Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng thuốc https://meyeucon.org/26002/nhung-luu-y-khi-me-bau-su-dung-thuoc/ https://meyeucon.org/26002/nhung-luu-y-khi-me-bau-su-dung-thuoc/#respond Fri, 04 Jan 2013 03:00:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=26002 Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn, thuốc bổ, thực phẩm chức năng…, đặc biệt là trong 12 tuần đầu mang thai.

Tại đơn vị kế hoạch hóa gia đình của một BV phụ sản, chị Ng.T.T.L chia sẻ: “Tôi đang “kế hoạch” bằng thuốc tránh thai nhưng dạo này công việc bề bộn quá, quên vài lần. Rồi cách đây mấy tuần bị đau bao tử nặng, uống mấy thứ kháng sinh… Đến khi biết được có thai thì em bé đã 5 tuần tuổi. Nghe nói mấy loại thuốc chống chỉ định cho thai phụ này nếu lỡ uống thì con sinh ra sẽ dị dạng nên tôi đành bàn với chồng đi bỏ thai” – chị L. ngậm ngùi.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng với cả thuốc bổ.

Thuốc bổ cũng phải dè chừng

BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, cho biết ông cũng gặp khá nhiều trường hợp tương tự. Người phụ nữ không nghĩ mình có thai vì chỉ sơ suất “vỡ kế hoạch” hoặc vừa mới có thai và chưa kịp biết, vô tình bị bệnh và “lỡ” phải uống một số thuốc điều trị thuộc nhóm có ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong khi đó, 12 tuần đầu thai kỳ lại là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, khi thai mới hình thành, phát triển và dần hoàn thiện các cơ quan, em bé mong manh và dễ bị tác động bởi các yếu tố lý hóa (sang chấn, thức ăn, dược phẩm…). Một số thai phụ khác thì biết mình mang thai nhưng thiếu kiến thức, tự ý đi mua thuốc về dùng hoặc đi khám BS mà không thông báo tình trạng có thai, trong khi BS khó lòng đoán biết phụ nữ đó đang có thai với cái bụng vẫn phẳng lì của vài tháng đầu thai kỳ! Và kết cục xấu nhất của sự “lỡ” này là nhiều thai phụ phải ngậm ngùi bỏ thai.

TS-BS Lê Thị Thu Hà, Phó trưởng Khoa Sản A – BV Từ Dũ, cho rằng việc “tự làm BS” là một suy nghĩ sai lầm. “Bất kỳ loại thuốc men, hóa chất gì, ngay cả thuốc bổ, thai phụ cũng nên sử dụng theo chỉ định của BS. Với thực phẩm chức năng thì càng nên thận trọng bởi ranh giới thuốc – thực phẩm chức năng rất mong manh. Có nhiều loại trước đây người ta cho là thuốc nhưng sau này lại nằm trong nhóm thực phẩm chức năng, như MamaNatal chẳng hạn. Vì vậy, nếu có ý định sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng cũng phải tham khảo ý kiến BS” – TS-BS Hà nhấn mạnh.

BS Thông lưu ý thêm: Dù chỉ bị cảm, sốt thông thường thì cũng phải nên dè dặt với thuốc. Một số thuốc thuộc nhóm giảm đau, kháng dị ứng, chống co thắt… có thể ảnh hưởng đến thai, trong đó có nhiều loại thuộc nhóm bán không cần kê toa. Và nên hiểu “không cần toa” chỉ nên áp dụng với người bình thường, không mang thai. Các bài thuốc Bắc, thuốc Nam cũng cần có ý kiến của thầy thuốc chuyên ngành, không nên tự ý sử dụng những loại không rõ nguồn gốc, thành phần, công dụng. Thuốc bổ, viên đa sinh tố, vitamin… để bổ sung trong thai kỳ cần được BS cho với hàm lượng, thành phần… phù hợp với từng bà bầu, nếu không sẽ lợi bất cập hại.

Xử trí: Không nên vội vàng

Theo BS-TS Hà, một số thai phụ khi biết mình dùng một loại thuốc không tốt cho thai, sợ con sinh ra bị dị tật nên vội vàng đi phá thai, điều đó cũng không nên. “Một số nhóm thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhưng chưa có bằng chứng khẳng định chắc chắn gây bất thường thì rất nên cân nhắc vì việc phá thai không tốt cho tâm lý sản phụ, cũng như có thể ảnh hưởng đến tương lai sản khoa” – TS-BS Hà cho biết.

BS Thông khuyến cáo: Sau 12 tuần đầu, tác dụng của thuốc đến thai thường ít trầm trọng hơn nhưng không có nghĩa là an toàn cho nên vẫn phải tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc men khi mang thai. Trong trường hợp lỡ uống thuốc thuộc những nhóm không tốt cho thai kỳ, thai phụ cũng nên tìm đến BS để được tư vấn thêm, chứ không hẳn trường hợp nào cũng cần phải phá thai. Bên cạnh đó, nếu giữ thai thì cần thường xuyên thăm khám, tầm soát để kịp thời phát hiện những bất thường.

Theo TS-BS Hà, với các thai phụ bị một số bệnh mãn tính như thiếu máu, đái tháo đường, cường giáp, cao huyết áp…, cần phải khám và điều trị ổn định trước khi mang thai; đặc biệt phải tiêm ngừa một số bệnh như Rubella, viêm gan siêu vi B, thủy đậu.

Lưu ý hướng dẫn sử dụng thuốc

Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà, thai phụ nên lưu ý những ghi chú trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc để biết được mức độ ảnh hưởng đến thai của thuốc. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), thuốc thường được phân loại theo các nhóm: A – đã có bằng chứng tin cậy rằng không tăng nguy cơ gây bất thường thai; B – nghiên cứu trên động vật cho thấy không có hại cho thai nhưng chưa có bằng chứng tin cậy ở người; C – nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng phụ hoặc chưa nghiên cứu trên động vật nhưng cũng chưa có bằng chứng đáng tin cậy về tác hại ở phụ nữ có thai; D – đã có một số nghiên cứu quan sát cho thấy có nguy cơ cho thai nhưng được chỉ định khi thầy thuốc cân nhắc lợi ích cho thai phụ lớn hơn nguy cơ cho thai; X – đã có nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy rằng thuốc có gây bất thường có thai.)

]]>
https://meyeucon.org/26002/nhung-luu-y-khi-me-bau-su-dung-thuoc/feed/ 0
Một nguy cơ làm suy giảm trí thông minh ở trẻ sau khi sinh https://meyeucon.org/21483/mot-nguy-co-lam-suy-giam-tri-thong-minh-o-tre-sau-khi-sinh/ Sun, 26 Feb 2012 21:17:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=21483 Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho biết: mẹ mang thai uống thuốc chữa động kinh sẽ làm suy giảm trí thông minh của đứa trẻ sau khi sinh.

Những đứa trẻ sinh ra có mẹ sử dụng thường xuyên thuốc chữa bệnh động kinh như Valproate trong suốt thai kỳ sẽ phải chịu chứng suy giảm thông minh -Intelligence Quotient (IQ) so với những đứa trẻ có mẹ sử dụng một số loại thuốc khác. Mức IQ thấp đã được quan sát trong số những đứa trẻ từ khi sinh ra tới 3 tuổi.

Valproate trên thị trường thường có những tên Epilim sản xuất bởi Sanofi-Aventis và thường bán như thuốc Depakine bởi thương hiệu Abbott Laboratories. Thuốc này thường bắt buộc phải kê đơn cho những bệnh nhân động kinh, chứng đau nửa đầu và rối loạn tiền đình và trong một số trường hợp khác.

Nhiều dấu hiệu cho thấy loại thuốc này gây hại đối với thai nhi. Theo nghiên cứu rộng rãi trên thì những bà mẹ sử dụng loại thuốc trên một cách thường xuyên và đến một khối lượng nhất định sẽ làm tăng nguy cơ về phát triển trí não của đứa trẻ.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thuốc động kinh Topiramate còn có thể gây nhiều nhược điểm như sứt môi, hở hàm ếch và khiếm khuyết về bộ phận sinh dục. Còn một số loại thuốc khác điều trị bệnh động kinh cũng tăng các nguy cơ bệnh tật cho trẻ như khuyết tật đốt sống và dị tật bẩm sinh tim.

Theo chuyên gia nghiên cứu Kimford Meador tại trường đại học Emory University – Atlanta – Mỹ thì: “Đây là những phát hiện khuyến cáo việc sử dụng thuốc điều trị loại này không nên là lựa chọn số một cho những phụ nữ mang thai ”.

Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tờ New England Journal of Medicine, Anh.

]]>
Những lưu ý giúp bà bầu sử dụng thuốc kháng sinh an toàn https://meyeucon.org/21090/nhung-luu-y-giup-ba-bau-su-dung-thuoc-khang-sinh-an-toan/ Fri, 03 Feb 2012 01:26:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=21090 Trong khi mang thai, việc sử dụng các loại dược phẩm đều cần phải cẩn trọng. Với thuốc kháng sinh thì sự cẩn trọng đó phải cao hơn và cần thiết hơn rất nhiều

Thuốc kháng sinh là tất cả các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng kháng khuẩn.

Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như bệnh lao, thương hàn, dịch tả… và được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau:

– Nhóm beta – lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…).

– Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…).

– Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…).

– Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).

– Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…).

– Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…).

Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng kháng sinh

Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau.

Khi vào cơ thể, các thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong!

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm candida ở da, miệng, ruột…

Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai: hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi.

Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

– Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid.

– Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).

– Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh… Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn nhờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

]]>
Thuốc tránh thai khẩn cấp và những mặt trái của nó https://meyeucon.org/19314/thuoc-tranh-thai-khan-cap-va-nhung-mat-trai-cua-no/ https://meyeucon.org/19314/thuoc-tranh-thai-khan-cap-va-nhung-mat-trai-cua-no/#comments Sun, 02 Oct 2011 01:35:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=19314 Thuốc tránh thai khẩn cấp đang được sử dụng như là một biện pháp “chữa cháy” đơn giản và hiệu quả cũng tương đối cao. Tuy nhiên, nó lại có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phụ nữ.

Mặc dù thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn được đánh giá là không có tác dụng phụ nghiêm trọng và nói chung là an toàn nhưng không được dùng sau nhiều ngày đã quan hệ. Tùy loại thuốc mà chỉ được uống muộn nhất là 2 hoặc 3 ngày sau khi quan hệ. Thuốc tránh thai khẩn cấp nếu có tác dụng phụ thì người dùng sẽ cảm nhận được ngay lập tức và kéo dài hàng tuần sau khi uống thuốc.

Chị em phụ nữ có thể cảm thấy đau đầu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp.

Một số tác dụng phụ dễ thấy khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là:

– Buồn nôn: Hơn một nửa phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ có cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn mửa. Tác dụng phụ này có thể được giảm thiểu bằng cách dùng thuốc với thức ăn. Không nên dùng thêm một liều sau khi ói, bởi lượng hormone vào máu đã đủ thì sẽ có hiệu quả ngăn ngừa mang thai.

– Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Nếu phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì rất có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, có thể là làm cho kinh nguyệt rút ngắn lại và kéo dài ra. Nhiều phụ nữ có thể bắt đầu chu kì kinh nguyệt trong khoảng 7-9 ngày sau khi uống thuốc. Nếu sau 21 ngày mà vẫn không thấy kinh thì bạn nên đi khám bởi rất có thể chậm kinh là dấu hiệu mang thai. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể dẫn đến chảy máu âm đạo nhẹ.

– Mang thai ngoài tử cung: Nếu âm đạo ra máu nhiều thì cũng có thể là do mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng thụ tinh với tinh trùng ở ngoài tử cung, vì vậy nó không thể tồn tại và phát triển được. Nếu thuốc tránh thai khẩn cấp đó uống không hiệu quả vì uống sau 5 ngày thì khả năng mang thai ngoài tử cung cũng có thể xảy ra.

– Kích thích đầu ngực: Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, hormone cơ thể thay đổi, có thể làm cho ngực của bạn đau kéo dài hàng tuần. Uống thuốc acetaminophen và mặc áo ngực thể thao hoặc áo ngực rộng để giảm đau vú.

– Nhức đầu: Chị em phụ nữ có thể cảm thấy đau đầu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Nhức đầu có thể gây ra bởi những thay đổi đột ngột của hormone và có thể kéo dài cho đến khi người phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Uống thuốc acetaminophen cũng có thể giảm đau đầu.

]]>
https://meyeucon.org/19314/thuoc-tranh-thai-khan-cap-va-nhung-mat-trai-cua-no/feed/ 2
Cách dùng thuốc chữa hen phế quản ở phụ nữ mang thai? https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/#comments Tue, 27 Sep 2011 01:31:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=19237 Hỏi: Tôi đang mang thai 13 tuần, nhưng lại có bệnh hen. Xin hỏi bệnh của tôi có ảnh hưởng đến thai nhi không và tôi có sử dụng thuốc chữa hen được không?

Trả lời: Hen phế quản là do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản vì vậy dẫn đến khó thở. Hen là một bệnh được biết từ thời cổ đại, bệnh có thể biểu hiện thành những cơn hen cấp hay mạn tính. Hen là một bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Biểu hiện của bệnh là cảm giác như nặng ngực, khó thở nhanh hoặc chậm, bệnh nhân biểu hiện nói hổn hển, độ bão hoà ôxy giảm, nhịp tim nhanh, bệnh nhân có cơn co rút cơ hô hấp và thường ho nhiều về buổi tối. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ còn bú mẹ hoặc từ lúc còn nhỏ và phụ nữ mang thai.

Mang thai ảnh hưởng đến tình trạng hen: Tình trạng thai nghén ảnh hưởng đến bệnh hen do ảnh hưởng của sự thay đổi hormon như: cortison, estradiol, progesterol; giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch. Ở những người hen phế quản khi mang thai có đến 1/3 số bệnh nhân cải thiện được bệnh, 1/3 bệnh diễn biến nặng dần lên và 1/3 bệnh không thay đổi. Vì vậy với phụ nữ mắc bệnh hen cần kiểm soát tốt bệnh khi mang thai.

Tình trạng hen ảnh hưởng đến thai nhi: Tình trạng viêm, điều trị corticoid, người mẹ thiếu ôxy, ảnh hưởng đến rau thai và giới tính của thai. Bệnh hen phế quản ở phụ nữ mang thai nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu ôxy mạn tính, sẽ gây nhiều hậu quả như đẻ non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, đẻ mổ, thai dị dạng, tăng tỷ lệ chết chu sinh, đái tháo đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen có thể sử dụng các thuốc:  salbutamol dạng xịt, salbutamol dạng uống ngừng trước 48 giờ khi đẻ, các thuốc corticoid dạng xịt tại chỗ rất tốt, không gây hại cho trẻ. Trong một số trường hợp hen nặng có thể sử dụng thuốc bằng đường toàn thân như prednisone đường uống.

Tình trạng viêm của hen phế quản và phù nề trong lòng phế quản, do đó  điều trị thường phải sử dụng thuốc chống viêm. Thuốc chống viêm loại steroid và loại không có steroid. Thuốc chống viêm không steroid không sử dụng trong điều trị, vì thuốc này gây ức chế prostaglandine gây ra cơn hen phế quản. Thuốc chống viêm steroid được sử dụng cho phụ nữ mang thai có cơn hen cấp tính như là methylprednison, prednisone hoặc prednisolone đường uống.

Điều trị hen cơ bản để đạt được mục đích: dự phòng cơn hen tái phát, ngăn cản các triệu chứng hô hấp khác, duy trì các hoạt động bình thường, duy trì tốt chức năng hô hấp và đảm bảo được chất lượng sống tốt. Điều trị cơ bản bao gồm thuốc chống lại tình trạng viêm sử dụng corticoid dạng xịt và thuốc làm giãn phế quản tác dụng kéo dài.

]]>
https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/feed/ 3
Mang bầu có nên dùng thuốc Đông Y? https://meyeucon.org/16806/mang-bau-co-nen-dung-thuoc-dong-y/ https://meyeucon.org/16806/mang-bau-co-nen-dung-thuoc-dong-y/#respond Sat, 23 Apr 2011 14:29:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=16806 Nhiều phụ nữ khi mang thai muốn tăng cường sức khỏe đã sử dụng thuốc bổ Đông y bởi cho rằng, thuốc bổ Đông y rất “lành” nên có thể dùng cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, Đông y có nhiều loại thuốc bổ nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể dùng được đặc biệt là phụ nữ mang thai. Việc tự ý dùng thuốc Đông y để bồi bổ có thể gây nguy hại cho thai nhi.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y cho biết, việc dùng thuốc bổ nói chung phải được xem xét một cách thận trọng và tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Cũng vì thế, các dược thư cổ luôn ghi rõ những vị thuốc cấm dùng cho phụ nữ có thai, trong đó có cả những vị thuốc thuộc nhóm bổ dưỡng. Hơn nữa, các vị thuốc được coi là bổ trong Đông y có thể bổ với người này nhưng lại gây hại với người kia. Do vậy, phụ nữ có thai nếu ăn uống tốt, đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thai nhi phát triển bình thường, mẹ khỏe thì không cần dùng thuốc. Chỉ nên tìm đến sự hỗ trợ của Đông y khi thai phụ bị nôn nhiều, ăn uống kém, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc bổ Đông y các thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tuổi, tiền sử bệnh tật… để quyết định có nên sử dụng hay không.

Theo Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, khi mang thai, trạng thái sinh lý của cơ thể thai phụ biến đổi rất lớn. Người mẹ rất dễ mắc một số bệnh như ốm nghén, phù, đi tiểu khó, động thai, băng huyết, trụy thai (sảy thai, đẻ non…) Ngoài ra, trong thời kỳ này, phụ nữ cũng cần lượng dinh dưỡng và huyết lớn để nuôi con. Vì vậy nếu việc bồi bổ bằng thức ăn không đảm bảo thì nên dùng thuốc. Trước hết, nên trọng dụng các món ăn – bài thuốc vì đây là phương thức bồi bổ đơn giản, có hiệu quả, dễ dùng, dễ chế và dễ được chấp nhận. Việc bồi bổ bằng thuốc phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Và khi mua thuốc nên mua tại các cơ sở tin cậy, không mua thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

]]>
https://meyeucon.org/16806/mang-bau-co-nen-dung-thuoc-dong-y/feed/ 0
Sử dụng thuốc hợp lý trong thai kỳ https://meyeucon.org/13879/su-dung-thuoc-hop-ly-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/13879/su-dung-thuoc-hop-ly-trong-thai-ky/#respond Wed, 17 Nov 2010 23:10:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=13879 Theo khuyến cáo của bác sĩ thì thai phụ không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp thì việc uống thuốc là điều cần thiết khi thai phụ cần chữa trị một số bệnh nặng, vậy ngoài sự tư vấn của bác sĩ thì dưới đây cũng là những lời khuyên bổ ích cho bạn.


Thuốc giảm đau thông thường

Nếu bị cảm “xoàng”, bạn chỉ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng, nghỉ ngơi để bệnh tự khỏi. Chỉ khi nào bị sốt cao hoặc có thêm nhiều triệu chứng khác lạ, lúc ấy bạn có thể sử dụng vài viên thuốc hạ sốt, giảm đau như Ibuprofenb trước khi nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Đặc biệt vào 4 tháng cuối thai kỳ thì aspirin và các loại gel giảm đau chứa NSAIDs (Nonsteroidal Antiinflammatory Drugs – giảm đam, chống viêm không chứa steroid) là những loại thuốc bạn không nên chạm đến. Các loại thuốc chứa paracetamol có thể dự trữ sẵn trong nhà mà không cần đơn của bác sĩ để giảm đau đầu trong giai đoạn mang thai.

Thuốc dùng cho bệnh mãn tính

Nếu thai phụ có tiền sử bị bệnh tim nặng thì cần biết rằng, trên thế giới khoảng 1% phụ nữ bị bệnh tim nặng từ trước khi có thai đã tử vong khi mang thai do biến cố suy tim – một nguyên nhân thường gặp. Tiếp đến là bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh suy giảm miễn dịch… lúc này bắt buộc thai phụ phải dùng thuốc theo liều lượng cố định. Thuốc này đi qua bánh nhau vào trong thai nhi và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy mọi thứ thuốc được dùng trong thai kỳ đều phải có ý kiến của bác sĩ. Thuốc điều trị bệnh mạn tính như các thuốc chữa động kinh natri valproat, carbamazepin gây biến dạng ở ống thần kinh cho 1-2% thai nhi

Những tác hại nghiêm trọng

  • Với tam cá nguyệt đầu tiên: thuốc có thể cản trở sự hình thành các cơ quan của phôi thai, gây ra các dị tật bẩm sinh. Thuốc dùng trong thời kỳ này có thể làm chậm tốc độ phát triển của thai nhi, làm trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc phá hủy các mô đang phát triển.
  • Với kỳ tam cá nguyệt thứ 2: Thuốc ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh và sự tăng trưởng của thai nhi. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia y tế thì đây là giai đoạn dùng thuốc an toàn nhất trong suốt thai kỳ.
  • Với kỳ tam cá nguyệt cuối: thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh đẻ cũng như trên trẻ sơ sinh, ví dụ như các thuốc giảm đau gây nghiện, có thể gây ra rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc có nguy cơ gây quái thai:

  • Một số thuốc chữa bệnh ngoài da cho bà mẹ như thuốc isotretinoin gây dị dạng cho thai nhi ở hệ thần kinh trung ương, tai ngoài và tim.
  • Các thuốc chống đông tụ (như warfarin) gây hội chứng cho thai nhi ở 4-6% trường hợp như dị dạng mặt (xương mũi), giảm sản ở đốt tay chân, vôi hóa xương… Thời gian có nguy cơ: trong khoảng thời gian có thai được 6-9 tuần, có thể đến tuần 12 sau khi bà mẹ mất kinh. Có 2% trường hợp thuốc gây dị dạng ở não khi thai ở quý thứ 2 và/hoặc quý thứ 3.
  • Thuốc chống viêm không steroid: gây thiểu năng thận vĩnh viễn (do gây độc tính cho thận ở thai nhi, gây nguy cơ xuất huyết). Chống chỉ định khi bà mẹ có thai đã 6 tháng.
  • Thuốc kháng lao gây cảm ứng tới men như rifampycin, gây hội chứng băng huyết sớm khi bà mẹ trở dạ và/hay trong 24 giờ đầu tiên khi trẻ sinh ra vì thiếu hụt vitamin K.
  • Các thuốc chống co giật gây cảm ứng tới men (như phenobarbital, carbamazepin, primidon) gây bất thường cho sự cân bằng photphocalci do thiếu vitamin D.
  • Các thuốc chống co giật, không gây cảm ứng tới men gan (như acid valpric) gây nguy cơ giảm tiểu cầu, giảm tập kết tiểu cầu, fibrinogen và các yếu tố gây đông tụ.
  • Thuốc hướng tâm thần như: an thần kinh (phenothiazin), chống liệt rung (kết hợp với trihexyphenidyl), chống trầm cảm (imipramin), các benzodiazepin.

Hầu hết các loại thuốc trên gây nhiều biến chứng: tim đập nhanh, bí đái, rối loạn hô hấp… Thuốc chẹn beta (như propanolol) gây giảm đường huyết, đôi khi suy tim cấp.

]]>
https://meyeucon.org/13879/su-dung-thuoc-hop-ly-trong-thai-ky/feed/ 0
Aquadetrim (Vitamin D3) https://meyeucon.org/12983/aquadetrim-vitamin-d3/ https://meyeucon.org/12983/aquadetrim-vitamin-d3/#comments Sat, 09 Oct 2010 21:15:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=12983 Chỉ định

Trong điều trị dự phòng thiếu Vitamin D . Dự phòng và điều trị bệnh còi xương, co cứng do thiếu canxi máu, bệnh loãng xương và các bệnh về xương do chuyển hoá nguyên phát (trong đó có bệnh giảm năng cận giáp và giả giảm năng cận giáp), điều trị dự phòng trong các điều kiện hấp thụ kém Vitamin D và hỗ trợ trong bệnh loãng xương.

Thành phần

Công thức cho 1ml (khoảng 30 giọt) Hoạt chất : Cholecalciferol 15 000 IU/ml Tá dược: Cremophor EL, đường sucrose ( 250 mg ), sodium hydrophosphatendodecahydrate, citric acid, anise aroma, benzyl alcohol (15 mg), nước cất. Dạng bào chế, đóng gói: Một lọ 10ml, 15 000IU/ml.

Đặc tính dược lý

Vitamin D3 là dạng tự nhiên của vitamin D, có trong động vật và người. Chức năng quan trọng nhất của vitamin D là cùng với hoóc môn tuyến cận giáp và hoóc môn calcutinin điều chỉnh việc chuyển hóa canxi và phosphat. Vitamin D3 là thành phần chống còi xương mạnh. Nó cần thiết cho chức năng của tuyến cận giáp.

Vị trí mục tiêu quan trọng nhất của vitamin D là ở ruột, cật và hệ thống xương. Vitamin D đóng vai trò chính trong việc hấp thụ canxi và photphat từ ruột, vận chuyển muối khoáng, tham gia vào quá trình canxi hoá của xương, điều chỉnh lượng canxi và photphat được thải ra ngoài qua thận. Việc sử dụng dung dịch Vitamin D ứng dụng khả năng của nó cho đồng thời các bệnh như rối loạn gan, suy giảm chức năng tuyến tụy.

Chế độ ăn uống thiếu vitamin D làm suy yếu khả năng hấp thụ vitamin, thiếu canxi, và thiếu tắm nắng sẽ dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ nhỏ trong suốt quá trình tăng trưởng và loãng xương ở người lớn.

Đối với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến các dấu hiệu của bệnh uốn ván và chậm phát triển tế bào trong trẻ sơ sinh. nhỏ và các bé mới chập chững biết đi. Những phụ nữ thường bị ảnh hưởng bởi chứng Việc sử dụng vitamin D để phòng ngừa bệnh còi xương là cần thiết cho hầu hết các trẻ loãng xương trong suốt quá trình tiền mãn kinh do thay đổi hoóc môn nên tăng lượng dùng vitamin D hàng ngày.

Tác dụng

Vitamin D3 là chất chống còi xương. Chức năng quan trọng nhất của vitamin D là điều khiển chuyển hoá canxi và phosphat cần thiết cho sự tạo khoáng và phát triển của bộ xương.

Vitamin D3 là dạng tự nhiên của vitamin D có trong động vật và người. So với D2 thì vitamin D3 có đặc tính ưu việt hơn do hoạt tính tác dụng lên ruột, thận và hệ xương cốt. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và phosphate từ ruột, trong quá trình canxi hoá xương và truyền tải muối khoáng. Nó cũng điều chỉnh việc đào thải canxi và phosphate ở thận. Nồng độ ion canxi tác dụng lên nhiều quá trình sinh-hoá để duy trì trương lực cơ, sự dẫn truyền thần kinh và sự đông máu. Vitamin D tham gia vào hoạt động chức năng của hệ miễn dịch để sản sinh limpho-động.

Thiếu vitamin D và sự không hấp thụ được vitamin D, thiếu canxi và tắm nắng ở thời kỳ phát triển là nguyên nhân đãn đến bệnh còi xương của trẻ em, loãng xương ở người lơn, còn ở người mang thai là bệnh co cứng, còi xương cho trẻ sơ sinh. Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh thường bị loãng xương do thay đổi hormone cũng cần tăng liều hang ngày dùng vitamin D.

Dung dịch nước D3 hơn dung dịch D3 dầu ở tính dễ hấp thụ. Trẻ em đặc biệt là sơ sinh thường chưa có sự hoàn thiện về chuyển hoá và tiếp nhận dịch mật ở ruột nên việc hấp thu dung dịch dầu thường khó hơn nhiều so với dung dịch nước. Vitamin D thấm phần lớn qua ruột non, nó thấm qua bào thai và sữa mẹ. Vitamin D chuyển hoá ở gan và thận. Thời gian bán thải của nó trong máu là vài ngày và có thể kéo dài khi yếu thận. Vitamin D được đào thải qua phân và nước tiểu.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh rối loạn thừa canxi, mức canxi trong máu và nước tiểu cao, sỏi canxi thận, bệnh sarcoid, suy thận.

Hướng dẫn sử dụng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sỹ. Dùng đường uống. Chế phẩm nên dùng với nước. Một giọt chế phẩm chứa 500 IU Vitamin D3. – Để đong chính xác liều dùng, khi rót chế phẩm khỏi lọ cần để lọ với góc nghiêng 45o.

Liều dùng

Bệnh nhân cần dùng thuốc chính xác theo chỉ dẫn của bác sỹ, nếu không có chỉ định cụ thể thì liều thường dùng là:

  • Mỗi ngày 2000-5000 UI (4-10 giọt) dùng trong 4-6 tuần dưới sự theo dõi nghiêm ngặt của thầy thuốc kèm kiểm tra nước tiểu định kỳ.
  • Khởi đầu dùng liều 2000 UI trong 3-5 ngày, sau đó nếu tiếp nhận tốt thì tăng liều phù hợp cho từng bệnh nhân ( thường lớn hơn 3000UI).
  • Liều 5000 UI chỉ áp dụng cho các trường hợp biến dạng xương rõ rang.
  • Có thể lập lại chu trình điều trị sau khi ngừng lần điều trị trước một tuần nếu có nhu cầu cần điều trị tiếp, khi đã có những kết quả điều trị cụ thể thì chuyển sang dùng liều dự phòng 500-1000 UI mỗi ngày.

Liều dùng dự phòng

– Trẻ sơ sinh 3-4 tuần tuổi sinh đủ tháng, điều kiện sống tốt và được ra ngoài trời nhiều thời gian và trẻ nhỏ tới 2-3 tuổi: 500-1000 UI (1-2 giọt) mỗi ngày.

– Trẻ đẻ non từ 7-10 ngày tuổi, sinh đôi, trẻ sơ sinh có điều kiện sống nghèo nàn: 1000-1500 UI (2-3 giọt) mỗi ngày. Trong mùa hè nhiều nắng có thể giảm liều xuống 500 UI (1giọt) mỗi ngày.

– Phụ nữ mang thai: 400 UI Vitamin D3 mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai hoặc từ tuần thai thứ 28 thì 1000 UI mỗi ngày.

– Người lớn: 500-1000 UI (1-2 giọt) mỗi ngày.

Thận trọng khi sử dụng

Cần tránh dùng quá liều. Trong một số trường hợp bệnh đặc biệt khi dùng chế phẩm cần phải loại trừ các nguồn khác có chứa Vitamin D3. Nhu cầu Vitamin D hàng ngày ở trẻ em và liều dùng cần được xác định cho từng cá nhân và thay đổi phù hợp khi kiểm tra định kỳ, đặc biệt trong những tháng đầu của trẻ. Chế phẩm cần dùng thận trọng cho các bệnh nhân bị bất động. Liều cao canxi không được dùng đồng thời với Vitamin D

Tương tác với các thuốc khác

Thuốc chống động kinh, rifampicin, cholestyramin, paraffin lỏng làm giảm hấp thụ Vitamin D. Dùng đồng thời với thiazid (thuốc lợi tiểu) tăng nguy cơ rối loạn thừa canxi. Dùng đồng thời với thuốc glycoside tim có thể tăng nguy cơ ngộ độc (tăng loạn nhịp tim).

Quá liều

Các tác hại dosage ngộ độc cấp hiếm xảy ra và thường chỉ bị trong trường hợp quá liều sau khi dùng liều 100 000 UI/ ngày hoặc lớn hơn. Triệu chứng quá liều biểu hiện như: chán ăn, nôn và buồn nôn, táo bón, bồn chồn, khát nước, tiểu nhiều, tăng toan dạ dày, ỉa chảy, đau quặn ruột. Trầm cảm, trầm cảm vận động, sụt cân, tăng mức canxi máu và tiểu nhiều, sỏi thận và vôi hóa mô có thể phát triển.

Các triệu chứng thường gặp hơn: đau đầu, đau cơ và đau khớp, trầm cảm,trầm cảm vận động, rối loạn mất điều hoà, yếu cơ và sụt cân nhanh. Có thể thấy rối loạn chứac năng thận kèm tiểu ra đạm và hồng cầu, tăng mất kali, đi tiểu dắt, tiểu đêm và tăng huyết áp. Trong trường hợp nặng có biểu hiện mờ giác mạc, thắt đĩa thần kinh thị giác, có thể có viêm mống mắt và đục thuỷ tinh thể. Sỏi thận, vôi hoá thận, vôi hoá mô mạch máu, cơ tim, phổi và da có thể phát triển. Hiếm khi thấy vàng da do mật.

Điều trị quá liều: Ngừng dùng thuốc truyền nhiều dịch. Báo bác sỹ và có thể đưa đi bệnh viện.

Bảo quản và sử dụng

Nơi khô ráo, ở nhiệt độ dưới 25°C. Tránh ánh sáng và ẩm. Tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em.

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn nhà sản xuất. Một lọ 10ml, 15 000IU/1ml

Hạn sử dụng: 36 tháng Kiểm tra hạn dùng trên vỏ hộp trước khi sử dụng. Không được dùng khi thuốc đã quá hạn

]]>
https://meyeucon.org/12983/aquadetrim-vitamin-d3/feed/ 25