Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ thiếu máu https://meyeucon.org/17001/tre-thieu-vitamin-d-lam-tang-nguy-co-thieu-mau/ https://meyeucon.org/17001/tre-thieu-vitamin-d-lam-tang-nguy-co-thieu-mau/#respond Sat, 07 May 2011 21:21:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=17001 Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Nhóm nghiên cứu nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể có quá ít hồng cầu cung cấp khí ô-xy và được chẩn đoán bằng việc đo hàm lượng hemoglobin. Để tìm ra mối liên hệ giữa hemoglobin và vitamin D, các chuyên gia phân tích dữ liệu từ các mẫu máu của hơn 9.400 người từ 2-18 tuổi.

Theo đó, hàm lượng vitamin D càng thấp thì hemoglobin càng thấp và nguy cơ thiếu máu càng tăng cao. Trẻ với lượng máu dưới 20 nanograms/milliliter (ng/ml), nguy cơ bị thiếu máu tăng cao hơn 50% so với trẻ với lượng máu từ 20 ng/ml trở lên. Với lượng vitamin D tăng mỗi 1 ng/ml, nguy cơ thiếu máu lại giảm 3%. Tắm nắng 10-15 phút mỗi ngày vào buổi sáng có thể giúp bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể

]]>
https://meyeucon.org/17001/tre-thieu-vitamin-d-lam-tang-nguy-co-thieu-mau/feed/ 0
Một số điều cần biết về thiếu máu dinh dưỡng https://meyeucon.org/14856/mot-so-dieu-can-biet-ve-thieu-mau-dinh-duong/ https://meyeucon.org/14856/mot-so-dieu-can-biet-ve-thieu-mau-dinh-duong/#respond Sat, 18 Dec 2010 15:28:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=14856 Đối với trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực, rất khó hồi phục sau này. Còn ở thai phụ, bệnh lý này làm tăng nguy cơ sẩy thai, đẻ non và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Đó là tình trạng lượng huyết cầu tố trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất cần thiết cho việc tạo máu.

Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30% dân số thế giới (700-800 triệu người) bị thiếu máu. Tại Việt Nam, bệnh lý này tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai. Có đến 51% trẻ em 6-24 tháng tuổi và 32% phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng.

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng:

– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

– Xuất huyết trong các bệnh phụ khoa (rong kinh, u xơ tử cung…), xuất huyết tiêu hóa (viêm loét dạ dày, tá tràng…).

– Hấp thu kém (tiêu chảy, cắt dạ dày…).

– Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, axit folic, vitamin B12. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các nghiên cứu cho thấy, hiện nay, lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa mãn 30-50% nhu cầu về chất này. Những trẻ không bú mẹ, trẻ ăn dặm quá sớm, người ăn chay, ăn kiêng, ăn ít thức ăn động vật càng dễ bị thiếu máu.

Nếu bị thiếu máu ở mức độ nhẹ, người bệnh thường mau mệt mỏi, hay ngủ gật, kém tập trung, hay quên. Nếu thiếu máu ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, khó thở khi gắng sức, nhịp tim đập nhanh, dễ bị suy tim. Đó là do khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu giảm, gây thiếu ôxy ở tim, cơ bắp và não gây. Các triệu chứng thường thấy khác là:

– Da xanh, niêm mạc mắt và lòng bàn tay nhợt nhạt.

– Tóc dễ rụng, bạc màu.

– Móng tay, móng chân dẹt, lõm, biến dạng, mất bóng và có sọc.

– Sức đề kháng giảm, đau nhức trong xương, dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Lê Kim Huệ, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cho biết, những biểu hiện của thiếu máu thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường. Để có chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được xét nghiệm máu.

Bác sĩ Huệ cũng cho biết, đối với trẻ em tuổi dậy thì, tình trạng thiếu máu làm bệnh nhân tiếp thu bài kém, hay ngủ gật, kết quả học tập giảm sút, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng. Hậu quả trên thường được khắc phục sau khi bổ sung viên sắt. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bệnh lý này khiến trẻ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng cân và chiều cao. Trẻ bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có chỉ số thông minh không cao; dù sau này được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng khó phục hồi. Đối với phụ nữ có thai, thiếu máu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con khi sinh nở, tăng nguy cơ chảy máu và mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản.

Biện pháp tốt nhất để khắc phục thiếu máu dinh dưỡng là cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, dùng nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, chứa nhiều sắt như thịt, gan, trứng, tiết. Ngoài ra, cần ăn thêm rau quả và thức ăn giàu vitamin C, vì chất này giúp cơ thể hấp thu tốt chất sắt. Cần hạn chế uống sữa trong bữa ăn vì sữa làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Trẻ em đang tăng trưởng, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và phụ nữ sinh đẻ có nhu cầu về sắt cao hơn những người bình thường. Vì vậy, ngoài lượng sắt có trong bữa ăn, cần bổ sung thêm viên sắt. Mỗi năm, nữ giới từ 13 tuổi trở lên cần uống dự phòng viên sắt với liều 1 viên/tuần trong thời gian 4 tháng.

]]>
https://meyeucon.org/14856/mot-so-dieu-can-biet-ve-thieu-mau-dinh-duong/feed/ 0
Ăn nhiều rau xanh, trẻ bị thiếu máu https://meyeucon.org/14711/an-nhieu-rau-xanh-tre-bi-thieu-mau/ https://meyeucon.org/14711/an-nhieu-rau-xanh-tre-bi-thieu-mau/#respond Thu, 16 Dec 2010 11:54:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=14711 Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ cho trẻ ăn càng nhiều rau xanh sẽ tốt vì sẽ cung cấp nhiều vitamin. Nhưng việc lạm dụng rau xanh dễ khiến trẻ bị thiếu máu. Đã thế, do triệu chứng của bệnh không điển hình, gặp ở nhiều bệnh khác nhau, nên trẻ mắc bệnh thiếu máu dễ bị bỏ qua.

30% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu

Mấy hôm thời tiết thay đổi, bé Tuấn, bốn tuổi, con chị Bình (Hai Bà Trưng, Hà Nội), bị ho nhiều, đau rát họng nên gia đình đưa đi khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khám họng, các bác sĩ thấy da bé Tuấn hơi xanh, niêm mạc mắt và lòng bàn tay nhợt nhạt nên cho làm thêm xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy, bé Tuấn bị thiếu máu. “Thỉnh thoảng thấy bé kêu chóng mặt, đang chạy nhảy lại thở dốc, mặt nhợt, nhưng gia đình cho rằng do bé nô đùa quá sức. Từ trước đến nay, tôi không biết là trẻ nhỏ cũng bị thiếu máu mà cứ tưởng bệnh này chỉ gặp ở người lớn và bà bầu”, chị Bình tâm sự.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết không riêng gì chị Bình mà rất nhiều bậc cha mẹ không nhận thức được căn bệnh thiếu máu ở trẻ. Kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 cho thấy gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị thiếu máu. Tuy nhiên, hầu hết trẻ chỉ được phát hiện khi đến bệnh viện khám một bệnh nào đó. Với các trường hợp trẻ thiếu máu nhẹ chỉ có biểu hiện da hơi xanh, niêm mạc môi và vành mắt nhợt nhạt. Nặng hơn thì da xanh nhiều, thậm chí có trường hợp thiếu máu quá nặng sẽ dẫn tới suy tim, khó thở, tim đập nhanh hoặc là trẻ bị phù.

Mắc bệnh vì lạm dụng rau xanh

Tiến sĩ Dũng cho biết, nguyên nhân chính gây thiếu máu ở trẻ nhỏ là thiếu sắt do ăn quá nhiều rau. “Nhiều bà mẹ trong thực đơn cháo của trẻ cho tới 6 loại rau, củ quả xay nhuyễn. Việc ăn quá nhiều rau làm cản trở hấp thụ sắt, gây ra thiếu máu”, tiến sĩ Dũng nói.

Một nguyên nhân khác gây thiếu máu là trẻ mắc bệnh lý chảy máu dạ dày hoặc có nhiều giun, đặc biệt là giun móc và giun tóc nhưng không được tẩy giun định kỳ.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ thiếu máu do bệnh lý cần phải được tẩy giun, chữa loét dạ dày. Nếu do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, cha mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn dinh dưỡng cho trẻ, dùng nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, chứa nhiều sắt như thịt, gan, trứng… Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn rau quả và thức ăn giàu vitamin C, vì đây là chất giúp cơ thể hấp thụ tốt chất sắt. Cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa trong bữa ăn vì sữa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Đối với trẻ thiếu máu nặng có thể cho uống bổ sung sắt. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuân thủ liều lượng bổ sung sắt của bác sĩ, uống ít nhất trong vòng một tháng và nhiều nhất là ba tháng. Thừa hay thiếu sắt đều rất nguy hiểm, vì thiếu sắt gây thiếu máu còn thừa sắt dẫn đến hiện tượng gan, lách, phổi bị nhiễm sắt.

Trẻ bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có chỉ số thông minh không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Với trẻ dưới hai tuổi, thiếu máu làm trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Với trẻ dậy thì, thiếu máu gây mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, sức đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

]]>
https://meyeucon.org/14711/an-nhieu-rau-xanh-tre-bi-thieu-mau/feed/ 0
Dấu hiệu bé bị thiếu máu https://meyeucon.org/13983/dau-hieu-be-bi-thieu-mau/ https://meyeucon.org/13983/dau-hieu-be-bi-thieu-mau/#respond Mon, 22 Nov 2010 22:21:22 +0000 https://meyeucon.org/13983/dau-hieu-be-bi-thieu-mau/ Con bạn đang hoạt động vui vẻ đột nhiên xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi, suy nhược, và khuôn mặt trở nên nhợt nhạt. Đó là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

Thiếu máu là một tình trạng trong đó có sự thay đổi xuống mức thấp bất thường của tế bào hồng cầu và sắc tố trong cơ thể. Hồng cầu là tế bào mang oxy, vì vậy khi chúng ít đi về số lượng, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tạo ra đủ oxy. Để xác định bệnh thiếu máu ở người lớn không phải là một công việc khó khăn, vì chúng thể hiện dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, theo dõi các triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh không dễ buộc cha mẹ phải để tâm quan sát các biểu hiện cơ thể của trẻ.

Các dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh là mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn, hay hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái. Điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ để điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân chính gây thiếu máu

Sự bất thường trong huyết cầu tố

Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu tố có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Điều này làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết, thiếu máu xảy ra. Một trong những ví dụ là thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên, vấn đề này không quá phổ biến với các em bé.

Hình dạng của tế bào hồng cầu bất thường

Huyết mạch là những ống nhỏ chạy khắp cơ thể. Thông thường, các tế bào máu đỏ có hình dạng của một chiếc bánh rán, tạo cho chúng sự linh hoạt, đủ để đi qua những đoạn nhỏ của ống. Tuy nhiên, nếu các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường, chúng có thể bị kẹt trong ống lưu thông dẫn đến thiếu máu.

Biến dạng trong tủy xương

Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nên ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu bình thường.

Thiếu dinh dưỡng thích hợp

Để tạo hồng cầu, cơ thể cần đủ lượng sắt B12, và vitamin. Một khi cơ thể thiếu sắt và vitamin dẫn đến sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra ở trẻ trên một tuổi và trẻ sơ sinh thiếu tháng. Trẻ bú sữa mẹ hầu như không gặp phải vấn đề này.

Nguyên nhân khác

– Nhiều bệnh mãn tính khác cũng có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào và giảm số lượng của tế bào hồng cầu.

Nhiễm độc chì có thể gây ra thiếu máu ở trẻ em.

Giải pháp:

– Cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân thiếu máu và điều trị.

– Nếu trẻ thiếu máu do thiếu sắt thì cần cho trẻ uống nhiều sữa và ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm giàu sắt như: gan, thịt nạc, trứng, thịt gà, cá, các loại đậu, trái cây sấy khô, khoai lang, rau xanh, bơ đậu phộng…

Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm vitamin bổ máu theo liều lượng kê đơn của bác sỹ.

]]>
https://meyeucon.org/13983/dau-hieu-be-bi-thieu-mau/feed/ 0
Nhận biết thiếu máu ở trẻ https://meyeucon.org/5306/nhan-biet-thieu-mau-o-tre/ https://meyeucon.org/5306/nhan-biet-thieu-mau-o-tre/#comments Fri, 25 Jun 2010 06:39:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=5306 Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra một triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh vẫn có các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.


Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu). Hồng cầu đóng vai trò như “chiếc xe tải”, dùng để chở oxy trong máu. Khi ta hít vào, không khí có chứa oxy đi vào phổi, oxy được khuyếch tán từ phổi vào trong máu, tại đây oxy được gắn lên bề mặt của hồng cầu và hồng cầu chở oxy đến các cơ quan khắp nơi trong cơ thể. Khi trẻ bị thiếu máu có thể sẽ không được nhận biết, bởi vì nó không gây ra một triệu chứng nào. Các dấu hiệu thiếu máu mà cha mẹ bé khó nhận thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác. Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.

Tại sao trẻ bị thiếu máu?

Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương. Đời sống hồng cầu trung bình 120 ngày. Do đó, tủy xương liên tục sinh ra hồng cầu để bù đắp số hồng cầu già bị chết. Vì vậy, các nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm: hồng cầu sinh ra không đủ, hồng cầu chết quá nhiều, mất máu do chảy máu.

Hồng cầu sinh ra không đủ: thường gặp nhất là do thiếu sắt. Trong thức ăn, sắt có nhiều trong thịt, đậu, các loại rau có lá màu xanh. Khi không có sắt, cơ thể không tạo được hemoglobin, nên cũng không tạo được hồng cầu, không tạo được hồng cầu thì không có “xe” để chở oxy.

Acid folic và vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần thiết để tạo hồng cầu. Có thể bổ sung vitamin B12 từ trong thức ăn (thịt, sữa, trứng) và acid folic có nhiều trong các loại thịt cá, rau đậu, ngũ cốc. Những người ăn chay (không ăn thịt) sẽ bị thiếu vitamin B12, bởi loại vitamin này không có trong rau xanh.

Thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh hồng cầu không phù hợp. Những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường. Những trường hợp rất hiếm gặp, tủy xương không có khả năng sản sinh hồng cầu. Một số thuốc như: thuốc chống ung thư, cũng ức chế tủy xương tạo hồng cầu.

Hồng cầu chết quá nhiều: có nhiều lý do làm cho đời sống của hồng cầu ngắn hơn bình thường, làm cho hồng cầu chết nhiều hơn gây ra thiếu máu. Một trong những lý do đó là bệnh lý làm thay đổi hình dạng hồng cầu. Nếu chúng ta nhìn qua kính hiển vi, hồng cầu bình thường có hình tròn và dẹt. Đó là hình dạng tốt nhất để hồng cầu có thể di chuyển qua những nơi hẹp như là các mạch máu nhỏ để đi khắp cơ thể.

Một bệnh lý di truyền làm biến đổi hình dạng hồng cầu thường gặp là bệnh hồng cầu hình liềm. Hồng cầu hình liềm khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ gây thiếu máu. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong những bệnh lý thay đổi hình dạng hồng cầu.

Mất máu do chảy máu: khi chúng ta bị mất một ít máu như bị đứt tay, chảy máu mũi thì tủy xương có thể tạo máu để bù lại. Nhưng nếu chúng ta mất nhiều máu như: ói ra máu, bị tai nạn nặng nề thì tủy xương không thể tạo ra đủ hồng cầu để bù lượng máu mất một cách nhanh chóng.

Nếu một người nào đó bị chảy máu kéo dài, cũng dẫn đến thiếu máu. Bởi vì lượng sắt mất đi (do mất máu) nhiều hơn lượng sắt ăn vào, cơ thể thiếu sắt gây ra thiếu máu. Một số trường hợp thường gặp là: kinh nguyệt nhiều ở nữ, bị giun sán hút máu trong ruột, các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính đường tiêu hóa.

Điều trị thiếu máu như thế nào?

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.

Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.

Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.

BS. QUỐC NINH – Theo Sức Khỏe và Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/5306/nhan-biet-thieu-mau-o-tre/feed/ 2