Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Các món hồ, bột cho bé https://meyeucon.org/19305/cac-mon-ho-bot-cho-be/ https://meyeucon.org/19305/cac-mon-ho-bot-cho-be/#comments Fri, 30 Sep 2011 23:53:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=19305 Sau 6 tháng bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, chúng ta đã bắt đầu có thể cho bé ăn dặm bằng sữa công thức và các món bột khác nhau. Chế biến hồ, bột thế nào để bé ăn ngon miệng và cung cấp đủ chất là điều không hề đơn giản. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số món hồ, bột giàu dinh dưỡng, giúp các mẹ có một bộ thực đơn phong phú cho bé.

Bạn hãy tham khảo các món hồ, bột bổ dưỡng cho bé

1. Hồ gạo

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng gạo (gạo đã được nghiền thành bột, lọc qua cho mịn).
  • Một ít sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
  • Nước.

Cách chế biến:

Đổ nước vào nồi, cho bột gạo vào khuấy đều cho tan rồi bắc lên bếp, tiếp tục khuấy cho đến khi chín vừa, rồi bắc xuống. Tiếp tục cho sữa mẹ hoặc sữa đã pha vào trộn lẫn cho bé ăn.

Đặc điểm: Mùi vị và hình dạng của thức ăn này không khác gì sữa nên bé dễ ăn.

2. Hồ khoai tây

Nguyên liệu:

  • Khoai tây: 50g (hoặc nhiều hơn tùy thuộc nhu cầu của bé)
  • Nước

Cách chế biến:

Khoai tây rửa sạch, bỏ vào nồi hấp hoặc luộc chín mềm, bóc bỏ vỏ, cho vào bát dùng thìa tán nhuyễn, sau cho nước (đã đun sôi, để nguội) vào trộn đều thành dạng hồ, rồi cho bé ăn.

3. Hồ cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Nước.

Cách chế biến:

Cà rốt rửa sạch, gọt bỏ vỏ, rồi cho vào nồi hấp hoặc luộc chín mềm, dùng thìa tán nhuyễn, đổ nước vào trộn đều là được.

4. Nước cà chua

Nguyên liệu:

Cà chua: 1/2 quả

Cách chế biến:

Cà chua rửa sạch, dùng dao cắt phần đáy thành hình chữ thập, cho vào nồi hấp khoảng vài phút, lấy ra bóc bỏ vỏ, cho vào vải xô, dùng thìa ép lấy nước.

Lưu ý: Trẻ lần đầu mới uống, nên thêm một ít nước vào làm cho nhạt bớt, rồi dần dần tăng nồng độ, khi nào bé thích hợp thì mới cho uống nguyên chất.

5. Hồ lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

  • Trứng gà: 1 quả
  • Nước: 1 chén.

Cách chế biến:

Trứng gà rửa sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, thêm một ít nước vào tán nhuyễn.

Đặc điểm: mềm dễ ăn, bổ sung thêm lượng chất sắt cho trẻ.

Lưu ý: có thể dùng sữa bò, nước cơm, nước rau thay nước sôi để trộn với lòng đỏ trứng, tạo thành hồ cho bé ăn. Mới đầu, chỉ nên cho bé ăn một lượng ít thôi để xem bé có thích nghi với món này không, sau đó mới tiếp tục cho trẻ ăn lượng tăng dần. Nên nhớ, không nên cho bé ăn lượng quá nhiều, mỗi ngày không được quá một quả.

6. Sữa lòng đỏ trứng

Nguyên liệu:

Lòng đỏ trứng gà (đã luộc chín): 1 quả
Sữa bò: 3 muỗng cà phê
Mật ong dành cho trẻ: 1/2 thìa cà phê.

Cách chế biến:

Lòng đỏ trứng gà cho vào bát tán nhuyễn. Trộn lòng đỏ và sữa với nhau, bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy đều, khoảng chừng vài phút, bắc xuống cho mật ong vào trộn đều là được.

7. Lòng đỏ trứng – sữa chua

Nguyên liệu:

  • Lòng đỏ trứng (đã luộc trứng): 1 quả
  • Sữa chua: 2 muôi
  • Bột gạo: 1 muôi
  • Nước dùng (nước hầm thịt): 1 bát.

Cách chế biến:

Lòng đỏ trứng gà đem dầm nát. Cho nước dùng đã để nguội vào xoong, cho bột gạo và lòng đỏ trứng và nấu, vừa nấu vừa khuấy đều. Nấu chín, đổ ra bát chờ nguội, cho tiếp sữa chua vào trộn đều là được.

8. Hồ bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 50g
    Nước cơm: 1 chén.

Cách chế biến:

Bí đỏ rửa sạch, gọt bỏ vỏ và ruột, bỏ vào nồi hấp hoặc luộc chín, đem ra tán nhuyễn, cho vào nồi nấu cùng nước cơm.

9. Hồ đậu đỏ

Nguyên liệu:

  • Đậu đỏ: 50g
  • Đường: 20g
  • Nước, dầu ăn vừa đủ.

Cách chế biến:

Đậu đỏ vo sạch, cho vào nồi nước nấu mềm nhừ, cho một ít dầu vào nồi, cho đường đỏ vào xào tan ra, cho đậu vào xào lên bằng lửa vừa, xào đến khi đậu nhuyễn là được. Đợi nguội, rồi cho bé ăn.

Đặc điểm: Thơm ngọt, mềm, chứa nhiều vitamin nhóm B và chất sắt, thích hợp với trẻ trên 10 tháng tuối.

10. Bột cá cà chua

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc cá quả: 100g
  • Cà chua: 25g
  • Nước dùng gà
  • Nước mắm ngon, dầu ăn vừa đủ.

Cách chế biến:

Thịt nạc cá quả rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn. Cà chua bỏ hạt, bỏ vỏ, trần qua nước sôi, băm nhỏ. Cho nước dùng gà, cá, cà chua vào nồi, đun nhỏ lửa đến lúc chín, nêm nước mắm, dầu ăn vừa đủ là được.

Đặc điểm: Giàu vitamin nhóm B, là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ.

11. Chuối nấu sữa tươi

Nguyên liệu:

  • Chuối: 25g
  • Sữa tươi: 60ml
  • Bột bắp: 5g
  • Đường: 5g

Cách chế biến:

Chuối lột bỏ vỏ, tán nhuyễn. Sữa tươi, bột bắp, đường trộn đều, sau đó cho vào nồi nấu, trong khi nấu khuấy đều liên tục, khi đã chín, cho chuối vào đun sôi trở lại là được. Để nguội, rồi mới cho bé dùng.

Đặc điểm: giàu canxi, sắt

12. Bột mật ong – táo

Nguyên liệu:

  • Táo trái lớn: 50g
  • Táo tàu: 30g
  • Mật ong: 1 thìa cà phê

Cách chế biến:

Táo tàu rửa sạch, bỏ vỏ, nấu chín, tán nhuyễn. Táo gọt bỏ vỏ, bỏ hạt hấp chín, tán nhuyễn. Trộn lẫn táo tàu, táo cho mật ong vào khuấy đều là được.

13. Bột gà – bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Thịt gà (không có da): 100g
  • Bí đỏ: 50g
  • Khoai tây: 20g
  • Bột gạo dinh dưỡng: 2 thìa canh
  • Nước dùng gà: 1 bát
  • Sữa tươi: 1 thìa cà phê
  • Nước mắm ngon, dầu ăn.

Cách chế biến:

Thịt gà rửa sạch, cắt miếng mỏng, xay nhuyễn. Khoai tây, bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, hấp chín tán nhuyễn. Cho nước dùng gà vào nồi, bỏ bột gạo, bí đỏ, khoay tây vào, cho lên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều, nấu chín. Nếm nước mắm, dầu ăn vừa đủ là được. Đổ bột ra bát tô hoặc đĩa sâu, rồi rưới sữa lên trên và cho bé thưởng thức.

Đặc điểm: Tốt cho sự phát triển thể chất và trí não.

14. Bột ngó sen – táo

Nguyên liệu:

  • Táo: 60g
  • Bột ngó sen: 60g
  • Đường, nước lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Táo gọt vỏ, xay nhuyễn. Đặt một cái nồi nhỏ lên bếp, cho 250ml nước vào, đun sôi, cho bột ngó sen đã trộn đường vừa ăn vào, đun sôi bằng lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến khi nước trong, sau đó cho táo vào nấu chín là được.

Đặc điểm: Giúp dạ dày bé tiêu hóa tốt hơn, trị chứng táo bón của trẻ cũng rất hiệu quả.

15. Bột cua – rau xanh

Nguyên liệu:

  • Bột gạo tẻ: 3 thìa
  • Nước lọc cua: 1 bát con
  • Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa canh
  • Nước mắm ngon, dầu ăn.

Cách chế biến:

Hòa tan bột vào nước cua, bắc lên bếp, khuấy đều đến lúc chín, cho rau xanh vào nấu chín, nêm nước mắm, dầu ăn vào một lượng vừa đủ là được.

16. Bột tôm

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 3 thìa
  • Tôm tươi: 100g
  • Nước mắm ngon, dầu ăn.

Cách chế biến:

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, xay nhỏ. Cho một bát con nước vào nồi nhỏ, cho bột gạo vào hòa tan. Đặt nồi lên bếp, khuấy đều đến khi bột chín. Cho rau, tôm vào nấu chín. Nêm nước mắm, dầu ăn vừa đủ, khuấy đều là được.

]]>
https://meyeucon.org/19305/cac-mon-ho-bot-cho-be/feed/ 3
Thực đơn cho bé: Nui xào thịt bò https://meyeucon.org/12508/thuc-don-cho-be-nui-xao-thit-bo/ https://meyeucon.org/12508/thuc-don-cho-be-nui-xao-thit-bo/#respond Tue, 21 Sep 2010 14:20:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=12508 Hình dáng, màu sắc của những sợi nui quện lẫn thịt bò viên chắc chắc sẽ khiến bé thích thú và ăn ngon miệng.

Nguyên liệu:

250g thịt bò xay nhuyễn, 150g nui, 1 củ hành tây băm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 củ cà rốt băm, 5g ngò rí cắt nhỏ, 1 hộp xốt cà chua, 120ml sữa tươi, 100g bột bánh mì khô, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 50g bơ lạt (hoặc 2 thìa súp dầu ăn).

Thực hiện:

Trộn thịt bò với hành tây, tỏi, cà rốt, ngò, bột bánh mì khô, muối, đường, viên thành 15 viên nhỏ. Cho cà chua, sữa tươi và 250ml nước vào nồi nấu sôi, thả thịt bò đã viên vào, nấu nhỏ lửa khoảng 20 phút là chín. Nui luộc chín, vớt ra, xốc với bơ cho thơm, trút ra tô hay đĩa sâu lòng, cho thịt bò và nước súp lên, rắc ít ngò cho đẹp. Có thể chọn bất cứ loại nui nào mà bé thích, trừ nui ngôi sao vì nhỏ quá, làm món này không ngon. Nếu bé không quen ăn bơ, có thể thay bằng dầu ăn khi trộn nui.

Mách nhỏ:

Các bé thường rất thích món nui vì dễ ăn, những món này chế biến thêm với ít thịt bò mềm và xốt béo thì bé sẽ rất ngon miệng.

]]>
https://meyeucon.org/12508/thuc-don-cho-be-nui-xao-thit-bo/feed/ 0
Thực đơn cho bé đi chơi xa: Bánh mì sandwich https://meyeucon.org/12389/thuc-don-cho-be-di-choi-xa-banh-mi-sandwich/ https://meyeucon.org/12389/thuc-don-cho-be-di-choi-xa-banh-mi-sandwich/#respond Sat, 18 Sep 2010 02:19:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=12389 Tự tay chuẩn bị món ăn này để đi chơi xa chắc hẳn sẽ làm bé yêu của bạn rất thích thú.

Nguyên liệu:

100g chả lụa, 100g giăm-bông, 2 cây phô-mai, 1hộp cá ngừ, 10 lát bánh mì sandwich, 1 thìa súp mayonnaise, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, xà lách, cà chua, dưa leo.

Thực hiện:

Bánh mì nướng rám mặt, cho vào túi giấy đem theo. Xà lách, cà chua, dưa leo rửa sạch để ráo đem theo. Khi dùng, chả lụa và giăm-bông xắt lát. Phô-mai xắt khúc xéo. Cà chua, dưa leo xắt khoanh.

Xếp chả lụa, giăm-bông, phô-mai và cà chua, dưa leo vào từng lát bánh mì. Cá ngừ mở hộp chặt hết đầu, trộn với hỗn hợp mayonnaise, hạt nêm, tiêu rồi rắc lên mặt bánh mì ngay trước khi ăn. Dùng kèm xà lách.

(Bánh mì không cho vào túi ni-lon hay hộp dễ bị hấp hơi ỉu bánh, cũng không để ngoài bánh dễ khô. Nên trữ bánh mì trong túi giấy để bánh luôn mềm ngon. Cà ngừ có thể trộn trước, cho vào keo)

]]>
https://meyeucon.org/12389/thuc-don-cho-be-di-choi-xa-banh-mi-sandwich/feed/ 0
Thực đơn cho bé: Bí xanh xốt thịt, nấm https://meyeucon.org/12285/thuc-don-cho-be-bi-xanh-xot-thit-nam/ https://meyeucon.org/12285/thuc-don-cho-be-bi-xanh-xot-thit-nam/#respond Tue, 14 Sep 2010 13:50:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=12285 Xen kẽ các loại thức ăn bé yêu thích với các thức ăn khác sẽ giúp bé làm quen nhiều món mới, khiến thực đơn của trẻ phong phú hơn.

Nguyên liệu:

50g thịt băm, 200g bí xanh, 200g nấm rơm, 20g cà rốt, 5 củ hành tím, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê bột năng, 1 thìa cà phê dầu ăn.

Thực hiện:

Thịt ướp với 1/2 củ hành tím băm nhuyễn và 1/2 thìa cà phê hạt nêm. Bí xanh gọt vỏ, cắt khúc dày 4cm, khứa răng cưa, đem hấp chín. Nấm rơm cắt chân, rửa sạch. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, xắt hạt lựu. Hành tím lột vỏ xắt lát mỏng, chừa 3 củ dùng để trang trí. Phi thơm đầu hành lá, cho thịt, nấm, cà rốt, hành tím xắt lát vào xào chín. Hoà bột năng với 1/4 chén nước dùng rồi cho vào thịt, nấm, cà rốt, hành tím xào nhanh tay cho bột năng sánh lại. Tắt bếp, rưới lên bí đã hấp.

Mách nhỏ:

Món ăn đơn giản nhưng lại rất mát và dễ tiêu hoá. Cách trình bày xinh xắn sẽ giúp bé thích thú và ăn nhiều hơn thay cho rau xanh.

]]>
https://meyeucon.org/12285/thuc-don-cho-be-bi-xanh-xot-thit-nam/feed/ 0
Thực đơn cho bé: Bí ngô kho đậu hũ non https://meyeucon.org/12248/thuc-don-cho-be-bi-ngo-kho-dau-hu-non/ https://meyeucon.org/12248/thuc-don-cho-be-bi-ngo-kho-dau-hu-non/#respond Mon, 13 Sep 2010 06:34:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=12248 Bí ngô rất bổ nhưng bé thường không thích ăn đâu! Mẹ phải chế biến kết hợp với đậu hũ mềm, thêm ít rong nhỏ giòn thì bé mới chịu ăn cơ đấy!

Nguyên liệu

100g bí ngô (loại dẻo), 1 miếng đậu hũ non, 100ml nước dùng rau củ, 10g rong nho, 1 thìa súp nước tương, thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, hành tây, ngò tây trang trí.

Thực hiện

1. Bí ngô cắt miếng vừa ăn. Đậu hũ cắt làm 4

2. Nấu sôi nước dùng, cho bí vào nấu khoảng 5 phút. Xếp đậu hũ lên trên, cho nước tương muối, đường vào kho cho bí mềm, để lửa nhỏ
3. Bày ra đĩa, cho rong nho vào, trang trí ngò tây và hành tây xắt sợi.

]]>
https://meyeucon.org/12248/thuc-don-cho-be-bi-ngo-kho-dau-hu-non/feed/ 0
Ăn dặm hợp lý https://meyeucon.org/10957/an-dam-hop-ly/ https://meyeucon.org/10957/an-dam-hop-ly/#respond Fri, 06 Aug 2010 08:06:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=10957 Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ. Nhưng khi đã lớn thì người ta ăn cơm và những thức ăn khác. Trong thời gian chuyển tiếp giữa bú mẹ và ăn như người lớn, đứa bé cần được ăn dặm.

Để trẻ phát triển tốt, thông minh và khoẻ mạnh, cần cho trẻ ăn dặm hợp lý.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm (ăn bổ sung) là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò…

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

  • Trong 4 – 6 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú mẹ.
  • Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác.

Khi cho trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý những điều gì?

  • Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.
  • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương.
  • Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.
  • Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu, mỡ hoặc vừng (mè), lạc (đậu phộng) hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt; lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
  • Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
  • Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.
  • Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao.
  • Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mì chính) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi.
  • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

Khi ăn dặm, trẻ ăn được những loại thức ăn nào?

Ðể phát triển tốt trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay.

Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng ,thịt… vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khoẻ mạnh.

Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm:

  • Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu (đỗ, lạc), vừng…
  • Nhóm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô…
  • Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng…
  • Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi…và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài…

Một ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên.

Tô màu bát bột cho trẻ có nghĩa là gì?

  • Làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm.
  • Màu xanh của rau (rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền…)
  • Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, màu da cam
  • Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng…

Trẻ nên ăn dặm mấy bữa một ngày?

  • 5 – 6 tháng: Bú mẹ là chính 1 – 2 bữa bột loãng và nước quả
  • 7 – 9 tháng : Bú mẹ 2 – 3 bữa bột đặc (10%) nước quả hoặc hoa quả nghiền.
  • 10 – 12 tháng: Bú mẹ 3 – 4 bữa bột đặc hoa quả nghiền
  • 13 – 24 tháng: Bú mẹ 4 – 5 bữa cháo hoa quả
  • 25 – 36 tháng: 2 bữa cháo hoặc súp 2 – 3 bữa cơm nát sữa bò hoặc sữa dậu nành hoa quả
  • Từ 36 tháng trở đi: Cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng) nên cho ăn thêm 2 bữa phụ: Cháo, phở, bún, súp, sữa ….

Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.

Lượng chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng) cho trẻ một ngày là bao nhiêu?

  • Trẻ 5 – 6 tháng: 20 – 30 g Thịt (cá, tôm) khoảng 2 – 3 thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa, nếu ăn trứng: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
  • Trẻ 7 – 12 tháng: 100 – 120 g thịt hoặc 150 g cá, tôm, hoặc 200 g đậu phụ trong 1 ngày chia 3 – 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm thì mỗi thứ chỉ cần 30 – 40g/ngày), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà/bữa. Một tuần cho trẻ ăn từ 3 – 4 quả trứng.
  • Trẻ 13 – 36 tháng: 120 – 150 g thịt hoặc 150 – 200 g cá, tôm, hoặc 250 g đậu phụ/ngày, hoặc 1 quả trứng gà/bữa (ăn cả lòng trắng) 1 tuần ăn từ 3 – 4 quả trứng.
  • Trẻ từ 36 tháng trở lên: 200 g thịt hoặc 250 g cá, tôm, hoặc 300 g đậu phụ, mỗi ngày có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng nhưng phải giảm bớt thịt hoặc cá đi (30 g thịt nạc lượng đạm tương đương với 1 quả trứng gà).

Cách chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?

Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ăn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau cũng phải ăn cả cái.

Nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi:

  • Bột gạo: 2 thìa (10 g bột)
  • Lòng đỏ trứng gà: 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ để ăn cả cái)
  • 10 g rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhắc ra ngay
  • Dầu ăn hoặc mỡ: 1/2 – 1 thìa.

Lưu ý: Có thể nấu một nồi cho trẻ ăn trong ngày để tiết kiệm thời gian nấu. Bữa đầu tiên ăn ngay sau khi nấu, các bữa khác có thể đong vào từng hộp nhỏ, đậy chặt nắt và để vào tủ lạnh ăn dần trong ngày. Nếu bạn có thời gian không nên nấu từ tối hôm trước bởi để thức ăn trong tủ lạnh qua đêm sẽ làm mất đi ít nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn cho trẻ.

Nấu bột cho trẻ 7 – 12 tháng tuổi:

  • Bột gạo: 4 – 5 thìa (20 – 25 g bột)
  • Lòng đỏ trứng gà: 1 quả hoặc thay thế bằng 3 thìa thịt, tôm, cá (giã nhuyễn , băm nhỏ, ăn cả cái)
  • 20 g rau xanh (2 thìa cà phê bột rau băm nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhắc ra ngay
  • Dầu ăn hoặc mỡ: 1 – 2 thìa

Lưu ý: Có thể nấu một nồi cho trẻ ăn trong ngày để tiết kiệm thời gian nấu. Bữa đầu tiên ăn ngay sau khi nấu, các bữa khác có thể đong vào từng hộp nhỏ, đậy chặt nắt và để vào tủ lạnh ăn dần trong ngày. Nếu bạn có thời gian không nên nấu từ tối hôm trước bởi để thức ăn trong tủ lạnh qua đêm sẽ làm mất đi ít nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn cho trẻ.

Nấu cháo cho trẻ 13 – 24 tháng:

Có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ đến mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ …. rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng số lượng nhiều hơn.

Nấu cơm nát cho trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi:

Nấu cơm nhiều nước hơn bình thường rồi nấu canh thịt, cá, tôm, cua trộn với cơm cho trẻ ăn, không nên chỉ cho trẻ ăn nước rau luộc trộn cơm.

Hoặc có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm như sau: dùng các loại củ như bí đỏ, su hào, khoai tây… cắt nhỏ 2 x 3 cm, đun chín nhừ, nghiền nát, cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm. Thịt, cá băm nhỏ mồi bữa 30-40 g cho vào hấp khi cơm đã chín, nếu dùng thịt nạc, cá, tôm… thì phải cho thêm 1- 2 thìa dầu mỡ trộn đều cho trẻ ăn.

Nấu cơm cho trẻ trên 36 tháng:

Có thể ăn cơm như người lớn nhưng cần ưu tiên thức ăn và ăn thêm các bữa phụ. Cần xoá bỏ quan niệm cho rằng trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp, hoặc ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương! Nên nhớ rằng trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn được nhiều thì trẻ sẽ mau lớn và cứng cáp dù đó là thức ăn lỏng và mềm.

Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đầy đủ chưa hãy theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển trong Sổ Sức khoẻ của bé. Sổ này có phát ở các trạm Y tế. Nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân, hoặc tụt cân, tức là đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng.

Cẩm nang chăm sóc trẻ

]]>
https://meyeucon.org/10957/an-dam-hop-ly/feed/ 0
Thực đơn cho bé 2-3 tuổi https://meyeucon.org/10851/thuc-don-cho-be-2-3-tuoi/ https://meyeucon.org/10851/thuc-don-cho-be-2-3-tuoi/#respond Wed, 04 Aug 2010 09:04:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=10851 Giai đoạn này, bé có thể ăn được cơm nát cho những bữa chính; đồng thời, bé có thể ăn cháo trong những bữa phụ. Bạn cũng nên tập cho bé thói quen đánh răng để bảo vệ răng miệng.


Bạn có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho bé 2-3 tuổi như sau:

Bữa sáng

Bạn có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối….

Bữa trưa

Cơm nát (khoảng 2 lưng bát ăn cơm), ăn kèm các loại đậu phụ, thịt, trứng, cá và các loại rau, củ khác.

Khoảng 14 giờ

Bạn chọn một trong những món như, cháo (1 bát ăn cơm); 1 cái bánh ngọt nhỏ; sữa (khoảng 200ml)….Ngoài ra, bạn nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc uống nước hoa quả tươi.

Bữa tối

Món chính của bé vẫn là cơm nát đi kèm những món ăn khác, tương tự với thực đơn của người lớn nhưng với số lượng ít hơn.

Khoảng 20 giờ

Bạn có thể chọn một trong những món sau dành cho bé là 1 bát cháo nhỏ, sữa (khoảng 200ml); sữa chua (1 hộp), bánh ngọt….

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bé 2-3 tuổi

Bạn có thể tham khảo sự cân bằng dưỡng chất dành cho bé trong một ngày như sau:

  • Protein: 16g, tương đương 200-400ml sữa đi kèm với 30g thịt.
  • Chất béo: Bé 1-3 tuổi cần khoảng 30% chất béo trong tổng số năng lượng nạp vào cơ thể bé mỗi ngày.
  • Vitamin C: khoảng 40mg; Vitamin A: 400mg, tương đương 4 phần hoa quả và rau xanh mỗi ngày.
  • Canxi: 200-800mg, tương đương khoảng 2 cốc sữa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể cho bé ăn thêm 0,5-1 hộp sữa chua mỗi ngày.
  • Chất sắt: 10mg; Chất kẽm: 10mg. Thực phẩm giàu sắt và kẽm là thịt, trứng, thủy (hải) sản.
]]>
https://meyeucon.org/10851/thuc-don-cho-be-2-3-tuoi/feed/ 0
Thực đơn cho bé 1-2 tuổi https://meyeucon.org/10849/thuc-don-cho-be-1-2-tuoi/ https://meyeucon.org/10849/thuc-don-cho-be-1-2-tuoi/#respond Wed, 04 Aug 2010 09:00:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=10849 Thời điểm này, bé đã bước vào tuổi nghịch ngợm, ưa hoạt động. Vì vậy, bạn nên chú ý cho bé uống nước đầy đủ mỗi ngày vì phần lớn các bé ham chơi mà quên việc uống nước.

Nếu có điều kiện, bạn vẫn nên duy trì chế độ bú mẹ dành cho bé. Bạn có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho bé như sau:

Bữa sáng

Bạn chọn một trong những món cháo sau cho bé như cháo thịt lợn (thịt heo); cháo gà; cháo trứng; cháo thịt bò…

Hoặc bạn có thể chọn những món khác cho bữa sáng của bé như bánh mỳ, mỳ (hoặc nui, bún, phở, súp) để bé thêm ngon miệng.

Khoảng 9 giờ sáng

Bạn chọn một trong số những loại quả sau cho bé như đu đủ (khoảng 200g, tương đương một miếng nhỏ); xoài (khoảng 200g, tương đương một miếng nhỏ); 1 quả hồng xiêm. Hoặc bạn có thể chọn bất kỳ loại quả nào để thay thế và đổi món cho bé.

Bữa trưa

Nguyên tắc cho bữa trưa của bé là một món cháo được chế biến với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính. Nếu bé đã bước vào tuổi ăn cơm nát, bạn nên bắt đầu cho bé làm quen với món cơm.

Khoảng 14 giờ

Bạn chọn một trong những món sau cho bé là bánh quy, sữa (hoặc sữa chua); bánh mỳ, nước hoa quả tươi (hoặc hoa quả); một cốc sữa và bánh bông lan…

Bữa tối

Bạn chọn một món cháo (hoặc cơm nát) làm thực đơn chính cho bé.

Lưu ý: Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua thêm sau bữa tối khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bé bú mẹ, bạn có thể cho bé duy trì các cữ bú cho bé vào buổi sáng (trước bữa sáng của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi trưa (trước bữa trưa của bé khoảng 1 giờ đồng hồ); buổi tối (sau bữa tối của bé khoảng 1-2 giờ đồng hồ và trước giờ bé đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ). Bé bú mẹ vẫn cần tăng cường sữa ngoài.

]]>
https://meyeucon.org/10849/thuc-don-cho-be-1-2-tuoi/feed/ 0