Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Phải làm sao khi trẻ nhiễm giun Kim https://meyeucon.org/31192/phai-lam-sao-khi-tre-nhiem-giun-kim/ https://meyeucon.org/31192/phai-lam-sao-khi-tre-nhiem-giun-kim/#respond Mon, 11 Nov 2013 01:00:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=31192 Con yêu của bạn gầy ốm, xanh xao, bé thường xuyên không tập trung mặc dù bé vẫn ăn uống bình thường và mới tẩy giun. Có nhiều khả năng bé đang bị nhiễm giun Kim.

Tẩy giun định kỳ nhưng vẫn nhiễm

Các em dưới 12 tháng tuổi thường thói quen mút tay, nghịch đất, ngậm đồ chơi… nên có tỷ lệ mắc giun Kim cao hơn người lớn.

Giun Kim
Giun Kim

Giun Kim có vòng đời ngắn (khoảng 45 – 60 ngày) và giun Kim khá dễ tái nhiễm. Khi sử dụng thuốc tẩy giun, nó có thể diệt được giun trong đường ruột, tuy nhiên nó không thể giết được trứng giun Kim trong môi trường và ở nếp nhăn hậu môn. Do đó, giun Kim nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể trẻ trong khoảng giữa hai chu kỳ tẩy. Vì vậy, bạn có thể cho bé uống thuốc tẩy giun định kỳ để ngăn chặn tái nhiễm giun móc, giun đũa, giun tóc nhưng nó ít có hiệu quả trong việc ngăn chặn tái nhiễm giun Kim.

Triệu chứng khi bé bị nhiễm giun Kim

Giun Kim không những lấy các dưỡng chất của bé mà còn gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của bé. Giun kim kí sinh ở ruột, để có năng lượng cho hoạt động sống chúng lấy đường, Lipid, Vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó, khi trẻ nhiễm nhiều giun Kim, bé sẽ bị thiếu Vitamin B12 và khoáng chất như đồng, kẽm và magie làm bé bị thiếu máu, xanh xao. Bé bị thiếu dưỡng chất và các enzyme làm hệ thần kinh của bé phát triển hạn chế, bé không tập trung, học kém. Bé thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh, khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm.

Đôi khi, mắc giun Kim, trẻ có thể bị đái dầm, viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa, giun đi lạc chỗ vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh.

Phát hiện sớm bé bị nhiễm giun Kim

Bạn không nên chủ quan rằng đã cho bé uống thuốc tẩy giun định kỳ mà lơ là việc kiểm tra. Bạn cần đưa bé trẻ đi khám giun Kim khi bé có các biểu hiện:

–    Bé xanh xao, gầy sút, kém ăn, mất ngủ, hay tè dầm.

–    Bé hay ngứa, gãi ở hậu môn.

–    Thường khó chịu, bứt rứt, quấy khóc, giật mình.

–    Kém ăn.

–    Không tập trung khi học.

 Điều trị giun Kim

Để điều trị bệnh giun Kim, đặc biệt là trẻ em rất cần thiết có sự can thiệp của thầy thuốc để người bệnh được khám và chỉ định dùng thuốc gì, liều lượng và hàm lượng ra sao?

Bạn không nên tự dùng thuốc tẩy giun cho trẻ vì không biết hết tác dụng chính và cả tác dụng phụ của thuốc. Khi nghi ngờ bé bị nhiễm giun, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để bé được khám và tư vấn điều trị.

Khi bé dưới 12 tháng, bạn không thể dùng thuốc tẩy giun cho bé,  bạn có thể tẩy giun cho bé bằng cách

– Bắt giun cho bé: kiểm tra hậu môn khi trẻ đi ngủ, lấy một miếng bông tẩm nước đường đặt vào khe hậu môn của bé khoảng 15 phút. Tiếp đó, bạn vạch nhẹ hậu môn của bé để nhìn thấy giun kim trong từng nếp nhăn. Bạn dùng một cái nhíp kẹp bong để bắt giun, kiên trì làm trong vài ngày.

–    Bạn nên vệ sinh sạch sẽ chăn gối ngủ cho bé. Tắm rửa hậu môn cho bé bằng nước muối hoặc xà bông. Dùng nước lá trầu, phèn chua để rửa hậu môn cho bé có thể giết được trứng giun kim.

–   Khi nấu thức ăn dặm cho bé, bạn có thể cho thêm một ít bột hạt bí ngô, lá hẹ, tỏi.

]]>
https://meyeucon.org/31192/phai-lam-sao-khi-tre-nhiem-giun-kim/feed/ 0
Khi nào cần tẩy giun cho trẻ? https://meyeucon.org/25799/khi-nao-can-tay-giun-cho-tre/ https://meyeucon.org/25799/khi-nao-can-tay-giun-cho-tre/#respond Thu, 13 Dec 2012 23:00:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=25799 Khi nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Vậy khi nào cần tẩy giun cho trẻ và nên uống loại thuốc nào?

Theo Ths. BS. Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em là đối tượng thường hiếu động hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim.

Ở các vùng nông thôn, nhất là những vùng có trồng rau màu, lại dùng phân tươi để bón rau, cây trồng là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể nhiễm cả giun móc, do ấu trùng xuyên qua da xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé các bà mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất.

Khi nhiễm giun, trẻ thườngbị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.

Những trường hợp nhiễm giun móc trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài,vì thế trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thiếu máu…

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun. Tuy nhiên, trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp.Một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ như: Albendazol, Mebendazol, Pyratel.

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất . Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé các bà mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất:

-Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.

-Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.

-Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.

-Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.

-Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần . Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.

]]>
https://meyeucon.org/25799/khi-nao-can-tay-giun-cho-tre/feed/ 0
Tẩy giun cho bé và những lưu ý https://meyeucon.org/14092/tay-giun-cho-be-va-nhung-luu-y/ https://meyeucon.org/14092/tay-giun-cho-be-va-nhung-luu-y/#comments Fri, 26 Nov 2010 22:13:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=14092 Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm giun. Theo ước tính, tỷ lệ nhiễm giun của trẻ em Việt Nam chiếm khoảng 44%, trong đó chủ yếu nhiễm các loại giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Do các bé nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho những vị khách không mời đến ký sinh trên cơ thể của bé.

Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe các bé.

Các loại thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Hiên nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun để các bạn lựa chọn sử dụng cho con em mình, trong đó một số thuốc được sản xuất với tiêu chí giúp trẻ dễ uống nên có vị ngọt và thơm, được sử dụng để tẩy giun định kỳ cho trẻ mỗi 6 tháng một lần, tiêu diệt các loại giun thường gặp như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Về cơ bản, thuốc tẩy giun có 3 loại:

Mebendazole

Mebedazole tiêu diệt giun bằng cách gây thoái hóa cấu trúc ruột giun, làm rối loạn chức năng tiêu hóa của giun. Thuốc có dạng viên nén 500mg, viên nén 100 mg, viên nén vị ngọt trái cây hoặc hỗn dịch uống hương socola. Đối với các thuốc có hàm lượng 500 mg, các bà mẹ chỉ cần cho bé uống một liều duy nhất. Đối với loại hàm lượng 100 mg mỗi viên, mẹ cho uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.

Albendazole

Albendazole có tác dụng diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành bằng cách làm giun mất năng lượng, bị bất động và tiêu diệt từ từ. Sau đó, xác giun sẽ được thải ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc có dạng viên nén 200 mg và 400 mg. Khi dùng loại này, mẹ sẽ cho uống một lần duy nhất 1 viên 400 mg. Đối với viên có hàm lượng 200 mg, mẹ cho uống 2 viên cùng lúc

Pyrantel

Thuốc làm tê liệt thần kinh các loại giun, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống 1 liều duy nhất. Pyrantel có thể gây tăng nhẹ men gan nên thường không sử dụng cho những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan.

Một số lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun

Như trên đã nói, tẩy giun định kỳ chỉ nên bắt đầu thực hiện khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi dùng thuốc là trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Trong một số ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng với thuốc bằng các triệu chứng dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.

Hy vọng sau bài viết này, các bà mẹ có thể an tâm thực hiện việc tẩy giun cho bé yêu của mình

]]>
https://meyeucon.org/14092/tay-giun-cho-be-va-nhung-luu-y/feed/ 1
Tẩy giun cho bé: chuyện không nhỏ https://meyeucon.org/12882/tay-giun-cho-be-chuyen-khong-nho/ https://meyeucon.org/12882/tay-giun-cho-be-chuyen-khong-nho/#respond Sat, 02 Oct 2010 12:51:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=12882 Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới, Việt Nam là một trong những nước hiện có số dân nhiễm giun, sán cao nhất tại khu vực châu Á (khoảng 75% người Việt Nam mắc các bệnh lý về giun sán, tương đương 60 triệu người), đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi 2-12.

Điều đó cũng có nghĩa trẻ em là đối tượng đang bị ảnh hưởng nhiều nhất đến thể chất, tinh thần do chính loài vật ký sinh tưởng chừng “vô hình” này.

Các loại giun đường ruột phổ biến ở Việt Nam

Đó là các loại: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Nguyên nhân nhiễm giun rất đơn giản, hầu hết qua các sinh hoạt hàng ngày:

+ Giun đũa và giun tóc: nhiễm do nuốt trứng. Trứng giun từ người bị nhiễm theo phân ra ngoài, có trong đất, nước, rau xanh… dễ dàng lây nhiễm vào cơ thể người khác trong gia đình, tập thể, cộng đồng do thói quen sinh hoạt kém vệ sinh (tay dơ bị dính đất lại cầm thức ăn, mút tay, uống nước không nấu chín, ăn rau sống không rửa kỹ…).

+ Giun kim: nhiễm do nuốt trứng. Giun kim cái thường bò ra rìa hậu môn để đẻ trứng vào ban đêm gây cảm giác ngứa khó chịu, khi trẻ gãi trứng giun kim sẽ bám vào ngón tay, móng tay và nhiễm vào cơ thể khi bé mút tay, ngậm tay, cầm thức ăn, ngậm đồ chơi… Ngoài ra, trứng giun kim nhẹ có thể bay lên không khí, khi ta quét nhà sẽ hít phải trứng qua đường hô hấp.

+ Giun móc: nhiễm qua da. Ấu trùng giun móc tồn tại trong đất, khi tay chân tiếp xúc trực tiếp với đất như đi chân đất, chơi đùa trên đất, làm ruộng, rẫy, nhổ cỏ… mà không mang găng đi ủng, ấu trùng sẽ chui qua da và nhiễm vào cơ thể người.

Tác hại khôn lường

Vật ký sinh này sống trong cơ thể bé, nên nếu không để ý và quan sát kỹ, bạn sẽ không cảm thấy được sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, những gì chúng gây ra cho bé và cả người lớn, thực sự nguy hiểm và đáng lưu ý!

Sau khi xâm nhập, các loại giun sẽ trưởng thành ở trong ruột, sống bằng cách “chiếm đoạt” các chất dinh dưỡng của người như giun đũa, giun kim hoặc hút máu bệnh nhân như giun móc, giun tóc dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu. Ngoại trừ giun kim, tuổi thọ chỉ 3 tháng, các loại giun còn lại có thể sống 1 – 2 năm đến trên 5 năm trong cơ thể người.

Chu trình tái nhiễm giun giữa môi trường xung quanh

Như vậy, nếu không phòng ngừa và tẩy giun kịp thời, bao nhiêu thức ăn ngon, chất bổ dưỡng bạn dành cho bé hay cho gia đình sẽ bị loài ký sinh này “chiếm đoạt”. Không chỉ gây ra những tác hại lâu dài, nhiễm giun còn có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính cho sức khỏe của con người. Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, giun chui ống mật, viêm tắc đường mật, tụy và nặng hơn là sỏi mật. Giun kim, giun tóc có thể gây viêm ruột thừa, viêm đường tiểu, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm tiền liệt tuyến. Nhiễm giun móc dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và nặng hơn là suy tim và những hậu quả nặng nề khôn lường.

Phòng ngừa nhiễm giun cho bé

Tác hại của giun rất lớn, vì vậy nếu chỉ “chăm chăm” tẩy giun cho trẻ, thì biện pháp phòng ngừa và chữa trị vẫn chưa đủ. Điều quan trọng nhất là cần phải có sự phối hợp của cả nhà, thậm chí của cả nhà trường. Bởi chỉ cần một thành viên trong gia đình hay tập thể bị nhiễm giun, thì nguy cơ lây cho những người còn lại, đặc biệt ở các bé là rất cao.

Hiểu được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền phòng chống nhiễm giun, Chuyên đề Mẹ & Con – Báo Giáo Dục & Đào Tạo TP. HCM đã kết hợp với ban giám hiệu các trường tổ chức Hội thảo “Cả nhà tẩy giun – bé thông minh, khỏe mạnh” năm 2010, dưới sự tài trợ của hãng Dược phẩm Janssen Cilag.

Trong buổi hội thảo này, bác sĩ Lê Văn Nhân – Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM trò chuyện và trao đổi về các tác hại của nhiễm giun đối với sức khỏe cũng như cách phòng ngừa và tẩy giun hiệu quả cho bé và gia đình. Đối tượng tham dự là học sinh tại các trường tiểu học, THCS và quý phụ huynh của một số trường mầm non tại TP.HCM. Chương trình Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo quý phụ huynh, học sinh và quý thầy cô của các trường, bởi lẽ đây là một hoạt động bổ ích, có ý nghĩa và đóng góp vào công tác giáo dục sức khỏe học đường nói riêng cũng như giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nói chung.

]]>
https://meyeucon.org/12882/tay-giun-cho-be-chuyen-khong-nho/feed/ 0
Tẩy giun cho trẻ lúc nào? https://meyeucon.org/12750/tay-giun-cho-tre-luc-nao/ https://meyeucon.org/12750/tay-giun-cho-tre-luc-nao/#comments Mon, 27 Sep 2010 07:07:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=12750 Hỏi: Một số người khuyên tôi nên tẩy giun khi cháu được 2 tuổi. Xin bác sĩ cho biết, tôi có nên cho cháu uống thuốc tẩy giun hay không? Và nếu tẩy thì dùng thuốc gì, vào thời điểm nào là tốt nhất cho cháu?

Trả lời: Rất đơn giản. Khi trong phân của trẻ có trứng giun (giun móc, giun đũa, giun tóc, giun kim…) thì đều được tẩy ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Còn nếu trong phân không có trứng giun thì không cần phải tẩy. Cho nên phải đưa trẻ đến phòng xét nghiệm vi sinh để xét nghiệm phân, có kết quả trứng giun thì bác sĩ sẽ tư vấn để dùng thuốc thích hợp cho cháu.

]]>
https://meyeucon.org/12750/tay-giun-cho-tre-luc-nao/feed/ 4
Giun kim: nguy cơ với trẻ và cách chữa trị https://meyeucon.org/12708/giun-kim-nguy-co-voi-tre-va-cach-chua-tri/ https://meyeucon.org/12708/giun-kim-nguy-co-voi-tre-va-cach-chua-tri/#comments Sun, 26 Sep 2010 09:44:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=12708 Giun kim là một loại ký sinh trùng sống phổ biến ở ruột non. Loại giun này có tên khoa học là Enterobius vermicularis, có thể lây từ người này sang người khác. gười là vật chủ duy nhất của giun. Trẻ em bị bệnh phổ biến hơn người lớn, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người đồng tính luyến ái nam.

Giun trưởng thành cư trú chủ yếu ở ruột non, sau đó chúng xuống ruột già. Chúng thường ở manh tràng và các đoạn ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc ruột. Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm, bò cả ra ngoài làm ngứa hậu môn, một con giun cái đẻ khoảng 4.000 – 200.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng.

Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Trứng đẻ ra sau 4-8 giờ đã phát triển thành trứng có ấu trùng, theo phân ra ngoài. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá vào dạ dày. Một số còn dính ở hậu môn, ngó ngoáy ở hậu môn gây ngứa và khi em bé lấy tay gãi, chúng bám vào móng tay em bé và khi em bé mút tay, chúng liền theo vào miệng rồi vào dạ dày của em bé.

Vào đến dạ dầy, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng để phát triển thành giun, rồi di chuyển xuống ruột non vàtrưởng thành. 3-4 tuần sau chúng di chuyển xuống ruột già.

Một số trứng ở vùng hậu môn có thể trở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu môn lên ruột để phát triển, do đó, việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.

Triệu chứng nhiễm giun kim

Trên thực tế, nhiều người tuy bị nhiễm giun kim nhưng lại không có triệu chứng gì. Triệu chứng hay gặp và quan trọng nhất là ngứa vùng hậu môn (nhất là về ban đêm). Do giun cái ra rìa hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa, có khi gây sưng tấy quanh hậu môn. Bệnh nhân bị mất ngủ, bực dọc, đái dầm và bồn chồn nhất là trẻ em; đi ngoài phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy, cũng có khi tiêu chảy. Trẻ em mắc bệnh thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ, da xanh, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Cần lưu ý những triệu chứng nguy hiểm sau:

– Ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho các em bé ngứa gãi không chịu nổi, có khi trầy cả hậu môn.

– Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm, nghiến răng.

– Có khi giun kim chui vào âm đạo quý bà đẻ trứng gây ngứa, viêm dễ lầm với chứng viêm âm đạo, chỉ khi khám phụ khoa, thấy sự hiện diện của vài chị giun kim mới biết rằng do giun kim gây nên.

– Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ quan này.

– Gây rối loạn tiêu hoá: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ.

– Gây kích thích: Giun kim thường di động nên thường gây ra những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ như gây đaí dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ.

– Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…

Bệnh giun kim cần phân biệt với các bệnh khác như sau: ngứa quanh hậu môn  do giun kim cần phân biệt với các loại ngứa do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, bệnh giun lươn…

Điều trị nhiễm giun kim

Bệnh nhiễm giun kim, nếu không tái nhiễm, chỉ sau 2 tháng là hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng, vì vậy khi điều trị, cần chú ý tránh để tái nhiễm và tránh lây hàng loạt.

Có thể dùng một trong các thuốc sau đây để điều trị và dùng liều nhắc lại sau 2 và 4 tuần. Albendazol, mebendazol có thể uống trong bữa ăn hoặc vào bất cứ lúc nào. Chú ý không sử dụng thuốc albendazol và mebendazol cho phụ nữ có thai

Có thể điều trị bằng các vị thuốc sau:

– Tỏi giã nát 50g, rượu ½ lít, ngâm 1 tháng. Uống sáng thức dậy lúc đói bụng và tối đi ngủ. Mỗi lần 10 giọt, trong 10 ngày liền. Trẻ nhỏ uống ½ liều trên (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

– Rau Sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tục 5-7 ngày vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

– Lá Lộc ớt tươi 40g, nấu canh với thịt, cá, ăn vào bữa ăn chiều, giun sẽ ra vào sáng hôm sau (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Thuốc rửa

Dùng 2-3 lá Trầu, Phèn chua một ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tráng việc trứng tái phát triển (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Phòng ngừa nhiễm giun kim

  • Cắt đứt chu kỳ sinh trưởng trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.
  • Không cho trẻ mút tay. Nên cắt ngắn móng tay và giữ sạch sẽ, tránh gãi vùng quanh hậu môn.
  • Không cho trẻ mặc quần thủng đít, không cho cởi truồng. Cha mẹ cần rửa sạch hậu môn cho trẻ.
  • Nên lau nhà thường xuyên.  Định kỳ giặt ga trải giường, chăn màn cũng có tác dụng diệt trứng giun.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và tẩy giun đúng cách. Khi xác định có triệu chứng của nhiễm giun kim cần phải điều trị.
  • Nên điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình.
]]>
https://meyeucon.org/12708/giun-kim-nguy-co-voi-tre-va-cach-chua-tri/feed/ 5
Giun móc: Triệu chứng và cách chữa trị https://meyeucon.org/12704/giun-moc-trieu-chung-va-cach-chua-tri/ https://meyeucon.org/12704/giun-moc-trieu-chung-va-cach-chua-tri/#comments Sun, 26 Sep 2010 09:28:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=12704 Giun móc là một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể qua da. Giun móc hút máu ở tá tràng và tiết ra độc tố ức chế cơ quan tạo máu, dẫn đến thiếu máu kéo dài, người bệnh cũng có thể có các rối loạn thần kinh như nhức đầu, dễ quên, giảm trương lực cơ… Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.

Triệu chứng nhiễm giun móc

Giun móc thể hiện theo 3 thời kỳ tiến triển: Triệu chứng ngoài da lúc giun mới xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng khi giun vào qua bộ máy hô hấp và thời kỳ toàn phát khi giun đã vào đến ruột và cư trú luôn tại đấy.

Giai đoạn xâm nhiễm

Trứng giun móc theo phân ra đất, gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và loại đất sẽ nở thành ấu trùng, sống ở đất nhiều tuần lễ. Gặp người, ấu trùng chui qua da, thường ở mu bàn chân, kẽ ngón chân, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa, có khi bị viêm thành nốt mọng nước. Nơi ấu trùng nhập vào (kẽ ngón chân, tay) bị phát ban, phù, giống như dạng đơn độc, rất ngứa, rồi lặn ngay, không để lại dấu tích gì, tuy nhiên vì ngứa gãi nên có thể thành bội nhiễm, thành các vết phỏng, có mủ, loét ra. Sau đó nổi mẩn lan dần mỗi ngày một ít trong vài ngày.


Vòng đời của giun móc

Giai đoạn lưu hành trong cơ thể

Khi qua phổi, không có một phản ứng gì của nhu mô phổi mà chỉ thấy viêm đỏ ở khí quản, thanh hầu, cổ họng, giống như người bị viêm họng, cảm cúm. Ấu trùng có thể gây ra viêm phổi, sốt, ho khan, ho cơn, ho không đờm, khan tiếng. Nếu ấu trùng qua phổi nhiều có thể gây ra những vết thâm nhiễm nhất thời, sốt thất thường và khó thở. Chứng trạng trên chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết.

Giai đoạn định cư

Vào ruột, gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị không có giờ giấc nhất định, tăng bạch cầu đa nhân ưa acid trong máu. Bệnh nhân gầy đi, hay nôn oẹ rồi tiêu chảy, lúc đầu lỏng sau có lẫn máu, tiến triển trong 2-3 tuần. Giun sống bằng máu hút của bệnh nhân nên tạo ra thiếu máu trầm trọng. Khi hút máu, giun móc còn tiết ra chất chống đông máu nên máu chảy nhiều. Ngoài ra, tuỷ xương còn bị ức chế bởi các chất độc của giun móc, vì vậy, giun móc gây ra thiếu máu nặng, nhất là khi số lượng giun móc ký sinh nhiều. Nhiều trường hợp bị giun móc nặng, hồng cầu chỉ còn dưới 1 triệu.

Giun móc sống hơn 4 năm, bệnh có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng hay bị tái nhiễm kéo dài, có thể dẫn đến phù toàn thân, liệt tim và tử vong.

Nguyên nhân gây nhiễm giun móc

Do hai loại Ankylostoma Duodenal và Necator Americanus gây nên.

Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, ngoài ra có thể ở phần đầu ruột non. Giun móc cắn sâu răng móc vào niêm mạc ruột để hút máu và để khỏi bị tống ra ngoài. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ 15 ~30 độ C, độ ẩm cao, trứng giun phát triển rất nhanh, sau 24 giờ trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển thích hợp ở những nơi đất xốp, ẩm, đất pha cát, than, đất mùn. Khi ấu trùng đã phát triển đến giai đoạn có khả năng gây nhiễm, ấu trùng thường tìm đến những vị trí cao nhất, chỗ có giọt nước, nơi nhiệt độ 35 ~37 độ C. Trứng và ấu trùng dễ chết trong môi trường nước, ánh sáng mặt trời, trong điều kiện khô, độ mặn cao.

Điều trị nhiễm giun móc

Cần điều trị giun kết hợp với điều trị thiếu máu. Loại thuốc và liều điều trị giống như với giun đũa: levammisol, mebendazol, albendazol… Thuốc didakên chỉ dùng cho người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên, liều dùng 0,1 ml/kg (không quá 4 ml), uống vào lúc sáng sớm lúc đói, cứ 5 phút uống 1 ml, sau khi uống lần cuối cùng thì dùng thêm một liều thuốc tẩy muối.

Đông Y

Kiện vận Tỳ Vị, bổ ích khí huyết. Trước hết bổ sau đó mới khu trùng.

– Châm Phàn Hoàn (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Châm sa 15g, Thương truật 9gg, Phục linh, Thanh phàn (nung) đều 15g, Sinh địa, Thục địa đều 6g. Tán nhuyễn, trộn với rượu cho thành keo dính…., cho vào nồi đất cửu chưng, cửu sái, cửu lộ, rồi chế thành viên to bằng hột đậu tương. Ngày uống hai lần, sáng và tối, với nước cháo, mỗi lần 9-15 viên. Sau 7 ngày uống thì giảm liều.

(Phương pháp cửu chưng, cửu sái, cửu lộ: Quấy đều thuốc với rượu ngọt, cho vào nồi đất. Sáng sớm cho vào nồi gang, đậy nắp lại để chưng khoảng 1 giờ, lấy nồi đất ra, dùng vải gạc đậy lại rồi phơi qua đêm. Sáng hôm sau lại chưng như trên, làm như vậy 9 lần là được).

Cách phòng tránh bệnh giun móc

Để phòng bệnh, cần quản lý và xử lý nguồn phân bảo đảm vệ sinh, làm sạch ngoại cảnh, diệt ấu trùng bằng cách rắc vôi bột ở những nơi ô nhiễm nặng (quanh hố xí, vườn rau…). Tránh ấu trùng nhiễm vào người bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất. Đối với người lao động có nguy cơ cao ô nhiễm giun móc (làm việc dưới hầm lò, hay tiếp xúc với phân đất…), cần có phương tiện bảo vệ: đi ủng, đeo găng tay cao su.

]]>
https://meyeucon.org/12704/giun-moc-trieu-chung-va-cach-chua-tri/feed/ 2
Giun tóc: nguy cơ gây bệnh và cách ngăn ngừa https://meyeucon.org/12701/giun-toc-nguy-co-gay-benh-va-cach-ngan-ngua/ https://meyeucon.org/12701/giun-toc-nguy-co-gay-benh-va-cach-ngan-ngua/#respond Sun, 26 Sep 2010 09:15:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=12701 Giun tóc là loại giun phổ biến trên khắp thế giới, có nguy cơ lây nhiễm rất cao và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Giun tóc ký sinh trong cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hoá và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Giun tóc trông như thế nào?

  • Giun trưởng thành: phần đầu mảnh như sợi tóc, phần đuôi phình to chứa ruột và cơ quan sinh dục. Con đực dài 3 – 4,5 cm, đuôi cong có gai giao hợp, con cái đuôi thẳng đầu tròn.
  • Trứng: 50 x 22 mcm, giống mo cau, có hai nút nhầy hai đầu, không có phôi lúc mới sinh.

Khả năng chịu đựng ngoại cảnh cao

Giun tóc có chu kỳ gần giống giun đũa, trứng giun tóc sẽ theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợi trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm ở bên trong trứng. Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng có ấu trùng là 25-30 độ C, trứng giun tóc có khả năng chịu đựng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi thậm chí trứng có ấu trùng tồn tại được 5 năm ở ngoại cảnh.

Chu trình lây nhiễm của giun tóc

Khi người ăn phải trứng giun có chứa ấu trùng (ăn rau sống rửa chưa sạch, chân tay bẩn…) trứng theo thức ăn vào ruột, lúc này ấu trùng sẽ thoát ra khỏi vỏ trứng và di chuyển xuống ruột già để sống ký sinh. Thời gian để ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành ở trong ruột già là 1 tháng, khi đó giun có thể đẻ trứng để tiếp tục vòng đời mới.

Có thể gây tử vong

Bệnh do giun tóc hay gặp ở người trưởng thành, tăng theo tuổi. Trong trường hợp người bệnh nhiễm ít giun thì hầu như không có triệu chứng gì, chỉ khi bệnh nhân nhiễm trên 50 con thì triệu chứng lâm sàng mới rõ. Giun ký sinh trong ruột sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột gây kích thích ở ruột già, bệnh nhân có triệu chứng giống kiết lỵ, người bệnh đau bụng, đi ngoài nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít phân, đi ngoài xong vẫn còn cảm giác mót rặn, có bệnh nhân đi ngoài tới 20 – 30 lần trong ngày.

Tình trạng kích thích niêm mạc ruột có thể đưa đến hậu quả lòi rom, hoặc có thể gây nhiễm trùng thứ phát như thương hàn, nhiễm vi trùng sinh mủ. Một số trường hợp giun tóc có thể chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa, nếu không được xử trí sớm có thể dẫn đến viêm phúc mạc, thậm chí tử vong. Những bệnh nhân có giun tóc còn hay bị nổi mẩn ngứa, dị ứng, nếu số lượng giun tóc nhiều bệnh nhân còn có biểu hiện thiếu máu, người mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt, hay bị hoa mắt chóng mặt ù tai, tóc khô dễ rụng, móng tay nhiều khía dễ gãy. Bên cạnh đó người bệnh còn có biểu hiện rối loạn sinh lý, nữ thì bị rối loạn kinh nguyệt, nam thì bị yếu sinh lý hoặc bất lực. Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, đau lưng, nhức đầu… Tóm lại các triệu chứng của nhiễm giun tóc rất đa dạng, để chẩn đoán chính xác bệnh cần đi khám ở bệnh viện, làm xét nghiệm soi phân tìm trứng giun.

Đảm bảo vệ sinh là quan trọng nhất

Phòng bệnh là khâu rất quan trọng. Đầu tiên phải quản lý nguồn phân, dùng hố xí hai ngăn với thời gian ủ đảm bảo hoặc hố xí tự hoại (nếu có điều kiện), không cho trẻ em đại tiện bừa bãi ra đất hoặc ở gần nguồn nước, không dùng phân tươi bón cây, rau quả vì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Bên cạnh đó cần xây dựng tập quán vệ sinh trong ăn uống rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc trước khi làm thức ăn cho trẻ em, cần thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, tiêu diệt ruồi, muỗi, gián là những động vật trung gian truyền bệnh. Cuối cùng là cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

Khi mắc giun tóc, điều trị bằng cách cho bệnh nhân uống các loại thuốc chống giun như Mebendazol, Albendazol, Ethylen tetraclorua, tinh dầu giun, nếu người bệnh có biểu hiện thiếu máu thì phải ăn uống bồi dưỡng, cho uống viên sắt và axit folic…

]]>
https://meyeucon.org/12701/giun-toc-nguy-co-gay-benh-va-cach-ngan-ngua/feed/ 0
Giun đũa: triệu chứng, biến chứng, cách chữa trị https://meyeucon.org/12697/giun-dua-trieu-chung-bien-chung-cach-chua-tri/ https://meyeucon.org/12697/giun-dua-trieu-chung-bien-chung-cach-chua-tri/#respond Sun, 26 Sep 2010 09:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=12697 Giun đũa là một giun to sống trong ruột non, là loại ký sinh đường ruột rất phổ biến đặt biệt ở trẻ em.  Có đến ¼ dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển.

Giun đũa trưởng thành sống trong ruột non, con cái đẻ mỗi ngày trung bình 200.000 trứng, trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét .

Giun đũa – môi trường nhiễm, khả năng sinh trưởng

Do loại ký sinh trùng có tên là Ascarris Lumbricoides gây nên. Giun đũa sống chủ yếu ở ruột non. Chu trình phát triển của giun đũa là lọai chu trình trực tiếp qua một ký chủ mà thôi. Trứng chịu đựng rất dẻo dai trong môi trường bên ngoài, phôi thành hình sau khi trứng theo phân ra ngoài khoảng 3 tuần lễ, và bắt đầu từ đấy trứng mới có khả năng gây nhiễm.

Giun đũa gây bệnh cho người bằng cách nào?

Trứng có phôi gây nhiễm theo con đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống, rau quả, tay bẩn. Lây lan chủ yếu do rau cải hoặc trái cây bị vấn bẩn, có chứa trứng giun. Khi ăn phải ấu trùng vào đường tiêu hoá, nhờ tác dụng co bóp của dạ dầy, ruột và dịch vị, dịch ruột, dịch tiêu hoá sẽ làm tan vỏ trứng và phôi được phóng thích, biến thành ấu trùng, đi ngang qua thành ruột non, theo đường máu đến gan, lưu lại ở đó 3~4 ngày rồi sau đó theo tĩnh mạch trên gan đến tim rồi đến phổi. Ở đây nó lột xác hai lần rồi đi dần lên cuống phổi, sang hầu, sau đó được nuốt trở xuống ống tiêu hoá, định vị ở ruột non và trưởng thành ở đó. Thời gian diễn biến của chu kỳ trong cơ thể con người kể từ khi người ăn phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành phải mất khoảng 60 ngày. Giun đũa có thể sống đến một năm.

Có 3 sự việc cần ghi nhận là:

  • Trứng trong phân tươi, chưa có phôi cho nên ở đây không có hiện tượng tự nhiễm.
  • Trứng nhờ có vỏ dày nên bảo vệ phôi rất lâu, nhiều năm sau, trứng giun đũa vẫn còn khả năng gây nhiễm.
  • Trong cơ thể con người, giun đũa ở giai đoạn ấu trùng bắt buộc phải di chuyển trong mô, ngoài đường ruột. Thời gian này gây nhiều biểu hiện sinh học và lâm sàng.

Giun đũa sống ở khắp nơi. Khỏang ¼ dân số trên trái đất này bị giun đũa ký sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở vùng nhiệt đới bệnh giun đũa còn đanh hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị giun đũa còn khá cao, có nơi lên đến gần 100%, nhất là ở những nơi còn dùng phân người để trồng trọt.

Triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa

Nhiều khi không có triệu chứng rõ rệt, chỉ có thử phân mới phát hiện có trứng giun. Đôi khi có trường hợp rất hiếm là chỉ toàn giun đũa đực nên thử phân không thấy trứng mà vẫn có giun. Triệu chứng nhiễm giun đũa tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun nhiều hay ít, mà biểu hiện bệnh qua 2 giai đoạn kế tiếp nhau.

Giai đoạn đầu là giai đoạn di chuyển của ấu trùng giun đũa: người bệnh có những triệu chứng sau( gọi là hội chứng Loeffler):

  • Ho khan, sốt nhẹ và đau ngực.
  • Ngứa ngoài da.

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn giun đã trưởng thành: trẻ hay có triệu chứng đau bụng, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và thường là có những triệu chứng thần kinh như  bực dọc, khó chịu, trẻ ngứa mũi, lên cơn co giật, đêm ngủ hay hốt hoảng, nghiến răng, ứa nước miếng, thích nằm sấp.

Ngoài ra, giun đũa có thể chui lên ống dẫn mật gây ra cơn đau bụng khủng khiếp, người bệnh phải ôm bụng, lăn lộn đòi hỏi phải nhập viện cấp cứu .

Ngoài những rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ, giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt thức ăn trong ruột người bệnh. Những người trong khẩu phần hàng ngày có 100g đạm (protein) sẽ mất khoảng 10g đạm nếu chứa từ 18~20 giun đũa trong ruột.

Chẩn đoán bị bệnh nhiễm giun đũa bằng cách nào?

Chẩn đoán nhiễm giun đũa bằng cách làm xét nghiệm máu thấy có tăng bạch cầu ái toan, đặc biệt chẩn đoán xác định khi soi phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân.

Biến chứng của bệnh giun đũa

  • Chui vào ống mật gây tắc ống dẫn mật, viêm túi mật, vàng da do ứ mật, áp xe gan, tắc ruột…
  • Làm nghẽn ống tuỵ dẫn đến viêm tuỵ cấp hoặc bán cấp.
  • Chui vào ruột dư làm viêm suột dư.
  • Làm viêm màng bụng khu trú hoặc lan toả do giun làm thủng ruột.

Điều trị giun đũa như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều lọai thuốc để điều trị giun đũa, thường dùng 1 liều duy nhất. Có thể dùng một trong những thuốc sau: pyrentel palmoate, Levamisole, Flubendazole. Dùng thuốc này phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra dân gian có nhiều cách chữa khác như:

– Hạt Bí ngô (bí đỏ) 40g, rang cho hơi vàng, lột vỏ ăn lúc sáng sớm, khi đói bụng. Người lớn dùng 80g (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

– Vỏ Soan (lấy hướng mặt trời mọc càng tốt), lột vỏ, cạo lớp vỏ nâu ngoài, sao hơi vàng, tán bột, đóng thành gói 01g. Uống liền ba buổi sáng, lúc đói (có thể chấm chuối ăn cho dễ). Trẻ dưới 5 tuổi: cấm dùng. Trẻ 5-15 tuổi: uống ½ đến 1 gói/ngày. Người lớn 2-3 gói/ngày.

– Hạt Trâm bầu, tán bột, hoà đường cho uống hoặc chấm chuối ăn. Trẻ nhỏ 4-8g/ngày. Người lớn 8-12g/ngày (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Châm cứu

Châm huyệt Tứ phùng, nặn ra ít máu. Chỉ châm 1-2 lần, cách 2 ngày, có thể làm cho giun đũa chui ra ở trẻ nhỏ.

Phòng ngừa nhiễm giun đũa

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cho bạn và những người thân của mình bằng cách:

  • Tránh ăn những loại rau quả được bón bằng phân người.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín, uống chín, không dùng phân người để tưới rau.
  • Không nên đi tiêu bừa bãi ra bờ ruộng, bãi cỏ.
  • Dùng thuốc tím pha loãng 1% trong nước dùng để ngâm rau chỉ diệt được một số vi trùng chứ không diệt được trứng giun. Nếu pha thuốc tím đậm quá thì rau lại bị héo, đổi mầu, ăn không ngon.
]]>
https://meyeucon.org/12697/giun-dua-trieu-chung-bien-chung-cach-chua-tri/feed/ 0
Hiệu quả của việc bổ sung vitamin A kết hợp với tẩy giun https://meyeucon.org/8442/hieu-qua-cua-viec-bo-sung-vitamin-a-ket-hop-voi-tay-giun/ https://meyeucon.org/8442/hieu-qua-cua-viec-bo-sung-vitamin-a-ket-hop-voi-tay-giun/#respond Mon, 19 Jul 2010 04:24:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=8442 Vừa qua, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua bổ sung vitamin A mở rộng và tẩy giun cho trẻ em tại 18 tỉnh khó khăn tại Việt Nam.

Đây là dự án được lồng ghép vào Chương trình mục tiêu PCSDDTE do Quỹ xóa đói giảm nghèo của Nhật Bản và WHO tài trợ thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với nguồn kinh phí khoảng 1 triệu USD, được triển khai từ 9/2007 và sẽ kết thúc vào 9/2010.

Sau gần 3 năm triển khai, dự án đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ: 8 triệu lượt trẻ em từ 6 – 60 tháng tuổi được uống vitamin A và 6 triệu lượt trẻ em từ 24 – 60 tháng tuổi được uống thuốc tẩy giun; tình trạng dinh dưỡng ở 18 tỉnh khó khăn được cải thiện rõ rệt và trong quá trình triển khai đảm bảo độ an toàn cao, không có phản ứng phụ;…

Theo PGS.TS. Lê Thị Hợp, Giám đốc Viện Dinh dưỡng: Hiện nay ở nước ta tỷ lệ SDDTE thể thấp còi đang ở mức cao, do vậy dự án bổ sung vitamin A mở rộng kết hợp với tẩy giun được coi là giải pháp thiết thực, có ý nghĩa và bền vững trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ em Việt Nam.

Lợi ích trong việc kết hợp giữa bổ sung vitamin A và tẩy giun là có tính khả thi cao, ThS. Trương Hồng Sơn – Thư ký Chương trình mục tiêu PCSDDTE cho biết: Bổ sung vitamin A và tẩy giun là cùng 6 tháng/lần; đơn giản về trang thiết bị dụng cụ, đồng nhất về mạng lưới phân phối thuốc; tương đương về đối tượng (6 – 60 tháng tuổi); truyền thông, theo dõi, báo cáo có thể lồng ghép; giá thành rẻ…

Dự án trên sẽ kết thúc vào 9/2010, bởi vậy việc tìm nguồn kinh phí để tiếp tục duy trì các hoạt động cho dự án trong thời gian tới đã được các ban ngành chức năng thảo luận và tính đến như: sự hỗ trợ từ Chính phủ, địa phương và đặc biệt từ các tổ chức quốc tế WHO, UNICEF, Quỹ xóa đói giảm nghèo Nhật Bản, ADB…

Được biết, đến 2012, Việt Nam sẽ không có sự hỗ trợ từ quốc tế mà phải dùng ngân sách Nhà nước để mua vitamin A, năm 2011 chưa có nguồn mua thuốc tẩy giun. Mỗi năm Việt Nam cần một khoản kinh phí gần 7 tỷ đồng để mua 12 triệu viên vitamin A (tương đương 6 tỷ đồng) và thuốc tẩy giun…

]]>
https://meyeucon.org/8442/hieu-qua-cua-viec-bo-sung-vitamin-a-ket-hop-voi-tay-giun/feed/ 0