Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Mẹ bầu ốm nghén nặng có nguy cơ mắc tiền sản giật https://meyeucon.org/26579/me-bau-om-nghen-nang-co-nguy-co-mac-tien-san-giat/ https://meyeucon.org/26579/me-bau-om-nghen-nang-co-nguy-co-mac-tien-san-giat/#respond Sat, 23 Feb 2013 23:00:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=26579 Theo kết quả của những nghiên cứu mới gần đây cho biết, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng ở giai đoạn đầu hoặc giai cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như có nguy cơ mắc tiền sản giật và có khả năng phải nhập viện trước tuần thai thứ 12 của thai kỳ…

Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện Thụy Điển từ năm 1997 đến năm 2009 trên 1.155.033 phụ nữ trước 22 tuần thai và nhận thấy rằng, có 1,1% phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng, thường hay nôn ọe.

Các bác sĩ cũng cho biết, trên thế giới cứ 100 phụ nữ mang thai thì có 2 người mắc chứng bệnh ốm nghén nặng. Các triệu chứng bao gồm: Buồn nôn liên tục, đau đầu và mệt mỏi, ngoài ra là huyết áp thấp và nhịp tim nhanh, hôn mê hoặc nhầm lẫn. Tất cả những triệu chứng này có thể kéo dài đến 5 tháng, thậm chí với một số người, nó có thể kéo dài suốt thai kỳ.

Nguyên nhân chính là vì trong cơ thể những người phụ nữ này có chứa lượng hormone nhạy cảm cao hơn so với những phụ nữ khác.

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Thông thường, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, các thai phụ có biểu hiện ốm nghén nhẹ như lợm giọng, buồn nôn, sợ những thức ăn mà trước kia họ ưa thích. Thích ăn chua hoặc ngọt tùy người, có khi họ ăn cả những thứ như đồ đất nung, vôi quét tường… ốm nghén làm cho cơ thể thai phụ mệt mỏi xanh xao và hơi ốm nhưng không khiến cơ thể quá gầy yếu.

Triệu chứng ốm nghén sẽ dừng lại ở tuần thứ 14 hoặc 16 của thai kỳ, vậy nhưng một số phụ nữ cho đến tháng thứ 5 vẫn không thể ăn được gì và họ dễ dàng bị nôn ọe dẫn đến sự mất cân bằng điện giải khiến cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng. Đó là biểu hiện của những người bị ốm nghén nặng.

Do không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, nôn nhiều làm cho cơ thể bị mất nước kèm theo những triệu chứng như nhịp tim đập nhanh, tiểu tiện ít.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh những phụ nữ mang thai không có biểu hiện ốm nghén với những phụ nữ có biểu hiện ốm nghén khá nặng và họ nhận thấy rằng, đa số những phụ nữ bị ốm nghén nặng có nguy cơ mắc tiền sản giật và họ có khả năng phải nhập viện trước tuần thai thứ 12 của thai kỳ…

Ngoài ra, hiện tượng nôn mửa có thể khiến các bà bầu dễ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Chính vì vậy, khi thấy bản thân có dấu hiệu bị ốm nghén quá nặng thì tốt nhất là các bà bầu nên tới gặp bác sĩ để có lời khuyên thích hợp.

Để phòng ngừa và ngăn chặn những điều không may đối với bà bầu trong quá trình mang thai, thai phụ nên theo dõi thai để phát hiện những triệu chứng nhiễm độc. Cẩn thận nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Nếu chậm trễ trong việc phát hiện ra sự nhiễm độc của người mẹ, có thể sẽ dẫn đến những biến chứng như nhau bong non, phong huyết tử cung nhau… dễ khiến thai bị chết lưu trong bụng mẹ.

]]>
https://meyeucon.org/26579/me-bau-om-nghen-nang-co-nguy-co-mac-tien-san-giat/feed/ 0
Tiền sản giật là gì và nguy hiểm thế nào? https://meyeucon.org/17182/tien-san-giat-la-gi-va-nguy-hiem-the-nao/ https://meyeucon.org/17182/tien-san-giat-la-gi-va-nguy-hiem-the-nao/#comments Tue, 24 May 2011 22:17:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=17182 Hỏi: Em mang thai tháng thứ 7, và cũng sắp đến ngày sinh rồi. Em cũng tìm đọc nhiều tài liệu liên quan đến chuyện sinh đẻ. Em thấy gần đây báo đài có nói nhiều đến nguy cơ bị tiền sản giật sau khi sinh con, rất nguy hiểm cho cả con và mẹ, nên em rất sợ. Bác sĩ có thể tư vấn cho em về trường hợp sản phụ bị tiền sản giật được không? Tiền sản giật là gì? Những nguyên nhân, hậu quả và những ai có nguy cơ bị tiền sản giật? Em xin cảm ơn!

Trả lời: Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén, chiếm tỉ lệ 6-8% số phụ nữ mang thai. Tiền sản giật phần lớn xảy ra trong thời kỳ mang thai đầu tiên, thường xuất hiện ở những thai phụ có bệnh như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường…

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tăng huyết áp, phù mặt, tay và nước tiểu nhiều chất đạm. Dấu hiệu phù mặt, tay của tiền sản giật rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng phù nề do xuống máu. Nếu là phù nề bình thường sẽ được điều trị để tuần hoàn máu tốt hơn nhưng nếu là một biểu hiện của tiền sản giật thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, dấu hiệu này của tiền sản giật thường đi kèm với các biểu hiện khác như tăng huyết áp, nước tiểu nhiều đạm…

Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ); làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

Tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Bị tiền sản giật, người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ). Còn với thai nhi, sẽ làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí thai bị chết lưu trong tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong.

Để phát hiện sớm tiền sản giật, tốt nhất là đi khám thai sớm. Trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt, nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn. Khám thai hai lần một tuần để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

Có thể phát hiện sớm tiền sản giật qua các biểu hiện phù ở tay, chân, tăng cân nhiều, kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau đầu, đau bụng, cao huyết áp, nước tiểu có nhiều chất đạm…

Nếu phát hiện muộn các dấu hiệu của tiền sản giật thì bệnh có thể dẫn đến co giật trong lúc thai nghén gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong mẹ. Nhiều trường hợp tiền sản giật sau khi sinh bị tai biến mạch máu não hoặc làm tổn thương thận nặng gây bệnh thận mãn tính hết sức nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/17182/tien-san-giat-la-gi-va-nguy-hiem-the-nao/feed/ 2
Phát hiện gen gây tiền sản giật https://meyeucon.org/16531/phat-hien-gen-gay-tien-san-giat/ https://meyeucon.org/16531/phat-hien-gen-gay-tien-san-giat/#respond Wed, 06 Apr 2011 21:23:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=16531 Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc Trường Y, Đại học Washington ở St. Louis cho biết họ đã xác định được các lỗi di truyền có vẻ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thông qua phân tích ADN của hơn 300 phụ nữ mang thai.

60 trong số đó là những phụ nữ khỏe mạnh nhập viện do bị tiền sản giật nặng. 250 người còn lại là những phụ nữ đang được theo dõi về các biến chứng sức khỏe khác. 40 trong số họ cũng bị tiền sản giật.

Phân tích ADN cho thấy một số lỗi di truyền có ở 5 trong số 60 phụ nữ khỏe mạnh và 7 trong số 40 phụ nữ có nguy cơ cao bị tiền sản giật.

Gen được xác định có khiếm khuyết đóng vai trò điều tiết đáp ứng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể giúp lý giải mối liên quan với tiền sản giật.

Hiện tại họ đang lên kế hoạch nghiên cứu trên nhiều phụ nữ hơn và với các gen khác để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

]]>
https://meyeucon.org/16531/phat-hien-gen-gay-tien-san-giat/feed/ 0
Tiền sản giật và sản giật https://meyeucon.org/16133/tien-san-giat-va-san-giat/ https://meyeucon.org/16133/tien-san-giat-va-san-giat/#comments Thu, 10 Mar 2011 13:31:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=16133 Tiền sản giật và sản giật với dấu hiệu đặc trưng là cao huyết áp, phù và có protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến co giật và hôn mê.

Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được hiểu rõ. Nhưng có thể là do người mẹ phát triển phản ứng miễn dịch cho thai nhi. Tình trạng này dễ gặp ở người mang thai lần đầu hoặc mang đa thai. Tiền sản giật có thể có nguồn gốc từ gia đình và dễ gặp ở những người mẹ quá 35 tuổi. Ngoài ra còn nguy cơ tiền sản giật cao thường ở phụ nữ thừa cân, có bệnh thận mãn tính, đái tháo đường hoặc huyết áp cao.

Các triệu chứng của tiền sản giật và sản giật

Ban đầu, tiền sản giật có thể không xuất hiện triệu chứng. Khi tình trạng bộc phát, các triệu chứng có xu hướng phát triển dần dần nhưng đôi khi bắt đầu đột ngột. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sưng chân, mắt cá chân, bàn tay; tăng cân quá mức do việc lưu giữ chất lỏng.
  • Nhức đầu.
  • Rối loạn thị giác như mờ mắt và nhìn thấy đèn nhấp nháy.
  • Nôn mửa.
  • Đau bụng trên.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu bạn phát triển bất cứ triệu chứng nào trong thai kỳ. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng.

Xem chi tiết: Triệu chứng tiền sản giật ở bà bầu

Chẩn đoán tiền sản giật và sản giật

Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu tiền sản giật ở các lần khám thai trước sinh. Bác sĩ sẽ xem xét liệu người mẹ có dấu hiệu giữ nước, kiểm tra huyết áp cho mẹ và xét nghiệm nước tiểu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh tiền sản giật, người mẹ cũng có thể được sắp xếp cho các xét nghiệm máu khác nhau, bao gồm cả các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận.

Điều trị

Điều trị tiền sản giật phụ thuộc vào các giai đoạn của thai kỳ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu có tiền sản giật nhẹ đến trung bình và ít hơn 36 tuần mang thai, bạn có thể được khuyên nên nghỉ ngơi tại nhà. Huyết áp của bạn sẽ được thường xuyên để kiểm tra đảm bảo nó không được tăng quá cao. Một số phụ nữ sẽ phải theo dõi trong bệnh viện và có chế độ nghỉ ngơi đặc biệt.

Nếu tiền sản giật nặng và thai nhi đủ trưởng thành thì thúc sinh hoặc sinh mổ được khuyến khích. Trước khi chuyển dạ, người mẹ có thể phải tiêm corticoid để giúp phổi của bào thai trưởng thành. Trong trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật nặng phát triển trước tuần 24 thì phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ.

Bất kể mức độ nghiêm trọng, nếu tiền sản giật sau hơn 36 tuần mang thai, bác sĩ có thể khuyên người mẹ nên sinh mổ hoặc dùng phương pháp kích thích sinh sớm.

Nếu sản giật phát triển, người mẹ có thể được cho thuốc hạ huyết áp và thuốc chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh. Mổ lấy thai khẩn cấp sau đó được thực hiện.

Tiên lượng

Nếu tiền sản giật được xử lý trước khi nó trở nên trầm trọng, kết quả thường là tốt. Nếu phát triển thành sản giật, đời sống của người mẹ và thai nhi có nguy cơ. Cao huyết áp thường trở lại bình thường trong vòng khoảng 1 tuần sau sinh nhưng có nguy cơ khiến người mẹ phát triển bệnh cao huyết áp trong cuộc sống sau này. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ bị ảnh hưởng có tiền sản giật ở lần mang thai trong tương lai.

]]>
https://meyeucon.org/16133/tien-san-giat-va-san-giat/feed/ 4
Các xét nghiệm tiền sản đặc biệt https://meyeucon.org/16130/cac-xet-nghiem-tien-san-dac-biet/ https://meyeucon.org/16130/cac-xet-nghiem-tien-san-dac-biet/#comments Thu, 10 Mar 2011 13:29:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=16130 Trong thời gian mang thai, người mẹ có thể phải tiến hành một số xét nghiệm để kiếm tra biến chứng và các khuyết tật bào thai.

Đo độ mờ gáy

Nguy cơ mắc hội chứng Down ở bé có thể được đánh giá vào tuần 11-14 của thai kỳ bằng việc siêu âm đo các chất lỏng ở phía sau cổ (gáy) thai. Tất cả các bào thai đều có lớp chất lỏng này; nhưng lớp chất lỏng dày hơn bình thường có thể chỉ ra một nguy cơ khuyết tật nhiễm sắc thể như hội chứng Down, đặc biệt là ở người mẹ lớn tuổi. Nếu xét nghiệm cho thấy nguy cơ hội chứng Down, chọc dò ối có thể được chỉ định sau đó.

Người mẹ lớn tuổi cần lưu ý: Tuổi của mẹ dường như là một yếu tố gia tăng hội chứng Down. Bất thường thai nhi còn có nguy cơ tăng lên ở những người mẹ có bệnh tiểu đường và suy nhau thai. Vì thế, bạn cần được kiểm tra thường xuyên hơn.

Nếu sức khỏe tốt, bạn không cần chăm sóc đặc biệt nào khác so với những người mẹ trẻ tuổi hơn.

Tuổi tác chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thai kỳ, trong khi chế độ ăn uống quan trọng hơn.

Lấy mẫu nhung màng đệm – CVS

Lông nhung màng đệm phát triển sớm hơn so với nước ối nên kiểm tra mẫu lông nhung màng đệm có thể cung cấp thông tin có giá trị về gene và nhiễm sắc thể trước khi chọc dò ối.

Thực hiện: CVS được thực hiện dưới sự kiểm soát của siêu âm, thường là từ tuần thứ 10 đến tuần 12 của thai kỳ, trước khi các túi ối hoàn toàn lấp đầy khoang tử cung. Các thiết bị có thể được đưa qua cổ tử cung hoặc bụng của người mẹ (như chọc dò ối) để lấy mẫu xét nghiệm.

– Một dụng cụ giống như mỏ vịt được đưa vào cổ tử cung, trên khoang tử cung và sau đó vào các cạnh bên ngoài của nhau thai. Một lượng nhỏ mô lông nhung màng đệm sau đó được lấy ra phân tích.

– Phương pháp thứ hai là xét nghiệm mô nhau thai.

Nguy cơ sảy thai sau CVS là khoảng 1%, cao hơn so với tỷ lệ sảy thai tự phát. Ưu điểm của CVS là cho kết quả ban đầu trong vòng 24-48 tiếng, kết quả đầy đủ trong khoảng một tuần.

Xét nghiệm tầm soát huyết thanh

Xét nghiệm sàng lọc: Các xét nghiệm này không thể nói chính xác kết quả. Nếu thử nghiệm ban đầu cho thấy có vấn đề, một vài xét nghiệm chẩn đoán khác sẽ được tiến hành.

Còn gọi là Bart’s triple test. Một mẫu máu của người mẹ (thai từ 14 đến 20 tuần) được lấy để kiểm tra ba chất oestriol, chorionic gonadotrophin và alpha-fetoprotein. Các kết quả để dự đoán nguy cơ mắc Down ở bé. Nếu nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị người mẹ chọc dò ối.

Xét nghiệm kết hợp

Đây là xét nghiệm kết hợp giữa đo độ mờ da gáy và xét nghiệm máu trong cùng một ngày. Kết quả được biết trong vòng 1 tuần sau đó.

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm này được sử dụng để xác nhận bất thường thai nhi, chỉ được tiến hành sau khi đo độ mờ da gáy cho thấy bào thai có nguy cơ dị tật. Xét nghiệm chẩn đoán chính là chọc dò ối và CVS. Chọc dò ối là xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất mặc dù CVS có thể được thực hiện trước đó.

]]>
https://meyeucon.org/16130/cac-xet-nghiem-tien-san-dac-biet/feed/ 4
Bà bầu phù chân phải đi khám ngay https://meyeucon.org/15224/ba-bau-phu-chan-phai-di-kham-ngay/ https://meyeucon.org/15224/ba-bau-phu-chan-phai-di-kham-ngay/#comments Tue, 28 Dec 2010 23:23:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=15224 Phù chân là dấu hiệu của tiền sản giật, thường xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị sớm, mẹ và thai nhi có thể gặp nguy hiểm.


Theo tiến sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, rất nhiều người chỉ quan niệm phù chân là hiện tượng bình thường khi có thai mà không biết phù chân ở thai phụ cũng là bệnh lý.

Dấu hiệu của bệnh tật

Theo bác sĩ Cường, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ có sẵn có tiền sử bệnh tim, bệnh thận thì đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng phù chân. Hoặc nếu thai phụ ở nông thôn, ăn uống không đủ chất cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài những nguyên nhân bệnh lý vừa kể trên, phụ nữ mang thai bị phù chân còn có nguyên nhân phù do tiền sản giật và phù do chèn ép.

Bác sĩ Lưu Thị Kim Dung, Phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm Y tế Lao động, cho biết tử cung của người phụ nữ từ lúc chưa mang thai đến có thai tăng đến 50 lần về khối lượng, khối lượng này chèn ép lên các tĩnh mạch ở chân, gây ra hiện tượng phù chân. Ngoài ra có thể do tư thế khi làm việc phải ngồi hoặc đứng quá nhiều. Với nguyên nhân này, chỉ cần thai phụ thay đổi tư thế như nằm nghiêng sang bên trái, gác chân lên cao để tử cung đỡ đè vào tuần hoàn, gây ứ đọng máu ở tĩnh mạch thì hiện tượng này sẽ dừng ngay. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi tư thế mà hiện tượng không hết, thì đó có thể là do tiền sản giật.

Nên đi khám ngay

Bác sĩ Cường khuyến cáo, khi thai phụ có cảm giác người nặng nề, mí mắt nặng, chân nặng, da bóng, mất hết các nếp nhăn ở cổ tay, cổ chân, mặt tròn trịa thì nên đến bác sĩ sản khoa để xác định nguyên nhân. Ngoài ra, thai phụ cũng nên lưu ý quá trình tăng cân. Ở những tháng cuối chỉ nên tăng không quá 0,5 kg mỗi tuần, nếu vượt thì cũng là dấu hiệu thai phụ đã bị phù do tiền sản giật. Ngoài ra, đa số hiện tượng phù chân do tiền sản giật gây ra xuất hiện trong quý thứ ba của thai kỳ. Vì vậy, nếu thai phụ không có tiền sử các bệnh về tim, thận, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng lại xuất hiện phù, nhất là trong ba tháng cuối thì có thể do tiền sản giật.

Bác sĩ cũng khuyến cáo tiền sản giật là ca cấp cứu trong sản khoa, biến chứng rất nhiều, rất nhanh và rất nặng cho cả mẹ và con. Đối với mẹ thì có thể gây tử vong, đối với thai nhi thì chậm phát triển trong tử cung và nguy cơ chết lưu. Vì vậy, chẩn đoán sớm để phát hiện là rất quan trọng. Nếu như được phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ thì sẽ giảm bớt được rất nhiều nguy cơ, phù sẽ mất đi, tình trạng thai nghén sẽ dần trở lại bình thường.

Để giảm bớt hiện tượng phù chân, thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, khi nghỉ ngơi nên gác chân lên cao. Về chế độ dinh dưỡng, bà bầu nên ăn nhạt, tránh các thức ăn nhiều muối, thức ăn cay. Thai phụ cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng, trước khi đi ngủ ngâm chân trong nước nóng cũng có thể làm giảm phù chân.

]]>
https://meyeucon.org/15224/ba-bau-phu-chan-phai-di-kham-ngay/feed/ 8
Huyết áp cao và nguy cơ tiền sản giật khi mang thai https://meyeucon.org/14226/huyet-ap-cao-va-nguy-co-tien-san-giat-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/14226/huyet-ap-cao-va-nguy-co-tien-san-giat-khi-mang-thai/#respond Mon, 29 Nov 2010 17:41:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=14226 Hỏi: Chào meyeucon.org! Em mang thai được 33 tuần. Tính từ lúc mang thai đến giờ em đã lên khoảng 18kg. Mà bé có 2.2kg 74gr thôi. Như vậy bé có gầy quá ko ạ ? Lúc đi khám thai BS bảo hiện tại huyết áp của em là 120/80 chân có hiện tượng bị sưng phù, có thể do huyết áp của em hơi cao nên hạn chế ko cho em ăn nhiều muối & đường. Nhưng ko cho em dùng thuốc dưỡng hay hạ huyết áp gì hết ạ. Em nghe nói nếu huyết áp cao khi mang thai có thể gây tiền sản giật khi sinh phải ko ạ ? Xin meyeucon giải thích ngắn gọn dùm em là tiền sản giật xảy ra trong trường hợp nào? Và nó có nguy hiểm ko ạ? Triệu chứng của tiền sản giật là gì ạ?

Hiện tại em rất lo lắng nhưng ko biết phải ăn uống thế nào nữa để huyết áp hạ xuống nữa? Nói thật là em ko uống đc sữa dành cho bà mẹ mang thai, chủ yếu là ăn cơm, uống viên sắt obimin và ăn những gì mình thích thôi ạ. Meyeucon cho em hỏi huyết áp thế nào mới gọi là cao? và có cách nào làm huyết áp hạ xuống đc ko? Và cho em xin 1 chế độ dinh dưỡng mới cho em và bé để giúp bé an toàn đến khi chào đời.

Trong thời gian chờ đợi sự hồi đáp của meyeucon. Em thành thật biết ơn. Mong sớm nhận đc hồi âm của meyeucon.

Trả lời: Huyết áp của bạn ở chỉ số bình thường. Bạn cần so sánh với huyết áp khi chưa mang thai. Đúng là bạn tăng cân hơi nhiều mà bé lại nhỏ so với mức độ tăng cân của mẹ. Tuy nhiên khi đủ tháng (hơn 1 tháng nữa) con bạn vẫn trên 2,5 kg.

Bạn không uống được sữa bà bầu thì uống sữa bò tươi, sữa đậu nành cũng tốt. Ngoài ra nên ăn nhiều tôm cá, trái cây… thì tốt cho sức khỏe. Bạn vẫn cần ăn muối, đường nhưng giảm lượng bằng 1/2 so với bình thường.

Sản giật và tiền sản giật là 1 trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm. Dấu hiệu tiền sản giật là huyết áp cao từ 140/100 trở lên, chân phù nhiều, nước tiểu có nhiều Albumin, sản phụ hay nhức đầu, hoa mắt…. Nếu không kịp thời điều trị thì sẽ chuyển sang sản giật. Trong căn bệnh này thai nhi có thể chết bất kỳ, không điều trị tích cực và hiệu quả sẽ dễ mắc bệnh suy thận. Đã có trường hợp tử vong do sản giật, do vậy bạn nên vận động tập thể dục nhẹ nhàng, nên nghỉ làm (nếu bạn đi làm công sở, doanh nghiệp) trước sinh 2 tuần để chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cho cuộc vượt cạn. Chúc bạn “Mẹ tròn con vuông”.

Tư vấn được thực hiện bởi BS. Thanh Hương – Meyeucon.org

]]>
https://meyeucon.org/14226/huyet-ap-cao-va-nguy-co-tien-san-giat-khi-mang-thai/feed/ 0
Phù chân có bị sản giật? https://meyeucon.org/12782/phu-chan-co-bi-san-giat/ https://meyeucon.org/12782/phu-chan-co-bi-san-giat/#comments Tue, 28 Sep 2010 15:40:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=12782 Hỏi: Vợ tôi mang thai tuần thứ 33, mấy hôm nay cô ấy bị phù chân. Tôi nghe nói nếu bị phù rất dễ bị sản giật. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của vợ tôi phải làm thế nào?

Trả lời: Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp, nước tiểu có abulmin và phù thũng. Tăng huyết áp có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu. Khi xuất hiện những triệu chứng này cần chú ý đến khả năng chảy máu cuống rốn, tình trạng đông máu trong mạch máu.

Khi bị phù, chóng mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối của quá trình thai nghén cần phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa tin cậy, vì rất có thể là dấu hiệu của tiền sản giật và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào dù là Đông hay Tây y.

Vào cuối thời kỳ mang thai, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị hạ thấp, làm thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu nặng sẽ khiến đại não và tai trong bị trở ngại do không được cung cấp đủ máu và xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, mặt xanh tái. Để chăm sóc và kiểm soát tốt quá trình mang thai, vợ anh cần đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần đi khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

BS. Nguyễn Cảnh Chương

]]>
https://meyeucon.org/12782/phu-chan-co-bi-san-giat/feed/ 4
Vitamin D và chứng tiền sản giật https://meyeucon.org/12090/vitamin-d-va-chung-tien-san-giat/ https://meyeucon.org/12090/vitamin-d-va-chung-tien-san-giat/#respond Fri, 10 Sep 2010 04:20:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=12090 Theo tạp chí Sản khoa và Phụ khoa (Mỹ), một nghiên cứu mới đây cho thấy, những phụ nữ mang thai bị sản giật do liên quan đến huyết áp cao thường có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn ở những thai phụ khỏe mạnh khác, từ đó dẫn đến khả năng là vitamin D có một vai trò trong biến chứng này.

Tình trạng này gọi là biến chứng sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng có các triệu trứng như huyết áp tăng đột ngột và sự tích tụ protein trong nước tiểu do suy thận. Đây là một dạng bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở tuần thứ 34 của thai kỳ.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện thấy lượng vitamin D ở 50 thai phụ có triệu chứng tiền sản giật thường thấp hơn so với 100 thai phụ khoẻ mạnh khác (trung bình 18 nanogam (ng)/mililit (ml) so với 32ng/ml).

Nghiên cứu này tuy chưa chứng minh được lượng vitamin D thấp gây ra chứng tiền sản giật, nhưng một loạt các nghiên cứu gần đây đã phát hiện mối liên quan giữa lượng vitamin D trong máu hay lượng vitamin D hấp thụ với các rủi ro của một loạt vấn đề về sức khoẻ. Chẳng hạn, lượng vitamin D thấp liên quan đến tiểu đường typ 1, hen suyễn nghiêm trọng ở trẻ em và bệnh tim mạch, một số loại ung thư nhất định và bệnh trầm cảm ở người lớn.

Theo tiến sĩ Christopher J.Robinson, thuộc Trường Đại học Y ở Charleston bang Nam Carolina, nếu vitamin D có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật thì có thể giúp giải thích tại sao phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn các nhóm chủng tộc khác, ngay cả khi tính đến các yếu tố thu nhập cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.

Vitamin D tự nhiên được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng, mà quá trình này lại kém hiệu quả hơn ở những người có làn da sẫm màu hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy nhóm người Mỹ gốc Phi có lượng vitamin D trong máu thấp. Ví dụ, khi nghiên cứu về nhóm thanh thiếu niên Mỹ, trong số 14% không có đủ lượng vitamin D (ít hơn 20ng/ml), có đến một nửa là người da đen.

Khi so sánh 50 thai phụ bị tiền sản giật với nhóm 100 thai phụ khoẻ mạnh khác nói trên, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận, 54% trong nhóm tiền sản giật bị thiếu hụt vitamin D (ít hơn 20ng/ml) so với 27% ở nhóm khoẻ mạnh. Chỉ có 24% ở nhóm tiền sản giật có lượng vitamin D lớn hơn 32ng/ml, trong khi ở nhóm kia là 47%.

Ông Robinson cho rằng, vitamin D có ảnh hưởng đến nguy cơ tiền sản giật. Nó đóng vai trò như một hormone ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh và cơ chế của protein trong nhau thai, mà những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của nhau thai được cho là căn nguyên của chứng sản giật.

Hiện nay, bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ ở bất kỳ giai đoạn nào cũng nên dùng từ 200-400 đơn vị (IU) vitamin D mỗi ngày, còn trước khi sinh là 400 IU. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh khuyến cáo này. Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị phụ nữ mang thai, và cả những người khác nữa, nên dùng nhiều hơn.

Theo hướng dẫn hiện nay của Mỹ, những người dưới 50 tuổi dùng 200 IU vitamin D mỗi ngày, còn những người già hơn có thể dùng 400-600 IU. Nhưng nếu dùng quá liều (trên 2.000 IU), dễ có nguy cơ bị ngộ độc vitamin D, với các triệu chứng như buồn nôn, giảm cân…Tuy vậy, ông Robinson vẫn đề nghị thai phụ trước khi sinh hãy dùng 400 IU hàng ngày.

]]>
https://meyeucon.org/12090/vitamin-d-va-chung-tien-san-giat/feed/ 0
Nhóm phụ nữ cần đề phòng nguy cơ tiền sản giật https://meyeucon.org/11344/nhom-phu-nu-can-de-phong-nguy-co-tien-san-giat/ https://meyeucon.org/11344/nhom-phu-nu-can-de-phong-nguy-co-tien-san-giat/#respond Sat, 14 Aug 2010 16:20:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=11344 Tiền sản giật có thể khiến bà bầu phải kết thúc thai kỳ sớm, kể cả phải sinh non để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén, chiếm tỉ lệ 6-8% số phụ nữ mang thai. Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và biến mất hoàn toàn sau sinh. Tuy nhiên, tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn, trước tuần thứ 20 của thai kỳ, trong những trường hợp đa thai và thai trứng. Tiền sản giật xảy ra trước tuần thứ 28 thường diễn tiến nặng hơn là các rối loạn xảy ra sau tuổi thai này.

Tiền sản giật thường xuất hiện ở những thai phụ mang thai lần đầu, phụ nữ béo phì, có bệnh như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường, thai trứng, có bệnh lý mạch máu từ trước…

Triệu chứng của tiền sản giật

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tăng huyết áp, phù mặt, tay, phát triển phù toàn thân, (khác với hiện tượng phù nề do xuống máu. Tuy nhiên, các hiện tượng trên thường đi kèm với nhau nên có thể phân biệt được với hiện tượng phù nề do xuống máu thông thường.), tăng cân nhanh đột ngột, nước tiểu nhiều chất đạm, đau đầu dữ dội, kèm theo mờ mắt, hoa mắt…

Nếu có triệu chứng nặng, khi siêu âm thai sẽ cho kết quả chậm phát triển hoặc thiểu ối.

Hậu quả của tiền sản giật

Tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi.

Với mẹ: Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, suy tim, suy hô hấp, tai biến mạch máu não, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ)…

Với thai nhi: làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí thai chết lưu..
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong cho cả mẹ và con.

Điều trị tiền sản giật

Trường hợp tiền sản giật nhẹ, bà bầu có thể điều trị bệnh bằng cách nghỉ ngơi, ăn nhạt, khám thai định kỳ 2 lần/tuần để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

Nếu bị tiền sản giật nặng bà bầu phải nhập viện và tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ. Với tuổi thai trên 34 tuần có thể sẽ được chỉ định bấm ối sinh non để bảo toàn tính mạng cho cả mẹ và con.

Phòng ngừa bệnh tiền sản giật

Khám thai định kỳ: Mặc dù chứng bệnh tiền sản giật có thể nghiêm trọng nhưng đa số các trường hợp bị nhẹ có thể kiểm soát được bằng cách đi khám đều đặn.

Tăng cân hợp lý: Nguy cơ của bệnh là bị béo phì, do vậy bà bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ăn nhạt: Ăn nhạt tốt cho tim mạch và giúp hạn chế phù nề nên loại trừ được khả năng mắc bệnh.

Nằm nghiêng: Bà bầu nên chọn tư thế nằm thoải mái nhất, nằm nghiêng được đánh giá là tư thế thoải mái hơn cả. Tư thế này giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/11344/nhom-phu-nu-can-de-phong-nguy-co-tien-san-giat/feed/ 0