Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những thứ cần thiết trong tủ thuốc gia đình khi chăm bé https://meyeucon.org/26091/nhung-thu-can-thiet-trong-tu-thuoc-gia-dinh-khi-cham-be/ https://meyeucon.org/26091/nhung-thu-can-thiet-trong-tu-thuoc-gia-dinh-khi-cham-be/#respond Wed, 09 Jan 2013 01:00:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=26091 Trẻ nhỏ rất thường hay bị đột ngột sốt, rối loạn tiêu hóa… Những lúc ấy mẹ rất cần thiết có một vài dụng cụ y tế và các loại thuốc cần thiết trong tủ thuốc gia đình để có thể chăm sóc cho bé kịp thời.

Với những vấn đề sức khỏe nhẹ của bé, bố mẹ không nên quá lo lắng mà có thể xử lý ngay tại nhà, theo dõi tình trạng, trước khi đưa bé đi gặp bác sĩ. Tủ thuốc trong nhà cần luôn có những loại thuốc cơ bản và dụng cụ y tế cần thiết để chăm sóc bé kịp thời.

1. Nhiệt kế

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt: mọc răng, tiêm văcxin, hay bị viêm nhiễm… Mẹ nên có một chiếc nhiệt kế trong tủ thuốc để có thể xác định độ sốt của bé, từ đó có cách xử lý hợp lý, quyết định chỉ cần hạ sốt tại nhà hay phải đưa đi bác sĩ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhiệt kế, ngoài loại truyền thống là nhiệt kế thủy ngân thì còn xuất hiện thêm nhiệt kế điện tử.

Sử dụng nhiệt kế thủy ngân có vẻ khó khăn hơn khi thời gian tối thiểu đặt cố định ở nách bé là 3 phút. Ngoài ra bạn cũng phải đặc biệt cẩn trọng hơn, đề phòng nhiệt kế vỡ và thủy ngân bay hơi ra ngoài có thể gây ngộ độc. Nhiệt kế điện tử có giá bán đắt hơn nhưng dễ sử dụng và an toàn hơn, đặc biệt đối với những bé hiếu động.

Có nhiều loại nhiệt kế điện tử có thể đo ở nách, miệng và hậu môn, chính xác tới 0,1 độ C, đo nhanh, sau 1 phút.

Tủ thuốc trong nhà cần luôn có những loại thuốc cơ bản và dụng cụ y tế cần thiết để chăm sóc bé kịp thời.

2. Thuốc hạ sốt

Nếu bé sốt nhẹ, bố mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.

Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế khác nhau. Với trẻ lớn có thể cho uống dạng viên nén hoặc thuốc bột pha đều với nước. Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn (đặt ở hậu môn). Trước khi đặt thuốc cho bé, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Nếu viên thuốc bị mềm, hãy cho vào tủ lạnh khoảng vài phút để cho cứng trở lại trước khi sử dụng. Dùng tay đút viên thuốc vào hậu môn, chiều sâu khoảng 1-2,5 cm. Nếu đút không đủ sâu, viên thuốc có thể bị rơi ra ngoài.

Các loại thuốc hạ sốt paracetamol chỉ nên cho bé dùng khi sốt trên 38,5 độ C. Cách sử dụng và liều lượng dùng đều được ghi ở vỏ hộp/bao thuốc. Liều lượng dùng thuốc tỷ lệ thuận với cân nặng của bé.

3. Miếng hạ sốt

Miếng hạ sốt có thể dùng cho bé khi bị sốt trên 38 độ C. Khả năng làm mát của miếng hạ sốt thấp hơn thuốc uống trực tiếp, tuy nhiên miếng hạ sốt còn có tác dụng trị vết thương cho bé.

Nếu bé bị ngã đến sưng và thâm tím da, mẹ có thể dùng miếng dán miếng hạ sốt dán đắp lên chỗ bị ngã. Phần gel lạnh sẽ làm co mạch máu mà không khiến bé khó chịu. Tuyệt đối không bôi dầu gió khi bé ngã sưng tím da. Nếu bôi dầu gió và xoa bóp, tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, chỗ sưng không giảm. Một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục.

Khi bé bị sưng trán bươu đầu, bác sĩ Thu Kim (nguyên Trưởng khoa Nhi bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội) cũng hay mách các mẹ dùng muối để làm giảm chỗ sưng cho bé bằng cách gói một nhúm muối vào trong một lớp khăn xô và chà nhẹ để làm xẹp “quả ổi”.

4. Muối biển sinh lý (NaCl 0,9%)

Tác dụng vệ sinh của muối biển sinh lý là không phải bàn cãi, mẹ có thể dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, vệ sinh họng, lợi… cho bé.

Muốn lấy gỉ mũi cho bé, mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý làm dung dịch mũi loãng ra và lấy bông tai trẻ em từ từ kéo cục gỉ ra.

Nước muối sinh lý rất tốt và cần thiết cho các bé nhưng khi bé không có vấn đề gì về đường hô hấp thì mẹ cũng không nên lạm dụng. Mẹ chỉ nên nhỏ nước mũi cho bé một lần mỗi tuần, hoặc nhỏ sau khi bé đi đến những chỗ bụi bặm. Lúc này, nước muối sinh lý có tác dụng giúp cho tấm thảm nhầy vận chuyển dễ dàng các chất bẩn ra ngoài.

Mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé. Khi bé bị vật gì rơi vào mắt hoặc có gỉ mắt, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật cho bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng muối biển sinh lý để lau vết trầy xước khi bé bị ngã.

5. Xịt muối biển

Xịt mũi muối biển cũng là một dạng muối biển sinh lý nhưng dùng tiện lợi hơn. Tuy nhiên dạng xịt chỉ có thể sử dụng để xịt mũi và họng, không được dùng để xịt mắt cho bé. Với những bé dưới 1 tuổi chưa phải đánh răng và cũng chưa biết xúc miệng, xịt một lần sau khi ăn 15 phút giúp bé vệ sinh răng miệng rất tốt. Và khi xịt họng cho bé mẹ yên tâm là bé sẽ không nuốt quá nhiều nước muối vào họng như xúc miệng bằng nước muối.

Mẹ cũng chỉ nên dùng xịt khi bé đang có vấn đề về đường hô hấp hoặc bé vừa đi đường bụi bẩn về. Còn khi bé sức khỏe bình thường, mẹ chỉ nên xịt một lần một tuần.

6. Thuốc chống hăm

Các bé đóng bỉm rất dễ bị hăm, mẹ nên có sẵn thuốc chống hăm trong nhà như:

– Thuốc tím: Pha mỗi gói nhỏ với 2 lít nước sạch rửa vùng da hăm, thấm khô.

– Xanh methylen, Betadine: Sau khi vệ sinh và lau khô vùng da hăm, lấy tăm bông chấm thuốc bôi vào đó chỗ hăm.

– Thuốc mỡ Bepanthen (Dexpanthenol): Mỗi ngày bôi 2 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm sau khi đã rửa sạch và thấm khô.

Những thuốc này an toàn và tiện lợi, đều không phải là thuốc bán theo đơn. Ngoài ra, thuốc mỡ Bepanthen cũng có tác dụng hữu hiệu khi bé bị muỗi, côn trùng đốt.

]]>
https://meyeucon.org/26091/nhung-thu-can-thiet-trong-tu-thuoc-gia-dinh-khi-cham-be/feed/ 0
5 trẻ tử vong sau tiêm chủng ở Nghệ An https://meyeucon.org/25879/5-tre-tu-vong-sau-tiem-chung-o-nghe-an/ https://meyeucon.org/25879/5-tre-tu-vong-sau-tiem-chung-o-nghe-an/#comments Sat, 22 Dec 2012 01:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=25879 Mới đây, tại Nghệ An đã có 5 trường hợp tử vong của 5 trẻ em, điều đáng nói là đều giống nhau ở chỗ cùng tiêm một ngày, đều bị sốt, nôn và lần lượt tử vong sau đó. Vậy nguyên nhân do đâu?

Trong 65 trẻ sơ sinh của xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được cha mẹ đưa đến trạm y tế xã tiêm chủng thì 4 trẻ đã không được sống tròn tháng thứ tư. Một trẻ khác ở xã Đồng Hợp cũng không qua khỏi.

Ngày 19/12 từ xã Châu Quang, chúng tôi tìm về xóm Quang Thịnh nơi đôi vợ chồng trẻ (người dân tộc Thanh) Vi Văn Phương (23 tuổi) – Hà Thị Tuyết (21 tuổi) có đứa con thơ là Vi Trung Kiên gần 3 tháng tuổi vừa tử vong ngày 15/12.

Những địa chỉ buồn

Chị Tuyết, với dáng vẻ mệt mỏi cho biết: “8g30 ngày 7/12, tôi bế con ra trạm y tế xã tiêm phòng viêm gan B thì 18g cùng ngày con bị sốt. Tôi cho bú thì bé nôn. Sáng 8/12, da con tôi xanh bợt, toàn thân toát mồ hôi và bú từng nào thì nôn từng đó. Các ngày tiếp theo bé đều trong tình trạng như vậy. Đến 9g ngày 15/12, ngực bé thâm tím.

Năm phút sau, hai bên thái dương con có quầng thâm đỏ. Lúc đó vợ chồng tôi mới hoảng hốt gọi điện báo chị Nguyễn Thị Hồng – trưởng trạm y tế xã – nhưng gọi liên tục vẫn không thấy chị Hồng trả lời. Lúc 10g con tôi đã tắt thở” – nói đến đó, chị Tuyết không cầm được nước mắt.

Chị Tuyết cho biết đến 12g, các ông bí thư chi bộ xóm, xóm trưởng, xóm phó, công an xóm, y tá Lương Thị Thu (người trực tiếp tiêm), bác sĩ Sầm Văn Lí – trạm phó trạm y tế, bác sĩ Mạng – trưởng phòng kế hoạch Bệnh viện Đa khoa huyện, bác sĩ Hải – trưởng Phòng y tế huyện – đến hỏi thăm và làm hai biên bản.

5 trẻ tử vong sau tiêm chủng không loại trừ nguyên nhân từ văcxin.

Xóm trưởng Hồ Diên Vinh cho biết: “Biên bản một do công an xóm lập ghi rõ ngày giờ cháu Kiên mất và thời gian gia đình chị Tuyết báo y tá. Biên bản hai có thêm phó chủ tịch, chủ tịch hội phụ nữ xã, trưởng ban chăm sóc bà mẹ, trẻ em và bà Hồng – trưởng trạm y tế. Biên bản này do tôi lập.
Biên bản có nhiều nội dung, trong đó ghi rõ ý kiến của hai bác sĩ Mạng và Hải về nguyên nhân cháu Kiên chết là “chết không phải do tiêm chủng mà do xuất huyết não”. Làm biên bản xong mọi người hỏi: “Gia đình có ý kiến gì không? Nếu không thắc mắc gì thì cho khâm liệm. Nếu muốn khám nghiệm tử thi thì chờ pháp y tỉnh lên”. Do gia đình không có ý kiến gì nên ông nội của cháu Kiên ký biên bản”.

Tại xóm Quang Hương, vợ chồng anh Lô Văn Hòa (28 tuổi) – chị Lương Thị Ngọc (34 tuổi), người dân tộc Thái – là cha mẹ của bé Lô Hoàng Thịnh mới hơn 2 tháng tuổi. Bé Thịnh cũng được tiêm chủng cùng ngày với bé Kiên nhưng chỉ sau chưa đầy bốn ngày thì mất. Chị Ngọc ngậm ngùi: “Ngày 7/12 tiêm thì 4g ngày 10/12 con tôi khóc thét lên. Tôi bồng cho con bú nhưng bé bú yếu lắm, sau đó nôn ra. Tôi nhìn môi con khô tím, mắt nhắm lại dần dần rồi tắt thở”.

Xóm trưởng Lê Đại Bằng cho biết: “Tôi cùng bà Hồng – trưởng trạm y tế, bác sĩ Phú – phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện, đến làm biên bản. Nội dung biên bản kết luận: “Không hiểu lý do vì sao cháu Thịnh chết. Chết vì tiêm văcxin hay do bệnh khác chưa rõ”. Còn ý kiến của bà Hồng cho rằng “cũng có thể chết do mắc bệnh gì đột ngột”.

Đến xóm Bản Cù, dù bé Quan Hào Nam đã mất hơn 10 ngày khi chưa được 3 tháng tuổi, nhưng chị Lương Thị Thương, mẹ của bé, vẫn nằm rũ trên giường.

Chồng chị là anh Quan Vi Kiệm, người dân tộc Thái, cho biết: “Đây là con đầu lòng của vợ chồng tôi. Vợ tôi đưa con ra trạm xá tiêm sáng 7/12. Sang ngày 8/12, thấy con khóc, miệng tím ngắt, mắt trợn trừng nên tôi chở vợ con đi bệnh viện huyện. Vào đến bệnh viện, mấy chị y tá khám bảo “bệnh nhân chết rồi, đưa về nhà thôi”. Đại diện xóm, xã cũng đến lập biên bản nhưng họ không đọc cho tôi nghe. Tôi cũng không được xem họ viết gì”.

Tại nhà xóm trưởng Phan Hồ Nam, ông Nam thừa nhận: “Biên bản chỉ ghi lại triệu chứng trước khi cháu mất, không có kết luận gì”.

Y tế dự phòng khẳng định đúng quy trình

Khi chúng tôi chưa kịp nêu câu hỏi thì bà Nguyễn Thị Hồng, trưởng trạm y tế xã Châu Quang, nói: “Tôi biết các anh hỏi gì rồi. Tất cả tôi đã báo cáo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Sở Y tế Nghệ An rồi. Giờ tôi đi họp gấp”. Nói xong, bà Hồng gọi nữ y tá chuyên trách tiêm chủng Lương Thị Thu (người đã trực tiếp tiêm cho hai bé Kiên và Thịnh) sang tiếp.

Chị Thu cho biết: “Lúc 7g ngày 7/12, tôi nhận 65 liều văcxin từ Trung tâm Y tế dự phòng huyện về đến trạm là tiêm ngay cho các cháu. Văcxin tôi nhận có ký hiệu DPI-VGB-Hib. Tôi tiêm một lọ/một cháu, đúng quy trình, kỹ thuật”.

Tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện, dược sĩ Vi Xuân Tứ là người giao văcxin cho chị Thu giở tập hồ sơ xuất loại văcxin này cho các xã trong huyện, nói: “Chúng tôi giao cho các trạm y tế loại văcxin 5 trong 1, có ký hiệu BH-HG-UV-Hib-VGB. Đây là loại văcxin thuộc lô 1453037, hạn sử dụng 26/11/2014”.

Ông Vi Văn Ái, trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh của trung tâm, khẳng định: “Quy trình vận chuyển, bảo quản của chúng tôi đảm bảo 100%. Tôi dám chắc quy trình tiêm của các chuyên trách trạm y tế đúng kỹ thuật”.

Trả lời câu hỏi về nguyên nhân gây tử vong của ba trẻ nêu trên, ông Ái nói: “Nguyên nhân thì chưa thể biết được. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Sở Y tế Nghệ An đã đưa lô văcxin này ra Hà Nội rồi”.

Ông Ái cho biết thêm: “Ngoài ba trẻ tử vong nêu trên, tại xã Châu Quang có thêm một trẻ khác tử vong. Đó là Vi Trung Thịnh, 3 tháng tuổi, con vợ chồng Vi Trung Kiên – Hà Thị Khiết trú tại xóm Quang Thịnh.

Trường hợp này tiêm ngày 7/12 thì ngày 17/12 tử vong. Trước khi tử vong, trẻ cũng bị sốt và nôn. Bác sĩ Vũ Duy Mạng kết luận trẻ tử vong do viêm màng não. Còn tại xóm Bãi Kè, xã Đồng Hợp có trẻ Hồ Thị Linh Đan, ba tháng tuổi, tiêm ngày 10/12 thì ngày 12 cũng tử vong”.

Không loại trừ thủ phạm là văcxin

Đó là nhận định của bác sĩ Bùi Đình Long – giám đốc Sở Y tế Nghệ An – trước “sự kiện” hi hữu xảy ra tại huyện Quỳ Hợp.

Khi chúng tôi nêu băn khoăn về 5 trường hợp tử vong của năm trẻ đều giống nhau ở chỗ cùng tiêm một ngày, đều bị sốt, nôn và lần lượt tử vong sau đó, bác sĩ Long nói: “Đúng là những vụ tử vong bất thường. Chúng tôi đang phân tích mọi tình huống nhưng không loại trừ nguyên nhân từ văcxin. Hiện chúng tôi đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương lấy mẫu lô văcxin trong kho của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quỳ Hợp và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để kiểm tra”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là văcxin Quinvaxem của Hàn Quốc, nhập vào VN từ tháng 7/2010 với 500.000 liều. Trong đó, Nghệ An nhập 30.000 liều. Đã đưa về 32 huyện, thành thị 29.750 liều (đa số tiêm hết). Hiện còn 250 liều tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Phải chờ hội đồng chuyên môn quốc gia

Ngày 19/12, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia Nguyễn Trần Hiển cho hay hội đồng chuyên môn cấp tỉnh của Sở Y tế Nghệ An đã họp về vụ phản ứng nặng sau tiêm chủng làm trẻ tử vong tại Nghệ An, nhưng kết luận vụ việc còn phải đợi hội đồng chuyên môn quốc gia. Theo ông Hiển, hội đồng này sẽ họp sớm ngay trong tuần này.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay có 12 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng, trong đó có chín trường hợp tử vong, chỉ có một trường hợp được xác định liên quan đến tiêm chủng. Tính từ năm 2007 đến nay có 55 tai biến sau tiêm được báo cáo và 31 trẻ tử vong, 14 trường hợp có liên quan đến tiêm chủng.

Ngoài các trường hợp gặp phản ứng nặng tại Nghệ An sau tiêm văcxin 5 trong 1 Quinvaxem, trước đó trong tháng 11 cũng đã có hai trường hợp tử vong sau tiêm văcxin này và đều được kết luận là do trẻ có bệnh tim và hội chứng Down, không liên quan đến chất lượng văcxin và quy trình tiêm chủng (?).

]]>
https://meyeucon.org/25879/5-tre-tu-vong-sau-tiem-chung-o-nghe-an/feed/ 2
Không nên uống thuốc trước mặt trẻ em https://meyeucon.org/25718/khong-nen-uong-thuoc-truoc-mat-tre-em/ https://meyeucon.org/25718/khong-nen-uong-thuoc-truoc-mat-tre-em/#respond Fri, 07 Dec 2012 03:00:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=25718 Cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy, trẻ trong độ tuổi 2-3 có rủi ro bị ngộ độc do uống thuốc cao hơn gần 10 lần do chúng ở trong độ tuổi bắt đầu bắt chước một cách tự nhiên hành vi của những người lớn xung quanh mình. Do vậy, các nhà nghiên cứu Anh khuyến cáo phụ huynh và điều dưỡng không nên uống thuốc trước mặt trẻ em, để tránh trẻ có thể bắt chước họ và bị ngộ độc.

Phụ huynh và điều dưỡng không nên uống thuốc trước mặt trẻ em.

Tiến sĩ Elizabeth Orton thuộc Đại học Nottingham cho biết, các bác sĩ gia đình cần cảnh báo các bậc cha mẹ về việc cất giữ an toàn thuốc men và các sản phẩm gia dụng có thể gây nguy hiểm khác trong một nỗ lực nhằm giảm số ca ngộ độc ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo.

Bà Orton cho biết: “Tình trạng ngộ độc có thể gây tổn hại đáng kể cho trẻ và khiến các bậc cha mẹ phải lo lắng, tuy nhiên nó có thể phòng ngừa được. Các bậc cha mẹ cũng cần biết rằng chuyện trẻ con bỏ các đồ vật vào miệng là bình thường, vì thế điều quan trọng là thuốc men và các chất độc hại khác như sản phẩm tẩy rửa hoặc xà phòng nên được cất giữ ngoài tầm với của chúng, lý tưởng nhất là trên kệ cao và trong tủ bếp có chốt cửa hoặc khóa”.

Tiến sĩ Orton đã phân tích các dữ liệu được nghiên cứu trên trẻ em từ năm tuổi trở xuống, chào đời trong khoảng thời gian từ tháng 1/1988 đến tháng 11/2004, từ cơ sở dữ liệu với 3,9 triệu hồ sơ bệnh nhân thuộc Mạng lưới cải thiện sức khỏe Anh.

Cuộc nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi 2-3 có rủi ro bị ngộ độc do uống thuốc cao hơn gần 10 lần do chúng ở trong độ tuổi bắt đầu bắt chước một cách tự nhiên hành vi của những người lớn xung quanh mình.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san The British Journal of General Practice số ra mới nhất.

]]>
https://meyeucon.org/25718/khong-nen-uong-thuoc-truoc-mat-tre-em/feed/ 0
Cha mẹ cần lưu ý khi dùng thuốc chữa biếng ăn cho trẻ https://meyeucon.org/25606/cha-me-can-luu-y-khi-dung-thuoc-chua-bieng-an-cho-tre/ https://meyeucon.org/25606/cha-me-can-luu-y-khi-dung-thuoc-chua-bieng-an-cho-tre/#respond Mon, 26 Nov 2012 05:00:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=25606 Bổ sung thảo dược, thuốc bổ có thể giúp làm tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên, nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa của trẻ.

Quá mệt mỏi vì con biếng ăn, được đồng nghiệp mách nước một loại thảo dược giúp trẻ ăn ngon, ngủ khỏe, chị Minh liền mua về cho bé Mai dùng thử. Nhờ có thảo dược hỗ trợ, 3 tháng nay, bé ăn uống rất ngon miệng, đi tiêu cũng đều đặn, da dẻ hồng hào hơn. Tuy nhiên hễ chị Minh dừng cho con uống thuốc là bé lại biếng ăn như cũ.

Bổ sung thảo dược có thể tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể trẻ.

Tại một phòng khám dinh dưỡng ở TP HCM, chị Trà kéo con gái lại chỉ những biểu hiện bụng to, mặt hơi sưng phù, tay chân gầy gò, ốm yếu. Trước đây, cứ mỗi bữa ăn là bé ngậm thức ăn không chịu nuốt, 2 tháng liền không tăng cân. Chị nghe lời giới thiệu của người quen, mua thuốc chán ăn về cho bé dùng. Ban đầu, bé ăn ngủ tốt hơn, sau một thời gian thì bắt đầu có biểu hiện như trên.

Bác sĩ cho biết loại thuốc bổ mà bé gái nhà chị Trà đang uống có trộn lẫn thuốc ngủ và một số loại chất gây thèm ăn, vì thế gây rối loạn hệ tiêu hóa của bé và sẽ có nhiều tác hại nếu tiếp tục dùng lâu dài. Khi dùng những loại thuốc này, bé dễ dàng tăng cân một phần còn là do tính chất tích nước, giữ nước trong thuốc.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người lớn không nên tự ý mua các loại thuốc, thảo dược khi trẻ biếng ăn. Cơ thể trẻ, đặc biệt là các cơ quan thải loại còn rất non nớt, mong manh. Việc dùng các loại thuốc bổ, thảo dược mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn rất dễ dẫn đến những rối loạn, tổn thương cho một số bộ phận trong cơ thể bé.

Bổ sung thảo dược có thể tăng cường lượng men tiêu hóa tạm thời trong cơ thể trẻ. Nếu dùng lâu dài, hệ thống tiêu hóa dễ bị trì trệ. Một khi lượng men tiêu hóa được đưa vào thụ động nhiều, bộ phận sản xuất các men tiêu hóa của cơ thể trở nên lười biếng, giảm công suất và dần dần đình đốn, phụ thuộc vào sự hỗ trợ tiêu hóa từ bên ngoài.

“Sử dụng thảo dược không hợp lý cũng có thể dẫn đến tình trạng bé dị ứng với các thành phần có trong thảo dược, hoặc một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ, như chậm lớn, bé bị phù, loãng xương,” bác sĩ Diệp cho biết.

Trên thực tế, trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân: Bệnh tật, mọc răng, thay đổi thời tiết, chế độ và khẩu phần ăn uống không hợp lý, yếu tố tâm lý, bị dọa nạt, không được quan tâm… Do đó, người lớn không nên vội vàng cho trẻ uống các loại thảo dược, thuốc bổ, các loại men tiêu hóa, thuốc kích thích… mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ để có hướng khắc phục hợp lý. Trong trường hợp phải cần phải dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhất định phải có chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

]]>
https://meyeucon.org/25606/cha-me-can-luu-y-khi-dung-thuoc-chua-bieng-an-cho-tre/feed/ 0
Khi nào thì mới nên dùng thuốc hạ sốt? https://meyeucon.org/23619/khi-nao-thi-moi-nen-dung-thuoc-ha-sot/ https://meyeucon.org/23619/khi-nao-thi-moi-nen-dung-thuoc-ha-sot/#respond Tue, 19 Jun 2012 03:29:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=23619 Thời tiết mùa hè có những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, có xen kẽ vào đó là những trận mưa to mưa, lũ lụt diễn biến phức tạp… là điều kiện thuận lợi gây bùng phát nhiều bệnh, tật do virut, vi khuẩn, nấm… Sốt chính là một trong những biểu hiện đầu tiên của rất nhiều căn bệnh.

Cơ chế gây sốt

Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm vi khuẩn và độc tố vi khuẩn, virút, nấm, xoắn khuẩn, các phản ứng miễn dịch, các hormon điển hình là progesterol, các thuốc và các polynucleotid tổng hợp. Các chất này gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh.

Chất sinh nhiệt ngoại sinh gây sốt thông qua một chất trung gian gọi là chất sinh nhiệt nội sinh, đó là interleukin 1 (IL-1). Chất này được bạch cầu đơn nhân và đại thực bào bài tiết khi có tác động của các chất sinh nhiệt ngoại sinh. IL-1 được máu đưa tới trung khu điều hoà thân nhiệt ở vùng dưới đồi thị rồi gắn vào các neuron cảm nhận nhiệt ở vùng trước thị giác của đồi thị và “đặt lại chuẩn” của trung tâm điều hoà thân nhiệt lên mức cao hơn. Khi đó làm cho thân nhiệt bình thường trở nên thấp hơn “mức chuẩn” mới, làm người ta có cảm giác ớn lạnh, sởn gai ốc, run và co mạch ngoại vi làm da và niêm mạc tái. Đây là triệu chứng khởi đầu của cơn sốt và là cơ chế làm tăng thân nhiệt.

Khi thân nhiệt đạt tới “mức chuẩn” mới thì quá trinh sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng và sốt duy trì thân nhiệt ở mức cao. Khi nguyên nhân sốt được loại bỏ thì mức “nhiệt chuẩn” trở lại bình thường làm người bệnh lại cảm thấy quá nóng. Khi đó bệnh nhân vã mồ hôi, da ửng đỏ vì dãn mạch, tăng tần số thở, các phản ứng trên làm tăng thải nhiệt và sốt giảm. IL-1 còn kích thích tổng hợp prostaglandin E1 (PGE1) gây hoạt hoá quá trình sinh nhiệt và giữ nhiệt, huy động bạch cầu từ các kho dự trữ trong tuỷ xương, gây hoá ứng động với bạch cầu tới các nơi vi khuẩn xâm nhập, làm tăng giải phóng enzym và tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu. Đây là cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. IL-1 có trong các tế bào hình sao của não được giải phóng vào não gây hoạt hoá các neuron gây ngủ sóng chậm gây ra tình trạng ngủ gà, ngủ lâu khi sốt có tác dụng bảo vệ tế bào não.

Như vậy, sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây là phản ứng có lợi, nó chỉ trở nên có hại khi sốt cao quá mức do sốt làm gia tăng quá trình chuyển hoá và teo cơ bắp vì IL-1 huy động các acid amin từ cơ thông qua vai trò của men cyclo oxygenase. Hiện tượng này gây ra đau mỏi cơ và teo cơ bắp do sốt. Sốt làm tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi gây mất muối, mất nước, nhức đầu, sợ ánh sáng, toàn thân mệt mỏi. Người cao tuổi đang mắc các bệnh tim hoặc não thì sốt là tác động xấu. Trẻ em khi sốt cao trên 40oC dễ bị co giật.

Cần hạ nhiệt khi sốt cao (nhiệt độ nách trên 390C)

Xử lý thế nào?

Từ các phân tích trên chúng ta cần có thái độ hợp lý khi xử lý sốt để phát huy được tác dụng tích cực của sốt và làm giảm những tác dụng bất lợi của sốt. Khi sốt nhẹ (< 38oC) thường ít gây hại, không khó chịu nhiều lại có lợi cho cơ chế bảo vệ của cơ thể thì không nên hạ sốt. Hơn nữa dùng thuốc hạ sốt sẽ làm mất các hiệu ứng có lợi của IL-1, làm thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh, gây nhiễu cho quá trình theo dõi kết quả của thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp này chỉ cần điều trị loại trừ nguyên nhân gây sốt. Khi sốt cao (nhiệt độ nách > 39oC) thì cần hạ nhiệt. Có hai biện pháp hạ nhiệt đó là:

+ Hạ nhiệt bằng phương pháp vật lý (nên được ưu tiên sử dụng trước) gồm cởi bớt quần áo cho thoáng, chườm lạnh bằng đắp khăn thấm nước mát lên bẹn, nách, trán, hai bên thái dương, tưới nước muối đẳng trương để làm mát người.

+ Phương pháp dùng thuốc hạ sốt. Có 5 nhóm thuốc hạ sốt giảm đau: Nhóm dẫn xuất của acid salicilic (natri salicilat, aspirin), nhóm dẫn xuất của pyrazolon (antipyrin, pyramidon, amidopyrin), nhóm dẫn xuất của anilin (phenacetin, paracetamol), nhóm dẫn xuất của indol (indomethacin), nhóm các thuốc khác (antranilic, ketoprofen, ibuprofen…). Các thuốc trên đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, trong đó paracetamol, aspirin, amidopyrin hay được sử dụng để hạ sốt.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần lưu ý vì không có tác dụng điều trị nguyên nhân mà chỉ làm giảm triệu chứng nên khi thuốc được thải trừ sốt sẽ trở lại. Các thuốc này đều ức chế tổng hợp prostaglandin nên dễ gây thiếu máu ở các cơ quan, gây giảm tạo chất nhầy bảo vệ của đường tiêu hoá dễ gây viêm và loét đường tiêu hoá, thuốc chanh chấp với vitamin K, ức chế kết dính tiểu cầu dễ gây ra chảy máu. Vì vậy, không được dùng các thuốc trên cho người có tiền sử bị viêm loét hoặc chảy máu dạ dày hành tá tràng, nên uống thuốc lúc no sau bữa ăn, không dùng trong sốt xuất huyết và các bệnh nhân có bệnh thận, bệnh gan, tăng huyết áp. Chỉ dùng liều thấp nhất có tác dụng.

Đối với aspirin còn có tác dụng ức chế bài tiết acid uric ở ống thận, vì vậy không dùng ở người bị bệnh gút. Aspirin còn gây bùng phát cơn hen hoặc làm cơn hen nặng lên nên không dùng cho người bị bệnh hen. Còn paracetamol, là thuốc có nhiều dạng dùng (viên nén, viên đạn, dạng xiro, viên sủi bọt…) với rất nhiều tên gọi. Vì vậy người dùng cần thận trọng để tránh dùng nhiều loại thuốc một lúc mà trong đó đều có chứa paracetamol, gây quá liều, hại gan. Đối với trẻ em cần chọn dạng dùng thích hợp với trẻ.
Bình thường, cơ thể người luôn được duy trì ở một khoảng nhiệt độ rất hẹp để tạo thuận lợi cho chuyển hoá tế bào và hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Trong ngày thân nhiệt xuống thấp nhất vào 2-4 giờ sáng (35,8oC – 36oC), rồi thân nhiệt tăng dần tới đỉnh điểm vào khoảng 6 – 10 giờ tối (37oC – 37,2oC). Nhiệt độ lấy ở hậu môn thường cao hơn lấy ở miệng 0,25oC – 0,5oC, và cao hơn ở lấy ở nách 0,5oC – 1oC.

Vì vậy, nhiệt độ lấy ở hậu môn là tốt nhất vì phản ánh sát với nhiệt độ nội tạng. Nhiệt độ lấy ở nách người bình thường sau khi nằm nghỉ 30 phút nằm trong khoảng 36oC – 36,8oC, sau đó người ta phải cộng thêm vào 0,5oC để xác định thân nhiệt. Thân nhiệt chênh lệch trong khoảng 3,5oC so với thân nhiệt bình thường (nghĩa là khoảng 33oC – 40oC) thì chưa gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ở trẻ em khi thân nhiệt cao tới 41oC thường xảy ra co giật, và não sẽ bị tổn thương không hồi phục khi thân nhiệt lên đến 42,2oC (do làm biến chất protein, làm rối loạn chức năng các enzym). Khi thân nhiệt tụt xuống 32,8oC thì xuất hiện tình trạng hôn mê, khi thân nhiệt xuống tới 28,5oC thì xảy ra rối loạn nhịp tim (rung nhĩ chậm), nếu thân nhiệt thấp hơn nữa có thể gây rung thất và ngừng tim.

]]>
https://meyeucon.org/23619/khi-nao-thi-moi-nen-dung-thuoc-ha-sot/feed/ 0
Bộ y tế phản ứng quyết liệt với thuốc cam nhiễm chì https://meyeucon.org/22447/bo-y-te-phan-ung-quyet-liet-voi-thuoc-cam-nhiem-chi/ https://meyeucon.org/22447/bo-y-te-phan-ung-quyet-liet-voi-thuoc-cam-nhiem-chi/#respond Thu, 19 Apr 2012 23:39:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=22447 ‘Thuốc cam’ là tên gọi dân dã của một bài thuốc y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng chữa các bệnh ở trẻ nhỏ như tưa lưỡi, loét miệng, táo bón do nóng trong… Bài thuốc này gồm nhiều loại dược liệu trong đó thành phần chính là tinh dầu cây chàm. Ở miền Bắc, “thuốc cam” được sử dụng khá phổ biến, thường do các cơ sở gia truyền bào chế. Tuy nhiên, trước thực trạng số trẻ bị ngộ độc chì phải nhập viện điều trị tăng vọt thời gian gần đây, chiều 18/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã chủ trì buổi họp về các biện pháp quản lý chì trong sản phẩm “thuốc cam”.

5 tháng qua, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận 130 trường hợp đến khám vì ngộ độc chì, trong đó đến gần 94% là trẻ nhỏ. Trong số 117 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm, thì có 56 trường hợp có chì máu rất cao, đang được điều trị thải độc. Các bệnh nhân đến từ 15 tỉnh, hầu hết dùng “thuốc” của ông lang bà mế, người bán dạo không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, Viện Hóa học đã kiểm tra 500 mẫu sản phẩm “thuốc cam” và bệnh phẩm thì có đến 98 trong số 100 mẫu có hàm lượng chì cao (đặc biệt có mẫu chứa 85% hàm lượng kim loại này).

Nhiều trẻ còn rất nhỏ nhưng đã bị ngộ độc chì.

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Dược, thực tế Việt Nam chưa có quy định về giới hạn chì trong dược liệu, thuốc từ dược liệu. Vì thế, câu hỏi đặt ra là dựa vào quy định nào để kết luận hàm lượng chì trong sản phẩm “thuốc cam” là không đạt. Mặc dù, Sở Y tế và hệ thống cơ quan kiểm tra chất lượng tiếp tục lấy mẫu nhưng không kết luận được về giới hạn chì. Trong khi đó dư luận hoang mang, mất lòng tin vào thuốc đông y nói chung và thuốc cam (có số đăng ký).

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền cho biết, những năm trước đây chỉ có lác đác vài ca ngộ độc chì nhập viện do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay số bệnh nhân tăng vọt, một phần vì qua báo chí đưa nhiều, nên nhiều gia đình khi cho con uống thuốc cam đã đưa đến kiểm tra.

Cũng theo ông, nguyên nhân thuốc cam chứa chì cao nhiều khả năng không phải do dược liệu vì kiểm tra hơn 4 vạn mẫu thì chỉ phát hiện 1/4 số mẫu có chì nhưng nằm trong giới hạn phép. Có thể một số cơ sở do người hành nghề không có trình độ chuyên môn, không hiểu biết đã sử dụng khoáng vật như ôxít chì nên hàm lượng chì trong thuốc mới cao.

Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhận định sự gia tăng các trường hợp nhiễm độc chì do dùng “thuốc cam” cần được xem như mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng nguy cơ nhiễm độc chì cho trẻ từ thuốc đông y là rất cao. Do đó, bệnh viện đề nghị Bộ Y tế cần điều tra trên diện rộng việc này.

Trước thực tế đó, phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai hoàn chỉnh phác đồ điều trị xử lý ngộ độc chì cấp tính và ngộ độc trường diễn. Đồng thời tham gia kế hoạch tập huấn cho các Sở Y Tế trọng điểm (Bắc Giang, Phú Thọ, Hà nội, Thái Nguyên…).

Cục Quản lý khám chữa bệnh chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh tổng hợp báo cáo tất cả các trường hợp ngộ độc chì từ năm 2009 đến nay. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho các địa phương phác đồ xử lý ngộ độc chì, xác định nhu cầu thuốc xử lý ngộ độc chì lên kế hoạch nhập khẩu.

Đối với Cục Quản lý Dược, Thứ trưởng Quang đề nghị Cục ra thông báo chính thức của Bộ Y tế cấm lưu hành các loại “thuốc cam” không có số đăng ký, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, ông cũng chỉ đạo các Sở y tế thanh tra kiểm tra và thu hồi các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc.

Thứ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương tăng cường lấy mẫu kiểm tra các loại thuốc cam trên thị trường. Hội đồng Dược điển Việt Nam có kế hoạch xây dựng chuyên luận về chỉ tiêu giới hạn kim loại nặng (chì, asen…) trong dược liệu, thuốc từ dược liệu. Vụ Y dược cổ truyền phối hợp với các đơn vị phân tích nguyên nhân ngộ độc, đề xuất các biện pháp tăng cường phòng chống ngộ độc chì, đặc biệt là trẻ em.

Trẻ ngộ độc chì nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở thành đứa trẻ đần độn về mặt trí tuệ, thậm chí tử vong. Trong khi, việc điều trị trẻ ngộ độc chì ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về thuốc.

]]>
https://meyeucon.org/22447/bo-y-te-phan-ung-quyet-liet-voi-thuoc-cam-nhiem-chi/feed/ 0
Đình chỉ 3 cơ sở bán thuốc cam ở Hà Nội https://meyeucon.org/22260/dinh-chi-3-co-so-ban-thuoc-cam-o-ha-noi/ https://meyeucon.org/22260/dinh-chi-3-co-so-ban-thuoc-cam-o-ha-noi/#comments Sat, 14 Apr 2012 03:00:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=22260 Sau khi Sở Y tế Hà Nội kiểm tra 4 cơ sở y học cổ truyền tư nhân thì phát hiện có tới 3 cơ sở hoạt động không giấy phép, trong đó, 2 nơi bán thuốc cam có hàm lượng chì cao ra thị trường.

Nhiều trẻ bị ngộ độc vì uống thuốc cam chứa chì trong thời gian vừa qua

Ngày 12/4, Ông Nguyễn Dương Trung, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết sau khi có thông tin nhiều trẻ em phải nhập viện do nhiễm độc chì khi uống thuốc cam, Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra 4 cơ sở y học cổ truyền tư nhân, phát hiện và đình chỉ hoạt động 3 cơ sở không có giấy phép đồng thời giao cho chính quyền địa phương giám sát.

Các cơ sở y bị đình chỉ hoạt động là của bà Đặng Thị Tình, ở xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên; bà Biên, thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức và ông Chân, cụm 6, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ.

Ngoài ra, hai trong số bốn mẫu thuốc cam lấy tại bốn cơ sở được mang đi xét nghiệm cho thấy chứa hàm lượng chì khá cao, là mẫu của bà Biên và ông Chân.

Tuy nhiên, theo ông Trung, do hiện nay chưa có quy chuẩn về hàm lượng chì trong thuốc Đông y, cơ quan thanh tra đang đề nghị với Vụ Y dược cổ truyền, Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn của Bộ ra quy chuẩn hàm lượng kim loại nặng nói chung, trong đó có chì trong thuốc Đông y để làm căn cứ xử lý các trường hợp vi phạm.

]]>
https://meyeucon.org/22260/dinh-chi-3-co-so-ban-thuoc-cam-o-ha-noi/feed/ 1
Thuốc cam “giởm” khiến nhiều cha mẹ vô tình ‘đầu độc’ con https://meyeucon.org/21812/thuoc-cam-giom-khien-nhieu-cha-me-vo-tinh-dau-doc-con/ https://meyeucon.org/21812/thuoc-cam-giom-khien-nhieu-cha-me-vo-tinh-dau-doc-con/#respond Fri, 23 Mar 2012 03:29:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=21812  Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Chưa bao giờ, Trung tâm phải điều trị cùng lúc nhiều trẻ bị ngộ độc chì đến vậy. Từ Tết đến nay đã có hơn 130 bé nhập viện, có đợt phải nằm ghép 2-3 trẻ một giường”.

Thấy cậu con trai 13 tháng tuổi tự dưng không sốt nhưng ho, trớ, co giật cứng người, chị Thủy (Hoài Đức, Hà Nội) vội vàng đưa con đi cấp cứu. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé được chẩn đoán viêm màng não. Sau 10 ngày điều trị bé hết co giật nhưng không tỉnh táo.

Không những thế, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong máu đạt mức 81,6%. Ngay lập tức và bé được chuyển sang Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để thải chì.

Một trẻ bị ngộ độc chì do thuốc cam đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo lời kể của chị Thủy, ở quê chị, gia đình nào có con nhỏ cũng mua thuốc cam cho uống để trẻ hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh… Cũng vì thế, ngay từ khi con mới được 4 tháng tuổi, chị đã mua thuốc này về bồi bổ cho con, lớn hơn thì trộn cả vào cháo cho ăn.

“Thấy hàng xóm người ta cũng cho con uống thuốc cam mà có thấy ốm đau gì đâu nên mình mới thử. Ai ngờ lại thành đầu độc con mà chả biết con có khỏi bệnh được không nữa”, chị Thủy buồn bã nói.

Ngoài việc dùng thuốc cam để “bồi bổ”, tại trung tâm cũng đang điều trị cho các bé bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam bôi, uống chữa loét miệng như trường hợp một bé 9 tháng tuổi ở An Tường, Vĩnh Phúc. Hiện bé vẫn lơ mơ chưa tỉnh.

Theo lời kể của gia đình, thấy con bị loét miệng, họ đi mua thuốc cam về để bôi và uống. Được 2 lần thì thấy con vẫn bình thường thế nhưng đến lần thứ 3 thì bé bắt đầu nôn trớ, co giật, phải đưa đi cấp cứu.

Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ nhập viện vì ngộ độc chì do thuốc cam chủ yếu dưới 3 tuổi, thậm chí có cả trẻ 1 tháng tuổi. Trong đó, nhiều nhất là ở Bắc Giang, Hưng yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa…

“Đợt nào đông có đến 9 – 10 trẻ nhập viện cùng một lúc. Dù trung tâm đã dành riêng hẳn một phòng cho các bé, nhưng vẫn phải nằm ghép”, tiến sĩ Duệ nói.

Cũng theo ông, chì là một chất cực độc, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ, nhất là trong trường hợp ngộ độc cấp tính. Chì khó thải loại, khi vào cơ thể nó theo máu đến các cơ quan: gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ… khiến trẻ đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếng nói. Sau đó, trẻ có thể co giật từng cơn, vì thế dễ nhầm với bệnh động kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ dễ hôn mê và tử vong.

Điều đáng nói là thời gian điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc chì rất lâu, có thể kéo dài hàng năm trời. Thế nhưng những di chứng về thể chất và trí não thì khó có thể hồi phục được, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, tiến sĩ Duệ cho biết.

Trong khi đó, tình trạng sử dụng thuốc cam gây độc cho trẻ như thế này khá phổ biến. Vì thế, ông khuyến cáo cha mẹ cần thận trọng khi cho con dùng thuốc cam đặc biệt không bao giờ dùng thuốc ở những người bán rong, bán ở chợ… Những thuốc này không được kiểm nghiệm, không biết thành phần có gì, thậm chí không rõ nguồn gốc từ đâu.

Những cha mẹ nào từng cho con uống thì nên đưa con đi xét nghiệm máu để xem có bị ngộ độc chì không.

]]>
https://meyeucon.org/21812/thuoc-cam-giom-khien-nhieu-cha-me-vo-tinh-dau-doc-con/feed/ 0
Có nên cho trẻ dùng thuốc chống say xe? https://meyeucon.org/21618/co-nen-cho-tre-dung-thuoc-chong-say-xe/ https://meyeucon.org/21618/co-nen-cho-tre-dung-thuoc-chong-say-xe/#respond Thu, 08 Mar 2012 02:55:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=21618 Với những người thường bị say xe thì các loại thuốc chống say xe sẽ rất cần thiết. Tuy vậy, nếu bé nhà bạn bị say xe thì cũng không nên cho bé sử dụng vì thuốc sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển hệ thần kinh.

Thuốc chống say xe không có lợi cho hệ thần kinh chưa phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Trạng thái say tàu, xe có liên quan tới hệ thống điều chỉnh cân bằng quá nhạy cảm của trẻ. Khi vận hành, xe lắc khiến độ hưng phấn của tiền đình tăng cao, ảnh hưởng tới chức năng hệ thần kinh, tiêu hóa, làm trẻ buồn nôn, lơ mơ, mệt mỏi. Việc trẻ bị say khi đi tàu xe rõ ràng rất bất tiện cho cha mẹ, tuy nhiên không nên cho trẻ uống thuốc chống say thường xuyên.

Thuốc chống say, ví dụ như dimenhydrinate là loại thuốc kháng histamine, khi uống cơ thể rơi vào trạng thái nửa ngủ, hoàn toàn không có lợi cho hệ thần kinh chưa phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Để chống lại tình trạng say xe, không nên cho trẻ ăn quá no, không để trẻ ăn quà vặt trên xe, vì sẽ khiến dạ dày hoạt động, làm cho tuần hoàn máu của trẻ chậm hơn, giảm cung cấp máu và dưỡng khí cho não, chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ say xe.

Có thể dán cao giảm đau hoặc gừng tươi vào bụng trẻ để chống các triệu chứng buồn nôn, khó chịu. Cũng có thể cho trẻ uống thuốc chống nôn metoclopramide, tuy nhiên chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/21618/co-nen-cho-tre-dung-thuoc-chong-say-xe/feed/ 0
Mẹ uống thuốc khi cho con bú https://meyeucon.org/21220/me-uong-thuoc-khi-cho-con-bu/ Tue, 14 Feb 2012 02:29:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=21220 Những mẹ đang trong giai đoạn cho con bú phải dùng thuốc chữa bệnh đều rất phân vân, lo lắng về những ảnh hưởng của thuốc thông qua sữa mẹ đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Có một số người lựa chọn giải pháp là tạm thời ngừng cho con bú trong khi phải dùng thuốc. Tuy vậy, sẽ có rất nhiều nguy cơ nếu không thể cho con bú, và vì vậy, mẹ cần xem xét một số điều sau đây.

Một ít thuốc tiết qua sữa có làm cho việc bú mẹ nguy hiểm hơn so với dùng sữa bình không?

Hầu như không đáng lo ngại. Nói cách khác, thái độ thận trọng nghĩa là tiếp tục cho con bú chứ không phải là chuyển sang bú bình. Cần lưu ý rằng, ngừng cho bú 1 tuần có thể làm cho trẻ thôi bú vĩnh viễn vì trẻ không chịu bú mẹ nữa.

 Cho con bú khi người mẹ dùng thuốc, nhìn nhận thế nào?

Hầu hết thuốc mà người mẹ dùng đều có trong sữa nhưng thường chỉ ở mức rất nhỏ. Mặc dù một số rất ít thuốc vẫn có thể gây ra vấn đề cho trẻ dù với lượng rất nhỏ nhưng đa số không như vậy. Khi mẹ cho bú mà phải dùng thuốc chữa bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được thay thế bằng loại thuốc an toàn chứ không cần ngừng cho bú.

Tại sao phần lớn thuốc mà người mẹ dùng chỉ có trong sữa với lượng rất nhỏ?

Vì nồng độ thuốc trong máu mẹ thường chỉ tính bằng microgram, thậm chí nanogram (một phần triệu hay một phần tỷ của gram) trong khi người mẹ dùng thuốc ở liều milligram (một phần nghìn của gram) hoặc gram. Hơn nữa, không phải mọi thứ thuốc có trong máu mẹ đều có thể chuyển qua sữa. Chỉ có loại thuốc không gắn với protein trong máu mẹ mới có thể chuyển qua sữa. Nhiều thuốc hầu như gắn hoàn toàn với protein trong máu mẹ, do đó trẻ không nhận được lượng thuốc tương tự như liều lượng người mẹ dùng mà luôn thấp hơn nhiều.

Các bà mẹ không nên quá lo lắng vì ảnh hưởng của thuốc tới con.

Thuốc như thế nào được coi là an toàn?

Hầu hết, thuốc là an toàn nếu đảm bảo các tiêu chí sau:

– Thuốc thường chỉ được dùng cho trẻ em: Lượng thuốc qua sữa ít hơn nhiều so với khi trẻ dùng trực tiếp.

– Thuốc được coi là an toàn khi mang thai: Điều này không phải bao giờ cũng đúng, vì khi mang thai, cơ thể mẹ lại giúp cho thai không tiếp nhận thuốc. Do đó, về lý thuyết, sự tích tụ chất độc lại có thể xảy ra khi cho con bú chứ không xảy ra khi mang thai (mặc dù điều này hiếm khi diễn ra).

– Thuốc không được hấp thụ ở dạ dày hay ruột: Những thuốc này bao gồm nhiều loại thuốc tiêm, tuy không phải tất cả. Ví dụ, thuốc gentamycin (và nhiều thuốc khác thuộc dòng kháng sinh), heparin, interferon, thuốc gây tê tại chỗ, omperazole…

– Thuốc không thải trừ qua sữa mẹ: Một số thuốc chỉ vì quá to nên không thể chuyển qua sữa mẹ, ví dụ heparin, interferon, insulin.

Những thuốc nào được coi là an toàn khi cho con bú?

Một số thuốc thường dùng được xem là an toàn khi cho con bú, bao gồm:

– Acetaminophen (tylenol, tempra), rượu (với lượng hợp lý), aspirin (liều thông thường, trong thời gian ngắn). Hầu hết, thuốc chống động kinh, thuốc hạ huyết áp, tetracyclin, codein, thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen), prednisone, thyroxin, warfarin, các thuốc chống trầm cảm, metronidazole (flagyl)…

– Thuốc bôi ngoài da, thuốc hít (như thuốc chữa hen) hay thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi đều gần như an toàn khi cho con bú.

– Thuốc gây tê tại chỗ hay khu vực dùng cho người mẹ không được hấp thụ vào dạ dày trẻ và an toàn. Những thuốc dùng trong gây mê toàn thân cho mẹ chỉ đi vào sữa mẹ với lượng rất nhỏ (giống như các thuốc khác) và rất khó có thể tác động đến trẻ. Những thuốc này có thời gian bán thải rất ngắn và bị thải trừ rất nhanh khỏi cơ thể mẹ. Người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi tỉnh.

– Gây miễn dịch (tiêm hay uống vaccin) cho mẹ không đòi hỏi phải ngừng cho bú. Trái lại, việc gây miễn dịch cho mẹ còn giúp trẻ phát triển sự miễn dịch nếu như chất có trong vaccin vào sữa. Trong thực tế, hầu hết các vaccin đều không đi vào sữa.

– Chụp Xquang hay scan (phương pháp chẩn đoán hiện đại dựa trên hình ảnh): Xquang thông thường không đòi hỏi bà mẹ ngừng cho con bú ngay cả khi có dùng chất cản quang (ví dụ chụp bể thận với thuốc tiêm tĩnh mạch). Lý do là thuốc không đi vào sữa và dù có thì trẻ cũng không hấp thụ. Cũng như vậy với CT scan (chụp cắt lớp vi tính) và MRI scan (cộng hưởng từ) không cần ngừng cho bú dù có làm lần thứ hai.

– Còn phương pháp chẩn đoán bằng chất phóng xạ? Khi mẹ cần đến phương pháp chẩn đoán có dùng chất đồng vị phóng xạ (để có hình ảnh tổn thương ở phổi, hệ bạch mạch, xương) thì nên dùng chất technetium vì chất phóng xạ này có thời gian bán thải là 6 giờ, có nghĩa là sau 12 giờ, 75% chất technetium đã được thải trừ và nồng độ trong sữa đã rất thấp.

Sau khi thăm dò bằng chất phóng xạ, bà mẹ đều có thể cho con bú, chỉ nên chờ qua 12 giờ (với technetium). Thăm dò tuyến giáp trạng với chất phóng xạ lại khác vì chất iodine phóng xạ tập trung nhiều ở sữa, được trẻ hấp thụ và sẽ đi đến tuyến giáp của trẻ rồi tồn tại ở đó lâu dài. Điều này rõ ràng đáng lo ngại nhưng may mắn là loại thăm dò này không mấy khi cần làm cho bà mẹ cho con bú.

]]>