Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sau 10 tháng: 13 trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin https://meyeucon.org/28850/sau-10-thang-13-tre-bi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin/ https://meyeucon.org/28850/sau-10-thang-13-tre-bi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin/#comments Thu, 25 Jul 2013 16:00:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=28850 Từ tháng 7/2012 đến nay, có tới 13 trẻ sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. 

Những năm gần đây, số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin tăng đáng kể, đặc biệt từ tháng 12/2012 đến nay.

Người nhà đau đớn trước cái chết của trẻ sau tiêm vắc- xin.
Người nhà đau đớn trước cái chết của trẻ sau tiêm vắc- xin.

Từ ngày 7 đến 12/12/2012, có 3 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin tại Nghệ An. Sau đó, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã cho dừng lô vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem và OPV đã tiêm cho 3 trẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đã gửi mẫu vắc-xin về Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin, sinh phẩm y tế để kiểm định.

Ngày 23/10/2012, một em bé 4 tháng tuổi được mẹ đưa đến trạm y tế Linh Trung, Thủ Đức, tiêm văcxin 5 trong 1. Trước khi tiêm, bé có hiện tượng nghẹt mũi, nhiệt độ cơ thể 36,5 độ C. 30 phút sau tiêm bé không có phản ứng bất thường. 2 giờ sau tiêm, bé uống thuốc hạ sốt, bắt đầu tím tái rồi ngưng tim ngưng thở vài giờ sau đó.

Tiếp đó, ngày 4/1/2013, cháu bé 3 tháng tuổi Nguyễn Thanh Long (Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) đã tử vong sau tiêm vắc-xin. Loại vacxin vì, vacxin thực tế là các virus được làm yếu, hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và “ghi nhớ” chúng.

Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn) được tiêm chủng cho cháu là vắc -xin Quinvaxen phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ và uống bại liệt. Thời hạn sử dụng trên vắc xin đến năm 2015.10 ngày sau, (16/3), lại thêm một trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem, Thật thương tâm, trẻ 4 tháng tuổi tiêm phòng vắc xin tại trung tâm y tế TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đầu tháng 5/2013, Bộ Y tế cho dừng tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem để kiểm tra lại loại vắc xin này.

Sự việc thương tâm gần đây nhất, ngày 20/7, tại Quảng Trị, 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi, chào đời, đã vĩnh viễn ra đi sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.

Theo Cục Y tế dự phòng, khi sử dụng vắc-xin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.

Cùng một ngày, 3 đứa trẻ vừa một ngày tuổi tử vong đang gây chấn động và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đến thời điểm hiện nay, nguyên nhân tử vong vẫn chưa được kết luận chính thức, nhưng các chuyên gia Bộ Y tế “tạm” khẳng định các cháu bị sốc phản vệ.

Trong lúc dư luận vẫn còn bàng hoàng sau vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B, một ngày sau (21/7), một sinh linh bé nhỏ tại Bình Thuận qua đời sau khi tiêm vắc-xin loại này. Như vậy, chỉ trong 2 ngày liên tiếp, vắc-xin – tiêm chủng để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe đã lấy đi 4 sinh mạng trẻ sơ sinh – mần non, tương lai đất nước. Nhưng 4 ngày trôi qua, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Bộ Y tế.

Hôm qua, (24/7), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có giải thích về việc không đến thăm gia đình 3 trẻ sơ sinh tử vong khi bà đang công tác tại Quảng Trị.

Ngày 21/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị. Mặc dù tham gia các sự kiện tại tỉnh Quảng Trị, nhưng người đứng đầu ngành y tế lại không đến thăm hỏi và chia sẻ với các gia đình có con bị tử vong. Cũng tại đây, khi phóng viên đề nghị Bộ trưởng phát ngôn về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin Viêm gan B, bà đã từ chối trả lời với lý do đã có đoàn công tác của Bộ Y tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, lý do đi công tác Quảng Trị để họp với UBND tỉnh về nhiều nội dung công việc khác. Lịch trình, chuyến bay… đã được bố trí kín lịch. Do vậy, bà không thể bố trí thời gian đi thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong.

Hiện tại, nguyên nhân của sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ. Bộ trưởng Tiến cho biết, hiện nay bà cũng đang thúc giục các đơn vị chức năng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Bộ Y tế đã lấy mẫu, đưa đi kiểm tra tại các cơ quan chuyên môn trong nước và quốc tế.

Chiều 22/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản khẩn thông báo tạm ngừng sử dụng trên toàn quốc 2 lô vắc-xin viêm gan B V-GB020812E và V-GB030812E, hạn dùng 07-2015, SĐK: QLVX-0376-11, do Công ty Vắc-xin và Sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất. Theo đó, cục yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia phối hợp với Vabiotech gửi thông báo tạm ngừng sử dụng tới những nơi phân phối, sử dụng các lô vắc-xin viêm gan B nói trên, đồng thời yêu cầu các đơn vị này bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn.

GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, ngoài 2 lô vắc-xin tạm dừng sử dụng do liên quan các trường hợp tử vong tại tỉnh Quảng Trị, 2 lô vắc-xin còn lại trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia vẫn được sử dụng bình thường.

Trước những nghi ngại của dư luận về việc tiêm vắc-xin cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, ngày 24/7, đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định tiếp tục đề nghị rằng trẻ cần được tiêm mũi chủng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi bổ sung sau đó trong vòng 1-15 tháng.

]]>
https://meyeucon.org/28850/sau-10-thang-13-tre-bi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin/feed/ 1
5 điều cần biết khi chích ngừa viêm gan B https://meyeucon.org/14547/5-dieu-can-biet-khi-chich-ngua-viem-gan-b/ https://meyeucon.org/14547/5-dieu-can-biet-khi-chich-ngua-viem-gan-b/#comments Fri, 10 Dec 2010 15:38:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=14547 Sự cố chích ngừa viêm gan virus B vừa qua đã làm nhiều người lo lắng. 5 thắc mắc sau đây được bạn đọc quan tâm nhất sẽ được TS-BS Bùi Hữu Hoàng, chuyên khoa gan-mật BV Đại học Y dược TP.HCM giải đáp.


1. Sau khi ra đời cơ thể trẻ còn yếu, nên việc chích ngừa cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh là không cần thiết?

Do vaccin ngừa VGB hiện nay là loại tái tổ hợp (recombinant), có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ và độ an toàn tương đối cao, nên tai biến nặng liên quan đến miễn dịch (sốc phản vệ) hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, vaccin ngừa VGB được khuyến cáo chích cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu nếu biết mẹ đã bị nhiễm virus VGB (HBsAg+) hoặc không biết chính xác tình trạng nhiễm virus VGB ở mẹ. Trường hợp mẹ không nhiễm virus VGB thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ ngay sau sinh.

2. Chích ngừa VGB cùng lúc với những vaccin khác sẽ làm cơ thể “mệt mỏi” và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Hiện nay, y học đã phát minh ra một số loại vaccin dạng kết hợp “4 trong 1”, “5 trong 1”, “6 trong 1” nhằm đơn giản hoá việc chích ngừa và đem lại tiện lợi như giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm chi phí đi lại và ngày công, giảm chi phí quản lý y tế… Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng khi chích vaccin kết hợp, khả năng tạo kháng thể bảo vệ cơ thể vẫn tương đương như khi tiêm riêng rẽ từng loại vaccin, đồng thời các vaccin này vẫn đảm bảo tính an toàn cao.

3. Trường hợp nào không được chích vaccin?

Vaccin VGB là vaccin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉ định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trọng lượng sau sinh < 2kg, đang bị sốt cao hoặc có nguy cơ bị các bệnh lý nặng khác thì phải hoãn việc chích ngừa sau vài tháng.

4. Có thể chích ngừa bất kỳ lúc nào?

Nước ta hiện có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10 – 12 triệu người đang mang mầm bệnh. Vì vậy, nhiều người có khả năng bị nhiễm, nên trước khi chích ngừa cần thử máu xem mình đã bị nhiễm hay chưa. Xét nghiệm tối thiểu cần làm trước khi chích ngừa là HBsAg và antiHBs. Nếu HBsAg (-) và antiHBs (+) có nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể tạo ra đủ kháng thể nên không cần chích ngừa. Nếu HBsAg và antiHBs đều âm tính (chưa nhiễm bệnh) thì nên chích ngừa. Còn HBsAg (+) và antiHBs (-) tức là cơ thể đang bị nhiễm, chưa được bảo vệ và cũng không cần chích ngừa.

5. Sau khi chích ngừa VGB, cơ thể sẽ được bảo vệ 100%?

Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm, người ta phải chích nhắc lại một mũi. Nhưng ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh VGB cao như Việt Nam, không cần chích nhắc lại sau 15 năm vì cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus B, xem như cơ thể đã được “nhắc lại”. Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt được hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…

]]>
https://meyeucon.org/14547/5-dieu-can-biet-khi-chich-ngua-viem-gan-b/feed/ 6
Tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ: Không thể trì hoãn https://meyeucon.org/14238/tiem-vaccin-viem-gan-b-cho-tre-khong-the-tri-hoan/ https://meyeucon.org/14238/tiem-vaccin-viem-gan-b-cho-tre-khong-the-tri-hoan/#comments Mon, 29 Nov 2010 22:10:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=14238 Những hiểu biết không đầy đủ về các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh và tính an toàn của vaccin trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng, đặc biệt là đối với tỷ lệ tiêm vaccin viêm gan B, một trong những vaccin mới được đưa vào bao phủ trên toàn quốc. Hậu quả của việc trì hoãn hoặc không cho trẻ tiêm vaccin này sẽ có ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào?

Trao đổi với TS. Trịnh Thị Ngọc – Trưởng Khoa truyễn nhiễm Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này:

PV: Virut viêm gan B nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng như thế nào? Mức độ nhiễm virut này ở Việt Nam hiện nay ra sao, thưa TS?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Theo những nghiên cứu điều tra mới nhất thì hiện nay tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) ở nước ta rất cao, từ 15- 20% dân số, thậm chí còn cao hơn và được xếp vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới. Những người nhiễm HBV đều có nguy cơ biến thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong. Sự lây truyền xảy ra theo các con đường truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tất cả mọi người có xét nghiệm HbsAg dương tính đều có khả năng lây truyền bệnh. Nhóm người có nguy cơ cao là tiêm chích ma túy, phải truyền máu nhiều lần, người có quan hệ tình dục không an toàn và trẻ sinh ra từ những phụ nữ có HBV. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV rất dễ bị viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát và có tuổi thọ ngắn ngủi. Người ta ước tính có khoảng 15- 20% số người nhiễm HBV sẽ chết sớm vì xơ gan hoặc ung thư gan. HBV còn là nguyên nhân gây nên 80% các trường hợp ung thư gan trên thế giới.

PV: Theo TS biện pháp nào tốt nhất để phòng được căn bệnh này?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Không có biện pháp phòng bệnh nào tốt hơn là tiêm phòng vaccin viêm gan B. Tại Việt Nam, việc đưa vaccin viêm gan B vào tiêm chủng thường xuyên cho trẻ là việc làm thật sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với căn bệnh này. Khi được bảo vệ bằng vaccin, trẻ em sinh ra từ những người mẹ có HBsAg cũng sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm từ mẹ. Khi dịch vụ y tế còn kém phát triển thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng theo đường truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm… làm cho bệnh lây nhiễm cao, nhưng hiện nay dịch vụ y tế đã được cải thiện đáng kể, bơm kim tiêm đều dùng 1 lần và kỹ thuật sát khuẩn được thực hiện tốt thì nguy cơ lây lan bệnh viêm gan B chủ yếu hiện nay là quan hệ tình dục, tiêm chích ma tuý và đặc biệt là từ mẹ sang con. Có những bệnh nhân còn ít tuổi chưa một lần phải tiêm, truyền, chưa có quan hệ tình dục nhưng xét nghiệm trong máu có dương tính với HbsAg, đây là hậu quả truyền bệnh từ người mẹ mà đứa con phải hứng chịu.

PV: Gần đây do hiểu biết không đầy đủ về các ca phản ứng nặng xảy ra sau tiêm vaccin viêm gan B đã làm các bậc cha mẹ lo ngại không cho trẻ đi tiêm hoặc trì hoãn lịch tiêm, điều này sẽ tác động nguy hại đến sức khỏe của trẻ và cộng đồng ra sao?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Tôi nhấn mạnh rằng vaccin viêm gan B là vaccin có tính an toàn cao nhất trong tất cả những vaccin đang được sử dụng trên thế giới. Rất đáng tiếc là sự thiếu hiểu biết của cộng đồng về vaccin này cũng như những nguy cơ gây tử vong ở trẻ sơ sinh đã làm giảm sút tỉ lệ tiêm chủng thời gian qua. Trong khi đó, vaccin VGB mũi đầu tiên được chỉ định tiêm trong 24 giờ sau sinh, trùng với thời điểm tử vong sơ sinh xảy ra cao nhất. Do đó nếu có phản ứng nặng xảy ra với những trẻ này người ta chỉ đổ lỗi cho tiêm chủng, mà sự thật nếu không tiêm thì nhiều trẻ sơ sinh vẫn có thể tử vong vì nhiều lý do khác. Nếu tình trạng này không được sớm khắc phục sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng và nền kinh tế, bởi vì khi bệnh đã biến chứng sang xơ gan thì điều trị rất tốn kém mà hiệu quả không cao, tuổi thọ không kéo dài. Hơn nữa nếu không cho trẻ đi tiêm chủng nhiều bệnh tật đã thanh toán và loại trừ có nguy cơ quay trở lại, nhiều bệnh truyền nhiễm khác như viêm não Nhật Bản, sởi có cơ hội bùng phát mạnh mẽ. Trẻ em là người chịu thiệt thòi nặng nề nhất.

GS Beas Ley- một chuyên gia về viêm gan B của Mỹ khi sang Việt Nam đã khẳng định: muốn phòng bệnh cho trẻ có mẹ dương tính với virut thì phải tiêm ngay vaccin viêm gan B và kháng thể Hepabig vài phút sau khi sinh, nếu để sau vài giờ đã là quá muộn. Vì thế chúng ta không thể trì hoãn lịch tiêm cho trẻ, kể cả những trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm virut viêm gan B thì vẫn phải tiêm ngay sau khi sinh mới có tác dụng phòng được bệnh.

PV: TS có lời khuyên như thế nào với cộng đồng trong việc lựa chọn phòng bệnh bằng vaccin này trước những vụ tai biến xảy ra sau tiêm chủng?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Các bậc cha mẹ cần lựa chọn biện pháp tiêm chủng để phòng bệnh tốt nhất cho con mình, cần hiểu đầy đủ giá trị của vaccin viêm gan B. Trước những thông tin về phản ứng sau tiêm phải tìm hiểu nguyên nhân từ các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông tin cậy. Mỗi người mẹ, đặc biệt là những người đã nhiễm virut viêm gan B cần phải chia sẻ trách nhiệm với các nhân viên tiêm chủng khi họ tiêm phòng cho con mình, bởi chỉ có vaccin mới bảo vệ được con họ trước căn bệnh này.

PV: Xin cảm ơn TS!

]]>
https://meyeucon.org/14238/tiem-vaccin-viem-gan-b-cho-tre-khong-the-tri-hoan/feed/ 1
Hepavax-Gene – Vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp không gây nhiễm https://meyeucon.org/14183/hepavax-gene-vac-xin-viem-gan-b-tai-to-hop-khong-gay-nhiem/ https://meyeucon.org/14183/hepavax-gene-vac-xin-viem-gan-b-tai-to-hop-khong-gay-nhiem/#respond Sun, 28 Nov 2010 15:11:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=14183 Hepavax-Gene là vắc xin viêm gan B tái tổ hợp không gây nhiễm. Sản phẩm có chứa kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (HBsAg) tinh khiết, được biến đổi từ nấm mem Hansenula polymorpha bằng kỹ thuật DNA.

HBsAg được tinh khiết qua các bước sinh hóa như: siêu ly tâm, sắc ký cột…được hấp phụ trên gel nhôm hydroxit trong điều kiện sinh lý, sau đó được pha chế trong điều kiện vô trùng. Đặc biệt ở Hepavax-Gene không có có chất bảo quản Thiomersal, nồng độ protein từ tế bào chủ dưới 5%.

Chỉ định

Để tạo miễn dịch chủ động phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B. Loại vắc xin này không phòng chống được các kiểu gây nhiễm do các tác nhân khác như vi rút viêm gan A, C hoặc các vi rút khác đã biết có khả năng gây nhiễm trên gan.

Hepavax-Gene được dùng cho bất kỳ lứa tuổi nào, từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành. Tiêm phòng vắc xin được khuyến cáo cho tất cả các đối tượng đang hoặc có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B cao, bao gồm:

– Nhóm người khỏe mạnh có nguy cơ cao Bác sỹ phẩu thuật vùng miệng, nha sỹ, và bác sỹ và phẩu thuật viên, y tá, nha tá, nhân viên chăm sóc răng miệng, trợ y tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân, nhân viên thẩm phân máu, nhân viên huyết học và ung bướu, nhân viên phòng xét nghiệm huyết học và các xét nghiệm lâm sàng khác, nhân viên nhà xác, nhân viên ngân hàng máu và nhân viên vệ sinh trong bệnh việnn nhân viên cấp cứu, đội cứu thương.

– Nhóm bệnh nhân Bệnh nhân phải thường xuyên truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu như bệnh nhân thẩm phân máu và bệnh nhân ung thư, bệnh thiếu máu hình liềm, bệnh xơ gan và bệnh nhân mắc chứng máu khó đông…

– Cá nhân và nhân viên ở các cơ quan cư trú

– Cá nhân thường xuyên tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm cao, tù nhân và nhân viên gác tù, nhân viên tổ chức chăm sóc sức khỏe.

– Cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao do quan hệ tình dục Những cá nhân quan hệ tình dục bừa bãi, người đồng tính luyến ái (nam), gái mại dâm. Người nghiện tiêm chích ma túy Những người du lịch vào vùng cơ tỷ lệ mắc bệnh cao. Các thành viên gia đình tiếp xúc với nhóm trên và có tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B cấp và mãn tính.

– Trẻ sơ sinh có mẹ mang mầm bệnh.

– Các nhóm khác Cảnh sát, đội cứu hỏa, lực lưỡng vũ trang và bất cứ người nào có cuộc sống dễ tiếp xúc với vi rút viêm gan B.

– Những vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ em và trẻ sơ sinh cũng như người già.

– Việc tiêm phòng vắc xin chống viêm gan siêu vi B cần được thực hiện trong thời gian dài để làm giảm nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi B cũng như nguy cơ viêm gan mãn tính và xơ gan.

Thành phần

Mỗi liều 1.0ml chứa 20µg HBsAg hấp phụ với 0.5mg nhôm hydroxit. Mỗi liều 0.5ml chứa 10µg HBsAg hấp phụ với 0.25mg nhôm hydroxit. Chế phẩm được xử lý bằng formaldehyde trước khi hấp phụ với nhôm hydroxit.

Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Cũng như tất cả các vắc xin khác, Hepavax-Gene không được tiêm cho các trường hợp sốt cao. Tuy nhiên, không chống chỉ định tiêm phòng trong những trường hợp lây nhiễm thông thường.

Phụ nữ cho con bú

Cho đến nay vẫn chưa được biết Hepavax-Gene có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Cẩn trọng khi dùng vắc xin cho đối tượng này.

Thận trọng lúc dùng

Tác động của kháng nguyên đối với sự phát triển của thai nhi chưa được biết, vì vậy khuyến cáo không nên tiêm cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, có thể tiêm vắc xin này cho phụ nữ có thai trong trường hợp có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút viêm gan B. Cũng như tất cả các loại sinh phẩm khác bao giờ cũng phải có sẵn epinephrine trong trường hợp có phản ứng quá mẫn.

Cảnh báo

Do thời gian ủ bệnh của vi rút viêm gan B dài, vì thế đã có thể nhiễm vi rút viêm gan B vào thời điểm tiêm mà chưa có biểu hiện lâm sàng.

Vắc xin không bảo vệ được người tiêm trong trường hợp như vậy Không tiêm Hepavax-Gene ở vùng mông hay trong da vì không cho kết quả đáp ứng miễn dịch mong muốn. Không tiêm vắc xin vào tĩnh mạch.

Ở những bệnh nhân thẩm tích máu và đối tượng suy yếu miễn dịch, có thể không có đủ lượng kháng thể để bảo vệ sau khi tiêm các liều vắc xin cơ bản như bình thường và vì vậy những bệnh nhân này có thể phải tiêm thêm mũi bổ sung.

Tác dụng phụ

Các phản ứng phụ tại chỗ thường xảy ra như đau nhức, ban đỏ, sưng tại chỗ tiêm. Những triệu chứng này thường nhẹ và tự khỏi khoảng 2 ngày sau khi tiêm. Một vài triệu chứng khó chịu xảy ra như sốt, nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt, mệt mỏi cũng đã được báo cáo trong một vài trường hợp nhưng hiện vẫn chưa biết được là do vắc xin hay không. Những phản ứng không mong muốn khác như phản ứng phản vệ, bệnh thần kinh.

Liều lượng và cách dùng

Không tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da. Hepavax-Gene phải được tiêm bắp.

  • Người lớn nên tiêm vào cơ delta.
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: nên tiêm vào mặt trước cơ đùi thì tốt hơn vì cơ delta có kích thước nhỏ. Không nên dùng cho bệnh nhân có khuynh hướng chảy máu (như bệnh ưa chảy máu)

Lịch tiêm chủng :

Tạo miễn dịch sơ khởi: một lịch tiêm cơ bản gồm 3 liều như sau:

  • Liều khởi đầu: vào lúc lựa chọn
  • Liều thứ hai: 1 tháng sau khi tiêm liều đầu
  • Liều thứ ba: 2 tháng hoặc 6 tháng sau khi tiêm liều đầu

Liều lượng tùy thuộc vào từng trường hợp, cụ thể :

Nhóm Công thức Liều khởi đầu Liều thứ 2 Liều thứ 3
Trẻ sơ sinh 10µg/0.5ml 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg)
Trẻ <10 tuổi 10µg/0.5ml 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg)
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi 20µg/1.0ml 1.0ml (20µg) 1.0ml (20µg) 1.0ml (20µg)

Đợt chủng ngừa sơ khởi có thể tạo được miễn dịch trong khoảng 5 năm.

Yêu cầu tiêm liều tăng cường cách mỗi vài năm sau đợt chủng ngừa sơ khởi.

Có thể dùng Hepavax-Gene đồng thời với Globulin miễn dịch viêm gan B nhưng phải tiêm hai vị trí khác nhau.

Tương tác thuốc Hepavax-Gene

Là sản phẩm đã bất hoạt nên không bị lây nhiễm. Có thể dùng chung với những vắc xin khác ở những vị trí tiêm khác nhau. Hepavax-Gene có thể dùng chung với vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà hấp phụ (DPT) nhưng phải dùng khác kim tiêm và khác chỗ tiêm hoặc vắc xin bại liệt sống dùng uống (OPV).

Hạn dùng & bảo quản

  • 36 tháng. Không dùng thuốc quá hạn.
  • Bảo quản ở 2-8oC, tránh đông đá, bảo quản trong bao gói kín.
  • Đóng gói: 20µg/1.0ml/lọ  và 10µg/0.5ml/lọ
]]>
https://meyeucon.org/14183/hepavax-gene-vac-xin-viem-gan-b-tai-to-hop-khong-gay-nhiem/feed/ 0
Tiêm vắc-xin viêm gan B – quyền lợi của trẻ em https://meyeucon.org/2950/tiem-vac-xin-viem-gan-b-quyen-loi-cua-tre-em/ https://meyeucon.org/2950/tiem-vac-xin-viem-gan-b-quyen-loi-cua-tre-em/#respond Mon, 26 Apr 2010 11:44:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=2950 Viêm gan B là một bệnh nan y, nguồn lây của nó là siêu vi viêm gan B. Những người nhiễm HBV đều có nguy cơ biến thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong.

Tất cả mọi người có xét nghiệm HBsAg dương tính đều có khả năng lây truyền bệnh. Nhóm người có nguy cơ cao là tiêm chích ma túy, phải truyền máu nhiều lần, người có quan hệ tình dục không an toàn và trẻ sinh ra từ những phụ nữ có HBV. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV rất dễ bị viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát và có tuổi thọ ngắn.

Quanh cảnh Ngày toàn dân đưa trẻ đi tiêm chủng ở Hà Nội.

Hiện nay tại các cơ sở điều trị viêm gan ở nước ta số bệnh nhân luôn cao hơn 3 đến 4 lần số giường điều trị, dẫn đến tình trạng quá tải. Hầu hết những bệnh nhân nhập viện đều ở trong tình trạng rất nặng, đã có nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan cổ trướng, viêm gan mạn tính, thậm chí là ung thư gan. Điều đáng quan tâm là, phần lớn những trường hợp viêm gan B trên đều chưa từng được bảo vệ bằng vắc-xin.

Ở nước ta, tỉ lệ người nhiễm vi-rút viêm gan B chiếm tới 10 đến 15% dân số, ở nhóm người có nguy cơ cao, tỉ lệ này lên tới 20%. Những em bé được sinh ra từ những bà mẹ có vi-rút viêm gan B sẽ có nguy cơ nhiễm vi-rút này tới 90%. Nếu không được tiêm vắc-xin phòng bệnh, những em bé này tiếp tục là nguồn lây trong cộng đồng, 10 đến 15 năm sau chúng sẽ mắc phải các biến chứng nguy hiểm như viêm gan B mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Các kết quả khoa học nhiều năm qua trên thế giới chứng minh rằng, có thể phòng ngừa được tới 80 – 90% viêm gan B nếu trẻ được tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin, đặc biệt mũi một phải tiêm ngay trong vòng 24 giờ sau sinh. Trong nhiều năm qua, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia ở nước ta đã cố gắng mang lại quyền lợi này cho tất cả trẻ em. Khi được bảo vệ bằng vắc-xin, trẻ em sinh ra từ những người mẹ có HBsAg cũng sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm từ người mẹ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần lựa chọn biện pháp tiêm chủng để phòng bệnh tốt nhất cho con mình và cần tìm hiểu đầy đủ về giá trị của vắc-xin viêm gan B. Mỗi người mẹ, đặc biệt là những người đã nhiễm vi-rút viêm gan B cần phải chia sẻ trách nhiệm với các nhân viên tiêm chủng khi họ tiêm phòng cho con mình, bởi chỉ có vắc-xin mới bảo vệ được con họ trước căn bệnh này.

– Muốn phòng bệnh cho trẻ có mẹ dương tính với vi-rút viêm gan B thì phải tiêm ngay vắc-xin viêm gan B và kháng thể Hepabig vài phút sau khi sinh, nếu để sau vài giờ là quá muộn.

– Không thể trì hoãn lịch tiêm cho trẻ, kể cả những trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm vi-rút viêm gan B cũng nên tiêm ngay sau khi sinh mới có tác dụng phòng bệnh.

Bác sĩ Quốc Tuấn

]]>
https://meyeucon.org/2950/tiem-vac-xin-viem-gan-b-quyen-loi-cua-tre-em/feed/ 0
Tiêm vaccin viêm gan B – Nhu cầu và quyền lợi của trẻ em https://meyeucon.org/1677/tiem-vaccin-viem-gan-b-nhu-cau-va-quyen-loi-cua-tre-em/ https://meyeucon.org/1677/tiem-vaccin-viem-gan-b-nhu-cau-va-quyen-loi-cua-tre-em/#respond Mon, 12 Apr 2010 09:43:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=1677 Các kết quả khoa học nhiều năm qua trên thế giới chứng minh rằng, có thể phòng ngừa được tới 80 – 90% viêm gan B nếu trẻ được tiêm đầy đủ 3 mũi vaccin, đặc biệt mũi 1 phải tiêm ngay trong vòng 24 giờ sau sinh. Trong nhiều năm qua, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) Quốc gia đã cố gắng mang lại quyền lợi này cho tất cả trẻ em Việt Nam. Cộng đồng cần có những hiểu biết đầy đủ về bệnh và tác dụng của vaccin để mọi trẻ em có được sự phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Tiêm vaccin đúng lịch là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh cho trẻ em.

Tất cả những trường hợp viêm gan B đều chưa từng được bảo vệ bằng vaccin

TS. Trịnh Thị Ngọc, Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những nghiên cứu điều tra mới nhất thì hiện nay tỉ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) ở nước ta rất cao, từ 10-20% dân số, thậm chí còn cao hơn và được xếp vào nhóm các quốc gia có tỉ lệ viêm gan B cao nhất thế giới. Những người nhiễm HBV đều có nguy cơ biến thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong. Sự lây truyền xảy ra theo các con đường truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tất cả mọi người có xét nghiệm HbsAg dương tính đều có khả năng lây truyền bệnh. Nhóm người có nguy cơ cao là tiêm chích ma tuý, phải truyền máu nhiều lần, người có quan hệ tình dục không an toàn và trẻ sinh ra từ những phụ nữ có HBV. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV rất dễ bị viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát và có tuổi thọ ngắn ngủi. Người ta ước tính có khoảng 15 – 20% số người nhiễm HBV sẽ chết sớm vì xơ gan hoặc ung thư gan. HBV còn là nguyên nhân gây nên 80% các trường hợp ung thư gan trên thế giới.

Khác với các bệnh truyền nhiễm khác như sốt phát ban, quai bị hay thủy đậu…, số bệnh nhân nhập viện tăng lên theo mùa nhưng bệnh nhân viêm gan B thì luôn đông quanh năm. Hiện tại riêng phòng điều trị viêm gan số bệnh nhân luôn gấp 3-4 lần số giường điều trị, dẫn đến tình trạng quá tải. Hầu hết những bệnh nhân nhập viện đều ở trong tình trạng rất nặng, đã có nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan cổ trướng, viêm gan mạn tính, thậm chí là ung thư gan. Bên cạnh đó chúng tôi còn phải theo dõi và điều trị ngoại trú cho rất nhiều trường hợp, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tất cả những trường hợp viêm gan B đều chưa từng được bảo vệ bằng vaccin.

Tiêm vaccin viêm gan B là một giải pháp phòng bệnh tốt nhất

TS. Jean Marc Olive’ – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, con đường lây truyền của virut viêm gan B không khác gì với HIV, đó là qua đường tình dục, mẹ truyền sang con và lây qua đường tiêm chích. Khác với HIV, bệnh viêm gan B đã có vaccin phòng ngừa và thực sự phát huy hiệu quả. Tại Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm virut viêm gan B là rất cao, chiếm tới 10 – 15% dân số, thậm chí trong những nhóm người có nguy cơ cao, tỷ lệ này còn là 20%. Những em bé được sinh ra từ những bà mẹ có virut viêm gan B sẽ có nguy cơ nhiễm virut này tới 90%. Nếu không được tiêm vaccin phòng bệnh, những em bé này tiếp tục là nguồn lây trong cộng đồng, 10-15 năm sau chúng sẽ mắc phải các biến chứng nguy hiểm như viêm gan B mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Sự ra đời của vaccin viêm gan B thật sự là một cứu cánh cho căn bệnh nguy hiểm này, không có biện pháp phòng bệnh nào tốt hơn là tiêm phòng vaccin viêm gan B. Tại Việt Nam, việc đưa vaccin viêm gan B vào tiêm chủng thường xuyên cho trẻ là việc làm thật sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với căn bệnh này. Trên thế giới, từ năm 1977, người ta đã khuyến cáo cần phải đưa vaccin viêm gan B vào Chương trình TCMR cho trẻ em sơ sinh, những cư dân sống ở những vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao cũng cần thiết được tiêm phòng bệnh. Khi được bảo vệ bằng vaccin, trẻ em sinh ra từ những người mẹ có HBsAg cũng sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm từ người mẹ.

Vaccin viêm gan B có tính an toàn cao nhất

TS. Trịnh Thị Ngọc khẳng định, vaccin viêm gan B là vaccin có tính an toàn cao nhất trong tất cả những vaccin đang được sử dụng trên thế giới. Các bậc cha mẹ cần lựa chọn biện pháp tiêm chủng để phòng bệnh tốt nhất cho con mình, cần hiểu đầy đủ giá trị của vaccin viêm gan B. Mỗi người mẹ, đặc biệt là những người đã nhiễm virut viêm gan B cần phải chia sẻ trách nhiệm với các nhân viên tiêm chủng khi họ tiêm phòng cho con mình, bởi chỉ có vaccin mới bảo vệ được con họ trước căn bệnh này.

GS. Beas Ley – một chuyên gia về viêm gan B của Mỹ khi sang Việt Nam đã khẳng định: Muốn phòng bệnh cho trẻ có mẹ dương tính với virut thì phải tiêm ngay vaccin viêm gan B và kháng thể Hepabig vài phút sau khi sinh, nếu để sau vài giờ đã là quá muộn. Vì thế chúng ta không thể trì hoãn lịch tiêm cho trẻ, kể cả những trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm virut viêm gan B thì vẫn phải tiêm ngay sau khi sinh mới có tác dụng phòng được bệnh.
]]>
https://meyeucon.org/1677/tiem-vaccin-viem-gan-b-nhu-cau-va-quyen-loi-cua-tre-em/feed/ 0