Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Về việc phòng chống thiếu máu trong thai kỳ https://meyeucon.org/26165/ve-viec-phong-chong-thieu-mau-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/26165/ve-viec-phong-chong-thieu-mau-trong-thai-ky/#respond Fri, 11 Jan 2013 23:00:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=26165 Thiếu máu trong thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh thiếu máu.

Khi phụ nữ mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao để phù hợp với sự thay đổi sinh lý của người mẹ và cung cấp cho thai nhi. Thông thường nhu cầu về chất sắt và acid folic thường tăng gấp đôi so với bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu.

Phụ nữ do bị mất máu hằng tháng qua kinh nguyệt nên rất dễ bị thiếu máu từ trước khi mang thai. Đặc biệt, với những phụ nữ khi mang thai bị nhiễm giun sán thì sẽ càng bị thiếu máu nặng nề hơn.

Bổ sung dinh dưỡng để phòng chống thiếu máu.

Thiếumáu trong thai kỳ khiến người mẹxanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, nuôi dưỡng bào thai kém, hay buồn ngủ, không thể tập trung chú ý suy nghĩ, giảm khả năng làm việc và chăm sóc gia đình. Ngay sau sinh, mẹ thường mất nhiều máu và nhiễm trùng, tạo sữa mẹ giảm.

Việc thiếu máu cũng khiến bào thai bị suy dinh dưỡng, sinh nhẹ ký, sinh thiếu tháng, dễ tử vong. Em bé sinh ra đời bị thiếu tháng và yếu ớt, dễ bị nhiễm trùng và nguy hiểm hơn là làm cho bộ não phát triển kém, ảnh hưởng đến trí tuệ sau này.

Do đó, nên ăn uống đầy đủ, không kiêng khem, đặc biệt ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, gan, trứng, huyết, các loại đậu đỏ, rau xanh như rau dền, rau muống, rau ngót, rau đay, rau lang.. cùng các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, sơri để tăng khả năng hấp thu sắt.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, ngoài việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên uống thuốc sắt kết hợp acid folic đều đặn mỗi ngày từ khi biết mình có thai và liên tục cho đến một tháng sau sinh. Thông thường mỗi ngày một liều 60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic để phòng tránh thiếu máu.

Một số lưu ý khi uống viên sắt:

  • Nên uống giữa hai bữa ăn và uống vào bữa tối trước khi đi ngủ.
  • Nếu lỡ quên ngày nào thì sau đó cứ tiếp tục uống bình thường, không uống bù.
  • Không uống viên sắt với nước trà hoặc sữa.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi uống viên sắt:

Đi cầu phân đen:

Sắt trong đường ruột làm cho phân có màu đen. Bạn không phải ngại vì khi ngưng uống viên sắt, phân sẽ trở lại bình thường.

Bị xót ruột, buồn nôn hoặc nôn:

Uống thuốc lúc no hoặc sau bữa ăn khoảng một tiếng

Táo bón:

Cần ăn nhiều rau và trái cây, uống đầy đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày và vận động (đi bộ nhẹ nhàng để hạn chế táo bón)

Cần lưu ý, việc phòng chống nhiễm giun trước khi mang thai cũng là việc làm cần thiết, vì nhiễm giun làm tăng nguy cơ thiếu máu ở bà mẹ. Tránh xổ lãi khi biết có thai mà nên xổ sau khi sinh hoặc trước khi có thai. Cần hỏi ý kiến y bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì.

]]>
https://meyeucon.org/26165/ve-viec-phong-chong-thieu-mau-trong-thai-ky/feed/ 0
Thiếu máu và sức khỏe thai kỳ https://meyeucon.org/17317/thieu-mau-va-suc-khoe-thai-ky/ https://meyeucon.org/17317/thieu-mau-va-suc-khoe-thai-ky/#respond Wed, 01 Jun 2011 20:15:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=17317 Hỏi: Chào bác sĩ. Hồi tôi mang thai tuần thứ 11, đi xét nghiệm thấy kết quả bị thiếu máu nhẹ. Bây giờ, thai đã được 20 tuần, vậy có cần xét nghiệm lại để kiểm tra xem còn thiếu máu hay không? Mẹ thiếu máu thì thai nhi có bị ảnh hưởng không?

Trả lời: Thiếu máu có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. Với mẹ, tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi, suy nhược, thiếu tập trung, khi sinh dễ bị băng huyết, thời gian chuyển dạ kéo dài, sau khi sinh có nguy cơ nhiễm trùng. Với thai nhi, có nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy, mẹ mang thai thiếu máu, bé sau này dễ bị rối loạn chuyển hóa (trong đó có chứng béo phì). Thiếu máu có nhiều dạng như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu tán huyết. Tùy vào từng thể bệnh mà các BS có phương cách điều trị khác nhau.

Nếu phát hiện thiếu máu nhẹ ở giai đoạn sớm của thai kỳ và bổ sung kịp thời các chất cần thiết (sắt, acid folic, vitamin B12, đạm, các vitamin khác) thì có thể tránh được các nguy cơ kể trên. Bạn nên xét nghiệm lại để kiểm tra tình trạng thiếu máu.

]]>
https://meyeucon.org/17317/thieu-mau-va-suc-khoe-thai-ky/feed/ 0
Nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu https://meyeucon.org/16955/nguy-co-thieu-mau-thieu-sat-o-ba-bau/ https://meyeucon.org/16955/nguy-co-thieu-mau-thieu-sat-o-ba-bau/#comments Mon, 02 May 2011 20:42:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=16955 Thống kê cho thấy tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt lên đến 50%. Bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này.

Có thể bổ sung sắt thông qua dinh dưỡng thai kỳ

Thiếu máu và những nguy cơ sức khỏe…

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin-một protein quan trọng của hồng cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Phụ nữ trong độ tuổi 15-30 có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêu thụ quá ít sắt từ thực phẩm, theo thời gian, cơ thể sẽ trở nên thiếu sắt. Ngoài ra, việc dùng một số loại thuốc trị bệnh đau bao tử sẽ làm giảm đi các acid ở dạ dày, ngăn chặn quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, lượng sắt cần mỗi ngày tăng gấp bốn lần (60mg/ngày). Lượng sắt này dùng dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho thai nhi. Thai phụ thiếu sắt dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp. Đó là lý do phụ nữ nói chung và bà mẹ mang thai nói riêng cần thiết bổ sung sắt đầy đủ trong độ tuổi sinh đẻ và giai đoạn thai kỳ.

Cách phòng trừ bệnh thiếu máu hiệu quả

Ngoài việc tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu sắt (thịt bò, thịt heo, cá thu, cá ngừ, trứng, đậu, gan, rau xanh, hoa quả…), bác sĩ cũng khuyến khích thai phụ dùng bổ sung hàng ngày viên sắt trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Mẹ cần lưu ý rằng việc uống viên sắt chứa muối sắt II cổ điển thường gây ra một số tác dụng phụ: táo bón, khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và có vị tanh kim loại khó uống. Để tránh tình trạng trên, viên sắt Saferon là một giải pháp hiệu quả.

]]>
https://meyeucon.org/16955/nguy-co-thieu-mau-thieu-sat-o-ba-bau/feed/ 9
Mẹ mang thai thiếu sắt, con gặp nguy cơ hen suyễn https://meyeucon.org/16492/me-mang-thai-thieu-sat-con-gap-nguy-co-hen-suyen/ https://meyeucon.org/16492/me-mang-thai-thieu-sat-con-gap-nguy-co-hen-suyen/#comments Mon, 04 Apr 2011 21:01:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=16492 Thêm một lý do để tăng cường các nguồn bổ sung sắt, đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai, khi các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng việc thiếu chất sắt trong thời kỳ mang thai có thể tác động trực tiếp đối với hệ hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Annals of Allergy, Asthma & Immunology số ra tháng Ba.

Tiến sỹ Elizabeth Triche, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện thấy mối liên hệ giữa việc thiếu máu ở phụ nữ mang thai với các triệu chứng thở khò khè và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.”

Tiến sỹ Triche và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu đối với 597 gia đình, trước đây đã từng tham gia một thí nghiệm về hen suyễn trong thời kỳ mang thai (AIP). Kết quả cho thấy có khoảng 12% các bà mẹ bị thiếu máu khi mang thai. Trong số con cái của họ có 22% bị tái phát triệu chứng thở khò khè khi được một tuổi và 17% bị hen suyễn chủ động khi được 6 tuổi.

Các nhà khoa học cho rằng: “Thông điệp đối với các bà mẹ là hãy uống đủ các chất sắt bổ sung và con cái của bạn có thể sẽ thở dễ dàng hơn. Chúng tôi nhận thấy tác động của chứng thiếu máu đối với sức khỏe hô hấp của trẻ nhỏ thậm chí mạnh hơn và kéo dài hơn đối với những phụ nữ bị hen suyễn, thiếu máu khi mang thai.”

Bệnh hen suyễn là bệnh về hệ hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Khoảng 8% phụ nữ ở độ tuổi mang thai bị mắc bệnh hen suyễn. Tại Mỹ, khoảng 9% phụ nữ mang thai nói chung và 27% phụ nữ mang thai ở các gia đình có thu nhập thấp bị thiếu máu. Có tới 95% chứng thiếu máu khi mang thai là do thiếu sắt.

]]>
https://meyeucon.org/16492/me-mang-thai-thieu-sat-con-gap-nguy-co-hen-suyen/feed/ 1
Biểu hiện thiếu máu khi mang thai https://meyeucon.org/16460/bieu-hien-thieu-mau-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16460/bieu-hien-thieu-mau-khi-mang-thai/#respond Sun, 03 Apr 2011 21:00:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=16460 Hỏi: Do không kế hoạch nên con lớn chưa được 1 tuổi, tôi lại đã dính bầu 3 tháng. Gần đây tôi thấy da dẻ xanh xao, rất mệt mỏi, chóng mặt. Xin hỏi có phải đó là biểu hiện của thiếu máu không?

Trả lời: Biểu hiện của thiếu máu ở phụ nữ mang thai gồm: Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, khó thở khi gắng sức, niêm mạc nhợt nhạt (biểu hiện ở môi hoặc mí mắt). Do thời gian giữa các kỳ sinh của bạn quá ngắn (chưa đến 1 năm) nên rất có thể bạn đang bị thiếu máu.

Nguy hiểm của thiếu máu khi mang thai là tỷ lệ tử vong ở mẹ cao hơn những phụ nữ bình thường. Thiếu máu cũng gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Vì vậy, bạn nên đi khám thai và thử máu chậm nhất vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Nếu hàm lượng hemoglobin trong máu thấp dưới 11g/100ml thì chắc chắn bạn bị thiếu máu.

]]>
https://meyeucon.org/16460/bieu-hien-thieu-mau-khi-mang-thai/feed/ 0
Bà bầu thiếu máu, nguy hiểm tính mạng https://meyeucon.org/13540/ba-bau-thieu-mau-nguy-hiem-tinh-mang/ https://meyeucon.org/13540/ba-bau-thieu-mau-nguy-hiem-tinh-mang/#respond Wed, 03 Nov 2010 10:02:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=13540 Chất sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong vận chuyển ôxy cho cơ thể. Cơ thể thiếu ôxy sẽ hoạt động kém đi. Vì vậy khi thiếu sắt, triệu chứng thường gặp ở người mẹ là da xanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, hay buồn ngủ, khó tập trung chú ý.

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Đến giai đoạn sau, thiếu sắt có thể gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu đến giai đoạn sinh nở có thể bị băng huyết sau khi sinh, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây thiếu sắt ở thai phụ là chế độ ăn uống không đủ, ăn các thực phẩm thiếu sắt hoặc mắc các bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thu được sắt. Ngoài ra, nếu các bà mẹ bị nhiễm giun, gây chảy máu âm thầm qua đường ruột cũng có nguy cơ thiếu sắt rất cao.

Tình trạng thiếu sắt rất hay gặp phải khi phụ nữ mang thai. Nhu cầu sắt trong thực phẩm của người bình thường là 12 – 15 mg mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần gấp rưỡi lượng sắt này. Để bổ sung sắt, thai phụ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh… Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt tốt nhất. Để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, thai phụ cần ăn đủ rau xanh và quả chín nhiều vitamin C.

Với những trường hợp thiếu sắt, ngoài chế độ ăn uống, thai phụ cũng cần bổ sung sắt bằng thuốc và viên sắt. Bà mẹ nên uống từ lúc bắt đầu có thai, uống trong suốt thời kỳ mang thai và tiếp tục đến sau khi sinh một tháng. Thậm chí, phụ nữ ngay từ lúc có thai hoặc trong độ tuổi sinh đẻ, bắt đầu thời kỳ hành kinh cũng nên uống viên sắt.

Ths. BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
https://meyeucon.org/13540/ba-bau-thieu-mau-nguy-hiem-tinh-mang/feed/ 0
Bổ sung sắt khi mang thai như thế nào? https://meyeucon.org/12641/bo-sung-sat-khi-mang-thai-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/12641/bo-sung-sat-khi-mang-thai-nhu-the-nao/#comments Fri, 24 Sep 2010 09:22:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=12641 Bệnh thiếu máu hay thiếu hụt sắt thường xảy ra khi các tế bào máu không đủ sắt (hay các hồng cầu) để vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Biểu hiện phổ biến nhất của chứng bệnh thiếu máu khi mang thai là thở hổn hển và thấy mệt mỏi.

Cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Trước khi mang thai, cơ thể bạn cần 15milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.

Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (30mg/ngày). Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Làm thế nào để biết mình mắc bệnh thiếu máu?

Khi đi khám tiền sinh, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hồng cầu xem có đạt yêu cầu không. Nếu bình thường thì nó vẫn sẽ giảm chút ít trong suốt quá trình mang thai do lượng dịch trong máu tăng, làm “loãng” máu.

Vì vậy, bạn cần được bổ sung viên sắt ngay từ những ngày đầu mang thai. Với những người có mức hồng cầu đạt yêu cầu thì sẽ bổ sung sắt ở giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ.

Biểu hiện của chứng thiếu máu?

Rất khó để biết rằng mình đang mắc chứng thiếu máu mặc dù sự mệt mỏi là một biểu hiện khá rõ.

Da xanh tái, móng tay dòn, dễ gãy, hơi thở hổn hển, hoa mắt chóng mặt, ít khát nước và thậm chí là thèm ăn một thứ nào đó (giấy, gạch…) đều có thể là biểu hiện của chứng thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác.

Điều trị như thế nào?

Nếu thiếu máu mới chỉ ở dạng nhẹ thì chỉ cần cải thiện chế độ ăn là ổn. Các bác sĩ sẽ cùng với bạn xây dựng 1 thực đơn mà đảm bảo cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các vi chất.

Nếu nồng độ sắt trong cơ thể thấp, bác sĩ sẽ kê viên sắt bổ sung.

Uống viên sắt bổ sung có thể gây ra chứng táo bón vì vậy nhất thiết phải bổ sung chất xơ trong chế độ ăn mỗi khi bạn uống loại vi chất này. Các loại rau củ tăng cường chất xơ tốt nhất là các loại rau củ làm sa lát như: dưa chuột, cà chua, củ cải đường, củ cải trắng, hành tây và cà rốt. Thêm một chút nước cốt chanh để tăng hương vị và cũng là để bổ sung thêm vitamin C, một vi chất giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Nếu chứng táo bón không thuyên giảm thì bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn hình thức bổ sung sắt khác phù hợp hơn.

Những ai dễ bị thiếu máu trong khi bầu bí?

Những phụ nữ có chế độ ăn nghèo nàn chất sắt sẽ bị mắc chứng thiếu máu. Đây cũng là những phụ nữ thường ốm nghén (buồn nôn, nôn ói thường xuyên) trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Chứng thiếu máu cũng có thể xảy ra khi bạn đẻ dày hay mang đa thai hoặc bạn đã từng gặp vấn đề về sức khỏe trước khi bầu bí.

Chứng thiếu máu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Nếu được ngăn chặn sớm và được điều trị triệt để trong suốt quá trình thai kỳ thì bé yêu của bạn sẽ không hề bị ảnh hưởng gì.

Thai nhi có nhu cầu về sắt cao nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ vì vậy đây là thời điểm bạn nên đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt.

Nhiều bác sĩ cho rằng chứng thiếu máu là nguyên nhân gây ra sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi cơ thể được bổ sung sắt đầy đù, thì kết quả kiểm tra chỉ số Apgar (đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh) của trẻ sinh ra cũng sẽ tốt hơn.

Chế độ ăn nào tối ưu nhất?

Các BS chuyên khoa cảnh báo: Nếu chỉ bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt sẽ không thể làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Như vậy, phải kết hợp giữa sắt và protein, đặc biệt là protein động vật, mới làm tăng khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, trong bữa ăn nên có các loại thịt đỏ, thịt gà và cá.

Nếu bạn ăn chay thì cần ăn nhiều các loại rau lá xanh như cải chíp, cải làn, bạc hà…

Đậu nành, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, ngũ cốc bổ sung sắt, khoai tây, nho khô, mận khô và đậu lăng, đậu Hà Lan… đều rất giàu chất sắt.

Các loại quả giàu chất sắt gồm: quả lựu, mơ (đặc biệt là mơ khô, mứt mơ), mận, chuối và nho đen.

Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt trong thực phẩm vì thế nên uống thêm nước cam để phòng chứng thiếu máu.

Trà, cà phê, cola và các loại đồ uống có ga sẽ “cản” sự hấp thụ chất sắt vào cơ thể vì vậy nên giảm dần và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn hằng ngày.

Một vài mẹo bổ sung sắt thú vị:

– Bữa ăn nhẹ nên có dừa nạo sợi, các loại hạt, nho khô và chà là.

– Nấu ăn trong các đồ dùng bằng sắt (đặc biệt là khi chế biến các thực phẩm có tính axit như nước cà chua).

Uống bổ sung viên sắt như thế nào?

– Vi chất sắt trong viên uống bổ sung sẽ được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng (ngủ dậy sau một giấc ngủ đêm) nhưng khi mang thai, dạ dày thường rất khó chấp nhận “chuyện này”. Vậy nên bạn có thể uống bổ sung viên sắt 1 tiếng trước khi ăn.

Lưu ý là không uống bổ sung viên sắt cùng thời điểm với canxi bổ sung hay các loại axit amin vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/12641/bo-sung-sat-khi-mang-thai-nhu-the-nao/feed/ 3
Bổ sung chất sắt trong thai kỳ https://meyeucon.org/12639/bo-sung-chat-sat-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/12639/bo-sung-chat-sat-trong-thai-ky/#comments Fri, 24 Sep 2010 09:15:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=12639 Hầu hết các bà bầu khi bắt đầu bước vào thời kỳ mang thai đều biết rõ việc cần bổ sung sắt, canxi và axit folic để hỗ trợ quá trình hình thành ban đầu của thai nhi. Nhưng chính xác thì bạn cần bổ sung như thế nào?

Tại sao cần bổ sung sắt khi mang thai?

Ngay cả khi trước khi bạn mang thai, cơ thể của bạn đã rất cần chất sắt vì rất nhiều lý do:

– Đó là chất cần thiết để tái tạo hemoglobin, protein trong các tế bào máu, mang ôxy đi đến các tế bào khác để nuôi dưỡng cơ thể.

– Đây là một thành phần quan trọng của myoglobin (một protein giúp cung cấp oxy cho cơ bắp của bạn), collagen (một loại protein có trong xương, sụn và mô liên kết khác) và các loại enzyme.

– Giúp bạn duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nhưng trong quá trình mang thai, bạn cần nhiều hơn loại khoáng sản quan trọng này bởi vì:

– Lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên khi mang thai, cho đến khi bạn tăng đến mức nhiều hơn 50% so với bình thường, vì vậy bạn cần nhiều chất sắt để tăng cường hemoglobin hơn nữa.

– Bạn cần bổ sung chất sắt cho em bé và nhau thai phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn thứ 2 và 3 của thai kỳ.

– Thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến sinh non, trọng lượng thai nhi thấp và tỷ lệ trẻ tử vong cao.

Bạn cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

  • Đối với phụ nữ mang thai: 27mg sắt mỗi ngày.
  • Đối với phụ nữ bình thường: 18mg sắt mỗi ngày.

Bạn không cần đặt mục tiêu đạt được lượng sắt như vậy mỗi ngày, thay vào đó, bạn cần ăn và chia trung bình cho cả tuần hoặc một vài ngày.

Những thực phẩm có chứa nhiều sắt

Thịt đỏ là một trong những nguồn bổ sung sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Gan cũng cung cấp một lượng sắt rất cao nhưng vì nó có lượng vitamin A quá cao nên cần tránh ăn khi mang thai. Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung sắt từ các loại đậu, rau, ngũ cốc…

]]>
https://meyeucon.org/12639/bo-sung-chat-sat-trong-thai-ky/feed/ 4
Thực đơn phòng thiếu máu cho phụ nữ mang thai https://meyeucon.org/11416/thuc-don-phong-thieu-mau-cho-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/11416/thuc-don-phong-thieu-mau-cho-phu-nu-mang-thai/#comments Tue, 17 Aug 2010 13:52:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=11416 Để tránh tình trạng thiếu máu trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần ăn các loại thực phẩm có nhiều sắt như gan động vật (bao gồm cả gan gia cầm), thịt nạc, huyết heo, huyết vịt, lòng đỏ trứng, nấm hương, rong biển, rau cần, rau dền, rau chân vịt, mộc nhĩ đen.

Chè đậu đỏ

– Canh mộc nhĩ đen nấu táo tàu: 15g mộc nhĩ đen, 10 quả táo tàu, 30g đường phèn.

Ngâm mộc nhĩ đen và táo tàu cho nở, cho nước vào đun sôi chừng 15 phút, cho đường phèn vào khuấy tan rồi ăn. Có công dụng bổ máu, thích hợp cho sản phụ thiếu máu.

– Chè đậu đỏ: 30g đậu đỏ, 30g đậu xanh, 30g lạc nhân, đường trắng hoặc đường phèn 100g.

Đậu đỏ, đậu xanh và lạc nhân rửa sạch, cho nước vào ninh nhừ, cho đường vào khuấy tan ăn khi nóng. Có tác dụng bổ máu tăng hồng cầu.

– Canh gân móng bò: Gân móng bò 100g, lạc nhân 20g, gia vị vừa đủ.

Nấu gân móng bò và lạc nhân trong 30 phút cho nhừ, thêm gia vị vừa đủ rồi ăn. Loại canh này chứa nhiều protein chất lượng tốt và nhiều loại vitamin, thai phụ dùng có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu làm cơ thể khoẻ mạnh, giúp thai nhi phát triển tốt.

– Canh gan và táo tàu: 50g gan lợn, 10 quả táo tàu, 15g mộc nhĩ đen, 30g rau chân vịt, 3 lát gừng.

Gan lợn rửa sạch thái lát, rau chân vịt rửa sạch cắt khúc, mộc nhĩ đen ngâm nở rồi thái nhỏ, táo tàu rửa sạch. Cho tất cả các thứ trên vào nồi nấu sôi, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Sau đó cho rau chân vịt, muối, gừng vào đun, đun thêm 5 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục 3 – 5 ngày.

– Cháo ngô nấu gan dê: Gan dê 50g, bột ngô 50g, rau chân vịt 50g, 01 quả trứng gà.

Gan dê và rau chân vịt rửa sạch, cắt nhỏ cùng cho vào nồi nấu với bột ngô, thêm lượng nước vừa đủ để thành cháo. Khi đã chín đập trứng gà vào quấy đều là được. Mỗi ngày ăn 2 lần.

Cháo này chưa nhiều protein, canxi, sắt và nhiều loại vitamin, có tác dụng bổ máu, giúp thai nhi phát triển tốt.

Lương y Vũ Quốc Trung

]]>
https://meyeucon.org/11416/thuc-don-phong-thieu-mau-cho-phu-nu-mang-thai/feed/ 2
Mẹ thiếu sắt, con suy dinh dưỡng https://meyeucon.org/6656/me-thieu-sat-con-suy-dinh-duong/ https://meyeucon.org/6656/me-thieu-sat-con-suy-dinh-duong/#respond Wed, 07 Jul 2010 08:22:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=6656 Những phụ nữ bị thiếu sắt khi mang thai sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiều nguy cơ như đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

Theo Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám – tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ hiện rất cao. Nguyên nhân chính là thiếu sắt. Một thống kê của Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2006 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ thiếu sắt khi mang thai ở Việt Nam lên tới 37,6%.

Gây suy dinh dưỡng bào thai

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, cho biết chất sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong vận chuyển ôxy cho cơ thể. Cơ thể thiếu ôxy sẽ hoạt động kém đi. Vì vậy khi thiếu sắt, triệu chứng thường gặp ở người mẹ là da xanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, hay buồn ngủ, khó tập trung chú ý, suy nghĩ.

Theo bà Hải, trong quá trình tạo hồng cầu cũng có sự tham gia của nhiều vi chất dinh dưỡng như đạm, sắt, kẽm, đồng… Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt vẫn là phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu. Đến giai đoạn sau, thiếu sắt có thể gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu đến giai đoạn sinh nở có thể bị băng huyết sau khi sinh, nguy hiểm đến tính mạng.

Thai phụ nên uống bổ sung viên sắt từ đầu thai kỳ đến sau khi sinh.

Nguyên nhân gây thiếu sắt ở thai phụ là chế độ ăn uống không đủ, ăn các thực phẩm thiếu sắt hoặc mắc các bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thu được sắt. Ngoài ra, nếu các bà mẹ bị nhiễm giun, gây chảy máu âm thầm qua đường ruột cũng có nguy cơ thiếu sắt rất cao.

Tiếp tục bổ sung sắt sau sinh

Theo thạc sĩ Hải, tình trạng thiếu sắt rất hay gặp phải khi phụ nữ mang thai vì đến giai đoạn có thai, bà mẹ cần sắt để dự trữ trong thời kỳ bào thai và trong thời kỳ nuôi con bú. Vì vậy, người phụ nữ cần bổ sung sắt đều đặn từ khi bắt đầu có thai và ngay cả sau khi đã sinh con.

Bác sĩ Liên cũng cho biết, nhu cầu sắt trong thực phẩm của người bình thường là 12 – 15 mg mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần gấp rưỡi lượng sắt này. Để bổ sung sắt, thai phụ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh… Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt tốt nhất. Để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, thai phụ cần ăn đủ rau xanh và quả chín nhiều vitamin C.

Với những trường hợp thiếu sắt, ngoài chế độ ăn uống, thai phụ cũng cần bổ sung sắt bằng thuốc và viên sắt. Bà mẹ nên uống từ lúc bắt đầu có thai, uống trong suốt thời kỳ mang thai và tiếp tục đến sau khi sinh một tháng. Thậm chí, phụ nữ ngay từ lúc có thai hoặc trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49), bắt đầu thời kỳ hành kinh cũng nên uống viên sắt. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng sẽ có tác dụng dự phòng, hỗ trợ trong việc cung cấp sắt.

]]>
https://meyeucon.org/6656/me-thieu-sat-con-suy-dinh-duong/feed/ 0