Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hà Nội ra quyết định mới để “quản” việc dạy thêm, học thêm https://meyeucon.org/28449/ha-noi-ra-quyet-dinh-moi-de-quan-viec-day-them-hoc-them/ https://meyeucon.org/28449/ha-noi-ra-quyet-dinh-moi-de-quan-viec-day-them-hoc-them/#respond Fri, 28 Jun 2013 17:00:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=28449 Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc dạy thêm, học thêm. Trong quyết định này có nhiều quy định mới đối với nhà trường và giáo viên.

Theo đó, thành phố sẽ cho các đơn vị, nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm. Việc phụ đạo cho những học sinh năng lực yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm nhà trường, không thu tiền của học sinh.

Liệu quy định của UBND TP Hà Nội có được chấp hành nghiêm túc?
Liệu quy định của UBND TP Hà Nội có được chấp hành nghiêm túc?

Các cơ sở được thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Mức thu tiền học thêm được thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương (có quy định kèm theo tại quyết định này – số 22/2013 QĐ-UBND).

Cụ thể, tỷ lệ chi cho giáo viên bằng 70% chi thù lao trực tiếp giảng dạy. 15% chi công tác quản lí dạy thêm, học thêm của nhà trường, 15% chi hỗ trợ tiền điện, nước, nhà vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất.

Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Mức thu tối đa không quá 32 nghìn đồng/tiết đối với học sinh THPT và không quá 26 nghìn đồng/tiết đối với học sinh THCS.

Mức chi và tỷ lệ phân bổ chi được thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của từng đơn vị. Những tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định số 49/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Kèm theo đó là Thông tư 51/2006 của Bộ GD&ĐT.

UBND thành phố Hà Nội cũng giao cho Sở GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện dạy thêm, học thêm; cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với tổ chức cá nhân, tổ chức dạy thêm học thêm.

Thẩm quyền cấp phép dạy thêm học thêm do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Chủ tịch UBND các quận, huyện ủy quyền cho Giám đốc GD&ĐT, các Trưởng Phòng giáo dục quận, huyện.

Quyết định này có hiệu lực vào ngày 5/7/2013.

]]>
https://meyeucon.org/28449/ha-noi-ra-quyet-dinh-moi-de-quan-viec-day-them-hoc-them/feed/ 0
Học sinh sẽ được nghỉ lễ 5 ngày liên tục https://meyeucon.org/27267/hoc-sinh-se-duoc-nghi-le-5-ngay/ https://meyeucon.org/27267/hoc-sinh-se-duoc-nghi-le-5-ngay/#respond Wed, 17 Apr 2013 04:00:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=27267 Theo tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, đợt lễ kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam 30-4 và Ngày Quốc tế lao động 1-5, học sinh sẽ được nghỉ 5 ngày: 27, 28, 29, 30-4 và 1-5. Sau đó, học sinh sẽ đi học bù vào ngày thứ 7 tuần kế tiếp (ngày 4-5).

Học sinh được nghỉ lễ 5 ngày.
Học sinh được nghỉ lễ 5 ngày.

Tuy nhiên, Sở GD-ĐT nhấn mạnh, lịch nghỉ này chỉ áp dụng cho các trường học nghỉ cố định vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Còn với các trường không nghỉ thứ 7 hàng tuần sẽ tự thu xếp lịch nghỉ lễ phù hợp cho giáo viên và học sinh.

Ngoài ra, trong tháng 4 này, học sinh và giáo viên sẽ nghỉ 3 ngày liên tiếp trong dịp giỗ Quốc tổ Hùng Vương, do ngày 10/3 âm lịch rơi vào thứ 6 (19/4), hai ngày sau 20/4 và 21/4 là thứ 7 và chủ nhật.

Như vậy, thời gian nghỉ 2 đợt lễ của học sinh trùng với lịch nghỉ của cán bộ công chức, viên chức theo quy định Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngày nghỉ của phụ huynh trùng với ngày của con em sẽ thuận tiện cho nhiều gia đình lên các kế hoạch như vui chơi, du lịch…, các em học sinh có thời gian nghỉ ngơi trước các kỳ thi cuối năm học.

]]>
https://meyeucon.org/27267/hoc-sinh-se-duoc-nghi-le-5-ngay/feed/ 0
Sách tham khảo thiếu nhi “gốc” Trung Quốc xuất hiện tràn lan trên thị trường https://meyeucon.org/26804/sach-tham-khao-thieu-nhi-goc-trung-quoc-xuat-hien-tran-lan-tren-thi-truong/ https://meyeucon.org/26804/sach-tham-khao-thieu-nhi-goc-trung-quoc-xuat-hien-tran-lan-tren-thi-truong/#respond Mon, 18 Mar 2013 23:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=26804 Hiện nay, trên thị trường hiện xuất hiện tràn lan các loại sách dành cho lứa tuổi thiếu nhi tham khảo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều đáng lo ngại là rất nhiều cuốn sách có nội dung và hình ảnh làm lệch lạc kiến thức văn hóa và hình ảnh đất nước trong nhận thức ban đầu của trẻ em Việt Nam.

Lại “dạy” trẻ cờ Trung Quốc, nhận biết về Trung Quốc

Ghi nhận tại nhiều nhà sách ở TP.HCM cho thấy, hầu như hơn một nửa số đầu sách tham khảo dạy cho trẻ em mầm non (khoảng 2-3 tuổi) đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, do các nhà xuất bản/công ty sách của Trung Quốc biên soạn, được các đơn vị phát hành, nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam mua lại bản quyền, dịch sang tiếng Việt, xuất bản và phát hành.

Điều đáng lo ngại là các hình ảnh giúp bé nhận biết, phát triển trí tuệ trong những cuốn sách dành cho giai đoạn đầu đời này đều có “nguyên bản” mang đậm biểu tượng văn hóa, đất nước và kể cả quốc kỳ Trung Quốc.

"Gieo" vào nhận biết của trẻ hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Tiếng Anh nhập môn (tập 1, trang 38).
“Gieo” vào nhận biết của trẻ hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Tiếng Anh nhập môn (tập 1, trang 38).

Bộ sách Tiếng Anh nhập môn (bộ sách dành cho lứa tuổi nhi đồng), do Nhà sách Mỹ Đình và NXB Mỹ Thuật liên kết phát hành, ở tập 1, trang 38, khi dạy bé từ tiếng Anh August (tháng 8), không hiểu vì sao, hình minh họa đính kèm là một cậu bé, giống đóng vai công an, đứng trước lá cờ Trung Quốc.

Và hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em (trang 14)
Và hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ – Từ điển bằng hình cho trẻ em (trang 14).

Nhiều hình ảnh minh họa khác cho những bài học từ tiếng Anh của bộ sách này cũng là bối cảnh, hình ảnh “đậm chất Trung Quốc” như thư viện với chữ tiếng Hoa ở phía trước cổng (trang 39, tập 3), xe cứu hỏa có số 119 là số cứu hỏa của Trung Quốc (trang 42, tập 3).

Cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ – Từ điển bằng hình cho trẻ em, với lời tựa “nhận biết toàn diện cho trẻ từ 0-3 tuổi”, do Nhà sách Đinh Tỵ liên kết với NXB Mỹ thuật phát hành, trong trang 14, “dạy” trẻ nhận biết hình chữ nhật với nguyên lá cờ Trung Quốc.

Ngoài ra, bài nhận biết những người thân trong gia đình của cuốn sách (trang 36) với hình ảnh mẹ tươi cười trong trang phục sườn xám (trang phục truyền thống Trung Quốc).

Những hình ảnh giúp “phát triển toàn diện cho trẻ”, giúp trẻ nhận biết các sự vật, sự việc của cuộc sống xung quanh “đầy” hình ảnh Trung Quốc như thế này đang tràn lan trong các đầu sách tham khảo, sách dạy trẻ em Việt Nam, được bày bán tại các nhà sách.

Sách tràn lan, lập lờ nguồn gốc

Tại Hà Nội, dạo qua một số nhà sách: Trí Tuệ (đường Hồ Tùng Mậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Nguyễn Văn Cừ (đường Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Tiến Thọ (đường Láng, Q.Đống Đa, Hà Nội)… số lượng sách dành cho thiếu nhi “nhập khẩu” từ Trung Quốc khá nhiều, trình bày bắt mắt, chủ yếu do các NXB Hồng Đức, Dân Trí… liên kết với các đơn vị khác hợp tác biên dịch, in ấn rồi xuất bản.

Cuốn Những câu chuyện trẻ em yêu thích nhất do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Hương Thủy in ấn xuất bản, lấy nguồn từ NXB Mỹ thuật Giang Tây (Trung Quốc); Tủ sách mầm non do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Đông A in ấn, xuất bản, lấy nguồn cũng từ Trung Quốc.

Cuốn Những câu chuyện dạy trẻ trưởng thành (bộ 6 quyển), sách dành cho trẻ từ 2 – 6 tuổi, có nguồn từ Trung Quốc do NXB Hồng Bàng phối hợp với Công ty TNHH TM và DV văn hóa Đinh Tỵ in ấn.

Điều đáng chú ý là, tại các nhà sách, chúng tôi ghi nhận nhiều cuốn sách, bộ sách dành cho trẻ nhỏ được trang trí đẹp, bắt mắt nhưng không ghi rõ ràng nguồn, tác giả mà chỉ ghi người biên dịch.

Nhiều sách thiếu nhi có nguồn gốc Trung Quốc tràn lan trên thị trường
Nhiều sách thiếu nhi có nguồn gốc Trung Quốc tràn lan trên thị trường.

Cuốn Khoa học đơn giản (bộ 10 quyển) dành cho thiếu nhi được đóng thành túi sách, khá bắt mắt do NXB Dân Trí xuất bản, chỉ ghi người dịch.

Như cuốn sách có in cờ Trung Quốc gây bức xúc dư luận là Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 (của NXB Dân Trí phối hợp cùng Công ty TNHH Văn hóa Hương Thủy phát hành) cũng nguồn gốc không rõ ràng. Cụ thể, trong lời giới thiệu của cuốn sách có nói dựa theo chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT, nhưng lại không nói rõ Bộ GD-ĐT Trung Quốc hay Bộ GD-ĐT Việt Nam (trong khi nội dung là hoàn toàn theo chương trình của Trung Quốc). Mặt khác, ở phần nhóm tác giả có ghi là của một số giáo sư đầu ngành nhưng không biết là giáo sư đầu ngành của Trung Quốc hay của Việt Nam, tên tác giả cũng không có.

Thị trường sách thiếu nhi đầy sách từ Trung Quốc, cùng với sự việc sách tham khảo cho trẻ em Việt Nam có in cờ Trung Quốc, hình ảnh đặc trưng văn hóa Trung Quốc và cả sách in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đã gây nhiều lo ngại cho phụ huynh.

Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em bị phát hiện có in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” 9 khúc (bài số 14, trang 35, tập 1) vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em bị phát hiện có in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” 9 khúc (bài số 14, trang 35, tập 1) vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Chị Trần Thanh Thủy (nhà ở Q.Đống Đa, Hà Nội) đi mua sách cho con ở nhà sách Tiến Thọ trên đường Láng cho biết trước khi vụ sách in cờ Trung Quốc bị phát hiện, chị không hề có tâm lý đề phòng. “Từ lúc đọc báo thấy hiện tượng như vậy, mỗi lần đi mua sách cho con trai 4 tuổi, tôi phải lựa chọn rất kỹ để tránh mua phải sách có nội dung không phù hợp. Dạo này, mấy chị em ở cơ quan thường rỉ tai, tốt nhất không nên mua sách “nhập khẩu” từ Trung Quốc, ít nhiều gì cũng sẽ không phù hợp với con mình. Mỗi đứa trẻ đều như trang giấy trắng, nên phải rất thận trọng khi lựa chọn sách cho con. Tôi cũng mong, những nhà xuất bản, kinh doanh sách không nên vì quá ham chạy theo lợi nhuận mà làm ảnh hưởng không tốt đến thế hệ trẻ”, chị Thủy chia sẻ.

Có cùng tâm lý cảnh giác với chị Thủy là anh Nguyễn Anh Sơn (nhà ở Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). Anh Sơn cho biết mỗi lần đi mua sách cho con là mỗi lần phải đối mặt với cơ man đầu sách tham khảo nhập khẩu từ Trung Quốc nên rất sợ mua phải sách không phù hợp cho con. Anh Sơn mong mỏi cơ quan chức năng cần có chính sách hạn chế hoặc kiểm duyệt chặt chẽ hơn những đầu sách cho trẻ có nguồn từ Trung Quốc.

Trong khi đó, trên thị trường hiện nay, sách do chính các tác giả, nhà giáo dục, NXB Việt Nam biên soạn dành cho trẻ em lại rất khiêm tốn. Chỉ có hiếm hoi một vài nhà xuất bản, đáng kể nhất là NXB Kim Đồng, là có nhiều đầu sách dành cho thiếu nhi, với câu chuyện, hình ảnh, nhân vật Việt Nam.

Trước đó, đã có bốn cuốn sách tham khảo, dạy cho trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi mầm non có in cờ Trung Quốc được phát hiện: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (Công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, Công ty cổ phần Dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB Ðại học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (Công ty Ðinh Tỵ và NXB Mỹ Thuật).

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng phản ánh một ấn phẩm hướng dẫn tô màu dành cho trẻ mẫu giáo, với 12 con giáp của Trung Quốc. Đó cuốn Cầu vồng kỳ 9, do NXB Dân Trí xuất bản, phát hành tháng 2.2013. Ấn phẩm này gồm các bài viết có chủ đề ngày tết cổ truyền với những phong tục, tập quán, món ăn, loài hoa cắm ngày Tết của người Việt. Thế nhưng ở trang 24 của cuốn tạp chí này, trong hình 12 con giáp lại xuất hiện con thỏ (là con giáp của Trung Quốc) thay cho con mèo như đúng truyền thống của Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 12.3, Phòng Văn hóa-Thông tin Q.10 (TP.HCM) tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) bộ sách dạy Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bộ sách này gồm 3 tập, phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1, do NXB Tổng hợp TP.HCM liên kết với Công ty cổ phần giáo dục và công nghệ Thế Giới Thông Minh xuất bản và phát hành.)

]]>
https://meyeucon.org/26804/sach-tham-khao-thieu-nhi-goc-trung-quoc-xuat-hien-tran-lan-tren-thi-truong/feed/ 0
Giáo viên chủ nhiệm dạy học trò nói dối https://meyeucon.org/25495/giao-vien-chu-nhiem-day-hoc-tro-noi-doi/ https://meyeucon.org/25495/giao-vien-chu-nhiem-day-hoc-tro-noi-doi/#respond Thu, 15 Nov 2012 09:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=25495 Phụ huynh có con đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức xúc cho biết, cô giáo chủ nhiệm của con liên tục dạy học sinh nói dối, đã khiến cho nhiều phụ huynh vừa bức xúc, vừa lo lắng.

Giáo dục là phải trung thực, nói dối đã là sai, dạy học sinh nói dối còn sai gấp nhiều lần.

Cách đây vài tháng, con gái về nhà kể chuyện cô giáo dặn “Nếu sao đỏ hỏi có ăn quà vặt không, các con phải trả lời là không”.

Câu chuyện về sự trung thực tưởng chừng chỉ dừng lại ở đó thì cách đây vài ngày, con chị lại kể cô giáo dặn nếu ai hỏi “Lớp mình có đi học thêm không, các con phải trả lời là không”. Để chắc chắn là các con “thuộc bài”, cô còn cho học trò tập thử trên lớp. Khi cô hỏi, cả lớp đồng thanh hô “Dạ thưa cô không ạ” dù cô vẫn dạy thêm tại nhà.

“Chúng tôi vừa bức xúc, vừa lo lắng. Ở nhà bố mẹ không dám làm điều gì để làm gương xấu cho con, đưa con đến trường học cái tốt đẹp thì cô lại dạy con nói dối. Như vậy tương lai các con sẽ thành người như thế nào?”, người mẹ trẻ băn khoăn.

Cùng chung bức xúc, một nam phụ huynh có con đang học lớp 2 trường tiểu học thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, trước khi vào năm học anh đã đóng góp xây dựng trường, rồi tiền học thêm. Cô giáo thường dạy vào sáng thứ bảy một ca 20 cháu, chiều một ca 20 cháu. Ngoài ra, còn các khoản khác như tiền máy chiếu, dù không nhiều tiền nhưng cũng làm phụ huynh bức xúc vì nó không phục vụ hiệu quả cho việc học của con.

Tuy nhiên, trong bữa cơm, cả gia đình giật mình khi con trai hồn nhiên kể trên lớp cô dạy nếu chơi ở ngoài sân có người lớn hỏi cô có dạy thêm hay không thì phải trả lời là không. Trước đợt thanh tra của Sở, trưởng ban phụ huynh còn điện thoại đến gia đình nói nếu trong giờ đưa đón con có người hỏi tiền máy chiếu có tự nguyện không thì nói là tự nguyện.

“Vài ngày sau thì có trưởng ban phụ huynh đến nhà nói khoản tiền 350.000 đã nộp để mua máy chiếu nếu không đồng ý thì nhận lại, còn không thì ký tên vào giấy “tự nguyện”. Tôi cho rằng việc cô dạy trò nói dối, trưởng ban phụ huynh dặn dò các thành viên khác để đối phó với thanh tra là việc làm rất phản giáo dục”, nam phụ huynh nói.

Trao đổi với VnExpress, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng, giáo dục phải dạy cho người ta trung thực, làm được thì nói được, không làm được thì thẳng thắn nhận lỗi. Trẻ con như một tờ giấy trắng, nếu thầy cô bày cho nó chuyện nói dối thì rất sai trái. Như vậy là không xứng đáng với vai trò của người thầy giáo.

“Trẻ nói dối nhiều lần sẽ trở thành thói quen, dần dần nó sẽ nói dối cha mẹ, nói dối xã hội thì làm sao đất nước có thể phát triển. Hậu quả chúng ta nhìn thấy được là hiện nay có nhiều người lớn đang nói dối. Mình phải ngăn chặn chuyện đó”, thầy Nhĩ nói.

Vị giáo già cũng cho rằng phải kỷ luật nghiêm khắc những thầy cô đã dạy học sinh nói dối. Nói một, hai lần còn phê bình cảnh cáo, nói nhiều lần thì phải mời ra khỏi ngành bởi giáo viên như thế không xứng đáng với nghề nghiệp.

“Giáo dục là phải trung thực, nói dối đã là sai, dạy học sinh nói dối còn sai gấp nhiều lần”, nguyên Thứ trưởng giáo dục nhấn mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/25495/giao-vien-chu-nhiem-day-hoc-tro-noi-doi/feed/ 0
Không nhận hoa chúc mừng và tổ chức tiếp khách tại trụ sở cơ quan bộ Giáo dục https://meyeucon.org/25407/khong-nhan-hoa-chuc-mung-va-to-chuc-tiep-khach-tai-tru-so-co-quan-bo-giao-duc/ https://meyeucon.org/25407/khong-nhan-hoa-chuc-mung-va-to-chuc-tiep-khach-tai-tru-so-co-quan-bo-giao-duc/#respond Fri, 09 Nov 2012 10:00:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=25407 Tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay (20/11), Bộ chủ trương không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng tại trụ sở cơ quan Bộ.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý ký chính thức gửi tới các bộ, ngành, các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ, TCCN và Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí…. phổ biến việc không tổ chức tiếp khách, không nhận hoa nhân ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam.Theo Bộ GD-ĐT, đây là hoạt động nhằm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao”, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhân dịp này, Bộ cũng đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, bộ, ngành Trung ương; các địa phương; các cơ quan thông tấn, báo chí đối với ngành giáo dục trong thời gian qua và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm trong thời gian tới.

]]>
https://meyeucon.org/25407/khong-nhan-hoa-chuc-mung-va-to-chuc-tiep-khach-tai-tru-so-co-quan-bo-giao-duc/feed/ 0
Dạy thêm, học thêm, dẫu không bắt buộc vẫn “phải” … tự nguyện https://meyeucon.org/25401/25401/ https://meyeucon.org/25401/25401/#respond Fri, 09 Nov 2012 07:00:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=25401 Việc day thêm, học thêm (DT,HT) đã diễn ra từ nhiều năm nay và hầu hết ở các cấp, không chỉ ở tiểu học, THCS, THPT, thậm chí ở hệ mầm non lớn các cháu cũng phải học  thêm ngoại ngữ, vẽ. Gánh nặng học thêm không chỉ là sức ép quá tải dành cho học sinh còn đè nặng lên phụ huynh bởi chi phí ngày một tốn kém, một khi phụ huynh có một, hai con (chưa nói đến 3) đang trong độ tuổi ăn, học. Để diễn ra và kéo dài tình trạng này lỗi không hẳn ở phía các thầy cô. Dẫu rằng cũng có không ít các thầy giáo, cô giáo cũng mượn gió, bẻ măng, cũng có lắm chiêu, trò… Dẫu là không bắt buộc, là phụ huynh, học sinh “tự nguyện”.

Dạy thêm, học thêm, cấm… cũng chẳng được
Hiện nay, ở một số địa phương trên cả nước đang nở rộ phong trào đi bắt… giáo viên dạy thêm! (ở ta lạ thiệt đấy, luôn luôn hưởng ứng một cách quá đa, quá đỗi và rất dễ dẫn đến những sai lệch đáng tiếc, mỗi khi thực hiện một thông tư nào đấy của bộ, ngành…) Công bằng mà nói, mục đích của Thông tư 17 do bộ GD-ĐT quy định về việc dạy thêm, học thêm (DT,HT) là hoàn toàn đúng đắn trong việc quản lý hoạt động DT,HT có thu tiền của các thầy, cô, lãnh đạo các trường. Vấn đề là tính khả thi trong mớ bòng bong, mạng nhện hiện nay mà thôi.Việc DT,HT đã diễn ra từ nhiều năm nay và hầu hết ở các cấp, không chỉ ở tiểu học, THCS, THPT, thậm chí ở hệ mầm non lớn các cháu cũng phải học  thêm ngoại ngữ, vẽ. Gánh nặng học thêm không chỉ là sức ép quá tải dành cho học sinh còn đè nặng lên phụ huynh bởi chi phí ngày một tốn kém, một khi phụ huynh có một, hai con (chưa nói đến 3) đang trong độ tuổi ăn, học. Để diễn ra và kéo dài tình trạng này lỗi không hẳn ở phía các thầy cô. Dẫu rằng cũng có không ít các thầy giáo, cô giáo cũng mượn gió, bẻ măng, cũng có lắm chiêu, trò… Dẫu là không bắt buộc, là phụ huynh, học sinh “tự nguyện”.Nhưng cái sự tự nguyện là trong ngoặc kép. Cứ thử không học thêm đi, bài kiểm tra điểm thấp ngay. Đơn giản vì bài kiểm tra chỉ có hoặc na ná, từa tựa những bài mà thầy cô đã hướng dẫn trong những giờ DT,HT. Đơn cử vậy thôi, còn nhiều lý do nữa mà cả thầy lẫn phụ huynh , lẫn trò đều biết. Nhưng đành phải chấp nhận, đành phải sống chung. Bởi nếu không DT,HT thì thầy giáo, cô giáo lấy đâu ra thu nhập, trong khi lương của thầy cô vốn thấp so với mặt bằng xã hội, đặc biệt, các thầy cô dạy môn phụ, thu nhập lại càng thấp hơn. Rồi nữa bệnh thành tích đã trở thành mãn tính thậm chí đã là “di căn” và vô phương cứu chữa thì phải?

Chưa hết, còn trường chuyên, lớp chọn… Rồi khoảng cách về chất lượng giáo dục, không nói đến trung du, miền núi, mà ngay cả ở các thành phố lớn, tỉnh lớn giữa quận này với quận nọ, giữa huyện này với huyện khác ngày một kéo dài, ngày một cách biệt. Chỉ sơ sơ đưa ra những dẫn chứng này mới càng thấy trách nhiệm của Nhà nước, đặc biệt trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, của các Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục đã không chịu làm, hoặc giả không đủ khả năng thực hiện và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình trong việc trồng người, cũng như chấn hưng nền giáo dục nước nhà.Bởi thế trị nạn DT,HT tràn lan hiện nay, thiết tưởng phải trị từ gốc, từ nguyên nhân sinh ra nó, từ những căn bệnh trầm kha sơ sơ vừa nêu ở trên. Còn việc khua chiêng, gõ trống… đi bắt giáo viên dạy thêm như bắt trộm vừa phản giáo dục vừa không hiệu quả. Và rồi, đâu vẫn hoàn đấy. DT,HT vẫn tiếp diễn, vẫn kéo dài. Nguy lắm!
]]>
https://meyeucon.org/25401/25401/feed/ 0