca hoặc tấm ván phẳng trước khi đưa đi cấp cứu. Việc làm này sẽ tránh cho trẻ bị dập hoặc đứt tủy sống.

]]>
https://meyeucon.org/16856/chua-den-he-tai-nan-o-tre-da-tang-cao/feed/ 0
Dị vật đường thở – Nguy hiểm khó lường https://meyeucon.org/15301/di-vat-duong-tho-nguy-hiem-kho-luong/ https://meyeucon.org/15301/di-vat-duong-tho-nguy-hiem-kho-luong/#respond Sun, 02 Jan 2011 15:20:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=15301 Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặt biệt ở trẻ em có nguy cơ bỏ quên dị vật, khó chẩn đoán. Uớc tính mỗi năm có 1.500 bệnh nhân tử vong liên quan đến dị vật đường thở, đáng chú ý là tỷ lệ tử vong khá cao ở trẻ từ 1- 6 tuổi.


Dị vật đường thở, đường ăn là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì… mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc… Đây là một cấp cứu nội – ngoại khoa, tiên lượng điều trị phụ thuộc vào bản chất dị vật và quá trình điều trị sớm hay muộn. Cho đến hiện nay, nội soi là phương pháp điều trị an toàn và cơ bản nhất.

Nguyên nhân

Dị vật đường thở là một cấp cứu nội – ngoại khoa, do đó việc tiến hành cấp cứu càng nhanh càng tốt, trong đó việc sơ cứu ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên các cấp cứu ban đầu này chỉ áp dụng trong trường hợp tối khẩn cấp vì nếu không cấp cứu ngay người bệnh sẽ tử vong.

Bệnh nhân đang ăn hoặc ngậm dị vật trong mồm, đặc biệt trẻ em có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào miệng, hoặc ở một số người lớn do thói quen cũng ngậm một số dụng cụ nhỏ vào miệng nhất là hay ngậm tăm trước khi đi ngủ; vì một lý do nào đó làm bệnh nhân hít mạnh dị vật theo luồng không khí rơi vào đường thở.

Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh, đột ngột nhất là trẻ ăn khi đang khóc hoặc đang cười, đang mải nô đùa; đặc biệt một số người có thói quen bịt mũi ép trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn trong khi đang ngủ là những điều kiện hết sức thuận lợi cho dị vật vào đường thở.

Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.

Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân và tác nhân khác như: do bị liệt hầu họng mà vẫn cho ăn đường miệng, do phản xạ đóng mở thanh môn chưa hoàn chỉnh; người lớn chủ quan, cẩu thả trong việc ăn uống của trẻ; một số nơi có thói quen uống nước sông, nước suối trong quá trình tắm gây dị vật sống vào đường thở…

Biểu hiện của bệnh

Bệnh nhân đang ngậm hoặc đang ăn đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát, vã mồ hôi, có khi đái ỉa cả ra quần. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài. Sau quá trình này, có thể bệnh nhân sẽ tử vong do ngạt thở, nhưng cũng có thể dị vật được đẩy ra ngoài, bệnh nhân trở về bình thường. Một số trường hợp khác dị vật có thể mắc kẹt nhưng bệnh nhân không tử vong. Tuỳ theo vị trí mắc kẹt của dị vật, tính chất của dị vật và thời gian bệnh nhân đến khám, sẽ có các triệu chứng khác nhau.

Dị vật ở thanh quản: nếu dị vật dạng tròn như viên thuốc, đường kính khoảng 5mm trở lên bị mắc kẹt ở buồng Morgagni trẻ sẽ bị ngạt thở và có thể tử vong ngay lập tức nếu không được xử trí kịp thời. Với các dị vật dài, sù sì, to hoặc mỏng bệnh nhân sẽ xuất hiện khàn tiếng và khó thở, mức độ khàn tiếng và khó thở phụ thuộc vào phần thanh môn bị che lấp. Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý, dị vật ở thanh quản rất dễ làm xuất hiện cơn co thắt thanh quản gây khó thở nặng thêm, bệnh nhân rất dễ tử vong.

Dị vật khí quản: thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản không lọt qua phế quản được. Có thể dị vật cắm vào thành khí quản sẽ không di động, nhưng hầu hết dị vật khí quản là di động, dễ gây biến chứng nguy hiểm do dị vật theo luồng khí lên xuống mắc lại ở hạ thanh môn làm bệnh nhân ngạt thở và tử vong. Bệnh nhân có biểu hiện ho, khó thở từng cơn sau đó lại bình thường.

Dị vật ở phế quản: Thường ở phế quản bên phải nhiều hơn vì phế quản này có khẩu độ to hơn và chếch hơn phế quản bên trái. Hay gặp là dị vật cố định, ít khi gặp dị vật di động. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sau 3 – 5 ngày sẽ xuất hiện các biến chứng ở phổi như viêm phế quản – phổi, áp xe phổi, xẹp phổi…

Ngày nay chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi thanh – khí – phế quản, đây là biện pháp quan trọng vừa giúp chẩn đoán vừa để điều trị. Nếu ở cơ sở y tế chưa được trang bị thì có thể chẩn đoán dựa vào chụp Xquang – tuy nhiên giá trị chẩn đoán cũng hạn chế, chỉ có thể xác định tương đối chính xác khi dị vật cản quang.

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, nó tùy thuộc vào bản chất dị vật, tuổi của bệnh nhân và thời gian được khám điều trị sớm hay muộn

Nếu dị vật là chất hữu cơ, hạt thực vật, ngấm nước trương to ra, gây nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết, nguy hiểm hơn dị vật kim khí nhẵn, sạch.

Tuổi của bệnh nhân trẻ càng nhỏ càng nguy hiểm. Có khi dị vật được lấy ra khá nhanh chóng vẫn không cứu được bệnh nhi vì bị viêm phế quản-phổi cấp rất nặng.

Bên cạnh đó nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm thì dễ lấy dị vật, ít biến chứng nhưng nếu đến muộn, đã có phản ứng viêm phù nề tổ chức, nhiều biến chứng sẽ xảy ra, lấy dị vật khó hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

Một số biến chứng hay gặp là: Tử vong do ngạt thở cấp, viêm phế quản, phế quản phế viêm; Xẹp phổi áp xe phổi, tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổi; Tràn khí màng phổi, trung thất; Giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày; Sẹo hẹp thanh quản.

Điều trị như thế nào?

Dị vật đường thở là một cấp cứu nội – ngoại khoa, do đó việc tiến hành cấp cứu càng nhanh càng tốt, trong đó việc sơ cứu ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên các cấp cứu ban đầu này chỉ áp dụng trong trường hợp tối khẩn cấp vì nếu không cấp cứu ngay người bệnh sẽ tử vong.

Đối với dị vật là chất lỏng (sữa, bột…): nhanh chóng khai thông đường thở, ngay lập tức nắm 2 cổ chân trẻ đưa lên cao, đầu hướng xuống dưới, tay kia vỗ mạnh lưng trẻ để làm trẻ khóc mạnh lên.

Đối với dị vật không phải chất lỏng: tùy theo độ tuổi của bệnh nhân mà tiến hành làm nghiệm pháp Hemlich ở các tư thế khác nhau.

Với trẻ dưới 1 tuổi, cấp cứu đầu tiên khi bị ngạt là nên thổi ngược lại vì nếu làm nghiệm pháp Hemlich có thể gây ra chấn thương bụng.

Với trẻ lớn hơn 1 tuổi thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở tư thế nằm

Với trẻ lớn hoặc người lớn thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở 3 tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm.

Hemlich tư thế nằm: đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang 1 bên, 2 bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau đè ngay vùng thượng vị, rồi ấn mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm nhịp nhàng (ấn 4-5 cái 1 lần) để ép phổi với hy vọng không khí trong phổi được tống ra đồng thời đẩy cả dị vật ra ngoài thanh môn

Hemlich ngồi hoặc đứng: người cứu nạn đứng sau lưng nạn nhân, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, 2 tay chồng lên nhau, cho lưng nạn nhân dựa vào ngực người cứu nạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị nạn nhân từng đợt (ép 4-5 cái 1 lần).

Nếu nghiệm pháp Hemlich 3 lần không thành công, lập tức hô hấp nhân tạo ngay với hy vọng đẩy dị vật xuống để đường thở phần nào được lưu thông.

Chọc kim qua màng nhẫn giáp hoặc mở khí quản cấp cứu một thì, nếu các biện pháp trên không kết quả. Tuy nhiên điều này chỉ được tiến hành khi ở cơ sở y tế hoặc ở người có kinh nghiệm.

Trong các trường hợp khác khi dị vật không có nguy cơ gây tử vong mà chỉ làm bệnh nhân khò khè, khó thở cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và can thiệp điều trị kịp thời bằng nội soi thanh – khí – phế quản.

Dự phòng

Đối với trẻ em: không để các vật dụng, đồ chơi, đặc biệt loại có kích thước nhỏ gần trẻ khi không có người lớn bên cạnh. Cẩn thận trong việc ăn uống của trẻ, không được bịt mũi để ép trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn trong khi đang ngủ, không cho trẻ ăn các loại thức ăn có hạt dễ hóc như na, lạc, quất, hạt bí, hạt dưa… Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.

Người lớn: tránh các tập quán ăn uống không tốt như ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa…

Hướng dẫn rộng rãi cho cộng đồng cách làm nghiệm pháp Hemlich, khai thông đường hô hấp khi bị dị vật dường thở.

Nhanh chóng chuyển bệnh nhân bị dị vật đường thở, đường ăn đến bệnh viện, không chủ quan điều trị theo kinh nghiệm dân gian.

]]>
https://meyeucon.org/15301/di-vat-duong-tho-nguy-hiem-kho-luong/feed/ 0
Phấn đấu không có trẻ em bị tai nạn thương tích https://meyeucon.org/3868/phan-dau-khong-co-tre-em-bi-tai-nan-thuong-tich/ https://meyeucon.org/3868/phan-dau-khong-co-tre-em-bi-tai-nan-thuong-tich/#respond Wed, 12 May 2010 15:16:03 +0000 https://meyeucon.org/3868/phan-dau-khong-co-tre-em-bi-tai-nan-thuong-tich/ Đó là mục tiêu mà thành phố Hà Nội đặt ra tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em thủ đô, tổ chức sáng 12/5 với chủ đề: “tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.”

Hà Nội hiện có khoảng 1,5 triệu trẻ em, trong đó có gần 18.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của thành phố đạt nhiều kết quả khích lệ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền trẻ em, trẻ em bị xâm hại vẫn diễn biến phức tạp; điểm vui chơi cho trẻ em còn thiếu, nhất là tại các quận nội thành; số trẻ em bị tai nạn thương tích ở các huyện ngoại thành khá lớn. Không chỉ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mà nhiều em nhỏ ở Thủ đô có điều kiện vật chất đầy đủ nhưng thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình và ít có cơ hội để thực hiện các quyền của trẻ em, như: quyền được vui chơi, quyền được bày tỏ ý kiến.

Tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em từ 15/5 đến 30/6 năm nay, UBND thành phố Hà Nội đã kêu gọi các đơn vị, địa phương góp sức chăm lo một cách tốt nhất cho trẻ em, tạo cơ hội để tất cả trẻ em trên địa bàn thành phố đều được phát triển một cách bình đẳng và toàn diện. Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cho biết: “Chúng tôi vẫn cho rằng việc nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Tạo điều kiện cho trẻ tiếp tục được hưởng các dịch vụ chăm sóc của xã hội, như ăn, ở, học hành, khám chữa bệnh; phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, quản lý tốt trẻ em trong dịp hè phấn đấu giảm 5% số trẻ bị tai nạn thương tích so với năm 2009 phấn đấu trong tháng hành động vì trẻ em không có trẻ em bị tai nạn thương tích”

]]>
https://meyeucon.org/3868/phan-dau-khong-co-tre-em-bi-tai-nan-thuong-tich/feed/ 0