Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những băn khoăn của bà bầu về việc tiêm vắcxin https://meyeucon.org/27800/nhung-ban-khoan-cua-ba-bau-ve-viec-tiem-vacxin/ https://meyeucon.org/27800/nhung-ban-khoan-cua-ba-bau-ve-viec-tiem-vacxin/#respond Fri, 24 May 2013 23:00:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=27800 Bà bầu có nên tiêm ngừa hay không? Nếu có thì nên tiêm ngừa những loại bệnh nào? Liệu việc tiêm ngừa có an toàn cho bé còn trong bụng mẹ hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm giải đáp cho những băn khoăn trên nhé!

Vắc-xin vừa giúp mẹ bầu bảo vệ mình, vừa giúp bảo vệ bé trong bụng mẹ.
Vắc-xin vừa giúp mẹ bầu bảo vệ mình, vừa giúp bảo vệ bé trong bụng mẹ.

Vì sao thai phụ nên tiêm ngừa?

Để phòng ngừa bệnh tật, tiêm ngừa là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, đặc biệt là đối với trẻ em. Ngoài ra, muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm. Vậy nên theo các chuyên gia y tế tiêm phòng cho phụ nữ mang thai là cần thiết.

Nhiều phụ nữ không biết rằng cơ thể họ không có các kháng thể “cập nhật mới nhất” và dễ mắc các bệnh gây hại cho chính bản thân và bé chưa chào đời của mình. Trong tình hình khám bệnh hiện nay, đôi khi các bác sĩ có thể quên, không có những chỉ dẫn cần thiết cho người mẹ. Vì thế, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ để xác định cơ thể bạn sẽ cần đến những vắc-xin nào và liệu bạn có nên tiêm ngừa trong thai kỳ hay chờ đến sau khi bé chào đời.

Mẹ bầu nên tiêm ngừa vắc-xin gì?

Các loại vắc-xin dưới đây được cho là an toàn với thai phụ có nguy cơ nhiễm bệnh:

Viêm gan siêu vi B:

Những thai phụ có nguy cơ cao về bệnh này và đã xét nghiệm ra kết quả âm tính có thể tiêm ngừa vắc-xin này. Bạn sẽ cần 3 liều tiêm ngừa để tạo miễn dịch cho bệnh. Các liều thứ 2 và 3 được tiêm vào tháng thứ nhất và tháng thứ sáu sau liều thứ nhất. Vắc-xin được sử dụng để bảo vệ bà mẹ và bé chống lại bệnh cả trước và sau khi sinh.

Cúm (bất hoạt):

Vắc-xin này giúp ngăn chặn bệnh nặng ở người mẹ trong suốt thai kỳ. Tất cả phụ nữ sẽ mang thai (bất kỳ ba tháng nào) trong mùa cúm nên đi tiêm ngừa vắc-xin này. Đừng quên nói chuyện với bác sĩ để xác định liệu bạn có cần tiêm ngừa vắc-xin cúm hay không..

Uốn ván / Bạch hầu / Ho gà (Tdap):

Tdap được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc cuối ba tháng giữa thai kỳ (sau 20 tuần). Nếu không được chỉ định tiêm ngừa trong thai kỳ, bạn nên tiêm ngừa Tdap ngay sau khi sinh bé.

Vắc-xin nào nên tránh dùng cho thai phụ?

Các loại vắc-xin sau đây có nguy cơ truyền sang trẻ chưa sinh và dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi:

Viêm gan siêu vi A: Do chưa xác định được sự an toàn của vắc-xin này nên mẹ bầu phải tránh tiêm ngừa trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh này nên có thảo luận giữa rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

Sởi, Quai bị, Rubella (MMR): Phụ nữ nên có biện pháp tránh thai ít nhất một tháng sau khi tiêm vắc-xin sống này. Tuy vậy, nếu xét nghiệm rubella ban đầu cho thấy rằng bạn không miễn dịch với rubella thì sau khi sinh bạn sẽ được tiêm ngừa.

Varicella (thủy đậu / trái rạ): Vắc xin này dùng để ngăn ngừa bệnh thủy đậu (trái rạ), nên được tiêm ít nhất một tháng trước khi mang thai.

Pneumococcal (phế cầu): Do chưa xác định được sự an toàn nên nó được tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai, trừ những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc có bệnh mãn tính.

Oral Polio Vaccine (OPV – vắc-xin bại liệt dạng uống) và Inactivated Polio Vaccine (IPV – vắc-xin bại liệt bất hoạt): OPV (có virus sống đã giảm độc lực) lẫn IPV (bất hoạt) của vắc-xin này được khuyến cáo không tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai.

Các tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa

Sau khi tiêm vắc-xin, có thể xảy ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Hãy báo ngay cho bác sĩ biết những tác dụng phụ mà bạn gặp phải sau khi tiêm.

  • Viêm gan siêu vi A: đau nhức và mẫn đỏ tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi, một số trường hợp rất hiếm bị dị ứng nghiêm trọng.
  • Viêm gan siêu vi B: Đau nhức chỗ tiêm, sốt.
  • Bệnh cúm: Nổi đỏ và sưng tại chỗ tiêm có thể kéo dài đến hai ngày, sốt.
  • Uốn ván / Bạch hầu: sốt nhẹ, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm.
  • Sởi, quai bị, Rubella (MMR): Phát ban không lây nhiễm, sưng tuyến hạch ở cổ và má, đau và cứng khớp 1-2 tuần sau khi tiêm.
  • Thủy đậu (trái rạ): Sốt, đau nhức hoặc mẫn đỏ tại chỗ tiêm, phát ban hoặc mụn thịt nhỏ sau khi chủng ngừa 3 tuần.
  • Phế cầu khuẩn: Sốt, đau tại chỗ tiêm.Vắc xin bại liệt đường uống (OPV): Không có.
  • Vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV): Mẫn đỏ, khó chịu tại chỗ tiêm.

Vắc-xin có an toàn không?

Tất cả các loại vắc-xin đều được kiểm tra độ an toàn dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về độ tinh khiết, tính hiệu quả và an toàn. Tuy vậy, một số người có thể dị ứng với nguyên liệu sử dụng để sản xuất vắc-xin, chẳng hạn như trứng trong vắc-xin cúm. Vì thế các mẹ bầu không nên tự ý tiêm ngừa vắc-xin mà chưa nói chuyện trước và/hoặc có sự yêu cầu từ bác sĩ sản khoa của mình.

Vắc-xin có gây hại cho bé chưa sinh không?

Một loạt các loại vắc-xin, đặc biệt là các vắc-xin dùng virus sống đã được làm giảm độc lực không nên được tiêm ngừa cho thai phụ vì có thể gây hại cho bé. Một số vắc-xin có thể tiêm ngừa cho người mẹ ở ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ, trong khi một số khác chỉ được chỉ định ít nhất ba tháng trước hoặc ngay sau khi bé được sinh.

]]>
https://meyeucon.org/27800/nhung-ban-khoan-cua-ba-bau-ve-viec-tiem-vacxin/feed/ 0
Tiêm Rubella sau 1 tháng có thai được không? https://meyeucon.org/19883/tiem-rubella-sau-1-thang-co-thai-duoc-khong/ https://meyeucon.org/19883/tiem-rubella-sau-1-thang-co-thai-duoc-khong/#comments Mon, 07 Nov 2011 22:52:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=19883 Hỏi: Thân chào Mẹ Yêu Con. Thưa BS Thanh Hương, cháu mới tiêm phòng Rubella được 1 tháng 15 ngày và tiêm phòng cảm cúm được 4 ngày. Cháu dùng que thử thai thì biết mình có thai, vậy thai có ảnh hưởng gì không BS ơi? Cháu nghe nói, phải 3 tháng sau khi tiêm phòng Rubella và 1 tháng sau khi tiêm phòng cảm cúm mới được có thai. Mong BS tư vấn sớm giúp cháu. Xin cảm ơn BS.

Tiêm phòng trước khi mang thai hết sức quan trọng

Trả lời: Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm, bệnh lây truyền nhanh qua đường hô hấp, có thể phát triển thành dịch.

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vaccin cúm, vaccin có hiệu lực bảo vệ từ 70 – 80%. Chống chỉ định duy nhất của vaccin là cơ địa dị ứng với trứng gia cầm.

Vaccin ngừa cúm an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh vaccin ngừa cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi.

Trước khi có thai bạn chuẩn bị tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như vậy là rất tốt, tiêm ngừa trước khi mang thai giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm…

Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sẩy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh. Nói chung các bác sĩ thường chỉ định sau tối thiểu 1-3 tháng mới nên có thai để bảo đảm mức an toàn tuyệt đối và còn tùy thuộc loại vắc-xin, tuy nhiên 1 tháng sau tiêm ngừa Rubella bạn có thể yên tâm có thai được mà không cần phải lo lắng, nhưng bạn lưu ý trong 3 tháng đầu có thai bạn nên nghỉ ngơi nhiều, kết hợp ăn uống đủ chất. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người vì khi có thai sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Như vậy, bạn có thể yên tâm rồi nhé!

]]>
https://meyeucon.org/19883/tiem-rubella-sau-1-thang-co-thai-duoc-khong/feed/ 21
Tiêm phòng bệnh uốn ván cho bà bầu https://meyeucon.org/17330/tiem-phong-benh-uon-van-cho-ba-bau/ https://meyeucon.org/17330/tiem-phong-benh-uon-van-cho-ba-bau/#comments Wed, 01 Jun 2011 21:09:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=17330 Hỏi: Xin chào bác sĩ. Tôi mang thai được 22 tuần, lúc thai được 20-21 tuần tôi có tiêm ngừa uốn ván. Mới đây, tôi vô ý đạp phải một cây đinh và chảy máu chân. Xin hỏi bác sĩ, tôi có phải đi tiêm ngừa uốn ván nữa hay không? Nếu đang mang thai mà tiêm ngừa uốn ván nhiều lần thì em bé có bị ảnh hưởng?

Trả lời: Tiêm ngừa VAT (vaccine anti tetanus) trong khi mang thai giúp mẹ tạo kháng thể IgG ngừa uốn ván, kháng thể (chủ động) này qua nhau đến thai nhi nhằm giúp dự phòng uốn ván rốn sơ sinh. Lần mang thai đầu, thai phụ được tiêm ngừa hai mũi VAT 1 và VAT 2, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất tối thiểu 30 ngày và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày, như vậy kháng thể từ mẹ tạo ra qua nhau mới đủ bảo vệ cho trẻ sơ sinh.

Nếu bạn mới tiêm một liều VAT được hơn một tuần, như vậy chưa đủ thời gian để mẹ tạo kháng thể ngừa uốn ván.

Khi bạn đạp đinh và chảy máu chân, bạn nên tiêm ngừa SAT (serum anti tetanus: huyết thanh chống uốn ván). Đây là kháng thể thụ động có tác dụng bảo vệ nhanh. Như vậy, bạn có thể tiêm VAT và SAT.

]]>
https://meyeucon.org/17330/tiem-phong-benh-uon-van-cho-ba-bau/feed/ 26
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần thứ 2 https://meyeucon.org/16729/tiem-phong-uon-van-khi-mang-thai-lan-thu-2/ https://meyeucon.org/16729/tiem-phong-uon-van-khi-mang-thai-lan-thu-2/#comments Wed, 20 Apr 2011 10:36:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=16729 Hỏi: Tôi năm nay 32 tuổi, mang thai lần thứ 2 đã được 26 tuần. Lần sinh cháu thứ nhất cách đây 5 năm tôi đã tiêm đủ 2 mũi vaccin uốn ván. Vậy xin hỏi, đến nay vaccin này có còn hiệu lực phòng bệnh với tôi nữa không, nếu phải tiêm tiếp thì tôi nên tiêm vào lúc nào?

Trả lời: Tiêm vaccin uốn ván là biện pháp tốt nhất phòng ngừa cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình sinh đẻ. Phụ nữ tuổi sinh đẻ là đối tượng quan trọng tiêm vaccin này. Chị đã tiêm 2 mũi vaccin uốn ván ở lần mang thai trước cách đây 5 năm thì hiệu lực của vaccin đã không còn đảm bảo, do vậy trong lần mang thai này, chị cần tiêm 1 mũi nữa. Thai nhi được 26 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm vaccin này. Chị có thể đến các trạm y tế phường để tiêm theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

]]>
https://meyeucon.org/16729/tiem-phong-uon-van-khi-mang-thai-lan-thu-2/feed/ 11
Rubella bẩm sinh do mẹ không tiêm phòng https://meyeucon.org/16502/rubella-bam-sinh-do-me-khong-tiem-phong/ https://meyeucon.org/16502/rubella-bam-sinh-do-me-khong-tiem-phong/#comments Mon, 04 Apr 2011 21:34:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=16502 Hai tháng tuổi, bé trai tử vong vì viêm phổi bởi suy dinh dưỡng bào thai, tim bẩm sinh và đục thủy tinh thể. Đây được xem là ca điển hình của hội chứng rubella bẩm sinh. Trước đó mẹ bé bị phát ban lúc mang thai 3 tháng đầu mà không hề biết mình bị nhiễm rubella.

Bệnh rubella thường rất hiếm gây biến chứng. Đối với trẻ em triệu chứng thường xuất hiện nhanh, không gây khó chịu cho trẻ, chỉ làm người nhà lo lắng. Riêng người lớn và trẻ trên 7 tuổi thường có nhiều triệu chứng đi kèm gây khó chịu như mệt mỏi, đau khớp nhưng sẽ cũng khỏi sau vài ngày mà không để lại biến chứng gì.

Gánh nặng thật sự của bệnh rubella chính là xuất hiện ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, sẽ để lại hậu quả cho bào thai và khi trẻ sinh ra sẽ có nhiều dị tật như điếc, đầu nhỏ, tim bẩm sinh (thường nhất là còn ống động mạch và hẹp động mạch phổi) đục thủy tinh thể…

Hiện nay kiến thức về bệnh và phòng bệnh rubella còn nhiều sai lệch. Đa số các bà mẹ có con mắc rubella bẩm sinh đều hối hận vì mình không biết đây là bệnh có thể phòng ngừa được và khi mang thai mình mắc bệnh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Cũng có bà mẹ biết mình bị phát ban khi mang thai nhưng không được tham vấn đầy đủ từ bác sĩ chuyên khoa để quyết định bỏ thai hay theo dõi lâu dài thế nào.

Khi phụ nữ mang thai bị rubella, tỷ lệ dị tật thai nhi tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, nếu mắc trong 12 tuần lễ đầu thì tỷ lệ rất cao (trên 80%), đến tuần thứ 16 tỷ lệ chỉ còn 10 đến 20% và từ tuần thứ 20 trở đi gần như rất hiếm.

Việc chẩn đoán phụ nữ mang thai có mắc rubella hay không cũng còn nhiều sai lầm. Bệnh rubella triệu chứng điển hình là phát ban, mệt mỏi, đau nhức khớp. Nhưng một người phụ nữ mang thai phát ban thì không chắc gì là rubella vì có nhiều bệnh do virus khác cũng gây phát ban, mặt khác khi mắc rubella có thể không có triệu chứng gì. Việc chẩn đoán được hỗ trợ bằng xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng virus rubella nhưng cũng không phải đơn giản là thấy kháng thể thì chắc chắn bị rubella và không thấy kháng thể thì có thể loại trừ hẳn bệnh.

Nếu người phụ nữ mang thai có phát ban, nhất là đang mùa bệnh mà xét nghiệm âm tính cũng nên xét nghiệm lại sau 1 – 2 tuần để chắc chắn không bệnh. Nếu bị phát ban mà xét nghiệm IgM dương tính thì khả năng mắc rubella rất cao, trong khi chỉ có IgG dương tính thì nên xét nghiệm lại để so sánh độ tăng của hai kết quả mới xác định được có nhiễm hay không.

Vì sự khó khăn trong chẩn đoán và sự lo lắng khi mang thai không biết mình có bị rubella hay không nên việc tiêm ngừa là quan trọng. Ở các nước phát triển, họ đưa vào chương trình quốc gia văcxin 3 trong 1 ngừa sởi để tránh những biến chứng ở trẻ em, ngừa quai bị gây viêm tinh hoàn ở trẻ trai và ngừa bệnh rubella ở phụ nữ mang thai. Chương trình quốc gia của nước ta chỉ đủ sức thanh toán sởi nên chưa có chủng ngừa rubella nên việc phòng ngừa sẽ đặt ra cho từng cá nhân.

Việc này nghe rất đơn giản vì phụ nữ ở tuổi sinh sản chỉ cần chích một liều là đủ phòng bệnh, nhưng đa số phụ nữ khi lập gia đình, sắp mang thai nghe đến rubella thì mới giật mình trước nguy cơ này. Và lúc này muốn chích ngừa thì sợ sẽ mang thai vì trong hướng dẫn chủng ngừa là phải chích trước khi mang thai 1 – 3 tháng.

Thật ra việc chích ngừa rubella hay thủy đậu trước khi mang thai khoảng 4 tuần là đủ an toàn. Có một số trường hợp sau khi chích ngừa phát hiện có thai mà bỏ thai là không cần thiết. Khoa học không thể nghiên cứu ảnh hưởng của thai nhi sau chích ngừa vì sẽ vi phạm y đức trong nghiên cứu, nhưng thực tế đã có trên 300 trường hợp được báo cáo sau chích ngừa rubella mới biết có thai thì những trẻ sinh ra từ các bà mẹ này đều bình thường.

Tóm lại, thiếu nữ hay phụ nữ ở tuổi sinh sản nên chích ngừa để tránh những lo lắng khi nghĩ đến bệnh này. Còn không may lâm vào tình trạng muốn mang thai hay đã mang thai mà không biết có mắc bệnh hay không thì nên tìm bác sĩ chuyên khoa để được tham vấn.

]]>
https://meyeucon.org/16502/rubella-bam-sinh-do-me-khong-tiem-phong/feed/ 4
Tiêm phòng Rubella, cúm, viêm gan B ở bà bầu https://meyeucon.org/16444/tiem-phong-rubella-cum-viem-gan-b-o-ba-bau/ https://meyeucon.org/16444/tiem-phong-rubella-cum-viem-gan-b-o-ba-bau/#comments Sun, 03 Apr 2011 20:13:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=16444 Rubella là một bệnh lành tính, tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu bị nhiễm thì có khoảng 90% thai nhi sẽ bị nhiễm rubella bẩm sinh (theo một số nghiên cứu nếu thai nhi bị nhiễm rubella trong tháng đầu tiên 60% ảnh hưởng đến sự biến đổi của thai nhi; tháng thứ hai là 20% và tháng thứ ba chỉ còn 8%).

Bởi vậy, việc tiêm phòng bệnh cho phụ nữ mang thai là việc cần thiết. Nhưng phải tiêm phòng càng sớm càng tốt (ít nhất 3 tháng trước khi mang thai). Đối với trẻ nhỏ, nên tiêm mũi một trong độ tuổi từ 12-15 tháng tuổi trở lên; 4-6 tháng sau tiêm mũi thứ hai phòng cả ba bệnh (sởi, quai bị và rubella).

Bệnh cúm cũng gây nguy hiểm cho thai phụ, vì vậy mỗi năm nên tiêm một lần, phụ nữ khi có ý định có thai nên chủ động tiêm phòng bệnh cúm trước hai tháng. Thậm chí, nếu có điều kiện, người dân nên tiêm phòng bệnh cúm, không phải cứ đến khi có dịch hoặc có bầu mới đi tiêm phòng. Đối với trường hợp vừa tiêm phòng xong phát hiện có thai, các chuyên gia y tế không tư vấn thai phụ bỏ thai mà khuyến cáo theo dõi sự phát triển của thai nhi để xử trí kịp thời. Bởi, theo y văn thế giới, qua theo dõi nhóm chủ động tiêm trước khi có thai và nhóm tiêm xong mới biết có thai không có sự khác biệt rõ ràng.

Về bệnh viêm gan B, có thể lây qua ba con đường: Máu, mẹ truyền sang con và qua đường quan hệ tình dục. Thực tế, tỷ lệ bệnh này trong cộng đồng là rất cao (10-20% dân cư bị nhiễm vi rút viêm gan B) nên nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng rất cao. Cụ thể, nếu mẹ bị nhiễm viên gan B, sẽ có 30-90% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh từ mẹ.

Nguy hiểm hơn, có tới 80-90% số đó chuyển sang viêm gan B mãn tính; 80% số người mắc ung thư gan bị nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính. Để hạn chế tỷ lệ lây nhiễm viên gan B từ mẹ sang con, nên tiêm vắc xin cho trẻ 24h sau sinh, rồi các mũi tiếp theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu tiêm phòng đầy đủ ba mũi vắc xin viên gan B sẽ giảm tới 80-90% lây bệnh từ mẹ sang con.

]]>
https://meyeucon.org/16444/tiem-phong-rubella-cum-viem-gan-b-o-ba-bau/feed/ 5
Nên có thai sau khi chích ngừa bao lâu? https://meyeucon.org/16142/nen-co-thai-sau-khi-chich-ngua-bao-lau/ https://meyeucon.org/16142/nen-co-thai-sau-khi-chich-ngua-bao-lau/#comments Thu, 10 Mar 2011 21:29:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=16142 Hỏi: Tháng 1/2011 tôi có chích ngừa MMR loại thuốc PRIORIX ở viện Pasteur. Vậy sau 1 tháng rưỡi tôi có thai được không ạ? Tôi có đọc thông tin của nhà sản xuất là tránh có thai trong vòng 1 tháng sau khi chích, còn bác sĩ VN thì khuyên là sau 3 tháng mới được có thai. Vậy sau 1 tháng rưỡi chích ngừa tôi có thai thì có ảnh hưởng gì không? Cám ơn bác sĩ.

Trả lời: Lời khuyên thường thấy là sau khi chích ngừa 1-3 tháng không nên mang thai. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia cho rằng sau khi chích ngừa một tháng đã đủ an toàn cho thay nhi. Do vậy, bạn có thể mang thai sau 1,5 tháng chích ngừa.

Hỏi:

1. Xin hai bác sĩ tư vấn cho các mũi tiêm phòng cần thực hiện cho phụ nữ trước khi mang thai. Tôi có tìm kiếm trên mạng và tới cả phòng tiêm chủng tại Hà Nội nhưng vẫn chưa được tư vấn đầy đủ.

2. Tôi có người bạn đã mang thai đến tháng thứ 5 nhưng chưa tiêm phòng bất cứ loại bệnh gì, xin bác sĩ cho biết trường hợp này có thể thực hiện các mũi tiêm phòng nào? Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Trước khi mang thai, hoặc phụ nữ trước khi lấy chồng nên chích ngừa thủy đậu và rubella và nên đợi sau 1-3 tháng thì có thai, còn khi đang mang thai thì phải chích ngừa uốn ván.

]]>
https://meyeucon.org/16142/nen-co-thai-sau-khi-chich-ngua-bao-lau/feed/ 119
Phòng tránh lây nhiễm Rubella, thủy đậu khi mới mang thai https://meyeucon.org/16083/phong-tranh-lay-nhiem-rubella-thuy-dau-khi-moi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16083/phong-tranh-lay-nhiem-rubella-thuy-dau-khi-moi-mang-thai/#comments Fri, 04 Mar 2011 16:07:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=16083 Hỏi: Kính gửi Bác sĩ! Hiện đang có dịch sởi, rubella, thủy đậu. Em đang mang thai tuần thứ 9 làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm bệnh, làm thế nào để tăng cường sức đề kháng, khi nghén em ăn không được nhiều. Cảm ơn Bác sĩ

Trả lời: Nhìn chung, phụ nữ đến tuổi sinh sản, trước khi lập gia đình hay trước khi mang thai nên có chuẩn bị phòng ngừa các bệnh ảnh hưởng tới thai nhi bằng cách tiêm ngừa vacxin, trong đó có 2 bệnh cần chú ý là rubella và thủy đậu. Nếu đã mang thai thì không thể chích ngừa 2 vacxin này. Khi mang thai 12 tuần đầu, nếu mắc 2 bệnh trên sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi. Còn sau 12 tuần thì khả năng ảnh hưởng đến thai nhi rất ít. Do vậy, nếu chưa thể chích ngừa mà đã mang thai thì phải phòng ngừa một cách thụ động, nhất là trong 12 tuần đầu: bảo đảm vệ sinh (nhất là rửa tay), không nên đến chỗ đông người (nhất là những tháng có dịch, tháng 12 tới tháng 6 hàng năm), mang khẩu trang khi ra đường, nếu nghi ngờ nơi nào có người bệnh thì không nên đến đó.

]]>
https://meyeucon.org/16083/phong-tranh-lay-nhiem-rubella-thuy-dau-khi-moi-mang-thai/feed/ 26
Có nên tiêm sởi, thủy đậu, quai bị và rubella trước khi mang thai? https://meyeucon.org/16066/co-nen-tiem-soi-thuy-dau-quai-bi-va-rubella-truoc-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16066/co-nen-tiem-soi-thuy-dau-quai-bi-va-rubella-truoc-khi-mang-thai/#comments Fri, 04 Mar 2011 14:05:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=16066 Hỏi: Tôi chuẩn bị mang thai nhưng được biết là chỉ tiêm hai mũi thủy đậu và rubella trước khi mang thai từ 1-3 tháng. Vậy tôi có nên tiêm cả 4 mũi phòng bệnh thuỷ đậu, sởi, quai bị và rubella và có thể tiêm trước 5-6 tháng thì còn tác dụng nữa không? Trong thời gian mang thai thì tôi cần thiết phải tiêm thêm những mũi phòng bệnh gì nữa không và tiêm như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi trong bụng? Vì tôi được biết là tiêm như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Trả lời: Trước khi mang thai 3 tháng, chị có ý thức tiêm một số bệnh để phòng ngừa cho bản thân và thai nhi là rất tốt. Tiêm 5-6 tháng trước khi mang thai đã đủ miễn dịch để phòng ngừa. Khi mang thai, chị nên khám thai và tiêm thêm uốn ván theo hướng dẫn tại nơi khám thai để phòng ngừa uốn ván cho bé lúc mới sinh. Ngoài ra, chị không nên tiêm thêm vacxin gì khác.

]]>
https://meyeucon.org/16066/co-nen-tiem-soi-thuy-dau-quai-bi-va-rubella-truoc-khi-mang-thai/feed/ 36
Xin tư vấn về tiêm phòng trước khi mang thai https://meyeucon.org/16063/xin-tu-van-ve-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16063/xin-tu-van-ve-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai/#comments Fri, 04 Mar 2011 13:58:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=16063 Hỏi: BS cho em hỏi là em chuẩn bị mang thai, có đi tư vấn ở Viện Paster. BS ở đó nói là trước khi mang thai phải tiêm viêm gan siêu vi B, trái rạ, quai bị- sởi – rubella, cúm. Em đi xét nghiệm siêu vi B, và rubella thì bác sĩ nói đã có kháng thể cao nên không phải tiêm thêm. Nhưng trong gói tiêm rubella lại có quai bị – sởi mà em lại chưa tiêm quai bị, còn sởi thì em bị rồi. Vậy em có cần tiêm 2 loại này không? Em xin cám ơn.

Trả lời: Các bệnh lý trên rất cần phải phòng ngừa cho người phụ nữ chuẩn bị mang thai vì nó có thể ảnh hưởng lên thai nhi hoặc lây nhiễm cho em bé sau khi sinh. Bạn đã có kháng thể viêm gan B và rubella thì không cần thiết phải tiêm ngừa hai loại bệnh này. Đối với người phụ nữ chuẩn bị mang thai thì việc phòng ngừa rubella là cần thiết hơn hai bệnh sởi và quai bị. Tuy nhiên do không có vắc xin ngừa rubella đơn giá nên vắc xin ngừa rubella hiện giờ là phối hợp cả 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Trường hợp của bạn không cần thiết phải tiêm loại vắc xin này.

]]>
https://meyeucon.org/16063/xin-tu-van-ve-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai/feed/ 90