Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Lời khuyên giúp bà bầu thư giãn https://meyeucon.org/21092/loi-khuyen-giup-ba-bau-thu-gian/ Wed, 08 Feb 2012 05:31:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=21092 Đa số các thai phụ đều cảm thấy lo lắng, căng thẳng tại một số thời điểm nhất định của thai kỳ. Đó cũng là điều hoàn toàn bình thường. Họ có thể phải lo lắng cho sức khỏe bào thai, sợ các xét nghiệm và kiểm tra thai kỳ, mệt mỏi hay những áp lực công việc, tài chính liên quan đến việc sinh nở.

Dưới đây là những gợi ý giúp bạn “cởi bỏ” stress:

Dành thời gian để nghỉ ngơi

Cần có thời gian cho chính bạn. Điều này là thực sự cần thiết; vì thế, bạn không nên cảm thấy tội lỗi vì đã nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, bạn có thể tìm chỗ nào đó hít khí trời và thư giãn sau giờ ăn trưa. Khi ở nhà, nên cố gắng cắt giảm việc nhà.

Nếu cảm thấy kiệt sức, bạn nên đi ngủ sớm. Cơ thể của bạn đang “bận rộn” với việc nuôi dưỡng bào thai; vì thế, đi ngủ sẽ giúp bạn khôi phục sức khỏe.

Nói về điều bạn lo lắng

Nếu bạn đang lo về sức khỏe thai nhi, bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ. Đồng thời, chia sẻ với người bạn đời của bạn vì khi được nói ra, trong lòng bạn sẽ nhẹ nhõm hơn.

Đừng quên rằng, bạn bè và người thân cũng có thể giúp bạn giải tỏa.

Tiếng cười là cách tốt nhất để thư giãn.

Bạn cũng nên gặp gỡ những người mẹ tương lai khác ở lớp học tiền sản hay trên diễn đàn. Ít nhất gặp được người cùng cảnh ngộ cũng an ủi bạn phần nào.

Ăn uống tốt

Dinh dưỡng làm khỏe cơ thể cũng như tâm trí bạn. Một chế độ ăn lành mạnh nên gồm axit béo omega3, vitamin và chất khoáng để cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, amino axit tryptophan có thể làm tăng chất melatonin và serotonin (giúp ngủ tốt và khiến bạn vui vẻ) trong não. Chất này có trong nhiều loại hạt. Thực phẩm cần thiết cho bạn gồm hoa quả, sữa, thịt nạc, ngũ cốc, rau xanh…

Luyện tập

Tập thể dục thực sự có tác dụng cải thiện tâm trạng. Tập thể dục là an toàn cho thai phụ miễn đó không phải động tác khó. Bơi lội là thích hợp vì nó giúp cơ bắp săn chắc và không bị cứng khớp xương.

Yoga khi mang thai cũng giúp bạn thở và thư giãn tốt, nhất là những bài thiền. Thiền giúp bạn dập tắt những lo lắng trong thai kỳ.

Nên luyện tập thường xuyên trong ngày. Nếu là nơi làm việc, bạn nên đi bộ xung quanh đều đặn, nhất là khi bạn phải ngồi nhiều. Nên ra ngoài ăn trưa hoặc ra ngoài hít thở không khí vào giờ nghỉ trưa, dù đó chỉ là 10 phút.

Chuẩn bị cho việc sinh nở

Bạn có thể lo sợ về cơn đau khi chuyển dạ hoặc nỗi hoảng sợ khi mổ đẻ. Cách để đối phó với nỗi sợ này là có kiến thức về sinh nở. Nếu có thể, bạn nên tham gia một lớp học tiền sản, nơi cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức về cơn chuyển dạ và sinh con.

Chuẩn bị làm cha mẹ

Nỗi lo làm sao để thành người mẹ tốt cũng là lẽ tự nhiên, nhất là với những người làm mẹ lần đầu. Nếu bạn lo lắng về thiên chức này của mình, bạn nên tham khảo kiến thức nuôi dạy con và những lời khuyên hữu ích từ bạn bè, người thân…

Còn nếu bạn căng thẳng về tài chính, nhà cửa hay công việc, nên bàn bạc và có những quyết định cần thiết với người bạn đời của bạn.

Khắc phục khó khăn trong đi lại

Hầu hết phụ nữ đều đi làm cho đến khi cận kề ngày sinh. Tuy nhiên, chuyện đi lại với bạn thời gian này có thể gây căng thẳng.

Tốt nhất, nên trao đổi với sếp của bạn để bạn tránh được giờ cao điểm (làm việc sớm và tan làm sớm hơn, chẳng hạn). Nên dùng phương tiện giao thông công cộng hơn là đi xe máy. Khi đi xe bus chẳng hạn, nên nhờ mọi người nhường chỗ cho. Tất nhiên, sẽ có nhiều người sẵn lòng nhường chỗ cho bạn vì bạn đang mang thai.

Vấn đề tiền bạc

Sinh con có thể làm “lõm” ví của vợ chồng bạn. Nếu bạn lo thiếu tiền, nên lập một danh sách những thứ cần chi tiền để hạn chế chi tiêu quá tay. Nên xin (mượn) những thứ như váy bầu, đồ cho bé, đồ chơi, quần áo, bình sữa… từ bạn bè, họ hàng, người thân để giảm chi phí.

Các biện pháp khác

Xoa bóp là cách tuyệt vời để giảm lo lắng. Yêu cầu người bạn đời massage bả vai, lưng, chân… cho bạn. Điều này giúp bạn thư giãn và khiến vợ chồng gắn bó với nhau. Nếu dùng tinh dầu massage thì nên chọn loại an toàn cho thai phụ.

Một cách khác cũng hữu ích là bấm huyệt, giúp giảm căng thẳng. Cách này phải do bác sĩ có chuyên môn đảm trách. Ngồi thiền cũng giúp bạn thư giãn tâm trí. Nên ngồi thiền trong khung cảnh thiên nhiên như vườn nhà vì nó rất có ích cho bạn. Chọn thời gian bạn không bị quấy rầy và ngồi thiền trong vòng 30 phút. Đây là cách thư giãn đơn giản lại không tốn kém.

Cười lên

Tiếng cười là cách tốt nhất để thư giãn. Vì thế, nên gặp gỡ bạn bè, xem một bộ phim hài với người bạn đời… Nếu có thể, nên đi nghỉ cuối tuần cùng chồng bạn và tận dụng thời gian bên nhau.

]]>
Dùng thuốc chống trầm cảm nào khi đang mang thai? https://meyeucon.org/21010/dung-thuoc-chong-tram-cam-nao-khi-dang-mang-thai/ https://meyeucon.org/21010/dung-thuoc-chong-tram-cam-nao-khi-dang-mang-thai/#comments Fri, 13 Jan 2012 18:54:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=21010 Một bệnh tâm thần rất phổ biến là bệnh trầm cảm, nó chiếm tỷ lệ 9% ở nữ và 3% ở nam. Căn bệnh này có căn nguyên là rối loạn về gen di truyền dẫn đến việc sản xuất quá ít chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não. Tuy nhiên, bệnh này chịu sự ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố môi trường, thể trạng người bệnh và tình trạng có thai, sinh đẻ ở nữ giới.

Với bệnh nhân trầm cảm, trong quá trình mang thai, tình trạng trầm cảm của bệnh nhân sẽ tái phát hoặc nặng lên. Trong vòng 30 ngày sau đẻ, tình trạng trầm cảm của bệnh nhân sẽ xuất hiện trở lại rất rõ rệt, mặc dù trước đấy bệnh nhân đã được điều trị ổn định hoàn toàn. Trước thực tế này, nhu cầu điều trị trầm cảm cho bệnh nhân đang mang thai và sau đẻ là rất cấp thiết nhằm các mục đích sau: giúp bệnh nhân ăn được, ngủ được, hết chán nản, hết cáu gắt để có sức khỏe chăm sóc thai nhi và em bé; tránh được các hậu quả đáng tiếc do trầm cảm nặng gây ra như suy kiệt, tự sát…

Phải cân nhắc giữa lợi và hại của việc dùng thuốc chống trầm cảm cho từng bệnh nhân cụ thể

Tuy nhiên, bác sĩ và bệnh nhân đều “ngại” dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai và cho con bú vì sợ thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và em bé. Như vậy, chúng ta phải cân nhắc giữa lợi hại của việc dùng thuốc chống trầm cảm cho từng bệnh nhân cụ thể, nghĩa là chỉ định chính xác đối tượng nào và khi nào phải dùng thuốc chống trầm cảm. Có một vài gợi ý sau cho các trường hợp phải dùng thuốc chống trầm cảm: mất ngủ liên tục trong 3 ngày trở lên; luôn lo lắng quá mức một cách vô cớ; ăn uống kém, sút cân hoặc không tăng cân; buồn rầu, bi quan, chán nản; có ý định tự sát.

Khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm, cần lựa chọn thuốc trên các nguyên tắc sau: thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi và em bé; thuốc có hiệu quả điều trị trầm cảm tốt; sử dụng đơn giản (1 lần/ngày); cố gắng dùng liều thấp nhất có thể.

Thực ra, các thuốc chống trầm cảm đa vòng và nhóm SSRI rất an toàn cho phụ nữ có thai. Các thử nghiệm lâm sàng trên nhóm lớn các phụ nữ có thai ở Mỹ, châu Âu đối với sertraline, fluoxetine… đã chứng minh rằng các thuốc trên rất an toàn, chưa ghi nhận một tác dụng nào ảnh hưởng tới thai nhi và em bé. Có tác giả đã khẳng định rằng, mọi lưu ý đối với các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới cho phụ nữ có thai chủ yếu là ở 3 tháng đầu thai kỳ mà thôi.

Các thuốc sau có thể sử dụng cho phụ nữ có thai tuy nhiên phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa: sertraline (zoloft, serenata, zosert, utralene…) viên 50mg và 100mg; fluoxetine (prozac, oxeflu, oxedep) viên 20mg; mirtazapine (remeron, mirtaz, tzap, tazimed) viên 30mg; paroxetine (pharmapar, wicky) viên 20mg.

]]>
https://meyeucon.org/21010/dung-thuoc-chong-tram-cam-nao-khi-dang-mang-thai/feed/ 1
Vì sao tâm trạng thay đổi khi mang bầu? https://meyeucon.org/17263/vi-sao-tam-trang-thay-doi-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/17263/vi-sao-tam-trang-thay-doi-khi-mang-bau/#respond Mon, 30 May 2011 19:59:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=17263 Mang bầu là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với cơ thể bạn, không chỉ cả về mặt thể chất sức khỏe mà còn có cả sự thay đổi về tâm lý, tâm trạng. Nguyên nhân không chỉ là sự thay đổi về hoócmôn trong cơ thể mà còn cả bởi vì bao sự lo lắng, vui buồn cùng ập đến, bạn sẽ bị bao vây bởi các câu hỏi, ví dụ: “Mình có thể làm mẹ tốt hay không?”, “Làm sao để đủ tiền nuôi con?”, “Con mình có được khỏe mạnh không?”, “Phải chuẩn bị những gì để chào đón con ra đời?”…

Thay đổi tâm trạng, trầm cảm có thể đến thường xuyên trong giai đoạn bầu bí

Vì sao tâm trạng thay đổi khi mang bầu?

Tâm trạng thay đổi trong khi mang thai có thể được gây ra bởi căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone (thay đổi hàm lượng hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng).

Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu tiên (cao nhất là từ 6 đến 10 tuần đầu). Và sau đó, sự khó chịu này trở lại trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.

Vậy bạn nên làm gì?

Những gì bạn đang trải qua là bình thường và nên tìm cách ứng phó. Những gợi ý sau đây quản lý căng thẳng:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Nghỉ ngơi trong ngày để thư giãn.
  • Hãy thường xuyên hoạt động thể chất.
  • Ăn uống tốt.
  • Dành thời gian với người bạn đời của bạn.
  • Đừng quên một giấc ngủ ngắn.
  • Đi dạo.
  • Xem một bộ phim với một người bạn.
  • Không lo lắng quá nhiều.
  • Hãy thử tham gia lớp yoga hay thiền khi mang thai.
  • Được massage.

Lúc nên tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Nếu thay đổi tâm trạng của bạn kéo dài hơn 2 tuần và không có vẻ tốt lên, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Hơn 11 triệu phụ nữ Mỹ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm mỗi năm. Trầm cảm là phổ biến nhất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Dưới đây là một số triệu chứng của trầm cảm bạn cần lưu ý nhé

  • Thường xuyên lo lắng và khó chịu tăng.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi thói quen ăn uống.
  • Không có khả năng tập trung vào bất cứ điều gì.
  • Giảm trí nhớ ngắn hạn.

Vậy hãy luôn cố gắng yên tâm với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và bác sĩ trong thai kỳ. Bạn đừng để lo lắng ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé, hãy luôn vui tươi, yêu đời và tận hưởng giai đoạn đặc biệt này nhé.

]]>
https://meyeucon.org/17263/vi-sao-tam-trang-thay-doi-khi-mang-bau/feed/ 0
Kiểm soát nóng giận khi bầu bí https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/ https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/#respond Wed, 19 Jan 2011 12:01:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=15721 Vô số phụ nữ thấy mình dễ nổi khùng hơn kể từ khi có thai. Câu chuyện về bà bầu dưới đây là một ví dụ…


Sau một ngày làm việc, Ann xông vào nhà và ném chiếc cặp của cô trên sofa phòng khách. “Tôi không thể chịu đựng được nữa” – Ann gầm lên khiến chồng cô, lúc đó đang ngồi cạnh choáng váng. “Chúng ta ly hôn thôi” – Ann lạnh lùng.

Chồng của Ann (một chuyên gia marketing) rất thấu hiểu áp lực công việc của vợ. Nhưng suốt 5 tháng vừa qua, anh luôn phải hứng những cơn nổi cáu vô cớ mỗi lần trở về nhà.

“Tôi là người có cảm xúc mạnh và cực nóng. Tính xấu này thậm chí còn bùng phát ghê gớm hơn khi tôi mang thai” – Ann chia sẻ. May mắn thay, với sự giúp đỡ của người chồng tâm lý, một bữa tối ngon lành đã hoàn tất và Ann có thể bình tĩnh trước giờ đi ngủ.

Tại sao một số phụ nữ trở nên hung dữ khi có thai?

Các chuyên gia cho rằng, bạn không thể đổ mọi tội lỗi cho thay đổi nội tiết tố. “Hormone đóng một vai trò nhưng chưa có thống kê y khoa nào kết luận điều đó” – Lori Alshuler (giám đốc chương trình nghiên cứu rối loạn tâm trạng) cho biết.

Quan trọng hơn, có lẽ là những khó chịu tích lũy trong thai kỳ. “Trong những tháng đầu, một số thai phụ bị buồn nôn, mệt mỏi, ngực mềm và nỗi sợ hãi một chuyện gì đó” – Clark Gillespie (tác giả cuốn sách Từng tháng trong thai kỳ) tiết lộ. Thời gian trôi đi, cùng với mất ngủ, những áp lực của bụng bầu lên ruột và bàng quang cũng gây kích thích.

Ngoài ra, còn có mối liên kết giữa trầm cảm và tức giận. Tất nhiên không phải những phụ nữ hay nổi nóng có xu hướng dễ bị trầm cảm nhưng tâm trạng khó kiểm soát cũng là yếu tố góp thành bệnh.

Nếu bạn thường xuyên giận giữ, hãy thử:

  • Đi bộ bên ngoài: Cuộc tranh luận lúc “lửa giận” ngùn ngụt chỉ làm bạn nhạy cảm thêm. Tốt nhất, hãy cho mình nửa tiếng đi dạo dù là quanh văn phòng hay quanh ngôi nhà.
  • Hoạt động: Bơi lội, đi dạo, làm vườn… nhiều hoạt động có thể giúp bạn đánh bay khó chịu về thể chất.
  • Viết ra: Cảm giác tiêu cực có thể tuôn thành các trang nhật ký, thơ… và giữ bạn thoải mái hơn.
  • Giữ sức khỏe tinh thần: 2 tiếng nghỉ ngơi giúp bạn nuông chiều bản thân, như xem phim, mua giày.
  • Tìm trợ giúp: Nếu bạn không kiểm soát được cơn giận, hãy tìm giúp đỡ từ các chuyên gia.
]]>
https://meyeucon.org/15721/kiem-soat-nong-gian-khi-bau-bi/feed/ 0
Đừng xem nhẹ trầm cảm khi mang thai https://meyeucon.org/15039/dung-xem-nhe-tram-cam-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/15039/dung-xem-nhe-tram-cam-khi-mang-thai/#comments Tue, 21 Dec 2010 23:00:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=15039 Trầm cảm trong thời kỳ thai nghén nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con. Dưới đây là những điều cần biết về trầm cảm khi mang thai, chứng bệnh đến nay vẫn bị nhiều người coi nhẹ.


Những muộn phiền có thật

Khỏi phải nói là Shannon đã mừng vui thế nào khi biết mình đã mang thai sau ba năm chiến đấu với vô sinh. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang bởi cô mệt mỏi đến mức gần như chỉ nằm bẹp một chỗ, không ăn được, ngủ cũng chập chờn. Sau ba tháng Shannon sút mất ba ký. Cô thậm chí ước giá như mình đừng có bầu! “Tôi không còn nhận ra mình nữa”, Shannon kể. “Tôi nói với chồng rằng tôi không thiết có con nữa. Anh ấy cũng bối rối. Còn tôi thì cứ khóc suốt. Sau bao nhiêu cố gắng để có thai, điều này quả là cú sốc với tôi”.

Tôi mất niềm tin vào bác sĩ bởi ông ta cũng chẳng giúp được gì. “Khi được 10 tuần, tôi nói với bác sĩ rằng tôi cảm thấy rất lo lắng với những gì đang diễn ra, nhưng ông ấy vân cho rằng tôi ổn”, cô kể. Phải chờ đến tuần thứ 14 Shannon mới thấy đỡ hơn, nhưng cô vẫn dằn vặt vì cảm thấy mình thật tệ khi gần như đã ghét bỏ đứa con trong bụng. Mãi đến lúc sinh nở xong, Shannon mới thật sự thanh thản.

Câu chuyện kiểu Shannon không phải là hiếm. “Thực ra, chứng trầm cảm này là một trong những rắc rối phổ biến nhất khi mang thai, và nó là nhân tố rủi ro số một dẫn đến trầm cảm sau khi sinh”, tiến sĩ y khoa Kulkarni Misri, tác giả cuốn Những phiền muộn khi mang bầu, nói. Theo nghiên cứu của Trung tâm Trầm cảm Michigan thì có ít nhất 10% phụ nữ mang bầu bị chứng phiền muộn trong lúc mang thai và nhiều người trong số đó sẽ tiếp tục trầm cảm sau sinh, nhưng có đến 2/3 bệnh nhân không được chữa trị.

Đừng xem nhẹ triệu chứng

Tương tự như trầm cảm sau sinh, những phụ nữ bị trầm cảm khi mang bầu thường có các biểu hiện như: khóc lóc, mất ngủ, cơ thể suy nhược, tinh thần trì trệ, khẩu vị thay đổi, hay bị ám ảnh, cảm thấy lo âu, tuyệt vọng, hết hứng thú với đứa con trong bụng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai hoặc là “điếc không sợ súng” hoặc là không dám bộc bạch. Đơn giản là họ sợ bị chê cười, chỉ trích bởi đa số vẫn quan niệm rằng việc mang thai sẽ đem lại cho người phụ nữ niềm vui được làm mẹ nên nếu họ phiền muộn thì họ hoặc là “làm trò”, hoặc là vô liêm sỉ.

Trong khi đó y tế cộng đồng ngay ở một đất nước phát triển như Hoa Kỳ cũng chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng trầm cảm ở phụ nữ có mang. Họ chỉ chú trọng đến việc bà bầu và thai nhi có khoẻ mạnh về thể chất hay không mà bỏ qua việc trầm cảm có ảnh hưởng lên sức khoẻ tổng thể của thai phụ. “Cả bác sĩ lẫn bệnh nhân thường bỏ qua những triệu chứng của trầm cảm. Những hậu quả về tâm lý chỉ được chú ý khi chúng trở nên nghiêm trọng”, tiến sĩ Misri nói.

Nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con

Giấu stress trong lòng hay chạy trốn nó đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những thai phụ trầm cảm không được chăm sóc đúng mức có thể “cậy nhờ” đến rượu, thuốc lá, ma tuý, cá biệt, họ có thể bỏ thai hoặc tự vẫn, tiến sĩ tâm lý Diana lynn Barnes cho hay.

1/3 phụ nữ bị chẩn đoán là trầm cảm sau khi sinh đã từng mắc stress thời mang bầu. Một người đã khổ sở suốt thời kỳ mang thai do trầm cảm mà không biết, chị Centimano ở Kansans nhớ lại: “Tôi đã khóc mỗi lần đi khám thai. Còn bác sĩ bảo rằng đó là do hoóc môn thay đổi. Nhưng tình trạng càng tồi tệ hơn sau khi tôi sinh con. Suốt bảy tuần đầu tôi suy sụp đến mức không thể chăm sóc con gái cũng như bản thân”. Sáu năm sau, Centimano nói rằng chị nhớ rất ít về những tháng đầu đời của con mình. “Cuối cùng phải điều trị bằng thuốc tôi mới qua khỏi”, Centimano nói.

Các chuyên gia tin rằng có thể tránh được trầm cảm sau sinh nếu những triệu chứng trầm cảm trước khi sinh được quan tâm điều trị. Và khi đó sức khoẻ thể chất và tinh thần của người mẹ mới không bị đe doạ. Các nghiên cứu cũng cảnh báo tình trạng trầm cảm của mẹ với sự gia tăng của hoóc môn stress sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng và làm gia tăng nguy cơ sinh con. Ngoài ra, trẻ được sinh ra bởi một bà mẹ muộn phiền cũng có nguy cơ bị “lây” chứng bất an sau khi ra đời. Trầm cảm khi mang thai còn làm ảnh hưởng đến mối gắn kết mẹ – con, là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về ứng xử của đứa trẻ thời thơ ấu.

Bạn có nguy cơ?

Bản thân việc mang thai có thể không là thủ phạm gây trầm cảm, nhưng có thể là động lực thúc đẩy khuynh hướng này. Dễ “dính đòn” nhất là những phụ nữ đang có vấn đề trong cuộc sống riêng hoặc đã từng bị stress. Một người vợ đơn thân, một phụ nữ có thai ngoài ý muốn, người đã trải qua nhiều đợt điều trị vô sinh hay từng gặp rắc rối về sinh nở (như sảy thai, chửa ngoài dạ con…) là đối tượng có nhiều nguy cơ. Cũng cần nói thêm rằng hoóc môn đóng vai trò khá quan trọng ở đây – tình trạng trầm cảm thường “trội” hơn trong thai kỳ thứ nhất và thứ ba, khi hoóc môn tăng cao. Ingram ở Pennsylvania kể rằng trước đây cô từng bị stress và đến khi mang thai đứa con thứ hai, nhất là ba tháng đầu, cô lại rơi vào tình cảnh ấy. Cô cảm thấy người cứ mệt lả đi và mất hứng thú với mọi thứ, kể cả đứa con đầu lòng đang tuổi chập chững. “Suốt ngày tôi chỉ muốn ngủ. Tôi cáu gắt với mọi người và chẳng quan tâm gì đến đứa con gái nhỏ. Tôi cũng không thiết tha gì với đứa con trong bụng”, Ingram nói. Cũng may là chồng Ingram nhận thấy sự bất thường của vợ, luôn an ủi cô và đã đưa cô đến gặp bác sĩ tâm lý. Nhờ vậy, cô đã trở lại bình thường trước khi sinh một tháng.

Cần được điều trị

Do hầu hết phụ nữ đều bị mệt mỏi, trái tính khi mang bầu nên họ cũng khó mà biết mình có bị trầm cảm hay không. Nhưng nếu các triệu chứng nói trên diễn ra ít nhất hai tuần, gây phiền toái cho bạn thì bạn nên đến gặp bác sĩ, và nếu vị bác sĩ nào phán rằng “chỉ tại hoóc môn” thì bạn hãy tìm đến một bác sĩ khác biết quan tâm hơn. Họ sẽ khám cho bạn và loại trừ các vấn đề khác về sức khoẻ rồi hướng dẫn bạn đến gặp một bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Nếu chỉ là những triệu chứng nhẹ, bạn có thể được hướng dẫn để tự điều chỉnh. Nhưng trong những trường hộp nghiêm trọng thì bạn phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nghe đến thuốc, bạn ái ngại? Nhưng thực ra có những loại thuốc hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng của nó là nhỏ hơn rất nhiều so với việc bạn bị trầm cảm.

]]>
https://meyeucon.org/15039/dung-xem-nhe-tram-cam-khi-mang-thai/feed/ 2
Mẹ trầm cảm sinh con nhiều hormone căng thẳng https://meyeucon.org/14575/me-tram-cam-sinh-con-nhieu-hormone-cang-thang/ https://meyeucon.org/14575/me-tram-cam-sinh-con-nhieu-hormone-cang-thang/#respond Sun, 12 Dec 2010 15:36:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=14575 Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Michigan vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa các bà mẹ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai với nồng độ hormone căng thẳng cao hơn ở các trẻ sơ sinh khi được sinh ra, cũng như các khác biệt khác về thần kinh và hành vi ứng xử.

Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí khoa học Infant Behavior and Development số ra tháng 12/2010.

Trong thí nghiệm nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa sự căng thẳng ở bà mẹ và sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vốn kiểm soát các phản ứng căng thẳng của cơ thể cũng như tâm trạng và cảm xúc khác.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với 154 bà mẹ đang mang thai – những người ở độ tuổi từ 20 trở lên, không bị các bệnh kinh niên hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến nghiên cứu, không bị nghiện bất cứ chất gì, không bị rối loạn về ăn uống hoặc các vấn đề khác.

Các triệu chứng trầm cảm của các bà mẹ được đánh giá vào tuần mang thai thứ 28, 32 và 37 và được đánh giá lại vào lúc sinh con. Từ mức điểm đưa ra, các nhà khoa học chia các bà mẹ thành ba nhóm trầm cảm ở mức độ cao, trung bình và thấp.

Trong khi đó, các mẫu máu được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh lúc mới được sinh ra để đo nồng độ các hormone adrenocorticotropic (ACTH) và cortisol. Khi được hai tuần, các trẻ sơ sinh được đánh giá về hành vi ứng xử của hệ thần kinh như phản ứng đối với sự kích thích, các kỹ năng vận động hay phản ứng với sự căng thẳng.Kết quả đã cho thấy những điều khẳng định ở trên.

Trước đây, một số nghiên cứu trên động vật và dịch tễ học đã cho thấy người mẹ bị trầm cảm khi mang thai dễ gây căng thẳng cho thai nhi. Các nghiên cứu khẳng định khi đang chán nản, cơ thể sẽ tạo ra một số hóa chất khá độc hại, các hormone gây căng thẳng cho em bé.

Không có nghiên cứu nào cho thấy căng thẳng có thể gây xảy thai nhưng nó lại tác động lâu dài đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bị trầm cảm nặng, cần điều trị sớm để giảm thiểu bất cứ nguy cơ gì dù là nhỏ nhất cho em bé của mình. Và trái với lo lắng của nhiều bà mẹ, việc điều trị có thể không nguy hại đến em bé bằng việc căn bệnh tác động đến em bé.

]]>
https://meyeucon.org/14575/me-tram-cam-sinh-con-nhieu-hormone-cang-thang/feed/ 0
Nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai https://meyeucon.org/526/nhan-biet-chung-tram-cam-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/526/nhan-biet-chung-tram-cam-khi-mang-thai/#comments Tue, 23 Mar 2010 15:55:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=526 Niềm vui biết mình có thai chưa được bao lâu, bỗng dưng bạn cảm thấy buồn. Tình hình ngày càng tồi tệ hơn, thai phụ cảm thấy mình có lỗi về tâm trạng của bản thân và càng khiến sự chán nản tăng lên. Liệu có vấn đề gì chăng?

Dấu hiệu của trầm cảm

Mang thai luôn là một giai đoạn thú vị nhưng không phải luôn là như vậy và không phải phụ nữ nào cũng thấy thế. Ít nhất 10% thai phụ bị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tỉ lệ thai phụ bị trầm cảm thực tế cao hơn nhiều. Bởi phần lớn cố gắng che đậy cảm giác thực của mình, luôn tự nhận là giai đoạn thú vị, đáng nhớ và cho rằng sự buồn chán chỉ là một trạng thái bình thường. Nhưng trầm cảm có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chị em. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh trầm cảm:

  • Khả năng tập trung kém.
  • Lo lắng.
  • Rất dễ cáu kỉnh.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Mệt mỏi quá mức hoặc không dứt.
  • Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì.
  • Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.
  • Buồn bã không dứt.

Nguyên nhân trầm cảm từ đâu?

Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn. Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới trầm cảm là sự phức tạp trong các mối quan hệ, đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với gia đình nhà chồng. Mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được 1 thời gian cũng có thể gây ra trầm cảm cho mẹ hoặc cho cả bé. Tài chính khó khăn cũng có thể góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ.

Một số nguyên nhân khác:

  • Bản thân hay gia đình có tiền sử: Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ bị trầm cảm khi mang thai.
  • Gặp sự cố: bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.
  • Cô độc: bạn hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai? Bạn đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Bạn sống xa người thân và thấy nhớ họ? Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ… đều có thể dẫn tới trầm cảm.
  • Có vấn đề về thai sản: từng gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặc cảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sĩ.
  • Khó thụ thai hay đã từng sảy thai: nếu đã từng bị sảy thai trong quá khứ, thai phụ sẽ tự nhận thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai này như thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận… của chồng, người thân và bạn bè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng.
  • Từng bị lạm dụng: mang thai có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm không vui mà người phụ nữ đã từng trải qua liên quan tới tình dục. Cơ thể đang thay đổi vượt tầm kiểm soát và nó có thể “xới tung” mọi thứ tưởng đã được “chôn sâu, giữ chặt”.

Ứng phó với trầm cảm như thế nào?

  • Đơn giản hóa vấn đề: đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.
  • Nói ra: hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
  • Thiết lập sự ủng hộ: những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
  • Thư giãn: các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.
  • Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
  • Ăn sô-cô-la đen: nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô-cô-la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô-cô-la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô-cô-la nhỏ được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.
  • Thường xuyên tập luyện: tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi một người tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/526/nhan-biet-chung-tram-cam-khi-mang-thai/feed/ 2