Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 4 lỗi cần tránh khi cho trẻ uống thuốc https://meyeucon.org/26272/4-loi-can-tranh-khi-cho-tre-uong-thuoc/ https://meyeucon.org/26272/4-loi-can-tranh-khi-cho-tre-uong-thuoc/#respond Mon, 21 Jan 2013 02:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=26272 Xu thế chung hiện nay, nhiều gia đình có sẵn tủ thuốc trong nhà. Khi thấy con có những biểu hiện bệnh, bố mẹ thường tự ý lấy thuốc cho con uống. Vì thế, rất nhiều ‘tai nạn’ thương tâm đã xảy ra với trẻ do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ.

“Hệ hô hấp của Nhím nhạy cảm nên khi thời tiết thay đổi bé hắt hơi, sổ mũi, kèm theo ho húng hắng. Để trị bệnh cho bé, mình mua thuốc hạ nhiệt, giảm đau về cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Sau 2 ngày, thấy bện tình của con không thuyên giảm, mình tăng thêm 1 viên cho mỗi lần uống. Đến ngày thứ 3, bé có những biểu hiện nặng hơn như mệt mỏi, chán ăn, kèm theo nôn trớ. Gia đình mình tá hỏa đưa con đến bệnh viện thì mới hay bé bị ngộ độc thuốc. Hú hồn! Suýt chút nữa thì hại con….”, tâm sự của chị Đặng Nguyễn Huyền.

1. Cho bé uống thuốc nhưng không hiểu rõ thành phần có trong thuốc

Do không hiểu rõ về thành phần có trong thuốc nên nhiều phụ huynh mắc lỗi cho con uống nhiều loại thuốc khác nhau nhưng có cùng tác dụng, dẫn đến việc trẻ bị ngộ độc thuốc ngày càng có xu hướng tăng lên.

Ví dụ, hoạt chất paracetamol có trong rất nhiều nhãn hiệu thuốc. Nhưng có mẹ vừa cho con uống thuốc hạ sốt efferalgan, lại uống thêm Decolgen để chữa sổ mũi trong khi loại thuốc này cũng chứa paracetamol. Hay khi chưa được 4 tiếng con đã sốt lại, nhiều người vẫn vô tư dùng, vì nghĩ cứ sốt là uống mà không lường hết nguy cơ của việc lạm dụng thuốc, khiến trẻ bị ngộ độc paracetamol.

Mẹ phải thận trọng khi cho trẻ uống thuốc.

Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, cần thận trọng khi cho trẻ dùng paracetamol để hạ sốt. Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ C trở lên có thể dùng paracetamol nhưng không được dùng quá 15mg/kg cân nặng/lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.

2. Bất kể loại thuốc nào cũng trộn lẫn vào sữa, nước hoa quả… cho bé uống

Nhiều loại thuốc không thể trộn lẫn được với các chất lỏng và các loại đồ ăn khác vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu buộc phải hòa tan thuốc vào nước trái cây, sữa… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống. Tốt nhất, hãy thử cho bé tự uống thuốc “nguyên bản” trước đã. Nếu bé không chịu uống, cha mẹ mới cần hòa thêm một ít sữa, nước lọc, nước hoa quả… (nhớ chỉ một ít) để bé uống chung với thuốc. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích.

3. Pha thuốc không theo hướng dẫn

Tại các bệnh viện, không ít trường hợp trẻ bị ngộ độc nguy kịch do sự ‘sáng tạo’ khi pha thuốc cho trẻ uống của cha mẹ/người thân. Trong đó, điển hình nhất là việc trẻ gặp nguy sau khi uống dung dịch oresol khi tiêu chảy cấp.

“Mùi lạ con không chịu uống” hay “Con nhất định không chịu uống gì ngoài nước sôi để nguội, pha ra cốc to để lạnh bé khó uống nên chỉ pha ít một”… là những biện minh của các bà mẹ với bác sĩ khi đưa con đi cấp cứu vì ngộ độc oresol.

Khi uống oresol với nồng độ quá đặc sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường. Điều nguy hiểm nhất, tế bào não trẻ bị tổn thương nên teo tóp lại, khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê. Nếu không biết để cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.

4. Cho bé uống thuốc Bắc và thuốc Tây cùng thời điểm

Khi con bị ốm, nhiều mẹ quýnh quáng ‘có bệnh vái tứ phương’ nên ai mách gì cũng nghe. Bởi thế, không ít trường hợp trẻ bị cảm mạo, ho hắng… được điều trị theo phương pháp Đông – Tây y kết hợp.

Sự thật, một số loại thuốc bắc sẽ không phát huy hết khả năng nếu bị kết hợp với các loại thuốc tây y trong cùng một thời gian. Ngoài ra, thuốc bắc và thuốc tây y có thể cùng phản ứng với nhau và gây ra sự phản tác dụng.

Ngoài ra, nhiều cha mẹ còn mắc những sai lầm đáng tiếc khác khi sử dụng thuốc cho bé như: tự ý tăng liều lượng, vô tình cho bé uống thuốc quá hạn sử dụng, pha thuốc chung với sữa hoặc thức ăn, đề nghị bác sĩ kê thêm thuốc bổ. Những việc này là hoàn toàn không nên.

]]>
https://meyeucon.org/26272/4-loi-can-tranh-khi-cho-tre-uong-thuoc/feed/ 0
Có nên dùng thuốc chống dị ứng kéo dài với trẻ nhỏ? https://meyeucon.org/25952/co-nen-dung-thuoc-chong-di-ung-keo-dai-voi-tre%cc%89-nho%cc%89/ https://meyeucon.org/25952/co-nen-dung-thuoc-chong-di-ung-keo-dai-voi-tre%cc%89-nho%cc%89/#respond Sun, 30 Dec 2012 02:00:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=25952 Thời tiết lạnh giá mùa đông, trẻ em là đối tượng thường hay có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho… trong đó không ít bé phải sử dụng thuốc chống dị ứng kéo dài để trị ho. Nhưng dùng thuốc chống dị ứng kéo dài có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ?

Xác định đúng nguyên nhân gây ho ở trẻ

Ho chỉ là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì thế để điều trị ho người ta phải xác định được nguyên nhân mới điều trị được triệt để. Trường hợp trẻ bị ho kéo dài được bác sĩ xác định là nguyên nhân do dị ứng, đa phần dị ứng họng gây ho liên quan mật thiết đến đồ ăn và uống. Theo tổng kết của các nhà khoa học Nhật Bản, 80% trẻ em viêm mũi họng tái diễn liên quan đến các loại thực phẩm mà chúng sử dụng hằng ngày và điều đó chỉ có người trực tiếp nuôi trẻ mới tìm hiểu được và loại bỏ thì trẻ mới khỏi lâu dài mà không phải sử dụng thuốc.

Trẻ có thể bị phát ban khi dùng kéo dài MSD.

Và việc dùng thuốc chống dị ứng kéo dài

Thuốc chống dị ứng là thuốc được chỉ định cho trường hợp đang có cơn dị ứng hoặc biểu hiện dị ứng kéo dài mà không xác định được nguyên nhân hoặc nguyên nhân khó điều trị khỏi hoàn toàn như hen. Nếu triệu chứng ho do một trong những nguyên nhân thuộc chỉ định điều trị thì vẫn phải sử dụng thuốc chống dị ứng kéo dài theo chỉ định.

Montelukast sodium, MSD (singulair) là thuốc chống dị ứng. Thuốc có 3 dạng là viên bao phim 10mg, viên nhai 4mg, gói cốm 4mg. Thuốc được chỉ định chủ yếu cho người bệnh lớn tuổi và trẻ em trên 6 tháng tuổi để dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính, dự phòng cơn co thắt phế quản do gắng sức, giảm các triệu chứng ban ngày và ban đêm của viêm mũi dị ứng (viêm mũi dị ứng theo mùa cho người lớn và trẻ em từ 2 năm tuổi trở lên và viêm mũi dị ứng quanh năm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên).

Dùng MSD mỗi ngày một lần vào buổi tối để chữa hen. Với viêm mũi dị ứng, thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng.

Mặc dù tương đối an toàn nhưng MSD cũng có những chú ý riêng cho bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

MSD đã được nghiên cứu trên bệnh nhi từ 6 tháng đến 14 tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, MSD không ảnh hưởng lên tỷ lệ phát triển của trẻ em. Nói chung, MSD dung nạp tốt. Các tác dụng ngoại ý thường nhẹ và thường không cần ngừng thuốc. Trong thử nghiệm lâm sàng 8 tuần có đối chứng placebo, phản ứng có hại liên quan tới thuốc ở trên 1% người bệnh dùng MSD và có tỷ lệ cao hơn so với nhóm placebo chỉ là nhức đầu. Tỷ lệ nhức đầu không có khác biệt ý nghĩa thống kê khi so sánh hai nhóm điều trị. Trong các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng lên sự phát triển, thuộc tính an toàn trên các bệnh nhi này cũng tương tự như thuộc tính an toàn đã được nêu trên.

Trường hợp điều trị kéo dài, thuộc tính của các tác dụng ngoại ý không thay đổi gì và thuộc tính các phản ứng có hại không thay đổi.

Người ta cũng đưa ra một số kinh nghiệm sau khi đưa thuốc ra thị trường, cụ thể là thuốc có thêm những tác dụng ngoại ý sau đây: các phản ứng quá mẫn cảm (bao gồm phản vệ, phù mạch, ngứa, phát ban, mày đay và rất hiếm là thâm nhiễm bạch cầu ưa eosin tại gan), giấc mộng bất thường, ảo giác, buồn ngủ, kích động bao gồm hành vi gây gổ, hiếu động, mất ngủ, dị cảm/giảm cảm giác và rất hiếm là cơn co giật; buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, tăng AST và ALT, rất hiếm gặp viêm gan ứ mật; đau khớp, đau cơ bao gồm co rút cơ; tăng khả năng chảy máu, chảy máu dưới da, đánh trống ngực và phù.

Không có thông tin đặc hiệu để điều trị khi quá liều MSD. Trong nghiên cứu về hen mạn tính, dùng MSD với các liều mỗi ngày tới 200mg cho người lớn trong 22 tuần và nghiên cứu ngắn ngày với liều tới 900mg mỗi ngày, dùng trong khoảng 1 tuần, không thấy có phản ứng quan trọng trong lâm sàng.

Cũng có báo cáo về ngộ độc cấp sau khi đưa thuốc ra thị trường và trong các nghiên cứu lâm sàng với MSD. Các báo cáo này bao gồm cả ở trẻ em và người lớn với liều cao nhất lên tới 100mg. Những kết quả trong phòng thí nghiệm và trong lâm sàng phù hợp với tổng quan về độ an toàn ở người lớn và các bệnh nhi. Trong phần lớn các báo cáo về quá liều, không gặp phản ứng có hại. Những phản ứng hay gặp nhất cũng tương tự như dữ liệu về thuộc tính an toàn của MSD bao gồm đau bụng, buồn ngủ, khát, đau đầu, nôn và tăng kích động.

Người ta chưa rõ montelukast có thể thẩm tách được qua màng bụng hoặc lọc máu hay không nhưng cũng không làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Như vậy, khi sử dụng thuốc chống dị ứng dài ngày cho trẻ phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.

]]>
https://meyeucon.org/25952/co-nen-dung-thuoc-chong-di-ung-keo-dai-voi-tre%cc%89-nho%cc%89/feed/ 0
Nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi? https://meyeucon.org/25856/nuoc-ep-toi-co-giup-be-het-ngat-mui/ https://meyeucon.org/25856/nuoc-ep-toi-co-giup-be-het-ngat-mui/#respond Wed, 19 Dec 2012 02:00:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=25856 Hỏi: Bé nhà em hiện nay được gần 1 tuổi. Dạo gần đây bé thường hay bị ngạt mũi, khụt khịt. Em có nghe bạn bè mách nhỏ rằng, khi bé bị ngạt mũi thì dùng nước ép tỏi nhỏ mũi sẽ có tác dụng rất tốt. Một, hai lần em có ý định áp dụng ‘bài thuốc’ này cho con, tuy nhiên vẫn còn thấy hơi lo ngại. Thực sự thì nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi hay không?

Thực sự thì nước ép tỏi có giúp bé hết ngạt mũi hay không?

Trả lời: Không riêng gì bạn Thùy, rất nhiều chị em được ‘mách nhỏ’, đã nghe hoặc đọc ở đâu đó rằng, nước ép tỏi có công dụng tuyệt vời, giúp bé hết khụt khịt, nhất là nước tỏi ép trộn với nước muối sinh lý 0,9% sẽ đặc trị bệnh hắt hơi, xổ mũi.

Trong một số trường hợp, chị em đã áp dụng ‘bài thuốc’ này một cách quá đà, dùng nước ép tỏi đậm đặc nhỏ mũi khiến cho niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, đỏ hồng lên.

Trao đổi về vấn đề này, BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó GĐ BV Nhi T.Ư cho biết: Niêm mạc mũi trẻ vốn rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại có đặc tính nóng và cay, nhất là nếu nó quá đậm đặc. Vì thế, nhỏ nước ép tỏi có thể làm bỏng niêm mạc mũi.

“Nhất là, nếu không pha loãng nước tỏi, để nồng độ quá đặc rồi nhỏ vào mũi trẻ dễ khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, không phát hiện điều trị có thể gây hoại tử da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu do nơi hoại tử bị viêm nhiễm. Việc điều trị bỏng niêm mạc mũi cũng rất khó khăn và lâu dài. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng nước ép tỏi, ép hành để nhỏ mũi cho trẻ”, BS Lộc cảnh báo.

Hơn nữa, khi bị bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ bị khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi.

Nước tỏi có đặc tính nóng, cay. Trong khi đó, niêm mạc mũi của trẻ vốn rất mỏng. Chính vì thế, nước ép tỏi có thể khiến trẻ bị bỏng rộp niêm mạc mũi, thậm chí gây hoại tử da, dẫn đến nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện xử lý kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/25856/nuoc-ep-toi-co-giup-be-het-ngat-mui/feed/ 0
2 bài thuốc chữa chứng chậm lớn cho con https://meyeucon.org/25835/2-bai-thuoc-chua-chung-cham-lon-cho-con/ https://meyeucon.org/25835/2-bai-thuoc-chua-chung-cham-lon-cho-con/#comments Mon, 17 Dec 2012 02:00:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=25835 Các loại thuốc viên chế biến từ chuối tiêu, thịt cóc, mật ong và một số thành phần khác, có thể giúp tăng cường thể trạng cho những đứa trẻ chậm lớn. Bạn hãy tham khảo và thử áp dụng nhé!

Sau đây là hai loại thuốc hay được dùng:

Các loại thuốc viên chế biến từ chuối tiêu, thịt cóc, mật ong và một số thành phần khác.

Bài 1:

  • Lấy cóc vàng lột bỏ da, đầu, lòng, ruột, chỉ lấy mình cóc, rửa thật sạch rồi đem sấy khô, tán mịn.
  • Chuối tiêu chín sấy khô, tán bột.
  • Lòng đỏ trứng hấp chín, sấy khô, tán bột.

Ba thứ trộn chung với mật ong làm thành viên. Liều lượng mỗi viên gồm: bột cóc 10 g, bột chuối 12 g, bột lòng đỏ trứng 2 g.

Liều dùng:

  • Trẻ 8-10 tháng tuổi: Ngày 3 viên, chia làm 3 lần.
  • Trẻ 20-30 tháng tuổi: Ngày 4 viên, chia làm 2 lần.
  • Trẻ 30-40 tháng tuổi: Ngày 6 viên, chia làm 2 lần.

Uống liên tục từ 1 đến 3 tháng.

Bài 2:

  • Chuối tiêu sấy khô, tán bột 200 g.
  • Thịt cóc vàng sấy khô, tán mịn 100 g.
  • Vỏ quýt phơi khô, tán bột 12 g.
  • Hạt mướp hương bỏ vỏ, sao vàng, tán bột 12 g.
  • Củ sả phơi khô, tán bột 50 g.
  • Mật ong 300 ml.

Các loại bột trên trộn với mật ong làm thành viên bằng hòn bi.

Liều dùng:

  • Trẻ 1-3 tuổi: Ngày 2 viên, chia làm 2 lần.
  • Trẻ 4 tuổi trở lên: Ngày 4 viên, chia làm 2 lần.
]]>
https://meyeucon.org/25835/2-bai-thuoc-chua-chung-cham-lon-cho-con/feed/ 1
Dùng thuốc hen có steroid khiến trẻ bị lùn https://meyeucon.org/25455/dung-thuoc-hen-co-steroid-khien-tre-bi-lun/ https://meyeucon.org/25455/dung-thuoc-hen-co-steroid-khien-tre-bi-lun/#respond Wed, 14 Nov 2012 00:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=25455 Theo nghiên cứu mới đây, của các nhà khoa học cho biết, trẻ em sử dụng thuốc hen dạng hít để điều trị hen suyễn có thể bị giảm khoảng 2,5cm chiều cao so với những đứa trẻ không sử dụng.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 943 trẻ em, lứa tuổi từ 5 đến 12 tuổi, được điều trị hen suyễn nhẹ trung bình hơn 4 năm. Trong đó, trẻ được chia thành 3 nhóm: một nhóm sử dụng thuốc corticosteroid hít ( nhãn thuốc là Pulmicort, Rhinocort) 2 ngày một lần; nhóm thứ 2 sử dụng thuốc dạng hít không steroid (nhãn thuốc Tilade) và nhóm thứ 3 dùng loại giả dược. Tất cả đứa trẻ đó đều đã được dùng albuterol, một loại thuốc có tác dụng nhanh làm giảm các triệu chứng hen suyễn cấp tính và các cordicosteroid đường uống cần thiết để điều trị triệu chứng hen suyễn.

Trẻ bị lùn vì dùng thuốc hen có steroid.

Những đứa trẻ này được theo dõi cho đến khi chúng đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và 20 tuổi trở lên đối với nam giới. Kết quả cho thấy, chiều cao trung bình của những bệnh nhân thuộc nhóm 1 thấp hơn khoảng 2,5cm so với những đứa trẻ ở 2 nhóm còn lại.

“Không tìm thấy sự khác biệt về giới tính, thời gian sử dụng thuốc hen suyễn hay bất kì yếu tố khác kể cả so với di truyền từ cha mẹ”, TS. Robert Strunk, tác giả cuộc nghiên cứu, giáo sư về nhi khoa tại trường ĐH Y khoa Washington tại ST Louis, cho biết trong một bản tin của trường đại học.

Cuộc nghiên cứu này đã được trình bày vào ngày 3/9 tại cuộc họp hội thảo của Hiệp hội Hô hấp Châu Âu ở Vienna và được công bố trực tuyến trong cùng một ngày trên tạp chí Y học New England.

TS Struck đã nói rằng những trường hợp đặt biệt tại Bệnh viện nhi St. Louis sẽ được theo dõi chặt chẽ sự phát triển của bệnh nhân sử dụng steroid dạng hít.

Các trẻ em đều được kiểm tra sau mỗi lần bác sĩ thăm bệnh để kiểm soát được mức độ tăng trưởng và nếu một đứa trẻ không phát triển chiều cao ở mức bình thường thì họ có thể giảm liều lượng steroid. Họ sẽ dử dụng liều thuốc thấp nhất mà vẫn đem lại hiệu quả kiểm soát các triệu chứng để giảm thiểu những lo ngại về tác dụng phụ ảnh hưởng tới chiều cao sau này.

TS Kenneth Bromberg, chủ tịch khoa nhi của Bệnh viện Brooklyn Center, tại thành phố New York đã nói “Đây là một ví dụ khác về những rủi ro và lợi ích khi có sự can thiệp của y tế. Việc sử dụng steroid dạng hít sẽ giảm bớt nhu cầu sử dụng steroid đường uống trong khi đó steroid đường uống còn có khả năng có nhiều ảnh hưởng tới cả sự tăng trưởng lẫn các yếu tố khác như gây đục tinh thể, dung nạp glucose và ảnh hưởng chức năng miễn dịch”.

Tiến sĩ Len Horovitz, một chuyên gia về phổi tại Bệnh viện Lenox Hill ở Mỹ cũng có phát biểu tương tự: “giảm chiều cao so với chiều cao dự kiến là không đáng kể và nếu không có steroid dạng hít thì một trong số trẻ em này sẽ bị bệnh hen suyễn kéo dài dai dẳng và cũng có thể mắc đáng kể một số bệnh được ngan ngừa bởi các steroid dạng hít”.

Horovitz nói thêm “Tất cả các loại thuốc đều giống như con dao hai lưỡi và gần như không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn ở trẻ trước khi có sự ra đời của steroid dạng hít trong những năm 1990”.

]]>
https://meyeucon.org/25455/dung-thuoc-hen-co-steroid-khien-tre-bi-lun/feed/ 0
Sự khác biệt giữa thuốc dành cho trẻ em và người lớn? https://meyeucon.org/25167/su-khac-biet-giua-thuoc-danh-cho-tre-em-va-nguoi-lon/ https://meyeucon.org/25167/su-khac-biet-giua-thuoc-danh-cho-tre-em-va-nguoi-lon/#respond Thu, 25 Oct 2012 02:00:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=25167 Bởi vì “trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ” nên thuốc dành cho trẻ có nhiều sự khác biệt so với thuốc dành cho người lớn. Vậy đó là những khác biệt như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Có 3 khác biệt được kể như sau:

Trẻ cần có loại thuốc dành riêng cho lứa tuổi của mình

Trong lĩnh vực bào chế tức lĩnh vực tạo ra các dạng thuốc (thuốc viên nén, viên nang, si rô…), người ta thường quan tâm bào chế ra các loại thuốc với liều lượng và dạng thuốc đã được tính toán cho thật phù hợp với trẻ. Trên nguyên tắc, đối với trẻ dưới 2 tuổi phải dùng loại thuốc “dành cho trẻ sơ sinh”, trẻ từ 2 – 15 tuổi dùng thuốc “dành cho trẻ em”. Trẻ trên 15 tuổi có thể dùng thuốc dành cho người lớn (nhưng phải giảm liều).

Dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng thuốc lỏng (si rô, hỗn dịch, nhũ dịch, thuốc uống nhỏ giọt…) hoặc đối với trẻ sơ sinh là thuốc đạn (tức thuốc được nhét vào hậu môn). Bởi vì nhiều bậc cha mẹ đều biết, không dễ gì bắt trẻ chịu nuốt thuốc dạng rắn như thuốc viên nén, hay đối với trẻ sơ sinh mớm thuốc dù là dạng lỏng cũng rất khó, trẻ dễ bị sặc.

Trẻ cần có loại thuốc dành riêng cho lứa tuổi của mình.

Đối với thuốc dạng lỏng, để an toàn không sợ dùng quá hoặc thiếu liều, có lời khuyên với các đơn thuốc chỉ định dùng thuốc nước với liều dưới 5ml, cần cung cấp thuốc có kèm bơm hút nhỏ giọt chia thể tích để lấy thuốc theo giọt. Còn trẻ lớn hơn, dùng dạng thuốc nước có cung cấp cốc chia độ để lường thể tích thuốc. Thầy thuốc cần chỉ định hoặc dược sĩ ở nhà thuốc chỉ dẫn các bậc cha mẹ dùng dạng thuốc lỏng thích hợp cho trẻ. Rất cần thông báo cho phụ huynh không cho thuốc vào bình sữa vì có thể gặp tương tác thuốc với sữa hoặc thiếu liều do trẻ không bú hết sữa.

Lưu ý không để thuốc ở tầm tay với của trẻ. Nếu thuốc là dạng rắn trẻ cứ tưởng đó là kẹo, còn dạng lỏng trẻ cho rằng đó là si rô giải khát cứ lấy uống bừa và chuốc lấy nguy hiểm.

Đặc biệt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các nhà sản xuất dược phẩm không nên dùng nhiều cồn hay quá nhiều đường trong dạng bào chế thuốc lỏng cho trẻ, vì cồn là rượu không tốt cho sức khỏe và đường dùng quá nhiều không tốt về mặt dinh dưỡng.

Việc phân liều thuốc cho trẻ

Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ nên liều thuốc cho trẻ phải tính trên nhiều yếu tố : tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể, và tính cả sự kém chức năng gan, thận của chính lứa tuổi này (trong các yếu tố này, tuổi được xem ít quan trọng nhất vì tình trạng suy dinh dưỡng làm cho tuổi không còn biểu diễn đúng tình trạng sinh lý của trẻ).

Cách tính liều cho trẻ thông thường được tính theo số mg thuốc/kg cân nặng. Thí dụ, thuốc kháng sinh erythromycin được ghi liều uống 50mg/kg mỗi ngày, trẻ nặng 20kg sẽ uống 1.000mg erythromycin mỗi ngày (liều này có thể chia ra 4 lần trong 24 giờ, mỗi lần uống 250mg).

Thuốc độc tính cao (như thuốc trị ung thư) tính theo số mg thuốc/m2cơ thể. Trong bệnh viện, người ta có bảng tính để từ cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ tính ra diện tích cơ thể trẻ, để từ đó các thầy thuốc tính liều dùng cho trẻ.

Đối với ta hiện nay, có tình trạng khá phổ biến là phải dùng dạng thuốc dùng cho người lớn và từ liều người lớn phân nhỏ ra tính liều cho trẻ. Phải xem việc làm này là bất đắc dĩ và chỉ nên áp dụng đối với thuốc thông thường có rất ít độc tính, gần như vô hại đối với trẻ.

Nếu phải dùng thuốc dành cho người lớn và thuốc rất ít độc tính (thí dụ như thuốc hạ sốt paracetamol), người dược sĩ ở nhà thuốc có thể tính liều lượng cho trẻ như sau :

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: dùng 1/6 – 1/3 liều người lớn.
  • Trẻ từ 3 – 12 tuổi: dùng 1/3 – 2/3 liều người lớn.
  • Trẻ trên 12 tuổi: dùng 3/4 liều người lớn.

Cần nhấn mạnh thêm việc dùng thuốc viên nén của người lớn bẻ nhỏ, cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để phân liều, giúp cho trẻ dễ uống là việc chẳng nên làm. Nên lưu ý, thuốc dạng viên nén, viên nang trong nhiều trường hợp phải giữ nguyên vẹn viên khi uống, nếu phân nhỏ, tháo nang có khi là có hại.

Việc phân loại thuốc theo mức độ an toàn cho trẻ

Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai hay trẻ con, thường có 3 mức độ an toàn trong sử dụng thuốc. Đó là: thuốc được phép dùng, thuốc thận trọng chỉ dùng khi thật cần thiết, thuốc tuyệt đối không dùng (thường ghi trong phần Chống chỉ định). Nay có 5 mức độ an toàn được sử dụng gọi là Hệ thống phân loại thuốc A, B, C, D và X trong Nhi khoa đã được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA )xét duyệt như sau:

  • Loại A: đã thử lâm sàng đầy đủ chứng minh không có nguy cơ gây tai biến cho trẻ.
  • Loại B: thử lâm sàng chưa đầy đủ nhưng không có dữ kiện nào cho thấy có nguy cơ gây tai biến cho trẻ.
  • Loại C: đã có nguy cơ gây tai biến cho trẻ được ghi nhận ở một loại thuốc cùng nhóm điều trị hoặc có tính chất tương tự.
  • Loại D: thử lâm sàng chưa đầy đủ và không có dữ kiện cho thấy có nguy cơ gây tai biến cho trẻ, tuy nhiên đã có một thứ thuốc khác chứng tỏ an toàn hơn trong sự lựa chọn.
  • Loại X: thử lâm sàng đầy đủ chứng minh có nguy cơ gây tai biến cho trẻ (Chống chỉ định tuyệt đối).

Loại A là thuốc có thể chỉ định sử dụng. Loại B, C, D là thuốc có thể chỉ định trong trường hợp quá cần thiết nhưng phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại. Loại C phải cân nhắc kỹ hơn B, còn D có thể gây hại hơn B và C, và tốt nhất không nên dùng D. Riêng X là thuốc chống chỉ định hoàn toàn.

]]>
https://meyeucon.org/25167/su-khac-biet-giua-thuoc-danh-cho-tre-em-va-nguoi-lon/feed/ 0
Cần chuẩn bị cho trẻ những loại thuốc gì trong Ngày Tết? https://meyeucon.org/21030/can-chuan-bi-cho-tre-nhung-loai-thuoc-gi-trong-ngay-tet/ https://meyeucon.org/21030/can-chuan-bi-cho-tre-nhung-loai-thuoc-gi-trong-ngay-tet/#respond Thu, 12 Jan 2012 18:55:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=21030 Những ngày nghỉ Tết, chúng ta không chỉ ăn uống thất thường, sinh hoạt đảo lộn mà còn có những chuyến đi chơi xa và những hoạt động đó có thể ảnh hưởng xấu tới  sức khỏe. Ngoài việc mua sắm những thực phẩm Tết, các gia đình có con nhỏ cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng để sử dụng ngay khi cần.

Thuốc dùng ở nhà

– Thuốc hạ sốt: Đây là loại thuốc không thể thiếu nếu gia đình bạn có trẻ em. Dược sỹ Thu Hà, BV Nhi đồng 1 TP HCM khuyến cáo loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt an toàn cho trẻ là Acetaminophen (hay còn có tên là Paracetamol). Thuốc có nhiều dạng dùng như: Dạng gói bột, dạng viên hoặc dạng viên tọa dược. Liều dùng có thể được tính như sau: 10 – 15 mg thuốc cho mỗi kí lô cân nặng. Ví dụ: Trẻ nặng 10 kg có thể dùng lượng thuốc từ 100 – 150 mg. Nếu trẻ còn sốt hoặc đau có thể lặp lại liều tương tự sau 4 giờ, ngày dùng không quá 4 lần.

– Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa: Theo dược sỹ Thu Hà, rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong dịp Tết nhưng phổ biến ở trẻ em. Khi trẻ ăn nhiều bánh mứt hoặc các thức ăn chế biến sẵn để lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như: Tiêu chảy, đau bụng, ói… Tuy nhiên, tiêu chảy cũng là một cách giúp tống hết chất độc trong cơ thể ra ngoài do đó tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé.

Mẹ cần phải chuẩn bị một số loại thuốc cần thiết để sẵn sàng ứng phó với những vấn đề về sức khỏe của trẻ.

Do tiêu chảy và nôn ói làm cho trẻ mất nước nhiều nên cần chuẩn bị một số dung dịch bù nước ở dạng gói bột như Hydrite và Oresol giảm thấm thấu (khác với Oresol cũ có độ thẩm thấu cao, 1 gói pha với 1 lít nước). Mỗi gói này pha với 200ml nước chín, cho trẻ uống bù từ 30 – 50ml dung dịch đã pha sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay ói. Bạn cũng có thể lựa chọn loại dung dịch bù nước và muối dạng pha sẵn có bán trên thị trường.

Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm một loại men tiêu hóa, giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột cho bé. Nên lựa chọn các chế phẩm chứa vi khuẩn Lactis như : Lactobacillus, Streptococcus.

Nếu sau 2-3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiện thuyên giảm hoặc bệnh trở nặng hơn, nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị táo bón, bạn có thể chuẩn bị thuốc bơm glycerin, bơm vào hậu môn. Thuốc có tác dụng bôi trơn và làm mềm phân.

– Thuốc trị khó tiêu, đầy bụng: Ngày Tết ăn uống thất thường có thể khiến bạn khó tiêu, đầy bụng. Bạn có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi Simethicon (Simelox) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày domperidon (Motilium-M), metoclopramid (Primperan). Hoặc có thể thái vài lát gừng cho vào nước trà nóng uống để giảm bớt triệu chứng khó chịu này.

Trường hợp bị trướng bụng, có thể áp dụng biện pháp dân gian là dùng 1-2 tép tỏi giã nhỏ đắp lên rốn, để trong 2 phút thì bỏ tỏi ra sẽ cải thiện được tình hình.

Thuốc mang khi đi chơi

Ngày Tết, tiết trời lạnh trẻ dễ bị nhiễm siêu vi á cúm – tác nhân thường gặp gây viêm thanh quản cấp đặc biệt xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Bình thường thanh quản là cơ quan phát âm có vị trí ở trước cổ, một phần nhô ra trước còn gọi là “trái cấm”, có chức năng phát âm. Khi bị thanh quản bị viêm, trẻ sốt, nói, khóc có giọng khàn, ho nghe ong ỏng, khào khào.

Nếu tình trạng sưng viêm phù nề nhiều làm tắc nghẽn đường thở, đưa đến trẻ biểu hiện khó thở, thở rít thanh quản có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó khi thấy trẻ sốt khàn tiếng phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và điều trị.

– Thuốc dị ứng: Cần chuẩn bị thêm một số thuốc chống dị ứng như: Chlopheniramin, polaramin trong trường hợp trẻ bị dị ứng do ăn phải thức ăn lạ, hoặc bị dị ứng do côn trùng cắn.

– Nếu say rượu, nôn ói, bạn có thể uống nước trà chanh pha đường, muối hoặc uống nước đậu xanh xay nát (còn cả vỏ).

– Thuốc chống say tàu, xe: Với những bé bị say tàu xe, có thể chuẩn bị thêm thuốc chống say tàu xe như: Diphenylhydramin, cinnarinzine, promethazine. Nên cho bé dùng trước khi lên xe ít nhất 30 phút. Các thuốc trên đều không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Ngoài ra nên mang theo một số thuốc dùng ngoài như: Povidine (sát trùng ngoài da), nước ôxy già, bông băng, nhiệt kế, thuốc nhỏ mắt và mũi Natri Clorua 0,9%.

– Thuốc trị vết thương ngoài da: Nên trữ nước oxy già (eau oxygénée), Povidine để rửa và sát trùng vết thương do chấn thương nhẹ. Nếu không có sẵn, có thể dùng nước muối (một muỗng canh muối gạt bằng pha trong 1 lít nước) để rửa sạch vết thương. Nên có bông băng vô trùng, đặc biệt là băng dán cá nhân (Bandaid, Urgo) để dán lên vết thương trầy xước da, chảy máu ít.

]]>
https://meyeucon.org/21030/can-chuan-bi-cho-tre-nhung-loai-thuoc-gi-trong-ngay-tet/feed/ 0
8 điều mẹ cần lưu tâm khi dùng thuốc cho bé https://meyeucon.org/20610/8-dieu-me-can-luu-tam-khi-dung-thuoc-cho-be/ https://meyeucon.org/20610/8-dieu-me-can-luu-tam-khi-dung-thuoc-cho-be/#comments Thu, 22 Dec 2011 02:13:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=20610 Khi chăm sóc sức khỏe cho bé, các mẹ phải đặc biệt thận trọng trong việc dùng thuốc. Ngay cả những loại thảo dược cũng có thể khiến bé gặp nguy hiểm nếu cha mẹ tùy tiện trong việc này.

1. Lưu ý với thuốc nhai

Loại thuốc viên bé có thể nhai thường không giới hạn độ tuổi sử dụng rõ ràng; vì thế, bạn nên cẩn thận khi muốn bé tự nhai thuốc trước khi nuốt thuốc vào trong cổ họng, cùng với nước lọc.

Các bé trên 2 tuổi có khả năng tự kiểm soát việc nhai thuốc, đặc biệt là với những loại tan nhanh. Bạn nên chú ý khi đưa thuốc viên cho những bé có độ tuổi nhỏ hơn hoặc bé vẫn chưa làm quen với việc nhai thức ăn. Để tránh bé bị hóc, bạn nên nghiền thuốc và cho bé uống thuốc bằng thìa. Sau khi bé dùng hết một thìa thuốc, bạn nên cho bé thưởng thức một thìa thức ăn mềm, như sữa chua hoặc hỗn hợp táo ép. Bạn chỉ nên cho bé uống đủ số thìa thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những loại thuốc viên, bạn cần đề phòng hiện tượng bị hóc ở trẻ nhỏ.

2. Aspirin

Bạn không nên tùy tiện cho bé uống aspirin hoặc những loại thuốc khác có chứa asprin. Bởi vì, aspirin có thể khiến bé mắc chứng Reye syndrome (chứng bệnh có các dấu hiệu như khi bé bị cảm, ho gà, tuy hiếm gặp nhưng nó vẫn có khả năng gây bệnh nặng cho bé). Bạn cũng nên cẩn thận với những loại thuốc được trích dẫn là “không có aspirin”. Aspirin cũng có liên quan đến các thành phần của thuốc là “salicylate” hoặc “axit acetylsalicylic”.

Nên đọc nhãn thuốc cẩn thận và trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ về những loại thuốc có chứa aspirin dành cho bé. Thông thường, với nhóm bé bị ốm, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc hạ sốt, giảm đau an toàn cho bé.

3. Lạm dụng thuốc hạ sốt

Các nghiên cứu chứng minh, việc cha mẹ cho bé uống nhiều thuốc hạ sốt sẽ không khiến bé nhanh chóng thoát khỏi cơn sốt. Ngược lại, điều này sẽ gây hại cho bé như khiến bé bị ngộ độc thuốc, xuất hiện cảm giác khó chịu trong dạ dày, nổi phát ban, nhịp tim nhanh, rối loạn giấc ngủ, co giật và thậm chí là tử vong. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 7.000 trẻ em dưới 11 tuổi phải điều trị trong bệnh viện vì được cha mẹ sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt.

4. Thuốc dành cho người lớn

Không ít cha mẹ suy nghĩ sai lầm rằng, cơ thể các bé cũng tương tự như với người trưởng thành nên dùng một nửa số thuốc dành cho người lớn sẽ an toàn cho bé. Nếu loại thuốc đó có dòng chống chỉ định dành cho trẻ em thì bạn nên đặc biệt tránh xa.

5. Thuốc chống nôn (trớ)

Không nên cho bé dùng thuốc chống nôn (trớ) trừ khi bạn được bác sĩ cho phép làm điều này. Nôn (trớ) là dấu hiệu thường gặp trong sự phát triển của bé và nhiều bé có thể kiểm soát được tình trạng này mà không cần dùng thuốc. Hơn nữa, phần lớn những loại thuốc chống nôn (trớ) đều tiểm ẩn mối nguy hiểm cho bé. Nếu dấu hiệu nôn trớ ở bé diễn ra thường xuyên, bé bị mất nước nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám.

6. Thuốc hết hạn sử dụng

Bạn nên loại bỏ những viên thuốc đã bị biến đổi màu sắc, bị vỡ vụn hoặc những dấu hiệu khác trên viên thuốc không giống với lúc bạn đã mua chúng. Những viên thuốc hết hạn hoặc bị hỏng thường không có hiệu quả chữa bệnh mà còn gây hại.

7. Đơn thuốc đã được bác sĩ chỉ định cho bé khác

Bạn nên tránh áp dụng những loại thuốc, đã chữa khỏi bệnh cho bé nhà hàng xóm, cho bé nhà mình, dù các bé có cùng những triệu chứng bệnh. Cơ địa mỗi bé là khác nhau. Hơn nữa, việc bạn tự ý chẩn bệnh cho bé không phải lúc nào cũng chính xác.

8. Các loại thảo mộc

Những loại thuốc có chiết xuất từ cây ma hoàng (một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Hoa) có thể gây hại cho bé. Với người lớn, việc dùng thảo mộc quá liều có liên quan đến chứng cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, những cơn tai biến và đột quỵ. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ một loại thuốc có chiết xuất từ thảo dược.

Có nhiều loại thuốc thảo dược an toàn và thân thiện với sức khỏe của bé nhưng không phải thứ gì có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng có lợi cho bé. Những sản phẩm thảo dược có thể khiến bé bị ngộ độc thuốc, tăng huyết áp và gây hại cho gan. Ngoài ra, sự kết hợp khi dùng thảo dược với một loại thuốc khác có thể gây nên những phản ứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của bé.

]]>
https://meyeucon.org/20610/8-dieu-me-can-luu-tam-khi-dung-thuoc-cho-be/feed/ 3
Cho bé uống thuốc dạng bột và những lưu ý https://meyeucon.org/18153/cho-be-uong-thuoc-dang-bot-va-nhung-luu-y/ https://meyeucon.org/18153/cho-be-uong-thuoc-dang-bot-va-nhung-luu-y/#respond Wed, 27 Jul 2011 20:33:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=18153 Thuốc kháng sinh dạng bột được đóng gói hoặc đóng chai dùng để pha thành dung dịch uống là một dạng bào chế thường dùng cho trẻ em. Khi cho trẻ uống thuốc, phụ huynh cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Cách pha thuốc dạng bột thông dụng nhất là dùng bột thuốc để pha với nước đun sôi để nguội. Tỷ lệ thuốc và nước pha như thế nào cần phải đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.

Trước khi pha thuốc, phụ huynh cần rửa tay thật sạch và chuẩn bị một cốc nước đun sôi để nguội, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc sắp pha. Dụng cụ pha thuốc (thìa, cốc) cũng cần phải sạch sẽ.

Đối với thuốc kháng sinh dạng bột đóng gói: các phụ huynh pha thuốc với một ít nước nguội. Tháo gói thuốc bằng cách cắt một bên để đổ thuốc ra cốc. Cần lấy kéo cắt hoặc xé bao cẩn thận tránh làm thuốc rơi ra ngoài. Chú ý bao gói thường làm bằng loại vật liệu chống ẩm nên rất dai, nếu xé bằng tay phải cẩn thận.

Thông thường những thuốc này đã được bào chế trong thành phần có vị ngọt dễ uống. Tuy nhiên, không nên pha thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác vì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc, nhất là với những thuốc dễ bị ảnh hưởng của độ pH. Thuốc bột kháng sinh đóng gói chỉ pha đủ uống mỗi lần theo liều quy định.

Đối với thuốc dạng bột đóng chai: các phụ huynh phải đọc kỹ tờ hướng dẫn pha thuốc có trong chai. Trên chai có vạch mũi tên hướng dẫn in màu để dễ nhận biết hoặc vạch ngang để giới hạn mực nước khi pha. Thoạt đầu cần cho một ít nước vào chai, đậy nắp và lắc kỹ để hòa tan bột thuốc, sau đó thêm nước đến vạch quy định trên chai, lắc mạnh cho bột thuốc tan hết hoặc toàn bộ dung dịch đồng nhất rồi cho trẻ uống theo hướng dẫn về số thìa hoặc số mililit.

Có hai loại kháng sinh dạng bột pha uống: hay dùng cho trẻ em là cefuroxime 125mg/5ml và azithromycin 200mg/5ml. Thông thường đi kèm với chai thuốc cefuroxime có một cốc đo bằng nhựa có vạch chỉ vị trí 20ml. Phụ huynh thêm nước đến vạch này sau đó cho vào chai. Đậy nắp, dốc ngược chai và lắc mạnh (trong 15 giây).

Đối với kháng sinh azithromycin 200mg/5ml, phụ huynh phải chuẩn bị 9ml nước (có thể đong bằng ống tiêm có sẵn trong hộp thuốc) cho vào chai thuốc, lắc đều. Phụ huynh tiếp tục cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cách dùng thuốc ghi trên đơn thuốc có kèm theo hộp thuốc. Lắc đều chai trước mỗi lần cho trẻ uống thuốc để tránh tình trạng thuốc lắng xuống phía dưới. Sau khi pha thuốc, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thuốc chỉ sử dụng được trong vòng 7 ngày, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể dùng trong vòng 14 ngày sau khi pha.

Những lưu ý: các dạng bào chế thuốc kháng sinh dạng bột dùng để pha uống có rất nhiều loại và cũng thường được các thầy thuốc kê đơn cho phụ huynh mua về cho trẻ uống tại nhà. Vì vậy khi dùng thuốc cần tuân theo quy định về liều lượng, cách sử dụng để tránh tai biến và cách bảo quản để tránh làm hỏng thuốc. Đối với trẻ đã lớn cũng không nên để trẻ tự rót thuốc uống, người lớn phải trực tiếp cho trẻ uống với sự giám sát chặt chẽ để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

]]>
https://meyeucon.org/18153/cho-be-uong-thuoc-dang-bot-va-nhung-luu-y/feed/ 0
Thuốc trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho trẻ nhỏ https://meyeucon.org/18087/thuoc-tri-nhiem-khuan-ho-hap-cap-cho-tre-nho/ https://meyeucon.org/18087/thuoc-tri-nhiem-khuan-ho-hap-cap-cho-tre-nho/#respond Sun, 24 Jul 2011 21:26:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=18087 Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao, vì vậy điều trị tích cực bằng thuốc là rất cần thiết. Có thể dựa vào tính nhạy cảm và kháng thuốc của vi khuẩn; mức độ của bệnh và thậm chí là giá thuốc để chọn và dùng thuốc sao cho hợp lý…

Khi nào cần dùng thuốc?

Các thuốc hiện nay vẫn được chọn dùng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi như: penicilin, ampicilin, amoxicylin, cotrimoxazol, chloramphenicol, gentamycin.

Trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp độ I (nhẹ)

Không viêm phổi với các biểu hiện trẻ chỉ ho nhưng không thở nhanh (dưới 1 tuổi chỉ dưới 50 lần/phút, 1 đến dưới 5 tuổi chỉ dưới 40 lần/phút) thì chưa cần dùng kháng sinh. Có thể dùng các loại thuốc ho đơn chất.

Trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp độ II (vừa):

Có viêm phổi nhưng không nặng, trẻ có ho, nhịp thở nhanh nhưng lồng ngực không co rút chủ yếu dùng kháng sinh uống như amoxicylin (đây là kháng sinh nhạy cảm tốt với S.pneuminiae, hấp thu tốt qua đường ruột). Nếu dùng kháng sinh này không đỡ (nghi ngờ kháng thuốc) có thể dùng amoxicylin kết hợp với acid clavulanic.

Thuốc lựa chọn thứ hai có thể dùng là ampicilin (đây là thuốc có tính kháng khuẩn rộng hơn nhưng hấp thu qua đường ruột kém, do vậy phải uống liều cao và  nhiều lần trong ngày), cotrimoxazol (phối hợp giữa một sufamid là sulfamethoxazol và trimethoprim, chất giống kháng sinh). Phối hợp này cho phổ kháng khuẩn rộng, mạnh. Thuốc gây bí tiểu tiện, độc cho thận. Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non có vàng da. Hiện S.pneumoniae đã kháng cotrimoxazol với tỷ lệ cao tới 62% nên hiện ít dùng.

Ngoài ra, có thể dùng là thuốc tiêm (nếu cần thiết). Thuốc tiêm có thể dùng là penicilin. Thuốc còn có tác dụng tốt với S. pneumoniae. Nếu dùng dạng tiêm thì phải thử phản ứng dị ứng trước khi tiêm và phải được thực hiện tại cơ sở y tế.

Trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp độ III (nặng)

Trẻ ho, khó thở, co rút lồng ngực nhưng chưa tím tái, vẫn uống được thuốc. Nhất thiết phải chuyển trẻ đến ngay bệnh viện (vì ở nhà hay trạm y tế không có các điều kiện cấp cứu hỗ trợ). Dùng bezylpenicilin tiêm bắp mỗi ngày 4 lần cách mỗi 6 giờ một lần. Sau 3 – 5 ngày tiêm nếu đỡ thì tiếp tục cho dùng thuốc uống 3 – 5 ngày nữa cho đến lúc khỏi hẳn (không dùng penicilin V mà dùng amoxicyclin).

Trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp độ IV (rất nặng)

Trẻ có các triệu chứng như ở độ III nhưng co rút lồng ngực thường xuyên hơn, có thể đến mức có tím tái. Phải khẩn cấp đưa trẻ đến bệnh viện. Có 3 cách dùng thuốc: Hoặc tiêm bắp chloramphenicol mỗi ngày  4 lần, cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch benzylpenicilin mỗi ngày 4 lần, cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Hoặc tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch benzylpenicllin kết hợp với gentamycin  mỗi ngày 2 lần. Liều lượng và đợt dùng tùy theo bệnh, riêng chloramphenicol thường dùng khoảng 3-5 ngày (không kéo dài hơn).

Cần chú ý, chloramphenicol gây độc với tủy xương, bị S.pneumoniae kháng mức trung bình (27%) vì vậy ít người sử dụng. Gentamycin độc với thính giác (ù tai, giảm thính lực, điếc) bị S.pneumoniae kháng với mức thấp (5-10%), thuốc này bị lạm dụng nhiều. Các bệnh viện thường chọn dùng peniclin khi cần mới phối hợp với gentamycin tiêm.

Cũng có trường hợp bị  S.pneumoniae kháng hay dị ứng, hay viêm phổi do các tác nhân khác mà dùng các kháng sinh trên không có hiệu quả thì dùng đến fluoroquinolon (FQ). Đến nay, trừ  acid nalidixic, không thuốc nào trong nhóm FQ được FDA (Mỹ) và các nước  khác chấp nhận chính thức cho trẻ em dưới 5 tuổi. Lý do: FQ làm  hỏng các sụn chịu lực của động vật còn non, nghi ngờ gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu, nghi ngờ này chưa tìm được chứng cớ trên người nên thầy thuốc vẫn cho dùng FQ khi cần, coi như tận dụng thêm một cơ hội chữa bệnh hữu ích. FQ đề xuất là cyclofloxacin (hoặc FQ mới hơn levofloxacin, moxifloxacin).

Và những trở ngại…

Trẻ dưới 5 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên do nhiễm các virut ( 50 – 60% các trường hợp). Biểu hiện chỉ ho khan, sau đó có ít đờm, có tiếng thở khô, ran phế quản. Nếu trẻ khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt cộng với sự tự thoái của virut thì chỉ sau 4-5 ngày sẽ tự khỏi, dùng kháng sinh là không cần thiết. Tuy nhiên cũng nên cho trẻ đi khám để yên tâm. Nếu phát hiện có bội nhiễm vi khuẩn mới dùng kháng sinh hoặc nghi ngờ nhiễm loại virut đặc biệt (qua khám lâm sàng) thì chuyển đến tuyến trên điều trị bằng kháng virut.

Trong chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, các bà mẹ được hướng dẫn đếm nhịp thở, nhận biết trạng thái thở nhanh (cánh mũi phập phồng), trạng thái co rút lồng ngực… nên có thể tự nhận biết trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở độ nào, đưa trẻ đến đúng tuyến. Tuy nhiên, cũng có bà mẹ không nắm chắc, tự ý điều trị không đúng (khi bệnh nhẹ thì dùng thuốc quá mạnh, khi bệnh nặng thì chủ quan không chuyển tuyến). Điều này rất nguy hiểm.

Thực tế còn có nhiều trường hợp dùng thuốc chưa đúng: dùng các kháng sinh đã bị vi khuẩn kháng thuốc cao, hiệu lực kém (như penicilin V, cotrimoxazol) hoặc dùng kháng sinh khi bệnh mới ở độ I (đáng ra chưa cần) hoặc lạm dụng các kháng sinh mạnh (gentamycin, chloramphenicol, FQ.) Điều này làm cho hiệu quả điều trị thấp và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc cho trẻ và cho cộng đồng.

]]>
https://meyeucon.org/18087/thuoc-tri-nhiem-khuan-ho-hap-cap-cho-tre-nho/feed/ 0