Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Ăn nhiều ngũ cốc giúp giảm chứng táo bón khi mang thai https://meyeucon.org/26840/me-bau-nen-an-cac-loai-ngu-coc-nguyen-hat-de-giam-chung-tao-bon/ https://meyeucon.org/26840/me-bau-nen-an-cac-loai-ngu-coc-nguyen-hat-de-giam-chung-tao-bon/#respond Sat, 23 Mar 2013 01:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=26840 Đối với hầu hết mẹ bầu, chứng táo bón khi mang thai như là cơn ác mộng khủng khiếp. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể xoa tan nỗi lo này một cách hiệu quả nếu ăn bổ sung thêm ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày!

Lợi ích khi ăn ngũ cốc nguyên hạt

Nếu mẹ bầu áp dụng chế độ ăn có chứa quá nhiều thịt cũng chưa hẳn đã tốt vì cơ thể cũng không hẳn là sẽ hấp thu hết chất dinh dưỡng này. Bổ sung ngũ cốc thô vào thực đơn mỗi ngày sẽ mang lại những lợi ích không ngờ như sau:

– Ngũ cốc thô rất giàu chất xơ sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế tối đa chứng táo bón khi mang thai.

– Ngũ cốc thô có chứa chất xơ không hòa tan và kéo dài thời gian “cư trú” của thức ăn trong dạ dày, giúp làm giảm khả năng hấp thụ đường, giảm nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, các bệnh tim mạch…

Khi mang thai, mẹ bầu nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để giảm chứng táo bón
Khi mang thai, mẹ bầu nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để giảm chứng táo bón

– Ăn ngũ cốc có thể giúp các mẹ bầu chống lại các căn bệnh viêm nhiễm vòm miệng, viêm lưỡi, loét miệng, táo bón, hội chứng tăng huyết áp khi mang thai và nhiều căn bệnh khác.

Ăn nhiều ngũ cốc khi mang thai tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong ngũ cốc có chứa nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các nguyên tố vi lượng. Vì vậy mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian ăn uống các sản phẩm bổ sung và ngũ cốc.

Một số loại ngũ cốc mẹ bầu nên ăn

Dưới đây là một số loại ngũ cốc mẹ bầu nên ăn để giảm chứng táo bón khi mang thai:

Ngô

Ngô là loại ngũ cốc giàu magiê giúp giãn mạch, tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết chất thải trong cơ thể và có lợi cho quá trình trao đổi chất.

Mẹ bầu ăn ngô khi mang thai không chỉ giúp làm đẹp mà còn làm giảm lượng cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành. Ngoài ra, ngô cũng giúp chống lại tình trạng thiếu máu.

Khoai lang

Không chỉ giúp phòng chống chứng táo bón khi mang thai, khoai lang còn giàu tinh bột, acid amin, vitamin A, B, V và chất xơ. Ngoài ra, khoai lang cũng rất giàu canxi, sắt và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ có vậy, trong khoai lang có chứa mucin có thể thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và chất béo lắng động để ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, duy trì sự đàn hồi của động mạch.

Chính vì những lý do đó mà khoai lang được coi là “thực phẩm vàng” với phụ nữ mang thai.

Gạo lứt

Gạo lứt có tác dụng tốt trong việc chống lại chứng tăng cân và rối loạn chức năng tiêu hóa, giúp ổn định sự trao đổi chất của cơ thể và sự rối loạn bài tiết.

Ngoài ra, gạo lứt còn là “thần dược” giúp chống táo bón khi mang thai.

Các loại hạt

Ăn nhiều các loại hạt có thể giúp phụ nữ mang thai tránh mắc phải chứng táo bón. Một cốc hạt hướng dương có thể bổ sung 3,9g chất xơ vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể ăn hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt hồ đào… là những loại hạt giàu chất xơ có thể phòng chứng táo bón khi mang thai.

Yến mạch và bột yến mạch

Yến mạch và bột yến mạch là nguồn chất xơ và là món ăn ngon để tránh chứng táo bón khi mang thai. Một cốc bột yến mạch cung cấp 4g chất xơ.

Trong khi yến mạch và bột yến mạch có thể giúp phụ nữ mang thai giảm nguy cơ táo bón. Các loại ngũ cốc này cũng cung cấp cho phụ nữ mang thai selen, magiê và protein, tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng trong thời kỳ mang thai.

]]>
https://meyeucon.org/26840/me-bau-nen-an-cac-loai-ngu-coc-nguyen-hat-de-giam-chung-tao-bon/feed/ 0
Giúp thai phụ giảm nguy cơ táo bón https://meyeucon.org/16457/giup-thai-phu-giam-nguy-co-tao-bon/ https://meyeucon.org/16457/giup-thai-phu-giam-nguy-co-tao-bon/#respond Sun, 03 Apr 2011 20:51:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=16457 Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với những triệu chứng “ốm nghén” mà táo bón là một triệu chứng khá phổ biến trong số đó.

Uống nhiều nước

8 cốc nước đầy hay khoảng 2 lít nước/ngày là thứ thiết yếu mà mỗi phụ nữ mang thai cần cung cấp cho cơ thể. Theo các bác sĩ, nước chính là một loại thuốc nhuận tràng cực kì thích hợp cho thai phụ vì nó không những giúp đẩy lùi táo bón, khiến việc đi ngoài của thai phụ dễ dàng hơn mà còn duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cho chị em nữa.

Tất nhiên, loại thuốc nhuận tràng thiên nhiên này hoàn toàn không có tác dụng phụ. Uống một ly nước ấm hoặc một ly trà thảo mộc ấm với mùi vị yêu thích mỗi buổi sáng sẽ giúp chị em thấy sảng khoái và đỡ táo bón hơn hẳn.

Không cố nhịn khi bạn muốn đi vệ sinh

Một lỗi nghiêm trọng mà khá nhiều chị em mắc phải là không “giải quyết nhu cầu” ngay khi cơ thể báo động. Có thể chị em cho rằng việc chậm trễ đi vệ sinh một tí không ảnh hưởng gì, nhưng thực tế, khi nhịn đi vệ sinh, ruột sẽ hấp thu nước từ phân và khiến chị em khó chịu vì táo bón.

Tập thể dục đều đặn

Những bài tập thích hợp cho thai phụ là yoga, đi bộ chậm rãi, bơi… Tóm lại, mục đích của việc tập thể dục trong thời gian thai kì không chỉ giúp chị em dễ dàng giảm cân sau khi sinh, khiến việc sinh nở thuận lợi hơn mà còn chống lại các triệu chứng bất ổn trong thai kì, trong đó có táo bón.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ trong rau xanh và trái cây giúp thúc đẩy tiêu hoá, giảm hẳn triệu chứng khó tiêu, táo bón. Chị em nên ăn nhiều các loại ngũ cốc, rau trộn… để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nếu chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn/ngày thì càng tốt.

Massage nhẹ nhàng

Ngay từ đầu thai kì, chị em nên dành vài phút mỗi ngày để massage nhẹ nhàng khu vực bụng với các loại dầu massage dành cho thai phụ. Việc này không những giúp giảm các vết rạn mà còn lưu thông máu huyết, giúp việc tiêu hoá dễ dàng hơn.

Tuyệt đối không tự dùng thuốc

Đừng tin vào bất kì lời quảng cáo nào về loại thuốc chữa táo bón cho thai phụ dù chúng có hấp dẫn thế nào đi nữa. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào chị em cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/16457/giup-thai-phu-giam-nguy-co-tao-bon/feed/ 0
Điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai https://meyeucon.org/15029/dieu-tri-tao-bon-o-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/15029/dieu-tri-tao-bon-o-phu-nu-mang-thai/#respond Tue, 21 Dec 2010 22:42:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=15029 Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.


Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.

Về điều trị, cần khuyên người bệnh tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp.

Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần.

Thuốc chống táo bón cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai như: sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng)…

Tuy nhiên, sorbitol và lactulose có thể gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị tiểu đường.

Các thuốc tránh dùng cho phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây rối loạn nước, điện giải).

BS. Nguyễn Hữu Trường

]]>
https://meyeucon.org/15029/dieu-tri-tao-bon-o-phu-nu-mang-thai/feed/ 0
4 món chống táo bón ở thai phụ https://meyeucon.org/14995/4-mon-chong-tao-bon-o-thai-phu/ https://meyeucon.org/14995/4-mon-chong-tao-bon-o-thai-phu/#comments Tue, 21 Dec 2010 22:10:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=14995 Trong lúc mang thai, phụ nữ rất dễ bị táo bón. Một số món ăn sau đây (theo lương y Phạm Như Tá) có công dụng chống táo bón.


Cháo cá chép

Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, có công dụng an thai, thông sữa, giảm ho suyễn, lợi tiểu, tiêu phù thủng…

  • Nguyên liệu: Một con cá chép khoảng nửa kg (chọn cá tươi, còn sống), 100 gr gạo tẻ loại ngon, 30 gr hạt sen, 30 gr vị thuốc nhục thung dung, 10 gr sa nhân và các gia vị hành, ngò, mắm, muối, tiêu, bột nêm…
  • Chế biến: cá chép làm sạch vảy, bỏ nội tạng bên trong, gạo vo sạch để sẵn, sa nhân giã dập. Cho nhục thung dung và sa nhân vào nồi cùng nửa lít nước nấu khoảng 15 phút, gạn lọc lấy nước thuốc đó rồi cho tiếp cá, gạo, hạt sen vào nấu đến khi vừa chín tới, nêm nếm các gia vị vừa ăn. Ngày dùng hai lần, dùng thường xuyên, thích hợp trong thời gian mang thai.

Món cháo cá chép này có tác dụng chủ trị tình trạng ăn ngủ kém, an thai và chống táo bón…

Cháo khoai lang

  • Nguyên liệu: 100 gr khoai lang, 50 gr gạo tẻ loại ngon
  • Cách chế biến: khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ dạng hình hạt lựu, gạo vo sạch. Cho cả hai vào cùng một lượng nước vừa đủ nấu đến chín. Ngày dùng hai lần, có công dụng nhuận trường, chống táo bón.

Vừng đen và cùi quả hồ đào

  • Nguyên liệu: Vừng (mè) đen và cùi quả hồ đào (hai thứ lượng bằng nhau), một ít mật ong
  • Cách làm: Rang vừng đen và cùi quả hồ đào, tán thành bột. Mỗi ngày dùng hai muỗng cà phê bột của hai loại trên hòa với nước sôi và một ít mật ong để uống sẽ có tác dụng chữa táo bón.

Chuối tiêu và táo

Dùng chuối tiêu chín bỏ vỏ, hoặc táo (rửa sạch) ăn vào mỗi buổi sáng và tối lúc bụng đói, sẽ có công dụng chữa táo bón…

]]>
https://meyeucon.org/14995/4-mon-chong-tao-bon-o-thai-phu/feed/ 1
Phòng tránh táo bón khi mang thai https://meyeucon.org/14992/phong-tranh-tao-bon-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/14992/phong-tranh-tao-bon-khi-mang-thai/#respond Tue, 21 Dec 2010 17:52:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=14992 Theo thống kê, có khoảng ¼ phụ nữ mang thai phải đối mặt với chứng táo bón, kể cả nhũng phụ nữ chưa hề bị táo bón từ trước đó. Điều này tuy không nguy hại đến thai nhi nhưng luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân:

Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước,cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón.

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự biến đổi lớn về sự thay đổi của hormon. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến ruột.

Rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, đã “nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt, điều này là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trong thời kỳ bầu bì.

Thêm vào đó, việc thay đổi vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ.

Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép.

Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

7 gợi ý để bạn ngăn chặn táo bón trước khi nó kịp xuất hiện:

1. Các món có vị chua

Như sữa chua, nước hoa quả có vị chua tự nhiên như nước bưởi, nước cam… hay các loại canh chua cũng rất có ích trong việc đẩy lùi chứng táo bón.

2. Kiên trì và đều đặn đi toilet

Mỗi ngày, bạn nên kiên nhẫn tạo cho mình thói quen ngồi toilet vào một giờ cố định (nên chọn thời điểm buổi sáng).

Có thể lúc đó bạn không “buồn” nhưng nên ngồi thư giãn tinh thần và tập trung vào “chuyện bạn muốn thải độc ra ngoài”, trong vòng 30 phút.

Bạn không nên cố “rặn” vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến thai.

3. Giảm liều lượng canxi

Tiêu thụ quá nhiều canxi khi “bầu bí” có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón.

Nếu sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày, bạn nên cắt giảm tới mức cho phép.

Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tùy ý bổ sung canxi.

4. Giảm liều lượng sắt

Thừa sắt cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho thai phụ.

Bạn nên ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã quy định.

Bạn nên uống giãn cách từng lượng nhỏ sắt một, thay vì uống một số lượng lớn tại cũng một thời điểm.

5. Thực đơn nhiều chất xơ

Trong thời gian mang thai, bạn cần 25-30g chất xơ mỗi ngày, có trong rau xanh, hoa quả, bánh mỳ…

* Một số loại thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho đường ruột là:

– Thực phẩm giàu vitamin: các loại rau xanh, giá đỗ, các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt… Nho, chuối, đu đủ chín, bưởi và khoai lang là loại quả được Nguồn: Inmagine
biết đến với tác dụng phòng táo bón hữu hiệu.

– Thức ăn nhiều chất bã: hoa quả tươi, nấm, rong biển…

6. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn hấp thụ chất xơ.

Bạn nên tiêu thụ khoảng 10 cốc nước lọc mỗi ngày. Bạn nên loại bỏ những đồ uống không có lợi như trà đặc, cafe.

Những món chè đậu đen, đậu xanh có tác dụng mát lại chứa nhiều nước, cũng thích hợp để chống táo bón trong mùa hè. Nước rau má, rau diếp cá cũng có tác dụng chống nóng trong, phòng táo bón.

Lưu ý: Một số quan niệm cho rằng, do nước rau má có vị mát nên uống nhiều có thể gây hỏng thai. Các bác sĩ cho biết, thông tin uống nước rau má (hoặc nước dừa) sẽ sảy thai là thiếu cơ sở khoa học. Tất nhiên, bạn không nên lạm dụng bất kỳ một loại thức ăn nào mà nên sử dụng chúng với tần suất hợp lý.

7. Tập thể dục đều đặn

Thói quen thiếu vận động có khả năng thúc đẩy bạn bị táo bón nhiều hơn.

Bạn cũng nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc nhấc (mang, vác) những đồ vật nặng.

Những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu bị táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ hoặc bơi lội để kích thích sự hoạt động của đường ruột.

Nếu không thể tập luyện hàng ngày, bạn nên duy trì chế độ tập khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 20-30 phút.

]]>
https://meyeucon.org/14992/phong-tranh-tao-bon-khi-mang-thai/feed/ 0
Táo bón khi mang thai, làm sao hết? https://meyeucon.org/13440/tao-bon-khi-mang-thai-lam-sao-het/ https://meyeucon.org/13440/tao-bon-khi-mang-thai-lam-sao-het/#comments Mon, 01 Nov 2010 10:10:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=13440 Hỏi: Tôi đang mang thai 32 tuần. Dạo này mặc dù ăn khá nhiều rau, quả, nhưng tôi lại hay bị táo bón. Làm sao để chữa, thưa bác sĩ?

Trả lời: Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hoá xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng. Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.

Về điều trị người bệnh cần tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần. Thuốc nhuận tràng cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai như sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng), bisacodyl, macrogol… Về tác dụng phụ của các thuốc này, sorbitol và lactulose có thể gây trướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn, bisacodyl và macrogol có thể gây ra co thắt đại tràng và các cơn đau bụng. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị đái tháo đường. Các thuốc nhuận tràng tránh dùng ở phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây các rối loạn nước điện giải).

Chị nên đến bác sĩ thăm khám, để được chỉ định dùng thuốc cụ thể, an toàn.

BS. Nguyễn Khánh

]]>
https://meyeucon.org/13440/tao-bon-khi-mang-thai-lam-sao-het/feed/ 6
Giúp bà bầu không bị táo bón https://meyeucon.org/4853/giup-ba-bau-khong-bi-tao-bon/ https://meyeucon.org/4853/giup-ba-bau-khong-bi-tao-bon/#comments Tue, 01 Jun 2010 05:04:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=4853 Sau đây là những cách giúp bà bầu đối mặt với chứng táo bón và những vấn đề liên quan đến phụ nữ

Táo bón

Cảm giác bị táo bón vô cùng khó chịu vì nó làm đau hậu môn của bạn. Khi mang bầu thì các tĩnh mạch xung quanh trực tràng bị sưng lên. Do đó, chất thải sẽ rất khó khăn để bị đẩy ra ngoài và khiến cho hậu môn của bạn có cảm giác vô cùng khủng khiếp.

Bà bầu hãy ăn nhiều hoa quả và chất xơ.

Điều gì gây ra táo bón?

Theo thống kê thì từ 20-50% bà bầu bị táo bón, một phần là do mức độ progesterone cao. Hormone này khiến cho các cơ ở thành ruột “thảnh thơi” nên không co lại và ngáng đường chất thải đi. Bên cạnh đó, khi mang bầu, dạ con lớn lên và đè vào ruột khiến cho ruột không đẩy được chất thải đi. Thủ phạm thứ ba chính là chất sắt trong vitamin bổ sung trước khi sinh do thiếu máu. Cuối cùng là do bạn không uống caffeine nữa mà chất này lại giúp ruột vận chuyển chất thải nên gây ra hiện tượng táo bón.

Hãy cung cấp thêm chất xơ

Chế độ ăn uống có nhiều rau và hoa quả tươi, ngũ cốc sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Hãy nhớ là bổ sung chất xơ một cách từ từ vào chế độ ăn, nếu ăn nhiều chất xơ một cách bất thình lình thì bạn rất dễ bị đầy hơi. Hãy ăn thức ăn giàu chất xơ hàng ngày để giúp cơ thể bạn thích nghi dần.

Uống thật nhiều nước

Sự khử nước khiến cho việc đi tiêu khó khăn hơn và phân khó đi qua lỗ hậu môn. Bạn cũng cần phải uống nhiều nước để giúp cơ thể hấp thụ tối đa chất xơ. Cố gắng uống 8 cốc nước/ngày.

]]>
https://meyeucon.org/4853/giup-ba-bau-khong-bi-tao-bon/feed/ 1