Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân không có tim thai https://meyeucon.org/15330/nguyen-nhan-khong-co-tim-thai/ https://meyeucon.org/15330/nguyen-nhan-khong-co-tim-thai/#comments Sun, 02 Jan 2011 17:25:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=15330 Hỏi: Con gái tôi năm nay 30 tuổi, sau khi mất kinh hơn 1 tuần có dùng que thử, sau đó đi khám bác sĩ đã xác định là có thai. Theo hẹn đến tuần thứ 8 đi khám thai lại, bác sĩ nói không có tim thai và phải nạo bỏ. Vậy Bác sĩ cho biết nguyên nhân của việc không có tim thai thường là do đâu? Có ảnh hưởng đến việc đậu thai lần sau không? Có phải lưu ý gì khi chuẩn bị mang thai và chăm sóc thai ở những tháng đầu không? Cảm ơn Bác sĩ

Trả lời: Theo như tình trạng của bạn thì bạn đã bị thai lưu hoặc trứng trống. Bệnh lý này thường là do trứng thụ thai không tốt, có thể có những rối loạn nhiễm sắc thể… Thai lưu có thể chỉ bị một lần, nhưng vẫn có thể tái phát nếu nguyên nhân là bất đồng nhóm máu hoặc rối loạn nhiễm sắc thể từ bố mẹ. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế khám thai ngay khi vừa trễ kinh để bác sĩ tư vấn. Nếu lần thứ hai vẫn bị thai lưu, thì phải có những xét nghiệm chuyên sâu khảo sát về mặt di truyền học cho cả bạn và chồng bạn. Để lần có thai sau giảm được nguy cơ thai lưu, bạn nên giữ sức khoẻ trong 4-6 tháng, uống thêm acid folic cho đến khi có kế hoạch mang thai lại.

]]>
https://meyeucon.org/15330/nguyen-nhan-khong-co-tim-thai/feed/ 6
Dấu hiệu cảnh báo thai lưu https://meyeucon.org/11762/dau-hieu-canh-bao-thai-luu/ https://meyeucon.org/11762/dau-hieu-canh-bao-thai-luu/#respond Thu, 26 Aug 2010 15:18:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=11762 Thai lưu là tình trạng thai bị chết trước khi sinh ra nhưng sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu nhưng theo các chuyên gia, có đến 50% trường hợp thai lưu không có nguyên nhân cụ thể.

Những dấu hiệu dưới đây có thể cảnh báo tình trạng thai lưu:

1. Thiếu chuyển động của thai

Khi người mẹ không còn nhận thấy chuyển động của bé nữa thì đó có thể là một dấu hiệu của thai lưu. Đếm số lần thai máy là điều người mẹ nên làm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Để biết cách đếm số lần thai chuyển động, người mẹ nên nằm nghiêng về một bên và đếm bất kỳ chuyển động nào của bé mà mẹ cảm nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tiếng).

2. Tử cung không phát triển

Khi bé lớn lên, tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Nếu thai lưu, tất nhiên, tử cung của mẹ không còn phát triển nữa. Trong những lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Một tử cung mà không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì chắc hẳn, có trục trặc nào đó. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa kết luận cuối cùng về việc tại sao tử cung ngừng mở rộng.

3. Không nghe được tim thai

Các cuộc khám thai định kỳ thường kiểm tra nhịp tim thai. Một thiết bị đặc biệt sẽ được sử dụng để lắng nghe tim thai. Có nhiều trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim nhưng bác sĩ sẽ tiếp tục quá trình đo cho đến khi tìm được tim thai. Nếu vẫn không thấy tim thai, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai đã bị chết.

]]>
https://meyeucon.org/11762/dau-hieu-canh-bao-thai-luu/feed/ 0
Yếu tố làm tăng thai lưu https://meyeucon.org/10948/yeu-to-lam-tang-thai-luu/ https://meyeucon.org/10948/yeu-to-lam-tang-thai-luu/#respond Fri, 06 Aug 2010 04:35:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=10948 Thai lưu là khái niệm chỉ bào thai bị hỏng ở tuần 20 (hoặc sau tuần 20). Trước tuần 20, thai hỏng không gọi là thai lưu mà gọi là sảy thai.

Ở Mỹ, khoảng 25.000 ca thai lưu được báo cáo mỗi năm. Tỷ lệ thai lưu đã giảm xuống trong nhiều năm qua do hiểu biết về nguyên nhân thai lưu và giảm nguy cơ gây ra nó. Chẳng hạn, trong năm 2004, tỷ lệ thai lưu ở Mỹ là 6,2/1000, thấp hơn so với tỷ lệ 6,4/1000 năm 2002. Tỷ lệ thai lưu trong tuần 20-27 của thai kỳ vẫn khá ổn định từ năm 1990 đến nay (khoảng 3,2/1000) trong khi tỷ lệ thai lưu cuối thai kỳ (từ tuần 28 trở đi) đã giảm xuống (từ 4,3 còn 3,1/1000).

Yếu tố nguy cơ

  • Tiểu đường và cao huyết áp là yếu tố làm tăng thai lưu. Người mẹ mắc tiểu đường có nguy cơ thai lưu cao gấp 5 lần nhóm người mẹ không mang bệnh.
  • Béo phì ở mẹ là yếu tố được biết đến làm tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu. Những thai phụ có chỉ số cơ thể (BMI) là 30-39,9, tỷ lệ thai lưu lên tới 8/1000. Với thai phụ có BMI trên 40, tỷ lệ này là 11/1000.
  • Yếu tố khác làm tăng thai lưu là song thai (đa thai). Song thai (đa thai) có tỷ lệ lưu thai cao hơn 4 lần so với đơn thai.
  • Phụ nữ 25 tuổi trở lên cũng có nguy cơ lớn thai lưu. Người mẹ mang thai lần đầu cũng có nguy cơ lưu thai lớn hơn người mẹ đã từng sinh con.

Theo Mẹ và bé / Efigee

]]>
https://meyeucon.org/10948/yeu-to-lam-tang-thai-luu/feed/ 0
Thai lưu nhiều lần https://meyeucon.org/4009/thai-luu-nhieu-lan/ https://meyeucon.org/4009/thai-luu-nhieu-lan/#comments Fri, 14 May 2010 08:49:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=4009 Hỏi: Tôi 43 tuổi, chồng 44, đã có con gái 7 tuổi. Trước khi sinh con, tôi có thai ngoài dạ con. Sau đó thai lưu ba lần (hai lần thai 14 tuần, một lần được 5 tuần).

Lần có thai gần nhất bác sĩ chích HCG liên tục, đồng thời uống kèm proffek nhưng đến 14 tuần thai ngừng phát triển. Vợ chồng tôi cùng nhóm máu O có ảnh hưởng gì đến việc mang thai?

Trả lời: Qua những thông tin kể trong thư thì chị gặp phải trường hợp bị sẩy thai liên tiếp. Nguyên nhân của sẩy thai rất nhiều, có thể kể ra những nguyên nhân chính sau: yếu tố di truyền, yếu tố giải phẫu, yếu tố nội tiết, yếu tố miễn dịch. Ngoài ra còn 20-30% các trường hợp sẩy thai mà không có nguyên nhân.

Vợ chồng chị cùng nhóm máu O, điều này hoàn toàn không liên quan đến việc sẩy thai. Tuy nhiên, tôi không biết chị đã được làm xét nghiệm máu về yếu tố Rhésus chưa? Nếu chưa làm thì chị nên đi làm xét nghiệm này để loại trừ trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ và con.

Theo tôi, ở độ tuổi của chị thì không nên tiếp tục có con nữa, vì sau 40 tuổi ngay cả những cặp vợ chồng hoàn toàn bình thường khi mang thai tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở con cũng khá cao. Nếu vẫn muốn có con thì anh chị cần đi xét nghiệm thêm nhiễm sắc thể ở giai đoạn trứng và tinh trùng (làm ở Viện Pasteur TP.HCM). Ngoài ra, anh chị cũng cần đi khám tổng quát để tìm thêm một số nguyên nhân khác gây nên việc khó có con.

]]>
https://meyeucon.org/4009/thai-luu-nhieu-lan/feed/ 2