Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Tất cả các vắc-xin đều an toàn cho trẻ sơ sinh? https://meyeucon.org/35067/tat-ca-cac-vac-xin-deu-toan-cho-tre-sinh/ https://meyeucon.org/35067/tat-ca-cac-vac-xin-deu-toan-cho-tre-sinh/#respond Fri, 15 Aug 2014 16:35:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=35067 Vắc-xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đang thắc mắc rằng tất cả các loại vắc-xin liệu có an toàn cho trẻ hay không?

Có phải tất cả các vắc-xin đều an toàn cho trẻ sơ sinh?
Có phải tất cả các vắc-xin đều an toàn cho trẻ sơ sinh?

1. Vấn đề là gì?

Trẻ em 2 tháng tuổi cần nhận được khoảng bốn mũi tiêm, trong đó bao gồm mũi tiêm bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Haemophilus chủng b (hib), và phế cầu và khoảng một tá mũi tiêm trong 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các bậc phụ huynh đang lo sợ rằng liệu các vắc-xin này có liên quan đến bệnh tự kỷ, bệnh đa xơ cứng, tăng lên tỷ lệ dị ứng thức ăn, hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác hay không.

Cha mẹ hỏi: “Làm thế nào để chúng tôi có thể xử lý tất cả các vấn đề này? Chúng tôi có nên đồng ý với tất cả các mũi chích ngừa cho trẻ em của chúng tôi?

Lời khuyên từ chuyên gia: Tiêm chủng vẫn rất cần thiết. Một số phụ huynh chọn không tiêm chủng; một số phụ huynh lựa chọn nên tiêm chủng. Đây là một lựa chọn quan trọng đối với bất kỳ cá nhân và gia đình, vì vậy trước khi quyết định một trong hai hướng, tôi khuyên bệnh nhân của tôi nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về vấn đề này để họ có một quyết định họ cảm thấy thực sự thoải mái và tốt nhất cho bé yêu của họ.

2. Hãy cùng xem những con số

Năm 1952, có khoảng 21.000 trường hợp trẻ em bị bại liệt liệt đã được báo cáo tại Hoa Kỳ. Chính vì thế, hầu như tất cả các gia đình bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Liệt cơ hô hấp của trẻ sơ sinh cần máy móc, hoặc “phổi sắt” để thở. Do những tác dụng thần kỳ của vắc xin, trường hợp cuối cùng của bệnh bại liệt liệt đã được báo cáo ở Mỹ vào năm 1979.

Trong những năm 1980, Haemophilus chủng b là cơn ác mộng của mỗi bác sĩ nhi khoa. Viêm màng não, mất thính lực vĩnh viễn, và viêm họng và nghiêm trọng hơn là sẽ ‘đóng cửa’ đường hô hấp (viêm nắp thanh quản) của trẻ em là những hậu quả phổ biến của nhiễm trùng này. Có tới 1 phần trăm trẻ em bị ảnh hưởng, và năm phần trăm các trường hợp đã tử vong. Thuốc chủng ngừa hib đã được giới thiệu vào năm 1988, và bây giờ các bác sĩ nhi khoa không thấy một Haemophilus chủng b xuất hiện trong khoa của họ.

Mặc dù danh sách các vắc xin không thành công rất ít, tuy nhiên, hậu quả mà nó mang lại cho trẻ lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Một số nghi ngờ của các bậc phụ huynh:

    • MMR gây ra bệnh tự kỷ. (đã bị bác bỏ)
    • Thimerosal [hợp chất thủy ngân hữu cơ – một chất bảo quản nổi tiếng được sử dụng trong vắc-xin trước những năm 2000] gây ra bệnh tự kỷ.” (Nó không)
    • “Vắc-xin là một phần của xã hội “quá sạch “của chúng ta và đã dẫn đến việc bị dị ứng thức ăn nhiều hơn.”

Điểm mấu chốt các bậc phụ huynh cần nhớ rằng vắc-xin là một trong những tiến bộ y tế quan trọng nhất của thế kỷ vừa qua và vẫn là một phần quan trọng trong việc chăm sóc trẻ em.

3. Những gì cha mẹ có thể làm

Các bậc phụ huynh hãy nói chuyện với bác sĩ về mối quan tâm của mình. Hãy thảo luận cùng chuyên gia tiêu chuẩn của các loại vắc-xin hoặc đọc các giấy tờ từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (một tờ thông tin vắc-xin, hoặc VIS), từ đó đưa ra quyết định có nên tiêm loại vắc-xin đó cho trẻ hay không. Đặt câu hỏi và chắc chắn rằng bạn hiểu được những câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra. Tiêm phòng có thể đáng sợ, nhưng cũng có thể là một quyết định tốt nhất để bảo vệ cuộc sống của bé.

4. Những gì bác sĩ có thể làm

Bác sĩ nhi khoa của trẻ sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận với bạn về những ưu và khuyết điểm của vắc-xin. Điều này được gọi là sự chấp thuận. Tất cả các quyết định y tế đều tiềm ẩn rủi ro. Khi những rủi ro của loại vắc-xin được đo bởi hầu hết mọi người, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những lợi ích của việc tiêm phòng và ngăn ngừa căn bệnh nghiêm trọng

]]>
https://meyeucon.org/35067/tat-ca-cac-vac-xin-deu-toan-cho-tre-sinh/feed/ 0
Sau 10 tháng: 13 trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin https://meyeucon.org/28850/sau-10-thang-13-tre-bi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin/ https://meyeucon.org/28850/sau-10-thang-13-tre-bi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin/#comments Thu, 25 Jul 2013 16:00:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=28850 Từ tháng 7/2012 đến nay, có tới 13 trẻ sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. 

Những năm gần đây, số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin tăng đáng kể, đặc biệt từ tháng 12/2012 đến nay.

Người nhà đau đớn trước cái chết của trẻ sau tiêm vắc- xin.
Người nhà đau đớn trước cái chết của trẻ sau tiêm vắc- xin.

Từ ngày 7 đến 12/12/2012, có 3 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin tại Nghệ An. Sau đó, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã cho dừng lô vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem và OPV đã tiêm cho 3 trẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đã gửi mẫu vắc-xin về Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin, sinh phẩm y tế để kiểm định.

Ngày 23/10/2012, một em bé 4 tháng tuổi được mẹ đưa đến trạm y tế Linh Trung, Thủ Đức, tiêm văcxin 5 trong 1. Trước khi tiêm, bé có hiện tượng nghẹt mũi, nhiệt độ cơ thể 36,5 độ C. 30 phút sau tiêm bé không có phản ứng bất thường. 2 giờ sau tiêm, bé uống thuốc hạ sốt, bắt đầu tím tái rồi ngưng tim ngưng thở vài giờ sau đó.

Tiếp đó, ngày 4/1/2013, cháu bé 3 tháng tuổi Nguyễn Thanh Long (Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) đã tử vong sau tiêm vắc-xin. Loại vacxin vì, vacxin thực tế là các virus được làm yếu, hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và “ghi nhớ” chúng.

Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn) được tiêm chủng cho cháu là vắc -xin Quinvaxen phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ và uống bại liệt. Thời hạn sử dụng trên vắc xin đến năm 2015.10 ngày sau, (16/3), lại thêm một trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem, Thật thương tâm, trẻ 4 tháng tuổi tiêm phòng vắc xin tại trung tâm y tế TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đầu tháng 5/2013, Bộ Y tế cho dừng tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem để kiểm tra lại loại vắc xin này.

Sự việc thương tâm gần đây nhất, ngày 20/7, tại Quảng Trị, 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi, chào đời, đã vĩnh viễn ra đi sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.

Theo Cục Y tế dự phòng, khi sử dụng vắc-xin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.

Cùng một ngày, 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi tử vong đang gây chấn động và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đến thời điểm hiện nay, nguyên nhân tử vong vẫn chưa được kết luận chính thức, nhưng các chuyên gia Bộ Y tế “tạm” khẳng định các cháu bị sốc phản vệ.

Trong lúc dư luận vẫn còn bàng hoàng sau vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B, một ngày sau (21/7), một sinh linh bé nhỏ tại Bình Thuận qua đời sau khi tiêm vắc-xin loại này. Như vậy, chỉ trong 2 ngày liên tiếp, vắc-xin – tiêm chủng để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe đã lấy đi 4 sinh mạng trẻ sơ sinh – mần non, tương lai đất nước. Nhưng 4 ngày trôi qua, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Bộ Y tế.

Hôm qua, (24/7), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có giải thích về việc không đến thăm gia đình 3 trẻ sơ sinh tử vong khi bà đang công tác tại Quảng Trị.

Ngày 21/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị. Mặc dù tham gia các sự kiện tại tỉnh Quảng Trị, nhưng người đứng đầu ngành y tế lại không đến thăm hỏi và chia sẻ với các gia đình có con bị tử vong. Cũng tại đây, khi phóng viên đề nghị Bộ trưởng phát ngôn về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin Viêm gan B, bà đã từ chối trả lời với lý do đã có đoàn công tác của Bộ Y tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, lý do đi công tác Quảng Trị để họp với UBND tỉnh về nhiều nội dung công việc khác. Lịch trình, chuyến bay… đã được bố trí kín lịch. Do vậy, bà không thể bố trí thời gian đi thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong.

Hiện tại, nguyên nhân của sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ. Bộ trưởng Tiến cho biết, hiện nay bà cũng đang thúc giục các đơn vị chức năng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Bộ Y tế đã lấy mẫu, đưa đi kiểm tra tại các cơ quan chuyên môn trong nước và quốc tế.

Chiều 22/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản khẩn thông báo tạm ngừng sử dụng trên toàn quốc 2 lô vắc-xin viêm gan B V-GB020812E và V-GB030812E, hạn dùng 07-2015, SĐK: QLVX-0376-11, do Công ty Vắc-xin và Sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất. Theo đó, cục yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia phối hợp với Vabiotech gửi thông báo tạm ngừng sử dụng tới những nơi phân phối, sử dụng các lô vắc-xin viêm gan B nói trên, đồng thời yêu cầu các đơn vị này bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn.

GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, ngoài 2 lô vắc-xin tạm dừng sử dụng do liên quan các trường hợp tử vong tại tỉnh Quảng Trị, 2 lô vắc-xin còn lại trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia vẫn được sử dụng bình thường.

Trước những nghi ngại của dư luận về việc tiêm vắc-xin cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, ngày 24/7, đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định tiếp tục đề nghị rằng trẻ cần được tiêm mũi chủng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi bổ sung sau đó trong vòng 1-15 tháng.

]]>
https://meyeucon.org/28850/sau-10-thang-13-tre-bi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin/feed/ 1
Có thêm một trẻ bị tử vong sau khi được tiêm văcxin 5 trong 1 https://meyeucon.org/26067/co-them-mot-tre-bi-tu-vong-sau-khi-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1/ https://meyeucon.org/26067/co-them-mot-tre-bi-tu-vong-sau-khi-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1/#respond Mon, 07 Jan 2013 00:00:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=26067 Một bé trai mới 3 tháng tuổi đã qua đời sau khi được tiêm văcxin “5 trong 1”, gia đình bé sống ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, 121 trẻ khác được tiêm cùng đợt với bé này vẫn có sức khỏe bình thường.

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, bé sinh thường tại trạm y tế xã, nặng 3 kg, đã được tiêm văcxin viêm gan B 24h sau sinh và một mũi phòng lao. 9h sáng 4/1, cháu được mẹ đưa trạm y tế xã để tiêm phòng văcxin “5 trong 1” và uống bại liệt.

Lọ văcxin được tiêm cho bé trai hôm 4/1.

Bé được cán bộ y tế khám sàng lọc, không sốt nên chỉ định tiêm, sau đó mẹ đưa về nhà theo dõi. Cả ngày hôm đó, bé bú bình thường, không sốt. Đến 4h sáng hôm sau, thấy con bú ít, có biểu hiện lả đi, gia đình vội đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu, 20 phút sau thì bé tử vong. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân trẻ qua đời. Bệnh viện đã đề nghị gia đình cho mổ khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân, song gia đình không đồng ý và đã đưa bé về nhà mai táng.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, cùng tiêm chủng với bé trên tại trạm y tế xã Yên Thường vào sáng 4/1 còn có 121 bé khác. Đến nay sức khỏe các cháu kia vẫn bình thường. Ngoài trường hợp này, trên địa bàn huyện, thành phố cũng chưa có báo cáo về trường hợp nào khác có phản ứng sau tiêm trong đợt tiêm chủng đó.

“Quá trình tiêm chủng chưa phát hiện có sai sót gì. Chúng tôi đã gửi mẫu văcxin đi kiểm định. Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá phản ứng sau tiêm văcxin của thành phố sẽ có buổi làm việc sớm nhất để xem xét trường hợp này. Chúng tôi cũng sẽ rà soát lại hoạt động tiêm chủng trên toàn thành phố để đảm bảo tiêm chủng an toàn cho trẻ”, ông Cảm cho biết.

Loại tiêm cho cháu bé qua đời là văcxin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất, không phải lô tiêm khiến 3 trẻ tử vong sau tiêm tại Nghệ An trước đó. Bộ Y tế cũng đã đề nghị Tổ chức Y tế thế giới và nhà sản xuất kiểm định lại tính an toàn của văcxin Quinvaxem và bại liệt.

Văcxin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB.

]]>
https://meyeucon.org/26067/co-them-mot-tre-bi-tu-vong-sau-khi-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1/feed/ 0
Cách chăm sóc cho trẻ tại nhà sau khi tiêm chủng https://meyeucon.org/25837/cach-cham-soc-cho-tre-tai-nha-sau-khi-tiem-chung/ https://meyeucon.org/25837/cach-cham-soc-cho-tre-tai-nha-sau-khi-tiem-chung/#comments Mon, 17 Dec 2012 01:00:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=25837 Tiêm chủng rất cần thiết để bảo vệ bé khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ không chỉ là kịp thời cho trẻ đi tiêm đúng hạn mà còn quan trọng hơn là phải chăm sóc tốt cho con sau khi tiêm. Vậy phải làm gì với các biến chứng nhẹ tại nhà?

Giúp bé trong quá trình tiêm

Hầu như tất cả các loại vắc xin đều làm ở dạng thuốc tiêm. Một vài trường hợp ngoại lệ thì được chế dưới hình thức giọt, dùng đường uống. Và hầu hết trẻ em sợ kim tiêm. Ngoài ra, tại chỗ tiêm có thể cảm thấy nóng rát, khó chịu. Các mẹ có thể giúp bé cảm thấy bớt đau hơn trong chính thời điểm tiêm chủng bằng những cách sau:

Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể bế bé trong tay, vỗ về để bé cảm thấy bạn đang ở gần che chở, nhờ đó khiến bé bớt sợ hãi. Nếu bé đã lớn, bạn có thể nói chuyện với con, chỉ dẫn bé cách thư giãn và thả lỏng các cơ bắp để giảm đau tốt hơn.

Hầu hết trẻ em sợ kim tiêm.

Phải làm gì với các biến chứng nhẹ tại nhà?

Đôi khi sau khi tiêm chủng có một số hiện tượng như sốt hoặc sưng tại chỗ tiêm. Với một số triệu chứng đó, bạn có thể xử lý chúng tại nhà một cách dễ dàng.

Sốt nhẹ

Nhiệt độ tăng là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi chủng ngừa. Khi cơ thể bé tăng nhiệt độ, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Riêng với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu thân nhiệt của bé không hề giảm mặc dù bạn đã thử mọi cách, hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Nếu nghi ngờ rằng sự gia tăng nhiệt độ không liên quan đến việc tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chuẩn xác.

Đỏ, sưng

Sưng và đỏ ở các chỗ tiêm thường ít gặp hơn. Cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục.

Nếu sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Phát ban, nổi mề đay

Trong vòng 1-2 tuần sau khi tiêm chủng phòng bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu trẻ có thể xuất hiện phát ban nhỏ trên cơ thể. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị.

Khó chịu, mất cảm giác ngon miệng

Vào ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng trẻ có thể buồn ngủ, có một số trẻ bỗng biếng ăn. Trong trường hợp này cha mẹ không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa…

Hãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ – đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao từ 38.5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.
  • Nổi ban.
  • Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém…. nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ.
  • Co giật hoặc co giật giống như động kinh.
  • Tím tái.
  • Mất ý thức.
]]>
https://meyeucon.org/25837/cach-cham-soc-cho-tre-tai-nha-sau-khi-tiem-chung/feed/ 2
Sau tiêm phòng lao cho trẻ, cần xử trí như thế nào với các phản ứng phụ? https://meyeucon.org/23300/sau-tiem-phong-lao-cho-tre-can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-cac-phan-ung-phu/ https://meyeucon.org/23300/sau-tiem-phong-lao-cho-tre-can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-cac-phan-ung-phu/#comments Sun, 03 Jun 2012 00:00:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=23300 Những phản ứng phụ thường khiến các phụ huynh rất lo lắng sau khi cho trẻ đi tiêm phòng lao: sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… Thường thì họ rất lúng túng không biết xử trí ra sao cho phù hợp với những tình trạng này. Sau đây là cách xử trí phản ứng phụ sau khi tiêm chủng cho bé.

Có thể bị những phản ứng gì?

Cũng như các loại thuốc và vaccin khác, vaccin tiêm phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng sau tiêm chủng. Các bà mẹ đừng quá lo lắng vì đây là liều bình thường, chứng trẻ trẻ có đáp ứng với vaccin và trẻ sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày.

Những phản ứng này thường nhẹ như: sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt, nổi ban và nổi nốt sần. Các nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm, thường mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng 10mm. Vết loét này tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Ðây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vaccin đã có hiệu quả đối với trẻ. Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vaccin phòng lao từ 3 đến 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng 1 tháng sau mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

Hạch sau tiêm chủng phòng lao

Xử trí tại nhà khi trẻ bị những phản ứng nhẹ

– Nếu trẻ sốt nhẹ: lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự tư vấn của nhân viên y tế. Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm có thể chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm. Cho trẻ bú mẹ, ăn uống bình thường, uống nước nhiều hơn. Tránh không chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.

– Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi trẻ bị những phản ứng nặng hơn để được thăm khám và điều trị thích hợp ở những trường hợp sau: Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn như: sốt cao, bỏ bú,… kéo dài 1-2 ngày; Vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần; Cấp cứu ngay những những trường hợp: Sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, lõ mõ, co giật, liệt, hôn mê…

Lưu ý: Không xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm như một số người hay làm vì có thể gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng, đau và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
]]>
https://meyeucon.org/23300/sau-tiem-phong-lao-cho-tre-can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-cac-phan-ung-phu/feed/ 1
Tiêm phòng dịch vụ có an toàn hơn tiêm chủng mở rộng? https://meyeucon.org/21826/tiem-phong-dich-vu-co-an-toan-hon-tiem-chung-mo-rong/ https://meyeucon.org/21826/tiem-phong-dich-vu-co-an-toan-hon-tiem-chung-mo-rong/#comments Sat, 24 Mar 2012 16:41:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=21826 Gần đây đã có một số những tai biến và sai sót trong tiêm chủng, nhiều người lo ngại rằng tiêm phòng mở rộng của Nhà nước nhiều nguy cơ hơn là tiêm dịch vụ. Điều này có thực sự đúng?

Tiêm miễn phí không yên tâm?

Sau 2 ngày đưa con đi tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), chị Hồng Ngọc (ngõ 6 đường Chiến Thắng, Hà Đông) giờ mới thở phào nhẹ nhõm, thôi căng người quan sát, theo dõi, lo sợ bất thường nào đó xảy ra với bé. Chị Ngọc cho biết, đây là đứa con thứ 2 của chị nhưng chị vẫn nguyên cảm giác lo lắng như lần đầu đưa con đi tiêm.

“Tôi rất sợ khi đưa con đi tiêm phòng. Trước ngày tiêm thì mong con đừng ốm để tiêm đúng lịch. Khi đi tiêm rồi thì lo lắng con bị phản ứng phụ của vắc-xin dù biết rằng tỷ lệ phản ứng nguy hiểm là rất thấp nhưng ai có thể nói trước”, chị Ngọc nói.

Tiêm chủng ở đâu an toàn?

Cùng chung tâm trạng lo lắng khi đưa con đi tiêm vắc-xin, chị Vân Hà (Văn Quán) chia sẻ, ở khu chị, chỉ cần 1 người có ý định cho con đi tiêm phòng tại Trung tâm y tế phường là các bà mẹ còn lại đều phản đối bởi lo sợ không an toàn.

“Mình phát khóc khi nghe các mẹ bảo ‘Tiếc gì một chút tiền, nhỡ con làm sao lại ân hận cả đời’. Rồi vắc-xin mà miễn phí, chất lượng có đảm bảo không, bảo quản có tốt không? Vài trăm bạc tiêu rốn thì cũng hết… và cuối cùng, trước những “sức ép” đó, mình phải đưa con đi tiêm vắc-xin dịch vụ. Dù trước đó, con trai lớn của mình (sinh năm 2007) đều tiêm toàn bộ trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Phú Thọ”, chị Ngân ở khu đô thị Văn Quán chia sẻ.

Vắc-xin dịch vụ cũng gây sốt!

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, người dân không nên lo lắng về chất lượng của vắc-xin trong chương trình TCMR.

“Về chất lượng vắc-xin trong chương trình TCMR, các loại vắc-xin đều đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cho phép lưu hành. Ngay như loại vắc-xin 5 trong 1 mới được đưa vào trong chương trình TCMR, không chỉ được Bộ Y tế Việt Nam mà còn được liên minh toàn cầu vắc-xin của WHO cho phép sử dụng trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa độ an toàn đã được thừa nhận, người dân không nên boăn khoăn về chất lượng”, ông Cảm khẳng định.

Đặc biệt, Hà Nội luôn ưu tiên trong chuyện tập huấn kiểm tra giám sát vắc-xin theo quy định của Bộ Y tế. Năm nào, Hà Nội cũng mở các lớp tập huấn, đào tạo lại cho cán bộ tiêm chủng. Trước mỗi đợt tiêm chủng đều có bộ phận giám sát, kiểm tra toàn bộ vắc-xin phục vụ cho buổi tiêm chủng.

Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết thêm: TCMR và dịch vụ hiệu quả của vắc-xin là như nhau dù vắc-xin tiêm dịch vụ đắt giá hơn. Bởi như mũi tổng hợp 5 trong 1 trong TCMR thành phần ho gà của vắc-xin này là toàn tế bào, gây sốt hơn còn vắc-xin dịch vụ thành phần này là vô bào nên trẻ đỡ sốt hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ tiêm loại vắc-xin 6 trong 1 vẫn sốt do cơ địa của mỗi trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/21826/tiem-phong-dich-vu-co-an-toan-hon-tiem-chung-mo-rong/feed/ 1
Bệnh dị ứng ở trẻ em có thể được ngừa bằng tiêm chủng https://meyeucon.org/21329/benh-di-ung-o-tre-em-co-the-duoc-ngua-bang-tiem-chung/ Thu, 16 Feb 2012 16:37:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=21329 Với hầu hết các bậc phụ huynh, tiêm phòng cho trẻ quá nhiều mũi đã khiến họ mệt mỏi, mất nhiều công sức. Nhưng, nếu không may con trẻ hay mắc những biểu hiện dị ứng nghiêm trọng thì việc tiêm phòng thêm mũi phòng dị ứng sẽ rất có giá trị và không nên trì hoãn.

Trẻ dị ứng thường xuyên hay bị viêm tai và nhiễm trùng xoang, các vấn đề về da, hen suyễn và những biểu hiện khó chịu khác. Những triệu chứng này có thể xuất hiện quanh năm tùy thuộc vào từng loại dị ứng. Nếu con bạn bị dị ứng thì việc tiêm phòng có thể là cách hỗ trợ tốt nhất.

Dị ứng do đâu?

Theo Hiệp hội hen suyễn và dị ứng của Mỹ, khoảng 20% ​​người Mỹ bị dị ứng. Dị ứng và hen suyễn thường diễn ra song song.

AAFA trích dẫn rằng khoảng 80% trẻ em bị suyễn đều có các biểu hiện dị ứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ dị ứng, con bạn thường sẽ phải khám và xét nghiệm da để xác định chất gây dị ứng gây ra triệu chứng của trẻ.

Các thử nghiệm trên da khó chịu nhưng không gây đau đớn. Những chất gây dị ứng có thể được tìm thấy trong nhà và ngoài trời. Tác nhân dị ứng thường gặp bao gồm bụi, phấn hoa và lông thú vật nuôi.

Trẻ bị nhiều chứng dị ứng có thể phải tiêm phòng nhiều mũi.

Ai có thể tiêm phòng dị ứng?

Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch khác nhau ở mỗi người. Nhiều trẻ em có thể kiểm soát các biểu hiện dị ứng thông qua đơn thuốc kết hợp và các loại thuốc phòng ngừa, đặc biệt là nếu dị ứng chỉ bùng phát theo mùa hoặc sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ thể như lông mèo.

Đối với trẻ bị dị ứng, các loại thuốc phòng không thể phát huy hiệu quả liên tục và triệu chứng có thể xuất hiện quanh năm.

Tùy thuộc vào bảo hiểm y tế, tiêm phòng dị ứng có thể rất tốn kém. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tiêm và cần tham vấn ý kiến bác sỹ.

Thuốc phòng dị ứng tác động ra sao?

Liệu pháp miễn dịch tùy biến ở mỗi đứa trẻ. Vì vậy, việc kiểm tra da và thể trạng của bé thường được các bác sỹ tiến hành trước khi tiêm phòng.

Tùy thuộc vào lịch khám của bác sĩ và chứng dị ứng của trẻ, con bạn sẽ được tiêm một lần hoặc hai lần một tuần trong vòng 4 tháng đến 1 năm. Lượng dị ứng nguyên trong mỗi liều ít và tăng dần cho đến liều duy trì. Khi đó, con bạn sẽ không phải tiêm thường xuyên nữa.

Trẻ bị nhiều chứng dị ứng có thể phải tiêm nhiều mũi tiêm. Tuy nhiên, tiêm phòng dị ứng không đau như các loại vaccine khác.

Tiêm phòng dị ứng có giá trị thế nào?

Đối với trẻ em bị dị ứng trước một số tác nhân môi trường nghiêm trọng thì việc tiêm phòng có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các triệu chứng.

Nhiều trẻ bị dị ứng và hen suyễn rất muốn có cách nào giảm ngứa, hắt hơi và thở khò khè do dị ứng, kể cả tiêm phòng.

Cha mẹ là những người đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiêm phòng dị ứng cho trẻ sau khi tham vấn bác sỹ và xem xét hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Bên cạnh đó, bạn nên giải thích cho con biết chính xác liệu pháp tiêm phòng có tác dụng như thế nào với trẻ.

]]>
Sẽ kiểm điểm 2 cán bộ y tế tiêm văcxin đã hết hạn https://meyeucon.org/21251/se-kiem-diem-2-can-bo-y-te-tiem-vacxin-da-het-han/ Fri, 10 Feb 2012 03:49:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=21251 …lỗi là do cán bộ thực hiện tiêm chủng đã không thực hiện theo đúng quy trình tiêm chủng an toàn, không kiểm tra, đối chiếu kỹ các hạn sử dụng trên vỏ hộp thuốc và lọ văcxin.

Phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương thừa nhận sai sót của hai cán bộ y tế khi tiêm văcxin đã hết hạn cho con chị Trang. Song ông nói văcxin này vẫn an toàn và hiệu quả trước ngày 29/2.

Phó giáo sư Hiển cho biết: “Đây là sự cố trong quá trình thực hiện tiêm chủng. Chúng tôi đã họp giữa lãnh đạo với các cán bộ thực hiện tiêm chủng hôm đó và nghiêm khắc kiểm điểm 2 cán bộ liên quan trực tiếp”.

Cũng theo ông, lỗi là do cán bộ thực hiện tiêm chủng đã không thực hiện theo đúng quy trình tiêm chủng an toàn, không kiểm tra, đối chiếu kỹ các hạn sử dụng trên vỏ hộp thuốc và lọ văcxin.

Quy trình và chất lượng tiêm chủng cần phải đặc biệt chú trọng

Trước đó, ngày 7/2, chị Trang đưa con đến Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, 131 Lò Đúc, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để tiêm nhắc lại mũi văcxin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván. Nhân viên y tế tiêm cho con xong chị mới phát hoảng khi thấy văcxin đã hết hạn từ ngày 1/2.

Loại văcxin tiêm cho con chị Trang là Tetraxim lô E 0278-1 được nhập từ Pháp, sản xuất ngày 2/4/2009, phòng bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván.

Trên vỏ thuốc có hai hạn sử dụng, một in nổi bằng tiếng Anh ghi hạn tháng 2/2012, hạn thứ hai bằng tiếng Việt ghi ngày 1/2/2012. Hạn sử dụng trên lọ văcxin cũng tháng 2/2012. Cán bộ trung tâm đã không để ý hạn bằng tiếng Việt, mà thực hiện theo date bằng tiếng Anh, hiểu theo ngày hết hạn của nhà sản xuất và nhà phân phối trong hồ sơ là 29/2.

“Đáng nhẽ phải thực hiện theo đúng hạn sử dụng ở nhãn bổ sung là 1/2/2012. Bộ Y tế đã có quy định trong trường hợp chỉ ghi chung chung thời điểm hết hạn là tháng 2 mà không cụ thể ngày thì date sử dụng sẽ là ngày 1/2”, phó giáo sư Hiển nói.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, về mặt chất lượng cha mẹ có thể yên tâm vì theo nhà sản xuất thì văcxin vẫn an toàn và hiệu quả trước ngày 29/2. Những biểu hiện như sốt nhẹ, tại chỗ tiêm bị sưng, nổi cục là phản ứng thông thường của văcxin, 24 giờ sau tiêm sẽ mất.

Từ ngày 1/2 đến ngày 7/2, loại văcxin này đã được Viện tiêm cho 5 cháu. Lô vắcxin hết hạn còn lại 14 lọ. Phó giáo sư Hiển cũng cho biết thêm, nếu gia đình 5 trẻ đã tiêm lô văcxin hết hạn trên có nhu cầu tiêm nhắc lại thể đến trực tiếp Trung tâm. Viện sẽ chịu trách nhiệm thử xem các bé đã xuất hiện kháng thể hay chưa, cần thiết thì sẽ tiêm lại. Việc tìm kháng thể có thể thực hiện 2-3 tuần sau tiêm.

Ngoài ra, Viện cũng đã tiến hành rà soát lại quy trình tiêm chủng, đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế, đảm bảo tiêm chủng an toàn; đồng thời tổ chức tập huấn lại cho 2 cán bộ có sai sót trên. Tất cả điểm tiêm chủng sẽ dán các bảng tiêm chủng an toàn, người dân nên đọc và theo dõi cán bộ y tế thực hiện có đúng không để nhắc nhở. Cán bộ y tế nên cởi mở trong việc cung cấp thông tin đến người dân.

“Đáng tiếc là sai sót lại xảy ra ở điểm tiêm phòng của Viện, một nơi đầu ngành về văcxin sinh phẩm. Đây là một sai sót cần rút kinh nghiệm”, phó giáo sư Hiển nói.

]]>
Hoảng hồn vì con được tiêm phòng bằng văcxin hết hạn! https://meyeucon.org/21249/hoang-hon-vi-con-duoc-tiem-phong-bang-vacxin-het-han/ Fri, 10 Feb 2012 01:47:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=21249 Sau khi đưa con gái hơn 2 tuổi đi tiêm nhắc lại văcxin bạch hầu-ho gà-uốn ván và bại liệt, chị Quỳnh Trang ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, quá hoảng hốt khi phát hiện văcxin vừa tiêm cho con mình đã hết hạn từ 01/02/2012.

Chị Trang cho biết, chiều 7/2, chị đưa con đến Trung tâm dịch vụ tiêm phòng 131 Lò Đúc, Hà Nội, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Tại đây, sau khi vào sổ và tư vấn, chị đưa con gái đến chỗ y tá để tiêm. Theo thói quen, sau mỗi lần tiêm phòng cho con chị đều cầm hộp thuốc lên để xem hạn sử dụng. Đến lúc đấy chị mới tá hỏa vì thấy con vừa được tiêm loại văcxin đã hết hạn từ ngày 1/2/2012.

Theo hạn sử dụng bằng tiếng Việt đươc dán trên vỏ hộp thuốc thì loại văcxin này đã hết hạn được 6 ngày nhưng vẫn được sử dụng để tiêm cho con gái chị Trang.

Hoảng hốt, chị quay lại hỏi y tá và bác sĩ thì nhận được câu trả lời “ghi hạn như thế nhưng 1-2 tháng sau tiêm cũng không có vấn đề gì”.

“Ngành y tế vẫn khuyến cáo là không sử dụng thuốc đã hết hạn, thế mà ở đây, vắcxin tiêm phòng bệnh cho con tôi đã hết hạn lại vẫn được tiêm như bình thường. Tôi chỉ lo cho sức khỏe của bé, không may có vấn đề gì”, chị Trang nói.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khẳng định, thuốc không có vấn đề gì và xin chịu trách nhiệm nếu có tai biến gì xảy ra cho sức khỏe của bé.

Bác sĩ Sơn cho biết, theo phiếu nhập kho của Công ty Tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy – đơn vị nhập khẩu – thì đây là văcxin Tetraxim lô E 0278-1 được nhập từ Pháp, sản xuất ngày 2/4/2009 và có hạn dùng đến ngày 29/2/2012.

“Trên vỏ hộp nguyên gốc của nhà sản xuất, thuốc được ghi hạn dùng là tháng 2/2012, nghĩa là sẽ có thể sử dụng đến hết ngày 29/2. Tuy nhiên, khi nhập khẩu về Việt Nam, không hiểu vì lý do gì Bộ Y tế lại yêu cầu dập ngày hết hạn là 1/2/2012. Bản thân nhà nhập khẩu cũng đã kiến nghị nhiều lần về sự thua thiệt này, nhưng vẫn chưa được sự chấp thuận của Bộ”, bác sĩ Sơn nói.

Ngoài ra, ông cũng cho biết, theo hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế cho phép thì thời hạn sử dụng từ ngày sản xuất đến khi hết hạn là 36 tháng. Như vậy, nghĩa là phải đến tháng 2/2012, loại văcxin trên mới hết hạn sử dụng.

Bác sĩ Sơn thừa nhận: “Cái sai của chúng tôi là không thông báo văcxin sắp hết hạn cho gia đình biết, để có sự lựa chọn khác”

Bà Nguyễn Hồng Giang, Phòng kinh doanh thuộc trung tâm này cũng cho biết: “Sai sót lớn nhất của chúng tôi là khi tiêm chủng đã không thông tin đầy đủ và hỏi ý kiến gia đình ‘thuốc có hạn dùng như thế, vẫn có thể tiêm cho trẻ được, gia đình có đồng ý hay không?’ Nếu gia đình không đồng ý, chúng tôi sẵn sàng tiêm bằng liều thuốc mới hơn”.

Hiện lô văcxin Tetraxim có ghi hạn 1/2/2012 chỉ còn rất ít. Cùng loại văcxin này, Trung tâm đã có lô khác, hạn dùng tháng 5/2012.

Tuy nhiên, chị Trang cho rằng những giải thích trên chưa thỏa đáng. “Tôi không biết hạn sử dụng bằng tiếng Anh ghi như thế nào, nhưng rõ ràng là hạn sử dụng được in bằng tiếng Việt trên vỏ hộp thuốc là đã hết hạn từ ngày 1/2. Là một người dân khi đọc dòng ghi chú đó, tôi chỉ hiểu là văcxin đã hết hạn và không thể tiêm cho con tôi được”, chị nói.

Điều khiến chị lo lắng lúc này là đến chiều 8/2, con gái chị bắt đầu hơi sốt, kêu đau chân, không gập đầu gối được (văcxin được tiêm vào bắp chân).

]]>
Tiêm chủng mở rộng, biện pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ em https://meyeucon.org/16934/tiem-chung-mo-rong-bien-phap-huu-hieu-bao-ve-tre-em/ https://meyeucon.org/16934/tiem-chung-mo-rong-bien-phap-huu-hieu-bao-ve-tre-em/#comments Sun, 01 May 2011 21:58:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=16934 Tại buổi phát động “Tuần lễ tiêm chủng” ở Việt Nam diễn ra trong thời gian từ ngày 25-30/4/2011 trên toàn quốc, GS.TS. Trịnh Quân Huấn – Thứ trưởng Bộ Y tế đã khẳng định, trong những năm qua, nhờ triển khai vaccin trên diện rộng, hàng trăm ngàn trẻ em và phụ nữ Việt Nam đã được bảo vệ khỏi bệnh tật và tàn phế, hàng chục ngàn trẻ được cứu sống giúp làm giảm gánh nặng kinh tế và xã hội. Thành công nói trên đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân của ngành y tế và cần được khích lệ.

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em

Tiêm chủng mở rộng là chương trình y tế ưu tiên ở mọi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết, trên phạm vi toàn thế giới, chương trình tiêm chủng mở rộng được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những chương trình chăm sóc sức khỏe thiết thực, hiệu quả nhất thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và đã trở thành chương trình ưu tiên của mọi quốc gia. Đối với Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam, Thứ trưởng đánh giá cao sự quan tâm của các cấp chính quyền, các đoàn thể và sự đầu tư thiết thực của các tổ chức quốc tế đã góp phần quan trọng làm giảm gánh nặng xã hội do mắc bệnh và tử vong, vì sức khỏe của trẻ em và phụ nữ Việt Nam.

Ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 1985 và đã đạt được những kết quả to lớn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Sau 11 năm công bố thanh toán bại liệt, Việt Nam vẫn giữ vững thành quả này, cùng với đó là thành công trong việc duy trì loại trừ uốn ván sơ sinh sau 5 năm được cộng đồng quốc tế công nhận. Tỉ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà cũng giảm rõ rệt. Trong năm 2010, tiêm chủng mở rộng đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm vaccin sởi bổ sung cho 7 triệu trẻ em từ 1- 5 tuổi trên cả nước, nhằm có được miễn dịch bền vững với căn bệnh này để tiến tới loại trừ vào năm 2012. Phạm vi bao phủ của vaccin viêm não Nhật Bản ngày càng mở rộng, Việt Nam cũng sản xuất thành công 10 vaccin sử dụng trong tiêm chủng mở rộng. Được sự tài trợ của GAVI (Liên minh Vaccin và Tiêm chủng toàn cầu) lần đầu tiên vaccin Hib được đưa vào tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam và trở thành vaccin thứ 11 được sử dụng miễn phí cho trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, nếu không có vaccin này thì hằng năm Việt Nam có tới hàng trăm nghìn trẻ mắc viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, trong đó hàng nghìn trẻ có thể tử vong. Từ năm 2010, 11 vaccin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn được đưa vào tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ. Đây là nỗ lực to lớn của tất cả những người làm công tác tiêm chủng mở rộng trên cả nước suốt 25 năm qua và là kết quả đầu tư, quan tâm của Chính phủ, ngành y tế đối với một chương trình y tế quốc gia có tác động to lớn đến kinh tế – xã hội.

Ngày càng nhiều vaccin được đưa vào sử dụng trong tiêm chủng mở rộng

Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1985 với việc triển khai tiêm 6 mũi vaccin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi là lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Năm 1997 bổ sung thêm vaccin thứ 7 là viêm gan B, và năm 2010 bổ sung thêm vaccin thứ 8 là vaccin Hib. Các vaccin khác được dùng ở các vùng có nguy cơ cao cho trẻ trên 1 tuổi là vaccin viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn. Trong nhiều năm liên tục, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em đều đạt trên 90%. Chương trình đang phát triển các đề cương xin hỗ trợ của GAVI cho việc đưa thêm các vaccin mới vào Việt Nam trong các năm tới.

PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, thực tế và kinh nghiệm của Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong hơn 25 năm qua và ở các nước trên thế giới cho thấy rất rõ tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất đề phòng bệnh. Bằng tiêm chủng vaccin, tỉ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh truyền nhiễm có vaccin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Nhiều bệnh không có ca nào tử vong sau năm 2005. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi vào năm 2012. Có thể nói đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua trong bối cảnh Việt Nam còn là một nước nghèo thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thông qua việc triển khai thành công Chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, từ 56 phần nghìn năm 1990 xuống còn 17 phần nghìn năm 2007 và đã đạt được mục tiêu thứ tư của thiên niên kỷ trước thời hạn 8 năm. Thành tích này đã được bạn bè quốc tế ca ngợi và khâm phục và đã được GAVI vinh danh về thành tích xuất sắc trong việc làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em.

Nhiều bài học kinh nghiệm có được từ thành công của tiêm chủng mở rộng

Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh, từ thành công của Chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế quốc gia trong những năm qua cho thấy các bài học kinh nghiệm quan trọng trong đẩy lùi và thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đó là:

– Cần xã hội hoá cao độ công tác tiêm chủng thể hiện ở đầu tư tốt về nhân lực và vật lực, cam kết chính trị mạnh mẽ và sự tham gia tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, đoàn thể xã hội ở các cấp từ Trung ương đến xã phường, sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng.

– Cần duy trì một hệ thống y tế vững mạnh,hoạt động hiệu quả, coi trọng đào tạo nguồn lực, nâng cao tỷ lệ và chất lượng dịch vụ tiêm chủng.

– Ưu tiên hỗ trợ vùng miền núi, vùng sâu, vùng khó tiếp cận, vùng thiên tai, đảm bảo công bằng xã hội đồng thời tập trung nguồn lực quyết tâm thực hiện các mục tiêu cam kết quốc tế.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cộng đồng.

– Phát huy nội lực, tăng cường sản xuất vaccin trong nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.

]]>
https://meyeucon.org/16934/tiem-chung-mo-rong-bien-phap-huu-hieu-bao-ve-tre-em/feed/ 5