Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dạy trẻ tự lập về tài chính để ‘giảm tải’ cho bố mẹ https://meyeucon.org/35149/day-tre-tu-lap-ve-tai-chinh-de-giam-tai-cho-bo/ https://meyeucon.org/35149/day-tre-tu-lap-ve-tai-chinh-de-giam-tai-cho-bo/#respond Wed, 15 Oct 2014 01:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=35149 Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người ở thành phố, thường chịu áp lực tài chính lớn bởi những đứa con của mình. Các khoản chi tiêu thường xuyên đã nhiều, nhưng cũng có những nhu cầu chi tiêu đột xuất, lặt vặt của trẻ được đẩy về phía cha mẹ. Mỗi lần như vậy thì cha mẹ lại thường phải ‘điều trần’ và trẻ phải miễn cưỡng trả lời những câu hỏi của phụ huynh với không ít sự khó chịu. Tại sao chúng ta không giải phóng cho nhau bằng việc dạy cho trẻ tự lập về tài chính ngay từ bây giờ?

Mùa hè năm ngoái, chúng tôi bắt đầu một cuộc thử nghiệm về tiền tiêu vặt của các con mình. Mỗi đứa trẻ, trong 1 tuần, sẽ nhận được 10 ngàn đồng cho mỗi tuổi và phải đảm nhiệm một việc vặt trong nhà. Mục đích là để dạy cho trẻ những bài học về trách nhiệm tài chính. Bây giờ, chúng sẽ chịu trách nhiệm đối với một số việc mà chúng tôi trước đó đã trả tiền cho một cách vô điều kiện. Tất nhiên là chúng tôi vẫn đảm bảo tất cả những điều cơ bản: thực phẩm, quần áo và chỗ ở… là những nhu cầu thiết yếu mà chúng không bao giờ phải lo lắng. Nhưng ngoài những thứ đó là, chúng sẽ phải tự mình lo lấy.

Ngay lập tức, chúng đã học được rằng chúng tôi chi tiêu nhiều tiền hơn những gì họ đã nhìn nhận trước đó. Những phần ăn sáng nhỏ đã không được cung cấp khi chúng mong muốn? Nhu cầu của chúng tăng lên rất nhanh. Chúng tôi vẫn không đảm bảo, chỉ những đứa trẻ nào còn tiền và nhớ mang theo tiền mới được đáp ứng. Lũ trẻ nhanh chóng thôi đòi hỏi. Tôi đã có thể tiết kiệm được 100-200 ngàn đồng mỗi tuần. Dưới đây là 4 mục chính mà những đứa trẻ của chúng tôi đã được yêu cầu phải tự trả tiền khi họ đã có một khoản trợ cấp hàng tuần:

Chi tiêu cho việc ăn uống

Với việc thực hiện những thỏa thuận đối với các món hàng rong giữa chúng tôi, trách nhiệm tài chính của chúng tôi chỉ còn là quá khứ. Những đồ ăn nhẹ lành mạnh và các bữa ăn chính sẽ được chúng tôi đảm nhiệm toàn bộ. Nhưng bây giờ, nếu lũ trẻ muốn mua kẹo hoặc kem hoặc trên giá thực phẩm ở sân vận động, chúng phải tiêu tiền riêng của mình.

Đồ chơi

Chúng tôi gần như chưa bao giờ thực sự hào phóng cho lũ trẻ có thể lựa chọn giữa đồ chơi, trò chơi hay các cuốn truyện nhưng giờ đây chúng tôi đã có giải pháp tốt cho vấn đề này. “Được thôi, con có thể mua chúng bằng tiền của mình”. Sự đồng thuận sẽ làm cho chúng tôi tuyệt vời hơn trong mắt các con, chắc chắn là như vậy rồi?

Dạy trẻ tự lập về tài chính - việc làm mang lại lợi ích kép
Dạy trẻ tự lập về tài chính – việc làm mang lại lợi ích kép

Phụ kiện

Đã qua rồi những ngày mà mẹ và cha phải lo cho các con một bộ trang phục đầy đủ. Chúng tôi vẫn mua quần áo và giày dép, nhưng nếu các con muốn kết hợp mũ, vòng cổ và bông tai thì trẻ phải tự tiết kiệm để có chúng. Chúng tôi sẽ nhắc con mình khi nào cần những thứ đó để trẻ có kế hoạch tiết kiệm từ trước, đó có thể là khi chúng bước vào năm học mới, các ngày lễ, tết… là những lúc trẻ cần ăn mặc chỉn chu hơn.

Kế hoạch dữ liệu

Các con của chúng tôi có sử dụng điện thoại di động, tôi không định bàn luận về giá trị của chúng tại thời điểm này, tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ chỉ đảm bảo mức phí tối thiểu. Các con tôi ngay lập tức có kế hoạch sử dụng dữ liệu của mình. Chúng phải tự biết rằng không thể chi phân nửa tiền trợ cấp của mình vào việc online 3G trong khi nhà có wifi. Chúng sẽ tự biết ưu tiên dữ liệu 3G của mình ở những nơi khác mà chúng cần có.

Các sự kiện ở trường

Tất nhiên, các chuyến đi giáo dục và thực tế của các con sẽ vẫn được chúng tôi chi trả. Đó không bao giờ là một vấn đề với chúng tôi. Nhưng, với những đêm chiếu phim, các buổi hóa trang và lễ hội diễn ra định kỳ mà trẻ phải chi từ 100-200 ngàn đồng sẽ không được chúng tôi lo cho nữa. Trẻ sẽ phải tự thu xếp tài chính cho những sự kiện như vậy, nếu không thì tốt nhất là chúng nên ở nhà.

]]>
https://meyeucon.org/35149/day-tre-tu-lap-ve-tai-chinh-de-giam-tai-cho-bo/feed/ 0
Tôi sẽ không dạy con như bố mẹ tôi! https://meyeucon.org/33596/toi-se-khong-day-con-nhu-bo-me-toi/ https://meyeucon.org/33596/toi-se-khong-day-con-nhu-bo-me-toi/#respond Tue, 18 Mar 2014 00:00:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=33596 Mong muốn con em mình có cuộc sống tốt đẹp hơn và một tương lai tươi sáng hơn, nhiều bậc cha mẹ đã cố tránh những sai lầm khi dạy con mà cha mẹ mình từng mắc phải. Tuy nhiên, chúng ta phải tiến hành điều đó một cách thận trọng.

Chúng ta từng không hài lòng về cách cha mẹ mình dạy con.
Chúng ta từng không hài lòng về cách cha mẹ mình dạy con.

Khi bạn còn là một đứa trẻ, đặc biệt là khi đang ở độ tuổi teen, nếu cha mẹ làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy bất công, chắc hẳn bạn sẽ không ngừng lẩm bẩm: “Mình sẽ không bao giờ làm như vậy khi có con!”. Chúng ta thấy bực dọc, khó chịu và cho rằng bố mẹ quá cổ hủ và hà khắc. Chúng ta nghĩ rằng đáng lẽ mọi chuyện đã tốt đẹp hơn nhiều …

Thời gian trôi qua, chúng ta dần trưởng thành, dạn dày trong cuộc sống. Rồi chúng ta có con và phải đối mặt với những vấn đề thực tế. Việc nuôi dạy con cái có vẻ không dễ dàng như bạn vẫn tưởng. Bất chợt tất cả những điều bố mẹ bạn từng nói và làm (mà bạn từng cho rằng đó là những điều vô lý) trở nên rất hợp lý. Lúc này, có thể bạn sẽ lo sợ mình mắc lại sai lầm của cha mẹ. Tuy nhiên, để điều đó không trở thành hiện thực, hãy tìm hiểu kỹ và xác định rõ chủ đích của bố mẹ. Bố mẹ từng mong mỏi điều gì ở bạn? Liệu có cách nào khác để biến điều mong mỏi đó thành hiện thực? Liệu đó có phải cách tốt nhất?

Khi tôi còn ở độ tuổi teen, tôi luôn cảm thấy cha chẳng mấy khi hài lòng về mình. Tôi chăm sóc cho các em mà không để xảy ra sự cố gì, tôi học tốt, không chơi bời lêu lổng, không nghiện ngập và cũng không hề có những hành vi nổi loạn mà những đứa trẻ tuổi teen thường làm. Điều này chủ yếu là do cha tôi là một người rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, cho dù tôi làm gì, tôi vẫn không đủ tốt. Tôi bị cha la mắng, chỉ trích và luôn cảm thấy mình kém cỏi. Cha cố nuôi dạy tôi trở thành một người trách nhiệm và độc lập. Ông đã làm được điều đó, nhưng tôi tin rằng vẫn còn cách khác tốt hơn.

Tôi cũng muốn con mình hành xử có trách nhiệm và độc lập như cha tôi từng mong tôi như vậy. Đôi lúc tôi cũng tỏ ra khó khăn, nghiêm khắc, nhưng tôi cố cân bằng tình hình bằng những lời khen mà tôi chưa từng nhận được thời thơ bé. Vậy đấy, bước đầu tiên là nhận rõ sai lầm của cha mẹ, sau đó là tránh mắc phải sai lầm đó. Tuy nhiên, còn một điều quan trọng hơn mà bạn không nên bỏ qua, đó là tránh làm quá trớn.

Cẩn thận bởi nếu đi quá xa, có thể bạn sẽ vướng vào một thái cực khác và mắc phải một loạt sai lầm do chính bản thân mình tự tạo ra. Tôi có một người bạn từng chịu sự kỷ luật nghiêm khắc của cha mẹ khi còn bé, do đó cô ấy đã tự hứa rằng sẽ không đối xử mạnh tay với con cái. Cô ấy đã trở thành một người mẹ tuyệt vời, nhưng lại quá nuông chiều con. Điều đó khiến con cô ấy trở nên bất trị và có cách hành xử sai trái, thiếu tôn trọng người khác.

Nuôi dạy con cái, cũng tựa như bất cứ nhiệm vụ lớn lao nào trong cuộc sống của chúng ta, đều cần sự cân bằng. Đi đôi với việc sửa chữa sai lầm cha mẹ từng mắc phải. bạn cũng nên kết hợp những phương pháp nuôi dạy con cái của cha mẹ mà bạn thấy hiệu quả.

]]>
https://meyeucon.org/33596/toi-se-khong-day-con-nhu-bo-me-toi/feed/ 0
Cách giúp mẹ nói chuyện với con tuổi teen https://meyeucon.org/33566/cach-giup-me-noi-chuyen-voi-con-tuoi-teen/ https://meyeucon.org/33566/cach-giup-me-noi-chuyen-voi-con-tuoi-teen/#respond Sun, 16 Mar 2014 10:00:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=33566 Mở cánh cửa giao tiếp với con trước khi có bất cứ chuyện gì là cách tốt nhất để ngằn ngừa mọi chuyện. Bọn trẻ có thể nhìn chỗ khác hoặc làm việc khác như thể chúng không nghe thấy, nhưng hãy tiếp tục. Thậm chí chỉ một tỉ lệ nhỏ thông hiểu nhau cũng là một nỗ lực đáng giá.

Hãy nói chuyện nhiều với con tuổi teen..
Hãy nói chuyện nhiều với con tuổi teen..

Hãy tâm sự về về những điều quan trọng

Hãy thảo luận với con về chuyện tại sao bạn không muốn con uống rượu. Không chỉ nói về cách uống như thế nào trong buổi tiệc, mà còn đề cập đến những hậu quả lâu dài như uống khi đang mang bầu, lái xe khi vừa uống xong… Con chắc chắn sẽ hỏi Tại sao, và hãy tận dụng câu hỏi đó để thực hiện tiếp mục đích [giáo dục] của bạn.

Thể hiện tình cảm

Cả bạn và con có thể đều ngại với những cái ôm thân mật. Thế còn ánh mắt, nụ cười trìu mến khi con về nhà, giọng nói nhẹ nhàng khi nói chuyện thì sao? Cảm nhận được yêu thương có thể giúp con vượt qua được những khó khăn.

Đề ra quy tắc

Những nguyên tắc có lý là tốt cho con đang tuổi teen và cho con ý thức về những kỳ vọng của bố mẹ. Khi bạn đang thực hiện điều đó, hãy giải thích cho con hiểu vì sao cần những quy tắc nhất định và hậu quả sẽ thế nào nếu phá vỡ chúng.

Chú ý đến những gì con nói

Đôi khi thật dễ dàng để nghe con nói chuyện, nhưng để hoàn toàn hiểu được con đang nghĩ gì và phải đối mặt với chuyện gì, thì phải lưu tâm đến mọi từ ngữ con nói như những “đầu mối” có thể giúp ta hiểu được con thực sự đang trong tình trạng như thế nào.

Chú ý những gì con làm

Theo sát những hành vi của con không phải là “gián điệp”, đây là một phần của việc giáo dục con. Còn ai có thể tốt hơn để theo dõi và can thiệp giúp con lúc cần thiết hơn là bố mẹ – những người yêu thương con nhất?

Cùng nhau ăn bữa tối

Dù bận đến đâu cũng phải chia sẻ thời gian ăn tối với nhau ít nhất 3 lần một tuần. Đó không phải là chuyện muốn hay không muốn, mà nó phải thế để có thể thiết lập sự chia sẻ giữa bạn và con mình.

Chia sẻ niềm vui chung trong gia đình

Cũng giống như ăn bữa tối cùng nhau, khi cả gia đình cùng chia sẻ niềm vui, điều đó có thể giúp cha mẹ theo sát được tình hình của con. Khi con có thể quay về với cha mẹ để có niềm vui, điều đó có thể giúp con tránh tìm thú vui trong những điều có hại.

Thể hiện sự tôn trọng

Thể hiện rằng bạn tôn trọng con. Hãy dành cho con thật nhiều những cuộc nói chuyện mà trong đó không có những từ ngữ nóng nảy, không có chỉ trích và có những hành vi mẫu mực mà bạn muốn thấy từ con.

]]>
https://meyeucon.org/33566/cach-giup-me-noi-chuyen-voi-con-tuoi-teen/feed/ 0
13 điều cha mẹ nên để con tự quyết định https://meyeucon.org/33303/13-dieu-cha-me-nen-de-con-tu-quyet-dinh/ https://meyeucon.org/33303/13-dieu-cha-me-nen-de-con-tu-quyet-dinh/#respond Sat, 08 Mar 2014 04:00:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=33303 Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Do đó, không ít bậc cha mẹ đã can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con. Tuy nhiên, có những điều mà bạn nên để con tự quyết định.

Nếu bạn để con tự quyết định những điều sau, điều đó chứng tỏ bạn tin tưởng và yêu thương con vô điều kiện.
Nếu bạn để con tự quyết định những điều sau, điều đó chứng tỏ bạn tin tưởng và yêu thương con vô điều kiện.

Trang trí phòng

Đừng nghĩ rằng bạn có quyền trang trí phòng con theo ý mình. Từ năm 3-4 tuổi, trẻ đã có ý kiến riêng về cách trang trí phòng: từ màu sắc, tranh ảnh, thú bông cho tới tủ để đồ, góc vui chơi, … Một khi bạn để con tự trang trí phòng, chúng sẽ rất hứng thú. Hơn nữa, điều này còn phát huy óc sáng tạo của con.

Truyện kể trước giờ ngủ

Hãy để con tự chọn câu chuyện mà chúng muốn nghe, kể cả khi bạn đã phải đọc câu chuyện đó hàng tháng trời. Đó là cách đơn giản để thể hiện cho con thấy rằng bạn rất coi trọng quyết định của con.

Tên ở nhà

Cha mẹ thường đặt cho con tên riêng khi ở nhà, nhưng nhớ đừng đặt những cái tên quá kỳ quặc hoặc không phù hợp khi con lớn lên. Những cái tên như vậy sẽ khiến con thấy xấu hổ trước mặt bạn bè. Nếu con ghét tên ở nhà bạn đặt cho, hãy đổi cho con một cái tên khác; điều đó không hề khó, đúng không nào?

Chuyện vui chơi

Khả năng được tự mình khám phá thế giới là một điều tuyệt vời với mọi đứa trẻ trên toàn thế giới. Do đó, bạn nên khuyến khích con tham gia các trò chơi bổ ích, đồng thời hạn chế can thiệp vào trò chơi, địa điểm và thời gian chơi của con.

Thức ăn

Bố mẹ mong muốn con có chế độ ăn uống khỏe mạnh, vậy hãy giảng giải cho con hiểu rằng có rất nhiều thực phẩm vừa bổ dưỡng, lại vừa ngon lành. Hãy để con tự lựa chọn trong một chừng mực nào đó những loại thức ăn mà con không muốn ăn, tiếp đó tìm cách biến đổi chúng.

Chi tiêu tiền bạc

Khi con đủ lớn, bạn không nên can thiệp quá mức vào những khoản chi tiêu của con. Bạn có những sở thích riêng, và con cũng như vậy. Hãy hướng dẫn và giải thích cho con hiểu rằng con không thể mua tất cả món đồ trên giá. Để con tự quyết định món đồ mà chúng sẽ mua, rồi nhắc con “tự chăm sóc” món đồ mới của mình.

Giao tiếp xã hội

Đừng quá lo lắng khi con thích ở một mình. Theo các chuyên gia, mọi chuyện chỉ đáng lo khi con không bao giờ dành thời gian cho các mối quan hệ bạn bè. Có rất nhiều đứa trẻ thích chơi đùa một mình, nói chuyện với một cái cây hay một con chim, … Điều đó chỉ chứng tỏ trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú.

Quà tặng

Điều tiếp theo mà con có thể tự mình quyết định từ khi còn nhỏ, đó là quà tặng cho gia đình và bạn bè. Dĩ nhiên, khi còn nhỏ, trẻ có thể chưa hiểu rõ về giá trị vật chất của quà tặng. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của bạn, trẻ sẽ học được cách đưa ra quyết định sáng suốt. Đồng thời, cảm giác hân hoan, vui sướng khi trẻ chọn được món quà ưng ý sẽ là điều chúng nhớ mãi.

Tôn giáo

Vào những năm đầu đời của con, cha mẹ hoàn toàn có thể giới thiệu cho con tôn giáo của gia đình … Nhưng một khi con đã lớn, hãy để con quyết định xem chúng có muốn theo tôn giáo đó nữa hay không. Ban đầu, con có thể lạc lối, nhưng dù con có muốn theo tôn giáo của gia đình hay không, đó cũng là điều mà chúng tự lựa chọn. Bạn phải tôn trọng quyết định đó của con.

Nghề nghiệp

Bất kể bạn làm nghề gì, hãy ủng hộ con theo đuổi giấc mơ của riêng mình. Đừng bắt ép con phải đi theo định hướng của bố mẹ, bởi điều đó không chỉ khiến con mà cả bạn cũng cảm thấy mệt mỏi.

Thể thao

Chơi thể thao là một cách tuyệt vời để rèn luyện tinh thần trách nhiệm, làm việc theo nhóm và kết bạn mới. Tuy nhiên, chơi thể thao không phải cách duy nhất để đạt được những mục đích đó. Bạn cũng phải thừa nhận rằng không phải ai cũng giỏi chơi thể thao. Chỉ vì bạn từng là ngôi sao bóng đá trường học không có nghĩa là con bạn cũng phải như vậy. Hãy nhớ, đừng đặt một áp lực vô hình lên con.

Bạn bè

Những người trưởng thành thường phán xét, đánh giá những người mà họ chẳng biết mấy. Trẻ thì hoàn toàn ngược lại. Chúng sẵn sàng tiếp xúc, tìm hiểu với một người rồi mới đi đến quyết định họ là người thế nào. Do đó, hãy chú tâm xem con bạn chơi với ai, nhưng đừng vội vàng đánh giá bạn của con. Hãy để con tự lựa chọn chúng sẽ chơi với ai, sẽ tâm sự và sẻ chia với ai. Điều này không có nghĩa là thấy con chơi với bạn xấu mà vẫn mặc kệ, không can thiệp. Dù thế nào, bạn vẫn nên ở bên định hướng cho con.

Chuyện hẹn hò

Khi con lớn dần, chúng sẽ bắt đầu quan tâm tới bạn khác giới và có những buổi hẹn. Vào lúc này, dù bạn có lo cho con tới đâu cũng đừng can thiệp quá sâu vào quyết định của con. Con có quyền quyết định người mà mình sẽ hẹn hò. Điều bạn có thể làm lúc này là ở bên chia sẻ và giúp con đưa ra sự lựa chọn chính xác.

]]>
https://meyeucon.org/33303/13-dieu-cha-me-nen-de-con-tu-quyet-dinh/feed/ 0
Dạy con chăm sóc bản thân ngày “đèn đỏ” https://meyeucon.org/32661/day-con-cham-soc-ban-than-ngay-den-do/ https://meyeucon.org/32661/day-con-cham-soc-ban-than-ngay-den-do/#respond Tue, 11 Feb 2014 03:00:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=32661 Dấu hiệu đầu tiên để biết mình đã thành thiếu nữ là xuất hiện hành kinh. Giai đoạn này, trẻ rất lo lắng, ngại ngùng, bối rối khi thấy máu chảy ở vùng kín. Trẻ thường lúng túng khi xử lý tình huống mỗi khi đến tháng.

Hơn nữa, trong những ngày đèn đỏ, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, do vậy cha mẹ cần hướng dẫn các em biết cách chăm sóc cơ thể và vệ sinh vùng kín đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Dấu hiệu đầu tiên để biết mình đã thành thiếu nữ là xuất hiện hành kinh.
Dấu hiệu đầu tiên để biết mình đã thành thiếu nữ là xuất hiện hành kinh.

Trong những ngày đèn đỏ, cần dạy các em cách chăm sóc bản thân cẩn thận hơn những ngày khác. Các em nên làm việc nhẹ, đi lại nhẹ nhàng, không tập các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực. Trong các môn thể dục thể thao, vẫn duy trì các môn nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục tay không, bóng bàn…

Cần tránh các môn gắng sức như đẩy tạ, bơi lặn. Không nên đi xa, vì cơ thể dễ mệt mỏi. Nếu các em bị đau bụng khi có kinh, cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới. Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất đạm, chủ yếu là đạm động vật như thịt heo, thịt bò, tim gan, trứng và thức ăn có nhiều canxi giúp cho quá trình cầm máu, đông máu được tốt cũng như các thức ăn bồi bổ khác đủ cân bằng đạm, đường, chất béo, muối khoáng, vitamin và chất xơ. Cần tránh các thức ăn có tính kích thích như rượu, bia, gia vị mạnh.

Người lớn cần hướng dẫn các em biết vệ sinh đúng cách những ngày đèn đỏ. Trong những ngày này, máu ứ đọng trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều, vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong máu kinh. Vì vậy, bé cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hằng ngày. Khoảng 3 – 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt.

Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Cha mẹ cũng cần dạy con đề phòng và tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để các em biết. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là trẻ mới lớn chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axít trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.

Cha mẹ cũng cần lưu ý giáo dục con kiến thức về giới tính và quan hệ tình dục vì rất có thể con sẽ có thai nếu không biết bảo vệ mình và điều này sẽ nguy hại cho sức khỏe sinh sản và tâm lý của con trước ngưỡng cửa cuộc đời.

]]>
https://meyeucon.org/32661/day-con-cham-soc-ban-than-ngay-den-do/feed/ 0
Dạy con ngoan – nỗi trăn trở không của riêng ai https://meyeucon.org/24542/day-con-ngoan-noi-tran-tro-khong-cua-rieng-ai/ https://meyeucon.org/24542/day-con-ngoan-noi-tran-tro-khong-cua-rieng-ai/#comments Sat, 25 Aug 2012 02:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=24542 Đọc báo thấy cô ‘hot girl’ Angela Phương Trinh ngất xỉu đến mức phải nhập viện truyền nước vì em gái lỡ ‘trót dại’ hôn một người bạn (mà là bạn gái) ở trong quán bar gì gì đấy mà tôi cứ thấy lo lo. Cái nỗi lo của tôi có ngọn nguồn, căn nguyên hẳn hoi chứ chẳng phải “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”.

Cảnh em gái cô 'hot girl' ôm bạn gái khiến tôi cứ lo lo.

Tôi có 2 cô con gái (đứa lớn 16 tuổi, còn đứa nhỏ 15 tuổi), đội ơn trời là tính đến thời điểm này con tôi vẫn ngoan ngoãn và học hành tiến tới. Nhưng trước ‘làn sóng’ thích tự tạo ‘bản sắc riêng’ bằng cách đánh nhau như dân giang hồ, rồi tự quay clip ‘quảng cáo’ bản thân; cặp kè cùng giới (dù tâm sinh lý hoàn toàn bình thường)… rồi ‘mốt’ chụp ảnh liếm tay nắm cửa; trào lưu rủ nhau tự hành xác… ‘đẳng cấp’ hơn là vào nhà nghỉ ‘yêu’ đến quên ăn, quên ngủ và phát bệnh… của một bộ phận những cô con gái tuổi teen thích ‘quái’, thích ‘độc’… tôi thấy hơi ái ngại. Rõ ràng, những ‘tệ nạn’ đang tồn tại trong giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự bất ổn tâm lý đã đến mức ‘báo động’… khi cha mẹ đã ‘quên’ không quan tâm, gần gũi và dạy dỗ các em.

Tôi phát run khi xem hình ảnh teen tự hành xác

Tôi cũng hiểu lắm nỗi khổ của cha mẹ có con gái tuổi teen. Huyết áp của tôi cũng không ít lần trồi – sụt theo sự yêu, ghét của 2 cô con gái đang tuổi ‘bẻ gãy sừng trâu’ này. Rảnh rỗi, tôi thường ‘đá đưa’ và kể chuyện tình yêu ngày xưa để khéo giáo dục giới tính cho con. Ví như, các con bây giờ không mùi mẫn, sướt mướt, lãng mạn viết thư tỏ tình mà làm quen qua mạng, nhắn tin… làm gì cũng nhanh, làm quen, yêu và chia tay cũng vậy. Nhưng nếu các con muốn làm gì đó ‘khác biệt’ để thể hiện sự cá tính, bản lĩnh thì thật sai lầm và ngốc nghếch…

Bạn trai, con có thể có nhưng tuổi của con, ngoài cái nắm tay, cái hôn thì không nên làm gì quá giới hạn. Cha không quan trọng chuyện trinh tiết, cuộc sống này là của con, việc con sống thế nào mới là đáng quý. Nhưng trước bất kỳ quyết định nào, con phải cân nhắc rõ, vì chính con là người sẽ phải chịu hậu quả… Bản thân các con sẽ bị xã hội dè bửu, dèm pha còn cha mẹ sẽ bị khinh bỉ…

Tôi xưng hô “tớ – cậu” với con vì tôi nghĩ nếu giữ một quan hệ cha – con quá nghiêm túc thì sẽ “bùng nổ chiến tranh”. Điều này sẽ phần nào tạo không khí nhẹ nhàng mà con vẫn không xem tôi “bằng vai phải lứa”. Trong những cuộc nói chuyện nghiêm túc, con vẫn gọi tôi là cha.

Với con gái, tôi cũng luôn bị nhận xét là người cha chiều con. Nhưng tôi luôn có ‘luật’ rõ ràng và kiên quyết với con. Ví dụ, con có thể đi chơi cùng với bạn, nhưng cha cần biết con đi với ai? và cha chỉ cho phép con đi đến giờ nhất định, nếu giờ đấy con không về thì chắc chắn con sẽ bị phạt…

Tôi không dạy con bằng ‘thiết quân luật’, vì như thế chẳng khác nào tự mình tát vào mặt mình, bởi càng bị quản chặt con càng muốn ‘bung’ ra (mà đã ‘bung’ là quyết liệt, là giời cứu luôn). Thế nên, tôi trộm nghĩ, muốn con trưởng thành và nên người, cha mẹ hãy định hướng, khen – chê ưu, nhược điểm của con bằng tình yêu, đừng bằng kỳ vọng.

Một khi cha mẹ thực sự biết cảm thông, quan tâm hơn đến con cái của mình, dành thời gian chia sẻ tâm tư với con để có thể tạo niềm tin, tạo nghị lực và là tấm gương cho con học tập, đồng thời động viên con mỗi khi con chán nản và tẩy chay thái độ bất mãn từ phía con cái…. thì tôi tin việc dạy trẻ tuổi teen sẽ nhẹ nhàng, dễ dàng hơn rất nhiều.

]]>
https://meyeucon.org/24542/day-con-ngoan-noi-tran-tro-khong-cua-rieng-ai/feed/ 1
Mẫu chứng minh thư nhân dân mới có ghi tên cha, mẹ: nên hay không? https://meyeucon.org/24226/mau-chung-minh-thu-moi-co-ghi-ten-cha-me-nen-hay-khong/ https://meyeucon.org/24226/mau-chung-minh-thu-moi-co-ghi-ten-cha-me-nen-hay-khong/#comments Tue, 31 Jul 2012 11:00:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=24226 Việc Bộ Công an đưa ra mẫu chứng minh nhân dân (CMND) mới, trong đó có ghi thông tin về cha, mẹ đang gây dư luận trái chiều. Đúng ra, từ 1-7-2012, mẫu mới này đã được ra mắt người dân, nhưng đến nay, vẫn chưa triển khai được.

Tiện cho quản lý

Trả lời báo chí, Thượng tá Cao Xuân Lượng, Phó trưởng Phòng Hộ khẩu và CMND, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính và trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, mẫu CMND mới được làm bằng nhựa, khổ nhỏ hơn mẫu cũ, theo chuẩn quốc tế, có phôi bảo an, mã vạch. CMND cũ chỉ có 9 số nhưng mẫu mới có đến 12 con số. Khác biệt đáng chú ý là sẽ có thêm thông tin về họ tên cha, mẹ trên mặt sau của tấm CMND.

Theo kế hoạch, các quận, huyện Hoàng Mai, Tây Hồ và Từ Liêm của TP.Hà Nội sẽ được thực hiện thí điểm cấp CMND mẫu mới và đến năm 2016, việc cấp CMND theo công nghệ mới sẽ được triển khai trên toàn quốc. Hiện, những CMND cũ còn hạn sử dụng vẫn có giá trị, việc đổi CMND theo công nghệ mới được thực hiện đối với những trường hợp: CMND hết thời hạn sử dụng; hư hỏng không sử dụng được; thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh; thay đổi đặc điểm nhận dạng… Việc cấp lại được thực hiện trong trường hợp bị mất CMND. Thời hạn của CMND mẫu mới vẫn giữ nguyên như cũ là 15 năm.

Mẫu CMND mới được kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng việc một người sở hữu nhiều CMND khác nhau do chuyển hộ khẩu từ tỉnh, thành này sang tỉnh, thành khác. Theo mẫu mới, mỗi công dân khi được cấp CMND mới sẽ chỉ có một mã số chứng minh, một mã vạch và sẽ theo công dân đó đến suốt đời. 12 chữ số tự nhiên trên CMND do Bộ Công an cấp, quản lý thống nhất trên toàn quốc; trường hợp đổi, cấp lại thì vẫn giữ nguyên số ghi trên CMND đã cấp lần đầu nên khi một người chuyển từ tỉnh, thành này sang tỉnh, thành khác sẽ vẫn giữ một số CMND chứ không phải đổi số CMND như hiện nay. Mã số này cũng sẽ đồng thời là số của thẻ công dân điện tử sau này.

Theo ngành công an thì việc thêm tên cha, mẹ vào CMND là để quản lý tốt hơn vì mỗi người chỉ khác nhau dấu vân tay và tên bố mẹ. Những điểm khác biệt nổi bật này được ghi nhận ngay trong CMND sẽ tiện lợi cho cơ quan chức năng khi cần tìm nhanh một cá nhân nào đó. Một số luật sư cũng đồng tình với việc ghi tên cha, mẹ trên CMND vì trong nhiều giao dịch dân sự, để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, người dân phải xuất trình giấy khai sinh. Nay, nếu CMND ghi luôn tên cha mẹ thì chỉ cần xuất trình CMND là đủ, đỡ phải dùng đến giấy khai sinh, tiện lợi cho người dân.

Mẫu CMND mới có ghi tên cha, mẹ

Tiện thì có tiện, nhưng…

Thế nhưng, rất nhiều người dân khi biết thông tin trên CMND mẫu mới gồm cả tên cha mẹ lại thấy “bất ổn”. Thuận tiện cho quản lý thì rõ, nhưng cũng rõ là sẽ “ngậm ngùi”, khó xử cho những người sinh ra ngoài giá thú, hay bố mẹ từng phạm lỗi lầm, hay giữa cha mẹ và con có những mâu thuẫn mà không muốn “nhìn mặt nhau”…

Nhiều người cho rằng, CMND là một cái thẻ để xác nhận nhân thân của một cá nhân chứ không phải là bản hồ sơ lý lịch. Và để xác nhận nhân thân một cá nhân thì cần thiết có đủ thông tin riêng để nhận dạng của bản thân người đó như tên, tuổi, nhóm máu, màu tóc, màu mắt… Bởi vậy, nếu muốn tìm hiểu về nhân thân một cá nhân, thì các cơ quan chức năng vẫn cần giở hồ sơ lý lịch chứ không nên nêu hết thông tin nhân thân vào CMND.

Việc đưa tên cha, mẹ vào CMND sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề nhạy cảm vì CMND được sử dụng trong nhiều giao dịch hàng ngày. Bất cập trước hết là với những người không có cha, hoặc có cha nhưng cha con họ vì lý do nào đó chưa thể nhận nhau về mặt pháp lý thì phải bỏ trống phần ghi về tên người cha trên CMND, tương tự như trong giấy khai sinh. Và mỗi khi phải xuất trình CMND, chắc chắn người này sẽ không thể cảm thấy thoải mái khi mình không có tên cha, hoặc có ai đó “thắc mắc” khi nhìn thấy sự “bất thường” trên CNMD của họ. Điều này cũng có thể khiến họ tự ti trong các giao dịch, hoặc sẽ luôn nhắc đến một “nỗi đau” khó giãi bày.

Hay những người không may có cha mẹ phạm tội từng bị nêu tên rộng rãi, thì tên cha mẹ của họ trong CMND cũng đồng thời là nỗi mặc cảm, là chuyện cũ muốn giấu đi không được. Trong những trường hợp này, có tên cha mẹ từng là “kẻ lừa đảo, phạm trọng tội” trong CMND thì cũng đồng thời làm cho việc tạo lập các mối quan hệ làm ăn của người con bị “ấn tượng nhân thân” chi phối. Hay những người có bố mẹ đã mất, thì tên cha mẹ trên CMND luôn nhắc họ đến một nỗi đau lẽ ra đã nguôi ngoai…

Những bất cập được người dân nêu ra rõ ràng là có lý. CMND là giấy tờ tùy thân được sử dụng nhiều nhất trong các quan hệ, giao dịch của mỗi người nên thông tin trên CMND cần được cân nhắc cụ thể, không nên chỉ vì tiện cho quản lý mà đẩy sự “bất tiện” sang cho người dân!

]]>
https://meyeucon.org/24226/mau-chung-minh-thu-moi-co-ghi-ten-cha-me-nen-hay-khong/feed/ 1
Khi con trẻ trúng mũi tên tình ái https://meyeucon.org/24162/khi-con-tre-trung-mui-ten-tinh-ai/ https://meyeucon.org/24162/khi-con-tre-trung-mui-ten-tinh-ai/#respond Wed, 25 Jul 2012 03:00:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=24162 Chẳng phải vô cớ mà có nhà thơ đã viết: “Trước tình yêu, tuổi tác nào cũng cúi đầu ngoan ngoãn”. Vâng, con bạn có thể gặp mũi tên tình ái khi mới bước sang tuổi “ô mai”, hoặc thậm chí, đang còn học… lớp chồi.

Trẻ có thể gặp mũi tên tình ái khi mới bước sang tuổi ‘ô mai’, hoặc thậm chí, đang còn học lớp chồi.

Tình đầu – cuộc “diễn tập” hữu ích

Ngay cả khi chỉ đem lại buồn đau thì tình đầu cũng gần với những ký ức khiến mỗi chúng ta rưng rưng. Nhưng lạ thay, khi đối diện với mối tình đầu thơ dại của con trẻ, chúng ta lại chẳng hề rưng rưng mà hay nghi ngại: “Yêu đương nỗi gì, mới tí tuổi đầu!”…

Với con trẻ, tình yêu là sự gắn kết đầu tiên với một “người dưng”, là nhu cầu “thoát ly” khỏi phạm vi gia đình nhỏ để đến với thế giới rộng lớn hơn. Bước ngoặt này rất cần thiết cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

Nó giúp trẻ ý thức hơn về giới tính của mình và học được cách tương tác với người khác: cách thể hiện/ đón nhận mọi sự hỉ nộ ái ố; cách giải quyết xung đột và vượt qua thất bại. Bởi vậy, nó chính là là một cuộc “diễn tập” để con trẻ trưởng thành.

Đôi khi, con người ta có thể bị “sét đánh” ngay từ khi còn đi… mẫu giáo.

Không hiếm cặp yêu nhau từ thuở quàng khăn đỏ sau này đã nên vợ chồng. Nhưng ngay cả khi chỉ còn là ký ức thì những mối tình thơ dại vẫn không phải là vô ích. Tuy nhiên, “tình nhỏ” hữu ích đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đó là tình buồn hay tình vui, đơn phương hay đa phương và đặc biệt là phản ứng của mọi người với nó ra sao.

Vâng, phản ứng của phụ huynh rất quan trọng, thậm chí còn mang tính… tiền định. Nó có thể chắp cánh nhưng cũng có thể vùi dập cảm xúc nơi con trẻ, có thể khiến trẻ thêm tự tin hay trở nên hoang mang…

Bởi vậy, khi con cái bắt đầu yêu, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là: đừng vội lên án mà hãy quan tâm và yêu thương con hơn! Nên nhớ, có thể vì cảm thấy thiếu thốn tình cảm từ bên ngoài để tự bù đắp. Ngoài ra, trẻ thường xây “lâu đài tình ái” trên hình mẫu là mối quan hệ giữa ba và mẹ, cho nên ba mẹ rất cần nêu gương tốt cho con.

Tuy nhiên, để ứng xử phù hợp nhất với “tình nhỏ”, ta còn phải lưu ý đến độ tuổi của “kẻ đang yêu”.

Tình yêu “búp trên cành”

Đôi khi, con người ta có thể bị “sét đánh” ngay từ khi còn đi… mẫu giáo. Và “kẻ đang yêu” bé bỏng sẽ chẳng buồn che đậy tình cảm của mình đâu: cả lớp Nai Vàng đều biết Sơn đã quyết định sẽ lấy Trang và hai đứa không ngần ngại gọi nhau là “cô dâu”, “chú rể”.

Tuy nhiên, rất có thể ngày mai Sơn sẽ không muốn cưới Trang nữa mà quay sang để tỏ tình với Mai hay Hoa. Đối tượng của “búp trên cành” thường thay đổi xoành xoạch như vậy đấy và đôi khi rất trái khoáy nữa. Cu Tít (3 tuổi) đã “phải lòng” cô bảo mẫu vì thế mà rất ưa tè dầm để được cô chăm sóc. Còn bé Nhím 5 tuổi thì nhất định sẽ cưới chú Hùng đồng nghiệp của bố nên chải chuốt rất kỹ mỗi khi chú đến chơi…

Cha mẹ cần làm gì?

– Không cười nhạo tình cảm của con – bạn sẽ khiến con bị tổn thương và gieo cho con ý nghĩ tai hại tằng chuyện có tình cảm với người khác phái là cái gì đó hư đốn, và xấu xa.

– Chớ chỉ trích việc con thay “người yêu” như thay áo – con chưa có khái niệm “chung tình” và sự lựa chọn chỉ mang tính tình huống (hôm nay si mê Ý Nhi vì tóc bạn ấy rất mềm, ngày mai lại phải lòng Nhã Uyên vì bạn ấy vẽ đẹp quá…). “Tình nhỏ” giống như mưa bóng mây vậy, cho nên đừng lo lắng vô ích.

Tình ô mai

Sang tuổi học trò, trẻ sẽ “nghiêm túc” hơn khi yêu, ý trung nhân của con thường có điểm gì đó nổi bật; hoặc giỏi giang xinh xắn, hoặc ngược lại – đầy cá tính (như để bổ sung cho con). Bởi vậy, trẻ có thể si mê một cô bé lớp trưởng nhưng cũng có thể phải lòng một cậu “gấu nhí” trong trường…

Tuy nhiên, khác với “búp trên cành”, tuổi ô mai không oang oang về tình cảm của mình, mà ngược lại, cứ giấu giấu giếm giếm. Chính vì sợ “lộ sáng” nên cách tỏ tình của chúng là rất ngược đời. Ví như cậu bé sẽ kéo bím tóc hay bắn dây thun vào cô bé, còn cô bé dù rất khoái nhưng sẽ “xù lông nhím” lên hoặc tìm cách chế nhạo cậu bé.

Một nét đặc trưng nữa của tình ô mai là tính “bầy đàn”: nếu bạn X, bạn Y đã yêu thì hà cớ gì mình không yêu? Và kết quả là “lửa tình” có thể lan ra khắp lớp học.

Sang tuổi học trò, trẻ sẽ “nghiêm túc” hơn khi yêu.

Cha mẹ cần làm gì?

– Hãy tôn trọng sự lựa chọn của con ngay cả khi nó cực kỳ “phi lý”! Đừng phát biểu kiểu: “Thằng bé ấy đen thui như cột nhà cháy!” mà hạ thấp giá trị tình cảm của con, gây tổn thương cho con.

– Hãy dạy con thể hiện tình cảm của mình một cách văn minh, Chẳng hạn nếu quý bạn thì thay vì giật tóc hãy chào hiệp chia kẹo cho bạn hay cho bạn mượn bút chì, thước kẻ…

– Đừng bảo: “Không có yêu đương gì hết nếu vẫn bị 5 điểm toán!”. Quả là yêu đương có thể ảnh hưởng đến học tập. Tuy nhiên, cấm đoán sẽ chẳng có ích gì, tốt nhất là hãy nói với con rằng con cứ cố gắng giành điểm tốt thì bạn ấy nhất định sẽ để ý đến con.

– Tạo bầu không khí tin yêu trong gia đình để con sẵn lòng chia sẻ với cha mẹ (thường những trẻ thiếu sự hỗ trợ từ cha mẹ mới có những hành vi dại dột). Luôn luôn lắng nghe tâm sự của con để từ đó có thể cho con lời khuyên thích hợp.

– Kể cho con nghe chuyện hồi bé bố mẹ cũng thích bạn nọ bạn kia ra sao. Con sẽ an tâm hơn nếu biết bố mẹ cũng có những trải nghiệm như mình.

Tình như Romeo…

Sang tuổi dậy thì, cùng với những thay đổi trong cơ thể, các chàng Romeo và các nàng Juliet cũng có những “đột biến” về tính cách: trở nên ngang bướng, khó chịu. Và để chứng tỏ rằng mình đã là người lớn, chúng thi nhau… yêu!

Chúng bắt đầu một mối tình nhiều khi chỉ là để khẳng định “cái tôi” và đối tượng mà chúng chọn có thể là… Bi Rain hay Hyung Joon. Tuy nhiên, cũng có nhưng mối tình “ngoài đời” và song phương hẳn hoi. Khi ấy, cách êm đềm nhất là cha mẹ hãy… mừng cho con vì con đã biết đến thứ cảm xúc mà các nhà thơ vẫn tụng hơn là đẩy chúng đến bi kịch như Romeo và Juliet.

Tuy nhiên, trên thực tế thì phụ huynh thường hành động hoàn toàn khác: đầu tiên là phẫn nộ (yêu đương gì ở tuổi này!), rồi tìm cách “dìm hàng” (“Thằng bé mặt đầy mụn”, “Con bé ấy gầy như que củi!”). Tất nhiên, cha mẹ làm những điều này chỉ cốt để giúp con tránh khỏi những sai lầm có thể xảy ra.

Nhưng đôi khi, cần phải nếm trải sai lầm trẻ mới trưởng thành và bài học mà trẻ rút ra từ đó sẽ sâu sắc hơn bất cứ bài giáo huấn nào của cha mẹ! Đừng cho rằng cứ yêu sớm là hư, ngược lại, chính những rung cảm đầu đời sẽ giúp cho con biết phân biệt tình yêu đích thực với dục vọng tầm thường.

Chính việc người lớn vùi dập những mối tình thơ dại mới khiến con trẻ nhầm lẫn tình yêu với cái gì đó xấu xa, dâm ô!

Cha mẹ cần làm gì?

– Hãy “sống chung” với thực tế là con đã biết yêu. Hãy thử trò chuyện cởi mở để tìm hiểu xem điều gì đã thu hút con – có thể cô bé/ cậu bé kia thật sự đáng yêu chứ không tệ như bạn nghĩ.

– Trở thành người bạn thực sự của con để con không ngại ngần chia sẻ những bí mật, chỉ khi đó, những lời khuyên của bạn mới có cơ hội lọt vào tai con.

– Tôn trọng đối tượng của con (ngay cả khi không ưa) tránh “tấn công” đối tượng dưới bất kỳ hình thức nào, kẻo con lại nổi máu quân tử bảo vệ kẻ “bị hại” và coi cha mẹ như “kẻ bên kia chiến tuyến”.

– Cung cấp cho con kiến thức về an toàn tình dục (thấy khó nói thì mua sách, quẳng tờ rơi ở đầu giường con). Tất nhiên, thật khó chịu với ý nghĩ con mình có thể làm “chuyện ấy”, nhưng đừng chọn “chính sách đà điểu” ở đây, và “phòng bệnh” bao giờ cũng tốt hơn “trị bệnh”.

– Nếu con tuyệt vọng vì yêu đơn phương thì càng phải cảm thông với con hơn. Hãy kể cho con nghe chuyện bản thân bạn hay những người thân khác trong gia đình cũng từng yêu đơn phương ra sao, đã nỗ lực vượt qua nỗi buồn đó như thế nào để trẻ thấy rằng không ít người “cùng cảnh ngộ”, với mình và không phải vì thế mà thế giới này đến này tận thế.

]]>
https://meyeucon.org/24162/khi-con-tre-trung-mui-ten-tinh-ai/feed/ 0
Xấu hổ vì… bố mẹ: một sự thật đáng buồn https://meyeucon.org/23695/xau-ho-vi-bo-me-mot-su-that-dang-buon/ https://meyeucon.org/23695/xau-ho-vi-bo-me-mot-su-that-dang-buon/#respond Mon, 25 Jun 2012 03:00:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=23695 Có một tâm lí khá phổ biến và đang hiện hữu ở một số em tuổi teen. Đó là một sự lệch lạc đáng tiếc và đáng buồn mà chúng ta không thể tránh đề cập ở đây.

Xấu hổ vì nghề nghiệp của bố mẹ

Nhiều teen cảm thấy ghen tị và xấu hổ với bạn bè vì bố mẹ của các bạn ấy người thì làm giáo viên, người thì bác sĩ, có người lại là luật sư… trong khi đó bố hay mẹ của mình chỉ là cô lao công, là người công nhân bình thường, một người bán hàng rong, thậm chí có bạn còn có mẹ làm ôsin cho nhà người khác.

Những mem này thường cố tình lảng tránh mỗi khi mọi người nói về gia đình, tìm mọi cách để không cho các bạn khác tới nhà chơi, tìm mọi cách để che dấu nghề nghiệp của bố mẹ.

Thậm chí có những teen tự tưởng tượng và hình dung ra ông bố, bà mẹ trong mơ để khoe khoang với bạn bè và tự tạo cho mình một vỏ bọc bên ngoài thật hoàn hảo.

Thùy (17t) vốn là một cô gái thông minh, có vẻ ngoài xinh xắn, lại học giỏi vì thế mọi người trong lớp đều nghĩ Thùy là một tiểu thư con nhà giàu. Chính vì sự nhầm tưởng đó khiến Thùy luôn lo sợ bạn bè sẽ biết thân phận thật sự của mình. Bố chỉ là một nhân viên bảo vệ cho một công ty bình thường, mẹ ở nhà nhận may gia công.

Thùy là “lọ lem” chứ không phải công chúa. Mỗi lần họp phụ huynh cô bạn này còn luôn tìm cớ để xin phép cô giáo cho.. .phụ huynh của mình được vắng mặt!

Hân (16t) cũng có gia cảnh tương tự như Thùy. Mẹ Hân chỉ là nhân viên quét rác của công ty môi trường. Mỗi lần đi ngoài đường với bạn bè, thấy bóng dáng mẹ gầy gầy đẩy xe rác đi là Hân rủ mọi người đi hướng khác. Nếu không tránh được thì cô bạn làm như không quen biết, coi mẹ mình chỉ là một người xa lạ.

Không những không hiểu cho tấm lòng người mẹ thương con này, nhiều lần Hân còn gắt gỏng với mẹ vì cô bạn cho rằng đó là một nghề thấp kém trong xã hội, vì mẹ mà cô không dám nhìn mặt hay đi chơi với bạn bè.

Không ai có thể chê cười một người lao động chân chính

Xấu hổ vì bố mẹ không có ngoại hình “chuẩn”

Có bố, mẹ làm chức to, nhà giàu những teen vẫn cảm thấy xấu hổ vì bố mẹ trước mặt bạn bè. Nghe có vẻ tưởng chừng như vô lí. Nhưng đây đúng là sự thật. Bởi lí do cực kì ngớ ngẩn “bố, mẹ không đẹp”.

Ngay từ khi học lớp 5 cho tới bây giờ khi đã kết thúc quãng đời học sinh, Quang (20t) đã không đồng ý để mẹ đưa đi học hay đón về cũng như mỗi lần đi họp phụ huynh. Bởi “mẹ xấu lắm, mẹ đừng đi cạnh con nữa, các bạn mà thấy thì sẽ cười con.”

Đó là những lời mà mình đã nói với mẹ khi học lớp 5. Lúc đó mình không hề để ý tới cảm giác của mẹ, chắc mẹ buồn lắm. Mãi cho tới tận khi vào đại học, xa gia đình, những lo lắng, yêu thương mẹ dành cho mình, mình mới nhận ra suốt bao năm qua mình đã thật vô tâm, chỉ biết nghĩ cho cái sự ích kỉ của mình mà không nhận ra một thứ quan trọng hơn, mẹ không phải là người xinh đẹp nhất nhưng mẹ là người yêu thương ta nhất”, Quang tâm sự.

Có bố làm trưởng phòng một công ty nước ngoài, mẹ là kế toán trưởng của môt chi nhánh ngân hàng, được bố mẹ yêu thương, quan tâm, đáng lẽ ra Hoài (17t) phải hạnh phúc và tự hào về bố mẹ mình lắm. Nhưng chưa bao giờ cô bạn “dám” kể về bố mẹ mình hay đưa bạn bè về chơi. Chỉ vì theo như cô bạn thì mẹ bạn chỉ cao chưa đầy 1m50, lại còn đậm người nữa, đã thế mặt mẹ lại còn bị nám, trán dô…

Hình như với Hoài mẹ mình chẳng có gì đẹp nếu không phải nói là xấu. Vậy nên cô bạn chẳng bao giờ đi đâu cùng mẹ. Mẹ rủ đi đâu cô bạn cũng tìm mọi cách để chối…

Tỉnh lại khi còn kịp

Không có nghề nghiệp nào trong xã hội là thấp hèn, chỉ có những kẻ suốt ngày ăn bám người khác không chịu làm bằng chính sức lao động của mình hay làm những nghề bị pháp luật cấm thì mới đáng xấu hổ.

Bạn cảm thấy e ngại, xấu hổ mỗi khi ai đó hỏi “bố mẹ cậu làm gì?” bởi vì bố mẹ bạn chỉ là nông dân, chỉ là người lái xe ôm, chỉ là bác thợ sửa xe đạp? Hãy nhìn lại chính mình, chẳng ai chê cười bạn khi bố mẹ bạn là những người lao động chân chính cả.

Nghề nào cũng giá trị riêng của nó trong xã hội. Người đáng xấu hổ nhất, đáng chê cười nhất chính là bản thân bạn đấy! Không phải vì bố mẹ bạn mà vì chính những suy nghĩ sai lầm và sự ích kỉ trong con người bạn.

Sau này bạn lớn lên, trưởng thành và có gia đình, lúc đó bạn cũng như bố mẹ mình, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con, dành cho con sự quan tâm số một. Nếu chẳng may con bạn cũng có cảm giác giống như bạn bây giờ thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Chắc hẳn là đau lắm. Đúng không?

Vì thế khi còn có thời gian, còn có cơ hội thì hãy biết yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ vì họ đã là người cho ta cuộc sống này. Bố mẹ có thể không phải là những người xinh đẹp nhất, giỏi giang nhất, thành đạt nhất nhưng họ là chính là chỗ dựa vững chắc nhất, là bến đỗ bình yên nhất mỗi khi bạn mệt mỏi trong cuộc đời mình.

]]>
https://meyeucon.org/23695/xau-ho-vi-bo-me-mot-su-that-dang-buon/feed/ 0
Đau lòng với sự ngỗ ngược https://meyeucon.org/23517/dau-long-voi-su-ngo-nguoc/ https://meyeucon.org/23517/dau-long-voi-su-ngo-nguoc/#respond Wed, 13 Jun 2012 11:00:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=23517 Những câu thóa mạ ông bà, chửi cha, mắng mẹ,… do một số người trẻ tạo nên không còn thưa vắng, có thể bắt gặp dễ dàng trong cả cộng đồng thực lẫn công đồng ảo. Có thể chúng chưa nhiều, nhưng cũng đủ để ai đó bắt gặp đều phải nhói lòng.

Công sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha lẽ nào các bạn trẻ quên

Tôn ti gia đình đảo lộn: SOS

Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Cái lẽ mà bao đời răn dạy về tình thân máu mủ ấy bỗng “lạc” ở một số người trẻ. Vì những người từ đẩu đâu, vì những cái cỏn con lẽ thường… mà có lời thóa mạ người thân, đe dọa đánh giết cả đấng sinh thành.

Đem người thân ra so sánh với người dưng; đang tâm khẳng định không chút vướng bận người dưng hơn mẹ cha. Điều đáng nói hơn, những cử chỉ xấu xa này lại được nói một cách nhẹ nhõm, trơn tru không có một vết gợn nào của sự xấu hổ, ray rứt!

Những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6, dân cư mạng không khỏi “sốc” trước những lời lẽ xúc phạm bố mẹ của một teen girl – nickname Black Devil để bảo vệ nhóm nhạc Super Junior – thần tượng là ngôi sao ca nhạc đến một nơi xa lắc xa lơ; một nơi Black Devil chưa từng đặt chân tới.

Status teen chửi mắng bố mẹ để bảo vệ thần tượng của mình.

Teen này viết: “Ông bà là cái thá gì mà ngăn cấm tôi yêu các anh? Tôi treo ảnh của các anh trong phòng ai cho phép ông (bố – nv) gỡ chúng ra và đốt bỏ? Còn bà, ai cho bà cái quyền tịch thu băng đĩa nhạc của tôi, thật quá đáng? Ông bà tưởng ông nà là bố mẹ tôi thì có quyền áp đặt, ngăn cấm con cái hả?”

Thậm chí, “Nên nhớ ông bà chỉ có 2 mạng, còn các oppa có tới 13 mạng (số thành viên của Supper Junior – nv, dĩ nhiên là các oppa quan trọng hơn ông bà nhiều rồi! Các oppa tuy không nuôi tôi vì vật chất nhưng đã nuôi tôi bằng tinh thần và như đã sinh ra tôi lần thứ 2”. Từ đó khẳng định “Với tôi giờ đây ông bà chẳng có ý nghĩa gì nữa”.

Và mới đây, cũng một teen nữ – tên là Quỳnh Anh (trên Facebook) lại đăng đàn mạt sát bà ngoại và bố mẹ vì nhắc nhở chuyện học hành; vì bắt bạn ấy làm việc nhà. Những công việc chẳng tốn mấy hột sức, nhất là với con gái, đó là quét dọn, rửa bát, lau nhà…

Status mạt sát bà trên Facebook

Status này có dòng viết: “Ừ tao như thế thì làm sao, chửi chửi cái… Nghỉ hè bắt người ta học thi làm sao mà học được! Cấm được bố mày à?! Chúng mày (Bà ngoại và bố mẹ – nv) thì lúc nào… chả học với làm việc nhà. Xon lỗi vì tao… có khái niệm đấy nhé. Rửa bát à, nấu cơm à, quét nhà à… chúng mày biết thừa tao… biết làm rồi mà!! Tiên sư, hãm cả…”

Teen này còn dẫn lại câu nói của bà ngoại “Bà không muốn nói đâu nhưng mà bà bực mình lắm nên phải nói”, để chửi: “Thế thì bà nói mẹ ra đi việc… gì phải thế, tiên sư. Vãi cả Bà Ngoại”.

Lí do xúc phạm đấng sinh thành còn vì không đáp ứng những nhu cầu ăn chơi. Đợt cuối tháng 3, một nam sinh viết: “Cuối tháng mang về chưa đến một triệu còn nói là chơi ít thôi… Xem con Nga với thằng Duy đấy, ông bà giá nó cho chúng nó bao nhiêu mà t xin có hai triệu mua điện thoại… cũng không cho…

Không chỉ đảo lộn xưng hô vai vế, xưng “tao/ bố mày/bà”, gọi bề trên là “mày/ chúng mày” hay là “thằng” là “con”… mà còn có nhiều những từ ngữ đến những người dưng, cùng lứa tuổi với nhau còn ngượng mồm khi nói.

Song những người trẻ này nói như được “mùa”; “vỗ mặt” những bề trên trong gia đình. Thậm chí đe nẹt, muốn đánh cả những người sinh ra và nuôi dạy mình.

Như Black Devil đe dọa “Tôi chỉ muốn vả cho ông gãy hết răng khi ông dám nói rằng: “Chúng nó (SupperJunior – nv) chỉ là lũ xướng ca vô loài, lũ vô tích sự, hát hò mua vui cho người đời. Mày suốt ngày đâm đầu vào cái lũ ấy quên cả học hành, mày không thấy có lỗi với bố mẹ à?”

… Tại cả hai bên!?

Liên tiếp thời gian gần đây, dân mạng lại phải dậy sóng trước những phát ngôn thiếu văn hóa, xúc phạm người thân. Dù đã được rút xuống, nhưng hình ảnh status của Quỳnh Anh được nhiều người chụp lại. Nhiều ý kiến bình luận phán đối cũng cấp tập được chia sẻ.

Đơn cử “Những câu nói bất hủ” phê phán trường hợp này đã có tới 738 người ủng hộ và 363 ý kiến chia sẻ. Tất cả đều phản ứng bất bình, phê phán. “Mình là người ngoài còn thấy bất bình. Gặp con này ngoài đường phải chốt cho gãy răng. Láo toét!” – Đưc Kye.

“Biết con cái thế này bóp mũi cho nó chết đi cho rồi! Cái đồ mất dạy, không biết nó từ cái chỗ nào chui ra vậy, nó ăn cái thứ gì mà không biết trên dưới vậy… Cái thứ này sau làm được gì” – Hà Đức Thiện

Trước hiện tượng thiếu văn hóa, bất hiếu của những trường hợp kể trên, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi, nghĩ tới trách nhiệm của người làm cha làm mẹ; nghĩ tới cách dạy dỗ, cư xử trong gia đình.

“Cái loại người này thì cứ cho đi tù mọt gông chứ nuôi nấng làm gì cho phí công sức và tiền của. Nhưng em nghĩ bố mẹ, ông bà cái cô này cũng chẳng hơn cô ta là mấy vì cha nào con ấy, con hư tại mẹ, cháu hư tại bà mà!” – Sin Jai viết.

Hay như một bình luận viết “…Chạy theo tiền tài quá nhiều, bỏ bê con cái, không dạy dỗ nó từ nhỏ”.

Mỗi một thế hệ, mỗi độ tuổi có một cách suy nghĩ, tâm sinh lý khác nhau. Là bậc trên, là đấng sinh thành, dạy dỗ, những người làm cha làm mẹ cần phải biết làm bạn với con cái mình.

Trước những lời xúc phạm phụ huynh, trên một số diễn đàn cũng đã đặt ra vấn đề dạy dỗ với những đứa trẻ bất trị.

Mượn một ý kiến trên topic “Sốc nặng với câu status teen girl chửi… mẹ ruột trên Facebook” trên một số diễn đàn để tạm khép lại ý kiến cha mẹ cũng cần làm bạn với con cái; có cái nhìn khách quan với con cái:

“Thanh thiếu niên ở tuổi nổi loạn mà. Trách trẻ một thì trách cha mẹ chín. Mình dám hứng đá, vì mình thấy những đứa trẻ sinh ra như tờ giấy trắng. Hành vi, cử chỉ và những thói hư tật xấu, không phải sinh ra đã thế. Sinh con ra thì phải giáo dục, giáo là nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ, quan sát và uốn nắt phát triển nhân cách cho con từ nhỏ chứ không phải cứ sinh ra, nuôi cho ăn cho mặc, cho cắp sách đến trường là con sẽ thành người rồi con nó giở chứng, trở nên hư thì chửi nó.

Phải đặt câu hỏi, tại sao nó trở thành hư đốn? Cha mẹ đã làm gì để cứu vãn? Mình không thích các kiểu mạt sát đay nghiến một đứa trẻ chưa thành niên khi chúng nó hỗn láo hay hư. Mình cũng có con, mình cực kỳ buồn cho bọn trẻ khi chúng hư đốn và bọn người lớn như diều hâu, giương nanh giương vuốt chụp xuống đầu chúng đủ thứ lời đanh ác.

Ngay cả cha mẹ có khi còn chưa ý thức được hằng ngày chính mình có thể đã gây tổn thương con mình bởi những lời lẽ hành động kém tâm lý giáo dục, tràn đay nghiến, mạt sát, chì chiết… thì làm sao mà trách bọn trẻ đủ ý thức để nhìn vào lỗi lầm của chúng?”

]]>
https://meyeucon.org/23517/dau-long-voi-su-ngo-nguoc/feed/ 0