Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Mẹ bầu uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? https://meyeucon.org/26901/me-bau-uong-thuoc-khang-sinh-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong/ https://meyeucon.org/26901/me-bau-uong-thuoc-khang-sinh-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong/#respond Fri, 29 Mar 2013 00:00:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=26901 Hỏi: Chào bác sĩ!

Năm nay, em 26 tuổi và hiện đang mang thai được 7 tuần, tháng trước khi chưa biết mình có em bé, nên em có sử dụng loại thuốc chữa viêm xoang mà theo đơn thuốc này không sử dụng cho phụ nữ có thai, vì thế em đang rất lo lắng. Em cũng cẩn thận vì sợ có bầu nên mua que về thử nhưng chưa có gì nên đã dùng thuốc đến tháng em thấy trễ kinh, thử que thì phát hiện có em bé nhưng vẫn hơi mờ. Lúc đó em đã ngưng dùng thuốc ngay. Không biết thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em?

Cảm ơn bác sĩ!

Nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Trả lời: Chào bạn!

Trong thư bạn gửi đến không nói rõ tên thuốc bạn đã sử dụng là gì nên chúng tôi không thể tư vấn cặn kẽ cho bạn được. Nhưng bạn có nói loại thuốc đó được chỉ định không dùng cho phụ nữ mang thai thì bạn cũng cần lưu ý. Thời điểm hiện tại chưa thể khẳng định thuốc có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Bạn nên chờ đến tuần thứ 12 của thai kỳ để đi khám thai và được đo độ mờ da gáy thai nhi. Khi đo độ mờ da gáy thai nhi, bác sĩ chuyên khoa sẽ khẳng định xem em bé của bạn có bị ảnh hưởng gì không.

Lưu ý khi đi khám thai, bạn cần mang theo loại thuốc bạn đã sử dụng đến gặp bác sĩ chuyên khoa và nói rõ việc bạn đã sử dụng loại thuốc này để bác sĩ có những lời khuyên hữu ích cho bạn.

Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh!

]]>
https://meyeucon.org/26901/me-bau-uong-thuoc-khang-sinh-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong/feed/ 0
Khi đang mang thai mà uống cefalexin thì có ảnh hưởng tới thai nhi không? https://meyeucon.org/23764/khi-dang-mang-thai-ma-uong-cefalexin-thi-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong/ https://meyeucon.org/23764/khi-dang-mang-thai-ma-uong-cefalexin-thi-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong/#comments Thu, 28 Jun 2012 23:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=23764 Hỏi: Tôi 27 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm và mới mang thai cháu đầu, được 10 tuần. Tôi bị đau họng và mấy ngày sau thì bị viêm thanh quản mất tiếng, có nhiều đờm đặc. Đi khám, bác sĩ kê đơn cho tôi uống kháng sinh cefalexin 5 ngày thì khỏi hẳn.

Vậy xin hỏi tôi uống thuốc như thế có ảnh hưởng đến thai nhi không? Vừa rồi tôi đi siêu âm màu 3 chiều kiểm tra kết quả thì thai nhi bình thường. Xin hỏi kiểm tra như thế đã yên tâm chưa hay cần kiểm tra bằng phương pháp khác để có kết quả chính xác hơn?

Không phải thuốc kháng sinh nào cũng nguy hiểm cho thai nhi.

Trả lời: Đúng là phụ nữ trong thời kỳ thai nghén cần phải hạn chế việc dùng thuốc, nhất là những tháng đầu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ khi phôi thai đang hình thành, tức là thời kỳ biệt hóa thành các cơ quan, nội tạng, nếu tiếp xúc với một số hóa chất hoặc dùng một số thuốc dễ gây dị tật cho thai nhi. Vì vậy khi có thai nhất là 3 tháng đầu, sản phụ không được tự tiện uống thuốc, kể cả thuốc bổ. Nếu có bệnh buộc phải dùng thuốc, thầy thuốc sẽ cân nhắc chọn loại thuốc ít gây ảnh hưởng tới thai.

Thuốc cefalexin là kháng sinh họ cephalosporin thuộc thế hệ thứ nhất. Nó là một trong những kháng sinh thuộc nhóm betalactam cho nên có nhiều tính chất tương đồng như penicilin; nhưng là thuốc mới có tác dụng kháng khuẩn tốt ngay cả với nhiều vi khuẩn đã kháng thuốc penicilin. Thuốc kháng sinh penicillin là thuốc dùng tương đối an toàn hơn các kháng sinh khác, hầu như không gây tác hại cho thai nhi.

Vì thế nhiều nhà y học cho rằng cefalexin cũng an toàn cho thai tương tự penicillin, có thể dùng trong 3 tháng đầu và các tháng sau đó của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tham khảo nhiều tài liệu thì thấy có tài liệu ghi chưa xác định được độ an toàn cho phụ nữ có thai. Và cũng có tác giả thận trọng hơn cho rằng không nên dùng cefalexin với người có thai.

Dù sao bác sĩ cho bạn dùng thuốc uống là đã có cân nhắc. Mặt khác, bạn uống cefalexin cũng bước sang tuần thứ 11-12 của thai kỳ, nghĩa là tuần cuối của thời kỳ 3 tháng đầu. Đã siêu âm 3 chiều, thai nhi không có dị tật, như vậy là bạn yên tâm rồi. Về mặt tâm lý, bạn nên cố gắng gạt bỏ mọi lo lắng, nên tạo cho mình nhiều niềm vui dù là những niềm vui nho nhỏ, có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

]]>
https://meyeucon.org/23764/khi-dang-mang-thai-ma-uong-cefalexin-thi-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong/feed/ 1
Thuốc chứa nhiều vitamin E làm tăng nguy cơ ung thư tuyến vú https://meyeucon.org/19877/thuoc-chua-nhieu-vitamin-e-lam-tang-nguy-co-ung-thu-tuyen-vu/ https://meyeucon.org/19877/thuoc-chua-nhieu-vitamin-e-lam-tang-nguy-co-ung-thu-tuyen-vu/#respond Thu, 10 Nov 2011 22:36:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=19877 Dùng nhiều thuốc chứa vitamin E sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư tuyến vú. Đó là phát hiện mới của các nhà khoa học Trung Quốc.

Bệnh viện số 3 thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa công bố kết quả nghiên cứu của “Dự án nghiên cứu các nhân tố gây nguy cơ ung thư tuyến vú” cho thấy, chiếu xạ tia X nhiều lần ở phần ngực, dùng nhiều thuốc chứa vitamin E và ảnh hưởng về mặt tinh thần do các sự kiện đột xuất gây ra là những nhân tố gây gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến vú ở nữ giới.

Thuốc chứa nhiều vitamin E là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Theo giáo sư Lý Huệ Bình, chuyên gia ung thư tuyến vú, nghiên cứu cho thấy ít hoạt động thể lực, ít luyện tập và uống nhiều thuốc chứa vitamin E đều là những nhân tố gây ung thư tuyến vú.

Ung thư tuyến vú là một trong những ung thư có nhiều khả năng chữa trị nhất.

Ăn uống hợp lý, mặc áo nịt ngực đúng cách, rút ngắn thời gian mặc áo nịt ngực hàng ngày, ăn nhiều sản phẩm từ đậu, hoa quả và rau xanh là phương pháp hữu hiệu giúp hạ thấp xác suất phát sinh ung thư tuyến vú.

]]>
https://meyeucon.org/19877/thuoc-chua-nhieu-vitamin-e-lam-tang-nguy-co-ung-thu-tuyen-vu/feed/ 0
Thảo dược giúp tăng khả năng thụ thai https://meyeucon.org/19424/thao-duoc-giup-tang-kha-nang-thu-thai/ https://meyeucon.org/19424/thao-duoc-giup-tang-kha-nang-thu-thai/#respond Sat, 08 Oct 2011 01:53:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=19424 Cây cỏ trong tự nhiên có rất nhiều công dụng trong việc chữa trị và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh của con người. Việc sử dụng đúng một số loại thảo dược sẽ có tác dụng tăng khả năng thụ thai cho những người có “dấu hiệu” hiếm muộn.

Từ xưa đến nay chúng ta đều biết có rất nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản thậm chí là chữa trị vô sinh cho cả vợ hoặc chồng. Nếu như hai bạn đang có kế hoạch mang thai và sức khỏe bình thường thì việc bổ sung thêm vào cơ thể những loại thảo dược cũng rất có lợi để tăng khả năng thụ thai.

Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng mặc dù các loại thảo dược đều xuất phát từ thiên nhiên nhưng nó vẫn có thể có những tác dụng phụ và tương tác xấu với bạn nhất là khi bạn đang trong thời gian thụ thai. Vì vậy, điều cần thiết nhất là bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được an toàn nhất trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào.

Một số loại thảo dược được khuyến khích sử dụng để tăng cường khả năng sinh sản là:

Dược thảo Black Cohosh (Rễ rắn đen)

Có tác dụng chống co thắt, giúp giảm chứng đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt và có thể kích thích buồng trứng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và dừng lại sau khi trứng đã rụng.

Tinh dầu hoa anh thảo

Có tác dụng cải thiện chất lượng của nhầy tử cung. Tuy nhiên, loại thảo dược này cũng chỉ nên uống trong nửa đầu chu kỳ và dừng lại khi trứng đã rụng vì nó có thể gây tác dụng phụ là những cơn co thắt tử cung – có thể gây nguy hiểm cho phôi thai mới được hình thành.

Tìm hiểu thêm: Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo

Cây trinh nữ châu Âu (tên khoa học: Vitex agnus castus)

Cây trinh nữ có tác dụng cân bằng hormone và tăng sự rụng trứng do sản sinh ra progesterone – hormone giới tính duy trì thai cần thiết cho việc rụng trứng diễn ra. Các tiến sĩ tại trường đại học Stanford phát hiện ra loài cây này có thể làm tăng lượng progesterone lên tới 56%.

93% phụ nữ tham gia nghiên cứu đã thấy giảm rõ rệt hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) sau khi dùng loài cây này 3 tháng. Một nhà nghiên cứu Úc tại trường đại học Queensland cho biết cây trinh nữ này thi thoảng còn được dùng để giúp phụ nữ tránh bị sảy thai.

Sâm Siberi (tên khoa học: Eleutherococcus Senticosus)

Sâm Siberi được sử dụng trong y học Trung Hoa để giúp cơ thể điều hòa về thể chất và tinh thần khi bị stress và làm tăng năng lượng cơ thể. Loại thảo dược này kích thích tuyến nội tiết, tăng khả năng đậu thai và cân bằng hormone.

Sâm Siberi có chất chống lão hõa và đặc biệt hữu ích cho các phụ nữ lớn tuổi. Nó được sử dụng như một loại thuốc kích thích tình dục và thuốc bổ thụ thai cho nam và nữ. Sâm Siberi cũng giúp đưa máu tới các cơ quan sinh dục, kích thích cơ tử cung và làm tăng cơ hội giữ trứng sau khi thụ thai.

Lá cây mâm xôi đỏ

Giúp tăng cường các lớp niêm mạc tử cung và kéo dài các các giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường khả năng thụ thai.

Trà xanh (tên khoa học: Camellia sinensis)

Nghiên cứu năm 2006 do trường đại học y khoa Stanford thực hiện đã pha trộn chiết xuất trà xanh và cây trinh nữ cùng các vitamin và khoáng chất đã điều hòa được chu kì kinh nguyệt của phụ nữ có chu kì kinh quá dài và quá ngắn. Kết quả là 26% phụ nữ tham gia đã mang bầu. Nghiên cứu năm 2004 cho phụ nữ dùng chiết xuất trà xanh và trinh nữ thì có đến 33% phụ nữ mang thai.

Phương pháp điều trị vô sinh nam với thảo dược

Vô sinh nam có nguyên nhân chủ yếu do chất lượng tinh trùng thấp vì có liên quan đến chế độ sinh hoạt hàng ngày như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng nghèo và thậm chí cả yếu tố ô nhiễm môi trường.

Trong trường hợp này, có một số loại thảo dược cũng có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản của quý ông chẳng hạn như nhân sâm – sẽ tác động tích cực đến khả năng di chuyển của tinh trùng. Vô sinh nam cũng có thể được chữa trị bằng phương pháp châm cứu để cải thiện số lượng tinh trùng và chất lượng tinh binh.

]]>
https://meyeucon.org/19424/thao-duoc-giup-tang-kha-nang-thu-thai/feed/ 0
Dược phẩm nào có thể gây vô sinh ở nam giới? https://meyeucon.org/19201/duoc-pham-nao-co-the-gay-vo-sinh-o-nam-gioi/ https://meyeucon.org/19201/duoc-pham-nao-co-the-gay-vo-sinh-o-nam-gioi/#respond Sun, 25 Sep 2011 09:57:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=19201 Để tinh dịch có chất lượng tốt, đảm bảo cho quá trình thụ thai thành công, nam giới phải bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình một cách toàn diện. Có rất nhiều những thói quen, thú vui, hóa chất và tá dược… có thể ảnh hưởng xấu đến “các chiến binh tí hon” vì vậy họ phải tỉnh táo trong mọi hành vi của mình.

Trong bài viết này, chúng tôi xin lưu ý bạn về một số loại tá dược có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới, nếu có ý muốn thuận lợi trong việc thụ thai để có những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh thì các bạn nam cần hết sức lưu ý về điều này.

Một số lạo dược phẩm có thể gây vô sinh ở nam giới

Những loại thuốc Tây y ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới

– Thuốc Procarbazine: thuốc này có khả năng khiến nam giới bị triệt sản nên nam giới tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này khi chưa có đủ số con như mong muốn và không có ý định triệt sản. Chỉ sử dụng thuốc này trong trường hợp thực sự cần thiết và tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.

– Thuốc chứa methyl ester ethyl sulfonate và busulfan: những thuốc này có thể dẫn đến tinh bào DNA bị tổn thương. Những tổn thương DNA ở tinh trùng là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới. Nên trong thời gian chuẩn bị thụ thai, ít nhất là 3 tháng, nam giới nên tránh sử dụng những loại thuốc có thành phần này.

– Thuốc chứa Thiotepa Injection có thể dẫn đến biến dạng nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai, vì vậy trong thời gian chuẩn bị mang thai, nam giới cũng không nên sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần này.

– Thuốc chứa Nonoxinol: có thể phá vỡ lớp mỡ trên bề mặt tinh trùng, làm giảm sức sống của tinh trùng, giảm khả năng thụ thai của tinh trùng. Vì vậy thời gian chuẩn bị mang thai, nam giới cũng nên tránh sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần này.

– Thuốc chứa Benzyl chloride hydrochloride có thể phá vỡ cơ quan vận động và cực đầu của tinh trùng dẫn đến tinh trùng bị chết, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Đối với loại thuốc này, trong thời gian ít nhất là 3 tháng trước khi thụ thai nam giới không nên sử dụng.

– Có nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng mà nam giới cần tránh sử dụng trong thời gian chuẩn bị thụ thai, như: Cimetidine (một loại thuốc giảm đau) có thể cản trở sự trưởng thành bình thường của tinh trùng, propranolol (thuốc chữa nhịp tim bất thường) có thể ức thể hoạt động của tinh trùng, nitrofulral, thiophene, Chlorambucil, cyclophosphamile, vinbalastine có thể ức chế trực tiếp hoặc làm tổn hại đến việc sinh sản tinh trùng.

– Bên cạnh đó có một số loại thuốc nếu uống với liều lượng nhỏ thì không gây ảnh hưởng nhưng nếu uống với một lượng lớn thì cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng của nam giới đó là aspirine, vitamin B12, vitamin E… cũng có tác dụng ức chế sinh sản tinh trùng, Reserpine, 5 – hydroxytryptamine có thể ức chế hệ thống não trung gian – tuyến yên, gián tiếp ức chế sản sinh tinh trùng.

Những thuốc Đông y ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới

Ngoài những loại thuốc Tây y nói trên, các loại thuốc Đông y hoặc thuốc thảo mộc theo đơn có chứa các thành phần sau cũng không được sử dụng: Caryphyllaceae – Gypsophila paniculate L, Saponaria officinalis, Flos Hibisci. Các loại thảo dược này có thể làm giảm sức sống của tinh trùng hoặc có tác dụng ức chế tương đối mạnh đối với túi chứa tinh trùng, tinh hoàn và bó sinh tinh.

Còn một số loại như dichlorvos organophosphorus pesticide (một loại thuốc trừ sâu), hợp chất phốt phát hữu cơ (dùng làm thuốc diệt vật gây hại, gây nhiễm độc khi hít vào, nuốt phải hay hấp thụ qua da) hay thuôc diệt cỏ cũng không được tiếp xúc, nếu không sẽ tổn hại đến nguồn tinh trùng, túi chứa tinh trùng, tinh hoàn và bó sinh tinh của nam giới.

]]>
https://meyeucon.org/19201/duoc-pham-nao-co-the-gay-vo-sinh-o-nam-gioi/feed/ 0
Cần dự phòng ung thư cổ tử cung một cách toàn diện https://meyeucon.org/19128/can-du-phong-ung-thu-co-tu-cung-mot-cach-toan-dien/ https://meyeucon.org/19128/can-du-phong-ung-thu-co-tu-cung-mot-cach-toan-dien/#comments Wed, 21 Sep 2011 02:44:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=19128 Trên thế giới, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến hơn 500.000 phụ nữ  và dẫn đến hơn 270.000 ca tử vong do ung thư mỗi năm. Trong đó, có khoảng 85% số phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung thuộc các nước đang phát triển.

Ung thư cổ tử cung có thể phòng tránh được nếu phát hiện sớm được các tổn thương tiền ung thư và điều trị sớm khi các tổn thương đó còn mới bắt đầu. Có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung bằng hai cách: một là phòng viêm nhiễm từ đầu, không để cho virut HPV có cơ hội gây ra các biến đổi tiền ung thư tại cổ tử cung; hai là phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư để sớm có cách điều trị, không để cho các tổn thương đó trở thành ung thư gây hậu quả nặng nề và tử vong cho phụ nữ. Cách thứ nhất được gọi là dự phòng cấp 1 hay dự phòng tiên phát. Cách thứ hai được gọi là dự phòng cấp 2 hay dự phòng thứ phát. Khi thực hiện dự phòng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ bằng cả hai cách thì có thể coi là giải pháp dự phòng toàn diện bảo vệ cho phụ nữ.

Tiêm vaccin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Dự phòng cấp 1 là cách dùng vaccin để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại chủng 16 và 18 virut HPV. Cơ chế tác dụng cũng giống như đối với việc tiêm vaccin phòng các bệnh khác như sởi, virut viêm gan B, Rotavirus. Hầu hết nam nữ đều bị nhiễm HPV trong những năm đầu sinh hoạt tình dục. Ngay cả khi luôn luôn sử dụng bao cao su thì cũng chỉ bảo vệ phòng tránh nhiễm virut HPV được khoảng 70%. Để phụ nữ có thể được bảo vệ đầy đủ, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị tiêm vaccin HPV cho các em gái vị thành niên trước khi bước vào tuổi quan hệ tình dục – từ độ tuổi 9 hoặc 10 – 13 tuổi. Vaccin có hiệu quả bảo vệ gần 100% đối với HPV chủng 16 và 18, là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung. Vaccin này được chứng minh là an toàn. Hiện nay có gần 30 nước đã đưa vaccin này vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có Australia, Malaysia, Anh, Mỹ và hầu hết các nước thuộc Cộng đồng châu Âu. Vaccin đã được cấp phép sử dụng ở trên 100 nước, trong đó có nước ta.

Dự phòng cấp 2 được tiến hành bằng khám sàng lọc, phát hiện những tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung trước khi chúng phát triển thành ung thư. Khi khám sàng lọc, nếu phát hiện những bất thường, người phụ nữ có thể được điều trị ngay hoặc sau đó vài ngày. Có hai phương pháp sàng lọc thường dùng là xét nghiệm các tế bào lấy ra từ cổ tử cung gọi là làm phiến đồ âm đạo, còn gọi bằng tên chuyên môn là Pap smear và kiểm tra cổ tử cung bằng mắt thường có sử dụng axít axêtic (gọi tắt theo tên tiếng Anh là VIA). Cả hai phương pháp này đều nhằm tìm kiếm những bất thường ở cổ tử cung, có thể là dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung.

Phương pháp VIA áp dụng tốt nhất cho phụ nữ từ 30-49 tuổi, nhóm tuổi này cũng là nhóm có nguy cơ cao nhất bị ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện được dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung, thầy thuốc sẽ thực hiện điều trị sớm bằng phương pháp thích hợp. Phụ nữ từ 30-49 tuổi nên đến các cơ sở y tế để khám phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Hiện nay, khi đến khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ còn được khám sàng lọc ung thư vú ngay trong cùng một lần đến khám. Phương pháp Pap smear đã được thực hiện trên toàn thế giới trong hơn 50 năm qua, ở các nước phát triển, phương pháp này là phương pháp thường quy trong sàng lọc định kỳ cho phụ nữ, góp phần giảm tới 70-80% tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung tại các nước phát triển từ những năm 1960. Tuy nhiên những đòi hỏi cao  về phương tiện kỹ thuật và kinh phí để phổ biến và duy trì phương pháp này lại không phù hợp với những nước có điều kiện nguồn lực hạn chế, trong đó có Việt Nam. VIA đã được chứng minh là phương pháp có thể phát hiện nhạy và hiệu quả không kém so với phương pháp Pap smear trong việc phát hiện sớm nhằm giảm tử vong do ung thư cổ tử cung. VIA đơn giản về kỹ thuật thực hiện, phương tiện chỉ cần một chiếc đèn pin và dung dịch axít axêtic (giấm) cho nên được đánh giá là phương pháp phù hợp cho những nơi có điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó, có thể áp dụng thực hiện VIA tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa, có ít trang thiết bị mà vẫn tiếp cận được nhiều phụ nữ. Hơn nữa, VIA cho kết quả ngay nên có thể thực hiện điều trị hoặc chuyển tuyến ngay trong cùng một lần đến sàng lọc. Nhờ đó, người phụ nữ không phải đến cơ sở y tế nhiều lần, đồng thời cũng góp phần giảm số phụ nữ không được điều trị vì không quay lại điều trị với nhiều lý do và tăng được số phụ nữ được điều trị. Điều trị sớm thường được áp dụng ngay trong một lần khám sàng lọc. Phương pháp điều trị sớm thường là điều trị áp lạnh. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn bằng cách làm đông lạnh mô cổ tử cung bị nhiễm bệnh. Không nhất thiết phải là bác sĩ phụ khoa mới có thể làm được phương pháp này mà y tá và nữ hộ sinh được đào tạo là có thể thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Đây là một giải pháp tốt để mở rộng sàng lọc tới tuyến cơ sở, giúp ngành y tế có thêm khả năng tăng cường thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung với tỷ lệ phụ nữ được sàng lọc tăng với khả năng nguồn lực hạn chế.

Mặc dù cách tiếp cận phòng ung thư cổ tử cung một cách toàn diện đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ y tế dự phòng và hệ điều trị những với những sáng kiến phòng chống ung thư cổ tử cung trên thế giới, với những nỗ lực từ phía lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, được sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, chúng ta hoàn hoàn có thể hy vọng vào một tương lai gần sẽ là một thế giới không còn ung thư cổ tử cung do HPV.

]]>
https://meyeucon.org/19128/can-du-phong-ung-thu-co-tu-cung-mot-cach-toan-dien/feed/ 8
Ngộ độc Paracetamol, lưu ý đối với thai phụ và trẻ em https://meyeucon.org/16639/ngo-doc-paracetamol-luu-y-doi-voi-thai-phu-va-tre-em/ https://meyeucon.org/16639/ngo-doc-paracetamol-luu-y-doi-voi-thai-phu-va-tre-em/#respond Fri, 08 Apr 2011 21:10:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=16639 Paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen) là một thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi nhất do có nhiều ưu điểm như sử dụng được cho người có bệnh dạ dày, người sốt do virút, phụ nữ có thai và trẻ em (kể cả sơ sinh). Tuy nhiên khi dùng quá liều có thể gây ngộ độc, chủ yếu là gây hoại tử tế bào gan.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, trong 2 năm 2002 – 2004, tỷ lệ ngộ độc paracetamol đứng hàng thứ 2 trong các trường hợp ngộ độc thuốc.

Tại sao paracetamol có thể gây độc?

Với liều điều trị, sau uống khoảng 1 giờ, thuốc được hấp thu hoàn toàn. Khi dùng quá liều, thuốc được hấp thu hết sau 4 giờ, ngoại trừ khi bệnh nhân uống đồng thời các thuốc làm chậm quá trình rỗng dạ dày và khi thuốc ở dạng giải phóng chậm thì thời gian hấp thu lâu hơn.

Thuốc được chuyển hoá ở gan với một tốc độ đều đặn. Quá trình chuyển hoá thuốc là căn nguyên dẫn đến ngộ độc. Khi qua gan, có khoảng 4% lượng paracetamol chuyển thành N-acetylbenzoquinonimin là chất độc gây hoại tử gan không hồi phục. Nhờ có glutathion của gan, N-acetylbenzoquinonimin được chuyển hóa thành chất không độc đào thải ra ngoài. Do đó, mỗi lần dùng paracetamol (dù ở liều thông thường), cơ thể sẽ mất một lượng glutathion. Khi dùng quá liều paracetamol (người lớn 6 – 10g/ngày), gan không đủ lượng glutathion để giải độc, N-acetylbenzoquinonimin tích lại sẽ phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê có thể dẫn đến tử vong.

Lý do nào làm tỷ lệ ngộ độc tăng cao?

Có quá nhiều biệt dược: Do có nhiều ưu điểm nên paracetamol đã được các nhà bào chế phối hợp với nhiều dược chất khác tạo ra hàng trăm biệt dược. Có các loại biệt dược: chỉ chứa paracetamol như efferalgan nhưng cũng có loại phối hợp với từ 2 – 7 dược chất khác.

Cần lưu ý đến những biệt dược có thêm thành phần phenobarbital sẽ làm tăng độc tính của paracetamol với gan; những chế phẩm có thêm thành phần phenylpropanolamin, phenylephrin thì không nên dùng cho người có bệnh cường giáp, huyết áp cao, đau thắt ngực, huyết khối, mạch vành, đái tháo đường, tiền sử tai biến mạch máu não.

Có quá nhiều dạng bào chế: thuốc viên (trong thuốc viên lại có quá nhiều loại viên nén thường, viên nén bao phim, viên nén nhai, viên nén giải phóng chậm, viên sủi bọt, viên nang cứng, viên nang mềm), thuốc bột, thuốc cốm, thuốc đạn… Tất cả các loại trên lại có nhiều hàm lượng khác nhau.
Paracetamol có quá nhiều dạng bào chế với nhiều biệt dược.

Người bệnh tự dùng thuốc: Trong các biệt dược chứa paracetamol, có khoảng 90% là thuốc mua không cần đơn bác sĩ (OTC). Vì vậy, việc sử dụng quá liều paracetamol do dùng nhiều thuốc có tên biệt dược khác nhau, dạng bào chế khác nhau cho một người bệnh có đau nhức dữ dội, đau nhức triền miên hoặc sốt cao là điều dễ xảy ra, nhất là với những bệnh nhi. Tai nạn phổ biến hơn cả là việc tự dùng các biệt dược chứa paracetamol để chữa cảm, cúm, ho. Với người bệnh chỉ có hắt hơi sổ mũi, chảy nước chỉ cần dùng thuốc kháng dị ứng là giảm nhẹ, hết các triệu chứng nói trên thì người ta lại uống các loại thuốc chứa từ 500mg paracetamol với liều 1 – 2 viên/ lần x 3 hoặc 4 lần/ngày. Như vậy, người dùng thuốc phải chịu tác hại một cách không cần thiết của 1.500 – 4.000mg paracetamol/ngày.

Nhân viên y tế không hướng dẫn đầy đủ: Với người bệnh sốt cao hay đau nhức dai dẳng, thầy thuốc thường cho liều cao hoặc dùng paracetamol nhiều ngày, nhưng quên kiểm tra trước đó bệnh nhân đã dùng thuốc có chứa paracetamol hoặc các loại thuốc có tương tác bất lợi với paracetamol. Liều paracetamol dùng hàng ngày được khuyến cáo là không quá 60 – 80mg/ kg/ngày và không được quá 4gam/ngày với người lớn, không quá 80mg/kg với trẻ em. Khi dùng với liều cao hơn kéo dài có thể gây ngộ độc.

Làm thế nào để tránh ngộ độc?

Nếu bệnh nhân không đau nhức, không sốt trên 38 độ C, không dùng thuốc có paracetamol, đặc biệt lưu ý đối với trẻ em

Trước khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, cần kiểm tra công thức thuốc, tránh trùng lặp thuốc có paracetamol.

Trong thời gian dùng thuốc chứa paracetamol: không uống nước có cồn (bia, rượu…) hoặc các thuốc làm tăng độc tính của paracetamol như barbiturat, isoniazid, carbamazepin…

Với phụ nữ mang thai: Paracetamol là thuốc hạ sốt giảm đau được khuyên dùng ở phụ nữ có thai, người ta chưa thấy có tác dụng gây quái thai của thuốc này. Tuy nhiên, khi quá liều paracetamol có thể gây độc với thai vì thuốc này dễ dàng qua được nhau thai.

Với người nghiện rượu: Những người nghiện rượu khi dùng quá liều paracetamol có nguy cơ ngộ độc cao hơn và một số nghiên cứu cũng thấy tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường.

Với các trường hợp mẫn cảm với paracetamol, người thiếu hụt men G6PD; người say rượu; người có bệnh tim mạch, phổi, thận, gan hoặc thiếu máu thì không được sử dụng paracetamol.

Tóm lại, dù paracetamol là một thuốc khá an toàn và được bán rộng rãi trên thị trường với rất nhiều tên biệt dược khác nhau thì chúng ta cũng không nên tự ý dùng thuốc, nhất là trong những trường hợp đặc biệt như phụ nữ có thai hay người nghiện rượu, trước khi sử dụng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

]]>
https://meyeucon.org/16639/ngo-doc-paracetamol-luu-y-doi-voi-thai-phu-va-tre-em/feed/ 0
Thai phụ cẩn thận với thuốc giảm đau https://meyeucon.org/14328/thai-phu-can-than-voi-thuoc-giam-dau/ https://meyeucon.org/14328/thai-phu-can-than-voi-thuoc-giam-dau/#comments Sun, 05 Dec 2010 15:39:58 +0000 https://meyeucon.org/14328/thai-phu-can-than-voi-thuoc-giam-dau/ Theo các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Rigshospitalet tại Copenhagen (Đan Mạch), sử dụng lâu dài thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin và ibuprofen trong khi mang thai có thể gây hại đến quá trình phát triển cơ quan sinh dục ở thai nhi là bé trai, từ đó dẫn đến chất lượng tinh dịch kém hoặc tăng nguy cơ bị ung thư tinh hoàn về sau.

Báo Daily Mail dẫn kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ dùng hơn một loại thuốc giảm đau bất cứ khi nào trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ kể trên lên gấp 7 lần. Giai đoạn dễ tổn thương nhất là khi thai nhi từ 4-6 tháng tuổi. Trong thời gian này, khi mẹ dùng một loại thuốc giảm đau thì nguy cơ trẻ trai sinh ra bị vô sinh về sau sẽ tăng lên gấp đôi so với trẻ trai có mẹ không dùng thuốc. Paracetamol làm tăng nguy cơ này lên gấp đôi trong khi aspirin hoặc ibuprofen làm tăng nguy cơ này lên gấp 4 lần. Nếu dùng cả hai trong 3 loại thuốc trên cùng một lần trong thời gian mang thai từ 4-6 tháng thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp 16 lần.

]]>
https://meyeucon.org/14328/thai-phu-can-than-voi-thuoc-giam-dau/feed/ 2
Bổ sung sắt cũng phải đúng cách https://meyeucon.org/13717/bo-sung-sat-cung-phai-dung-cach/ https://meyeucon.org/13717/bo-sung-sat-cung-phai-dung-cach/#respond Fri, 12 Nov 2010 15:38:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=13717 Sắt có nhiều trong thức ăn. Thuốc chứa sắt lại rẻ tiền, nhưng do chưa biết rõ sự hấp thu sắt, ăn và dùng thuốc đúng cách nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt vẫn khá phổ biến ở người mang thai, trẻ em.

Những lý do thiếu sắt thường gặp

  • Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh, bị giun móc, trĩ).
  • Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém.
  • Có thai, nhu cầu sắt tăng cao nhưng ăn không đủ lượng thức ăn chứa sắt cần thiết.
  • Trẻ em trong năm đầu cần nhiều sắt. Cho ăn không đúng cách sẽ bị thiếu sắt.

Bổ sung viên sắt rất tốt cho phụ nữ mang thai

Nhu cầu sắt hàng ngày

Nam 1mg, nữ 1,6 – 2mg. Trẻ mới sinh đã có một lượng sắt dự trữ khoảng 0,25g. Ở trẻ sinh non, sinh già tháng, suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g. Từ khi mang thai cho đến khi nuôi con bú đến 6 tháng tuổi, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt (bao gồm: cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg). Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 -18 tuổi, người mang thai cần một lượng sắt nhiều hơn. Thiếu sắt thường xảy ra trẻ em và người mang thai. Theo các số liệu nghiên cứu có 40 – 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt (thay đổi theo vùng).

Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu nhược sắc. Người lớn thì kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, hay chóng mặt, ù tai, năng suất lao động giảm, trẻ em thì hay quấy khóc, vật vã, chán ăn ngủ ít, giảm trí nhớ. Riêng người có thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt còn làm giảm trương lực cơ, bắp thịt nhão, chậm biết ngồi, biết đi. Thiếu máu còn làm tim đập nhanh hơn (để đáp ứng nhu cầu cung cấp ôxy cho các cơ quan tổ chức), nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.

Bổ sung sắt phải đúng cách

Bổ sung bằng thực phẩm

Có nhiều loại thực phẩm chứa sắt: Lượng sắt (tính bằng mg) trong 100 gam thực phẩm lần lượt là: tiết bò (52), men bia khô (16), gan lợn (10), thịt bò (2,7), trứng gà (2,2), cua biển (3,8) mực tươi (0,6) cá chép, cá trê, cá đối (0,8) mộc nhĩ (65), nấm hương khô (35), đậu nành (11), vừng (10), đậu xanh (4,8), cần tây, cần ta (3), rau ngót (2,7) củ cải (2,9), rau dền trắng (6,1) rau dền đỏ (5,4), các loại rau thơm (3,8).

Theo đó, thức ăn thực vật phần lớn chứa sắt ít hơn thức ăn động vật, thức ăn động vật sống dưới nước chứa ít sắt hơn loại động vật sống trên cạn. Cơ thể hấp thu được 10 – 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật (tính trung bình chỉ 10%). Song trong thức ăn động vật thì sắt dạng hemoglobin thường chiếm chủ yếu (như trong tiết) lại rất khó hấp thu. Người ăn chay ròng sẽ thiếu sắt, nhưng người chỉ ăn nước thịt bò ép cũng chỉ đưa vào cơ thể chất protein (giúp cho sự tổng hợp globin) chứ không đưa chất sắt vào cho cơ thể được. Ngoài ăn thức ăn chứa chất sắt, cần ăn các thức ăn có chất porphyrin (để tạo ra nhân pyrol) và chất protein (để có globin và vitamin) mới tạo ra được huyết cầu tố.

Người chỉ ăn thức ăn thực vật tính ra có thể đủ lượng sắt nhưng vẫn bị thiếu máu do không tạo ra được huyết cầu tố.

Các thức ăn quá giàu phospho sẽ gây kết tủa sắt làm giảm sự hấp thu sắt. Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.

Ngoài thức ăn thông thường còn có thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt.

Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hoà tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phospho và nên ăn thức ăn có vitamin C.

Bổ sung sắt bằng thuốc

Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt. Ngoài ra cần phải chữa các bệnh gây thiếu sắt (như tẩy giun móc).

Có loại thuốc chứa sắt thuần tuý (viên sắt fumarat, sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat, sắt tatrat, sắt II sulfat). Có loại phối hợp chất sắt với acid folic (viên probofex.) Người có thai trong suốt thai kỳ cần uống viên sắt kết hợp với acid folic. Khi dùng viên sắt thuần tuý sẽ bị táo bón nên trong một số viên sắt người ta cho thêm dược liệu có tính nhuận là đại hoàng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng sẽ hết. Để tránh hiện tượng này không nên dùng quá liều lượng. Cũng như khi ăn muốn dùng viên sắt có hiệu quả thì không dùng viên sắt đã bị quá hạn kém phẩm chất (vì đã chuyển sang dạng sắt khó hoà tan), kèm theo phải ăn đủ chất đạm.

Cần tránh các trường hợp hay nhầm lẫn: Bệnh thiếu máu ác tính do thiếu B12, thì chỉ cần dùng vitamin B12. Còn những sản phẩm vitamin B12 kết hợp với vitamin B1, B6 (như terneurin, becofort) trước đây dùng chữa đau dây thần kinh, một số người thiếu máu do thiếu sắt đúng ra phải dùng viên sắt nhưng nhầm lẫn chỉ dùng sản phẩm kết hợp này để chữa là không đúng, vừa lãng phí vừa không đưa lại hiệu quả.

Có bệnh do thiếu hay thừa sắt nhưng lệ thuộc vào hormon hepcidine. Chứng nhiễm sắc tố sắt di truyền (hemochrommatose): sắt hấp thu vượt mức mỗi ngày 2 – 3mg ngay từ khi sinh, tích luỹ dần, nhưng sau tuổi biết đi mới có triệu chứng (da thâm đen, gan to, lách to chắc cứng, kèm theo cổ trướng, đái tháo đường). Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (thalassemie): gây quá tải sắt trong máu dẫn đến ngộ độc sắt. Bệnh thiếu máu sắt mạn tính: sắt không đưa được vào trong tuỷ xương để tạo hồng cầu. Với các bệnh này người ta dùng hepcidine (khi thiếu) và chất ức chế hepcoidine (khi thừa) để chữa hoặc theo các cách chữa cổ điển khác. Các trường hợp này cần khám chữa theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa.

Ds. Vũ Hải Trung

]]>
https://meyeucon.org/13717/bo-sung-sat-cung-phai-dung-cach/feed/ 0