Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bí quyết giúp bé yêu đỡ đau hơn khi tiêm phòng https://meyeucon.org/26363/bi-quyet-giup-be-yeu-do-dau-hon-khi-tiem-phong/ https://meyeucon.org/26363/bi-quyet-giup-be-yeu-do-dau-hon-khi-tiem-phong/#respond Sun, 27 Jan 2013 23:00:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=26363 Đối với trẻ em tiêm phòng có thể là những trải nghiệm không hề dễ chịu, đặc biệt là với những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Chín vì vậy mà, cha mẹ hãy giúp bé trải qua việc tiêm phòng một cách nhẹ nhàng và đỡ đau hơn với một số mẹo nhỏ dưới đây nhé.

1. Làm trẻ phân tâm

Mỗi khi đi tiêm, cha mẹ hãy mang theo cho trẻ một đồ chơi mới, hoặc chỉ cho trẻ một bức tranh trên tường hay đơn thuần chỉ là nói điều gì đó buồn cười hoặc thổi bong bóng cho trẻ xem…

Những việc này sẽ khiến trẻ mất tập trung vào các mũi tiêm và cảm thấy đỡ đau hơn. Theo ông Herschel Lessin bác sỹ chuyên khoa nhi đến từ Tập đoàn Y tế Trẻ em tại New York, Mỹ thì chỉ một chút xao lãng nhỏ lúc tiêm cũng sẽ rất hiệu quả đối với trẻ.

Giúp bé yêu đỡ đau hơn khi tiêm phòng.

2. Ho

Đối với trẻ lớn hơn một chút thì “ho” là một biện pháp khá thành công.

Theo kết quả một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pediatrics của Mỹ thì ho một lần trước và một lần giữa các mũi tiêm (nếu tiêm hơn 1 mũi/lần) sẽ giúp trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 5 và từ 11 đến 12 cảm thấy đỡ đau hơn.

Ngoài ra, với các trẻ khoảng 3 tuổi thì một mẹo “luôn luôn hiệu quả” mà bác sỹ Lessin thường áp dụng đó là khuyến khích trẻ tưởng tượng rằng các bé đang thổi nến sinh nhật.

3. Đồ ngọt

Một nghiên cứu đã được tiến hành vào năm 2010 nhằm xem xét tác động của đồ ngọt, ví dụ như đường, đối với các bé từ 1 đến 12 tháng tuổi khi tiêm chủng. Kết quả là hầu hết các bé được cho nếm một chút đường trước khi tiêm khóc ít hơn cả trong và sau khi tiêm so với những bé không ăn uống gì hoặc chỉ uống nước. Chính vì thế, “hãy mang theo chút đồ ngọt cho bé mỗi khi đi tiêm chủng”, TS Lessin khuyên.

4. Hoạt hình

Điều gì có thể quyến rũ các bé hơn là những nhân vật hoạt hình vui tươi nhảy nhót trên màn hình?

Theo kết quả một Nghiên cứu do các nhà khoa học tại trường Đại học Georgia (Mỹ) thực hiện đăng trên Tạp chí Journal of Pediatric Psychology thì trẻ em thường cảm thấy đỡ đau hơn khi các cô y tá bật phim hoạt hình trong quá trình tiêm chủng. “Bất kỳ biện pháp gì khiến trẻ phân tâm, kể cả hoạt hình, trò chơi điện tử…đều giúp trẻ trải qua việc tiêm chủng nhẹ nhàng hơn”, TS Lessin cho biết.

Nếu tại phòng tiêm chủng mà bạn thường đưa bé đến không có ti vi thì có thể đề nghị bác sỹ cho bạn được mang những vật dụng cá nhân, ví dụ như ipad hoặc máy tính xách tay, để hỗ trợ.

5. Núm vú giả

Dù là để trẻ nhai, ngậm…hay vì bất kỳ mục đích nào khác thì một núm vú giả có thể khiến các bé nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi bị tiêm.

Một nghiên cứu được trường Đại học Michigan (Mỹ) tiến hành chỉ ra rằng các núm vú giả có thể giúp trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé mới được vài tháng tuổi, đỡ bị đau hơn trước, trong và sau khi tiêm phòng. Và nếu những núm vú đó được nhúng vào nước đường trước khi cho trẻ ngậm thì sẽ càng mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, sau khi tiêm chủng, nếu được bú mẹ thì cũng sẽ giúp bé bớt khóc hơn.

]]>
https://meyeucon.org/26363/bi-quyet-giup-be-yeu-do-dau-hon-khi-tiem-phong/feed/ 0
Có thêm một trẻ bị tử vong sau khi được tiêm văcxin 5 trong 1 https://meyeucon.org/26067/co-them-mot-tre-bi-tu-vong-sau-khi-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1/ https://meyeucon.org/26067/co-them-mot-tre-bi-tu-vong-sau-khi-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1/#respond Mon, 07 Jan 2013 00:00:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=26067 Một bé trai mới 3 tháng tuổi đã qua đời sau khi được tiêm văcxin “5 trong 1”, gia đình bé sống ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, 121 trẻ khác được tiêm cùng đợt với bé này vẫn có sức khỏe bình thường.

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, bé sinh thường tại trạm y tế xã, nặng 3 kg, đã được tiêm văcxin viêm gan B 24h sau sinh và một mũi phòng lao. 9h sáng 4/1, cháu được mẹ đưa trạm y tế xã để tiêm phòng văcxin “5 trong 1” và uống bại liệt.

Lọ văcxin được tiêm cho bé trai hôm 4/1.

Bé được cán bộ y tế khám sàng lọc, không sốt nên chỉ định tiêm, sau đó mẹ đưa về nhà theo dõi. Cả ngày hôm đó, bé bú bình thường, không sốt. Đến 4h sáng hôm sau, thấy con bú ít, có biểu hiện lả đi, gia đình vội đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu, 20 phút sau thì bé tử vong. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân trẻ qua đời. Bệnh viện đã đề nghị gia đình cho mổ khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân, song gia đình không đồng ý và đã đưa bé về nhà mai táng.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, cùng tiêm chủng với bé trên tại trạm y tế xã Yên Thường vào sáng 4/1 còn có 121 bé khác. Đến nay sức khỏe các cháu kia vẫn bình thường. Ngoài trường hợp này, trên địa bàn huyện, thành phố cũng chưa có báo cáo về trường hợp nào khác có phản ứng sau tiêm trong đợt tiêm chủng đó.

“Quá trình tiêm chủng chưa phát hiện có sai sót gì. Chúng tôi đã gửi mẫu văcxin đi kiểm định. Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá phản ứng sau tiêm văcxin của thành phố sẽ có buổi làm việc sớm nhất để xem xét trường hợp này. Chúng tôi cũng sẽ rà soát lại hoạt động tiêm chủng trên toàn thành phố để đảm bảo tiêm chủng an toàn cho trẻ”, ông Cảm cho biết.

Loại tiêm cho cháu bé qua đời là văcxin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất, không phải lô tiêm khiến 3 trẻ tử vong sau tiêm tại Nghệ An trước đó. Bộ Y tế cũng đã đề nghị Tổ chức Y tế thế giới và nhà sản xuất kiểm định lại tính an toàn của văcxin Quinvaxem và bại liệt.

Văcxin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB.

]]>
https://meyeucon.org/26067/co-them-mot-tre-bi-tu-vong-sau-khi-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1/feed/ 0
Bệnh dị ứng ở trẻ em có thể được ngừa bằng tiêm chủng https://meyeucon.org/21329/benh-di-ung-o-tre-em-co-the-duoc-ngua-bang-tiem-chung/ Thu, 16 Feb 2012 16:37:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=21329 Với hầu hết các bậc phụ huynh, tiêm phòng cho trẻ quá nhiều mũi đã khiến họ mệt mỏi, mất nhiều công sức. Nhưng, nếu không may con trẻ hay mắc những biểu hiện dị ứng nghiêm trọng thì việc tiêm phòng thêm mũi phòng dị ứng sẽ rất có giá trị và không nên trì hoãn.

Trẻ dị ứng thường xuyên hay bị viêm tai và nhiễm trùng xoang, các vấn đề về da, hen suyễn và những biểu hiện khó chịu khác. Những triệu chứng này có thể xuất hiện quanh năm tùy thuộc vào từng loại dị ứng. Nếu con bạn bị dị ứng thì việc tiêm phòng có thể là cách hỗ trợ tốt nhất.

Dị ứng do đâu?

Theo Hiệp hội hen suyễn và dị ứng của Mỹ, khoảng 20% ​​người Mỹ bị dị ứng. Dị ứng và hen suyễn thường diễn ra song song.

AAFA trích dẫn rằng khoảng 80% trẻ em bị suyễn đều có các biểu hiện dị ứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ dị ứng, con bạn thường sẽ phải khám và xét nghiệm da để xác định chất gây dị ứng gây ra triệu chứng của trẻ.

Các thử nghiệm trên da khó chịu nhưng không gây đau đớn. Những chất gây dị ứng có thể được tìm thấy trong nhà và ngoài trời. Tác nhân dị ứng thường gặp bao gồm bụi, phấn hoa và lông thú vật nuôi.

Trẻ bị nhiều chứng dị ứng có thể phải tiêm phòng nhiều mũi.

Ai có thể tiêm phòng dị ứng?

Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch khác nhau ở mỗi người. Nhiều trẻ em có thể kiểm soát các biểu hiện dị ứng thông qua đơn thuốc kết hợp và các loại thuốc phòng ngừa, đặc biệt là nếu dị ứng chỉ bùng phát theo mùa hoặc sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ thể như lông mèo.

Đối với trẻ bị dị ứng, các loại thuốc phòng không thể phát huy hiệu quả liên tục và triệu chứng có thể xuất hiện quanh năm.

Tùy thuộc vào bảo hiểm y tế, tiêm phòng dị ứng có thể rất tốn kém. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tiêm và cần tham vấn ý kiến bác sỹ.

Thuốc phòng dị ứng tác động ra sao?

Liệu pháp miễn dịch tùy biến ở mỗi đứa trẻ. Vì vậy, việc kiểm tra da và thể trạng của bé thường được các bác sỹ tiến hành trước khi tiêm phòng.

Tùy thuộc vào lịch khám của bác sĩ và chứng dị ứng của trẻ, con bạn sẽ được tiêm một lần hoặc hai lần một tuần trong vòng 4 tháng đến 1 năm. Lượng dị ứng nguyên trong mỗi liều ít và tăng dần cho đến liều duy trì. Khi đó, con bạn sẽ không phải tiêm thường xuyên nữa.

Trẻ bị nhiều chứng dị ứng có thể phải tiêm nhiều mũi tiêm. Tuy nhiên, tiêm phòng dị ứng không đau như các loại vaccine khác.

Tiêm phòng dị ứng có giá trị thế nào?

Đối với trẻ em bị dị ứng trước một số tác nhân môi trường nghiêm trọng thì việc tiêm phòng có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các triệu chứng.

Nhiều trẻ bị dị ứng và hen suyễn rất muốn có cách nào giảm ngứa, hắt hơi và thở khò khè do dị ứng, kể cả tiêm phòng.

Cha mẹ là những người đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiêm phòng dị ứng cho trẻ sau khi tham vấn bác sỹ và xem xét hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Bên cạnh đó, bạn nên giải thích cho con biết chính xác liệu pháp tiêm phòng có tác dụng như thế nào với trẻ.

]]>
Sẽ kiểm điểm 2 cán bộ y tế tiêm văcxin đã hết hạn https://meyeucon.org/21251/se-kiem-diem-2-can-bo-y-te-tiem-vacxin-da-het-han/ Fri, 10 Feb 2012 03:49:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=21251 …lỗi là do cán bộ thực hiện tiêm chủng đã không thực hiện theo đúng quy trình tiêm chủng an toàn, không kiểm tra, đối chiếu kỹ các hạn sử dụng trên vỏ hộp thuốc và lọ văcxin.

Phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương thừa nhận sai sót của hai cán bộ y tế khi tiêm văcxin đã hết hạn cho con chị Trang. Song ông nói văcxin này vẫn an toàn và hiệu quả trước ngày 29/2.

Phó giáo sư Hiển cho biết: “Đây là sự cố trong quá trình thực hiện tiêm chủng. Chúng tôi đã họp giữa lãnh đạo với các cán bộ thực hiện tiêm chủng hôm đó và nghiêm khắc kiểm điểm 2 cán bộ liên quan trực tiếp”.

Cũng theo ông, lỗi là do cán bộ thực hiện tiêm chủng đã không thực hiện theo đúng quy trình tiêm chủng an toàn, không kiểm tra, đối chiếu kỹ các hạn sử dụng trên vỏ hộp thuốc và lọ văcxin.

Quy trình và chất lượng tiêm chủng cần phải đặc biệt chú trọng

Trước đó, ngày 7/2, chị Trang đưa con đến Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, 131 Lò Đúc, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để tiêm nhắc lại mũi văcxin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván. Nhân viên y tế tiêm cho con xong chị mới phát hoảng khi thấy văcxin đã hết hạn từ ngày 1/2.

Loại văcxin tiêm cho con chị Trang là Tetraxim lô E 0278-1 được nhập từ Pháp, sản xuất ngày 2/4/2009, phòng bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván.

Trên vỏ thuốc có hai hạn sử dụng, một in nổi bằng tiếng Anh ghi hạn tháng 2/2012, hạn thứ hai bằng tiếng Việt ghi ngày 1/2/2012. Hạn sử dụng trên lọ văcxin cũng tháng 2/2012. Cán bộ trung tâm đã không để ý hạn bằng tiếng Việt, mà thực hiện theo date bằng tiếng Anh, hiểu theo ngày hết hạn của nhà sản xuất và nhà phân phối trong hồ sơ là 29/2.

“Đáng nhẽ phải thực hiện theo đúng hạn sử dụng ở nhãn bổ sung là 1/2/2012. Bộ Y tế đã có quy định trong trường hợp chỉ ghi chung chung thời điểm hết hạn là tháng 2 mà không cụ thể ngày thì date sử dụng sẽ là ngày 1/2”, phó giáo sư Hiển nói.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, về mặt chất lượng cha mẹ có thể yên tâm vì theo nhà sản xuất thì văcxin vẫn an toàn và hiệu quả trước ngày 29/2. Những biểu hiện như sốt nhẹ, tại chỗ tiêm bị sưng, nổi cục là phản ứng thông thường của văcxin, 24 giờ sau tiêm sẽ mất.

Từ ngày 1/2 đến ngày 7/2, loại văcxin này đã được Viện tiêm cho 5 cháu. Lô vắcxin hết hạn còn lại 14 lọ. Phó giáo sư Hiển cũng cho biết thêm, nếu gia đình 5 trẻ đã tiêm lô văcxin hết hạn trên có nhu cầu tiêm nhắc lại thể đến trực tiếp Trung tâm. Viện sẽ chịu trách nhiệm thử xem các bé đã xuất hiện kháng thể hay chưa, cần thiết thì sẽ tiêm lại. Việc tìm kháng thể có thể thực hiện 2-3 tuần sau tiêm.

Ngoài ra, Viện cũng đã tiến hành rà soát lại quy trình tiêm chủng, đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế, đảm bảo tiêm chủng an toàn; đồng thời tổ chức tập huấn lại cho 2 cán bộ có sai sót trên. Tất cả điểm tiêm chủng sẽ dán các bảng tiêm chủng an toàn, người dân nên đọc và theo dõi cán bộ y tế thực hiện có đúng không để nhắc nhở. Cán bộ y tế nên cởi mở trong việc cung cấp thông tin đến người dân.

“Đáng tiếc là sai sót lại xảy ra ở điểm tiêm phòng của Viện, một nơi đầu ngành về văcxin sinh phẩm. Đây là một sai sót cần rút kinh nghiệm”, phó giáo sư Hiển nói.

]]>
Chủ động bảo vệ trẻ trước mùa dịch thủy đậu https://meyeucon.org/20994/chu-dong-bao-ve-tre-truoc-mua-dich-thuy-dau/ https://meyeucon.org/20994/chu-dong-bao-ve-tre-truoc-mua-dich-thuy-dau/#respond Tue, 10 Jan 2012 03:27:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=20994 Tiêm phòng để phòng bệnh cho con là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng chủng ngừa như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em họ trước dịch bệnh này thì vẫn chưa được chú ý nhiều.

Đừng để nước đến chân mới nhảy

Đến hẹn lại lên, mỗi năm vào khoảng tháng 2, thủy đậu trở thành mối lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 – 13 tuổi, vì đây là thời điểm dịch thủy đậu xảy ra. Có đến 90% sô trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn từ 1 – 10 tuổi. Bệnh biểu hiện qua các ban sần – mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân, kèm theo sốt. Trẻ thường gãi móng tay vào mụn nước khiến chúng vỡ ra gây nhiễm trùng, do đó, lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương nông ở bề mặt da, nay bị các vi khuẩn làm tổn thương sâu da bé, khi lành bệnh tạo thành những sẹo.

Trẻ cần được tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu

Một số ít trường hợp thường xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém, virus chẳng thèm ở ngoài lớp da bên ngoài mà chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, có thể co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu. Những trường hợp này nếu tích cực hồi sức, chữa trị khỏi thì cũng để lại di chứng thần kinh như: điếc, động kinh, trí tuệ chậm phát triển. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều thì coi chừng bé bị viêm phổi do thủy đậu.

Bệnh xuất hiện chủ yếu tại các trường học, cơ quan hay xí nghiệp và thường gây thành dịch vì siêu vi có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh ở những nơi đông người; qua tiếp xúc với dịch tiết của các bóng nước vỡ ra; và từ mẹ sang con khi bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ; bệnh còn có thể lây lan từ những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng.

Nguy hiểm và dễ lây lan như thế nhưng không ít người vẫn cho rằng thủy đậu là bệnh nhẹ, nên chủ quan và không chú ý đến việc phòng ngừa. Những suy nghĩ kiểu như: “Bị thủy đậu, chỉ cần chăm sóc kỹ và bôi thuốc là hết ngay, không ảnh hưởng đến khỏe”; “không cần phải chích ngừa sớm, đợi đến khi có dịch chích ngừa luôn thể”; hay “người lớn không cần phải chích ngừa thuỷ đậụ ”… là những suy nghĩ sai lầm khá phổ biến khi mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.

Nên chủng ngừa thủy đậu trước khi mùa dịch bắt đầu

Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu vì đây là bệnh có khả năng lây lan sớm, độ lây lan cao. Tuy nhiên, khi chủng ngừa thủy đậu cho trẻ và cho bản thân, cần lưu ý đến một số điểm sau:

– Chủng ngừa 2 liều vắc-xin cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ tối ưu.

– Vắc-xin có thể áp dụng cho cả trẻ em từ 12 tháng trở lên, thanh thiếu niên và người lớn chưa nhiễm bệnh.

– Phụ nữ có thai thì không chích ngưà văc -xin này, và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi chủng ngừa.

Tốt nhất là thực hiện tiêm ngừa cho trẻ trước khi mùa bệnh xảy ra. Hơn nữa trong mùa dịch, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh mà không biết vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng nên tiêm ngừa trong mùa dịch có nguy cơ là trẻ đã tiếp xúc với người bệnh nên đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng. Hơn nữa trong mùa bệnh, nhu cầu chủng ngừa tăng cao thường khan hiếm thuốc chủng ngừa.

Nếu trẻ chưa được chủng ngừa thủy đậu, đây chính là lúc tốt nhất để đưa trẻ đến các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng để chủng ngừa trước khi mùa dịch bắt đầu.

]]>
https://meyeucon.org/20994/chu-dong-bao-ve-tre-truoc-mua-dich-thuy-dau/feed/ 0
Nguy hiểm khi trẻ không tiêm chủng bạch hầu https://meyeucon.org/17917/nguy-hiem-khi-tre-khong-tiem-chung-bach-hau/ https://meyeucon.org/17917/nguy-hiem-khi-tre-khong-tiem-chung-bach-hau/#respond Fri, 15 Jul 2011 12:54:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=17917 Bệnh bạch hầu đã có vắc xin tiêm phòng từ rất lâu, tuy nhiên chính vì sự thiếu ý thức của cha mẹ mà nhiều khi trẻ phải chịu hậu quả hết sức nguy hiểm.

Nhập viện cuối tuần qua trong tình trạng sốt, ho, khó thở, giật mình khi ngủ, bé trai 28 tháng tuổi ở quận Tân Phú (TP HCM) ban đầu được các bác sĩ nghi mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên, kết quả xét nghiệm sau đó lại cho thấy bệnh nhi mắc bạch hầu. Mẹ bé thừa nhận, bé chưa được tiêm phòng văcxin ngừa bệnh.

Theo các bác sĩ, nếu không quan sát vòm họng có màng giả mạc màu trắng, dày và vùng amiđan có chốc (dấu hiệu của bạch hầu) mà chỉ căn cứ vào triệu chứng, bệnh nhi dễ bị nghi mắc bệnh khác chứ không nghĩ đến bạch hầu. Bởi lượng trẻ mắc bệnh này gần như không còn do đã có văcxin.

Các sĩ đã mở thanh quản hỗ trợ đường thở và điều trị kháng sinh, chiều 13/7, tức sau gần 4 ngày cấp cứu, sức khỏe của bệnh nhi mới tạm ổn.

Cùng mắc bệnh bạch hầu, gần một tháng trước, cũng với triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau họng, bé gái 2 tuổi ngụ ở Long An nhập viện trong tình trạng mê man. Việc điều trị không hiệu quả bởi các nhân viên y tế nghĩ bé bị viêm họng thông thường. Mãi đến khi vào Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhân mới được phát hiện mắc bạch hầu.

Một trường hợp khác, bé trai 6 tuổi ở Tây Ninh chỉ sau 2 ngày sốt thì chảy máu mũi, sốt cao, mạch nhanh và hôn mê. Bệnh nhân may mắn được cứu sống vì người lớn đưa ngay đến bệnh viện. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy bé bị bạch hầu mạn tính.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, bạch hầu là bệnh nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, gây tổn thương chủ yếu ở hầu, họng, thanh quản, mũi.

Mỗi năm, chỉ riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có từ 7 đến 10 trẻ nhập viện vì bệnh này. Nhiều bé đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do biến chứng viêm cơ tim, viêm dây thần kinh. Hầu hết bệnh nhi đều không được tiêm văcxin phòng bệnh.

Dấu hiệu thường thấy là xuất hiện màng giả ở nơi nhiễm khuẩn. Ngoài việc gây vết thương tại chỗ, ngoại độc tố bạch hầu còn tác động lên cơ tim, thần kinh ngoại biên và thận, gây biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu lây qua tiếp xúc với chất tiết từ đường hô hấp, hoặc với những đồ vật dính chất bài tiết từ vết thương của người bị bệnh. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ không bị bệnh vì đã có kháng thể.

Văcxin ngừa bạch được tiêm miễn phí phổ biến tại các trạm y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng. Bé được tiêm tổng cộng 3 mũi gồm mũi đầu lúc hai tháng tuổi, mũi 2 vào tháng tuổi thứ ba và mũi cuối vào tháng thứ tư.

]]>
https://meyeucon.org/17917/nguy-hiem-khi-tre-khong-tiem-chung-bach-hau/feed/ 0
Vitamin K đối với trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/17811/vitamin-k-doi-voi-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/17811/vitamin-k-doi-voi-tre-so-sinh/#respond Mon, 04 Jul 2011 21:56:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=17811 Vitamin K rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Vậy vai trò của vitamin K như thế nào và làm sao để đề phòng thiếu loại vitamin này ở trẻ sơ sinh?

Tầm quan trọng của Vitamin K với trẻ sơ sinh

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Có 3 dạng vitamin K: vitamin K1 (phylloquinon) có trong thực phẩm, vitamin K2 (menaquinon) được sản xuất bởi các vi khuẩn ở ruột già và vitamin K3 (menadion) là một loại thuốc tổng hợp.

Vitamin K cần cho sự tạo thành prothrombin trong gan có vai trò thiết yếu trong sự đông máu, và cũng điều hoà sự tổng hợp các yếu tố đông máu khác.

Ngoài ra vitamin K còn giúp dự phòng và điều trị xuất huyết của trẻ sơ sinh, ngăn ngừa chứng thiếu máu và chứng xuất huyết dạng nguyên huyết.

Một số lượng nhỏ trẻ sơ sinh bị tình trạng chảy máu do thiếu hụt vitamin K, hay còn được gọi là bệnh tan huyết ở trẻ sơ sinh do những trẻ này không đủ lượng vitamin K. Điều này dẫn đến việc trẻ thường hay chảy máu miệng hay mũi hoặc xuất huyết nội có thể dẫn đến tử vong.

Nguy cơ khi trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K

Nếu không được bổ sung hoặc bổ sung vitamin K không kịp thời, trẻ sẽ bị chảy máu kéo dài ở nhiều nơi như cuống rốn, ngoài da, chảy máu mũi, đường tiêu hoá…

Chảy máu kéo dài nặng nhất là ở não. Những trường hợp chảy máu trong não nhiều, bệnh rất nặng có diễn tiến rất nhanh. Trẻ có các biểu hiện kích thích, nôn ói, thóp phồng lên, co gồng, li bì, hôn mê, yếu liệt chi, rối loạn nhịp thở, dẫn đến tử vong. Trường hợp chảy máu trong não ít, các biểu hiện thường không rõ ràng nên khó phát hiện sớm. Do não trẻ sơ sinh chưa phát triển và hoạt động, các tế bào thần kinh chưa đầy đủ, cũng chưa hoàn chỉnh do vậy các tổn thương ở não sớm thường rất nặng, gây tử vong hoặc không thể hồi phục hoàn toàn mà sẽ để lại di chứng.

Tỉ lệ di chứng não nặng của bệnh lý này lên đến rất cao, 82,9% trong nhóm di chứng. Các di chứng tâm thần vận động hoặc động kinh. Đây là những di chứng trầm trọng cho đứa trẻ, kéo dài gây tàn tật suốt thường gặp theo thứ tự là liệt tứ chi, liệt nửa người, liệt ở 2 chân, trẻ bị di chứng cũng còn bị chậm phát triển đời. Điều đáng lưu ý các bà mẹ chưa có những hiểu biết về nguy cơ này nên hầu hết họ đều không biết con mình đã tiêm phòng vitamin K hay chưa do vậy nhiều trường hợp sinh con tại nhà đã mắc bệnh vì không được tiêm vitamin K sau sinh.

Một nghiên cứu vừa được công bố tại Scotland đã chỉ ra rằng trẻ em mới sinh đến 14 tuổi không có nguy cơ ung thư bạch cầu từ việc tiêm vitamin K vào cơ thể khi còn nhỏ.

Triệu chứng khi trẻ thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh vào các ngày thứ 3-5 sau khi sinh, vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa. Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc, mũi, miệng…) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K.

Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, nôn trớ, da xanh xao, nhợt nhạt, co giật, li bì hoặc hôn mê… nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não, một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K. Trẻ có thể tử vong trong hai, ba ngày đầu nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

– Ở người lớn và trẻ lớn, cơ thể được cung cấp vitamin K từ các vi khuẩn đường ruột và thức ăn. Nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có lượng vitamin K trong cơ thể thấp nguyên nhân do ruột chưa tổng hợp được vitamin K trong thời kỳ sơ sinh. Một phần vitamin K được cung cấp do chuyển từ mẹ sang thai nhi qua rau thai, lượng này rất nhỏ, thấp hơn nhu cầu sinh lý, phần chính vitamin K mà trẻ nhỏ nhận được qua sữa mẹ. Nhưng lượng vitamin K trong sữa mẹ thấp hơn sữa bò, sữa bột nhân tạo. Lượng vitamin K trong sữa mẹ thay đổi từ 20-30 microgam/lít, trong khi ở sữa bột nhân tạo trên 50 microgam/lít.

– Sữa của người mẹ không được ăn bồi dưỡng trong những tháng cuối của thời kỳ thai, ở những người mẹ ăn kiêng khem sau sinh như kiêng ăn mỡ, dầu, lượng vitamin K trong sữa mẹ càng ít.

– Ở trẻ nhỏ sau sinh, lúc một tháng tuổi, vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin K ở ruột chưa đủ, do đó trẻ nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin K.

– Những trẻ nhỏ phải dùng kháng sinh sớm, bị rối loạn tiêu hóa cũng làm cho nguồn vitamin K tổng hợp ở ruột ít.

– Trẻ sơ sinh là con những bà mẹ có dùng các thuốc như rifamycin, isoniazid, bacbiturat hoặc bị nhiễm dioxin trong thời kỳ mang thai cũng dễ bị thiếu vitamin K hơn con của các bà mẹ không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

Đề phòng thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh

Bạn có thể đề phòng thiếu vitamin K cho con mình ngay từ khi khi bạn mang thai và sau khi sinh bé.

Trước khi sinh

– Bạn nên bổ sung vitamin K ngay từ thời kỳ mang thai bằng cách ăn nhiều loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin K như: Các loại rau xanh, cải bắp, cải soong, su hào, xà lách, cải bó xôi, đậu nành, xúp lơ, hoa quả, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, lợn nạc, thịt bò… Riêng thịt gà, vịt lại hầu như không chứa vitamin K.

– Thai phụ cũng nên uống vitamin K1 trước khi sinh. Cụ thể liều uống là một viên vitamin K1 5mg trước sinh từ 2 – 4 tuần và một viên vitamin K1 5mg trước khi sinh. Việc bổ sung viên vitamin K1 cho bà mẹ mang thai, sắp sinh sẽ giúp bổ sung hàm lượng vitamin K cho trẻ, tăng lượng vitamin K trong sữa mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý, dù mẹ đã được uống vitamin K1 thì sau sinh, tốt nhất vẫn nên tiêm một liều 1mg vitamin K1 cho trẻ để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ này.

– Bên cạnh đó, khi có thai các bà mẹ nên đăng ký quản lý thai tốt tại địa phương mình để bảo đảm trẻ được tiêm vitamin K sau sinh.

Sau khi sinh

– Để phòng tránh các nguy cơ trên các bà mẹ cần cho trẻ sơ sinh tiêm vitamin K tại các nhà bảo sinh hoặc bệnh viện Nhi ngay sau khi sinh để đề phòng những biến chứng nguy hiểm này.

– Cung cấp vitamin K cho tất cả trẻ mới sinh theo 2 phương pháp sau:

Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 1mg, hoặc vitamin K3 2mg.

Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần một sau khi sinh, lần hai lúc 7 ngày tuổi và lần ba lúc 1 tháng tuổi.

Cách tốt nhất là dùng phương pháp tiêm một lần cho trẻ ngay sau sinh (tiêm cho tất cả trẻ ngay sau sinh không kể trẻ đó đủ tháng hay thiếu tháng, trẻ khỏe hay yếu). Hiệu quả của sử dụng vitamin K1 và K3 là như nhau.

Trong giai đoạn sơ sinh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện Nhi để tiêm nhắc lại vitamin K khi có các dấu hiệu chảy máu.

– Bạn cũng nên nhớ rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ mặc dù lượng vitamin K trong sữa rất thấp, nhưng đừng vì thế mà không cho trẻ bú sữa mẹ. Thay vào đó, để tăng lượng vitamin K, chúng ta chỉ cần một hoặc hai lần cho trẻ bú thêm sữa ngoài.

– Thông thường, không có việc thiếu vitamin K trong chế độ ăn uống vì loại vitamin này được tổng hợp bởi các vi trùng trong ruột già và phân bố rộng trong các loại rau lá xanh và thịt. Chính vì thế, ở những trẻ sau 3 tuần tuổi, các bậc cha mẹ nên chú ý đến việc cho con trẻ bú thêm sữa ngoài để tăng cường loại vitamin này trong cơ thể trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/17811/vitamin-k-doi-voi-tre-so-sinh/feed/ 0
18 trẻ bị tím tái sau tiêm kháng sinh https://meyeucon.org/16886/18-tre-bi-tim-tai-sau-tiem-khang-sinh/ https://meyeucon.org/16886/18-tre-bi-tim-tai-sau-tiem-khang-sinh/#respond Thu, 28 Apr 2011 16:11:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=16886 Sau khi được tiêm kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Đại Từ, Thái Nguyên, 18 em bé từ ba tháng đến bốn tuổi bị tím tái bất thường.

Về vụ việc này, ngày 27/4, ông Bùi Văn Hoan, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, cho biết Sở đã cử cán bộ xuống bệnh viện để làm rõ sự việc, đồng thời thu hồi lại vỏ thuốc đã tiêm. Số thuốc còn lại trong lô đã được mang lên Hà Nội để kiểm tra.

Theo ông Hoan, các bé này được tiêm 5 loại kháng sinh khác nhau, trong đó có 8 trẻ được tiêm thuốc sultacil sản xuất ở Nga, 5 trẻ tiêm cephardine của Ấn Độ, ba trẻ tiêm cephotaxim của Canada, hai trẻ tiêm ampicillin của Việt Nam và 8 trẻ tiêm zentamicin của Việt Nam.

Hiện tất cả các cháu đã được cấp cứu kịp thời, sức khỏe đã ổn định và xuất viện. Tuy nhiên, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ tiếp tục theo dõi, nếu có dấu hiệu gì bất thường phải báo cáo ngay. Bộ Y tế cũng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ nguyên nhân sự việc.

]]>
https://meyeucon.org/16886/18-tre-bi-tim-tai-sau-tiem-khang-sinh/feed/ 0
Phòng chống bệnh truyền nhiễm: cần chủ động tiêm ngừa https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/ https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:50:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=16300 Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi trái rạ) và sởi – quai bị – rubella là những bệnh nhiễm có tính lây lan rất cao và dễ tạo dịch trong cộng đồng. Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, hiện nay đang là thời điểm của mùa dịch thuỷ đậu, sởi và rubella (từ tháng 1- tháng 5)…

Số ca mắc bệnh có chiều hướng gia tăng

Thống kê của Viện Pasteur TPHCM, trong những năm gần đây cho thấy số trường hợp mắc thuỷ đậu đã gia tăng khá nhiều, từ 1000 ca (năm 2003) lên gần 6000 ca (năm 2008) và tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những năm sau này. Bên cạnh đó, thực tế ghi nhận ở BV Nhiệt đới TPHCM cũng cho thấy số bệnh nhân nhập viện do thuỷ đậu cũng gia tăng từ 32 ca (năm 2003) lên đến 334 ca (năm 2008). Trong đó, đáng chú ý là số người lớn mắc thuỷ đậu chiếm đa phần. Riêng các bệnh sởi – quai bị – rubella theo những cập nhật về dịch tễ đưa ra những vấn đề cần lưu ý. Số ca mắc sởi từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 theo số liệu của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì tỉ lệ mắc sởi tăng cao ở 2 nhóm tuổi là từ 1 đến 6 tuổi và từ 18 đến 24 tuổi.

Ghi nhận tại một số tỉnh thành khác, như thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang, nhóm tuổi mắc quai bị cao nhất là từ 5 đến 9 tuổi. Về rubella, thì theo nguồn của tổ chức UNICEF trong năm 2009, ước tính đã có 1650 ca mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) trong 1.649.694 trẻ được sinh ra và một điều cần lưu ý là nhóm tuổi mắc rubella cao nhất ở cả hai miền Nam và Bắc đều tập trung ở phụ nữ từ 15-45 tuổi – nhóm tuổi trong độ tuổi sinh sản. Với những số liệu thống kê như trên, việc chủ động phòng ngừa để phòng tránh các bệnh nhiễm vừa nêu bằng vaccin thực sự rất cần thiết, ưu tiên cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản…

Khuyến cáo từ giới chuyên môn

Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp… là những môi trường rất dễ bùng phát thành dịch. Tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất tập trung ở trẻ từ 1-10 tuổi. Biến chứng hay gặp nhất từ thuỷ đậu là nhiễm trùng các nốt ban gây nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo, trong khi rubella dễ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dẫn đến thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh. Tiêm vaccin là biện pháp chủ động nhất giúp phòng tránh hữu hiệu các bệnh này.

Vaccin ngừa thuỷ đậu đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và cũng đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm qua. Vaccin này với hơn 16 năm kinh nghiệm toàn cầu đã được chứng minh là có hiệu quả phòng bệnh cao, tạo được miễn nhiễm lâu dài, dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Bên cạnh đó, vaccin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella cũng được đưa vào thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua & hiệu lực đạt được >95% phòng ngừa cho cả 3 thành phần. Người dân có thể liên hệ tiêm ngừa tại các bệnh viện sản, nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, quận huyện trong tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Hiệp hội Tư vấn thực hành tiêm chủng Nhi khoa Hoa kỳ đưa ra thông điệp: Trẻ em nên nhận liều 1 vaccin chứa 3 thành phần sởi – quai bị – rubella vào lúc 12-15 tháng tuổi và liều thứ 2 được khuyến cáo lúc trẻ 4-6 tuổi với lợi ích chính là giảm những cá thể nhạy cảm thất bại với liều 1 và do miễn dịch của liều 1 giảm dần theo thời gian.

Đối với thuỷ đậu, một số trẻ đã tiêm ngừa 1 liều vaccin nhưng vẫn bị mắc thuỷ đậu khi tiếp xúc với virus hoang dại. Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ kháng thể bị giảm dần theo thời gian. Hoặc cũng có thể phát huy được lợi ích khi dùng 2 liều vaccin cho trẻ em, giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn. Và quan trọng hơn nữa là liều 2 mang lại hiệu lực vaccin cao hơn một cách có ý nghĩa, giảm tỉ lệ breakthrough (mắc thuỷ đậu mặc dù đã có chủng ngừa trước đó) đến 3,3 lần so với 1 liều như trước kia. Vì vậy, từ tháng 6 năm 2007, Uỷ ban Thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ đã khuyến cáo chủng ngừa 2 liều vaccin thuỷ đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi, giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh này.

]]>
https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/feed/ 0
Chích ngừa sởi, quai bị, rubella cho trẻ rất quan trọng https://meyeucon.org/16069/chich-ngua-soi-quai-bi-rubella-cho-tre-rat-quan-trong/ https://meyeucon.org/16069/chich-ngua-soi-quai-bi-rubella-cho-tre-rat-quan-trong/#comments Fri, 04 Mar 2011 14:11:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=16069 Hỏi: Con trai tôi được 17 tháng, nặng 10,6 kg. cháu chưa đi nhà trẻ nên ít bị bệnh vặt như sổ mũi, ho. Tôi chưa cho cháu đi chích ngừa mũi 3 trong 1, sởi, quai bị, rubella. Tôi có thể bỏ mũi chích này được không? Nếu không thì thời điểm này cháu đang mọc răng có chích được không? Mỗi khi đi tiêm về cháu hay quấy khóc, biếng ăn rồi sút cân, tôi phải làm sao để cải thiện tình hình này? Chích ngừa sởi xong thì tháng sau có chích luôn được thủy đậu?

Trả lời: Chích ngừa vacxin 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) không nên bỏ vì đây là 3 bệnh rất dễ mắc phải, nhất là khi vào mùa bệnh và khi em bé tiếp xúc với môi trường đông người (nhà trẻ, mẫu giáo…). Chị có thể chích cho bé khi bé không còn nóng sốt, nhưng đừng bỏ quên. Chích ngừa không gây biếng ăn cho trẻ vì thuốc ngừa trước khi đưa ra thị trường đã có sự nghiên cứu về độ an toàn cho trẻ. Sau chích ngừa, trẻ hơi quấy khóc là điều tốt, vì lúc này cơ thể trẻ chuẩn bị sản xuất ra kháng thể chống lại bệnh. Kháng thể này sẽ duy trì trong tương lai, khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ không mắc bệnh. Sau khi chích ngừa 3 trong 1, nếu muốn chích thêm thủy đậu thì chị phải chờ một tháng.

]]>
https://meyeucon.org/16069/chich-ngua-soi-quai-bi-rubella-cho-tre-rat-quan-trong/feed/ 30